BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT LOẠI ĐẤT XÁM PHÙ SA CỔ DƯỚI CÁC TRẠNG THÁI RỪNG KHÁC NHAU TẠI V
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT LOẠI ĐẤT XÁM PHÙ SA CỔ DƯỚI CÁC TRẠNG THÁI RỪNG KHÁC NHAU
TẠI VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ - XA MÁT
Trang 2NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT LOẠI ĐẤT XÁM PHÙ SA CỔ DƯỚI CÁC TRẠNG THÁI RỪNG KHÁC NHAU
TẠI VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ - XA MÁT
TỈNH TÂY NINH
Tác giả
HOÀNG MAI HƯƠNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Lâm nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.S: NGUYỄN THỊ BÌNH
Tháng 06 năm 2009
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 4
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1
Trang 5
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2
Trang 6
LỜI CẢM ƠN
Ban giám hiệu trường Đại học nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, các thầy cô trong
khoa Lâm Nghiệp đã truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tại trường
Đặc biệt là Thạc sĩ Nguyễn Thị Bình - giáo viên khoa Lâm nghiệp, đã tận tình giúp đỡ
hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành cuốn luận văn này
Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên, Ban quản lý Vườn Quốc Gia Lò Gò
– Xa Mát đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi trong thời gian học tập vừa qua
Gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập
Cảm ơn tập thể lớp đã động giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tại trường
Tp.HCM, tháng 06 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Trang 7TÓM TẮT
Đề tài ” Nghiên cứu đặc điểm, tính chất loại đất xám dưới các trạng thái rừng khác nhau” được tiến hành tại Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát - tỉnh Tây Ninh, thời gian từ tháng
3 cho đến tháng 6
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
Nghiên cứu một số đặc điểm, tính chất của ba loại đất dưới các thảm thực vật rừng tự nhiên, xem xét mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại giữa rừng và đất để thể hiện ảnh hưởng của tán rừng đến sự thay đổi tính chất của đất đai trên quan điểm “rừng tốt - đất tốt” và ngược lại “Đất tốt - rừng tốt”
- Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, phương pháp nghiên cứu được tiến hành như sau:
Lập ô tiêu chuẩn tạm thời có diện tích 1000 m2
Tiến hành đo đếm các chỉ tiêu: đường kính( D1,3), chiều cao( Hvn), N cây/ha
Chọn vị trí đào phẫu diện: là giao điểm của hai đường chéo trong ô tiêu chuẩn với kích thước của phẫu diện: Dài 1 - 1,2 m, rộng 0,8 - 1 m, sâu 1 - 1,2 m Phẫu diện được đào không ở gần đường đi, thành phẫu diện đất đối diện với ánh sáng mặt trời, đất đào được đổ sang hai bên, không đứng lên trên bề mặt thành phẫu diện
Tiến hành mô tả phẫu diện: tên đất, độ sâu tầng đất, màu sắc, độ ẩm, mùn, sa cấu đất,
rễ cây, cấu trúc, độ chặt… Kết hợp với việc lấy mẫu đất
- Từ đó, đề tài đã thu được những kết quả sau:
1 Bước đầu phân tích được mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các yếu tố tự nhiên( và
kể cả hoạt động sản xuất của con người) tham gia vào sự hình thành loại đất xám phù sa cổ tại khu vực nghiên cứu
2 Đánh giá khái quát được tình hình sinh trưởng phát triển của ba trạng thái rừng thông qua một số chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản: D1,3, N (cây/ha), G (m2/ha), M (m3/ha)
3 Phân tích được một số chỉ tiêu lý hóa tính cơ bản của loại đất xám phù sa cổ dưới ba trạng thái rừng khác nhau
Trang 8
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Cảm tạ v
Tóm tắt vi
Mục lục vii
Danh sách các bảng ix
Danh sách các hình x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Giới hạn đề tài .2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3
2.1 Điều kiện tự nhiên .3
2.1.1 Vị trí địa lí 3
2.1.2 Địa chất 4
2.1.3 Địa hình, địa mạo 5
2.1.4 Thổ nhưỡng 7
2.1.5 Khí hậu 8
2.1.6 Thủy văn 9
2.1.7 Tài nguyên rừng 10
2.2 Một số hoạt động của người dân liên quan đến việc sử dụng đất trong khu vực 10
CHƯƠNG 3 ĐỐI TƯỢNG - MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Đối tượng nghiên cứu 12
3.2 Mục tiêu nghiên cứu 12
3.3 Nội dung nghiên cứu 12
3.4 Phương pháp nghiên cứu 13
3.4.1 Công tác nội nghiệp 15
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 Khái quát tình hình sinh trường của 3 trạng thái rừng trên đất xám
Trang 9phù sa cổ tại Vườn Quốc Gia Lò Gò Xa Mát 21
4.1.1 Trạng thái rừng IIIA1 21
4.1.2 Trạng thái rừng IIA 23
4.1.3 Trạng thái rừng IIB 25
4.2 Một số nhận định bước đầu về sự hình thành loại đất xám trên nền phù sa cổ dưới ba trạng thái rừng tự nhiên IIIA1, IIA, IIB tại khu vực khảo sát 27
4.2.1 Các nhân tố tham gia vào sự hình thành đất tại khu vực 28
4.2.2 Các quá trình chủ yếu tham gia vào sự hình thành đất yếu tại khu vực khảo sát 30
4.3 Đặc điểm và tính chất của loại đất xám trên nền phù sa cổ dưới ba trạng thái rừng IIIA1, IIA và IIB tại Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát 32
4.3.1 Đặc điểm, tính chất của đất xám trên nền phù sa cổ ở trạng thái rừng IIIA1 32
4.3.2 Đặc điểm, tính chất của đất xám trên nền phù sa cổ ở trạng thái rừng IIA .35
4.3.3 Đặc điểm, tính chất của đất xám trên nền phù sa cổ ở trạng thái rừng IIB 38
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 10DANH SÁCH BẢNG
Trang Bảng 4.1: Tóm tắt một số đặc trưng điều tra của trạng rừng IIIA1
Bảng 4.4: Thành phần cơ giới của đất xám ở trạng thái rừng IIIA1 35
Bảng 4.5: Độ chua, cation trao đổi và tổng bazơ của đất xám
ở trạng thái rừng IIIA1 36
Bảng 4.6: Hàm lượng mùn, đạm, lân, kali trong đất xám tại
trạng thái rừng IIIA1 36
Bảng 4.7: Thành phần cơ giới của đất xám ở trạng thái rừng IIA 38
Bảng 4.8: Độ chua, cation trao đổi và tổng bazơ của đất xám
ở trạng thái rừng IIA 39
Bảng 4.9: Hàm lượng mùn, đạm, lân, kali trong đất xám
tại trạng thái rừng IIA 39
Bảng 4.10: Thành phần cơ giới của đất xám ở trạng thái rừng IIB 41
Bảng 4.11: Độ chua, cation trao đổi và tổng bazơ của đất xám
ở trạng thái rừng IIB 42
Bảng 4.12: Hàm lượng mùn, đạm, lân, kali trong đất xám
tại trạng thái rừng IIB 42
Trang 11DANH SÁCH HÌNH
Trang Hình 4.1: Trạng thái rừng IIIA1 trên đất xám phù sa cổ
tại khu vực nghiên cứu 23
Hình 4.2: Trạng thái rừng IIA trên đất xám phù sa cổ tại khu vực nghiên cứu 25
Hình 4.3: Trạng thái rừng IIB trên đất xám phù sa cổ tại khu vực nghiên cứu 27
Hình 4.4: Đất xám phù sa cổ dưới trạng thái rừng IIIA1 35
Hình 4.5: Đất xám phù sa cổ dưới trạng thái rừng IIA 38
Hình 4.6: Đất xám trên nền phù sa cổ dưới trạng thái rừng IIB 41
Trang 12và phục hồi rừng là một việc rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống hiện nay Bởi
lẽ, rừng không những cung cấp cho chúng ta gỗ, củi, thuốc, đem lai lợi ích kinh tế cao, mà còn góp phần phòng hộ, chống xói mòn, hạn hán, lũ lụt và đặc biệt rừng điều hòa khí hậu, làm cho môi trường của chúng ta trở nên mát mẻ, trong lành hơn Với 3/4
là diện tích tự nhiên là đồi núi dốc, trong đó có khoảng 77% là đất quy hoạch cho lâm nghiệp gồm đất có rừng và chưa có rừng Nhưng do chúng ta khai thác bừa bãi nên nguồn tài nguyên mà đặc biệt là tài nguyên rừng ngày càng trở nên cạn kiệt, độ che phủ rừng chỉ vào khoảng 33% Do vậy, việc mở rộng diện tích rừng, bảo vệ và duy trì các thành phần loài trong rừng là một điều cần thiết, một việc làm cấp bách hiện nay
Tân Biên là một huyện biên giới thuộc tỉnh Tây Ninh, có diện tích rừng tương đối lớn Nhưng diện tích rừng gỗ tương đối thấp, phần lớn chỉ còn lại các trạng thái rừng nghèo kiệt sau khai thác Nguyên nhân của sự suy thoái rừng và đất rừng ở đây là
do chuyển đất rừng thành đất canh tác nông nghiệp, khai hoang bừa bãi, do nạn cháy rừng và do khai thác rừng không hợp lý… Từ đó dẫn đến hình thành những khu rừng nghèo kiệt, rừng cây bụi và đặc biệt hình thành những vùng đất xám bạc màu, bị đá ong hóa Hậu quả là môi trường sống ngày càng xấu đi, đất đai ngày càng trở nên cằn cỗi, xói mòn Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng phát triển của hệ thực vật rừng, đặc biệt là các loài cây gỗ lớn, quý hiếm, có giá trị kinh tế cao,cũng như các loài động vật sống trong khu vực Do vậy, việc phục hồi lại rừng, bảo vệ, cải thiện và nâng cao độ phì cho đất, qua đó nâng cao sức sản xuất của đất rừng và rừng tại tỉnh Tây Ninh nói chung, Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát nói riêng là hết sức cần thiết và cấp bách Đặc biệt, do Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát mới được thành lập nên việc tìm hiểu đặc điểm, tính chất của các loại đất dưới các thảm thực vật rừng khác nhau, làm
Trang 13rõ mối quan hệ hữu cơ giữa đất rừng và rừng là rất quan trọng Đồng thời, làm cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất một cách phù hợp cho từng loài cây trồng đạt hiệu quả cao tại điạ phương này Cũng như việc bảo tồn đa dạng sinh học các loài động thực vật trong Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát
Xuất phát từ những lí do trên, được sự chấp thuận và phân công của bộ môn Lâm Sinh, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Nguyễn Thị Bình, chúng tôi thực hiện
đề tài:
“ Nghiên cứu đặc điểm, tính chất loại đất xám phù sa cổ dưới các trạng thái rừng khác nhau tại Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát - tỉnh Tây Ninh”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là tìm hiểu đặc điểm tính chất của đất xám trên nền phù sa
cổ ớ các trạng thái rừng khác nhau Từ đó nhận thấy được cùng một loại đất xám nhưng ở các trạng thái rừng khác nhau thì nó sẽ biến đổi như thế nào Qua đó, chúng tôi có thể thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa đất và rừng, để bước đầu đề xuất biện pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững
1.3 Giới hạn đề tài
Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một loại đất là đất xám trên nền phù sa cổ tại khu vực Số lượng mẫu điều tra còn ít nên việc đánh giá đặc điểm và tính chất của đất còn mang tính chủ quan Do đó, cần có thêm thời gian để việc đánh giá được cụ thể và chính xác hơn
Hơn nữa, do kinh phí và trình độ còn hạn hẹp nên phần lớn việc phân tích sự hình thành và phát sinh của đất dựa vào số liệu của Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát tỉnh Tây Ninh
Trang 14Chương 2
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát nằm trên địa bàn ba xã Tân Lập, Tân Bình,
Hòa Hiệp của huyện Tân Biên, cách thị xã Tây Ninh 35 km về phía Tây Bắc
- Phía Bắc và Tây giáp Campuchia, phía Tây giới hạn bằng sông Vàm Cỏ Đông
- Phía Đông giáp vùng nông nghiệp thuộc Tân Lập - Tân Bình
- Phía Nam giáp vùng nông nghiệp Hòa Hiệp
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát
( Theo nguồn phòng Tài Nguyên và môi trường huyện Tân Biên)
Trang 15Tổng diện tích của VQG, kể cả vùng đệm là 18.806 ha Tọa độ địa lý của Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát được xác định như sau:
Khó khăn:
Huyện vẫn còn là huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, trình độ văn hóa còn thấp, ý thức bảo vệ rừng còn kém, trình độ canh tác của người dân chưa cao… Hơn nữa, huyện Tân Biên có đường biên giới với Campuchia nên rất thuận lợi cho người dân Campuchia lén lút khai thác trái phép lâm sản Hơn nữa, những con đường dẫn vô rừng rất thuận lợi cho xe chạy Do đó, Rất khó khăn cho công tác bảo vệ rừng ở đây
2.1.2 Địa chất
Cấu trúc địa chất tỉnh Tây Ninh hiện tại có vị trí tiếp giáp giữa rìa Tây Nam của địa khối Kontum và bồn trũng Cửu Long - Côn Sơn Các thành tạo địa chất của cả tỉnh bao gồm trầm tích đệ tứ và phun trào Permie muộn Tại khu vực Lò Gò Xa Mát, các thành tạo trầm tích mới nhất chỉ có thành tạo tuổi Holocene, gồm các trầm tích sông, sông đầm lầy và trầm tích sông biển
- Đánh giá chung:
Khu vực Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát có nguồn gốc địa chất đơn giản Phân tích chi tiết hơn thì nền địa chất tại khu vực VQG có thuộc trầm tích đệ tứ có tuổi Pleistocene thuộc hệ tầng Mộc Hóa và Holocene thuộc Holocene thượng và hạ, trầm tích sông và đầm lầy, không có trầm tích trung thuộc trầm tích biển tại khu vực này
Các hoạt động kiến tạo tại khu vực này đã diễn ra từ thời cổ xưa và đã ổn định
Trang 16Các đứt gãy địa chất có thể xác định trong khu vực Vườn Quốc Gia tương ứng là đứt gãy Vàm Cỏ Đông, Xa Mát - sông Sài Gòn
Các thành tạo địa chất thuộc trầm tích Đệ Tứ trong khu vực Lò Gò - Xa Mát như sau (từ tuổi cổ đến trẻ):
- Trầm tích Pleistocene thượng, tầng trên: trầm tích sông với các thành phần sỏi, cát, bột, sét chiếm phần lớn diện tích của Vườn Quốc Gia
- Trầm tích Holocene hạ - trung: thuộc trầm tích sông với các thành phần cuội sỏi, cát, bột sét Phân bố chủ yếu dọc lưu vực sông Vàm Cỏ
- Trầm tích Holocene thượng phần dưới: thuộc trầm tích sông - đầm lầy, thành phần vật liệu bột, sét, di tích thực vật, than bùn Phân bố tại tại các địa hình thấp trũng hoặc các trũng đầm lầy hóa có độ cao địa hình tại chỗ chênh lêch 0,5 - 1 m Với thành phần chủ yếu là bùn nhão mềm bở, sét chiếm ưu thế
- Trầm tích Holocene thượng phần trên: thành phần cát sét, bột sét, dii tích thực vật ở khu vực thuộc trầm tích sông Phân bố dọc lưu vực các suối nhỏ như Da Ha
2.1.3 Địa hình, địa mạo
Tây Ninh thuộc khu vực chuyển tiếp địa hình giữa đồng bằng bậc thềm cao Đông Nam bộ và đồng bằng thấp trũng Đồng Bằng Sông Cửu Long, và địa hình cao hơn nữa là vùng bán bình nguyên đất đỏ bazan Với đặc điểm địa hình đồng bằng cao không bị ngập nước mùa mưa như Đồng Bằng Sông Cửu Long hoặc chỉ có ngập cục
bộ theo vi địa hình và ngập ven bải bồi sông ở các đoạn thuộc hạ lưu thuộc Vàm Cỏ Đông Vì địa hình thay đổi ở phạm vi nhỏ do quá trình san bằng tích tụ bề mặt tạo trũng cục bộ trên bề mặt thềm phù sa cổ Địa hình dốc từ phía Bắc xuống phía Nam và Đông Nam hướng về sông Vàm Cỏ Đông Trên phạm vi rộng hơn thì hướng dốc địa hình hướng từ Cambodia dốc dần về sông Vàm Cỏ Đông
Nhìn chung Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát nằm trên thềm sông cổ, có hoạt động nội sinh ổn định nên địa hình địa mạo cũng đơn giản không có nhiều thay đổi phức tạp
Trang 17Hình 2.2: Sơ đồ địa hình Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát
( Theo nguồn phòng Tài Nguyên - Môi Trường huyện Tân Biên)
ưVườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát có địa hình gần nh bằng phẳng, thay đổi trong khoảng 5 - 20 m rải rác có những gò cao với độ cao không vượt quá 25 m so với mực nước biển Cả vùng có độ dốc trung bình 10 - 50, cao độ trung bình so với mặt nước biển là 13 m.Do vậy, VQG có địa hình gần như bằng phẳng như là kiểu của bậc thềm sông Vàm Cỏ Đông Có thể phân chia địa hình cho khu vực Lò Gò - Xa Mát thành các kiểu phụ tiểu địa hình là bằng phẳng, trũng và gò hình thành các trảng và bàu ngập nước trong mùa mưa
Trang 18Hình 2.3: Mặt cắt địa hình hướng Bắc - Nam
( Theo nguồn tài nguyên và môi trường huyện Tân Biên) 2.1.4 Thổ nhưỡng
Trên cơ sở nền địa chất trầm tích dày, phong hóa mạnh tạo thành các khối laterit vững chắc, với các loại đất phù sa cổ phát triển cùng với các quá trình địa mạo san bằng và bào mòn tạo nên các lớp đất cát trên bề mặt thấy xuất hiện rải rác trong Vườn Quốc Gia và đặc biệt là phần phía Bắc có địa hình thấp trũng lôi kéo cát trong thềm cổ Việc xuất hiện các khối laterit lớn, mà nhiều nơi lộ ra trên bề mặt do kết quả tích tụ oxyt sắt -nhôm Phân bố của các khối laterit này thấy xuất hiện tại các trảng, bàu có địa hình bằng phẳng tạo điều kiện nước không thấm xuống dưới được gây ngập một khoảng thời gian trong mùa mưa
Tại khu vực nghiên cứu có 4 loại đất chính sau:
- Đất phù sa cổ (Đất xám điển hình): phát triển trên thềm phù sa cổ, chiếm phần
lớn diện tích Vườn Quốc Gia Đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, phân tích thành phần cơ giới cho thấy cấp hạt cát chiếm gần 50% cho cả các tầng từ bề mặt cho đến độ sâu 60 cm Khả năng giữ nước kém.Tầng đất dày (> 100 cm), đất chua và có hàm lượng mùn thấp Phân bố trên dạng địa hình khá cao, phần lớn diện tích trên loại đất này còn rừng che phủ nên khả năng thoái hoá chưa trầm trọng
- Đất phù sa sông suối (Đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng): chiếm khoảng 20 %
diện tích Đất phát triển trên phù sa cổ, vùng địa hình trung bình, trên các dạng đồi thấp, bát úp Phân bố dọc các suối Đa Ha, Mẹt Nu, Sa Nghe Đất có thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ
Tầng đất sâu ( > 100 cm), hơi chua (pH = 4,0 - 4,5)
- Đất phù sa có tầng laterit: đất hình thành do mực nước ngầm dao động lớn giữa
hai mùa khô và mưa tạo điều kiện kết von và những khu vực có độ che phủ thấp hoặc
Trang 19không có thực vật che phủ, các khối laterit kết cứng lộ ra trên bề mặt
- Đất xám đọng mùn tầng mặt (chiếm diện tích ít nhất trong các loại đất): chủ
yếu phân bố ở các trảng ngập nước mùa mưa như trảng Tân Thanh, Tân Nam, Bà Điếc Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, càng xuống sâu thịt càng nặng Đất chua, nghèo dinh dưỡng Lượng mùn trên bề mặt tăng cao so với các loại đất trên
Do thời gian có hạn, đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu loại đất xám trên nền phù
sa cổ dưới các trạng thái rừng khác nhau
2.1.5 Khí hậu
Tây Ninh Nam Bộ nói chung có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt Lượng mưa dao động từ khoảng 1.800 mm/ năm đến khoảng 2.200 mm/năm, có những năm lượng mưa đạt trên 2.000 mm (có thể tới 2300 mm), phân bố không đều giữa các tháng, thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 10 Mùa mưa có thể kéo dài trung bình 6 tháng,
có thể kéo dài đến 8 tháng (các tháng có lượng mưa trên 100 mm)
- Nền nhiệt độ trong khu vực ổn định trong khoảng 25 - 27 oC, nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 27 oC và biên độ nhiệt giữa các tháng không cao Giữa hai tháng liền nhau thì chênh lệch dưới 1oC (các tháng mùa mưa) đến khoảng 1,5 oC (các tháng mùa khô)
Do không có dao động lớn về nhiệt độ nên xét về yếu tố nhiệt thì tại khu vực Tây Ninh không có phân mùa rõ rệt Tuy nhiên chênh lệch nhiệt độ trong ngày thì khá cao, ngoài yếu tố bức xạ mặt trời thì do khu vực cách xa biển (độ quãng cách biển 180 km), đồng thời nền địa chất và đất đã góp phần làm dao động nhiệt trong ngày tăng cao tuy không khắc nghiệt như những khu vực khác trong vùng Đông Nam bộ như Bình Phước
- Lượng bốc hơi nước trung bình xấp xỉ bằng hoặc thấp hơn tổng lượng mưa năm, tuy nhiên lượng bốc hơi thay đổi rõ rệt theo mùa Trong mùa mưa lượng bốc hơi thường thấp hơn lượng mưa, nhưng trong các tháng mùa khô thì lượng bốc hơi tăng cao hơn lượng mưa Số tháng có lượng bốc hơi nước trên 100 mm kéo dài 5 - 6 tháng (tháng 12, 1, 2, 3 và 4)
Trang 20Các đặc trưng khí hậu:
- Lượng mưa trung bình/ năm: 1800 mm
- Nhiệt độ trung bình/ năm: 26,9
- Bốc hơi nước trung bình/ năm: 1100 - 1200 mm
- Số ngày mưa bình quân trên năm: 116 ngày
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
- Độ ẩm bình quân năm: 78,4%
2.1.6 Thuỷ văn
Nước bề mặt - Sông suối
Hệ thống thủy văn không phong phú tại khu vực VQG nên mức độ chia cắt địa hình không cao
Hệ thống sông suối có các sông Vàm Cỏ Đông, suối Đa Ha và các suối khác chỉ
có nước vào mùa mưa
- Sông Vàm Cỏ Đông : xuất phát nguồn từ Campuchia chảy qua phía Tây khu rừng và là ranh giới quốc gia Việt Nam - Campuchia Đoạn chảy qua khu rừng dài khoảng 20 km, lòng sông rộng 10 - 20 m, có nơi mở rộng đến 50 m, chảy uốn lượn và cắt vào thềm phù sa cổ Sông có nước ngọt quanh năm nhưng không thuận tiện cho giao thông
- Suối Đa Ha - Xa Mát : cũng xuất phát nguồn từ Campuchia chảy qua phía Đông Bắc - Tây Nam chảy vào khu trung tâm khu vực VQG rồi hợp với các suối Mẹt
Nu, Sa Nghe, Tà Nốt thành suối Sa Mát chảy ra sông Vàm Cỏ Đông Suối có nước quanh năm, lòng suối nhỏ, chảy ngoằn nghèo vì thế các phương tiện giao thông đường thủy không đi lại được
Ngoài ra còn có một số suối nhỏ nằm trong khu rừng như : suối Mẹc Nu (xuất phát từ trảng Tân Thanh, trảng Minh Thui chảy vào suối Đa Ha, suối chỉ có nước vào mùa mưa), suối Sa Nghe (xuất phát từ bàu Quang, chảy về suối Đa Ha), Suối Tà Nốt, suối Thị Hằng (các suối đều cạn nước vào mùa khô)
Trang 21 Nước ngầm
Nước ngầm trong khu vực khá phong phú và gần mặt đất, ở độ sâu 4 - 5 m ở các khu vực gần sông suối có thể cung cấp nước sinh hoạt, và ở độ sâu > 20 m cho nước phục vụ sản xuất ( 140 - 240 m3/ ngày) Tầng nước nông thuộc trầm tích phù sa mới có chất lượng không ổn định và bị chua do tích tụ sắt trong tầng đất trầm tích
2.1.7 Tài nguyên rừng
Hệ thực vật của rừng Lò Gò - Xa Mát khá phong phú và đa dạng Cho đến nay Vườn có khoảng 694 loài thuộc về 5 ngành thực vật (Ngành rêu /Bryophyta, Ngành Thông đá / Lycopodiophyta, Ngành Dương Xỉ / Polypodiophyta, Ngành Hạt trần / Pinophyta, Ngành Ngọc Lan / Magnoliophyta), 60 bộ, 115 họ và 395 chi Chúng phân
bố ở các kiểu rừng như: rừng lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá và kiểu rừng khộp
Riêng ngành thực vật bậc cao đã phát hiện được 115 loài, trong 95 chi và 57 họ,
bao gồm các loại cây họ dầu (Dipterocarpaceae) phổ biến như: dầu con rái (Dipterocarpus alatus) , dầu trà beng, dầu mít, dầu song nàng, dầu lông, sao đen, sến
mủ, sến cát, vên vên ( Anisoptera cochinchinensis)
Ngoài ra còn có các loại cây gỗ quí hiếm như: trai (Fagraea fragrans), dáng hương (Pterocarpus cambodianus), cẩm lai (Dalbergia bariensis), căm xe ( Xylia
dolabriformis), gõ mật ( Sindora siamesa) …
2.2 Một số hoạt động sản xuất của người dân liên quan đến việc sử dụng đất trong khu vực
Ngoài công tác bảo vệ, ngăn chặn và xử lý những hành vi xâm phạm đến rừng, Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát đã tổ chức giao khoán quản lí bảo vệ rừng cho đến từng nhóm hộ, từng tiểu khu với tổng diện tích 4000 ha Phần nào cũng góp phần làm tăng thu nhập cho cuộc sống của người dân tại địa phương tại đây
Bên cạnh đó, còn tồn tại một số vấn đề chủ yếu gây ảnh hưởng xấu đến vấn đề
sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu:
Giá trị tài nguyên sinh vật rừng của Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát là rất lớn, tính đa dạng sinh học là rất cao Song, hiện nay Vườn đang bị khai thác và tàn phá
Trang 22mạnh mẽ không chỉ người dân địa phương mà còn có cả người Campuchia tác động vào Vườn Nguyên nhân: do sức ép dân số dẫn đến phá rừng làm nương, rẫy, sản xuất nông nghiệp, Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh) có địa hình tương đối phức tạp, bị bao quanh bởi nhiều khu dân cư cho nên tình trạng lấn chiếm đất của Vườn quốc gia thường xảy ra, Thời gian gần đây, tại khu vực dọc theo sông Vàm Cỏ Đông
và các tiểu khu 18, 20, 25, 26, 27 thuộc Vườn Quốc gia (VQG) Lò gò - Xa mát (Tây Ninh) khu vực giáp biên thường xảy ra nhiều vụ dân bên kia biên giới sang chặt phá cây rừng, cây tạp và săn bắt động vật hoang dã, làm cho khu vực này hiện nay diễn biến rất phức tạp… Dẫn đến tài nguyên rừng tại Vườn ngày càng bị suy giảm, đất đai đang bị khai thác rất mạnh mẽ, môi trường sinh thái đang dần bị thoái hóa gây ảnh hưởng xấu đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên đất một cách bền vững
Hơn nữa, huyện Tân Biên lại là vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp, cơ sở vật chất, giáo dục, y tế còn hạn chế Tỷ lệ tăng dân số còn khá cao nên khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
Lực lượng lao động giản đơn, thiếu lao động có kỹ thuật cao Phương thức canh tác nông nghiệp độc canh, lạc hậu; sản phẩm thô, rất bấp bênh về giá cả; trang thiết bị thủ công; vốn đầu tư hạn chế Mức sống thấp do thu nhập cũng như năng suất hoa màu
và diện tích đất sở hữu thấp; đặc biệt là đồng bào Khơme ở các sóc: Chà Rục, Sóc Thiếc Số còn lại không có hoặc có ít đất, nguồn vốn không có buộc họ phải đi làm thuê hoặc đi vô rừng khai thác lâm sản trái phép
Mặt khác, có 2 nhà máy sơ chế biến củ mì với sản lượng 15.000 - 20.000 tấn/ ngày, tạo một phần công ăn việc làm cho người dân tại địa phương Số còn lại dựa vào canh tác nông nghiệp Thời gian gần đây, do tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp có phát triển, các loại cây như mía, mì, cao su, điều có giá cao cho nên nhiều người tìm cách mở rộng diện tích đất canh tác, đồng thời đất đai cũng tăng giá theo khiến việc lấn chiếm đất của VQG càng xảy ra nhiều hơn
Bên cạnh đó, do không chủ động được nguồn nước và chủ yếu dựa vào nguồn nước mưa vào 6 tháng mùa mưa cho nên người dân ở đây chủ yếu trồng cây mía và cây mì, tạo sản phẩm cung cấp nguyên liệu thô cho các nhà máy chế biến trong khu vực Vì thế, thu nhập của người dân không ổn định, việc tác động vào đất rừng nhằm
mở rộng diện tích đất canh tác của người dân là rất lớn
Trang 23
Chương 3
ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Loại đất xám phát triển trên nền đá mẹ phù sa cổ dưới ba trạng thái rừng khác nhau (IIA, IIB và IIIA1) tại Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu sự biến đổi về một số tính chất lý hóa và sinh học
cơ bản của loại đất xám phù sa cổ dưới ảnh hưởng của ba thảm thực vật rừng tự nhiên
IIA, IIB và IIIA1, qua đó thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa rừng và đất rừng trên quan điểm “rừng tốt - đất tốt” và ngược lại “đất tốt - rừng tốt”, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo vệ rừng và sử dụng rừng và đất rừng có hiệu quả hơn
3.3 Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng được mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết một số nội dung chính sau:
1 Đánh giá khái quát về tình hình sinh trưởng của ba dạng rừng (IIA, IIB và IIIB A1) thông qua một số chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản như: D1,3, Hvn, G m /ha, M m /ha, độ che phủ, độ tàn che, chất lượng rừng
4 Bước đầu đề xuất một số giải pháp lâm sinh tác động nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng rừng và đất rừng trên quan điểm sinh thái bền vững tại Vườn Quốc Gia Lò Gò
Xa Mát nói riêng và tỉnh Tây Ninh nói chung
Trang 243.4 Phương pháp nghiên cứu
Để có những nhận định bước đầu về sự hình thành loại đất xám phù sa cổ tại khu vực khảo sát, đề tài đã thu thập và tham khảo một số tài liệu địa chất và đất đai có liên quan đến sự hình thành loài đất này, kết hợp với việc điều tra khảo sát các nhân tố khí hậu, đá mẹ mẫu chất, địa hình, sinh vật tham gia vào sự hình thành loại đất xám phù sa cổ tại khu vực nghiên cứu
Khái quát tình hình sinh trưởng của ba trạng thái rừng, được tiến hành trong các
ô tiêu chuẩn với diện tích ô là 1000 m2 Mỗi trạng thái rừng lập 3 ô tiêu chuẩn, tổng số
ô điều tra là 9 ô Trong ô tiêu chuẩn, đo đếm các chỉ tiêu: D1,3, Hvn, Ncây/ô, độ che phủ, độ tàn che và đánh giá chất lượng rừng theo 3 cấp (Tốt - A, trung bình - B, xấu - C) Từ các chỉ tiêu đo đếm được là cơ sở đánh giá khái quát tình hình sinh trưởng của rừng, đồng thời căn cứ vào các chỉ dấu về phân chia các trạng thái rừng của Bộ Lâm Nghiệp thông qua việc điều tra mật độ, trữ lượng, tiết diện ngang…Chúng tôi thực hiện nhận dạng, định ranh giới giữa các trạng thái rừng tự nhiên (IIA, IIB và IIIA1)
Phân tích sự biến đổi về tính chất của loại đất xám phù sa cổ dưới ảnh hưởng của ba kiểu rừng khác nhau bằng cách điều tra mô tả một số đặc trưng hình thái phẫu diện đất kết hợp kết quả phân tích định lượng một số chỉ tiêu lý hóa học cơ bản của từng phẩu diện đất ứng với từng kiểu rừng IIA, IIB và IIIA1.
+ Vị trí phẫu diện đất được chọn ở giao điểm của 2 đường chéo trong ô tiêu chuẩn với kích thước của phẫu diện : Dài 1 - 1,2 m, rộng 0,8 - 1 m, sâu 1 - 1,2 m
+ Nguyên tắc đào phẫu diện: không đào phẫu diện ở gần đường đi, chọn thành phẫu diện đất đối diện ánh sáng mặt trời… khi đào phẫu diện, đất được đổ sang hai bên, không đứng lên trên bề mặt thành phẫu diện, thành phẫu diện thẳng đứng và đối diện với ánh sáng mặt trời Kết quả điều tra, phân tích là những cơ sở khoa học cho việc đánh giá mối quan hệ tương hỗ giữa đất và rừng
Từ các chỉ tiêu đo đếm được là cơ sở đánh giá khái quát tình hình sinh trưởng của rừng, đồng thời căn cứ vào các chỉ dấu về phân chia các trạng thái rừng của Bộ Lâm Nghiệp thông qua việc điều tra mật độ, trữ lượng, tiết diện ngang Chúng tôi thực hiện nhận dạng, định ranh giới giữa các trạng thái rừng tự nhiên (IIA, IIB, IIIA1)
Trang 25Sau khi đào phẫu diện xong, tiến hành phân chia tầng đất, đo độ dày tầng đất và
mô tả một số đặc trưng về hình thái phẫu diện đất như màu sắc, độ ẩm, sa cấu đất, độ chặt… Ghi chép vào phiếu mô tả đã in sẵn cho từng phẫu diện
Mô tả các đặc trưng hình thái phẫu diện đất như:
+ Phân chia tầng đất căn cứ chủ yếu vào màu sắc, độ đá lẫn, kết von, chất mới sinh, chất xâm nhập…
+ Đo độ dày tầng đất và xác định một số chỉ tiêu cơ bản: mùn (%), độ ẩm ( %),
sở để có những nhận định bước đầu về sự hình thành loại đất này tại khu vực nghiên cứu
Từ những kết quả mô tả về đặc trưng hình thái phẫu diện (theo các chỉ tiêu trong phiếu mô tả đã nói ở trên) kết hợp với kết quả phân tích về tính chất lí, hóa tính của đất trong phòng thí nghiệm, dưới sự tác động tương hỗ của các nhân tố tham gia vào sự hình thành và biến đổi tính chất đất đai, đặc biệt là nhân tố thảm thực vật rừng, nêu rõ đặc điểm của loại đất xám phát triển trên nền đá mẹ phù sa cổ ứng với các kiểu rừng IIA, IIB và IIIB A1 tại khu vực khảo sát
Trên cơ sở đánh giá đặc điểm, tính chất và tiềm năng của loại đất xám phù sa cổ bước đầu đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao sức sản xuất của rừng và đất rừng Qua đó, cải tạo và nâng cao độ phì cho đất nhằm sử dụng đất rừng lâu dài và
ổn định
Trang 263.4.1 Công tác nội nghiệp
Chỉnh lý số liệu điều tra ngoại nghiệp, hệ thống lại các phiếu mô tả phẩu diện đất, các ô mô tả thực vật số liệu được xử lý bằng máy tính theo phương pháp thống kê thông thường
• Các chỉ tiêu tính toán cụ thể:
- Các chỉ tiêu thống kê cho một số nhân tố điều tra sinh trưởng rừng như mật
độ (N/ha), D1,3, Hvn, G m2/ha, M m3/ha, …
m
Trong đó di là D1,3 của từng cây trong ô tiêu chuẩn
- Trữ lượng rừng: M (m3/ha) = ∑G .H f
Trong đó f là hình số thân cây, f = 0,5
Một vài kỹ thuật điều tra đất ở ngoài thực địa:
- Xác định ẩm độ theo biểu sau
Khô Tay nắm đất vò vụn ra có cảm giác khô ráo
Mát Tay nắm đất thấy mát, đất có thể vo thành cục
Ẩm Có vân tay hiện ra khi nắm chặt cục đất
Ướt Nắm chặt đất có nước chảy ra
Trang 27- Xác định độ dày của tầng đất sản xuất
Trung bình 2 – 4 Màu xám đen, kết cấu viên và xốp
Ít < 2 Màu xám tro hoặc xám nhạt, kết cấu viên hơi chặt
Cát rời Không thể se thành thỏi được, khô rời rạc
Cát pha Se thành thỏi được, nhưng không thành sợi, lúc khô dễ vỡ Thịt nhẹ Có thể se thành sợi được nhưng dễ bị đứt ngay
Thịt trung bình Se thành thỏi có đường kính 3 cm, bị rạn nứt
Thịt nặng Se thành thỏi đường kính 3 cm, không bị đứt đoạn
Sét Se thành hình vòng tròn hoàn chỉnh
Trang 28- Xác định độ chặt của tầng đất
Xốp Dùng dao ấn vào đất sâu 3 - 4 cm có đất rời ra
Hơi chặt Ấn dao vào sâu 1 - 2 cm, khi rút dao ra có đất rơi theo
Chặt Ấn dao lớn lực mạnh, ấn sâu không quá 1cm, rút dao ra đất rơi thành cục lớn Rất chặt Ấn dao lực lớn mạnh nhưng không vào đất được
Trục khối TK Hạt đất dính với nhau theo hình trục khối thẳng đứng
* Mô tả chất mới sinh
- Chất mới sinh hóa học như kết von, đá ong…
- Chất mới sinh sinh học như phân chuột, giun, mối, kiến
- Chất xâm nhập vào như mẫu than đá v.v
Chuyển lớp là sự sai khác (rõ hay không rõ) giữa các tầng về màu sắc Sa cấu,
rễ cây Là những chỉ tiêu tổng hợp nói lên mức độ phát triển và phân hóa tầng đất có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt
Mẫu đất được phân tích tại: Phân Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Nam Bộ Thành Phố Hồ Chí Minh (T3/2009)
Trang 29PHIẾU MÔ TẢ PHẪU DIỆN ĐẤT
Ký hiệu: PD Số :
Tên đất xác định ngoài rừng: Mẫu chất đá mẹ:
Địa điểm của khu vực khảo sát: Thực vật tự nhiên:
Độ
ẩm (%)
Mùn (%)
Sa cấu đất
Rễ cây (%)
Cấu trúc
Độ chặt
Chất mới sinh
Chất xâm nhập
* Phương pháp phân tích đất trong phòng thí nghiệm
- Xử lý mẫu
Đất sau khi lấy ở rừng về, đem phơi khô nơi thoáng mát (không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời dễ làm thay đổi tính chất của đất Rải đều đất trên nia, giấy báo, nhặt sạch rễ cây, đá vụn, xác thực vật, mẫu than Bóp vụn đất cho đất khô đều Sau khi đất khô dùng cối chày sứ giã đất và rây qua rây φ 1 mm, đối với tầng đất để các định hàm lượng mùn rây qua rây φ 0,25 mm cho vào lọ có dán nhãn ký hiệu, mã số tầng đất
Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu lý hóa tính của đất như: sa cấu, độ chua, %
mùn, tỷ số C/N chất hứu cơ N, P, K chỉ tiêu và tổng số Ca2+, Mg2+, K+ khả năng trao đổi (CEC) và độ no bazơ (BS) cụ thể như sau:
Trang 30STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Phương pháp phân tích
10 Ca2+ Meq/100g đất Chuẩn độ bằng dung dịch Trilon B
11 Mg2+ Meq/100g đất Chuẩn đô bằng dung dịch Trilon B
Kết quả phân tích được tổng hợp theo các vị trí địa hình khác nhau, qua đó làm
cơ sở cho việc đánh giá ảnh hưởng điều kiện canh tác của vị trí địa hình khác nhau đến
sự biến đổi tính chất lý, hóa học của đất, cung cấp những thông tin để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động, sử dụng đất hợp lý và bền vững, nhằm nâng cao khả năng sản xuất và tăng cường độ phì nhiêu cho đất
Độ phì hữu hiệu quyết định giá trị sản xuất của đất Trong điều kiện canh tác và khí hậu nhất định năng suất cây trồng (nông nghiệp) và lượng tăng trưởng hàng năm (cây rừng) là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá độ phì
- Hình thái đất:
Màu sắc đất: đất màu sẫm tốt hơn màu sáng, đất càng sẫm đen càng tốt (do chứa nhiều mùn)
Trang 31Tầng đất: đất có tầng dày tốt Riêng đất trồng rừng: 0 - 3 cm mỏng; 30 - 70 cm trung bình; > 70 cm dày
Rễ cây: đất nhiều rễ cây và phân bố càng xuống sâu càng tốt (xốp và nhiều dinh dưỡng)
+ Tổng số Bazơ trao đổi: Sldl/100 > 4 tốt; 2 - 4 trung bình, < 2 xấu
+ Kết cấu: theo Narsinôp xét đoàn lạp có đường kính > 0,5 mm chiếm 50%: đất tốt, dưới 30 - 45 % là xấu
+ Sức hút ẩm là lớn nhất (Hymax): sức hút ẩm lớn nhất tầng mặt cao hơn tầng dưới là tốt và ngược lại
+ Tính thấm nước: trong giờ đầu thấm > 150 m là tốt, 100 - 150 mm là trung bình, < 50 mm là xấu