CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG - MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Công tác nội nghiệp
Chỉnh lý số liệu điều tra ngoại nghiệp, hệ thống lại các phiếu mô tả phẩu diện đất, các ô mô tả thực vật. số liệu được xử lý bằng máy tính theo phương pháp thống kê thông thường.
• Các chỉ tiêu tính toán cụ thể:
- Các chỉ tiêu thống kê cho một số nhân tố điều tra sinh trưởng rừng như mật độ (N/ha), D1,3, Hvn, G m2/ha, M m3/ha, …
- Tính các đặc trưng trung bình: X_ = n1∑ fi.xi
- Tiết diện ngang: G( )m2ha =π4∑di2⋅10−4
Trong đó di là D1,3 của từng cây trong ô tiêu chuẩn
- Trữ lượng rừng: M (m3/ha) = ∑G.H.f
Trong đó f là hình số thân cây, f = 0,5
Một vài kỹ thuật điều tra đất ở ngoài thực địa:
- Xác định ẩm độ theo biểu sau
Cấp ẩm Cách xác định
Khô Tay nắm đất vò vụn ra có cảm giác khô ráo
Mát Tay nắm đất thấy mát, đất có thể vo thành cục
Ẩm Có vân tay hiện ra khi nắm chặt cục đất
Ướt Nắm chặt đất có nước chảy ra
- Xác định độ dày của tầng đất sản xuất
Độ dày tầng đất (cm) Cách xác định
< 30 Mỏng
30 – 60 Trung bình
> 60 Dày
- Xác định hàm lượng mùn, chủ yếu dựa vào màu sắc, độ xốp, hàm lượng mùn được chia làm 3 cấp:
Cấp mùn Mùn (%) Cách xác định
Nhiều 4 Màu đen, kết cấu viên và xốp
Trung bình 2 – 4 Màu xám đen, kết cấu viên và xốp
Ít < 2 Màu xám tro hoặc xám nhạt, kết cấu viên hơi chặt
- Xác định sa cấu ngoài thực địa
Tên gọi sa cấu đất Cách xác định
Cát rời Không thể se thành thỏi được, khô rời rạc
Cát pha Se thành thỏi được, nhưng không thành sợi, lúc khô dễ vỡ Thịt nhẹ Có thể se thành sợi được nhưng dễ bị đứt ngay Thịt trung bình Se thành thỏi có đường kính 3 cm, bị rạn nứt
Thịt nặng Se thành thỏi đường kính 3 cm, không bị đứt đoạn Sét Se thành hình vòng tròn hoàn chỉnh
- Xác định độ chặt của tầng đất
Cấp đánh giá Cách xác định
Xốp Dùng dao ấn vào đất sâu 3 - 4 cm có đất rời ra Hơi chặt Ấn dao vào sâu 1 - 2 cm, khi rút dao ra có đất rơi theo
Chặt Ấn dao lớn lực mạnh, ấn sâu không quá 1cm, rút dao ra đất rơi thành cục lớn
Rất chặt Ấn dao lực lớn mạnh nhưng không vào đất được
- Xác định cấu trúc đất (kết cấu đất) Kiểu cấu
trúc đất
Ký
hiệu Cách xác định
Hạt H Hạt đất có cánh bằng phẳng, nắm không dính vào nhau Viên V Hạt đất rây dính thành từng nhóm thành hình tròn từ 1- 5
mm
Đoàn lạp ĐL Những hạt đất từ 1 - 5 mm được gắn với nhau do kết dính
Trục khối TK Hạt đất dính với nhau theo hình trục khối thẳng đứng * Mô tả chất mới sinh
- Chất mới sinh hóa học như kết von, đá ong…
- Chất mới sinh sinh học như phân chuột, giun, mối, kiến.
- Chất xâm nhập vào như mẫu than đá ..v.v.
Chuyển lớp là sự sai khác (rõ hay không rõ) giữa các tầng về màu sắc. Sa cấu, rễ cây... Là những chỉ tiêu tổng hợp nói lên mức độ phát triển và phân hóa tầng đất có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt.
Mẫu đất được phân tích tại: Phân Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Nam Bộ Thành Phố Hồ Chí Minh (T3/2009).
PHIẾU MÔ TẢ PHẪU DIỆN ĐẤT Ký hiệu: PD. Số :
Tên đất xác định ngoài rừng: Mẫu chất đá mẹ:
Địa điểm của khu vực khảo sát: Thực vật tự nhiên:
Vị trí phẫu diện: Ngày tả:
Độ dốc: Người điều tra:
Địa mạo:
Kí hiệu phẫu diện
Độ sâu tầng đất (cm)
Màu sắc
Độ ẩm (%)
Mùn (%)
Sa cấu đất
Rễ cây (%)
Cấu trúc
Độ chặt
Chất mới sinh
Chất xâm nhập
* Phương pháp phân tích đất trong phòng thí nghiệm - Xử lý mẫu
Đất sau khi lấy ở rừng về, đem phơi khô nơi thoáng mát (không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời dễ làm thay đổi tính chất của đất. Rải đều đất trên nia, giấy báo, nhặt sạch rễ cây, đá vụn, xác thực vật, mẫu than. Bóp vụn đất cho đất khô đều. Sau khi đất khô dùng cối chày sứ giã đất và rây qua rây φ 1 mm, đối với tầng đất để các định hàm lượng mùn rây qua rây φ 0,25 mm. cho vào lọ có dán nhãn ký hiệu, mã số tầng đất.
Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu lý hóa tính của đất như: sa cấu, độ chua, % mùn, tỷ số C/N chất hứu cơ N, P, K chỉ tiêu và tổng số Ca2+, Mg2+, K+...khả năng trao đổi (CEC) và độ no bazơ (BS)... cụ thể như sau:
STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Phương pháp phân tích
1 pHH2O 1 : 2.5 Đo pH tỷ đất : nước (1 : 2.5)
2 pHKCl 1 : 2.5 Đo pH tỷ lệ đất : KCl 1M (1 : 2.5)
3 Mùn % Tiurin
4 N tổng số % Kendan
5 P2O5 tổng số % So màu
6 K2O tổng số % Quang kế ngọn lửa
7 N dễ tiêu mg/100g đất Tiurin và Kônônôva
8 P dễ tiêu mg/100g đất Bray 1
9 K2O dễ tiêu Meq/100g đất Matlôva
10 Ca2+ Meq/100g đất Chuẩn độ bằng dung dịch Trilon B 11 Mg2+ Meq/100g đất Chuẩn đô bằng dung dịch Trilon B
12 H+ Meq/100g đất Xôcôlốp
13 Al3+ Meq/100g đất Xôcôlốp
14 BS % % Kappen – Ginôvit
15 C/N % Tính tỷ lệ C/N
16 Thành phần cơ giới % Ống hút Rôbinsơn
Kết quả phân tích được tổng hợp theo các vị trí địa hình khác nhau, qua đó làm cơ sở cho việc đánh giá ảnh hưởng điều kiện canh tác của vị trí địa hình khác nhau đến sự biến đổi tính chất lý, hóa học của đất, cung cấp những thông tin để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động, sử dụng đất hợp lý và bền vững, nhằm nâng cao khả năng sản xuất và tăng cường độ phì nhiêu cho đất.
Chỉ tiêu đánh giá độ phì đất
Độ phì hữu hiệu quyết định giá trị sản xuất của đất. Trong điều kiện canh tác và khí hậu nhất định năng suất cây trồng (nông nghiệp) và lượng tăng trưởng hàng năm (cây rừng) là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá độ phì.
- Hình thái đất:
Màu sắc đất: đất màu sẫm tốt hơn màu sáng, đất càng sẫm đen càng tốt (do chứa nhiều mùn).
Tầng đất: đất có tầng dày tốt. Riêng đất trồng rừng: 0 - 3 cm mỏng; 30 - 70 cm trung bình; > 70 cm dày.
Rễ cây: đất nhiều rễ cây và phân bố càng xuống sâu càng tốt (xốp và nhiều dinh dưỡng).
Độ ẩm: đất mát ẩm tốt hơn đất khô.
Mức độ kết von đá lẫn: càng lớn đất càng kém.
- Lí hóa tính đất:
Mùn: là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá độ phì trong đất. mùn của đất rừng được xác định như sau:
+ < 1% : Đất nghèo mùn.
+ 1% - 2% : Ít mùn.
+ 2% - 4% : Mùn trung bình.
+ 4% - 8% : Nhiều mùn.
+ > 8% : Rất nhiều mùn.
- Chỉ tiêu N, P, K:
+ P2O5 dễ tiêu theo phương pháp phân tích kieecxanôp: < 2 mg/100g nghèo; 2 - 4 mg/100 g trung bình; > 400 mg/100g giàu.
+ Tỉ lệ C/N: khoảng từ 9 - 12 là rất tốt, < 8 là mùn già, > 25 là quá kém. Đất có C/N xấp xỉ 10 với lượng N% tổng số cao là độ phì tốt.
+ Tỉ lệ mùn/N: nếu tỉ lệ % cao là mùn mới hình thành, nếu nhỏ là mùn già. Đất tốt mùn/N = 15:1 - 18:1. Đất trung bình 12:4 - 15:1, dưới 12 là rất xấu.
+ Tổng số Bazơ trao đổi: Sldl/100 > 4 tốt; 2 - 4 trung bình, < 2 xấu.
+ Kết cấu: theo Narsinôp xét đoàn lạp có đường kính > 0,5 mm chiếm 50%: đất tốt, dưới 30 - 45 % là xấu.
+ Sức hút ẩm là lớn nhất (Hymax): sức hút ẩm lớn nhất tầng mặt cao hơn tầng dưới là tốt và ngược lại.
+ Tính thấm nước: trong giờ đầu thấm > 150 m là tốt, 100 - 150 mm là trung bình, < 50 mm là xấu.