CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.1 Trạng thái rừng III A1
Số liệu điều tra đo đếm và tính toán một số chỉ tiêu đặc trưng về sinh trưởng của rừng IIIA1 được tổng hợp ở bảng 4.1 sau:
Bảng 4.1: Tóm tắt một số đặc trưng điều tra của trạng thái rừng IIIA1 trên đất xám phù sa cổ
Loại rừng
N (Cây/ha)
D1,3 (cm)
Hvn
(m)
G (m2/ha)
M
(m3/ha) Độ che phủ
IIIA1 380 20,9 10,2 15,5 88,2 0,4 - 0,5
Trạng thái rừng IIIA1 là rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá nghèo. Tại khu vực nghiên cứu, loại rừng này được hình thành khi đã bị khai thác hầu hết các loại cây gỗ quý, những cây còn sót lại có phẩm chất xấu, nhiều dây leo, bụi rậm xâm lấn. Tán rừng bị phá vỡ từng mảng lớn. Các loài cây còn lại với mật độ trung bình (380 cây/ha), phần lớn là các loài cây ít có giá trị kinh tế như: trâm, xoay, chò chỉ, săng mã, máu chó, thị đen…
Kết quả tính toán cho thấy đường kính bình quân của lâm phần là 20,1 cm, chiều cao bình quân là 10,6 m, tiết diện ngang 14,9 m2/ha, trữ lượng rừng thấp 88,2 m3/ha. Vì vậy, cần phải có biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động như khoanh nuôi, phục hồi chăm sóc nuôi dưỡng rừng nhằm tạo điều kiện cho cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt cả về số lượng và chất lượng.
Hình 4.1: Trạng thái rừng IIIA1 trên đất xám phù sa cổ tại khu vực nghiên cứu Hệ số tổ thành loài (theo số cây) của nhóm loài ưu thế là : trâm 10,6%, xoay 16,1%, chò chỉ 27,2%, săng mã 9,9%, máu chó 4,9%. Độ tàn che tán rừng khoảng 0,4 - 0,5. Độ che phủ của thảm tươi, cây bụi trên mặt đất rừng khoảng 30 - 40%. Do đó, lượng chất hữu cơ thông qua sinh khối rừng (dự trữ, thực vật, sinh vật rừng…) cung cấp cho đất được nhiều hơn, cải thiện tính chất lý hóa, sinh học và các tiến trình trao
đổi chất và tuần hoàn sinh học diễn ra mạnh mẽ hơn, làm giàu thêm độ màu mỡ và lớp phủ bảo vệ đất chống xói mòn, rửa trôi.
Mật độ cây tái sinh dưới tán rừng qua điều tra là 7120 cây/ha. Thành phần các loài cây tái sinh cũng là những loài kém giá trị về kinh tế, ưu thế là chó chỉ, trâm, dền đỏ, thẩu tấu, nàng dè…
- Ở trạng thái rừng IIIA1 với số lượng cây gỗ lớn còn lại tương đối nhiều nên lượng vật rụng trên mặt đất rất lớn, tạo nên một lớp thực bì dày bảo vệ đất. Bên cạnh đó, với số lượng cây tái sinh lớn đã tạo nên một lớp thực vật bảo vệ đất khỏi xói mòn.
- Kết quả điều tra cho thấy, trong khu vực điều tra, mật độ cây gỗ lớn tương đối cao với trữ lượng khá lớn. Thảm thực bì che phủ đất khoảng 30 - 45 %. Điều đó cho thấy, hằng năm rừng còn có khả năng hoàn trả lại cho đất một lượng chất hữu cơ thông qua tầng cành khô, lá rụng. Mặt khác, độ tàn che và độ che phủ của rừng vẫn còn đảm bảo che chắn bớt lượng xói mòn rửa trôi đất. Đồng thời rừng còn có tác dụng điều hòa tiểu khí hậu trong rừng, xúc tiến tiểu tuần hoàn sinh học, xảy ra liên tục, góp phần cải thiện một số tính chất lý hóa học cho đất, qua đó nâng cao độ phì đất. 4.1.2 Trạng thái rừng IIA
Một số chỉ tiêu đặc trưng về sinh trưởng của trạng thái rừng IIA được tổng hợp ở bảng 4.2
Bảng 4.2: Tóm tắt một số đặc trưng điều tra của trạng thái rừng IIA trên đất xám phù sacổ
Loại rừng
N (Cây/ha)
D1,3 (cm)
Hvn
(m)
G (m2/ha)
M (m3/ha)
Độ che phủ
IIA 430 16,5 10,4 9,8 53,2 < 0,3
Hình 4.2: Trạng thái rừng IIA trên đất xám phù sa cổ tại khu vực nghiên cứu Trạng thái rừng IIA là rừng phục hồi sau nương rẫy. Cấu trúc tầng tán rừng đơn giản chỉ có một tầng. Trong trạng thái rừng này, tại khu vực điều tra số lượng cây gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế hầu như không có, chỉ còn lại một số cây sâu bệnh, cây kém giá trị.
Kết quả điều tra cho ta hệ số tổ thành loài trong khu vực điều tra này như sau:
cầy, trường, máu chó, cẩm lai, lòng máng lá nhỏ.
Kết quả tính toán cho thấy, đường kính bình quân là 16,5 cm, chiều cao bình quân 10,4 m, tiết diện ngang bình quân là 9,8 m2/ha, do đó trữ lượng rừng thấp (53,2 m3/ha). Vì vậy cần phải có biện pháp nuôi dưỡng chăm sóc hợp lí nhằm làm tăng trữ lượng gỗ rừng, nâng cao giá trị rừng lên.
Mật độ cây tái sinh dưới tán rừng qua điều tra là 5790 cây/ha. Thành phần các loài cây tái sinh là các loài cây ưu thế là: cầy 26,13%, trường 12,59%, lòng máng lá nhỏ 9,49%, máu chó 9,94%.
Tại khu vực này, với số lượng cây gỗ lớn ít, lại phân bố với khoảng cách thưa không đồng đều nên tạo điều kiện cho ánh sáng xuyên qua tán rừng, do đó số lượng cây bụi thảm tươi tăng lên.
4.1.3 Trạng thái rừng IIB
Số liệu đo đếm và tính toán một số chỉ tiêu đặc trưng về sinh trưởng của rừng ở trạng thái rừng IIB được chúng tôi tổng hợp ở bảng 4.3
Bảng 4.3: Tóm tắt một số đặc trưng điều tra của trạng thái rừng IIB trên đất xám phù sa cổ
B
Loại rừng
N (Cây/ha)
D1,3
(cm)
Hvn
(m)
G (m2/ha)
M
(m3/ha) Độ che phủ
IIB 460 18,2 9,8 12,4 62,8 0,3 - 0,4
Các loài cây còn sót lại với mật độ cao (580 cây/ha), phần lớn là các loài cây ít có giá trị kinh tế như: tai nghé, dẻ, xoay, chò chỉ, cơm nguội…
Hệ số tổ thành loài (theo số cây) của nhóm loài ưu thế là : xoay 11,29%, tai nghé 10,68%, chò chỉ 7,45%, dẻ 7,28%, cám 4,49%.
Hình 4.3: Trạng thái rừng IIB trên đất xám phù sa cổ tại khu vực nghiên cứu B Rừng IIB là trạng thái rừng phục hồi sau khai thác kiệt, phần lớn những cây có đường kính lớn đã bị chặt hạ, cấu trúc tầng tán bị phá vỡ, thành phần loài phức tạp, không đều tuổi, ưu thế không rõ ràng. Số cây có đường kính lớn còn lại không đáng kể, phần lớn là những cây sâu bệnh, cây kém giá trị được trừa lại trong quá trình khai thác. Những cây gỗ quý hầu như không còn, còn lại chủ yếu là những cây tương đối ưa sáng, thành phần loài tương đối phức tạp không đều tuổi, độ ưu thế không rõ ràng.
B
Đường kính bình quân của lâm phần là 18,2 cm,chiều cao bình quân là 9,8 m, tiết diện ngang bình quân 12,4 m2/ha. Đa số cây có kích thước nhỏ nên mặc dù rừng có mật độ cao (460 cây/ha), trữ lượng rừng vẫn khá thấp 62,8 m3/ha.
- Loại rừng IIB có đặc trưng độ tàn che thấp đến trung bình khoảng 0,3 - 0,4.
Mật độ cây tái sinh dưới tán rừng qua điều tra là 6080 cây/ha. Thành phần các loài cây tái sinh là các loài cây kém giá trị kinh tế, ưu thế là: tai nghé, dẻ, xoay, chò chỉ, cơm nguội...
- Thảm tươi, cây bụi dưới tán rừng chiếm khoảng 30 - 40 % diện tích che phủ đất.
- Qua kết quả điều tra cho thấy, trong khu vực điều tra, mật độ cây gỗ lớn tương đối cao với trữ lượng khá lớn. Thảm thực bì che phủ đất khoảng 40 - 45 %.Với số lượng cây gỗ lớn tương đối nhiều, cây tái sính với mật độ dày, với chiều cao trung bình, nhiều cành nhánh. Điều đó cho thấy, hằng năm rừng còn có khả năng hoàn trả lại cho đất một lượng chất hữu cơ thông qua tầng cành khô, lá rụng. Đồng thời rừng còn có tác dụng cải thiện một số tính chất lý hóa học cho đất, qua đó nâng cao độ phì đất.
4.2 Một số nhận định bước đầu về sự hình thành loại đất xám trên nền phù sa cổ dưới ba trạng thái rừng tự nhiên IIIA1, IIA, IIB tại khu vực khảo sát
Loại đất xám được phát triển, hình thành trên các loại đá mẹ hoặc mẫu chất nghèo kiềm và rừng có thành phần cơ giới nhẹ, phân bố trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, khoáng sét đã bị biến đổi đáng kể, quá trình rửa trôi sét và các cation kiềm thổ xảy ra mạnh mẽ, tạo cho chất có tầng tích tụ sét (Argic), có dung lượng trao đổi cation thấp
( 24 meq/ 100gr) và có độ bão hòa bazơ thấp (< 50%), được xếp vào nhóm đất xám <
(Trích bài giảng: Đất và Lập Địa của Ths Nguyễn Thị Bình - năm 2000). Kết hợp căn cứ vào tài liệu địa chất và bản đồ địa chình Huyện Tân Biên, loại đất tại khu vực nghiên cứu thuộc nhóm đất xám nghèo dinh dưỡng được hình thành trên nền đá mẹ phù sa cổ dưới tác động tổng hợp của các nhân tố khí hậu, sinh vật, đặc biệt là thảm thực vật rừng, kể cả hoạt động sản xuất của con người đã có ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành và biến đổi tính chất của loại đất trong khu vực khảo sát. Theo quan điểm phát sinh, sinh học của các nhà khoa học đất đứng đầu là V.V.Dukochaev, họ cho rằng: Đất là một vật thể tự nhiên luôn biến đổi, được hình thành do sự tác động tổng
hợp của khí hậu và hoạt động của vi sinh vật lên mẫu chất, mức độ tác động này thay đổi theo địa hình, trong một thời gian nhất định
4.2.1 Các nhân tố tham gia vào sự hình thành đất tại khu vực a. Khí hậu - thủy văn
Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát nói riêng, tỉnh Tây Ninh nói chung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được đặc trưng bởi hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Mùa khô có gió mùa Đông Bắc mang đặc tính chủ yếu của vành đai tính phong và không khí nhiệt đới, ít hơi ẩm, nóng và hầu như không có mưa.
Mùa mưa có gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi ẩm từ vùng biển Ấn Độ Dương, thuộc không khí xích đạo và nhiệt đới, có đặc tính nóng, ẩm và mưa mùa. Khí hậu Tây Ninh là một dạng đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nền nhiệt cao đều quanh năm với tổng tích ôn rất cao là điều kiện đảm bảo nhiệt lượng cao cho cây trồng quanh năm. Lượng mưa tương đối lớn và phân hóa theo vùng và theo mùa.
Tây Ninh có lượng mưa khá cao, lượng mưa trung bình/ năm: 1800 mm. Lượng mưa lớn và phân hóa theo mùa đã tạo ra 2 mùa trái ngược nhau: mùa mưa và mùa khô.
- Mùa khô kéo dài trong 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10 - 15 % lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng bốc hơi rất cao, chiếm khoảng 64 - 67 % lượng bốc hơi cả năm. Do lượng mưa ít, lượng bức xạ mặt trời cao làm tăng quá tình bốc hơi nước một cách mãnh liệt. Điều đó đẩy nhanh sự phá hũy chất hữu cơ, đẩy mạnh sự hòa tan seequyoxit sắt, nhôm ở dưới sâu dịch chuyển lên tầng trên và bị Oxy hóa tạo thành kết von và đá ong. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành loại đất khô hạn, đá ong hóa tại khu vực nghiên cứu này.
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mưa rất tập trung. Lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm 90 % tổng lượng mưa cả năm. Ngược lại, lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô và khi đó ẩm rất cao. Lượng mưa lớn và tập trung đã xảy ra quá trình xói mòn, rửa trôi rất mạnh, lôi cuốn sét mùn từ nơi cao xuống thấp, làm bất đồng hóa phẩu diện đất và dẫn tới nhiều biến đổi quan trọng trong phân hóa vỏ thổ nhưỡng.
- Dưới ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới, các dạng phong hóa lý học (sự
co giản nhiệt độ) và phong hóa hóa học (dưới tác động của các yếu tố: H2O, CO2 và các dung dịch muối axit) đã làm biến đổi các loại Felparst nguyên sinh thành các loại khoáng seeguyoxit (Fe2O3, Al2O3) và khoáng sét cao lanh.
a. Nhân tố địa hình - địa chất
Khu vực khảo sát có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc < 50. xét về yếu tố địa chất có quá trình macma phun trào, các dung dịch macma kết tinh từ đá bazan, andezit... Tiếp sau thời kỳ phun trào là các hoạt động xâm nhập, thành phần chủ yếu là đá granit. Trải qua quá trình xói mòn và xâm thực cổ, địa hình bị xói mòn nghiêm trọng, lớp phủ trầm tích bị rửa trôi tập trung ở những nơi bằng kèm theo quá trình bồi tụ trầm tích phù sa.
b. Đá mẹ và mẫu chất
Nhiều nghiên cứu xác định rằng, sự hình thành đất, đặc biệt trong điều kiện nhiệt đới ẩm được quyết định bởi yếu tố địa chất và được thể hiện đặc biệt mối quan hệ hữu cơ giữa những thành phần đá mẹ tạo đất trong khu vực nghiên cứu.
Các loại đất hình thành trên phù sa cổ thường có thành phần cơ giới nhẹ cùng với điều kiện nhiệt đới gió mùa, mưa lớn tập trung làm cho đất bị rửa trôi mạnh, nghèo dưỡng chất và hoạt tính thấp nhất là những nơi không có thảm thực bì che phủ và không có tán rừng mức độ thoái hóa đất càng nghiêm trọng. Vai trò của thực vật có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ, cải tạo và nâng cao độ phì cho đất.
c. Thực vật và tính chất đất đai
Rừng tại khu vực điều tra có thành phần loài gỗ đa dạng, chủ yếu là các loài như trâm, xoay, chò chỉ, săng mã, máu chó, thị đen… Tuy nhiên do hậu quả chiến tranh, đặc biệt của các chất độc hóa học, do sự bùng nổ gia tăng dân số đã thúc ép về lương thực, rừng bị phá thành nương rẫy. Mặt khác, do chạy theo kế hoạch, rừng phải khai thác càn đi quét lại, rút đều mức yêu cầu đường kính tối thiểu, rút ngắn chu kỳ khai thác. Tất cả những điều đó đã dẫn đến hậu quả làm phá vỡ cấu trúc đất, bào mòn chất dinh dưỡng và hàm lượng mùn trong đất do khai thác đất kiệt quệ để trồng cây lương thực mà không có sự bù đắp hữu cơ trả lại cho đất.
Rừng ở khu vực nghiên cứu chủ yếu còn lại là trạng thái rừng IIIA1 (Rừng thường xanh nửa rụng lá nghèo), trạng thái rừng IIB (Rừng non phục hồi sau khai thác kiệt), trạng thái rừng IIA (Rừng non phục hồi sau nương rẫy).
Do tán rừng bị phá vỡ, tốc độ rửa trôi đất theo chiều sâu khá mạnh (nhất là ở độ sâu 60 - 80 cm); chiều dày tầng mùn chỉ đạt từ 0 - 20 cm (khoảng 1,8 %). Với các kiểu rừng khác nhau sẽ dẫn đến có sự thay đổi rõ rệt một số chỉ tiêu như độ ẩm, hàm lượng mùn, hàm lượng cation kiểu trao đổi như Ca2+, Mg2+, H+, K+,…
Nơi nào rừng bị phá hoại mạnh, hiện tượng xói mòn rủa trôi rõ rệt, nơi đó tính chất của đất có sự biến động khá mạnh. Những diện tích đã trồng rừng mới sẽ có sự thay đổi: về độ phì, độ ẩm ở tầng mặt, cấu trúc đất ổn định hơn.
Tổng hợp các yếu tố quan sát cho thấy: rừng có vai trò tích cực trong yếu tố sinh vật rừng, nếu được bảo vệ thì lớp phủ thổ nhưỡng chắc chắn ngày càng được nâng cao và ổn định hơn. Các lâm phần rừng kể cả miền đồi núi hoặc khu vực bậc thềm bồi tụ, bằng mọi biện pháp kinh doanh rừng khép kín, trả được lại cần phải khai thác rừng theo kế hoạch, kết hợp với biện pháp cải tạo, nuôi dưỡng và trồng rừng hợp lý nhằm cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất rừng tại khu vực.
4.2.2 Các quá trình hình thành đất chủ yếu tại khu vực
Qua khảo sát trên các tuyến điều tra và các phẩu diện đất trong các ô tiêu chuẩn, kết hợp với việc tham khảo tài liệu địa chất của đoàn địa chất (TP.HCM), chúng tôi nhận thấy, đất ở khu vực nghiên cứu được hình thành bởi một số quá trình chủ yếu sau:
a. Quá trình Feralit
Đây là quá trình phổ biến trên nền đất tại chổ dưới ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa mùa. Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới đặc trưng như vậy sẽ hình thành một dạng đất Feralit mang tính địa đới (Theo Phirihand, 1959) - Trích bài giảng Đất và Lập Địa của Ths Nguyễn Thị Bình năm 2000).
Những biểu hiện của dạng đất feralit này tại khu vực khảo sát mang những đặc điểm cơ bản sau:
- Đất có đặc tình chưa rõ rệt: pH biến động từ 3,5 - 4,5.
- Mùa mưa: hiện tượng rửa trôi các cation kiềm diễn ra rất rõ, hàm lượng Ca2+, Mg2+ thường giảm theo độ sâu, dẫn đến độ no bazơ thấp.
Đặc điểm hình thành của quá trình Feralit là hình thành tầng tích tụ đất với màu sắc đặc trưng đỏ vàng, vàng xám. Độ dày tầng B biến động từ 20 - 100 cm. Màu sắc đỏ vàng đặc trưng do hình thành loại khoáng Fe, Al như Fe2O3, Al2O3, (gọi chung là