Đặc điểm, tính chất của đất xám trên nền phù sa cổ ở trạng thái rừng II B

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT LOẠI ĐẤT XÁM PHÙ SA CỔ DƯỚI CÁC TRẠNG THÁI RỪNG KHÁC NHAU TẠI VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ XA MÁT TỈNH TÂY NINH (Trang 49 - 55)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.3 Đặc điểm, tính chất của đất xám trên nền phù sa cổ ở trạng thái rừng II B

1. Tên đất:

- Việt Nam: đất xám bạc màu trên nền phù sa cổ - FAO/UNESCO: Haplic Acrisol

2. Đặc điểm chung:

- Khu vực khảo sát: VQG Lò Gò - Xa Mát.

- Vị trí phẫu diện: Tiểu khu 18 - Mẫu chất - đá mẹ: phù sa cổ

- Địa mạo: thềm phù sa cổ. Địa hình: bằng phẳng, độ dốc < 5%

- Thực vật tự nhiên: tai nghé, dẻ, chó chỉ - Ngày mô tả: 13/3/2009

- Người mô tả: Hoàng Mai Hương 3. Mô tả tầng đất:

A : 0 - 20 cm: Màu xám vàng, cấu trúc hạt, khô, hơi chặt, mùn ít, rễ cây trung bình (2 - 3 % thể tích), chuyển lớp không rõ về màu sắc.

B : 20 - 60 cm: Màu vàng nhạt, cấu trúc hạt, khô, rất ít hoặc hầu như không có mùn, cát pha, rễ cây ăn sâu vào lòng đất, chặt. Chuyển lớp không

rõ về màu sắc.

C : 60 - 100 cm: Màu xám nhạt, khô, không có mùn, cát pha, rất chặt. Chỉ có rễ trụ của một số cây lớn có thể ăn sâu vào tầng đất này.

4. Kết luận:

Đối với trạng thái rừng IIB thì đất xám trên nền phù sa cổ có cấu trúc đất không chặt bằng ở trạng thái rừng IIA. Tuy nhiên, đất cũng tương đối chặt, rễ ăn sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng, hàm lượng mùn tương đối thấp, thành phần cơ giới nhẹ, có tỉ lệ hạt sét tăng theo chiều sâu của phẫu diện.

5. Số liệu phân tích lí, hóa tính

Hình 4.6: Đất xám trên nền phù sa cổ dưới trạng thái rừng IIB ( PD2) Bảng 4.10: Thành phần cơ giới của đất xám phù sa cổ ở trạng thái rừng IIB

Kí hiệu tầng

Tầng đất (cm )

Cát (%) (1 - 0,02 mm)

Sét (%) (< 0,002 mm)

Thịt (%) (0,02 - 0,002 mm) A

B C

0 - 20 20 - 60 60 - 100

62,72 69,54 65,42

14,16 18,17 23,12

23,12 12,29 11,46

Bảng 4.11: Độ chua, cation trao đổi và tổng bazơ của đất xám phù sa cổ ở trạng thái rừng IIBB

Độ chua Cation trong đất(cmol/1kg) Độ sâu

tầng đất

(cm ) pHH2O pHKCl Na+ Ca2+ Mg2+

Tổng bazơ (meq/100) 0 - 20

20 - 60 60 - 100

4,72 4,62 4,78

3,96 4,01 3,92

0,128 0,124 0,113

0,5 0,38 0,63

0,25 0,13 0,25

3 2,5 3,5

Bảng 4.12: Hàm lượng mùn, đạm, lân, kali trong đất xám phù sa cổ tại trạng thái rừng IIB

Tổng số (% ) Dễ tiêu(mg/kg)

Độ sâu tầng đất

(cm )

Mùn

(% ) N P2O5 K2O C/N

N P2O5 K2O 0 - 20

20 - 60 60 - 100

1,72 0,78 0,55

0,07 0,042 0,021

0,013 0,012 0,011

0,031 0,024 0,017

12,26 9,29

13

5,6 2,8 1,4

1,772 0,886 0,65

3,199 2,85 2,675

Đất xám phát triển trên nền phù sa cổ ở trạng thái rừng IIB có thành phần cơ giới là đất cát pha. Ở tầng mặt, hạt cát dao động từ 62,7 - 69,5%, còn tỉ lệ thịt từ 11,46 - 23,12%, tỉ lệ này càng giảm theo chiều sâu phẫu diện. Còn hạt sét 14,16 - 23,12%

ngày càng tăng theo chiều sâu của phẫu diện. Như vậy, hạt cát chiếm tỉ lệ cao nhất và cao hơn rất nhiều so với hai tỷ lệ hạt còn lại từ 2 - 3 lần. Đất ở trạng thái rừng này có tỷ lệ hạt gần tương đồng với trạng thái rừng IIA. Với độ chua trung bình gồm độ chua hoạt tính (pHH20) khoảng 4,62 - 4,78 và độ chua trao đổi (pHKCl) biến động trong khoảng 3,92 - 4,01. Ở tầng mặt, đất có hàm lượng mùn đạt, ở tầng mặt hàm lượng mùn đạt 1,72% và càng xuống tầng dưới thì hàm lượng mùn giảm dần. Chứng tỏ lượng thảm mục, lá khô ở trạng thái rừng IIB này còn ít hơn trạng thái rừng IIIB A1 và IIA, lượng mùn chứa trong đất ở tầng mặt của trạng thái IIB này cũng rất mỏng, khả năng giữ nước của đất rất kém. Đạm, lân, kali tổng số và dễ tiêu của ba chỉ tiêu rất thấp < 1 %.

” Nhận xét chung:

Tại khu vực khảo sát, đất xám trên nền phù sa cổ ở trạng thái rừng IIA, IIB và IIIA1

có thành phần cơ giới khác nhau:

Ở trạng thái rừng IIIA1, đất xám phát triển trên nền phù sa cổ có thành phần cơ giới trung bình thịt pha sét. Còn hai trạng thái rừng IIA và IIB có thành phần cơ giới là đất cát pha với tỉ lệ hạt khác nhau. Với tỷ lệ sét, mùn biến động qua các tầng đất, như:

hàm lượng sét ở tầng mặt, hạt sét chiếm 34,98% và ở tầng kế tầng mặt tỉ lệ sét tăng đến 39,18% và sau đó tỉ lệ sét lại giảm xuống còn 33,34%, đối với hàm lượng mùn thì ở tầng mặt, đất có hàm lượng mùn đạt 3,59% và giảm đột ngột ở tầng B chỉ còn 0,94%

và tầng C là 0,55%. Tại trạng thái rừng II

B

A, đất xám phát triển trên nền phù sa cổ có thành phần cơ giới là đất cát pha. Ở tầng mặt, hạt cát dao động từ 60,8 - 68,5%, còn tỉ lệ thịt từ 11,28 - 15,69%, còn hạt sét 19,48 - 27,76%. Còn trạng thái rừng IIBB, đất xám phát triển trên nền phù sa cổ ở trạng thái rừng IIB có thành phần cơ giới là đất cát pha.

Ở tầng mặt, hạt cát dao động từ 62,7 - 69,5%, còn tỉ lệ thịt từ 11,46 - 23,12%, tỉ lệ này càng giảm theo chiều sâu phẫu diện. Còn hạt sét 14,16 - 23,12% ngày càng tăng theo chiều sâu của phẫu diện. Nhìn chung, đất ở ba trạng thái này là đất chua, nghèo dinh dưỡng, hàm lượng mùn thấp, hàm lượng Cation trao đổi thấp, độ no Bazơ kém, thiếu Kali, khả năng cung cấp cho cây rừng còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần có biện pháp lâm sinh tác động vào rừng và nhanh chóng phục hồi lại thảm thực vật rừng nhằm hạn chế đất bị rửa trôi.

‘ Đánh giá sự biến đổi về tính chất lý hóa học của loại đất xám phù sa cổ dưới ba trạng thái rừng khác nhau

Qua kết quả phân tích tính chất lý hóa học của loại đất xám phù sa cổ dưới ba trạng thái rừng khác nhau tại khu vực nghiên cứu cho thấy:

Đất ở trạng thái rừng IIB có hàm lượng cát cao hơn hẳn hai trạng thái rừng IIA và IIIA1; có lượng cát trung bình chiếm 65,89%,còn trạng thái rừng IIA là 64,75%, trạng thái IIIA1 là 27,32%. Ngược lại hàm lượng sét và thịt trung bình với trạng thái rừng IIIA1 là cao nhất với tỷ lệ sét 35,83%, thịt 36,85%. Còn ở trạng thái rừng IIA tỷ lệ sét và thịt trung bình là 22,47% và 12,78%; trạng thái rừng IIB là 15,62% và 18,48%.

Từ đó có thể có sự sai khác về một số chỉ tiêu hóa tính.

- Chỉ tiêu mùn: đất ở ba trạng thái có hàm lượng mùn rất thấp, trạng thái rừng IIIA1

có hàm lượng mùn 1,69%; trạng thái rừng IIB 1,02%; trạng thái rừng IIB A 1,22%.

- Chỉ tiêu cation trao đổi: trạng thái rừng IIIA1 có hàm lượng cation trao đổi Ca2+

0,67 me/100g đất, Mg2+ 0,25 me/100g đất và Na+ 0,146 me/100g đất. Trạng thái rừng IIB có Ca2+ trao đổi là 0,5 me/100g đất, Mg2+ 0,21 me/100g đất, Na+ 0,365 me/100g đất. Trạng thái rừng IIA có hàm lượng cation trao đổi Ca2+, Mg2+, Na+ lần lượt là 0,46 me/100g đất; 0,17 me/100g đất; Na+0,143 me/100g đất

- Chỉ tiêu C/N: trạng thái rừng IIIA1 là 8,73; trạng thái rừng IIB 11,52; trạng thái rừng IIA 11,08.

- Tổng số bazơ: trạng thái rừng IIIA1 là 4,83; trạng thái rừng IIB 3; trạng thái rừng II

B

A 2,77.

- Chỉ tiêu về các chất dễ tiêu và tổng số ( N, P, K):

+ Dễ tiêu: trạng thái rừng IIIA1 có hàm lượng N, P, K rất thấp nhưng lớn nhất trong ba trạng thái rừng và có hàm lượng lần lượt là 7,7 mg/100g đất; 0,847 mg/100g đất; 4,015 mg/100g đất. Trạng thái rừng IIB và IIA có hàm lượng chênh lệch nhau không cao. Hàm lượng N, P, K của trạng thái rừng IIB lần lượt 3,27 mg/100g đất;

1,103 mg/100g đất; đất; 2,908 mg/100g đất. Còn trạng thái rừng II

B

A có hàm lượng N, P, K lần lươt là 3,5 mg/100g 0,906 mg/100g đất; 3,2 mg/100g đất.

+ Tổng số: nói chung, cả ba trạng thái rừng đều có tổng số % N, P, K rất thấp.

Trạng thái rừng IIIA1 có N 0,086 %; P 0,021%; K 0,02%. Trạng thái rừng IIB N 0,044%; P 0,012%; K 0,024%. Trạng thái rừng IIA là N 0,054%; N 0,01%; K 0,02%.

Đất ở cả ba trạng thái rừng đều là loại đất xám trên nền phù sa cổ nên chúng có những đặc trưng cơ bản giống nhau. Tuy nhiên, do ảnh hưởng tác động của ba trạng thái rừng khác nhau có thể làm thay đổi tính chất và đặc điểm của đất đai dẫn đến đất tại mỗi trạng thái rừng có sự khác biệt.

Để thấy được phần nào sự khác biệt đó, chúng tôi tiến hành so sánh dựa vào một số chỉ tiêu về độ phì, khả năng trao đổi các chất kiềm, cũng như một số đặc tính lí học mang tính định lượng được rút ra từ kết quả phân tích lí hóa tính của đất dưới ba trạng thái rừng IIA, IIB, IIIA1. Các chỉ tiêu được thống kê ở bảng 4.13

Bảng 4.13: So sánh định lượng một số chỉ tiêu độ phì của loại đất xám phù sa cổ dưới ba trạng thái rừng khác nhau

Loại rừng Chỉ tiêu

phân tích đất

IIIA1 IIB IIA

Mùn( %) 1,69 1,02 1,22

Cation trao đổi ( me/100g đất)

Ca2+

Mg2+

Na+

0,67 0,25 0,146

0,5 0,21 0,365

0,46 0,17 0,143 Tổng bazơ

( meq/100g đất) 4,83 3 2,77

Các chất tổng số(%) N

P K

0,086 0,021 0,02

0,044 0,012 0,024

0,054 0,01 0,02

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT LOẠI ĐẤT XÁM PHÙ SA CỔ DƯỚI CÁC TRẠNG THÁI RỪNG KHÁC NHAU TẠI VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ XA MÁT TỈNH TÂY NINH (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)