1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

thực trạng biện pháp phòng các bệnh đường hô hấp cho trẻ

47 626 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 810,5 KB

Nội dung

biện pháp phòng bệnh đường hô hấp ở trẻ mầm non Ở nước ta điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thời tiết thay đổi theo mùa nên tạo điều kiện thuận lợi gây nên các bệnh về đường hô hấp ở trẻ. Cùng với môi trường sống đang bị ô nhiễm, khói bụi,.., cũng đe dọa đến hệ hô hấp non yếu của trẻ. Các bệnh hô hấp thường phổ biến ở thành thị hơn là nông thôn, tỉ lệ mắc bệnh ở nước ta tăng lên vào khoảng tháng 4, tháng 5 và tháng 9, tháng 10. Bên cạnh đó, khó khăn cho các trường mầm non trong quá trình bảo vệ cho trẻ khỏi các bệnh hô hấp đó là số giáo viên ít, trong khi số trẻ trong một lớp vượt ra khỏi số lượng cho phép từ 5–10 trẻ. Chính vì vậy mà các cô giáo không đủ điều kiện để quan tâm đủ cho từng trẻ. Khiến bệnh về đường hô hấp ngày càng khó kiếm soát và lan rộng hơn.Hệ miễn dịch của trẻ vốn chưa hoàn thiện nên còn rất non yếu và dễ dàng bị tác động, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài. Điều này lý giải nguyên nhân vì sao trẻ thường mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt trong hoàn cảnh thời tiết chuyển mùa. Bệnh về đường hô hấp là một căn bệnh có khả năng lây lan và hay bị tái phát, chính vì vậy, các bậc phụ huynh và giáo viên mầm non nên lưu ý để có thể nhận biết và điều trị kịp thời, dứt điểm cho bé tránh tình trạng biến chứng nguy hiểm.

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRỪƠNG ĐẠI HỌC SU PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

Trang 2

Lời cám ơn

Để hoàn thành tiểu luận môn học này, tôi xin chân thành cám ơn sâu sắc đến giảngviên ThS Tạ Thị Kim Nhung – người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tôitrong suốt quá trình thực hiện tiểu luận

Xin chân thành cám ơn ban giám hiệu trường mầm non Anh Đào đã tạo điều kiệncho tôi được đến quan sát và khảo sát tình hình thực tế của trường, tôi cũng xin cám

ơn các cô giáo trong trường đã không ngần ngại bỏ chút thời gian để cho tôi ý kiếntrong việc phòng các bệnh đường hô hấp cho trẻ tại trường mầm non

Dù có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi thiếu sót, tôi mong nhận được sựgóp ý, bổ sung để tiểu luận được hoàn thiện hơn

Một lần nữa xin chân thành cám ơn!

Tháng 05 năm 2017

Sinh viên

Trang 3

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non góp phần cùng với sự phát triển của giáo dục Việt Namđào tạo ra những con người có năng lực, phát triển toàn diện không những cả vềphẩm chất trí tuệ, phẩm chất đạo đức mà còn đầy đủ về sức khỏe

Những năm đầu đời sự phát triển của trẻ diễn ra rất nhanh, đặc biệt là sự pháttriển về thể chất Tuy nhiên, quá trình phát triển này diễn ra không đồng đều vàthường chịu nhiều yếu tố tác động, làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.Các yếu tố thường ảnh hưởng đến trẻ như: yếu tố môi trường, khí hậu, không khí bị

ô nhiễm, hay yếu tố nhiệt độ, độ ẩm thay đổi đột ngột, giao mùa… gây ra nhữngbệnh tật cho trẻ em Ngoài ra, ở trẻ hệ hô hấp còn non yếu, chưa có khả năng miễndịch tốt nên trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp Khi trẻ mắc bệnh, làm cho thểchất của trẻ phát triển kém, cơ thể gầy gò, ốm yếu, làm ảnh hưởng đến quá trìnhphát triển toàn diện của trẻ, làm cho sự phát triển của trẻ diễn ra không đồng đều

Ở nước ta điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thời tiết thay đổi theo mùanên tạo điều kiện thuận lợi gây nên các bệnh về đường hô hấp ở trẻ Cùng với môitrường sống đang bị ô nhiễm, khói bụi, , cũng đe dọa đến hệ hô hấp non yếu củatrẻ Các bệnh hô hấp thường phổ biến ở thành thị hơn là nông thôn, tỉ lệ mắc bệnh ởnước ta tăng lên vào khoảng tháng 4, tháng 5 và tháng 9, tháng 10 Bên cạnh đó,khó khăn cho các trường mầm non trong quá trình bảo vệ cho trẻ khỏi các bệnh hôhấp đó là số giáo viên ít, trong khi số trẻ trong một lớp vượt ra khỏi số lượng chophép từ 5–10 trẻ Chính vì vậy mà các cô giáo không đủ điều kiện để quan tâm đủcho từng trẻ Khiến bệnh về đường hô hấp ngày càng khó kiếm soát và lan rộnghơn

Hệ miễn dịch của trẻ vốn chưa hoàn thiện nên còn rất non yếu và dễ dàng bịtác động, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài Điều này lý giải nguyên nhân vìsao trẻ thường mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt trong hoàn cảnhthời tiết chuyển mùa Bệnh về đường hô hấp là một căn bệnh có khả năng lây lan vàhay bị tái phát, chính vì vậy, các bậc phụ huynh và giáo viên mầm non nên lưu ý để

có thể nhận biết và điều trị kịp thời, dứt điểm cho bé tránh tình trạng biến chứngnguy hiểm

Trang 4

Bệnh về đường hô hấp xảy ra phần lớn là do virut và vi khuẩn, các loại virutthường gặp là virut hợp bào hô hấp, virut cúm, virut sởi…, các loại vi khuẩn thườnggặp là liên cầu, tụ cầu, phế cầu… khi người lớn không biết cách chăm sóc cho trẻ,không có phương pháp tốt để phòng tránh cho trẻ thì vi khuẩn và virut sẽ lợi dụngđiều kiện không thuận lợi từ môi trường để gây bệnh cho trẻ Khi trẻ mắc bệnh sẽgây ảnh hưởng cho gia đình và xã hội về chi phí khám bệnh, thuốc men, chăm sóc,viện phí… ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của cả trẻ và cả cha mẹ trẻ.

Trên thực tế, phòng bệnh đường hô hấp cho trẻ mặc dù đã được quan tâmnhưng nhận thức về bệnh còn chưa đầy đủ và rõ ràng, chính vì vậy mà dẫn đến

những hậu quả xấu cho trẻ Từ những lí do trên tôi chọn đề tài: “Biện pháp phòng các bệnh hô hấp cho trẻ ở trường Mầm Non Tư Thục Anh Đào –Thành Phố Huế” để điều tra và nghiên cứu.

2 Lịch sử của vấn đề nghiên cứu

Về vấn đề nhận thức về bệnh và các biện pháp phòng bệnh đường hô hấp chotrẻ ở lứa tuổi mầm non đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu

Tác giả Lê Thị Hoa Mai – Trần Văn Dần đã nghiên cứu để biên soạn ra Giáotrình phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non Nội dung tài liệu đề cập đếncác bệnh thường gặp ở trẻ, các bệnh chuyên khoa, các bệnh truyền nhiễm, đảm bảo

an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp, giáo dục phòng bệnh cho trẻ.Giáo trình này nhằm cung cấp cho sinh viên có tài liệu học tập, nắm được nhữngkiến thức cơ bản và kĩ năng cần thiết về công tác đề phòng một số bệnh thường gặp

ở tuổi mầm non

Giáo trình Nhi khoa tập 1, là giáo trình được rất nhiều Phó giáo sư - tiến sĩ –

bác sĩ chủ biên và tham gia biên soạn, đây là tài liệu được thu thập và biên soạn lạithành sách Nội dung nghiên cứu của giáo trình này là các đặc điểm sinh lý của trẻ

và những bệnh xảy ra ở trẻ em Với mục đích dùng để làm tài liệu cho sinh viên họctập, nhận biết về bệnh và cách điều trị bệnh khi trẻ mắc phải, trong đó có các bệnh

về đường hô hấp

Tác giả Bùi Thúy Ái đã cùng với hai cộng sự là Nguyễn Ngọc Châu và BùiThị Thoa đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra một giáo trình Giải phẩu sinh lý – vệsinh phòng bệnh trẻ em Họ cho rằng muốn trẻ được giáo dục tốt thì trước tiên giáo

Trang 5

viên phải được giáo dục, phải có sự hiểu biết đầy đủ về trẻ Chính vì vậy mà đây làmột tài liệu cần thiết để sinh viên và các giáo viên có thể tham khảo và học tập, đểbiết được đặc điểm giải phẩu sinh lý,cấu tạo của trẻ Biết được những bệnh hay gặp

ở trẻ, cách chăm sóc sức khỏe ban đầu và học được các kỹ năng cấp cứu thôngthường cho trẻ ở trường mầm non

Ngoài ra còn có một số luận văn đã nghiên cứu một số đề tài có liên quanđến các bệnh đường hô hấp ở trẻ

Phan Thị Hoa với đề tài thực trạng giáo dục phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấpcấp tính cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ởtrường mầm non Đống Đa – Hà Nội Nội dung của đề tài này là nghiên cứu về đặcđiểm tâm lí của trẻ, hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo; nghiên cứu thựctrạng hình thức, nội dung, phương pháp lồng ghép nội dung cần giáo dục cho trẻ, từ

đó đề xuất một số biện pháp gióa dục phòng bệnh cho trẻ

Mai Anh Tuấn với đề tài Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễmkhuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dưới 5 tuổi tại một số xã miền núi tỉnh Bắc Cạn Nộidung của đề tài này nghiên cứu về đặc điểm sinh lý có liên quan đến bệnh ở trẻ, cơ

sở lí luận về bệnh, thực trạng và các yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tínhcủa trẻ dưới 5, sau đó đưa ra một số khuyến nghị cho phụ huynh để việc trẻ bị mắcbệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính được giảm thiểu hơn

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu về thực tiễn cách phòng các bệnh hô hấp cho trẻ ở trường mầmnon để xác định được các nội dung, phương pháp thực hiện của công tác phòngbênh Từ đó, đưa ra những yêu cầu, biện pháp thích hợp để giúp các giáo viên nângcao hiệu quả trong việc phòng bệnh hô hấp cho trẻ cách hiệu quả và thiết thực nhất

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về cách phòng các bệnh hô hấp cho trẻ

ở trường mầm non tư thục Anh Đào

Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện biện pháp phòngcác bệnh hô hấp cho trẻ ở trường mầm non

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 6

- Biện pháp phòng các bệnh đường hô hấp cho trẻ ở trường mầm non.

- Khách thể nghiên cứu: Giáo viên trường mầm non tư thục Anh Đào

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Trẻ lứa tuổi mầm non trường mần non tư thục Anh Đào

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Sưu tầm, phân tích và tổng hợp các tài liệu, sách báo để tìm hiểu cơ sở lýluận của các yếu tố có liên quan đến việc nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh

hô hấp cho trẻ mầm non

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Điều tra bằng bảng hỏi: điều tra giáo viên về việc phòng bệnh hô hấp cho trẻ

ở trường mầm non

Điều tra bằng trao đổi đàm thoại: thu thập thông tin qua việc trò chuyện, traođổi trực tiếp với giáo viên trong trường

6.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học.

Xử lý số liệu điều tra thu được

7 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị sư phạm, phần nội dung đề tàigồm có 2 chương:

Chương 1: cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2: Biện pháp phòng các bệnh hô hấp cho trẻ ở trường Mầm Non TưThục Anh Đào – Thành Phố Huế

Trang 7

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Một số kiến thức cơ bản về bệnh hô hấp

1.1.1 Khái niệm bệnh đường hô hấp

Đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn) dễ dàngxâm nhập khi trẻ hít thở Đối với trẻ, đường thở ngắn và hẹp nên mầm bệnh dễ lâylan hơn Đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, bệnh đường hô hấp thường xuyên tấn công do

hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên sức đề kháng và khả năng miễn dịch của trẻ kém.Chính vì vậy, trẻ không đủ sức chống đỡ với sự tấn công của các mầm bệnh xâmnhập từ bên ngoài

Bệnh đường hô hấp là tình trạng viêm nhiễm của các cơ quan, bộ phậnthuộc đường hô hấp Bệnh đường hô hấp không phải là một bệnh mà là một tổ hợpnhiều bệnh

Bệnh về đường hô hấp xảy ra phần lớn là do virut và vi khuẩn, các loại virutthường gặp là virut hợp bào hô hấp, virut cúm, virut sởi…, các loại vi khuẩn thườnggặp là liên cầu, tụ cầu vàng, phế cầu… Đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính dovirus có tiên lượng khả quan, ngoại trừ một số bệnh nặng như viêm tiểu phế quảncấp, viêm phổi do adenovirus ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến tử vong, còn đa số cáctrường hợp còn lại không cần đến kháng sinh Đối với nhiểm khuẩn cấp tính do vikhuẩn, phần lớn đều gây ra nguy hiểm và cần đến kháng sinh Đặc biệt nguy hiểm

là viêm phổi do tụ cầu vàng, viêm nắp thanh quản do H.influenzae [4; tr.265-266]

Bệnh đường hô hấp được đi từ nhẹ đến nặng Khi bị nhiễm khuẩn đường hôtrên nếu không được chữa trị triệt để sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới vàgây ra những biến chứng ngiêm trọng đối vói những trường hợp mẫn cảm có thểdẫn đến tử vong

Bệnh đường hô hấp thường xảy ra khi có điều kiện thuận lợi từ môi trường,không khí Đặc biệt ở khí hậu nước ta thường xuyên thay đổi, nhiệt độ lên xuốngthất thường làm cho nguy cơ mắc bệnh càng gia tăng, bệnh thường xảy ra vào tháng

4, tháng 5 và tháng 9, tháng 10 Khi trẻ mắc bệnh sẽ dẫn đến tình trạng ủ rủ, khó

Trang 8

thở, mệt mỏi toàn thân, làm cho trẻ biến ăn, và có thể dẫn đến tình trạng không cânbằng được thành phần dinh dưỡng gây suy dinh dưỡng.

1.1.2 Một số bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ mầm non

Bệnh đường hô hấp không phải là một bệnh mà là một tổ hợp nhiều bệnh xảy

ra ở hệ thống đường hô hấp của trẻ Bệnh đường hô hấp được chia thành hai nhómbệnh chính, đó là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp trên và nhiễm khuẩncấp tính đường hô hấp dưới

1.1.2.1 Bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp trên

Đường hô hấp trên bao gồm: mũi, hầu, họng, xoang và cả thanh quản, đảmnhiệm chức năng chủ yếu là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọckhông khí trước khi đưa vào phổi Do là cơ quan đầu ngoài cùng tiếp xúc với khôngkhí nên đường hô hấp trên dễ bị các tác nhân từ bên ngoài môi trường tấn công gâybệnh [6]

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm của các cơ quan,

bộ phận thuộc đường hô hấp trên, gồm: mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản Nhưvậy, viêm đường hô hấp trên không phải là một bệnh mà là một tổ hợp nhiều bệnh,thường gặp là: Cảm lạnh, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm thanh quản,

Phần lớn nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là những bệnh có mức độ nhẹ,trung bình, có thể tự khỏi, một số dễ dàng chữa khỏi tại nhà bằng các liệu phápthông thường Nhưng khi có viêm đường hô hấp trên thì thường ảnh hưởng đếnđường hô hấp dưới, kể cả các trường hợp mãn tính Ngoài ra, còn gây các bệnh toànthân rất nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, thấp tim, viêm khớp

Trang 9

Cảm lạnh thông thường là một bệnh nhiễm virus trên đường hô hấp mà cụthể là mũi và cổ họng của người bị bệnh Cảm lạnh thông thường là bệnh vô hạinhưng trong thời gian bị bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu thậm chí là cực kỳkhó chịu.

1.1.2.1.2 Bệnh viêm Amidan

Amidan là một cấu trúc giống thịt – trên thực tế là các hạch bạch huyết –nằm ở hai bên phía sau họng Amidan cũng là nơi sản xuất ra kháng thể IgG rất cầnthiết trong miễn dịch Amidan là hệ thống phòng vệ đầu tiên của hệ miễn dịch vàthường đóng vai trò thanh lọc các vi khuẩn hoặc virus muốn xâm nhập vào cơ thểthông qua đường mũi hoặc đường miệng

Khi amidan chống lại sự xâm nhập ồ ạt của vi khuẩn vào mũi họng vượt quámức sẽ xảy ra tình trạng viêm amidan bị sưng, đỏ Hậu quả của sự tập trung tiêudiệt vi khuẩn tại amidan thường để lại xác vi khuẩn và xác bạch cầu, mô hoại tửthành các cục mủ rất hôi, lâu lâu rớt ra khỏi amidan Khi amidan bị viêm nhiều lần,khả năng chống vi khuẩn bị yếu đi, do chính các ổ viêm nằm trong amidan, lại lànơi khởi phát cho những đợt viêm vùng họng.Viêm amidan chiếm tỷ lệ cao ở trẻ

em, thường do vi khuẩn gây ra

Viêm amidan là tình trạng amidan bị nhiễm trùng hay nhiễm khuẩn làm chosưng lên và đau

Viêm amidan là tình trạng amidan bị nhiễm trùng, sưng, đau xảy ra ở mọi lứatuổi Thông thường, amidan có thể tự khỏi mà không cần điều trị Tuy nhiên cótrường hợp amidan bị biến chứng gây khó chịu cho người bệnh nếu không điều trịđúng hướng và kịp thời

Trong trường hợp trẻ bị viêm amidan mãn tính trẻ sẽ ngáy khi ngủ và chủyếu thở bằng miệng Khi nói chuyện, trẻ sẽ phát âm giọng mũi hoặc khó khăn khiphát âm Tình trạng amidan mãn tính nếu không được điều trị kịp thời có thể gây rahội chứng ngưng thở khi ngủ và sẽ ảnh hưởng đến chức năng tai của trẻ

1.1.2.1.3 Bệnh viêm họng đỏ

Trang 10

Viêm họng đỏ là tình trạng viêm niêm mạc họng ở thể cấp tính, thường dovirus hoặc vi khuẩn gây ra Trẻ em là đối tượng thường gặp phải căn bệnh này nhất,chúng có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc cùng với viêm amidan, viêm VA, cúm,…

Viêm họng đỏ là một dạng bệnh viêm họng, gây nên bởi tình trạng viêmnhiễm niêm mạc hầu họng do vi khuẩn hay virus gây ra lây lan với tốc độ nhanh,phân biệt với 2 loại viêm họng còn lại với đặc điểm: niêm mạc hầu đỏ Bệnh viêmhọng đỏ có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng thường gặp ở trẻ em, xuấthiện thường cùng với sổ mũi, cảm cúm, viêm amidan hoặc viêm VA,…

Viêm họng đỏ là một trong 3 loại viêm họng thường gặp cùng với viêm họngtrắng và viêm họng loét gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh

1.1.2.1.4 Bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm,thường có tạo dịch trong hòm nhĩ Dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng

Bệnh viêm tai giữa là bệnh lý về đường hô hấp trên có thể xuất hiện ở nhiềuđối tượng khác nhau, tuy nhiên tỷ lệ bệnh ở trẻ em thường cao hơn cả Việc điều trịchứng bệnh này đòi hỏi người bệnh cần có sự kiên trì trong một thời gian dài, bởinếu không được chữa dứt điểm, bệnh sẽ rất dễ biến chứng sang những tình trạngtrầm trọng hơn

Viêm tai giữa cấp là dạng viêm tai thường gặp nhất, đặc biệt là ở trẻ nhỏ docấu trúc tai chưa được hoàn thiện Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời và tíchcực, viêm tai giữa cấp có thể trở thành viêm tai giữa mãn tính hay các biến chứngnguy hiểm như viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch bên hay liệt dây VIIngoại vi

Bệnh viêm tai giữa bao gồm hai bệnh chính, nhiễm trùng cấp gọi là viêm taigiữa nung mũ hoặc viêm tai giữa cấp; và viêm kèm với tràn dịch gọi là viêm taigiữa hoặc viêm tai giữa xuất tiết Cả hai loại bệnh này có liên quan đến nhau; nhiễmtrùng cấp thường gây viêm và xuất tiết rồi viêm và xuất tiết làm cho trẻ dễ bị nhiễmtrùng tái diễn [4; tr.270]

1.1.2.2 Bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp dưới

Trang 11

Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới thường xảy ra tình trạng bệnh nặnghơn nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, do sự ảnh hưởng từ các bệnh của đường hôhấp trên không được chữa trị tận gốc Thông thường viêm đường hô hấp dướithường có nguy cơ cao biến chứng cao có thể gây tử vong, đặc biệt là đối với các trẻnhỏ.

Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ở trẻ em thường xảy ra vào mùa đôngkhi bố mẹ có xu hướng cho trẻ ở trong phòng kín ít tiếp xúc với không khí tronglành, hay khi cơ quan hô hấp của trẻ bị tổn thương do nhiễm khuẩn vì tiếp xúc vớicác yêu tố như khói bụi, nhiễm lạnh hoặc lây từ người bệnh khác khi tiếp xúc,… [8]1.1.2.2.1 Viêm thanh quản rít

Là do luồng không khí đi qua chỗ hẹp thường nghe thấy các tổn thương củathanh quả như:

Thở rít thanh quản bẩm sinh, chỉ nghe thấy ở thì thở vào và tăng lên khi trẻgiãy giụa, vật vã, mất đi khi ngủ yên hoặc ngủ, thấy rõ từ 3-6 tháng, sau một nămgiảm dần và hết [3; tr.83]

Viêm thanh quản rít thường gặp ở trẻ từ 2-6 tuổi đang bị viêm đường hô hấptrên: đang đem tỉnh giấc lên cơn khó thở, có tiếng thơ rít, co lõm, môi tím, kéo dàivài ba phút đến một tiếng, sau đó trẻ ho húng hắng, tiếng khàn nhưng chơi bìnhthường, chỉ cần ủ ấm, xoa dầu là hết sau đó điều trị viêm đường hô hấp trên

Ngoài ra, còn có thở rít trong viêm thanh quản bạch hầu, viêm thanh quản dosởi, thở rít do dị tật, dị vạt đường thở Đây là những thể nặng cần đưa đến bệnh việnngay [3; tr 84]

Viêm thanh quản là tình trạng viêm thanh quản từ kích thích, lạm dụng hoặcnhiễm trùng

Bên trong thanh quản là dây thanh - hai nếp gấp của niêm mạc bao phủ cơ vàsụn Thông thường dây thanh mở và đóng êm, tạo thành âm thanh thông qua chuyểnđộng và rung động Nhưng trong viêm thanh quản, dây thanh bị viêm hay bị kíchthích Điều này gây ra sưng biến dạng của các âm thanh bởi không khí đi qua

Trang 12

chúng Kết quả là, giọng nói âm thanh khàn Trong một số trường hợp viêm thanhquản, giọng nói có thể trở thành gần như không phát hiện được.

Viêm thanh quản có thể ngắn ngủi (cấp tính) hoặc lâu dài (mãn tính) Hầu hếtcác trường hợp viêm thanh quản được kích hoạt bởi nhiễm virus tạm thời hoặc biếndạng giọng nói và không nghiêm trọng Khàn tiếng kéo dài đôi khi có thể báo hiệumột điều kiện cơ sở y tế nghiêm trọng hơn

hô hấp cấp tính, nhiễm khuẩn huyết và có thể tử vong

Bệnh hay gặp ở trẻ từ 0-3 tuổi, ở trẻ nhỏ mắc bệnh dễ bị nặng hơn so với trẻlớn Viêm phổi là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ, đặc biệt làtrẻ dưới một tuổi, trẻ sơ sinh đẻ non, đẻ yếu, trẻ suy dinh dưỡng Theo thống kê của

tổ chức y tế thế giới, số tử vong của viêm phổi chiếm tỉ lệ 75,5% tổng số tử vongcủa bệnh đường hô hấp.[3; tr.84]

1.1.2.2.3 Bệnh hen ở trẻ em

Hen trẻ em là một bệnh thường gặp do các phế quản bị bít tắc bởi niêmmạc bị phù nề và các đờm rãi, chiếm hơn 20% các bệnh về phổi ở trẻ nhỏ, đứnghàng thứ ba sau bệnh viêm phế quản và viêm phổi

Hen là bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp, dai dẳng ở trẻ có cơ địa dịứng với triệu chứng chính là thở rít tái phát kèm theo rối loạn thông khí tắc nghẽn

có hồi phục

Trang 13

Bệnh hen ở trẻ em là sự khó thở từng cơn, với thở rít, chủ yếu thì thở ra,

có thể kèm theo ho khan hoặc ho có đờm, do tắc nghẽn phế quản, tự hồi phục hoặchồi phục dưới ảnh hưởng của thuốc dãn phế quản [2; tr.22]

1.1.3 Nguyên nhân của các bệnh đường hô hấp

Bệnh đường hô hấp xảy ra chủ yếu là do vi khuẩn và virut và bên cạnh đócòn có một số các yếu tố thuận lợi để mầm bệnh được sinh trưởng và phát triểnmạnh mẽ

“Thủ phạm” gây bệnh đường hô hấp thường được xác định chủ yếu do virusnhư: virus Rhino, Corona, Á cúm Parainfluenza, Adeno, virus hô hấp hợp bào RSV.Bên cạnh đó cũng không ít trường hợp là do vi khuẩn: liên cầu khuẩn tan máu nhóm

A, phế cầu khuẩn, Haemophilus influenzae; hay cũng có thể là nấm Ngoài ra, các

dị nguyên trong không khí, bụi bặm, hóa chất độc hại, khói thuốc lá,… cũng làmtăng nguy cơ mắc bệnh lý này [8]

Bên cạnh tác nhân chính là virut, vi khuẩn thì còn có các yếu tố thuận lợi sauđây: Trẻ suy dinh dưỡng, sinh non, nhẹ cân, sức đề kháng yếu… là yếu tố dễ mắccác bệnh đường hô hấp hơn trẻ bình thường và khi bị các bệnh đường hô hấp thìthời gian điều trị kéo dài hơn, tiên lượng xấu hơn do sức đề kháng của trẻ bị suydinh dưỡng luôn kém hơn những trẻ khác Bên cạnh đó trẻ không được nuôi dưỡngbằng sữa mẹ khi mắc bệnh có nguy cơ tử vong do viêm phổi cao hơn so với trẻđược nuôi dưỡng bằng sữa mẹ Một nghiên cứu ở Brazin (1985) cho thấy: Nếu nguy

cơ tương đối (RR) của tử vong do viêm phổi ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ là 1, thì ởtrẻ đ ược nuôi bằng sữa mẹ + sữa bò là 1,2 và trẻ chỉ được nuôi bằng sữa bò là 3,3

Thời tiết lạnh và thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi gây ra các bệnhđường hô hấp ở trẻ em Trẻ em mắc các bệnh đường hô hấp tăng lên rõ rệt vào cáctháng mùa đông Ở Việt Nam, điều kiện khí hậu thay đổi thất thường, cho nên tỉ lệngười mắc bệnh đường hô hấp càng tăng, ước tính bệnh đường hô hấp đã lấy đi4.000 sinh mạng mỗi năm, trong đó tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 12%.Thời điểm mắc bệnh về đường hô hấp không phải là lúc trời lạnh nhất(tháng 12, 1, 2), mà vào 2 thời điểm giao mùa thời tiết là tháng 4, tháng 5 và tháng

9, tháng 10

Trang 14

Ô nhiễm môi trường như: vệ sinh trong nhà, khói bụi công nghiệp làm ônhiễm không khí,… sẽ tác động đến hệ hô hấp non yếu của trẻ, làm ảnh hưởng đếnhoạt động bảo vệ niêm mạc hô hấp, các lông rung, quá trình tiết chất nhầy cũng nhưhoạt động của các đại thực bào, sự sản sinh các globulin miễn dịch, do đó trẻ dễ bịmắc các bệnh đường hô hấp.

Vitamin A là loại vitamin tan trong chất béo, vitamin A ngoài việc giúp pháttriển về da, mắt, tiết niệu và ống tiêu hóa, nó còn giúp phát triển về đường hô hấpthông qua điều chỉnh hoạt động của hệ miễn dịch bằng cách tạo bạch cầu chống lại

vi trùng và virus gây bệnh Chính vì vậy mà thiếu vitamin A cũng là một nguyênnhân gây ra các bệnh đường hô hấp

1.1.4 Tác hại của bệnh đường hô hấp

Bệnh đường hô hấp tuy là bệnh có thể chữa trị tại nhà và có thể tự khỏinhưng một trong các biến thể nghiêm trọng ấy là tử vong, do đồng nhiễm bệnhđường hô hấp trên - dưới và chúng tự làm nặng lẫn nhau Biến thể cũng hay gặp đó

là biến chứng viêm đường hô hấp dưới nếu viêm đường hô hấp trên không được xửtrí đúng đắn và đúng mức Do đó, với một bệnh hết sức thông thường như cảm lạnhtrong mùa đông thì có thể đưa đến viêm phổi, nhất là ở trẻ em Ngoài những biếnchứng này thì viêm đường hô hấp trên thể nặng, thể do vi khuẩn dễ gây ra nhữngbiến chứng cơ thể khác như viêm não, viêm tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp

Bên cạnh những biến chứng nguy hiểm đó thì khi mắc bệnh về đường hô hấpthường làm cho trẻ khó chịu, mệt mỏi, uể oải, li bì Bệnh còn gây ra cho trẻ nhữngtác hại vô cùng nghiêm trọng như là trẻ không uống được hoặc bỏ bú, làm cho trẻ bịthiếu hụt chất dinh dưỡng, khi không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì sẽ làm chotrẻ không đủ sức đề kháng chống lại bệnh tật

Khi bị các bệnh về đường hô hấp thì cơ thể của trẻ có thể bị hạ nhiêt độ,nhưng thông thường vẫn là sốt cao Trẻ bị sốt cao kéo dài hay nhiệt độ lên quá caonếu không được hạ sốt kịp thời thì sẽ dẫn đến tình trạng nặng hơn là gây ra co giật.Khi trẻ đã phát co giật một lần rồi, thì lần sau chỉ cần trẻ bị sốt lại sẽ nhanh chónggây ra co giật và sẽ ảnh hưởng kéo dài đến trẻ

Trang 15

Ngoài ra, khi mắc bệnh về đường hô hấp còn làm cho trẻ ngủ li bì, khó đánhthức Khi gọi trẻ dậy trẻ nghe thấy và mở hé mắt ra nhìn, sau đó lại tiếp tục ngủtiếp, khó có thể đánh thức dậy được.

1.1.5 Biểu hiện của bệnh đường hô hấp

Những biểu hiện của căn bệnh này rất đa dạng và mức độ nặng nhẹ cũng tùythuộc vào độ tuổi và cơ địa của trẻ Tuy nhiên cha mẹ và giáo viên mầm non có thểquan sát những triệu chứng ngay lúc bệnh mới bùng phát như trẻ sốt cao, hắt hơi, sổmũi, chảy mũi, ngạt mũi, tắc mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, lạc tiếng, giọng mũi,khản đặc có khi mất tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp… Sau đó, trẻ sẽ thởgấp, tình trạng tệ hơn có thể là lồng ngực trẻ bị lõm vào khi hít thở Nếu như không

xử lý nhanh chóng thì dẫn đến hôn mê, co giật và thậm chí trẻ tử vong

Đặc điểm quan trọng của viêm đường hô hấp trên là thời gian ủ bệnh ngắn,tốc độ biểu hiện bệnh nhanh và các biểu hiện mang tính ồ ạt Chính vì thế mà sốttrong các bệnh của viêm đường hô hấp trên thường là sốt cao và thành cơn Thânnhiệt thường là 39˚C trở lên Đi kèm với sốt là hắt hơi, sổ mũi, người bệnh hắt hơinhiều hơn mức bình thường, có khi đến 4-5 cái/một lần và xuất hiện nhiều lần trongngày Có khi hắt hơi đến rát cả mũi họng Sau đó người bệnh sẽ bị chảy dịch mũivới đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi [6]

Bên cạnh những biểu hiện chung này, còn tùy thuộc vào từng bệnh trong cácnhóm bệnh về đường hô hấp mà trẻ có các biểu hiện bệnh khác nhau Trong bệnhviêm tai giữa, trẻ có các biểu hiện bệnh khác ngoài những biểu hiện chung trên Trẻ

có biểu hiện đau tai ngày càng tăng, đau sâu trong tai theo nhịp đập của mạch, ù tai,chóng mặt, nghe kém Nếu để bệnh biến chyển nặng hơn sẽ gây ra các triệu chứngviêm tai [3; tr.81]

Bên cạnh các triệu chứng bệnh lý tại đường hô hấp, nhiều bệnh nhân có bệnh

lý hô hấp lại có biểu hiện toàn thân như sốt, gầy sút; biểu hiện ở các cơ quan, bộphận khác, sau đó mới được phát hiện các bệnh hô hấp, chẳng hạn bệnh nhân ungthư phổi có thể có biểu hiện ban đầu là đau xương, khớp, ngón tay sưng to, hoặc đôikhi bệnh nhân đi khám vì đau đầu, liệt nửa người…

Trang 16

1.1.6 Cách chăm sóc cho trẻ khi mắc bệnh đường hô hấp

Khi trẻ mắc bệnh thường rất biến ăn nên cha mẹ phải lưu ý cho trẻ ăn đủ cácchất dinh dưỡng, cho trẻ ăn và bú nhiều lần trong ngày nếu như còn bú mẹ Nếu trẻ

bị nghẹt mũi thì nhanh chóng làm thông thoáng bằng cách nhỏ dung dịch nướcmuối sinh lý Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý bổ sung nước cho trẻ để cơ thể đủ sứcchống lại bệnh tật Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ nếu chưa có

sự cho phép của bác sĩ [6]

Khi trẻ mắc bệnh cha mẹ phải luôn túc trực bên cạnh để theo dõi trẻ Trườnghợp phát hiện trẻ tím tái, thở dốc, và sốt hơn 39 độ thì phải hạ sốt cho trẻ ngay.Tránh tình trạng để cho trẻ lên cơn co giật

Trẻ mắc bệnh thường có những biểu hiện ra ngoài như ho, khò khè, đauhọng, sổ mũi,… cần vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng cho trẻ, đồng thời có thể đưa trẻ đikhám để cho trẻ sử dụng thuốc điều trị, và phải theo sự hướng dẫn của thầy thuốc

Cho trẻ uống đủ nước và ăn uống nhiều chất có vitamin C để tăng sức đềkháng chống cự lại với bệnh tốt hơn

Bệnh đường hô hấp ở trẻ nhỏ rất dễ bị tái phát nếu không được chăm sóc kỹlưỡng, chính vì vậy mà cha mẹ và giáo viên mầm non phải điều trị dứt điểm bệnhcho trẻ

Tuy rằng trẻ đã được giáo dục phần nào để bảo vệ sức khỏe, nhưng trẻ chưa

có đủ khả năng để có thể tự bảo vệ chính mình, nên cha mẹ phải là người đầu tiêncần chăm sóc, bảo vệ cho trẻ bằng vệ sinh hàng ngày cho trẻ, đặc biệt là vệ sinh taimũi họng bằng nước muối sinh lí Cần chú ý giữ ấm cho trẻ vào ngày lạnh, thời tiếtchuyển mùa và thoáng mát khi trời nóng Tuy nhiên, để trẻ đủ sức chống lại những

Trang 17

vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp các bậc phụ huynh cần tăng cường sức đềkháng, hệ miễn dịch cho trẻ

Môi trường xung quanh trẻ là một phần yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn vàvirut sâm nhập gây bệnh Đặc biệt bệnh về đường hô hấp rất dễ lây lan từ người nàysang người khác, không cho trẻ đến trường khi đang mắc bệnh và không đưa trẻ đếnnhững nơi có mầm bệnh dễ xâm nhập như bệnh viện, không để trẻ tiếp xúc vớingười đang có bệnh, Bên cạnh đó cũng cần phải giữ cho môi trường sống của trẻđược sạch sẽ, thoáng mát, đồ dùng đồ chơi của trẻ đảm bảo hợp vệ sinh, không dơbẩn, chứa nhiều vi khuẩn [7]

Có nhiều cách để cha mẹ tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ như bổ sungVitamin C để ngăn ngừa cảm cúm, đẩy lùi các tế bào có hại ra ngoài tế bào bạchcầu, phục hồi các tế bào bị tổn thương Bổ sung vitamin A là một biện pháp giúp trẻtăng cường chức năng hệ thống miễn dịch, tăng khả năng chống lại các virut của tếbào, tăng chức năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp,… Ngoài ra, cần bổ sung haichất khoáng có hàm lượng nhỏ trong cở thể nhưng rất quan trọng đó là Kẽm vàSelen Kẽm giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật do thúc đẩy tế bào miễn dịch hoạtđộng hiệu quả hơn Selen là một chất giải độc kỳ diệu loại bỏ các kim loại nặng độchại khỏi cơ thể Thiếu Selen làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơmắc bệnh nhiễm khuẩn Vì vậy, cha mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu kẽm vàselen giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ nhỏ, giúp trẻ phòng chống các bệnh đường

hô hấp bằng các thực phẩm như cá, hải sản, thịt gia cầm, đậu hạt… Và duy trì chế

độ ăn uống hợp lý đầy đủ các chất dinh dưỡng

Trẻ nhỏ cần được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ngay từ lúc mới sinh cho đến 6tháng tuổi, sau đó tiếp tục cho bú càng lâu càng tốt và kèm theo ăn dặm để tăng cácchất dinh dưỡng cho trẻ Trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòngcác bệnh về đường hô hấp như cúm,viêm phổi, viêm tai giữa,…

Không chỉ người hút thuốc mới mắc các bệnh đường hô hấp mà ngay cảngười hít phải khói thuốc là cũng đã có rất nhiều trường hợp mắc bệnh Chính vìvậy mà bậc cha mẹ phải bảo vệ sức khỏe cho con em mình bằng cách không hútthuốc lá hay không cho trẻ đến gần nơi có khói thuốc lá, khi trẻ hít phải khói thuốc

Trang 18

lá có nguy cơ trẻ dễ bị còi xương, viêm phổi, trí tuệ chậm phát triển, suy dinhdưỡng.

1.2 Đặc điểm sinh lý của trẻ mầm non liên quan đến bệnh đường hô hấp

Sự hô hấp là một đặc trưng cơ bản của con người và động vật Hô hấp là haiđộng tác hít vào và thở ra, không khí từ bên ngoài vào phổi khi hít vào và ngược lạikhi thở ra Quá trình trao đổi khí giữa không khí và tế bào được thực hiện gián tiếpqua sự trao đổi khí và máu

Cơ thể chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi được cung cấp các chất dinhdưỡng và oxy, đồng thời thải ra ngoài các sản phẩm của quá trình phân hủy, trướchết là khí cacbonic do cơ quan hô hấp thực hiện [5; tr.148]

Ngay khi lọt lòng chức năng sinh lý của trẻ đã được hình thành và dần pháttriển hệ hô hấp của trẻ sơ sinh thực hiện chức năng thở ngay sau khi trẻ được sinh

ra, khi trẻ con khóc đó là lúc nó đang thực hiện một phản xạ không điều kiện để cóthể sống sót

Cấu tạo của hệ hô hấp gồm hai bộ phận chính là bộ phận dẫn khí và bộ phậnthở Bộ phận dẫn khí gồm khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, bộ phận thởhay còn gọi là bộ phận hô hấp gồm hai lá phổi [5; tr.148]

1.2.1 Khoang mũi

Khoang mũi là phần đầu tiên của hệ thống cơ quan hô hấp trong khoang mũi

có các lông mũi, niêm mạc mũi với hệ thống mao mạch dày đặc và các tuyến nhầy.[5; tr.148]

Ở trẻ sơ sinh khoang mũi và khoang hầu tương đối nhỏ và ngắn, nên khôngkhí vào mũi không được lọc sạch, sưởi ấm một cách đầy đủ Niêm mạc mũi mềmmại, có nhiều mạch máu Tổ chức họng ít phát triển, ít bị chảy máu cam, nhưng khi

bị sổ mũi dễ gây tắc thở Khả năng bảo vệ của lớp niêm mạc mũi yếu, nên nhữngkích thích tác động vào niêm mạc đều gây rối loạn nhịp thở và hoạt động của hệ timmạch Mặc khác, các xoang mũi chưa phát triển đầy đủ Trẻ dưới một tuổi chưa cóxoang trán, xoang hàm trên Trẻ từ 12 tuổi các xoang này mới phát triển [5; tr.154]

1.2.2 Thanh quản

Trang 19

Thanh quản tiếp giáp với khoang mũi, nó là một liên kết sụn gồm sụn nhẫn,sụn phiễu, sụn giáp và sụn thanh nhiệt (nhờ có sụn này mà thức ăn không bị lọt vàođường hô hấp) Các sụn trên nối với nhau và với các bộ phận khác bằng các dâychằng Ngoài ra, trong thanh quản còn có các cơ và dây thanh âm Các cơ thanhquản có tác dụng khép thanh môn, mở thanh môn và làm căng dây thanh âm Dâythanh âm có tác dụng phát ra âm thanh Thanh quản có chức năng dẫn khí và phátthanh âm [5; 148]

Trẻ em dưới 6 -7 tuổi khe thanh âm ngắn, thanh đới ngắn nên trẻ có giọngnói cao hơn Từ 12 tuổi trở đi thanh đới của con trai dài hơn so với thanh đới củacon gái

1.2.3 Khí quản

Khí quản tiếp theo thanh quản, nó là một ống trụ, gồm từ 16-20 vành sụnhình móng ngựa (nghĩa là gồm những vòng sụn không đầy đủ, phần không có sụnhướng về phía thực quản và xương sống để khí quản khỏi bị dẹp và không cản cácviên thức ăn di chuyển trong thực quản) Mặt trong của khí quản có các tiêm mao vàmàng tiết dịch nhầy Khí quản có chức năng lọc sạch không khí và dẫn khí [5; 149]

Trẻ dưới 4-5 tháng khí quản có hình phiễu, sau này biến đổi dần dần và cóhình trụ

1.2.4 Phế quản

Phế quản tiếp theo khí quản, nó có hai nhánh: phế quản phải và phế quảntrái Mỗi phế quản cùng với các động và tĩnh mạch, cũng như các tổ chức thần kinhtrên nó tạo thành cuống phổi Phế quản có cấu tạo giống như khí quản, nhưng cácvòng sụn hoàn toàn tròn [5; 149]

Phế quản phải rộng và dốc hơn phế quản trái, vì vậy dị vật dễ rơi vào khíquản phải

1.2.5 Phổi

Phổi của trẻ em được lớn dần theo độ tuổi Về khối lượng, ở trẻ sơ sinh phổikém phát triển, chỉ nặng 50-60g Trẻ 6 tháng, phổi nặng gấp đôi, trẻ 1 tuổi phổinặng gấp ba, trẻ 12 tuổi phổi nặng gấp 10 lần so với lúc mới đẻ

Trang 20

Về thể tích của hai lá phổi: Ở trẻ sơ sinh thể tích của hai lá phổi là 70 cm³.Trẻ 15 tuổi: tăng gấp 10 lần, người lớn thể tích này tăng gấp 20 lần so với lúc mớiđẻ.

Các tổ chức của phổi ở trẻ ít đàn hồi nên dễ bị xẹp phổi, giãn phế quản nhỏkhi bị viêm phổi, ho gà Phổi của trẻ giàu mao mạch nên diện tiếp xúc giữa máu vàkhông khí phế nang cũng tương đối lớn hơn ở người lớn Điều này phù hợp vớicường độ trao đổi rất lớn của cơ thể trẻ đang trên đà phát triển [5; tr 155]

Ở trẻ em màng phổi mỏng, dễ bị giãn khi hít vào sâu, hoặc khi bị tràn khí,tràn dịch màng phổi

Trang 21

CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP PHÒNG CÁC BỆNH HÔ HẤP CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC ANH ĐÀO – THÀNH PHỐ HUẾ 2.1 Thực tiễn biện pháp phòng các bệnh đường hô hấp cho trẻ ở trường mầm non Tư Thục Anh Đào – Thành Phố Huế

2.1.1 Tổng quan về trường mầm non nghiên cứu

Trường mầm non tư thục Anh Đào được xây dựng những năm 1977, ban đầuchỉ là những nhóm lớp để phụ huynh gửi trẻ và để các soeur Dòng Con Đức Mẹ VôNhiễm thực hiện linh đạo của hội Dòng: Giáo dục văn hóa cho giới trẻ Trước nhucầu gửi trẻ ngày càng cao và được sự tín nhiệm của phụ huynh Ban giám hiệu nhàtrường quyết định xây thêm những lớp học mới Năm 2013 trường đã xây dựngthành hai dãi nhà hai tầng và mở thêm nhiều lớp học mới, đến nay trường có 10 lớp,trong đó hai lớp nhà trẻ, 8 lớp mẫu giáo (3 lớp mẫu giáo bé, 3 lớp mẫu giáo nhỡ, 2lớp mẫu giáo lớn) và một số phòng chức năng phòng hội rộng lớn

Năm học 2016 – 2017, ban giám hiệu nhà trường gồm có một hiệu trưởng vàhai hiệu phó: Hiệu phó chuyên môn và hiệu phó bán trú, toàn trường có 400 cháuvới 21 giáo viên đứng lớp (tất cả giáo viên ở đây đều được lương theo hợp đồng),cùng với 11 nhân viên (cấp dưỡng, vệ sinh, dạy đàn, dạy múa, dạy tiếng anh…).Nhà trường đang nâng dần đầu tư thêm về cơ sở vật chất cũng như đầu tư cho giáoviên của trường được nâng cao trình độ nghiệp vụ

Trường rất chú trọng công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ Ngoài ra, trường còn

tổ chức công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học đến cacbậc phụ huynh và trong cộng đồng qua bản tin phụ huynh, nội dung phong phú vàđược thay đổi thường xuyên với hình thức đẹp, dễ đọc, dễ xem và trao dổi trực tiếpvới phụ huynh lúc đón trẻ và trả trẻ hàng ngày

Trường mầm non tư thục Anh Đào là trường đi đầu về các phong trào xã hội

so với các trường mầm non ở phía bắc sông Hương Trường đã làm tốt công tác xãhội hóa giáo dục và thực hiện phối hợp chặt chẽ với gia đình Trong nhiều năm qua,trường đã tích cực tham gia các hội thi do thành phố, tỉnh tổ chức và đạt được nhiềuthành tích đáng kể Năm học 2007-2008, trường đạt giải nhất toàn đoàn, giải nhấtđơn ca, giải nhì múa trong hội thi” Tiếng hát giáo viên 20-11”; đạt 2 giải nhì và 1giải 3 cấp thành phố trong hội thi” Bé vẽ tranh môi trường Xanh - Sạch - Đẹp”; đạt

Trang 22

giải nhì trong hội thi “ Làm đồ dùng đồ chơi”; đạt giải ba trong hội thi “Giáo án,viết sáng kiến kinh nghiệm”; đạt giải nhất trong hội thi giáo viên dạy giỏi khối mầmnon tư thục do thành phố Huế tổ chức Năm học 2008-2009 trường được giải nhấttrong hội thi môi trường “Thân thiện - An toàn - Xanh - Sạch - Đẹp” Từ năm 2003đến nay, trường nhiều năm liền được UBND thành phố Huế khen thưởng trườngtiên tiến cấp thành phố và Công đoàn được công nhận là Công đoàn cơ sở vữngmạnh Năm học 2008-2009, trường được Công đoàn ngành giáo dục tỉnh ThừaThiên Huế tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn Hiệnnay, Ban Giám hiệu nhà trường đang nỗ lực để đạt được cấp độ 2 của tiêu chítrường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2005-2010.

Với những thành tích đạt được trên tất cả các mặt, tháng 9/2006, Trườngmầm non tư thục Anh Đào đã làm lễ nhận Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốcgia giai đoạn 2002-2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế

2.1.2 Khảo sát nhận thức của giáo viên về bệnh hô hấp ở trẻ mầm non

2.1.2.1 Tầm quan trọng của việc phòng bệnh

Để có thể thấy được nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việcphòng bệnh đường hô hấp cho trẻ, tôi đã tiến hành khảo sát các giáo viên để xin ýkiến từ giáo viên Kết quả sau khi khảo sát là tất cả các giáo viên điều cho rằng việcphòng bệnh cho trẻ là một điều rất quan trọng, với tỉ lệ đạt được là 100% Có thểnói, đây là một điều rất quan trọng trong việc phòng bệnh cho trẻ, giáo viên chỉ cóthể phòng bệnh cho trẻ hiệu quả nhất khi cho rằng việc đó là một việc làm rất cầnthiết, còn nếu như cho rằng nó không cần thiết thì sẽ không bao giờ có việc phòngbệnh cho trẻ

2.1.2.2 Những bệnh đường hô hấp hay gặp ở trẻ

Bảng 2.1: Nhận thức của giáo viên về những bệnh đường hô hấp hay gặp ở trẻ

Trang 23

STT Bệnh đường hô hấp Mức độ xảy ra

Qua bảng 2.1 cho thấy giáo viên của trường mầm non Anh Đào vẫn còn chưanhận biết rõ về những bệnh đường hô hấp hay xảy ra ở trẻ Nhận định có tỉ lệ caonhất của giáo viên là bệnh viêm mũi, bệnh này rất thường xuyên xảy ra khi trẻ mắcbệnh đường hô hấp với tỉ lệ giáo viên chọn câu trả lời có mức độ cao nhất (chiếm65%)

Về bệnh viêm tai giữa ở trẻ, giáo viên đã nhận định chưa đúng về mức độxảy ra của bệnh, với tỉ lệ 45% cho mức độ không xảy ra bệnh này Có thể thấy nhậnthức của giáo viên về bệnh này còn rất thấp, bệnh viêm tai giữa là bệnh xảy ra ở trẻnhỏ nhiều nhất, do cấu trúc tai của trẻ chưa được hoàn thiện Với kết quả thu đượcnày, có thể do chưa có trường hợp bệnh nào như vậy xuất hiện ở trẻ tại trường mầmnon tư thục Anh Đào nên giáo viên chưa có kiến thức về bệnh này Bên cạnh đó cácbệnh khác về đường hô hấp theo nhận định của các giáo viên thì đa số là bệnh chỉ ởmức độ ít xảy ra và thỉnh thoảng xảy ra mà thôi, trong khi những bệnh này là nhữngbệnh thường xuyên và rất thường xuyên xảy ra ở trẻ

Như vậy, nhìn chung mức độ hiểu biết của giáo viên về các bệnh đường hôhấp ở trẻ chỉ đạt đến mức độ trung bình khá, có một số bệnh các giáo viên nhậnthức còn sai lệch Khi nhận thức chưa chính xác về bệnh có thể sẽ có thể dẫn đếnviệc khi trẻ mắc bệnh mà giáo viên không biết để kịp thời phối hợp với phụ huynhchữa trị cho trẻ, và có nguy cơ làm lây lan mầm bệnh đến với các trẻ khác

Ngày đăng: 12/09/2018, 22:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Thị Ái (2005), Giáo trình Giải Phẩu Sinh Lý – Vệ Sinh Phòng Bệnh Trẻ Em, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Giải Phẩu Sinh Lý – Vệ Sinh Phòng Bệnh Trẻ Em
Tác giả: Bùi Thị Ái
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2005
3. Lê Thị Hoa Mai – Trần Văn Dần, Giáo trình Phòng Bệnh Và Đảm Bảo An Toàn Cho Trẻ Mầm Non, Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phòng Bệnh Và Đảm Bảo An ToànCho Trẻ Mầm Non
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
4. Bộ Môn Nhi, Trường Đại Học Y Dược Huế (2013), Giáo trình Nhi khoa tập 1.Nxb Đại Học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nhi khoa tập 1
Tác giả: Bộ Môn Nhi, Trường Đại Học Y Dược Huế
Nhà XB: Nxb Đại Học Huế
Năm: 2013
5. TS.Lê Thanh Vân, Giáo Trình Sinh Lý Học Trẻ Em, Nxb Giáo Dục 6. http://cottuf.vn/mot-benh-ve-duong-ho-hap-o-tre-em.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo Trình Sinh Lý Học Trẻ Em
Nhà XB: Nxb Giáo Dục6. http://cottuf.vn/mot-benh-ve-duong-ho-hap-o-tre-em.html
2. Ngô Thị Hoa (2013), Trường Cao Đẳng Y Tế Huế Giáo trình Chăm Sóc Sức Khỏe Trẻ Em Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w