Quản lý hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Tháng Tư (Trang 40)

b. Tình hình tài sản nguồn vốn

2.2.3. Quản lý hàng tồn kho

Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải tiến hành dự ttrữ một lượng hàng hoá, nguyên vật liệu, nhất định phù hợp với đặc điểm, quy mô kinh doanh và khả năng về vốn của mình. đồng thời sử dụng hợp lý ,tiết kiệm vốn lưu động.

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần VNĐ 53.930.913.846 60.642.020.000 65.271.488.504 Các khoản phải thu bình quân VNĐ 1.371.573.925 2.011.407.589 1.760.608.187 Vòng quay khoản phải thu Vòng 39,32 30,15 37,07 Kì thu tiền bình quân Ngày 9,16 11,94 9,71

Do các chu kỳ kinh doanh tiến hành không độc lập với nhau mà kế tiếp nhau (chu kỳ trước chưa kết thúc chu kỳ sau lại bắt đầu) nên trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh luôn tồn đọng một lượng tài sản ngắn hạn nhất định. Sự tồn đọng này là cần thiết nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và có hiệu quả. Những tài sản đó gọi chung là hàng tồn kho. Cụ thể, đối với doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho gồm nguyên vật liệu dự trữ trong kho chuẩn bị cho sản xuất, sản phẩm dở dang dự trữ trong các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, thành phẩm dự trữ trong kho để chờ bán.

Bảng 2.9. iá trị các thành phần trong hàng tồn kho các năm

Đơn vị. VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2006 Năm 2005

Hàng tồn kho 2.948.359.302 5.942.752.722 7.328.906.688 NVL tồn kho 236.475.260 690.247.194 608.541.879 Công cụ dụng cụ 569.257.890 661.467.310 678.582.400 Hàng hóa 127.530.890 349.167.900 531.786.750 Chi phí SXKD dở dang 2.015.095.262 4.241.870.318 5.509.995.659

(Nguồn: Trích báo cáo hàng tồn kho của Công ty TNHH Tháng Tư)

Dựa vào biểu đồ tỷ trọng hàng tồn kho của từng năm 2011 – 2013 cho thấy được chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn. Đặc điểm này cũng dễ hiểu vì Công ty là công ty xây dựng, các công trình xây dựng có thể phải thực hiện trong nhiều năm. Khi công trình chưa hoàn thiện thì chưa thể giao cho khách hàng và thu được tiền. Chi phí SXKD dở dang có xu hướng tăng từ 2011 – 2013, nguyên nhân chủ yếu chính là bước sang năm 2012 và 2013 ngành xây dựng có khả năng phát triển tốt hơn, các chính sách hỗ trợ của nhà nước kiến thiết lại cơ sở hạ tầng giúp Công ty nhận được một số công trình lớn.

42

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ tỷ trọng hàng tồn kho giai đoạn năm 2011 - 2013

Một số thành phần trong hàng tồn kho như NVL tồn kho cũng có biến đổi lớn từ năm 2011 – 2012. Nhưng lượng tăng NVL tồn kho này là hợp lý vì Công ty khi nhận được nhiều công trình thì việc dự trữ NVL để phục vụ quá trình thi công cũng phải tăng để đảm bảo tốt nhất cho tiến độ thi công. NVL tồn kho từ năm 2012 đến năm 2013 không có biến động lớn, công ty vẫn duy trì ổn định mức nguyên vật liệu dữ trữ vì nhiều công trình năm 2012 vẫn phải tiếp tục thi công sang năm 2013. Yếu tố công cụ dụng cụ phục vụ thi công của Công ty không có biến đổi mạnh. Năm 2012 công ty mua thêm một số dụng cụ để bổ sung nhằm phục vụ thi công được tốt hơn. Hàng hóa của công ty tăng dần qua các năm từ 2011 – 2013, lượng hàng hóa này chủ yếu là các loại gạch lát nền, kính, thiết bị vệ sinh mà công ty kinh doanh thêm.

8.02% 19.31% 19.31% 4.33% 68.35% Năm 2011 NVL tồn kho Công cụ dụng cụ Hàng hóa Chi phí SXKD dở dang 11.61% 11.13% 5.88% 71.38% Năm 2012 8.30% 9.26% 7.26% 75.18% Năm 2013

Để thấy được sự lưu chuyển và linh động của hàng tồn kho trong Công ty ta cần xem bảng số liệu sau:

Bảng 2.10. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá vốn hàng

bán VNĐ 48.186.265.350 54.930.566.642 58.749.538.741 Hàng tồn kho

bình quân VNĐ 2.948.359.302 5.942.752.722 7.328.906.688 Doanh thu thuần

VNĐ 53.930.913.846 60.642.020.000 65.271.488.504 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 16,34 9,24 8,02 Hệ số đảm nhiệm HTK Đồng 0,05 0,10 0,11 Thời gian 1 vòng quay HTK Ngày 22,03 38,95 44,91 (Nguồn:Tự phân tích)  Vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này giảm dần qua 3 năm chứng tỏ mức vận động của hàng tồn kho để tạo ra lợi nhuận càng giảm. Năm 2013 là 8,02 vòng giảm 5,32 vòng so với năm 2011. Nguyên nhân là do hàng tồn kho tăng nhanh trong năm 2012 và 2013. Trong hai năm này công ty nhận được nhiều dự án xây dựng lớn và để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu cung cấp cho các công trình cần dự trữ lượng hàng tồn kho lớn hơn. Tuy nhiên Công ty cũng rất cần xem xét mức độ lưu động của lượng hàng này tránh gây ứ đọng tổn thất cho Công ty.

 Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho

Cả 3 năm hệ số này được duy trì ở mức thấp 0,05 đến 0,11 so với hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho trung bình của ngành là 0,24 (cuối năm 2012) thì con số này thấp hơn nhiều. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho hàng tồn kho vẫn rất tốt. Tuy nhiên Công ty cần có biện pháp ngăn chặn việc tăng hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho như hiện nay.

 Thời gian một vòng quay hàng tồn kho

Tăng dần qua các năm,từ năm 2011 đến năm 2012 tăng khá nhiều 16,92 ngày do còn nhiều công trình dở dang trong năm 2012 chưa kịp hoàn thiện làm hàng tồn kho tăng

44

hơn một tháng là doanh nghiệp lại bắt đầu một chu trình hàng tồn kho mới chứng tỏ hoạt động sản xuất của công ty liên tục và hiệu quả.

Tăng số vòng quay hàng tồn kho hay giảm hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho hoặc giảm thời gian 1 vòng quay hàng tồn kho đều nhằm làm tăng tốc độ luân chuyển HTK của công ty. Tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là rút ngắn thời gian hàng tồn kho nằm trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh như dự trữ, sản xuất và lưu thông. Đồng thời là điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất kinh doanh, để doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô của quá trình sản xuất mà không cần tăng thêm vốn đầu tư. Tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho còn góp phần giúp doanh nghiệp giảm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp thoả mãn các nhu cầu sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Tháng Tư (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)