b. Tình hình tài sản nguồn vốn
3.3.1. Kiến nghị với các Ngân hàng
Ở Việt Nam các ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, thanh toán của các doanh nghiệp. Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn tài trợ hữu hiệu và đắc lực nhất đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường. Công ty TNHH Tháng Tư là doanh nghiệp xây dựng tư nhân vì vậy chưa có sự tin tưởng của ngân hàng, khi vay vốn cần rất nhiều thủ tục rườm rà. Nhưng trong quá trình sản xuất kinh doang nguồn vốn vay của Ngân hàng thực sự quan trọng. Do vậy những quyết định của ngân hàng sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty là một doanh nghiệp vừa và nhỏ vì vậy ngân hàng nên có những chính sách ưu đãi về lãi suất, về thời hạn và những điều kiện thủ tục khi cấp tín dụng tạo cho công ty niềm tin về sự đảm bảo của ngân hàng từ đó phát triển quan hệ gắn bó và lâu dài hơn.
Như đã phân tích ở chương II, do đặc thù hoạt động công ty luôn cần một lượng TSNH lớn và thường xuyên vì vậy các ngân hàng cần nhìn nhận nhu cầu hợp lý của công ty và coi công ty như một khách hàng lớn, đầy triển vọng cho hoạt động lâu dài. Mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng là lãi suất và điều kiện thanh toán. Lãi suất hiện nay tại các ngân chưa thực sự hấp dẫn đối với công ty. Lãi phải trả cho các khoản vay ngân hàng vẫn còn là một khoản chi phí không nhỏ trong tổng chi phí làm giảm lợi nhuận đáng kể của công ty.
Thủ tục vay vốn ngân hàng hiện nay cũng rất phức tạp. Ngân hàng trước khi quyết định cho vay đòi hỏi các doanh nghiệp phải thỏa mãn rất nhiều điều kiện về thế chấp lập khế ước rất khó khăn mà các doanh nghiệp khó có thể đáp ứng ngay trong một thời gian ngắn. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp lại muốn huy động một lượng
vốn lớn một cách nhanh chóng. Vì vậy nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn chứ chưa nói đến việc sử dụng vốn có hiệu quả. Nói chung các doanh nghiệp đều rất ngại khi vay vốn của ngân hàng. Vì vậy thiết nghĩ nhà nước cần tiếp tục có những điều chỉnh nhằm khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, ch ng hạn như:
Ngân hàng cần đưa ra những cải cách trong cấp tín dụng (đặc biệt là các khoản tín dụng ngắn hạn) giúp công ty nhanh chóng, linh hoạt trong huy động vốn đáp ứng nhu cầu ngắn hạn. Công ty và ngân hàng cần làm việc và đánh giá tính khả thi của những chiến lược phát triển nhằm tài trợ cho công ty các nguồn dài hạn, tránh xác định không đúng nhu cầu vay vốn của công ty, dẫn đến những khoản nợ khó đòi.
Ngân hàng phải tính toán một cách hợp lý sao cho lãi suất tiền vay luôn nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của các doang nghiệp. Khung lãi suất do ngân hàng nhà nuớc quy định cho các ngân hàng thương mại phải bảo đảm vừa kích thích công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả vừa hỗ trợ tạo điều kiện cho công ty tiến hành kinh doanh thuận lợi. Như vậy công ty sẽ có cơ hội để mở rộng sản xuất kinh doanh còn các ngân hàng lại có thể giải ngân vốn, đem lại lợi ích cho cả hai bên, phát triển kinh tế đất nước.