phát triển kỹ năng quan sát cho trẻ 34 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh ở trường mầm non vỹ dạ.Một trong những nền tảng để đất nước phát triển đi lên đó là trí thức, mà kho tàng trí thức của nhân loại ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhận thức được điều này, trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo. Đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu và đầu tư có chiều sâu, việc phát triển con người, nguồn nhân lực trung tâm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, gữi gìn bản sắc văn hoá dân tộc và cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì vậy mà giáo dục trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là rất cần thiết. Giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, là khâu đầu tiên quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diên cho trẻ, tạo cơ sở cho quá trình phát triển sau này của trẻ. Một trong những mục tiêu của giáo dục mầm non là giáo dục trẻ “Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kĩ năng cơ bản cần thiết khi bước vào trường phổ thông để tiến tới lĩnh hội kiến thức sâu rộng”. Trẻ ở lứa tuổi mầm non tiếp thu kiến thức thông qua các hoạt động. Hoạt động làm quen với môi trường xung quanh là một bộ phận quan trọng, tạo cơ hội điều kiện cho trẻ được quan sát các sự vật và hiện tượng xung quanh, có tác dụng góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện, trong đó có giáo dục tình cảm, trí tuệ, thầm mĩ, đạo đức cho trẻ. Khi trẻ được làm quen với môi trường xung quanh, trẻ sẽ được hòa mình với những thứ gần gũi xung quanh chúng từ đó việc tiếp thu những kiến thức và những kĩ năng đối với trẻ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.Trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh thì hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh cũng có vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Thiên nhiên vô sinh là tập hợp các yếu tố có bản chất vô cơ, có mặt ở khắp nơi xung quanh chúng ta, nó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của động thực vật, con người và ngược lại, nó cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố hữu sinh. Do vai trò quan trọng của nó đối với đời sống con người và ảnh hưởng của nó đến thiên nhiên hưu sinh, nên việc hướng dẫn cho trẻ làm quen với thiên nhiên vô sinh là rất quan trọng.Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển được khả năng quan sát của trẻ trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh. Giúp trẻ phát huy được tính tích cực và chủ động trong quan sát, từ đó trẻ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, vốn trí thức của trẻ phong phú, hình thành những biểu hiện chính xác về các sự vật, hiện tượng trong thế giới thiên nhiên vô sinh. Vì quan sát là một kĩ năng vô cùng quan trọng là cơ sở ban đầu, đặt nền móng vững chắc cho những kĩ năng của nhận thức và sự phát triển trí tuệ của trẻ sau này. Quan sát cũng là yếu tố đầu tiên giúp trẻ tiếp nhận kiến thức về mọi mặt của đối tượng một cách dễ dàng và chính xác hơn khi khám phá chúng.Tuy nhiên trong thực tế, việc vận dụng khả năng quan sát của trẻ vào các hoạt động còn chưa được quan tâm nghiên cứu thoả đáng để đúc kết thành lý luận phổ biến trong ngành giáo dục mầm non. Hiện nay trong ngành giáo dục mầm non, đa số các giáo viên trong các trường mầm non chưa nắm được các phương pháp, biện pháp tổ chức cho trẻ quan sát khi làm khám phá thiên nhiên vô sinh. Hình thức quan sát chủ yếu thông qua một số tiết học, hoạt động dạo chơi, nội dung quan sát còn nghèo nàn, sơ sài, gò bó trong khoảng lớp học, ít đưa vào hoàn cảnh cụ thể, trẻ ít được tiếp xúc với việc thật, vật thật, với những tình huống thật trong cuộc sống. Do đó trẻ bị hạn chế trong việc phát huy tính tích cực sáng tạo chủ động khi quan sát, vì vậy những biểu tượng của trẻ về thế giới xung quanh dễ bị mất đi, khó tồn tại trong trí nhớ của trẻ, đồng thời khả năng quan sát của trẻ sẽ không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu nhận thức phù hợp đúng theo các độ tuổi.Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “ Thực trạng phát triển kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 34 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh ở trường mầm non Vỹ Dạ.” để điều tra và nghiên cứu.
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRỪƠNG ĐẠI HỌC SU PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
………………
BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHO TRẺ
MẦM NON
Đề tài : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ THIÊN
NHIÊN VÔ SINH Ở TRƯỜNG MẦM NON VỸ DẠ
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS Lê Thị Nhung Nguyễn Như Quỳnh
Mã SV: 15S9021144
Lời cám ơn
Để hoàn thành tiểu luận môn học này, tôi xin chân thành cám ơn sâu sắc đến giảngviên ThS Lê Thị Nhung – người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình thực hiện tiểu luận
Trang 2Xin chân thành cám ơn ban giám hiệu trường mầm non Vỹ Dạ đã tạo điều kiệncho tôi được đến quan sát và khảo sát tình hình thực tế của trường, tôi cũng xincám ơn các cô giáo trong trường đã không ngần ngại bỏ chút thời gian để cho tôi ýkiến trong việc phát triển kỹ năng quan sát cho trẻ thông qua hoạt động khám pháthiên nhiên vô sinh.
Dù có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi thiếu sót, tôi mong nhận được sựgóp ý, bổ sung để tiểu luận được hoàn thiện hơn
Một lần nữa xin chân thành cám ơn!
Trang 3Một trong những nền tảng để đất nước phát triển đi lên đó là trí thức, màkho tàng trí thức của nhân loại ngày càng phát triển mạnh mẽ Nhận thức đượcđiều này, trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, Đảng và nhà nước ta đãkhẳng định vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo Đầu tư cho giáo dục là quốcsách hàng đầu và đầu tư có chiều sâu, việc phát triển con người, nguồn nhân lựctrung tâm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, gữi gìn bản sắcvăn hoá dân tộc và cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệpxây dựng và bảo vệ tổ quốc vì vậy mà giáo dục trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là rấtcần thiết Giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, là khâu đầu tiênquan trọng đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diên cho trẻ, tạo cơ sởcho quá trình phát triển sau này của trẻ Một trong những mục tiêu của giáo dụcmầm non là giáo dục trẻ “Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, cómột số kĩ năng cơ bản cần thiết khi bước vào trường phổ thông để tiến tới lĩnh hộikiến thức sâu rộng”
Trẻ ở lứa tuổi mầm non tiếp thu kiến thức thông qua các hoạt động Hoạt động làmquen với môi trường xung quanh là một bộ phận quan trọng, tạo cơ hội điều kiệncho trẻ được quan sát các sự vật và hiện tượng xung quanh, có tác dụng góp phầntích cực vào việc giáo dục toàn diện, trong đó có giáo dục tình cảm, trí tuệ, thầm
mĩ, đạo đức cho trẻ Khi trẻ được làm quen với môi trường xung quanh, trẻ sẽđược hòa mình với những thứ gần gũi xung quanh chúng từ đó việc tiếp thu nhữngkiến thức và những kĩ năng đối với trẻ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn
Trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh thì hoạt động khámphá thiên nhiên vô sinh cũng có vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàndiện của trẻ Thiên nhiên vô sinh là tập hợp các yếu tố có bản chất vô cơ, có mặt ởkhắp nơi xung quanh chúng ta, nó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của độngthực vật, con người và ngược lại, nó cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố hữu sinh
Do vai trò quan trọng của nó đối với đời sống con người và ảnh hưởng của nó đến
Trang 4thiên nhiên hưu sinh, nên việc hướng dẫn cho trẻ làm quen với thiên nhiên vô sinh
là rất quan trọng
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển được khả năng quan sát của trẻtrong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh Giúp trẻ phát huy được tính tíchcực và chủ động trong quan sát, từ đó trẻ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, vốn tríthức của trẻ phong phú, hình thành những biểu hiện chính xác về các sự vật, hiệntượng trong thế giới thiên nhiên vô sinh Vì quan sát là một kĩ năng vô cùng quantrọng là cơ sở ban đầu, đặt nền móng vững chắc cho những kĩ năng của nhận thức
và sự phát triển trí tuệ của trẻ sau này Quan sát cũng là yếu tố đầu tiên giúp trẻtiếp nhận kiến thức về mọi mặt của đối tượng một cách dễ dàng và chính xác hơnkhi khám phá chúng
Tuy nhiên trong thực tế, việc vận dụng khả năng quan sát của trẻ vào cáchoạt động còn chưa được quan tâm nghiên cứu thoả đáng để đúc kết thành lý luậnphổ biến trong ngành giáo dục mầm non Hiện nay trong ngành giáo dục mầmnon, đa số các giáo viên trong các trường mầm non chưa nắm được các phươngpháp, biện pháp tổ chức cho trẻ quan sát khi làm khám phá thiên nhiên vô sinh.Hình thức quan sát chủ yếu thông qua một số tiết học, hoạt động dạo chơi, nộidung quan sát còn nghèo nàn, sơ sài, gò bó trong khoảng lớp học, ít đưa vào hoàncảnh cụ thể, trẻ ít được tiếp xúc với việc thật, vật thật, với những tình huống thậttrong cuộc sống Do đó trẻ bị hạn chế trong việc phát huy tính tích cực sáng tạochủ động khi quan sát, vì vậy những biểu tượng của trẻ về thế giới xung quanh dễ
bị mất đi, khó tồn tại trong trí nhớ của trẻ, đồng thời khả năng quan sát của trẻ sẽkhông cao, chưa đáp ứng được nhu cầu nhận thức phù hợp đúng theo các độ tuổi.Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “ Thực trạng phát triển kỹ năng quansát cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh ởtrường mầm non Vỹ Dạ.” để điều tra và nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng để làm cơ sở phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫugiáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh
Trang 53 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức hoạt đông khám phá thiên nhiên vô sinh ở trường mầmnon Vỹ Dạ
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng phát triển kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông quahoạt đông khám phá thiên nhiên vô sinh ở trường mầm non Vỹ Dạ
4 Giả thuyết khoa học
Nếu tìm hiểu được thực trạng phát triển kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo3-4 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh ở trường mầm non Vỹ
Dạ một cách chính xác và dựa trên cơ sở đó để xây dựng được những biện phápphù hợp nhằm phát triển một cách tối đa kỹ năng quan sát cho trẻ thông qua hoạtđộng khám phá thiên nhiên vô sinh Thì đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích củasinh viên và giáo viên mầm non để nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng quan sátcho trẻ sau này
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng về việc phát triển kỹ năng quan sát cho trẻmẫu giáo 3-4 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh ở trườngmầm non Vỹ Dạ Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển
kỹ năng quan sát ở trẻ thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sưu tầm, phân tích và tổng hợp các tài liệu, sách báo để tìm hiểu cơ sở lýluận của các yếu tố có liên quan đến việc phát triễn kỹ năng quan sát cho trẻ mẫugiáo 3-4 tuổi
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cưu thực tiễn
Điều tra bằng bảng hỏi: Điều tra giáo viên về việc phát triển kỹ năng quansát cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh
Trang 6Điều tra bằng trao đổi đàm thoại: thu thập thông tin qua việc trò chuyện, trao đổitrực tiếp với giáo viên trong trường mầm non Vỹ Dạ về các vấn đề liên quan tới đềtài
6.3 Nhóm phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm excel 2016
7 Phạm vi nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non Vỹ Dạ-TP Huế
8 Đóng góp mới của đề tài
Đề ra các biện pháp giúp phát triển kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 3-4tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Ở nước ngoài
Giáo dục mầm non ở nhiều nước (Anh, Úc, Pháp, Xingapo, Hàn quốc )nhìn nhận đứa trẻ như một thực thể tích hợp và trẻ cũng sống, lĩnh hội kiến thứctrong môi trường mà ở đó tất cả các yếu tố tự nhiên-xã hội và khoa học đangquyện vào nhau tạo thành môi trường phong phú cho trẻ phát triển Giáo dục mầmnon ở các nước như Anh, Pháp, Thụy điển, Nhật bản quan tâm đến sự phát triểnnhận thức của trẻ, nhưng lại không nhấn mạnh vào học các kỹ năng cơ bản mà trẻcần phải có mà chỉ quan tâm đến ý tưởng của trẻ, sự suy nghĩ của chúng và sự chia
sẻ những ý tưởng đó với cô giáo, bạn bè
Chương trình giáo dục mầm non ở Úc, Niu Dilan được xây dựng theo quanđiểm tích hợp, nhìn nhận đứa trẻ là trung tâm Mục tiêu chương trình nhằm hìnhthành ở trẻ những phẩm chất chung những lại không nhấn mạnh việc tiếp thu các
kỹ năng, kiến thức đơn lẻ Ít nhiều khi trẻ thực hiện các kĩ năng cũng còn cần đến
sự giúp đỡ của người lớn, giáo viên mầm non
Trang 7TS Lê Xuân Hồng với giáo trình, Phát triển những kĩ năng cần thiết cho trẻmầm non, trong giáo trình có nếu các kỹ năng cần phát triển cho trẻ, phân tích tầmquan trọng của các kỹ năng đối với trẻ ở từng độ tuổi trong đó có kỹ năng quansát Những nhìn chung tác giả chỉ mới nêu một cách khái quát chưa đi sâu vàotừng kỹ năng trong từng lĩnh vự cụ thể.
TS Hoàng Thị Phương, giáo trình lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻlàm quen với môi trường xung quanh, đã nếu ra những vấn đề cơ bản về môitrường xung quanh trẻ cần khám phá Các mục tiêu, nội dung, phương pháp, vàmôi trường trong khám phá môi trường xung quanh Trong giáo trình mới kháiquát về môi trường xung quanh nói chung chưa đi sâu vào cụ thể các môi trườngnhư thiên nhiên hữu sinh, vô sinh, môi trường xã hội
Giáo viên Lê Thị Mi ở trường mầm non Hồng Thái Tây tỉnh Quảng Ninhvới sáng kiến kinh nghiệm về đề tài” một số biện pháp nâng cao khả năng quan sátcủa trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với một số loại quả”.Trong sáng kiến đã nếu ra được tầm quan trọng của kỹ năng quan sát đối với trẻ
em nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng, đồng thời đưa ra các biện pháp để nâng cao
kỹ năng quan sát cho trẻ khi tham gia hoạt động làm quen với một số loài quả.Nhưng trong sáng kiến chưa nêu rõ các đặc điểm của kỹ năng quan sát
Những tác giả trên chưa ai đi sâu phân tích những kỹ năng cụ thể như quansát, so sánh, phân tích Và chưa có ai đi sâu vô phân tích các hoạt động cụ thểtrong khám phá môi trường xung quanh Kỹ năng quan sát là một kỹ năng rất quantrong đối với trẻ đó là tiền đề để thực hiên được các kỹ năng tiếp theo vậy nên tôi
Trang 8xin chon đề tài” Thực trạng phát triển kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổithông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh ở trường mầm non Vĩ Dạ” đểnghiên cứu
1.2 Kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
1.2.1 Kĩ năng
Trong cuộc sống người ta thường khen hành vi của một ai đó, ví dụ: Emviết chữ đẹp thật, em thuyết trình thật hay Điều này, có nghĩa là chúng ta đangnói về những cá nhân ấy đã biết sử dụng kiến thức học được vào thực tế một cáchthuần thục các nhiệm vụ khác nhau của cuộc sống đó là kỹ năng Có kỹ năng sẽgiúp con người ta làm rất nhiều việc thành công, hiệu quả mà tiết kiệm được nhiềuthời gian công sức Vậy kỹ năng là gì? Kỹ năng là khả năng thao tác, thực hiệnmột số hoạt đông nào đó, kỹ năng chỉ biểu hiện thông qua một nội dung và đượchình thành dần dần trong suốt cả cuộc đời [ 7; tr3]
Kỹ năng thường có những đặc điểm như là: Mức độ tham gia của ý chí cao, hành độngluôn có sự kiểm tra của thị giác,chưa bao quát toàn bộ hành động, thường chú ý ở phạm
vi hẹp hay động tác đang làm và tốn nhiều năng lượng thần kinh và cơ bắp
Kỹ năng được hình thành ra sao? Bất cứ một kỹ năng nào được hình thành nhanh haychậm, bền vững hay lỏng lẻo đều phụ thuộc vào khát khao, quyết tâm, năng lực tiếp nhậncủa chủ thể, cách luyện tập, tính phức tạp của chính kỹ năng đó Dù hình thành nhanhhay chậm thì kỹ năng cũng đều trải qua những bước sau đây:
Hình thành mục đích Lúc này thường thì chủ thể tự mình trả lời câu hỏi “Tại sao tôi phải
sở hữu kỹ năng đó?”; “Sở hữu kỹ năng đó tôi có lợi gì”
Lên kế hoạch để có kỹ năng đó Thường cũng là tự làm Cũng có những kế hoạch chi tiết
và cũng có những kế hoạch đơn giản như là “ngày mai tôi bắt đầu luyện kỹ năng đó”.Cập nhật kiến thức / lý thuyết liên quan đến kỹ năng đó Thông qua tài liệu, báo chí hoặcbuổi thuyết trình nào đó Phần lớn thì những kiến thức này chúng ta được học từ trường
và từ thầy của mình
Luyện tập kỹ năng Bạn có thể luyện tập ngay trong công việc, luyện với thầy hoặc tựmình luyện tập
Trang 9Ứng dụng và hiệu chỉnh Để sở hữu thực sự một kỹ năng chúng ta phải ứng dụng nótrong cuộc sống và công việc Công việc và cuộc sống thì biến động không ngừng nênviệc hiệu chỉnh là quá trình diễn ra thường xuyên nhằm hướng tới việc hoàn thiện kỹnăng của chúng ta Một khi bạn hoàn thiện kỹ năng thì cũng có nghĩa là bạn đang hoànthiện bản thân mình.
Sự hình thành kỹ năng giúp hình thành cho học sinh nắm vững một hệ thống phứctạp các thao tác nhằm làm biến đổi và sáng tỏ những thông tin chứa đựng trong bài tập,nội dung học tập xác định Khi hình thành kỹ năng học tập cho học sinh cần phải làm gì?Giúp học sinh biết cách tìm tòi để nhận ra yếu tố đã cho, yếu tố phải tìm và mối quan hệgiữa chúng Giúp học sinh hình thành mô hình khái quát để giải quyết các bài tập, các đốitượng cùng loại Xác lập được mối quan hệ giữa bài tập mô hình khái quát và các kiếnthức tương ứng
1.2.2 Kĩ năng quan sát
Quan sát là sự tri giác sự vật, hiện tượng có kế hoạch có mục đích Đó làhoạt động nhận thức phức tạp, có sự tham gia của tri giác, tư duy, lời nói, sự chú ýbền vững Trong đó kinh nghiệm, tri thức, kĩ năng của trẻ có ý nghĩa lớn đối vớiviệc hiểu đối tượng quan sát Khi tổ chức cho trẻ quan sát, giáo viên đồng thời giảiquyết các nhiệm vụ: cung cấp tri thức, hình thành kỹ năng quan sat, phát triển tínhham hiểu biết, giáo dục thẩm mỹ[ 9; tr92]
Nói quan sát là một kỹ năng bởi nó không chỉ phụ thuộc vào thị giác, tíchcách con người mà còn có thể rèn luyện để phát triển Và việc rèn luyện kỹ năngnày sẽ rất có ích cho công việc cũng như trong cuộc sống cho mỗi người Vậy kỹnăng quan sát là khả năng tri giác có mục đích nhằm phát hiện những đặc điểmthuộc tính của sự vật, hiện tượng xung quanh
Kỹ năng quan sát của mỗi con người không hoàn toàn bẩm sinh mà nóđược hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của con người, phụ thuộcvào sự rèn luyện và giáo dục Kết quả quan sát phụ thuộc trước hết vào mục đíchđặt ra rõ ràng đến mức nào, việc định hướng chú ý vào những đối tượng quan sát
và việc tổ chức kế hoạch tiến hành quan sát và cách thức quan sát
Trang 10Quan sát đóng vai trò quan trọng đối với nhận thức của con người về thế giớitrong hoạt động, nhất là trong lao động và trong nghiên cứu khoa học.
Đối với trẻ mầm non, nhất là trẻ mẫu giáo thì quan sát lại càng đóng vai tròhết sức quan trọng trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh Do đó việc rènluyện và phát triển khả năng quan sát của trẻ là rất cần thiết Độ tuổi mầm non làgiai đoạn đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện Một đời sống tâm lýphong phú cho trẻ vì vậy những gì mà trẻ lĩnh hội trong giai đoạn đầu đời này đềuphải chuẩn, phải chính xác, phải đúng đắn Kỹ năng quan sát giúp trẻ hình thànhnhững hiện tượng chính xác, rõ ràng, cặn kẽ, tỉ mỉ về các sự vật, hiện tượng trongthế giới hiện thực khách quan Các kết quả do quá trình quan sát sẽ là nguồn tàiliệu cung cấp cho quá trình nhận thức lý tính, giúp trẻ dần dần chuyển từ tư duy cụthể (trực quan – hành động trực quan – hình tượng) sang tư duy trừu tượng
Ở Tuổi mẫu giáo trẻ đã bắt đầu làm chủ tri giác, đó chính là tính chủ định trong trigiác, hay nói một cách khác thì trẻ tri giác có chủ định hay gọi là quan sát Kỹnăng quan sát có thể được rèn luyện để phát triển Muốn quan sát tốt, cần có sự tậptrung và gắn óc phân tích, so sánh sự vật vào đó Ví dụ như khi quan quan sát mộtviên đất sét thì chúng ta cần phần tích mỗi mặt của viên đát sét đó, từ màu sắc,hình dạng, kích thước, độ cứng mềm dẻo, sự chìm nổi của vật, tác dụng của viênđất,
Sự phát triển kỹ năng quan sát còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn
bị cho trẻ vào học lớp 1 phổ thông và cho cả quá trình học tập, nhận thức lâu dàicủa trẻ sau này Bởi vì quan sát là cơ sở đầu tiên để nhận biết tích lũy những biểutượng cơ bản ban đầu của trẻ, những biểu tượng đó sẽ được trẻ ghi nhớ ở trongđầu và khi cần sẽ lấy ra sử dụng, tùy thuộc vào việc hướng dẫn trẻ quan sát nhưthế nào, phương pháp có phù hợp và thu hút trẻ hay không thì sự nghi nhớ của trẻ
sẽ khác nhau
1.1.3 Đặc điểm kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
Nhìn chung ở trẻ 3-4 tuổi kỹ năng quan sát của trẻ còn hạn chế về cả chấtlượng và số lượng, bởi lẽ ở độ tuổi này trẻ chỉ mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát
Trang 11triển các kỹ năng đặc biệt là kỹ năng quan sát, mà quan sát là một hoạt động nhậnthức phức tạp, có sự tham gia của tri giác, tư duy, lời nói, sự chú ý bền vững Nênkhi phân tích đặc điểm kỹ năng quan sát cần phân tích các yếu tố cấu thành của kỹnăng quan sát sau đây:
Về khả năng tri giác của trẻ 3-4 tuổi
Tri giác là gì? Theo tâm lý học tri giác là quá trình tâm lý phản ánh mộtcách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tácđộng vào các giác quan của chúng ta[2; tr124] Tri giác phản ánh sự vật hiệntượng theo những cấu trúc nhất định Cấu trúc này không phải tổng số các cảmgiác mà là sự khái quát đã được trừu xuất từ cảm giác trong đó mối liên hệ qua lạigiữa các thành phần của cấu trúc ấy ở một khoảng thời gian nào đó Ví dụ: nhìnmột bức tranh trẻ hiểu được bức tranh đó vẽ công viên, trường học hay một cánhđồng vì các hình vẽ nằm trong cấu trúc nhất định, có mối quan hệ qua lại xác định,
do đó chúng tạo nên bức tranh tổng thể Sự phản ánh này không phải đã có từtrước mà nó diễn ra trong quá trình tri giác Tri giác là quá trình tích cực được gănliền với hoạt động của con người, nó mang tính tự giác, giải quyết một nhiệm vụnhận thức cụ thể nào đó, là một hành động tích cực trong đó có sự kế hợp của cácyếu tố cảm giác và vận động[2; tr127]
Tri giác có vai trò rất quan trọng trong quá trình quan sát Với tư cách làmột mức độ nhận thức cảm tính cao hơn cảm giác, tri giác có vai trò quan trongđối với con người nói chung và với trẻ em nói riêng, nó là thành phần chính củanhận thức cảm tính, nhất là với người trưởng thành Tri giác là một điều kiện quantrọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động của con người trong môi trườngxung quanh Hình ảnh của tri giác thực hiên chức năng điều chỉnh các hành động.Đặc biệt hình thức tri giác cao nhất, tích cực nhất chủ động và có mục đích là quansát đã làm cho tri giác của con người khác xa tri giác của con vật
Ở độ tuổi 3-4 tuổi trẻ đã làm chủ được tri giác của mình, dưới sự hướng dẫnbằng lời của người lớn, trẻ đã biết tri giác nhất là những đồ vật quen thuộc Trẻ tự
tổ chức được quá trình tri giác của mình Trong qúa trình tri giác trẻ rất tò mò,
Trang 12ham hiểu biết, hay đặt câu hỏi vì sao, vì sao chiếc lá có màu xanh, vì sao trờimưa Vì ở độ tuổi này trẻ có những biểu hiện của khủng hoảng tuổi lên 3 nên nhucầu quan sát tìm tòi về cuộc sống, thế giới xung quanh, nhu cầu thích làm ngườilớn rất cao Trẻ luôn suy nghĩ người lớn làm được thì mình cũng làm được màkhông biện tự lượng sức mình nghĩ rằng mình đã lớn và làm được tất cả Tínhđúng đắn trong việc phân biệt màu sắc, kích thước của trẻ được phát triển cao hơn
so vói giai đoạn nhà trẻ Trẻ biết phân biệt được màu sắc, kích thước, hình dạng,đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng nào đó nhưng còn ở dạng sơ khai Khicho trẻ quan sát một vật nào đó ở độ tuổi này thì đòi hỏi giáo viên phải chọn ranhững vật có màu sắc chuẩn để trẻ có thể nhận ra và gọi tên được, đối với kíchthước cũng vậy khi cho trẻ so sánh kích thước vật này với vật kia đòi hỏi giáo viênphải chọn 2 đối tượng có sự chênh lệch về hình dạng là rất lớn, thì trẻ mới phânbiệt được sự khác nhau về hình dạng giữa 2 vật đó vì độ tuổi này trẻ chỉ so sánhbằng mắt
Tri giác của trẻ còn mang tính tự kỷ Khi trẻ quan sát và nhận biết đượcchiếc xe của bố mình là nó có màu đỏ, nhưng khi trẻ bắt gặp một chiết xe màu đỏđược cô giáo chạy đến trường, hay một người nào đó chạy ngoài đường, thì trẻkhăng khăng đó là xe của bố mình và khóc vì người khác lấy mất xe của bố Haykhi mẹ may cho trẻ chiếc khăn màu hồng trẻ biết được đó là khăn của mình nó comàu hồng, và trong đầu trẻ sẽ nghĩ chỉ có nó mới có chiếc khăn màu hồng đó, vàkhi trẻ thấy bạn mình cũng có chiếc khăn như vậy thì ngay lập tức đòi của bạn chobằng được, vì cho rằng đó là chiếc khăn của mình Điều này chúng tỏ rằng trẻ chỉnhận diện một sự vật nào đó qua thao tác chụp ảnh nghĩa là chỉ biết được đặc điểmcủa sự vật đó mà không chú ý đến các vấn đề khác như chủ sở hữu là ai, hoặc sựtồn tại của chiếc khăn hay chiếc xe không chỉ có một mà rất nhiều
Về khả năng tư duy.
Thực tiễn cuộc sống có rất nhiều cái mà ta chưa biết, chưa hiểu, song đểlàm chủ được thực tiễn, con người cần phải hiểu thấu đáo những cái chưa biết đó,
Trang 13phải vạch ra cái bản chất, mối quan hệ, liên hệ có tính quy luật của chúng Quátrình đó gọi là tư duy
Tư duy là một quá trình nhân thức tâm lý phản ánh những thuộc tính bảnchất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiệntượng trong khách quan mà trước đó ta chưa biết[2; tr140]
Đối với trẻ 3-4 tuổi đây là một bước ngoặc mới của sự tư duy Đến đầu tuổimẫu giáo tư duy của trẻ có một bước ngoặc rất cơ bản Đó là chuyển từ tư duybình diện bên ngoài vào bình diện bên trong mà thực chất đó là việc chuyển nhữnghành động định hướng bên ngoài thành những hành động định hướng bên trongtheo cơ chế nhập tâm Quá trình tư duy cuả trẻ đã băt đầu dựa vào những hình ảnhcủa sự vật và hiện tượng đã có trong đầu, cũng có nghĩa là chuyển từ kiểu tư duytrực quan - hành động sang kiểu tư duy trực quan - hình tượng Đồng nghĩa vớiviệc này thì quan sát đối với trẻ trở nên dễ dàng hơn, trẻ không cần phải thao tácnhiều với sự vật hiện tượng mà trước đó ở lứa tuổi nhà trẻ thường hay làm mà trẻchỉ cần nhìn vào sự vật hiện tượng đã biết được tên gọi của sự vật hiện tượng đó,đồng thời cô sẽ sử dụng lời nói khiến trẻ tìm hiểu sâu hơn về sự vật hiện tượng đó.Tuy nhiên bước chuyển này mới chỉ là một bước nhảy từ bờ bên này( tuy duy bìnhdiện bên ngoài, tư duy trực quan - hành động) sang bờ bên kia( tư duy bình diệnbên trong, tư duy trực quan - hình tượng) nên nó mới chỉ là điểm khởi đầu củaloại tư duy mới Tư duy của trẻ mẫu giáo bé đạt tới tư duy trực quan hình tượng,nhưng hình tượng và biểu tượng trong đầu trẻ vẫn còn gắn liền với hành động Thínghiệm sau đây sẽ chứng minh điều đó rõ ràng: Người ta đưa ra một bài toán chonhững trẻ em thuộc ba độ tuổi: mẫu giáo bé (3-4 tuổi) mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) nội dung bài toán đó là, trước mắt các em là một thanh gỗđược đặt lên cái trục sao cho thanh gỗ có thể xoay được, một đầu thanh gỗ ở gầnđứa trẻ còn đầu kia thì ở xa nhưng lại có treo ở đấy một thứ đồ chơi khá hấp dẫn.Vấn đề là làm sao có thể lấy được cái đồ chơi đó Để giải bài tóan này thì 2 nhóm
có 2 cách khác nhau Mẫu giáo bé( 3-4 tuổi) : Đại bộ phận trẻ đều cầm ngay lấyđầu thanh gỗ ở gần rồi đẩy đi đẩy lại, và tình cờ khi đầu thanh gỗ bị đẩy ra xa thì
Trang 14lập tức đầu kia có treo đồ chơi lại chuyển đến gần, và em bé có thẻ lấy đồ chơi mộtcách dễ dàng và ngẫu nhiên Mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn: Trẻ không vội làmngay mà phải ngẫm nghĩ một lúc, sau đó mới đưa tay đẩy đầu thanh gỗ ở phíamình ra xa, do đó đầu bên kia có đồ chơi sẽ lập tức lại gần, và em bé đưa tay ra lấy
đồ chơi một cách dễ dàng Khi hỏi các em tại sao làm như vậy thì có em trả lời” Vìcháu thấy nó như chiếc cầu bạp bênh, cứ đầu này lên đầu kia lại xuống” trongtrường hợp này em đã giải bài toán bằng cách dựa vào những biểu tượng cũ: hìnhảnh chiếc cầu bập bênh
Điều cần rút ra ở đây là tuy duy của trẻ mẫu giáo bé vẫn còn gắn liền với hànhđộng vật chất bên ngoài Chỉ ở cuối tuổi mẫu giáo bé và trong những trường hợpthật đơn giản thì trẻ mới dùng kiểu tư duy trực quan - hình tượng Chẳng hạn khihỏi em bé: Cái thước ném xuống nước thì chìm hay nổi? Bé nói ngay là” nổi” Vìsao? Bé trả lời” vì cháu thấy que củi thả xuống nước cũng nổi” Trong trường hợpnày, việc giải bài toán lại được dựa vào biểu tượng cũ, tức là trẻ đã biết dùng tưduy trực quan hình tượng[5; tr267]
Vì vậy để giáo dục phát triển tư duy cho trẻ ở thời điểm này giúp trẻ tích lũy nhiềubiểu tượng thì hãy cho trẻ quan sát, tiếp xúc và va chạm với sự vật hiện tượngmuôn màu muôn vẻ, đồng thời rèn luyện các giác quan để tăng cường khả năngthu nhận những ấn tượng bên ngoài nhằm làm cho thế giới biểu tượng của trẻ ngàymột phong phú
Tư duy trẻ ở giai đoạn này còn gắn với cảm xúc và ý muốn chủ quan Tưduy là một quá trình phát triển những thuộc tính bên trong và những quy luậtkhách quan của sự vật để tìm hiểu một vấn đề gì đó, người ta cần phải có thái độkhách quan,càng khách quan bao nhiêu càng dễ tiến gần đến chân lý bấy nhiêu.Trẻ mẫu giáo bé mới bước tới ngưỡng cửa của tu duy trong khi thế giới nội tâmcủa trẻ còn chưa được phân hóa thành những chức năng rõ ràng như người lớn.Trong đời sống hằng ngày mỗi tình huống vừa là một trường hành động, vừa làmột nguồn cảm xúc, vừa là hoàn cảnh có vấn đề đẻ kích thích tư duy Đứng trướctình hình đó, hoạt động tâm lý con người thoạt đầu là mang tính tổng hợp, dần dần
Trang 15mới được phân hóa ra, đặc biệt khi hoạt động tư duy đã trở nên mạnh mẽ thì hànhđộng tạm ngưng lại và cảm xúc cũng được nén lại Lúc ấy tư duy cho phép conngười nhận biết rõ thế giới bên ngoài và bên trong: một bên là thế giới bên ngoàivới những vật cụ thể, mắt thấy, tai nghe, tay sờ mó được Một bên là thế giới bêntrong những hình ảnh, những biểu tượng của sự vật, hiện tượng, những ý muốn, ý
đồ của mình Đó là ở người lớn nhưng còn ở trẻ em ở đầu lứa tuổi mẫu giáo, thì trẻ
đã biết tư duy nhưng tư duy của trẻ chưa đạt tới trình độ cần thiết để phát hiện raquy luật khách quan, bởi vì tư duy vẫn còn dính liền với hành động, lại bị chí phốibởi những cảm xúc, khiến cho trẻ khó nhận biết được đâu là thế giới bên trong,đâu là thế giới bên ngoài Trẻ chưa nhận ra được rằng những ý nghĩ, những ýmuốn trong tâm trí của mình chỉ là hình ảnh hay tượng trưng trong đầu óc củamình cũng chính là sự vật Ranh giới giữa cái thực và cái hư, giữa ý nghĩ của mình
và ý nghĩ của người chưa rõ[5; tr269]
Trẻ cũng rất hay để ý đến những chi tiết vụn vặt, bởi vì những chi tiết ấyđối với trẻ lại là tổng thể Trẻ không bao quát được khi nhìn một sự vật bao gồmnhiều chi tiết phức tạp mà chỉ để tâm lần lược đến từng chi tiết một và không liênkết các chi tiết ấy lại với nhau thành một tổng thể Chẳng hạn đưa ra cho trẻ mộtbức tranh nông thôn thì trẻ chỉ lần lược nhận ra đây là cái cây, đây là cái nhà, đây
là con gà
Đặc biệt trẻ không nhận ra những mối liên quan giữa các chi tiết bộ phận trongmột sự vật Mỗi chi tiết mỗi bộ phận để lại trong trí óc trẻ như một biểu tượng hỗnthể, tách biệt tự tại
Về khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt bởi vì nó bao gồm các yếu tố(đơn vị: âm vị, hình vị, từ, câu và các đơn vị trên câu) và các quan hệ giữa nhữngyếu tố đó (quan hệ truyền tính- ngang và quan hệ liên tưởng-dọc) Ta hiểu kháiniệm tín hiệu là một sự vật( hoặc một thuộc tính của vật chất, một hiện tượng) kíchthích vào giác quan của con người, làm cho con người tri giác được và lĩ giải, suy
Trang 16diễn tới một cái gì đó ngoài sự vật đó( đại diện cho một cái gì đó không phải làchính nó[6; tr7].
Có thể nói ngôn ngữ liên quan đến tất cả các quá trình tâm lí của con người,đặc biệt là các quá trình nhận thức Ngôn ngữ làm cho quá trình tri giác diễn ra dễdàng, nhanh chóng hơn và làm cho các tri giác trở thành khách quan đầy đủ và rõràng hơn Ví dụ việc tách đối tượng ra khỏi bối cảnh( quy luật về tính lựa chọn củatri giác) việc xây dựng một hình ảnh trọn vẹn của tri giác nếu được kèm theo bằnglời nói thầm hay nói thành tiếng thì diễn biến sẽ nhanh hơn và kết quả sẽ rõ hơn.Ngôn ngữ đối với quá trình quan sát càng cần thiết hơn, vì quan sát là tri giác tíchcực, có chủ định và có mục đích Tính có ý thức có mục đích, có chủ định đượcbiểu đạt và điều khiển nhờ chính ngôn ngữ Không có ngôn ngữ thì tri giác củacon người vẫn là tri giác con vật Tính có nghĩa trong tri giác của con người là mộtchất lượng mới làm cho tri giác người khác xa với tri giác vật Chât lượng mới nàychỉ được hình thành và biểu đạt thông qua ngôn ngữ Ngôn ngữ cũng có ảnhhưởng quan trọng đối với trí nhớ con người Nó tham gia tích cực vào các quátrình ghi nhớ và gắn chặt với quá trình đó Ví dụ, việc ghi nhớ sẽ dễ dàng và có kếtquả tốt hơn nếu ta nói lên thành lời điều cần ghi nhớ Không có ngôn ngữ thìkhông thể thực hiện được ghi nhớ có chủ định, sự ghi nhớ có ý nghĩa và sự ghinhớ máy móc Ngôn ngữ là phương tiện để ghi nhớ, là hình thức để lưu giữ nhữngkết quả cần nhớ Nhờ ngôn ngữ con người có thể chuyển hẳn những thông tin cầnnhớ ra bên ngoài đầu óc con người, chính bằng cách này con người lưu giữ vàtruyền đạt được những kinh nghiệm của loài người cho thế hệ sau Ngôn ngữ cũngliên quan chặt chẽ với tư duy của con người Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệchặt chẽ đó là, tư duy dùng ngôn ngữ là phương tiện, công cụ, chính nhờ điều này
tư duy con người khác về chất so với con vật, con người có tư duy trừu tượng.Không có ngôn ngữ con người không thể tư duy trừu tượng và khái quát được,mối quan hệ không tách rơi của tư duy và ngôn ngữ được thể hiện trong ý nghĩacủa các từ Mỗi từ đều có quan hệ với một lớp sự vật, hiện tượng nhất định và gọitên lớp sự vật hiện tượng đó Khi gọi tên các sự vật thì từ tựa như thay thế chúng
Trang 17và nhờ đó tạo ra những điều kiện vật chất cho những hành động hay các thao tácđặc biệt đối với các vật ấy kể cả khi những vật ấy vắng mặt Không có ngôn ngữthì không thể có tư duy- khái quát và logic được
Các tác giả Penny Tassony và Kate Beith trong cuốn Nursery Nursing đãkhái quát bước phát triển ngôn ngữ như sau Đối với trẻ 3-4 tuổi trẻ đã bắt đầu biếtbắt chước những lời nói của người lớn một cách chính xác hơn, ví dụ” chúng mìnhthích cái đó, có phải không nhỉ” trẻ có thể phát âm rõ hơn, người lạ cũng có thểhiểu được lời nói của trẻ, trẻ có thể nói các câu dài từ 4 từ trở lên và trẻ biết nóiđúng ngữ pháp nhưng vẫn mắt phải một số lỗi ngữ pháp Vốn từ vững của trẻ giaiđoạn nãy cũng tăng nhanh và cao, trẻ có thể nhận biết được các bộ phận trên cơthể, tên các đồ vật, đồ chơi vật nuôi trong gia đình, trẻ nhận biết và hiểu được cácbài hát, bài thơ dành cho trẻ nhỏ Đặc biệt trẻ đã có thể tham gia đặc câu hỏi ở cáctình huống đơn giản
Về đặc điểm ngôn ngữ mạch lạc, ngôn ngữ mạch lạc là ngôn ngữ được trìnhbày có lôgic, có trình tự chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh Ngôn ngữ mạchlạc sẽ giúp trẻ phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày cóloogic, trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh một nội dung nhất định.Với trẻ 3-4 tuổi thì đặc điểm ngôn ngữ mạch lạc của trẻ còn chưa phát triển mạnh.Trẻ có thể hiểu và trả lời được các câu hỏi của người lớn, nhưng trẻ chỉ đàm thoạiđược những gì trẻ đang tri giác Trẻ bắt đầu biết trình bày sự hiểu biết của mìnhmột cách có liên kết Trẻ có thể nghe và hiểu được khi người lớn đọc hoặc kể vềnhững điều phù hợp với nhận thức của trẻ Nhưng ngôn ngữ của trẻ còn mangnặng tính ngữ cảnh, trẻ còn nói láu táu, chưa rõ ràng, còn phải sử dụng nhiều đến
cử chỉ, điệ bộ trong khi diễn đạt[3; tr90] Về đặc điểm vốn từ của trẻ ở giai đoạnnày, trẻ 3 tuổi đã có 500 từ với tốc độ gia tăng vốn từ là 107%, trẻ 4 tuổi có 700 từ
tố độ gia tăng vốn từ là 40%[6; tr109] Theo nghiên cứu của E.Arkin: Số lượng từngữ trong giai đoạn 3 – 4 tuổi khoảng từ 800 – 1926 từ Về mặt cơ cấu từ loại thìtrẻ 3-4 tuổi, về cơ bản trong vốn từ của trẻ đã có đủ các từ lọa Tuy nhiên tỉ lệdanh từ và động từ nhiều hơn so với các loại từ khác: Danh từ chiếm 38%, động từ
Trang 18chiếm 32%,còn lại là tính từ chiếm 6,8%, đại từ 3,1%, phó từ 7,8%, tình thái từ4,7% , quan hệ từ và số từ còn ít xuất hiện( số từ 2,5% quan hệ từ 1,7% [6; tr110].
Như vậy cho thấy trẻ từ 3-4 tuổi khả năng phát triển vôn từ tăng rất nhanh,khi vốn từ tăng nhanh thì tạo điểu kiện tốt để phát triển khả năng quan sát Khi trẻ
ở giai đoạn nhà trẻ trẻ chỉ quan sát và nghe những lời hướng dẫn của giáo viên,giáo viên nói gì thì trẻ sẽ nghe cái đó và trẻ ít khi hỏi hay có nhu cầu hỏi vì giaiđoạn này vốn từ của trẻ còn ít, tính tò mò của trẻ chưa cao, nên trẻ không thể đặt ranhững câu hỏi để khám phá sự vật hiện tượng Khi trẻ lên 3 tuổi thì bắt đầu cómột sự thay đổi lớn về nhận thức bên trong trẻ, trẻ có nhu cầu làm người lớn, thíchkhám phá và tò mò về thế giới xung quanh Trẻ luôn thích quan sát mọi vật quanhchúng và khi quan sát trẻ thường đặt ra những câu hỏi khác nhau về sự vật hiệntượng đó, thường là những câu hỏi vì sao Những những câu hỏi khám phá ấy mớichỉ là những câu hỏi đơn giản về những ấn tượng bên ngoài của sự vật hiện tượngđối với trẻ chứ chưa đi sâu khám phá bên trong và những mỗi liên hệ của sự vậthiện tượng đó Không dừng lại ở việc đặt câu hỏi cho một đối tượng mà trẻ luônđặt câu cho bất kì đối tượng nào mà trẻ nhìn thấy, ví dụ như khi đang học một tiếthọc trong lớp mà ngoài trời bỗng mưa thì trẻ sẽ hỏi ngay cô là “ vì sao trời lạimưa”
Khả năng quan sát của trẻ cũng phụ thuộc vào sự phát triển ngôn ngữ củatừng giai đoạn, khi vốn từ trẻ tăng cao thì đồng nghĩa với việc trẻ sẽ quan sát đượcnhiều hơn những đặc điểm của sự vật, từ những câu hỏi mà trẻ đưa ra và được côgiáo giải thích thì khả năng quan sát sẽ được trau dồi và đầy đủ hơn khi nhìn nhậnmột sự vật hiện tượng nào đó ở những lần sau
Về sự chú ý
Chú ý là sự tập trung ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng đểđịnh hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh- tâm lý cần thích cho hoạtđộng tiến hành có hiệu quả[2; tr84]
Trang 19Ở giai đoạn này nhiều phẩm chất chú ý của trẻ được hình thành và phát triển mạnh
do sự tiếp xúc với nhiều dạng đồ vật, những loại âm thanh, màu sắc, kích thíchphản xạ định hướng của trẻ
Những thay đổi cơ bản trong các phẩm chất chú ý của trẻ ở độ tuổi lên 3
Về khối lượng chú ý: Khối lượng chú ý tăng đáng kể Khối lượng chú ý không chỉ
là số lượng đồ vật trong cùng một thời điểm trẻ tri giác được, mà ngay một vật trẻchú ý được nhiều thuộc tính, tính chất hơn Khối lượng chú ý của trẻ cũng tăng lêndưới tác động của ngôn ngữ
Về tính bền vững của chú ý: Tính bền vững của chú ý tăng đáng kể Theo số liệunghiên cứu thì trẻ 3 – 4 tuổi chú ý được 27 phút so với trẻ 1 tuổi là 14,5 phút Vìthế khi cho trẻ quan sát, để đạt hiệu quả cao thì nên quan sát trong khoảng thờigian 27 phút, nếu kéo dài quá sẽ dẫn tới tình trạng nhàm chán và mất hứng thú chotrẻ
Về tính chủ định của chú ý, loại chú ý có mục đích định trước và có sự nỗ lực cốgắng của bản thân Chú ý có chủ định phụ thuộc chủ yếu vào việc xác định nhiệm
vụ cần thực hiện để đạt mục đích tự giác, nó không phụ thuộc vào các đặc điểmcủa kích thích[2; tr85] Giai đoạn này thì chú ý phát triển mạnh nhưng mới chỉ ởgiai đoạn đầu còn sơ khai và cần đến sự tác động của các yếu tố bên ngoài Đểduy trì chú ý có chủ định, cần có một số điều kiện cần thiết như sau:
Yếu tố khách quan: phải tạo ra hoàn cảnh tốt, yên tĩnh, thuận lợi cho công việc.Loại bỏ hoặc giảm bớt những kích thích không liên quan Trong khi quan sát cũngvậy để tạo ra chú ý có chủ định cho trẻ giáo viên cần hướng trẻ đến mục đích nhấtđịnh, khi cô giới thiệu thì phải để trẻ thật trật tự mơ mới giới thiệu, đối tượng côgiới thiệu phải được độc lập không có nhiều đối tượng khác ở gần hay ở trên đốitượng cần quan sát, tránh hiện tượng phân tán sự chú ý của trẻ vào đối tượng lạ.Yếu tố chủ quan: Phải xác định mục đích rõ ràng, dự kiến được những khó khăn
và cố gắng nỗ lực vượt qua Mặt khác, phải tổ chức tốt các hành động để đảm bảohoạt động kết quả Chính quá trình hoạt động và kết quả hoạt động cũng là điềukiện duy tri chú ý có chủ định Vậy nên trong quá trình tổ chức khám phá đối
Trang 20tượng cô nên động viên khích lệ trẻ quan sát hết các đặc điểm đối tượng, tạo nhiềucâu đố câu hỏi gây hứng thú khi quan sát.
Như vậy khả năng quan sát của trẻ cũng phụ thuộc vào khả năng chú ý của trẻ ởcùng giai đoạn Sự chú ý càng cao thì kết quả quan sát càng nhiều về sô lượng lẫnchất lượng
Tuy nhiên một số trẻ 3-4 tuổi dường như không sử dụng các công cụ giác quan củamình để khám phá thế giới xung quanh chúng Những thực ra chúng cũng có chútquan tâm đến môi trường xung quanh Vì chúng ta biết rằng mọi trẻ sinh ra đều cóbản tính hiều kì tự nhiên và mãnh liệt nên chúng ta chỉ có thể giả định rằng chúng
đã mất bản tính đó khi phát triển Có lẽ tính tò mò này đã bị người lớn hiểu nhầm
là tính tinh nghịch và đã trừng phạt chúng Có lẽ có một sô người lớn không baogiờ chịu trả lời những câu hỏi của trẻ hoặc ủng hộ các hoạt động khám phá củachúng Cho dù với lí do gì đi nữa thì bây giờ đây chính những cô giáo mầm nontương lai phải khợi dậy sự tò mò khám phá của chúng lòng say mê tìm hiểu môitrường xung quanh của đứa trẻ [4; tr27]
1.3 Hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh
1.3.1 Thiên nhiên vô sinh
Đối với trẻ em, thiên nhiên là một trong những đối tượng và là phương tiệnquan trọng để phát triển toàn bộ nhân cách đứa trẻ Thiên nhiên làm cho đứa trẻthích thú, chú ý, quan tâm đến xung quanh hơn, nó làm phát triển năng lực quansát, trí thông minh và vốn sống thực tiễn của trẻ
Thông qua việc khám phá thiên nhiên còn giúp trẻ hiểu biết muôn loài,nhận biết tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với đời sống con người
Từ đó trẻ biết chăm sóc cây xanh, vật nuôi, bảo vệ môi trường, biết yêu qúy laođộng, nhất là lao động chân tay, bởi vì dù khoa học kĩ thuật có phát triển tới đâu đinữa thì thiên nhiên vẫn cần phải được con người chăm sóc và bảo vệ, thông quakhám phá thiên nhiên giúp trẻ ham hiểu biết và thích khám phá những điều mới lạ.Thiên nhiên dược chia làm hai loại: thiên nhiên hữu sinh và thiên nhiên vô sinh,
Trang 21trong đó thiên nhiên vô sinh rất gần gũi và quen thuộc với trẻ Vậy thiên nhiên vôsinh là gì?
Thiên nhiên vô sinh là những sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên,bao gồm sỏi, cát, đất, đá, nước, không khí, ánh sáng…,thiên nhiên vô sinh không
có quá trình đồng hoá và dị hoá, chúng không sinh ra mà chỉ bị tan rã và bị bàomòn do ảnh hưởng của những hiện tượng tự nhiên, chúng rất gần gũi với conngười, bao quanh con người và có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triểncủa con người Vật liệu trong thiên nhiên vô sinh vừa là phương tiện, vừa là đốitượng kích thích trẻ hoạt động để phát triển về thể chất và tinh thần Vì chính trongquá trình hoạt động với vật liệu của thiên nhiên, trẻ em có thể phát hiện ra nhiềuđiều kỳ thú, hấp dẫn, làm nảy sinh ở trẻ những xúc cảm tinh tế, tạo ra trạng tháitinh thần dễ chịu và thoải mái
Có thể nói rằng nơi nào có nhiều sỏi, cát, đất đá, nước, ánh sáng… thì nơi đó cósức quyến rũ đối với trẻ, vì đến với thiên nhiên vô sinh là sở thích vốn có của trẻ,nhưng không phải cứ đến với thiên nhiên vô sinh là trẻ biết phát hiện và cảm thụđược tính chất riêng biệt của nó Nhiều cháu đến với thiên nhiên vô sinh là đểchơi, để nghịch cho thoả thích, nhiều khi còn có hành động phá phách nữa, do đóngười lớn cần phải dạy trẻ biết ngắm nhìn, quan sát và hoạt động với thiên nhiên
vô sinh với thái độ say mê, trân trọng, cần phải tạo điều kiện để trẻ được tiếp xúcvới thiên nhiên vô sinh không chỉ qua các buổi đi dạo, đi chơi, tham quan mà cảtrên tiết học cụ thể nữa
Về đặc điểm của các đối tượng trong thiên nhiên vô sinh:
Nước: nước chiếm 3/4 diện tích trái đất Thiếu nước thì người, động vật, thực vậtkhông thể tồn tại được Nước cung cấp nhu cầu ăn uống, sinh hoạt và tham gia vàomọi quy trình công nghệ sản xuất của con người 97% nước trên Trái Đất là nướcmuối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ởdạng sông băng và các mũ băng ở các cực Phần còn lại không đóng băng đượctìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất vàtrong không khí
Trang 22Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt vàsạch trên thế giới đang từng bước giảm đi Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vàinơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầunước càng tăng Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệnguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây Trong suốtthế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị biến mất cùngvới các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng Các hệ sinh thái nước ngọt mangđậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinhthái biển và đất liền
Các nguồn nước ngọt trên trái đất:
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước Nướcmặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảyvào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất
Dòng chảy ngầm là phần nước dưới đất cung cấp cho sông ngòi qua lưu vựcngầm Bao gồm nước ngầm nông và nước ngầm sâu Nước ngầm nông chỉ cungcấp trong đầu mùa cạn hay nước ngầm điều tiết ở hai bên bờ sông Nước ngầm sâu
có thể cung cấp quanh năm, đặc biệt là trong thời kì kiệt Lượng nước ngầm sâucũng phụ thuộc vào nước rơi và tính chất thấm nước của đất đá Cả nước ngầmnông và sâu hợp thành DCN hay dòng chảy cơ bản Nói chung lượng nước nàykhông lớn, chiếm 10 - 30% tổng lượng nước cả năm
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗrỗng của đất hoặc đá Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bêndưới mực nước ngầm Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông, nướcngầm sâu và nước chôn vùi
Đất: là lớp đất trên cùng của vỏ quả đất Có chức năng là nơi để con người, độngvật, thực vật sinh sống, mọi cây trồng đều chịu ảnh hưởng của đất Đất có 3 loạichính
Trang 23Nhóm đất feralit hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp Nhóm này chiếmtới 65% diện tích đất tự nhiên Đặc tính chung của đất là chua, nghèo mùn, nhiềusét Đất có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm.
Nhóm đất mùn núi cao khi lên núi cao, nhiệt độ giảm dần, đất feralit chuyển dánsang các loại đất mùn feralit và đất mùn núi cao, hình thành dưới thảm rừng ánhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao Nhóm đất này chiếm khoảng 11% diện tíchđất tự nhiên, chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ
Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển chiếm 24% diện tích đất tự nhiên
Nhóm đất này tập trung tại các đồng bằng lớn, nhỏ từ bắc vào nam Rộng lớn vàphì nhiêu nhất là đồng bằng sông Cửu Long (40 000 km2) và đồng bằng sôngHồng (15 000 km2)
Độ phì của đất phù sa phụ thuộc vào đặc tính phù sa của các sông và chế độ canhtác của con người Đất phù sa nhìn chung rất phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủylợi Đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn thích hợp với nhiều loại cây trồng (lúa, hoamàu, cây ăn quả v.v ) Nhóm đất này cũng chia thành nhiều loại và phân bố ởnhiều nơi : đất trong đê, đất ngoài đê (hay đất bãi bồi) khu vực sông Hồng ; đấtphù sa cổ miền Đông Nam Bộ ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền sông Hậu ; đấtchua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ v.v
Không khí: là lớp khí quyển bao quanh quả đất, có không khí thì mới có sựsống.Thành phần cơ bản của không khí gồm: nitơ và oxy chiếm 99% với tỷ lệ:nitơ 78%, oxy 21% Ngoài ra còn có một ít khí cácbonic do các loài sinh vật thải
ra, còn lại khoảng 1% là các chất khí hiếm như ar (argon), Ne (neon), He (heli), Kr(kripton) và Xe (xenon)
Bầu không khí trên mặt đất có chiều cao nhiều kilomet Vì không khí là một loạivật chất, cho nên lực hấp dẫn của trái đất hút chặt, làm cho nó được giữ lại trênTrái đất Vì thế, không khí cũng có trọng lượng Trọng lượng không khí sinh ra áplực đối với mọi vật và nó đè lên chúng ta giống như đang lặn dưới nước vậy Khi ta leo lên núi cao hoặc khi ngồi trong máy bay ở trên cao không khí loãnghơn nên áp lực không khí đè lên người cũng giảm đi Ở độ cao khoảng 13km, áp
Trang 24lực không khí chỉ còn 1/8 áp lực trên mặt biển Ở độ cao khoảng 100km, áplực không khí gần bằng 0.
Không khí là sự sống Luồng khí bạn hít thở hằng ngày chính là ở trong khôngkhí Tuy nhiên bầu không khí ô nhiễm như hiện nay thì đó lại là vấn đề đáng báođộng đối với sức khỏe của bạn Dù bạn muốn hay không, dù bạn ở dưới mặt đấthay trên bầu trời cao thì không khí vẫn luôn tồn tại và bạn vẫn cần có không khí.Cát, sỏi, đá:là những thứ có trên bề mặt trái đất, được sử dụng chủ yếu trong xâydựng Đây là những đối tượng vô cùng quen thuộc với con người nói chung và trẻ
em nói riêng, hầu như ở đâu có con người ở đó có cát, sỏi, đá, chúng tồn tại trong
tự nhiên mà không tự sinh ra cũng không mất đi chỉ chuyển từ dạng này sang dạngkhác
1.3.2 Hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh
1.3.2.1 Mục tiêu của hoạt động cho trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh
Dựa trên mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non, đặc điểm lứa tuổi của trẻ mầm non, và khái niệm” khám phá thiên nhiên vô sinh”, chũng ta có thể đưa ra mục đích hướng dẫn cho trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh như sau:
- Trang bị cho trẻ những kiến thức về thế giới thiên nhiên vô sinh:những kiến thức truyền đạt đến trẻ phải thật gần gũi, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đên khó, từ ít đến nhiều phụ thuộc vào từng độ tuổi của trẻ ở giai đoạn đó Trẻ càng lớn lượng kiến thức càng nhiều và sâu hơn so vơi trẻ ở độ tuổi nhỏ Đối với độ tuổi 3-4 tuổi: Biết một số đặc điểm nổi bật, lợi ích của thiên nhiên vô sinh
- Rèn luyện cho trẻ những kỹ năng, hành vi trong mối quan hệ với môi trường thiên nhiên vô sinh: Trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với thiên nhiên vô sinh từ những kiến thức về thiên nhiên vô sinh giáo viên sẽ giúp trẻ hình thành những kĩ năng bảo vệ bản thân khi tiếp xúc với thiên nhiên vô sinh, kỹ năng sử dụng chúng một cách có hiệu quả Đối với độ tuổi 3-4 tuổi: hình thành kỹ năng sử dụng và bảo vệ các yếu tố thiên nhiên vô sinh
- Hình thành cho trẻ thái độ tích cực đối với môi trường thiên nhiên vô sinh xung quanh trẻ: Khi tổ chức cho trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh giáo viên hướng trẻ
Trang 25đến những lợi ích mà thiên nhiên vô sinh mang lại cho con người lẫn động thực vật từ đó giáo dục cho trẻ tình yêu thiên nhiên vô sinh, để trẻ có những thái độ tíchcực(bảo vệ, tiết kiệm, giữ gìn) với các đối tượng trong môi thiên nhiên vô sinh, từ
đó hình thành tình yêu thiên nhiên vô sinh, thích khám phá thiên nhiên vô sinh chotrẻ Đối với độ tuổi 3-4 tuổi: có thái độ yêu quý, trân trọng và có tình yêu với thiênnhiên vô sinh
Các mục đích trên được tiến hành trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh ở trường mầm non Sự tăng dần về kiến thức, kĩ năng, thái độ phụ thuộc vào độ tuổi trẻ, trẻ ở độ tuổi càng lớn thì việc đặc ra mục tiêu khi tổ chức hoạt động sẽ tăng dần về số lượng và độ khó Và luôn hướng tơi sự phát triểntoàn diện của trẻ
1.3.2.2 Nội dung của hoạt động cho trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh
Thiên nhiên vô sinh là những sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên, bao gồm sỏi, cát, đất, đá, nước, không khí, ánh sáng…,thiên nhiên vô sinh không
có quá trình đồng hoá và dị hoá, chúng không sinh ra mà chỉ bị tan rã và bị bào mòn do ảnh hưởng của những hiện tượng tự nhiên, chúng rất gần gũi với con người, bao quanh con người và có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của con người Tuy nhiên với những hạn chế về độ tuổi, trẻ không thể hiểu biết được tất cả các đặc điểm, tính chất, thuộc tính, công dụng, ảnh hưởng của thiên nhiên vô sinh Vì vậy việc lựa chọn các đối tượng cho trẻ tiếp cận và xác định những kiến thức cần khái thác ở đối tượng phù hợp với trẻ ở độ tuổi ( 3-4) này là rất quan trọng, phải dựa trên các nguyên tắc nhất định sau đây:
Thứ nhất đảm bảo tính mục đích: Nôi dung được đặc ra phải hướng tới việcthực hiện mục đích của khám phá thiên nhiên vô sinh nói riêng và mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non nói chung Đó là hình thành những biểu tượng đúng về thế giới thiên nhiên vô sinh, giáo dục tình cảm, thái độ và rèn luyện kĩ năng, hành vi phù hợp với mục tiêu đặt ra cho trẻ Cần lựa chọn những nội dung
cơ bản, phổ biến, phù hợp với lứa tuổi về khả năng nhận thức của trẻ, tạo điều kiện
để thực hiên tốt các mục tiêu Nên lựa chọn nội dung hướng sự chú ý của trẻ đến
Trang 26cái đẹp, sinh động và hấp dẫn của sự vật hiên tượng, nhằm hình thành ở trẻ thái độđúng với môi trường đó, tạo tiềm năng và động cơ kích thích trẻ tham gia vào cải tạo môi trường xung quanh trẻ( giữ gìn, bảo vệ, sử dụng tiết kiệm các tài nguyên trong thiên nhiên vô sinh) xa hơn nữa là góp phần bảo vệ trái đất).
Thứ hai đảm bảo tính chính xác: Tính chính xác trong việc nhận thức môi trường xung quanh được thể hiên ở sự phản ánh một cách chính xác, khoa học, khách quan sự vật, hiên tượng và cuộc sống xã hội xung quanh trẻ Đặc biệt đối với đối tượng là thiên nhiên vô sinh cần truyền đạt cho trẻ đó là các vật vô sinh tương tác với môi trường không tự nhiên mất đi, mà nó biến đổi, chuyển hóa thànhdạng vật chất khác Tính chính xác còn thể hiện ở việc các đối tượng cung cấp chotrẻ phải thật chân thực, sống động Vậy nên cần cho trẻ tiếp xúc với các đối tượng
ở trạng thái tốt nhất( chưa bị biến đổi) và trong môi trương của nó Vì những ấn tượng đầu tiên về đối tượng luôn ảnh hưởng lớn đến việc hình thành biểu tượng đúng về thế giới thiên nhiên vô sinh trong đầu trẻ
Thứ ba đảm bảo tính hệ thống: Tính hệ thống sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng hơn Nội dung được sắp xếp một cách có hệ thống luôn tuân theo một trình tự nhất định phù hợp với quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và trình độ nhân thức của trẻ trong từng giai đoạn Nội dung phải được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng, từ tổng thể đến chi tiết, từ gân gũi, quen thuộc đến ít quen thuộc, xa lạ để trẻ có cơ hội sử dụng các giác quan một cách nhuần nhuyễn, rèn luyện các kĩ năng nhận thức cơ bản để hình thành những biểu tượng về sự vật hiện tượng ngày càng sâu sắc, đầy đủ và chính xác hơn Tính hệ thống còn thể hiện ở việc cung cấp tri thức mới trên cơ sở củng cố trithức cũ đã được hình thành ở trẻ
Thứ tư đảm bảo tính vừa sức: Tri thức về thiên nhiên vô sinh rất đa dạng,
và phong phú, không phải tất cả những tri thức đó đều phù hợp với trẻ, vậy nên việc lựa chọn nội dung phải phù hợp với từng độ tuổi của trẻ và đặc điểm cá biệt của trẻ Tính vừa sức còn thể hiện trong việc lựa chọn đối tượng phải cụ thể, gần gũi, quen thuộc đối với trẻ và ngày càng mở rộng đối với nhân thức về số lượng
Trang 27cũng như mức độ cũng phải nâng cao dần theo độ tuổi Thông tinh cung cấp cho trẻ cũng phải mới mẻ không quá dễ, cũng không quá khó nên chú trọng vào vùng phát triển gần nhất của trẻ nghĩa là phải nằm giữa ngưỡng trên và ngưỡng dưới củathông tin của tri thức( ngưỡng trên là những gì xa vời với trẻ, bằng kiến thức của mình trẻ khó có thể lĩnh hội, ngưỡng dưới là những gì mà trẻ đã biết và quen thuộcvới trẻ rồi).
Xác định nội dung phải chú ý đến mức độ nhân thức của trẻ ở các độ tuổi: Đối với trẻ 3-4 tuổi: hình thành cho trẻ những biểu tượng về sự vật và hiên tượng
mà chúng thường gặp trong cuộc sống, hướng đến thiết lập mối liên hệ
Thứ năm đảm bảo tính thực tiễn: tính thực tiễn ở chỗ là nội dung tri thúc cũng cấp phải thiết thực, gần gũi với cuộc sống của chúng Vậy nên trong cuộc sống trẻ thường tiếp xúc với sự vật hiện tượng gì, thì cần giúp trẻ có những biểu tượng về chúng Điều này sẽ giúp trẻ độc lập, tự tin hơn trong cuộc sống, còn giám bớt nguyhiểm cho trẻ hình thành thái độ tích cực đối với môi trường đó Ví dụ như hàng ngày những trẻ em miền núi phải tiếp xúc nhiều với đất đá trên đồi núi, thì khi họcnhững kiến thức về đất đá trẻ sẽ dễ hình dung hơn và từ những kiên thức mà cô cũng cấp sẽ giúp trẻ phòng tránh những tai nạn khi tiếp xúc với đất đá
Thứ sáu đảm bảo phát huy tính tích cực nhân thức của trẻ: một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo cho trẻ tích cực nhân thức môi trường xung quanh là sự hấp dẫn của nội dung tri thức, được thể hiên ở tính mới mẻ, tính cảm xúc và khả năng điều khiển hành vi của nó Sự mới mẻ của tri thức sẽ kích thích hứng thú, thỏa mãn tính tò mò, ham hiểu biết ở trẻ Đặc biệt việc thực hiện năm nguyên tắc đầu một cách hợp lí sẽ gây ra hiệu quả cộng hưởng tạo nên tính tích cực nhân thúc
Trang 28vô sinh khác nhau có xung quanh trẻ: làm quen với tên gọi khác nhau của các yếu
tố này ở các trạng thái( rắn lỏng, khí), môi trường khác nhau; làm quen với đạcđiểm của nó( màu sắc, độ lớn, trọng lượng),khám phá ra thành phần, kết cấu củanó(các yếu tố cấu tạo nên, độ răn chắc, tơi xôp, độ min, độ đậm đặc ); tínhchất( sự thay đổi của nó về hình dạng, kích thước, độ lớn, trọng lượng, màu sắc,tên gọi khi có tác động của các yếu tố khác trong môi trường như nhiệt độ, độ ẩm,ánh sáng, động thực vật và con người); giúp trẻ tìm hiểu công dụng và cách sửdụng của nó; hình thành ở trẻ mong muốn quan tâm, giữ gìn môi trường tự nhiên
vô sinh và có kĩ năng bảo vệ Cụ thể như sau:
Hướng dẫn cho trẻ làm quen với nước Trẻ cần biết sự phân bố của nướctrong tự nhiên, tên gọi của nó, đặc điểm trạng thái của các loại nước( màu sắc, mùi
vị, khối lượng, áp lực ), sự thay đổi trạng thái của nó do tác động của nhiệt độ,ánh sáng, con người( dạng lỏng, khí, rắn ); vai trò của nước đối với con người,động thực vật (ăn uống, sinh hoạt, sản xuất), cách sử dụng nước; hình thành ở trẻ ýthức, kỹ năng giữ gìn nguồn nước sạch, tiết kiệm sử dụng nước
Hướng dẫn trẻ làm quen với không khí Trẻ biết sự tồn tại của không khí ởkhắp nơi; biết dược đặc điểm tính chất của không khí( màu sắc, hình dạng, thểtích, áp suất, sự chuyển động của không khí, hướng và sức gió ); trẻ biết được vaitrò của không khí đối với con người, động thực vật; hình thành ở trẻ mong muốn
và kỹ năng bảo vệ môi trường không khí xung quanh chúng
Hướng dẫn trẻ làm quen với các vật thể cứng như đất, cát, đá, sỏi Trẻnhận biết, phân biệt và gọi tên các vật thể rắn, biết dược đặc điểm, tinh chất, thànhphần kết cấu của chúng; mối quan hệ của chúng với môi trường, con người Trẻcần biết được sự phân bố của các vật thể rắn, công dụng của nó,( trồng cây, làmvật liệu xây dựng, chăn nuôi, làm nơi ở ), cách sử dụng
Còn đối với nội dung hướng dẫn trẻ làm quen với yếu tố tự nhiên vô sinh ở
độ tuổi 3-4 tuổi nói riêng Dựa vào đặc điểm tâm sinh sinh lý của trẻ ở dai đoạnnày để đưa ra các mức độ yêu cầu như sau:
Trang 29Đối với trẻ 3-4 tuổi: Cần dạy cho trẻ nhận biết, phân biệt và gọi tên một số yếu tố
vô sinh như nước đất cát Biết một số đặc điểm rõ nét của nó thông qua quan sát
và sử dụng( nước không màu, mùi vị, nước dùng để uống, tắm rửa, đất để trồngcây ) có mong muốn tham gia sử dụng, giữ gìn nguồn nước sạch, tiết kiệm nước
Trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với thiên nhiên vô sinh, phương pháp trựcquan sử dụng với mục đích sau:
Phát triển và rèn luyện năng lực cảm giác, tri giác, các thao tác trí tuệ
Hình thành, củng cố,lam chính xác biểu tượng của trẻ vê sự vật, hiên tượng
Giáo dục trẻ sự gắn bó với thiên nhiên vô sinh với cuộc sống quanh chúng
Nhóm phương pháp trực quan có vai trò quan trọng trong việc phát triển các quá trình tâm lí ở trẻ Quá trình nhận thức của trẻ thường diễn ra trên cơ sở thống nhất nhận thức cảm tính và lí tính Trong đó, nhận thức cảm tính là nguồn gốc của mọi tri thức về môi trường Như vậy, để rèn luyện và phát triển cảm giác, tri giác, cần cho trẻ tiếp xúc với sự vật hiện tượng xung quanh một cách chân thật nhất Nhờ đó mà trẻ có cơ hội sử dụng và rèn luyện các giác quan cho quá trình khám phá sự vật hiện tượng của mình
Có các phương pháp trực quan như sau:
Phương pháp quan sát.Khi tổ chức quan sát cần thực hiện các yêu cầu sau:
Xác định mục đích quan sát: mục đích quan sát được thiết lập dựa trên đối tượng quan sát là gì, các nội dung cần khai thác ở đối tượng phải phù hợp với độ tuổi Nhằm cung cấp đầy đủ các kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với trẻ để phát
Trang 30triển toàn diện Đối với trẻ 3-4 tuổi trẻ mới chỉ quan sát những đặc điểm nổi bật bên ngoài của đối tượng, một số lợi ích của đối tượng.
Lựa chọn và bố trí đối tượng quan sát: Đối tượng được lựa chọn pải phù hợp với nhiệm vụ nhận thức của trẻ ở độ tuổi 3-4 tuổi Đối tượng phải mang tính đặc trưng, gần gũi, phổ biến với trẻ Cách bố trí đối tượng và trẻ vừa đảm bảo an toàn cho trẻ khi quan sát vừa cho trẻ tiếp cận rõ đối tượng một cách dễ dàng và thoải mái Về đối tượng phải đảm bảo ở trạng thái tốt nhất, chưa bị biến chất để thể hiệnđược những đặc điểm cơ bản nhất của loài ví dụ như khi quan sát đặc điểm nước thì nên chọn nước trong nước sạch chư bị pha tạp chất hay màu để trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu đúng về đối tượng
Cần triển khai quan sát một cách có kế hoạch có trình tự, nhưng không nhất thiết phải theo một khuôn mẫu chung, bởi logic của quá trình quan sát phụ thuộc vào tính chất nhiệm vụ quan sát, vào mức độ làm quen với đối tượng
Trong quá trình quan sát, cần sử dụng lời nói một cách chính xác cụ thể Lời trò chuyện của cô giáo với trẻ trong quá trinh quan sát thúc đẩy trẻ tei giác đối tượng một cách chnhs xác, hình thành những biểu tượng đầy đủ và có ý thức, góp phần
mở rộng vốn từ cho trẻ
Phương pháp sử dụng tài liệu trực quan Các tài liệu trực quan bao gồm tranh ảnh, video, các tài liệu nay được sử dụng rộng rãi trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh vì nó phù hợp với nhận thức của trẻ ở giai đoạn này Ngoài ra tai liệu trực quan còn tăng thêm tính đa dạng về phương tiện sử dụng, làm tặng sự hấpdẫn về đối tượng với trẻ, giúp trẻ khám phá tốt đối tượng ở nhiều phương tiện khác nhau và góc độ khác nhau
Mục đích của phương pháp này là: Củng cố, cụ thể hóa các biểu tượng về đối tượng;phát triển khả năng chú ý có chủ định, khả năng tri giác thẩm mỹ cho trẻ 3-4tuổi
Nhóm phương pháp dùng lời
Hóm phương pháp nay sử dụng nhăm mục đích: Bổ sug va làm chính xác hóa các biểu tượng của trẻ về đối tượng và các mối quan hệ diễn ra xung quanh trẻ mà trẻ
Trang 31đã có được qua quan sát; góp phần làm phát triển các quá trình tâm lí như chú ý, ghi nhớ, tư duy;phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tích lũy vốn từ, phát âm đúng, nói câu đầy đủ, học cách diễn tả suy nghĩ mong muốn của mình, hiểu lơi nói của người khác.
Trong nhóm phương pháp dùng lời có các phương pháp sau đây:
Phương pháp đàm thoại Là quá trinh trao đổi giữa giáo viên và trẻ nhằm mục đíchnhất định Trong quá trình hướng dẫn cho trẻ làm quen với thiên nhiên vô sinh giáo viên sử dụng phương pháp này phải thật uyển chuyển không nên cứng nhắt theo một khuông khổ nhất định, phải tạo ra cuộc trò chuyện tao đổi thật thoải mái như hai người bạn trao đổi những kiến thức mà mình biết làm như thế mới tạo cho trẻ cảm giác thoái mái để nêu ra những ý kiến của mình một cách vô tư về những điều mà trẻ biết
Yêu cầu khi tổ chức đàm thoại: Giáo viên cần xác định mục đích của đàm thoại, đối tượng và độ tuổi trẻ để có nhưng câu hỏi phù hợp kích thích trẻ tham gia vào cuộc trò chuyện, tránh những câu hỏi quá khó so với nhận thức của trẻ Đàm thoại cũng nhằm tổng kết cụ thể, khái quát những kiến thức trẻ cần có nên cần phải rõ ràng chính xác và nên kết hợp các tài liệu trực quan khi đàm thoại để trẻ dễ tiếp nhận hơn Khi đặt câu hỏi trong đàm thoại cần đặc ra nhiệm vụ giáo dục trí tuệ chotrẻ, đòi hỏi trẻ phải thực hiện, rõ ràng về nội dung, chính xác và ngắn gọnvì khả năng ngôn ngữ của trẻ giai đoạn này chưa hoàn thiện Không nên đặc câu hỏi chỉ trả lơi có hoặc không
Phương pháp kể chuyện, Ở độ tuổi này nên kể những câu chuyện khá đơn giản và ngắn gon để trẻ hiểu, câu chuyện liên quan đến nôi dung và đối tượng lôi cuốn trẻ.Ngoài các phương pháp nêu trên thì khi cho trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh cần
sủ dụng các câu thơ, bài hát, ca dao tục ngữ, Các loại hình này dễ sử dụng, dễ tạo hứng thú và phù hợp với mọi độ tuổi Khi sử dụng cũng cần chú ý đến nội dung của nó cũng phải phù hợp với nội dung bài học yêu cầu
Nhóm phương pháp thực hành
Trang 32Dựa vào các hoạt động cơ bản của trẻ trong trường mầm non, có thể sử dụng các trò chơi, thí nghiệm, lao động trong quá trình khám phá thiên nhiên vô sinh Thông qua các hoạt động thí nghiệm tro chơi sẽ củng cố cho trẻ những kiến thức
mà trẻ đã được học trước đó động thời giải tỏa căng thẳng cho trẻ sau mỗi giờ học.Qua những hoạt động đó sẽ hình thành cho trẻ những tình cảm tích cực với đối tượng và môi trương xung quanh chúng
Trong nhóm phương pháp thực hành có các phương pháp sau đây:
Trò chơi: ở lứa tuổi mẫu giáo thì hoạt đông chủ đạo là vui chơi vậy nên các trò chơi rất quan trong với trẻ ở giai đoạn này đây như là một phương pháp giúp trẻ tích cực khám phá thiên nhiên vô sinh Các tro chơi học tập, vân động, đóng vai có nhiều ưu thế trong việc củng cố tri thức cho trẻ
Về trò chơi học tập đây là trò chơi có nội dung và luật chơi có sẵn do người lớn nghĩ ra, trong đó, mọi hành động của trẻ được điều khiển bởi nhiệm vụ và luật chơi Cấu trức của trò chơi học tập quy định rõ nhiệm vụ nhân thức, luật chơi,hanhđộng chơi nên nó là trò chơi được sử dụng nhiều và dễ trong quá trinh hướng dẫn trẻ khám phá môi trương xung quanh Trò chơi học tập có tác dụng làm củng cố, làm chính xác, mở rộng biểu tượng của trẻ về đối tượng của thiên nhiên vô sinh, giúp trẻ phát triển chú ý, ghí nhớ tốt hơn, làm phong phú vốn từ.ví dụ trò chơi tập nặn những con vật trò chơi nay giúp trẻ làm quen với các thuộc tính của đất nặn vàphát triển khả năng tao hình
Về trò chơi vận động là trò chơi thiên về các thao tác vận động nhiều hơn, giúp trẻcủng cố kiến thức về đối tượng, giáo dục tình cảm gắn bó thích thú với môi trường
đó, giúp trẻ giải tỏa căng thẳng vê trí tuệ Ví dụ khi cho trẻ khám phá các loại đá thì cô có thể cho trẻ chơi trò chơi như” kẹp cua” băng cách đang những ngón tay vào nhau và dùng hai ngón cái để kẹp những viên đá cho vào giỏ của mình xem ai kệp được nhiều hơn
Về trò chơi sáng tạo đây là trò chơi phản ánh những tri thức, ấn tượng trẻ tiếp nhậnđược trong hoạt động học tập, lao động, ngoài trời, tham quan, sinh hoạt hằng ngày, Nói chung, các tro chơi của trẻ đều mang tính chất sáng tạo Tuy nhiên,
Trang 33tính chất độc lập của trò chơi này cho phép giáo viên sử dụng chúng như là
phương pháp dạy tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới nên cơ hội cho sự sáng tạo của trẻ trong trò chơi thể hiện rõ hơn Tro chơi sáng tạo gồm các trò chơi: đóng vai, xây dựng, trò chơi với các vật liệu tự nhiên Ví dụ như khi cho trẻ khám phá cát thì cô nên tổ chức trò chơi tự do cho trẻ như xậy dựng lâu đài cát những thứ mà trẻ thích bằng cát ẩm, thì trẻ sẽ hiểu thêm vê công dụng và tính chất của cát hơn[9; tr108].Thí nghiệm: Được coi như một loại hình quan sát diễn ra trong điều kiện nhất định Thí nghiệm đòi hỏi sự tác động tích cực lên đối tượng làm thay đổi nó phù hợp với mục đích đặt ra[9; tr110]
Lao đông: Trong quá trình khám phá thiên nhiên vô sinh thì lao động được
sử dụng với mục đích nhận thức, giúp trẻ khám phá đặc điểm, tính chất của đối tượng một cách chân thực thông qua quá trình lao động, trẻ sẽ biết được thay đổi của đối tượng khi được con người tác động vào
Khi vụ khi cho trẻ khám phá đất thì co sẽ cho trẻ lao động tập thể là “ trồng cây” trong trồng cây bao gồm ( xới đất, đặt cây vào hố, lấp đất, tưới nước) tròng quá trình tiếp xúc với đất trẻ sẽ cố được những kiến thức cô đã dạy trước đó về thuộc tính của đất cũng như công dụng
1.3.2.4 Các hình thức hướng dẫn trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh
Dựa theo dạng hoạt động của trẻ ở trường mầm non, hình thức tổ chức giáodục bao gồm: Hoạt động học tập; Hoạt động vui chơi; Hoạt động tham quan; Hoạt động ngoài trời; Hoạt động lao động
Về hoạt động học tập Đây là một hình thức quan trong giúp trẻ lĩnh hội những tri thức về thế giới thiên nhiên vô sinh một cách hệ thống nhất dự trên đặc điểm lứa tuổi và điều kiên xung quanh Trong giờ học thì dưới sự hướng dẫn của giáo viên hình thành cho trẻ hệ thống tri thức đơn giản nhất phù hợp với độ tuổi vàmục tiêu mà chương trình giáo dục mầm non đưa ra Những kinh nghiệm mà trẻ tích lũy hằng ngày, lúc vui choi, lúc quan sát, lúc lao động thì giờ học sẽ giúp trẻ
hệ thống lại những kinh nghiệm mà trẻ đã tích lũy từ trước Với đặc trưng cơ bản của giờ học là tuân theo một thời gian nhất định và được lập kế hoạch từ trước thì
Trang 34sẽ tạo cho trẻ khả năng chú ý, sự tập trung, kiên trì ở một trình độ nhất định, tạo tiền đề cho việc học tập ở các lớp lớn hơn
Đổi với trẻ 3-4 tuổi thì nội dung cần đạt được trong giờ học “ khám phá thiên nhiên vô sinh” là: hình thành các biểu tượng về cac đối tượng mà trẻ thường gặp trong cuộc sống hàng ngày về thiên nhiên vô sinh, hướng đến việc tự xác lập mối quan hệ có trong đối tượng và môi trường xung quanh trong quá trình hoạt động dựa trên tri giác cảm tính Từ đó hình thành các kĩ năng nhân thức cho trẻ như quan sát, so sanh, dựa trên những dấu hiệu bên ngoài
Trong giờ học khám phá thiên nhiên vô sinh được tiến hành bởi các bước như sau:Phần mở đầu: định hướng hoạt động nhận thức cho trẻ Ở đây ta có thể sử dụng các phương pháp biện pháp thủ thuật thích hợp để tạo hứng thu cho trẻ như sử dụng câu đố trò chơi, hay lời dẫn dắt nào đó phù hợp với tên hoạt động
Phần trọng tậm: giải quyết nhiệm vụ cơ bản của giờ học là cung cấp kiến thức, lỹ năng, thái độ tích cực của trẻ với đối tượng
Phần kết thúc: giải tỏa căng thẳng, tạo cho trẻ trạnh thái thoải mái về thể chất và tâm lí, đồng thời thực hiện chuyển tiếp hoạt động
Về hoạt động vui chơi Đây là một hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo, nên nó có ý nghĩa lớn đến hoạt động nhận thức của trẻ nói chung và việc hướng dẫn cho trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh nói riêng Cụ thể như sau:
Trong quá trình chơi thì trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn những đặc điểm tính chất của đối tượng, ví dụ như cho trẻ học xong một tiết về “khám phá cát “thì cô sẽ chotrẻ trải nghiệm chơi với “cát” để trong khi chơi trẻ sẽ cọ xác với cát và từ đó củng
cố lại những kiến thức trước đó mà trẻ đã được học
Tạo cơ hội cho trẻ vận dụng những kiến thức của mình về thiên nhiên vô sinh vào trong quá trình chơi, ví dụ như khi chơi trò chơi tạo hình trẻ sẽ vận dụng những kiến thức mà trẻ có về đối tượng như hình dạng kích thước màu sắc đặc trưng để tạo ra một sản phẩm phù hợp
Trang 35Nhưng ở độ tuổi 3-4 tuổi thì hoạt động vui chơi vẫn còn hạn chế vì trẻ chỉ mới chuyển từ hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật lên hoạt động chủ đạo là hoạtđộng vui chơi.
Cách tiến hành hoạt động vui chơi cho trẻ cũng gồm 3 bước:
Trước khi chơi: Giáo viên định hướng cho trẻ về mục tiêu của hoạt động, để trẻ dễdàng hoạt động với đối tượng một cách có mục đích
Trong khi chơi: Giáo viên cần quan sát, gợi ý, tạo tình huống và có những câu hỏi thích hợp để trẻ phát huy hết khả năng sáng tạo của mình khi chơi
Kết thúc chơi: tạo cảm giác thoải mái cho trẻ, trưng bày sản phẩm của trẻ nếu có, phát hiện ra cái mới cái sáng tạo ở sản phẩm của trẻ, khuyến khích trẻ thu don đồ chơi su khi chơi
Về hoạt động ngoài trời Đây là hình thức khá phổ biến đối với hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh Khi trẻ dạo chơi quanh trường có thể tham gia các trò chơi khác nhau từ các vật liệu của thiên nhiên như: nước, không khi, đất, đá, cát, sỏi để trẻ tích lũy những kinh nghiệm cảm tính và trực tiếp nhìn thấy những đối tượng nhiên nhiên vô sinh trong môi trường của chúng Dạo chơi sẽ tạo ra cảmgiác thoải mái, sung sướng, thỏa mãn khi được tiếp xúc với môi trường xung quanh và trò chuyện thoải mái giữa trẻ với nhau
Việc tổ chức hoạt động ngoài trời được tiến hành một cách linh hoạt hơn sơ với những hoạt động khác vì nó chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh Thường
có các hoạt động ngoài trời như sau: cho trẻ quan sát các đối tượng trong trường,
sự thay đổi của chúng qua các ngày các buổi như đất, đá, cát, sỏi, ánh sáng, nước, không khí; tổ chức cho trẻ lao đông đơn giản trên sân trường như tưới nước, xới đất ; cho trẻ tham gia vào các thí nghiệm đơn giản và các hoạt động trải nghiệm như vẽ nặn những thứ vừa được tham quan trong trường; Tổ chức các trò chơi sân trường là môi trường há thuận lợi để tổ chức các trò chơi vận động đơn giản cho trẻ như trò chơi gắp đá, cá trò chơi dân gian gần gũi với thiên nhiên vô sinh; giao tiếp trong hoạt động ngoài trời giáo viên nên tăng cường giao tiếp đối với trẻ trò
Trang 36chuyện một cách thoải mái về các vấn đề liên quan đến thiên nhiên vô sinh để củng cố và phát huy tính tích cực của trẻ khi khám phá thiên nhiên vô sinh.
Về hoạt động tham quan Cũng là một hình thức giúp trẻ tiếp cận với thiên nhiên
vô sinh một cách hiệu quả nhất, vì khi tham quan trẻ có thể quan sát được các sự vật hiện tượng một cách chân thật và biết được những thay đổi của đối tượng khi con người tác động vào ví dụ như tham quan công viên, dòng sông, hồ nước, tượng đá, tạo cơ hội cho trẻ thu lượm những vật liệu khác nhau để tiếp tục quan sát và làm việc trong lớp Nhờ tham quan trẻ phát triển được óc quan sát, hứng thúnghiên cứu về môi trường, cái đẹp của tự nhiên sẽ giúp trẻ có hứng thú, những ấn tượng về những biểu tượng của đối tượng sẽ được khắc sâu vào trẻ Khi tham quangiáo viên cần đam thoại gợi mở cho trẻ về thiên nhiên vô sinh, có những câu chuyện câu đố để trẻ dễ hình dung về đối tượng, quan hệ của chúng đối với các đốitượng khác, cuối cùng nên tạo cho trẻ bức tranh tổ thể về thiên nhiên vô sinh
Vê hoạt động lao động là hình thức tổ chức giáo dục quan trọng cho trẻ ở trường mầm non Đây là hoạt động được trẻ nhỏ ưa thích, vid ở giai đoạn 3-4 tuổi trẻ rất mong muốn được làm người lớn thích làm những việc mà người lớn làm, vậy nên lao động trở thành một hình thức không kém phần quan trọng trong quá trình hướng dẫn trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh Trong quá trình lao động thì trẻ
sẽ tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên vô sinh tích lữu những kinh nghiệm qua những lần lao động và thấy rõ đặc điểm của đối tượng hơn Có thể cho trẻ lao động đơn giản tập thể như tưới nước cho cây, xới đất, xếp đá lên chậu cây
1.3.2.5 Môi trường hướng dẫn trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh
Môi trường tự nhiên vô sinh xung quanh trẻ
Đây không chỉ là môi trường hướng dẫn trẻ khám phá các đối tượng của tự nhiên
vô sinh mà còn là phương tiện để giáo dục trẻ Là môi trường tốt hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu đúng về đối tượng, từ khi sinh ra trẻ đã tiếp cận với các yêu tố tụ nhiên như không khí, nước, ánh sáng, khi trẻ lớn hơn một chúc thì vachạm với yếu tố như đất, đá, cát, sỏi Sự gần gủi đối với trẻ, có quan hệ thân thuộc với cuộc sống của chúng này đã trở thành một môi trường để giáo dục trẻ