1. Trang chủ
  2. » Mầm non - Tiểu học

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ÂM NHẠC CHO TRẺ THÔNG QUA TRÒ CHƠI ÂM NHẠC

31 2K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 223 KB

Nội dung

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Mục đích nghiên cứu đề tài này góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận và cáchthức ứng dụng các trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non một cách phù hợp, nhằm giúptrẻ phát triển

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

BÀI TẬP NGHIỆP VỤ

ĐỀ TÀI:

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ÂM NHẠC CHO TRẺ

THÔNG QUA TRÒ CHƠI ÂM NHẠC

Giáo viên hướng dẫn: Ths Trần Thị Kim Anh

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết

Võ Thị Diểu

Lớp : ĐHMN Khóa 2 Tiền Giang năm 2010-2012

Tiền Giang, tháng 11 năm 2011

Trang 2

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU:

Trang 3

MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử loàingười, nó gắn bó mật thiết với cuộc sống và trở thành một nhu cầu lớn không thểthiếu trong đời sống xã hội, nó có sức hấp dẫn với mọi lứa tuổi Âm nhạc hiện hữutrong mọi hoàn cảnh và luôn gắn liền với con người và chính âm nhạc đã góp phầnxây dựng một xã hội văn minh, nó ảnh hưởng đến tính cách và quan điểm sống củacon người Âm nhạc là chỗ dựa về tinh thần, là bài học vô giá giúp cho cuộc sốngcon người thêm hạnh phúc, lạc quan hơn và thanh thản hơn, rộn ràng hơn

Đối với trẻ thơ, âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần và có vaitrò quan trọng trong giai đoạn trẻ ở trường mầm non, các cháu nhỏ có thể liên quanvới âm nhạc rất sớm, ngay từ khi bập bẹ tập nói hoặc lớn hơn, ngay từ lúc nằm nôi.Đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà, vuitươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡngcho tâm hồn trẻ Vì vậy giáo viên cần chú ý giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cáchthông qua con đường âm nhạc

Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của cuộcsống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, thậm chínhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xung quanh Khitrẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ 4 tuổi trở lên thì trẻ đã cảm nhận được nhữngbài hát và những điệu nhạc này.Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở các cháu lại ởnhiều mức độ khác nhau Có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơ khi nhạcvang lên Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục củangười lớn xung quanh Vì thế cho nên giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dụcthẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sựphát triển tâm sinh lí của trẻ Âm nhạc đối với trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc.Trẻ thường gắn âm nhạc với trò chơi Chúng ta có thể nhận thấy rằng, rất nhiều

đồ chơi của trẻ có chứa đựng âm nhạc, và trẻ thường cảm thấy thoải máikhi chơi với những đồ chơi này

Đối với trẻ mẫu giáo, việc làm quen với âm nhạc thông qua các trò chơi làmột biện pháp hữu hiệu nhất Vì đặc điểm lứa tuổi mầm non là học mà chơi, chơi

mà học Các trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động trongnhà trường Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát,tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc, giúp trẻ cảm thụ âm nhạcmột cách tốt hơn Tham gia trò chơi âm nhạc trẻ được động viên, được tự do thểhiện bản thân, những cảm xúc, suy nghĩ và sáng tạo, thể nghiệm Các trò chơi cónội dung, có luật giúp trẻ thực hiện một cách dễ dàng các bài tập rèn luyện kỹ năng

Trang 4

hát, múa, cảm thụ âm nhạc, ghi nhớ tác phẩm, nắm được những khái niệm sơ giản

về các yếu tố diễn tả âm nhạc trong hình thức sinh động, hấp dẫn

Trò chơi âm nhạc là hình thức tổng hợp của các dạng vận động, mang tínhsáng tạo cao nhất, phát triển nhiều nhất các kỹ năng cho trẻ Vì vậy, nên tôi chọn đề

tài: “ Phát triển kỹ năng âm nhạc cho trẻ thông qua trò chơi âm nhạc”

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Mục đích nghiên cứu đề tài này góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận và cáchthức ứng dụng các trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non một cách phù hợp, nhằm giúptrẻ phát triển toàn diện, giúp giáo viên mầm non có những kiến thức cơ bản để ápdụng trò chơi âm nhạc cho trẻ

III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

- Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng trò chơi âm nhạc cho trẻlớp lá theo các bài hát thiếu nhi

- Đề xuất một số trò chơi âm nhạc phục vụ cho các hoạt động

- Kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của các trò chơi đã thiết kế

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Nghiên cứu lý luận, đọc sách tạp chí chuyên đề vầ giáo dục âm nhạc, thamkhảo tài liệu

- Xây dựng trò chơi âm nhạc

- Thực nghiệm sư phạm, quan sát, dự giờ

V CÁC ĐÓNG GÓP VỀ ĐỀ TÀI:

Xây dựng một số trò chơi âm nhạc để phục vụ cho việc tổ chức hoạt động âmnhạc của giáo viên và giúp trẻ phát triển khả năng âm nhạc thông qua trò chơi âmnhạc

Trang 5

NỘI DUNG CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN

I ÂM NHẠC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIÊN CỦA TRẺ

Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của cuộcsống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, thậm chínhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xung quanh.Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ bốn tuổi trở lên thì trẻ đã cảm nhậnđược những bài hát và những điệu nhạc này Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ởcác cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau Có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lạirất thờ ơ khi nhạc vang lên Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộcsống, giáo dục của người lớn xung quanh Vì thế cho nên giáo dục âm nhạc làphương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có

sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ

Những trải nghiệm âm nhạc ở tuổi ấu thơ có tác động đến từng phần mộttrong sự phát triển tòan diện của trẻ Để hiểu rõ mối liên kết giữa âm nhạc và sựphát triển thể chất, nhận thức, cũng như cảm xúc, kỹ năng xã hội thì điều quantrọng nhất là nhận thức được nền tảng cho việc học tập của trẻ trong những nămđầu đời chính là những trải nghiệm bằng tất cả các giác quan

1.Vai trò của hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển thể chất của trẻ:

Âm nhạc có ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ Âm nhạc đượccoi là khả năng tốt nhất để phát triển tai nghe Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ranhững phản ứng gắn với sự thay đổi tim mạch , sự trao đổi máu

Việc dạy trẻ vận động nhẹ nhàng theo nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợpcác động tác đi lại vững vàng, chạy nhẹ nhàng mà tất cả những vận động của tay,chân, thân mình của trẻ sẽ trở nên chính xác và nhịp nhàng hơn

Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn tư thế đẹp và duyêndáng

Việc trẻ hát gắn với việc phát triển sinh lý ở trẻ , đẩy mạnh chức năng hoạtđộng của cơ quan phát thanh, hô hấp , tạo điều kiện phối hợp giữa nghe và hát

Tư thế hát đúng sẽ tạo điều kiện điếu hoà hoạt động hô hấp, thở sâu hơn, tạocho trẻ có dáng dấp và phong thái đẹp

2.Vai trò của hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển nhận thức của trẻ:

Cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển nhận thức Nó đòi hỏi trẻphải chú ý, quan sát nhạy bén Trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh, làm quenvới ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ đặc điểm tính chất của hình tượng

âm nhạc

Trang 6

Khi tập hát, trẻ không chỉ tiếp thu về giai điệu, tiết tấu, lời ca mà còn pháttriển ngôn ngữ Các dạng hoạt động âm nhạc ở trường mầm non tuỳ theo đặc điểmlứa tuổi, thông qua các bài học âm nhạc ngày một khó dần, phức tạp dần đòi hỏi trẻphải tích cực tư duy, tưởng tượng, sáng tạo.

3.Vai trò của hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển thẩm mỹ của trẻ:

Các bộ môn nghệ thuật trong đó có âm nhạc, được coi là phương tiện hữuhiệu nhất để đưa mối quan hệ thẫm mỹ vào ý thức của trẻ một cách sâu sắc

Mục dích của giáo dục thẫm mỹ nhằm phát triển ở trẻ khả năng lĩnh hội cảmthụ và hiểu cái đẹp, phân biệt cái hay cái dở, hoạt động độc lập và sáng tạo khi tiếpxúc với các dạng hoạt động âm nhạc khác nhau

Khi nghe nhạc trẻ cảm nhận được tính chất tình cảm của âm nhạc nên hưởngứng cảm xúc có trong trong tác phẩm

Âm nhạc dẫn dắt trẻ đến các hiện tượng cũa đời sống giúp trẻ hình thành sựliên tưởng

Ví dụ :

Ở bài “Lá xanh” trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối, thiên nhiên nơi đó cónhững chú ong, bướm nô đùa, gió xào xạc làm rung cành lá gọi các em đến trường.Nhịp điệu rắn rỏi của các bài hành khúc “Chiến sĩ tí hon” làm trẻ vui vẻ hứng thú

4.Vai trò của hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ:

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, phản ánh hiện thực khách quan bằngnhững hình tượng âm thanh có sức biểu cảm Cùng với các yếu tố diễn tả âm nhạcnhư: âm sắc, giai điệu, cường độ, hoà âm, cách cấu tạo,…bản chất thời gian trongtrong âm nhạc làm cho nó có thể truyền đạt sự vận động của tình cảm và ý tưởngvới tất cả sắc thái tinh tế nhất

Âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời đến lúc từ giã cuộc sống

Âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn trong việc thể hiện thế giới nội tâm củacon người Nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực tình cảm của con người và có khảnăng thống nhất con người trong cùng nỗi xúc động, trở thành phương tiện giaotiếp hết sức nhạy cảm giữa con người mà không cần ngôn ngữ

Muốn phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ, phải từngbước nâng caodần trong quá trình tổ chức các hoạt đông giáo dục âm nhạc, giúp trẻ từng bướccảm nhận và biết đánh giá âm nhạc ở mức độ đơn giản

Những phản ứng xúc cảm từ rất sớm, những biểu hiện sinh động của trẻ khinghe những âm thanh (lúc lắc,xắc xô…)khẳng định rằng có thể trẻ làm quen âmnhạc từ tháng tuổi đầu tiên

B.ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỄN KHẢ NĂNG ÂM NHẠC CỦA TRẺ 5- 6T

Đây là giai đoạn chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học.Trẻ có khả năng tri giác toànvẹn hình tượng âm nhạc.Cảm giác tai nghe và kinh nghiệm nghe nhạc của trẻ đượctích luỹ nhiều hơn.Trẻ có thể phân biệt độ cao thấp của âm thanh,giai điệu lên

Trang 7

xuống,độ to nhỏ,thậm chí cả sự thay đổi cường độ âm thanh(mạnh hay yếu )và âmsắc của một số nhạc cụ ,giọng hát

Giọng hát của trẻ đã vang hơn,âm sắc ổn định hơnvà tầm cỡ giọng hát cũng mởrộng hơn trong khõang quãng 8.Sự phối hợp tai nghe và giọng hát cũng tốt hơnTrẻ có thể vân động theo nhạc một cách nhịp nhàng uyển chuyển,có thể di chuyểncác đội hình khác nhau,động tác truyền cảm,đôi khi có sự sang tạo ở một mức độnhất định

Vậy nên,trong quá trình giáo dục âm nhạc cần phảinắm được đặc điểm lứa tuổichung và chú ý đặc điểm cá biệt từng trẻ

Thực tế cho ta thấy rằng: Trẻ em ở lứa tuổi Mẫu giáo rất nhạy cảm đối với

âm nhạc Trẻ em rất thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động có

âm nhạc Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức thẩm mỹcho trẻ, là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng Giáodục âm nhạc còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêuthương con người rộng lớn Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinhhoạt tập thể: Đó là tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người Giáodục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trítưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi trong cuộc sống Quátrình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa,chơi trò chơi âm nhạc sẽ hình thành ở trẻ những yếu tốt của một nhân cáchphát triển toàn diện, hài hoà, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ vàthể lực, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau Thật vô cùng quan trọng nhưnghình thành cho trẻ thật không phải dễ

II MỤC ĐÍCH – NHIỆM VỤ GIÁO DỤC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG MẦMNON:

Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiệnnhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ, đạo đức cho trẻ em tạo cơ sở hình thành nhân cáchcon người mới Việt Nam Giáo dục văn hóa âm nhạc là một quá trình phức tạp,gồm nhiều giai đoạn và liên tục cùng với quá trình đào tạo con người Giáo dục

âm nhạc ở trường mầm non chính là mắc xích đầu tiên và quan trọng nhất Bởi

lẽ, những ấn tượng về cái đẹp của âm nhạc mà trẻ tiếp nhận ở độ tuổi non nớtnày không chỉ khơi dậy ở trẻ những cảm xúc chân thực đầu tiên với âm nhạc,

mà sẽ còn giữ mãi trong tâm hồn trẻ suốt cả cuộc đời Chính vì lẽ đó, mục đíchcủa giáo dục âm nhạc ở trường mầm non nhằm đưa âm nhạc đến với đời sốngtrẻ thơ, đặt cơ sở ban đầu cho việc giáo dục văn hóa âm nhạc, góp phần giáo dụcthẩm mỹ, nhận thức, đạo đức, đẩy mạnh sự phát triển trí tuệ, thể chất cho trẻ.Xuất phát từ mục đích giáo dục âm nhạc ở trường mầm non và đặc điểm tâmsinh lý của lứa tuổi mầm non rất thích được tiếp xúc với âm nhạc, đó là bài hát,

Trang 8

điệu múa,… Yêu cầu của công tác giáo dục âm nhạc cho trẻ là làm thỏa mãnnhu cầu thích ca hát của trẻ, làm cho trẻ thích hát, có sự nhạy cảm với âm thanh.

Xuất phát từ mục đích giáo dục nhân cách phát triển toàn diện cho trẻ,nhiệm vụ giáo dục âm nhạc ở trường mầm non bao gồm:

- Giáo dục hứng thú với âm nhạc bằng con đường phát triển cảm thụ âmnhạc, tai nghe âm nhạc để trẻ cảm thụ sâu sắc, hiểu nội dung tác phẩm đượcnghe Cho trẻ làm quen với các tácphẩm âm nhạc đa dạng để mở rộng những ấntượng âm nhạc

- Phát triển cảm xúc âm nhạc, khả năng cảm giác và tai nghe cao độ, tiếttấu, giai điệu của tác phẩm, hình thành giọng hát và những động tác biểu cảm,tạo thói quen chăm chú say mê nghe hát, nghe nhạc ở trẻ

- Dạy trẻ những kỹ năng trong mọi dạng hoạt động âm nhạc, thể hiện tínhchân thực, hồn nhiên và biểu cảm khi diễn các tác phẩm âm nhạc hợp với lứatuổi trẻ

-Phát triển tính tích cực sáng tạo trong tất cả các dạng hoạt động âm nhạcvừa sức với trẻ, phát triển cảm giác nhịp điệu, khả năng phối hợp nhịp nhàng các

cử động của cơ thể khi vận động theo nhạc( múa, trò chơi,…)

- Hình thành tính độc lập, sáng tạo và có nhu cầu ca hát, múa trong đờisống hàng ngày của trẻ

III TÁC ĐỘNG CỦA TRÒ CHƠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ:

Trò chơi là phương tiện phát triển toàn diện nhân cách của trẻ và tạo nênnét tâm lý đặc trưng cho tuổi mẫu giáo Vì thế việc tổ chức trò chơi cho trẻ làcực kỳ quan trọng và có ý nghĩa giáo dục lớn Tổ chức trò chơi chính là tổ chứccuộc sống cho trẻ, trò chơi là phương tiện để trẻ học làm người Theo nhà tâm lýhọc A.A Liublinxkaia cho rằng: “Trò chơi là phương tiện có hiệu quả nhất để trẻnhận thức thực tế và để phát triển các phẩm chất tốt nhất của nhân cách”

Trước yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay, giáo viên không áp đặt theokhuôn mẫu có sẵn mà cần chú ý đến năng lực, nhu cầu, hứng thú của trẻ khi tổchức hoạt động Giáo viên cần linh hoạt dùng biện pháp thiết kế, tổ chức tròchơi nhằm kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ khi giải quyết cácvấn đề trong trò chơi

1 Quan niệm về trò chơi:

Giữa những vô vàng thuyết học về trò chơi có những học thuyết rất hấpdẫn như: học thuyết Siller, Spencer, Karli Gross, Stenlin Kholl, Freud, Adler,

Trang 9

Botendaik, Tính theo thời gian thì học thuyết đầu tiên về trò chơi là học thuyết

“sức dư thừa” của Ph.Siler và G.Spencer

Ph.Siler là một nhà thơ Đức nổi tiếng cũng là một nhà triết học Ông coitrò chơi là cơ sở của tất cả nghệ thuật Việc đáp ứng nhu cầu sáng tạo của conngười được thực hiện trong trò chơi và trong nghệ thuật

Những tư tưởng của Ph.Siler được G.Spencer-nhà triết học, nhà xã hộihọc và nhà sư phạm người Anh phát triển Chính lúc đó học thuyết của ông mớiđược mang tên gọi “sức dư thừa” G.Spencer đã đánh đồng trò chơi trẻ em vớitrò chơi của những con vật bậc cao

Học thuyết cổ điển về trò chơi của nhà tâm lý học người Đức Karli Grossđánh đồng những trò chơi của trẻ và của động vật non đều mang tính chất thuầntúy sinh học, trò chơi chính là phương thức biểu hiện đặc thù của các loại bảnnăng

Vào những năm sau đó, học thuyết Karli Gross được nhà tâm lý họcngười Đức là V.Stern công nhận Ông gọi vui chơi là bình minh của bản năngđúng đắn và đã nhấn mạnh ý nghĩa của trò chơi trong việc rèn luyện những cơchế di truyền của phẩm hạnh

Cho đến nay ở một số nước phương Tây,đặc biệt là ở Mỹ đang lan truyềnrộng rãi học thuyết di truyền sinh học và trò chơi của Stenlin Kholl nhà tâm lýhọc người Mỹ nổi tiếng Ông và các cộng sự đã coi sự phát triển tâm lý đứa trẻ

là sự thu gọn, lặp lại những thời kỳ phát triển của nhân loại

Dựa vào quan sát các trò chơi và lịch sử phát triển xã hội, nhà tâm lý họcngười Anh Stanlay Hall cũng cho rằng theo quy luật “một cá thể đều theo mộtcon đường phát sinh như giống nòi”, những trò chơi của trẻ con ngày nay lầnlượt diễn lại những hành động tương tự của loài người trong quá trình tiến hóa

Quan niệm sinh vật hóa của trò chơi trẻ em cũng thể hiện rõ nét ở nhà tròchơi học người Áo S.Freud Ông gắn trò chơi với đam mê sinh vật Học trò củaông là K.Adler đã tiếp tục phát triển những quan điểm trên

Quan điểm của Freud là nền tảng của thuyết “trò chơi trị liệu” AriranSumo Seipt là một trong những đại diện cho thuyết này Bà đã xem trò chơi làphương tiện để làm bình thường hóa các quan hệ của đứa trẻ với thực tế xungquang, xua tan đi nỗi bực tức, bướng bỉnh

2 Định nghĩa trò chơi:

Trò chơi là một hoạt động có mục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu của chủthể chơi, là phương tiện để phát triển toàn diện các đặc điểm tâm lý cho trẻ Quaquá trình chơi sẽ giúp trẻ lĩnh hội những tri thức, kinh nghiệm của xã hội loàingười đồng thời giúp cho trẻ phát triển trí tuệ, nhân cách

Trang 10

3 Cấu trúc của trò chơi:

a Nội dung chơi:

Nội dung chơi là thuật ngữ thường được sử dụng khi nghiên cứu tâm lýtrò chơi Nội dung chơi là những khía cạnh hiện thực được phản ánh trong tròchơi như: tự nhiên, xã hội, con người, đồ vật, sự vật và các mối quan hệ trongsinh hoạt

b Chủ đề chơi:

Chủ đề chơi là phạm vi thực hiện được phản ánh trong trò chơi Mục đíchcủa trò chơi thể hiện ở chủ đề chơi, phản ánh trong chủ đề chơi Hoặc có thể nói,chủ đề chơi là mảng hiện thực của cuộc sống xung quanh được phản ánh vào tròchơi Cùng một chủ đề nhưng ở mỗi lứa tuổi trẻ lại tái tạo các mặt rất khác nhaucủa hiện thực sống

c Luật chơi:

Luận chơi là những quy định việc thực hiện các hành động của trẻ trongquá trình chơi Luật chơi do nội dung chơi quy định Nó xác định phương hướngdiễn biến của hành động và sự phụ thuộc lẫn nhau của trẻ trong quá trình chơi.Luật chơi là tiêu chuẩn đánh giá hành động chơi và các mối quan hệ của trẻ khichơi Nhờ có luật chơi và dựa trên kết quả hành động chơi mà trẻ tự đánh giá lẫnnhau về hành động chơi của mình và của bạn

Luật chơi được xem như cơ chế tự điều chỉnh hành động chơi của trẻ.Luật chơi càng khó, yêu cầu của hành động chơi càng phức tạp thì càng đòi hỏitrẻ phải thực hiện khéo léo, nhanh nhạy và chính xác hơn Nhờ vậy, trò chơicàng kích thích tính hiếu động, hứng thú nhận thức của trẻ

d Hành động chơi:

Hành động chơi là chuỗi thao tác liên tục mà trẻ thực hiện trong khi thamgia chơi, nhằm giải quyết nội dung chơi và chịu sự chỉ đạo của luật chơi Trongtrò chơi, hành động chơi có thể là hành động với đồ vật, đồ chơi, Trẻ sử dụnghành động chơi để lĩnh hội trọn vẹn tri thức và kinh nghiệm xã hội cần thiết

e Yếu tố thời gian và yếu tố thi đua:

- Yếu tố thời gian: là khoảng thời gian tổ chức quá trình chơi Thời gianchơi cần phù hợp khả năng của trẻ và phù hợp với yêu cầu của trò chơi Nếu thờigian quá ngắn mà tốc độ chơi diễn ra quá nhanh sẽ làm cho trẻ vội vàng khôngđạt được hiểu quả của trò chơi, nếu tốc độ chậm sẽ làm cho trẻ mệt mỏi, mấthứng thú

- Yếu tố thi đua: nhằm tạo sự phấn khởi trong không khí thi đua, độngviên khích lệ trẻ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ chơi, kích thích trẻ tích cực giải

Trang 11

quyết vấn đề đặt ra của trò chơi trong thời gian quy định của luật chơi, thúc đẩyđộng cơ khám phá để trẻ tìm ra những cái mới.

Như vậy, trò chơi với tư cách là một phương tiện dạy học sẽ đạt kết quảcao khi có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ qua lại giữa các yếu tố trên Một trò chơiđược thiết kế hoàn chỉnh khi các yếu tố này được sắp xếp theo một trình tự hợp

lý và khoa học

3.1.4 Các loại trò chơi:

Trò chơi của trẻ mẫu giáo rất đa dạng và phong phú về nội dung, tích chấtcũng như cách tổ chức chơi Dựa vào mức độ tự do, sáng tạo, đặc điểm của tròchơi trẻ em, người ta chia trò chơi của trẻ thành 2 nhóm: trò chơi sáng tạo (đóngvai, xây dựng-lắp ghép) và trò chơi có nội dung và quy tắc sẵn có (học tập, âmnhạc, vận động)

a Trò chơi đóng vai:

Trò chơi đóng vai là loại trò chơi trẻ tái tạo lại những hành động, thái độcác mối quan hệ trong cuộc sống Muốn hoàn thành tốt trò chơi của mình, muốngiao tiếp tốt với bạn chơi bản thân trẻ phải tư duy

b Trò chơi đóng kịch:

Trò chơi đóng kịch là những trò chơi đòi hỏi chủ thể chơi phải tư duybằng hình ảnh có trong đầu và nhờ ngôn ngữ, các giác quan biểu hiện ra bênngoài bằng lời nói, thái độ, cảm xúc của các nhân vật trong truyện, thơ

e Trò chơi âm nhạc:

Trò chơi âm nhạc là trò chơi giúp trẻ rèn luyện các giác quan, tư duy, trínhớ âm nhạc Bằng những giai điệu âm nhạc giúp cho trẻ rèn luyện các kỹ năngcần thiết, tạo cơ hội cho trẻ thêm yêu những giai điệu quê hương

VI VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA TRÒ CHƠI ÂM NHẠC VỚI TRẺ MẦM NON:

Trang 12

Qua thực tế giáo dục, người ta đã khẳng định rằng: Vui chơi là hoạt độngchủ yếu của lứa tuổi mầm non, vui chơi góp phần quan trọng trong việc hìnhthành nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, phát triển nhân cách, tạonên sự hứng thú và khả năng sáng tạo của trẻ.

Vui chơi là hoạt động chủ đạo trong chương trình giáo dục trẻ, phươngpháp giáo dục thuận lợi nhất là thông qua vui chơi Vì vậy trong lĩnh vực giáodục mầm non, việc chuyển tải nội dung tới trẻ bằng các trò chơi luôn được chútrọng

Nếu trò chơi được coi là một trong những nội dung đồng thời là một trongnhững phương tiện giáo dục trẻ nhanh nhạy nhất, dễ tiếp thu nhất, thì trò chơi

âm nhạc hoặc âm nhạc kết hợp với trò chơi cũng giúp ích cho trẻ về nhiều mặt.Chẳng hạn, trong quá trình tiếp xúc với trò chơi âm nhạc, trẻ được hình thànhnhững cơ sở của nhịp điệu, độ cao, sự phối hợp hài hòa của những yếu tố đó, tạonên sự nhạy bén tiếp thu một giai điệu và sự chính xác của âm thanh Bởi vậy,trò chơi âm nhạc cần được triệt để khai thác sử dụng trong giáo dục âm nhạc chotrẻ mầm non

Ở chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ các độ tuổi, trò chơi âm nhạc làdạng hoạt động âm nhạc tương đối tổng hợp, có sử dụng tất cả các dạng hoạtđộng âm nhạc khác như: ca hát, vận động theo nhạc, nhảy múa, nghe nhạc…dưới những hình thức hấp dẫn, vừa sức, và được trẻ yêu thích

Trò chơi đã trở thành phương tiện đem đến cho trẻ các yếu tố diễn tả củanghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cáchnhẹ nhàng, thoải mái

Hiện nay trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận độngtheo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc mầm non, có có vai trò quan trọnggiúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triểnnăng khiếu âm nhạc Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc

Trò chơi âm nhạc được xây dựng thành tiết học với sự tham gia của mọitrẻ và cả giáo viên Đó là một hình thức thuận lợi để kết hợp giáo dục trẻ tìnhđoàn kết, hiểu biết lẫn nhau, quan tâm đến nhau- cơ sở của tình cảm cộng đồng.Những nội dung giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu ông bà, cha, mẹ, bảo vệ môitrường, nếp sống văn minh…được lồng một cách tế nhị, uyển chuyển vào cáctrò chơi có chủ đề sẽ có tác động mạnh mẽ nhưng hết sức nhẹ nhàng, mềm mạitới tâm hồn, tình cảm, trí tuệ của trẻ

Không khí hào hứng, sôi động của cuộc chơi làm cho mọi trẻ đều vui vẻ,sung sướng Niềm vui, sự say mê, tích cực tham gia trò chơi còn giúp những trẻrụt rè, nhút nhát thêm tự tin, mạnh dạn hơn, hòa nhập cùng các bạn

Trang 13

Trò chơi âm nhạc được sử dụng rộng rãi như một hình thức hấp dẫn đểchuyển tải nội dung chính: tập hát, tập vận động theo nhạc, múa, tập nghe nhạchay ôn luyện, củng cố các kiến thức, kỹ năng đã học Cũng có những tiết họcdành riêng cho trò chơi âm nhạc ngay trong lúc vui chơi ngoài trời, sau lúc ngủtrưa…

Những trò chơi âm nhạc có thể làm đẹp cho tâm hồn ngây thơ đồng thờikhơi dậy được khả năng lĩnh hội âm nhạc tiềm tàng của trẻ Những trò chơi âmnhạc đó chính chúng đã dung hòa âm nhạc, những điệu nhảy và niềm vui vàolàm một, nhờ đó mà giúp trẻ cảm thụ được nét đẹp của những giai điệu, kíchthích được sức sống của trẻ, khiến trẻ biết cách chuyển động nhịp nhàng uyểnchuyển theo những giai điệu cất lên, ngoài ra còn giúp trẻ cảm nhận được tiếttấu và nhịp điệu của bài hát, tìm thấy được niềm vui trong những điệu nhảy Cómột số trò chơi âm nhạccần có sự phối hợp thì mới có thể hoàn thành, chúng sẽbồi dưỡng khả năng hợp tác và rèn luyện năng lực giao tiếp cho trẻ

Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻnhững phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu nhữngnội dung giáo dục Đặc biệt, trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ các kỹ năngthông qua tai nghe âm nhạc, các trò chơi âm nhạc có vai trò quan trọng trongviệc giúp trẻ phát triển năng khiếu Chương trình giáo dục âm nhạc đã biênsoạn một số trò chơi tiêu biểu như sau:

- Trò chơi định hướng và phân biệt âm thanh “ Tiếng hát ở đâu?”, “Âmthanh nhạc cụ nào” Từ trò chơi này, trẻ sẽ tập nghe âm thanh phát ra từ phíanào Trẻ có thể nhận biết được âm thanh của loại nhạc cụ nào đó hoặc nhận biếtđược một vài loại nhạc cụ nào đó hoặc nhận biết được một vài loại nhạc cụ khinghe bản nhạc hòa âm

- Trò chơi làm quen với độ cao âm thanh như “ meo mèo” ứng với cao độ

“sol mì”; trò chơi phân biệt được độ cao âm thanh của tiếng vịt kêu “cáp cápcáp” cao hơn “cạp cạp cạp”

- Các trò chơi làm quen với xướng âm như “mi sol la”, hoặc trò chơi 5 âm

“Do re mi sol la” Trò chơi này có thể dành cho trẻ có năng khiếu thể hiện, cảlớp cùng phụ họa Đây là hình thức cho trẻ làm quen với các cung bật cơ bảnnhất của âm thanh chuẩn trong hệ thống hàng âm

- Trò chơi “ Ai nhanh nhất”, “Bao nhiêu người hát”, “Đoán tên bạn hát”v.v có tác dụng rèn luyện phản xạ nhanh thông qua nghe âm thanh

- Ngoài ra còn có các trò chơi “Minh họa nội dung bài hát”, “Bắt chướctiếng kêu của các con vật, “Nhảy theo nhịp phách”, “Gõ theo tiết tấu” Các tròchơi này tạo cơ hội cho trẻ luyện tập kỹ năng cảm nhận nhịp điệu âm nhạc

Trang 14

- Các trò chơi đóng vai: trò chơi đóng vai nhân vật theo chủ đề âm nhạccủa các ca khúc.

- Trò chơi phát triển năng khiếu âm nhạc: nhắc lại giai điệu bài hát quanghe tiếng đàn hoặc nghe cô xướng bằng nguyên âm

- Trò chơi âm nhạc- kể chuyện

Có rất nhiều trò chơi cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn nhưng trò chơi âm nhạc làmột trong những trò chơi rất quan trọng vì các biểu tượng vốn có ở trẻ không thể

tự nhiên biến thành khái niệm, chúng chỉ có thể được sử dụng khi hình thànhkhái niệm

Cần thể hiện sự ủng hộ và tạo điều cho trẻ tham gia vào các hoạt động âm nhạc,tạo không gian, thời gian và cung cấp các vật liệu cần thiết Khi trẻ có được môitrường âm nhạc phong phú và có sự hướng dẫn thích hợp của giáo viên, trẻ cóthể học và sáng tạo ra những giai điệu bất ngờ

Để tổ chức hoạt động âm nhạc của trẻ, đặc biệt là các trò chơi âm nhạc mộtcách có hiệu quả, giáo viên cần phải biết:

- Lập kế hoạch: Lên kế hoạch và xác định cách thức giới thiệu các vật liệu,các dụng cụ âm nhạc mới một cách hấp dẫn nhất

- Quan sát: Quan sát xem trẻ tương tác với các vật liệu và với các bạn khácnhư thế nào? Xác định xem trẻ có cần sự giúp đỡ của giáo viên để giải quyết cácvấn đề nảy sinh hay không; tìm kiếm thời điểm hướng dẫn thích hợp

- Thực hành: Cùng thưởng thức âm nhạc và cùng chơi với trẻ sẽ có hiệu quảhơn là biểu diễn âm nhạc cho trẻ xem

- Tạo cơ hội: Tìm kiếm thời điểm thích hợp để khuyến khích trẻ khám phábằng cách đặt các câu hỏi mở, bổ sung dụng cụ mới, hoặc gợi ý những ý tưởngmới có thể giúp trẻsuy nghĩ cân nhắc

- Làm mẫu: Cô có thể gợi ý một số động tác vận động và khuyếnkhích trẻ thực hiện những động tác tương tự

Trang 15

Khi sử dụng trò chơi âm nhạc cũng cần lưu ý một số nguyên tắc:

- Nội dung và tính chất âm nhạc quyết định nội dung và tính chất trò chơi

- Trong một loại trò chơi có thể sử dụng kết hợp tất cả các dạng hoạt động âmnhạc khác

- Trong trò chơi, trẻ được tự do tìm cách thể hiện nhân vật ( nét mặt, tạo dáng,vận động,…), đóng trò theo ý mình không bắt buộc phải bắt chước giống hệt côgiáo, bạn

VI THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG

MÂM NON:

Thực tế tại trường Mầm non của chúng tôi đang công tác, cũng như cáctrường Mầm non lân cận khác, khi tổ chức trò chơi chúng tôi gặp những khókhăn và thuận lợi như sau:

1/Thuận lợi :

-Được sự quan tâm của ,ủng hộ của các cấp lãnh đạo , BGH …

-Trò chơi là hình thức giúp tiết học của trẻ thêm sinh động ,hứng thú lôicuốn trẻ Trong mỗi lớp học đều có rất nhiều trẻ hứng thú tham gia trò chơi -Hầu hết giáo viên mầm non đều nhận thức tầm quan trọng của trò chơi đốivới sự phát triển toàn diện của trẻ

2/ Khó khăn :

- Giáo viên chưa có nhiều kiến thức để tổ chức trò chơi âm nhạc

- Hiện nay tài liệu nghiên cứu bằng cả giáo trình ,hình ảnh ,sách ,đĩa … về tròchơi còn ít nên việc học tập, nghiên cứu thêm tài liệu của giáo viên còn hạn chế.Một phần là do năng khiếu của giáo viên chưa biết thay đổi hình thức các trò chơicòn đơn giản chưa nâng cao , còn rời rạc nên không hấp dẫn cháu làm cho hoạtđộng học ,chơi chưa đạt kết quả cao

- Một số trẻ chưa tích cực tham gia chơi

Tuy nhiên, trên hiện nay ở các trường mần non việc thiết kế và sử dụngcác trò chơi phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo lớn đang được quan tâm nhưngcòn có một số khó khăn như sau:

- Công việc ở trường mầm non quá nhiều nên giáo viên không đủ thờigian để đầu tư, thiết kế và sáng tạo

- Một số trường còn rất thiếu thốn về cơ sở vật chất nên không đủ các vậtdụng cần thiết để tổ chức đa dạng các trò chơi

Ngày đăng: 08/02/2019, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w