1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH NHU CẦU NƯỚC SINH HOẠT TẠI QUẬN PHÚ NHUẬN THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

79 213 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Thông qua kết quả phân tích về thực trạng sử dụng nước sinh hoạt và mô hình đường cầu, khóa luận đã đề xuất một số hướng góp phần vào giải quyết các nhu cầu về nước sinh hoạt cho người d

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH NHU CẦU NƯỚC SINH HOẠT TẠI QUẬN

PHÚ NHUẬN THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

PHẠM DUY MINH ĐẠO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2009

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học

Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Nhu Cầu Nước Sinh Hoạt Tại Quận Phú Nhuận – Thành Phố Hồ Chí Minh” do Phạm Duy Minh

Đạo, sinh viên khóa 2005 – 2009, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _.

Nguyễn Ngọc Thùy Người hướng dẫn,

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân Bên cạnh đó, nó

cũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của

nhiều cá nhân, tổ chức Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:

Gửi đến thầy ThS Nguyễn Ngọc Thùy lòng biết ơn chân thành nhất Cảm ơn

Thầy đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và

sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này

Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm

Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi

Trường khóa 31 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua

Cảm ơn các anh chị, cô chú thuộc phòng Kế Hoạch Vật Tư – Công ty cổ phần

Cấp nước Gia Định đã nhiệt tình cung cấp số liệu và hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn

thành nghiên cứu này

Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các hộ gia đình trên địa bàn quận Phú Nhuận, các cô

chú thuộc Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận

Sau cùng, để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba mẹ

đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con

được bước tiếp con đường mà mình đã chọn Xin cảm ơn tất cả những người thân

trong gia đình đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi

Xin chân thành cảm ơn!

Phạm Duy Minh Đạo

Trang 4

Thông qua kết quả phân tích về thực trạng sử dụng nước sinh hoạt và mô hình đường cầu, khóa luận đã đề xuất một số hướng góp phần vào giải quyết các nhu cầu về nước sinh hoạt cho người dân tại đây

Trang 5

1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4 1.3 Phạm vi nghiên cứu 4

1.4 Nội dung nghiên cứu 4

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 6

2.2 Tổng quan về quận Phú Nhuận 7

2.2.2 Tình hình chung về kinh tế 11 2.2.3 Tình hình chung về xã hội 12

2.3.1 Thuận lợi 13 2.3.2 Khó khăn 14 2.4 Tổng quan về tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại quận Phú Nhuận 14

2.5 Tổng quan về công ty cổ phần cấp nước Gia Định 14

2.5.2 Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh năm 2008 15

Trang 6

2.5.3 Dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 16 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1 Cơ sở lý luận 18

3.1.1 Ý nghĩa và tầm quan trọng của nước đối với sự sống 18 3.1.2 Một số khái niệm và tiêu chuẩn về nước 19 3.1.3 Lý thuyết về cầu 20 3.2 Phương pháp nghiên cứu 25

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 25 3.2.2 Phương pháp phân tích hồi quy 26

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 27 CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28

4.1.1 Quy mô của hộ gia đình 28 4.1.2 Đặc điểm về độ tuổi 29 4.1.3 Trình độ học vấn 30 4.1.4 Thu nhập 31 4.2 Thực trạng cung cấp nước sinh hoạt tại quận Phú Nhuận 32

4.3 Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt tại quận Phú Nhuận 33

4.3.1 Nguồn nước sinh hoạt chính trong gia đình và sự thiếu

4.3.2 Nhận thức của người dân về việc sử dụng nước và ý thức bảo vệ nguồn nước sinh hoạt 34 4.4 Xây dựng đường cầu nước máy cho sinh hoạt tại quận Phú Nhuận 38

4.5 Dự đoán nhu cầu nước sinh hoạt quận Phú Nhuận đến năm 2015 45

Trang 7

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang Bảng 2.1 Tình Hình Tài Chính của Công Ty Cổ Phần Cấp Nước Gia Định 16

Bảng 3.1 Tiêu Chuẩn Vệ Sinh Nước Uống 20

Bảng 4.1 Quy Mô của Hộ Gia Đình 29 Bảng 4.2 Tổng Thu Nhập của Hộ Gia Đình 31

Bảng 4.3 Thu Nhập Bình Quân/Người/Tháng Của Hộ Gia Đình 32

Bảng 4.4 Lượng Nước Máy do Công Ty Cổ Phần Cấp Nước Gia Định Cung Cấp

cho Quận Phú Nhuận từ Năm 2008 – Quý I Năm 2009 33

Bảng 4.5 Đánh Giá của Người Dân về Nguồn Nước Đang Sử Dụng 34

Bảng 4.6 Nhận Thức của Người Dân về Nước Sạch 35

Bảng 4.7 Một Số Biện Pháp Xử Lý Nước Sinh Hoạt 36

Bảng 4.8 Tình Hình Sử Dụng Nước Uống của Hộ Gia Đình 36

Bảng 4.9 Tình Hình Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt 37

Bảng 4.10 Kỳ Vọng Dấu cho Hệ Số của Mô Hình Ước Lượng 39

Bảng 4.11 Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Đường Cầu Nước Sinh Hoạt 40

Bảng 4.12 Kiểm Tra Lại Dấu Các Thông Số Ước Lượng Mô Hình Đường Cầu 41

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang Hình 2.1 Bản Đồ Quận Phú Nhuận 7

Hình 2.2 Quy Hoạch Sử Dụng Đất đến Năm 2010 của Quận Phú Nhuận 10

Hình 3.1 Đường Cầu 21 Hình 3.2 Đường Tổng Cầu 22 Hình 3.3 Đàn Hồi Dọc Theo Đường Cầu 24

Hình 3.4 Đường Cầu Thẳng Đứng và Đường Cầu Nằm Ngang 24

Hình 4.2 Trình Độ Học Vấn của Người Dân Quận Phú Nhuận 30

Trang 11

Phụ lục 5: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình đường cầu

Phụ lục 6: Kết xuất các mô hình hồi quy phụ

Phụ lục 7: Bảng trị giá thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu nước sinh hoạt

Phụ lục 8: Các kiểm định giả thiết cho mô hình

Phụ lục 9: Kiểm Tra Các Vi Phạm Giả Thiết trong Mô Hình

Phụ lục 10: Critical Values for the Durbin-Watson Test: 5% Significance Level

Phụ lục 11: Bảng câu hỏi phỏng vấn

Trang 12

ba tỷ người theo tính toán hiện nay, có thể bị thiếu nước vào năm 2025 Mặc dù có

khoảng 1,4 tỷ km3 nước trên hành tinh chúng ta nhưng gần 97% là nước mặn Hầu hết nước ngọt được chứa ở các sông băng hoặc nằm sâu dưới lòng đất khiến con người chỉ có một lượng nước ngọt nhất định có thể dùng được Nhiều chuyên gia cho rằng vẫn còn đủ nước để dùng nhưng việc phân bố nước là không đồng đều

Theo Viện nghiên cứu Thái Bình Dương về Phát triển, Môi trường và An ninh, người dân ở Bắc Mỹ được sử dụng hơn 6.000 m3 nước/người/năm trong kho dự trữ Trong khi nhiều nước nghèo nhất ở châu Phi chưa được 700 m3 và ở Etiopia chưa được

50 m3/người/năm Các nước giàu có nhưng hiếm nước như Arab Saudi có thể thực hiện các dự án tốn kém bằng việc khử muối từ nước biển (chiếm 17% sản lượng nước toàn cầu), Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (13,4%) và Mỹ (13%), nhưng các nước nghèo lại không thể

Theo Hội đồng nước toàn cầu, tiêu thụ nước trong nông nghiệp là 66%, công nghiệp (20%), các hộ gia đình (10%) và khoảng 4% bốc hơi từ các hồ dự trữ nước nhân tạo Cung cấp nước uống sạch cho người nghèo là một trong những thách thức về phát triển lớn nhất Những mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc đã cam kết bắt đầu vào thập kỷ này "đến năm 2015, giảm một nửa tỷ lệ số dân không được uống nước sạch và tiếp cận các hệ thống vệ sinh cơ bản" Liên Hiệp Quốc cho biết từ năm

Trang 13

1990, có 1,6 tỷ người đã được dùng nước an toàn, nhưng gần một tỷ người vẫn chưa có nước uống an toàn

Cuộc “khủng hoảng nước sạch” trên toàn thế giới đang diễn ra và Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc khung hoảng này Song song với quá trình phát triển kinh tế xã hội

và gia tăng dân số, nhu cầu nước cho sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng Năm 1999, tổng lượng nước cần dùng của cả nước là 8,8% tổng lượng nước dòng chảy của năm, tăng lên đến 12,5% năm 2000 và 16,5% năm 2010 (Trần Thanh Xuân, 2007) Tuy nhiên, hiện tại nguồn nước mặt tại một số nơi đang ô nhiễm ở mức đáng báo động, nguồn nước ngầm

bị sụt giảm trầm trọng hậu quả là người dân vùng Tây Nguyên, vùng núi, một số tỉnh, thành phố đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt Nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt ngày càng tăng trong khi nguồn cung không đáp ứng đủ dẫn đến giá nước tăng: giá nước sinh hoạt tại tỉnh Gia Lai và tại thành phố Đà Lạt vào tháng 4 năm 2007 là 50.000 đồng/m3… (Tuổi Trẻ Online) Và theo dự đoán của một số chuyên gia về tài nguyên nước, trong 3 năm tới Hà Nội sẽ khan hiếm nước sạch Điều đó cho thấy thực trạng thiếu nước sinh hoạt đang là mối quan tâm lớn của cả nước

Thế nhưng một thực tế đáng buồn là vẫn còn không ít người chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước và đang sử dụng nước một cách lãng phí Trong nhận thức của họ, nước được xem là vô tận và chưa thấy được giá trị đích thực của nó Theo ước tính, việc sử dụng nước ở Việt Nam hiện nay đang bị lãng phí quá lớn: lượng nước bị thất thoát trong nước khoảng 37%, một số nơi lên đến 50%

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước với dân số khoảng 10 triệu người Sự phát triển nhanh chóng của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa trong những năm qua của thành phố đã góp phần thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển, nâng cao mức sống của người dân Tuy nhiên, quá trình này cũng kéo theo sự tập trung dân cư ngày càng cao làm gia tăng nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt hàng ngày cũng như tăng lượng nước xả thải vào nguồn nước Trung tâm Quan trắc Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết theo thống kê gần đây, trên lưu vực sông Đồng Nai, có đến trên 9.000 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Trong số đó, có rất nhiều cơ sở sản xuất phân tán, nằm xen

kẽ trong khu dân cư gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát nước thải Bình quân,

Trang 14

mỗi ngày, lưu vực sông phải tiếp nhận khoảng 48.000m3 nước thải từ các khu công nghiệp và cơ sở sản xuất Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có đến 56 khu chế xuất, khu công nghiệp đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung Số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động lớn đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận Trên lưu vực có 77 khu đô thị với dân số khoảng 8,4 triệu người thế nhưng hạ tầng kỹ thuật đô thị phát triển không tương xứng Các khu đô thị này hàng ngày thải vào

hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn trung bình khoảng trên 900.000m3 nước thải sinh hoạt

Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên nước ngầm không được khai thác và sử dụng hợp

lí, các dòng sông ngày càng ô nhiễm đã làm hạn chế nguồn cung nước cho sinh hoạt và sản xuất Nguồn nước thuộc hệ thống lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện đang ô nhiễm nặng, không đạt chất lượng nước mặt dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt (Nguyễn Văn Phước, Phó giám đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường TP HCM ngày 26/02/2009) Theo

số liệu khảo sát do Chi cục Bảo vệ Môi trường phối hợp với Công ty Cấp nước Sài Gòn thực hiện cho thấy lượng NH3 (amoniac), chất rắn lơ lửng và vi sinh tăng cao tại các rạch, cống và các điểm xả nằm quanh trạm bơm Hòa Phú, đặc biệt là nhánh sông Thị Tính nằm

ở thượng nguồn trạm bơm Hòa Phú Riêng vùng cửa sông Thị Tính, hàm lượng nồng độ amoniac trong nước vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép Tại các trạm quan trắc Phú Cường, Bình Phước và Phú An, nước sông tại khu vực này đã bị ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt

là ô nhiễm dầu và vi sinh, không đủ tiêu chuẩn chất lượng nước mặt dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt Ngoài ra, hàm lượng dầu đo được tại các trạm quan trắc ở đây dao động khoảng 0.03mg/l, trong khi quy định tiêu chuẩn nguồn nước thô dùng vào mục đích cấp nước sinh hoạt không cho phép điều này Vấn đề này đặt chúng ta trước những thử thách mới trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước

Phú Nhuận, một quận trung tâm của TP HCM, có kinh tế khá phát triển, dân cư đông nên nhu cầu về nước sinh hoạt hằng ngày của người dân nơi đây là vấn đề rất được quan tâm Nhu cầu về lượng nước sinh hoạt ở đây rất cao cả về số lượng và chất lượng

Do đó, phân tích nhu cầu nước sinh hoạt của người dân quận Phú Nhuận là việc làm cần thiết để tìm hiểu rõ thực trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân quận Phú Nhuận như

Trang 15

thế nào? Tình hình cung cầu nước sinh hoạt trong quận ra sao? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến lượng cầu nước sinh hoạt cũng như những hướng nhằm giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân hiện nay?

Được sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Ngọc Thùy, sự chấp thuận của khoa kinh tế của trường đại học Nông Lâm TP.HCM, tôi tiến hành làm luộn văn tốt nghiệp nghiên cứu

đề tài: “Đáng Giá Nhu Cầu Nước Sinh Hoạt Tại Quận Phú Nhuận Thành Phố Hồ Chí Minh” để tìm ra lời đáp cho những câu hỏi trên

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích nhu cầu nước sinh hoạt tại quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích thực trạng cung, cầu nước sinh hoạt tại quận Phú Nhuận

- Xây dựng đường cầu nước sinh hoạt bằng phương pháp phân tích hồi quy

- Phân tích những nhân tố tác động dến nhu cầu nước sinh hoạt

- Đề xuất một số hướng nhằm góp phần giải quyết tình hình cung, cầu nước sinh hoạt trong khu vực

1.3 Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Phạm vi thời gian

Đề tài được thực hiện trong 4 tháng: từ ngày 16/02/2009 đến ngày 20/06/2009 Trong đó thời gian điều tra, từ ngày 16/02/2009 đền ngày 31/03/2009 tiến hành điều tra thu thập số liệu sơ cấp; thời gian còn lại thu thập số liệu thứ cấp tại nơi thực tập và nhập

số liệu, chỉnh sửa, xử lí số liệu, chạy mô hình và viết báo cáo

1.3.2 Phạm vi không gian

Đề tài nghiên cứu trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh Tại một

số phường trong quận

1.4 Nội dung nghiên cứu

Với mục tiêu chung là phân tích nhu cầu nước sinh hoạt tại quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh đề tài bao gồm những nội dung chính sau:

- Tình hình khai thác, cung cấp nước sinh hoạt tại quận Phú Nhuận

Trang 16

- Thực trạng sử dụng nước sinh sinh hoạt của người dân quận Phú Nhuận

- Xây dựng đường cầu nước sinh hoạt bằng phương pháp phân tích hồi quy

- Dự đoán nhu cầu nước sinh hoạt của toàn quận đến năm 2010

- Đề xuất một số hướng nhằm giải quyết tình hình cung, cầu nước trong khu vực

1.5 Cấu trúc của đề tài

Đề tài gồm 5 phần chính và được chia làm 5 chương như sau:

Chương 1 Mở đầu

Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và cấu trúc của đề tài

Chương 2 Tổng quan

Giới thiệu tổng quan về địa điểm nghiên cứu bao gồm điều kiện tự nhiên và kinh tế

xã hội của quận Phú Nhuận; tổng quan về tài liệu tham khảo

Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và phương pháp nghiên cứu

Chương 4 Kết quả và thảo luận

Mô tả tình hình cung cấp và sử dụng nước sinh hoạt tại quận Phú Nhuận Xây dựng đường cầu nước sạch cho sinh hoạt tại quận Phú Nhuận Phân tích sự tác động của các nhân tố đến cầu nước sạch tại quận Cuối cùng, rút ra kết luận và đề xuất giải pháp

Chương 5 Kết luận và kiến nghị

Tóm lược kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị góp phần giải quyết tình hình cung, cầu nước sinh hoạt tại quận Phú Nhuận

Trang 17

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

Nghiên cứu về nhu cầu nước sinh hoạt nhìn chung không còn là hướng nghiên cứu mới nhưng rất cần thiết đối với khu vực quận Phú Nhuận Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, tôi có tham khảo các đề tài trước đây được thực hiện bởi các sinh viên khoa Kinh Tế - ĐH Nông Lâm TP.HCM như sau:

Nguyễn Thị Trinh, 2004; Võ Ngàn Thơ cùng nghiên cứu về thực trạng và giải pháp cho nhu cầu nước sinh hoạt tại hai điểm khác nhau sử dụng phương pháp thống kê mô tả

để đánh giá hiện trạng và đề xuất những giải pháp cho tình hình trên Tuy nhiên cả hai đề tài này đều chỉ dừng lại ở mức độ mô tả mà chưa xác định và lượng hóa được sự tác động của các nhân tố lên cầu nước sinh hoạt

Mai Thế Dinh, 2005 nghiên cứu về nhu cầu nước sinh hoạt tại huyện Đất Đỏ, tỉnh

Bà Rịa Vũng Tàu Bằng phương pháp phân tích hồi quy, kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu nước sinh hoạt phụ thuộc vào 4 yếu tố: giá nước sinh hoạt, số người trong hộ, thu nhập của hộ, nguồn nước đang sử dụng Đường cầu trong nghiên cứu này mặc dù còn bị

vi phạm một số giả thuyết cổ điển chưa được tác giả khắc phục nhưng cũng giúp tôi rất nhiều trong nghiên cứu và tránh một số sai sót khi xây dựng mô hình

Nguyễn Thị Thu, 2006 cũng nghiên cứu về nước sinh hoạt nhưng đi theo một hướng tiếp cận khác là thẩm định tình khả thi của dự án xây dựng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân tại huyện Thống Nhất – tỉnh Đồng Nai

Các nghiên cứu trên là tư liệu tham khảo đáng quý để thực hiện đề tài này Cùng nghiên cứu về nước sinh hoạt nhưng cách tiếp cận không hoàn tàon giống nhau Và điểm khác biệt của đề tài này so với nhũng nghiên cứu trước là đi sâu vào xem xét sự tác động

Trang 18

cảu các yếu tố chính lên lượng cầu nước sinh hoạt Thông qua phương pháp phân tích hồi quy, mô hình đường cầu nước sạch cho sinh hoạt được xây dựng có liên quan đến thu nhập, trình độ học vấn của chủ hộ, số người trong hộ, mùa khô và mùa mưa

2.2 Tổng quan về quận Phú Nhuận

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Phú Nhuận là một quận nội thành của thành phố, hình dạng gần giống một tam giác Nằm về hướng Tây Bắc, cách trung tâm thành phố 4,7 km (đường chim bay) Nó giáp các quận sau:

- Phía Đông giáp Quận Bình Thạnh

- Phía Tây giáp Quận Tân Bình

- Phía Nam giáp Quận 1 và Quận 3

- Phía Bắc giáp Quận Gò Vấp

Hình 2.1 Bản Đồ Quận Phú Nhuận

Nguồn: internet Quận được chia làm 15 phường, đánh số từ 1 đến 5, 7 đến 15 và phường 17

Trang 19

Quận Phú Nhuận nằm ở cửa ngõ ra vào phía Bắc của khu trung tâm thành phố Các trục đường chính trên địa bàn quận là: Nguyễn Văn Trỗi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Phan Đăng Lưu

b) Thời tiết-khí hậu

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu - thời tiết TP.HCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu TP.HCM như sau:

- Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm Số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ Nhiệt độ không khí trung bình 27 0C Nhiệt độ cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,8 0C Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,8 0C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,7

0C) Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-28 0C Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị

- Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958) Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc Ðại bộ phận các quận nội thành

và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam

- Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80%

và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%

Trang 20

- Về gió, TP.HCM chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s Về cơ bản TPHCM thuộc vùng không có gió bão Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ

c) Thổ nhưỡng

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn quận Phú Nhuận: 486,34 ha Theo nội dung quyết định duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của quận Phú Nhuận vừa được Ủy ban nhân dân TP.HCM ban hành, diện tích đất ở của quận từ 259,81 ha (năm 2005) sẽ giảm còn 248 ha (năm 2010) Trong khi đó,diện tích đất chuyên dùng tăng từ 214,55 ha (năm 2005) lên 227,02 ha (năm 2010); đất có mục đích công cộng tăng từ 117,71 ha (năm 2005) lên 135,51 ha (năm 2010); đất dành cho giao thông tăng từ 80,47 ha (năm 2005) lên 95,28 ha; đất cho cơ sở giáo dục cũng tăng từ 12,83 ha (2005) lên 14,99 ha (2008) – Nguồn: Sở qui hoạch kiến trúc- Trung tâm thông tin qui hoạch thành phố HCM (Planic)

Năm 2010: Quận Phú Nhuận sẽ không còn đất nông nghiệp

Trang 21

Hình 2.2 QuyHoạch Sử Dụng Đất đến Năm 2010 của Quận Phú Nhuận

Nguồn: internet

Ủy ban nhân dân TP HCM vừa phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và

kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của quận Phú Nhuận và các phường trực thuộc Theo đó, đến năm 2010, quận sẽ không còn đất nông nghiệp mà chỉ có đất phi nông nghiệp (486,34 ha), trong đó đất ở chiếm 50,99% (248 ha), đất phi nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất chuyển sang đất phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất không phải đất

ở còn 1,02 ha, đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở còn 4,52 ha và đất phi nông nghiệp còn phải thu hồi là 26,76 ha

Kế hoạch sử dụng đất của quận được phân kỳ thực hiện theo từng năm trong giai đoạn

d) Thủy văn-sông ngòi

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nằm ở khu vực trung tâm Thành phố và chảy qua địa bàn của 5 quận: Tân Bình, Phú Nhuận, quận 3, quận 1 và quận Bình Thạnh Bắt đầu từ địa phận quận Tân Bình (khu vực ngã 4 Bảy Hiền) và kết thúc ở ngã 3 sông Sài Gòn, phần kênh chính có chiều dài khoảng hơn 9km Lưu vực này là lưu vực lớn nhất trong số các lưu vực thoát nước bẩn Lưu vực này được giới hạn bởi sông Sài Gòn ở phía Đông, ranh lưu vực Tham Lương - Bến Cát và sân bay Tân Sơn Nhất ở phía Bắc, ranh lưu vực Tân Hóa Lò Gốm ở phía Tây và ranh lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ ở phía Nam

Trang 22

Lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè chiếm diện tích 3.935 ha với dân số hiện hữu 1.217.258 người

2.2.2 Tình hình chung về kinh tế

Giai đoạn 2001 - 2005, sau 5 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, trên địa bàn Phú Nhuận có 1700 doanh nghiệp và cơ sở cá thể, gồm 50 công ty cổ phần, 360 công ty trách nhiệm hữu hạn, 90 doanh nghiệp tư nhân và 1200 cơ sở kinh doanh cá thể Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 11%/năm, tăng 5% so với chỉ tiêu nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ nhiệm kỳ 2001 -2005 Trong đó giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng trên 54% và tăng bình quân 11,9% Doanh số thương mại, dịch vụ tăng bình quân 27,9%/năm (chỉ tiêu nghị quyết là trên 20%/năm) Thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, tốc độ tăng bình quân 9,7%/năm Phần lớn trong số 3.500 doanh nghiệp trên địa bàn quận Phú Nhuận là các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo thông tin từ Sở Quy hoạch kiến trúc thành phố, trong quá trình phát triển, quận Phú Nhuận được xác định là quận có chức năng dân dụng là chính Cơ cấu kinh tế quận phát triển theo hướng Dịch vụ - Thương mại, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Trong đó, Dịch vụ phát triển mạnh các loại hình dịch vụ cao cấp như tài chính - tín dụng, văn phòng cho thuê, nhà ở cao cấp, dịch vụ du lịch… Công nghiệp phát triển các ngành sản xuất sạch, kỹ thuật cao Định hướng quy hoạch của quận là điều chỉnh quy hoạch theo hướng giảm mật độ, tăng chiều cao, dành đất phát triển hạ tầng xã hội; ưu tiên xây dựng nhà cao tầng, kết hợp chức năng ở và các loại hình dịch vụ qua việc kết hợp quy hoạch đồng bộ giữa công tác chỉnh trang giải tỏa xây dựng mới và phát triển mạng lưới giao thông

a) Ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp năm 2005 là 348,2 tỷ đồng, tăng

10, 3% so với cùng kỳ và đạt 100,3% so với Nghị quyết Hội đồng nhân dân quận năm

2005

Trong đó giá trị xuất khẩu là 181,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 52,18% trong giá trị sản xuất, tăng 9,2% so với cùng kỳ; khu vực Hợp tác xã thực hiện 9,6 tỷ đồng, chiếm tỷ

Trang 23

trọng 2,77% và tăng 16,9%; khu vực cá thể đạt 108,9 tỷ đồng, chiếm 31,29% và tăng 0,7%; khu vực tư doanh đạt 229,6 tỷ đồng, chiếm 65,94% và tăng 17,5%

b) Ngành thương mại – dịch vụ

Tổng doanh số thương mại – dịch vụ năm 2005 đạt 11.630 tỷ đồng, tăng 30,9% so với cùng kỳ và đạt 101.71% so với Nghị quyết Hội đồng nhân dân quận Trong đó, khu vực kinh tế hợp tác xã thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng 0.35% tổng doanh số và tăng 24,69% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng 99,65% tổng doanh số và tăng 31% so với cùng kỳ

Về đầu tư mới: Trong năm 2005 có 952 hộ cá thể đăng ký kinh doanh mới với tổng vốn 14,892 tỷ đồng, trong đó ngành thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng 95,62% đăng ký mới Tính đến nay, tổng số hộ kinh doanh các thể có đăng ký kinh doanh trên địa bàn là 4.890 hộ, số doanh nghiệp được phân cấp quản lý là 2.101 đơn vị tăng 15.69% so vời cùng kỳ (trong năm có 544 doanh nghiệp đăng ký mới

2.2.3 Tình hình chung về xã hội

Cộng đồng dân cư Phú Nhuận gồm các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm theo Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài Địa bàn quận tập trung khá nhiều di tích kiến trúc cổ có niên đại 200 - 300 năm và gần 70 chùa, tu viện, nhà thờ, thánh thất có giá trị cao về mỹ thuật, kiến trúc

a) Dân số và lao động

Dân số hiện trạng năm 2005: 175.716 người, dự kiến đến năm 2010 sẽ là 180.000 người và năm 2015 là 190.000 người Dân số dự kiến sẽ ổn định từ năm 2020 vào khoảng 200.000 người

- 12 trường tiểu học: 7.487 học sinh

- 7 trường trung học cơ sở: 6687 học sinh

Trang 24

- 5 trường trung học phổ thông: 1 công lập, 1 bán công, 3 dân lập: 1523 học sinh

- 1 trung tâm hướng nghiệp

- 1 trường bồi dưỡng giáo dục

- 1 trường chuyên biệt

- Quận đã đầu tư trên 20 tỷ đồng để sửa chữa nâng cấp trường lớp, mua sắm trang thiết bị giảng dạy (trong đó, trang bị bàn ghế đúng chuẩn cho cấp tiểu học và trung học cơ

sở gần 6 tỷ đồng); vận động Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận hỗ trợ kinh phí trên 700 triệu đồng để xây dựng 01 khu phục vụ dạy học tại Trường giáo dục chuyên biệt Niềm tin Quận đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục bậc trung học trên địa bàn 15/15 phường

- Đào tạo mới được 5.600 học viên (đạt 116,6% chỉ tiêu) Đã miễn giảm học phí cho 74 học viên diện chính sách và giới thiệu học nghề miễn phí cho 240 bộ đội xuất ngũ

c) Y tế

Theo số liệu từ Sở Y tế TP HCM, quận Phú Nhuận có :

- 2 bệnh viện đa khoa

- 1 bệnh viện chuyên khoa

- 108 nhà thuốc tư nhân

- 56 cơ sở khám chữa bệnh

- Hàng chục phòng khám chuyên khoa

2.3 Đánh giá khái quát chung

Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội như trên đem đến cho quận Phú Nhuận nhiều thuận lợi và khó khăn

2.3.1 Thuận lợi

- Quận có dân số đông, nguồn lao động khá dồi dào, cần cù, chất lượng lao động đang dần được cải thiện và có trình độ tốt có khả năng tiếp cận nhanh với các phương pháp sản xuất mới

- Quận có khả năng phát triển mạnh về thương mại dịch vụ, thu hút dược vốn đầu

tư của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước

Trang 25

2.3.2 Khó khăn

- Là quận có diện tích nhỏ so với các quận huyện khác trong thành phố nên dân số cũng là vấn đề khó khăn của quận Từ đó dẫn đến nạn ùn tắc giao thông trầm trọng của quận như hiện nay

- Thực trạng áp lực nước không đủ để bơm lên các tòa nhà cao cần phải được quan tâm và khắc phục tránh gây thiệt hại cho người dân khi phải sử dung thêm máy bơm riêng hay chuyển sang sử dụng nguồn nước giếng tư nhân gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm

2.4 Tổng quan về tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại quận Phú Nhuận

Người dân quận Phú Nhuận không ít phen hoảng hồn vì những thông tin kiểu như nước tương có chất gây ung thư, các loại thực phẩm có hoá chất bảo quản độc hại Nhưng có một thứ còn nguy hiểm hơn, đó là nước sinh hoạt nhiễm bẩn Cho đến nay, một phần không nhỏ dân số TPHCM vẫn còn đang sử dụng các nguồn nước ô nhiễm Tuy biết nước máy là như thế nhưng một bộ phận rất lớn dân cư vẫn mơ có nước máy để sử dụng

Do nguồn nước máy không đủ cung cấp cho người dân nên hiện tại họ phải khoan giếng lấy nước sinh hoạt Nhưng ít ai biết được chất lượng nguồn nước mà họ đang sử dụng Họ khoan giếng, lấy nước và tự kiểm nghiệm bằng mắt thường, cứ thấy nước trong thì quy cho là nước sạch Điều này hết sức nguy hiểm đến sức khỏe của người dân nơi đây Thêm vào đó có những hộ thuê nhà phải trả mức giá khá cao để có được nguồn nước máy sử dụng Có thể nói tình hình sử dụng nước của người dân quận Phú Nhuận còn rất nhiều điều cần phải thảo luận và tìm ra hướng khắc phục

2.5 Tổng quan về công ty cổ phần cấp nước Gia Định

2.5.1 Quá trình thành lập công ty

Tháng 7/1992 được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố, công ty đã thành lập thêm bốn chi nhánh cấp nước trực thuộc: Chợ Lớn, Sài Gòn, Thủ Đức – Biên Hòa và Gia Định

Chi nhánh Cấp nước Gia Định (sau đây gọi là chi nhánh) là một đơn vị trực thuộc Công ty Cấp nước Thành phố, được thành lập theo quyết định số 202/QĐ-TCNSTL ngày 31/7/1992 của Sở Giao thông Công chánh TP.HCM với tên gọi: Chi nhánh Cấp nước Gia

Trang 26

Định, sử dụng con Dấu giao dịch riêng theo quy định của nhà nước Chi nhánh Cấp nước Gia Định chính thức đi vào hoạt động ngày 31/7/1992

Bắt đầu tháng 02/2004 áp dụng quy chế phân cấp quản lý trong Công ty Cấp nước TP.HCM theo quyết định số 832/QĐ-CN-TCLĐTL ngày 09/02/2004, Chi nhánh hạch toán các khoản thu chi hàng tháng và lập kế hoạch vốn báo về Công ty

Ngày 21/10/2005 Chi nhánh chính thức bổ sung thêm ngành tái lập mặt đường đối với các công trình chuyên ngành cấp nước và công trình khác theo Giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh số 4116000541 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM cấp

Ngày 31/12/2005 Chi nhánh được Ủy ban nhân dân TP.HCM phê duyệt phương án chuyển đổi thành Công ty cổ phần Cấp nước Gia Định theo quyết định số 6658/QĐ-UBND

Hiện nay, Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định đặt tại: Số 2Bis Nơ Trang Long, phường 14, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Ngành nghề kinh doanh: Quản lý, phát triển hệ thống cấp nước; cung ứng, kinh doanh nước sạch cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất (trên địa bàn được phân công theo quyết định của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn) Tư vấn xây dựng các công trình cấp nước, công trình dân dụng – công nghiệp (trừ khảo sát, giám sát xây dựng) xây dựng các công trình cấp nước Thiết kế công trình cấp – thoát nước Tái lập mặt đường đối với các công trình chuyên ngành cấp nước và các công trình khác; san lắp mặt đường

2.5.2 Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh năm 2008

Sản lượng nước cung cấp năm 2008 thực hiện 38.678.879m3 đạt 100,46% kế hoạch năm, tăng 1.956.606 m3 tương đương 5,33% so với năm 2007 Sản lượng bình quân 3.223.240 m3/tháng

Doanh số tiền nước thực hiện 178.538 triệu đồng đạt 101,85 % kế hoạch năm, tăng 11,148 tỷ đồng tương đương 6,66% so với năm 2007 Tỉ lệ nước tiêu thụ cho dịch vụ tăng

từ 9,17% lên 9,71%, nước sinh hoạt vượt định mức tăng từ 21,63% lên 21,88% góp phần làm tăng doanh thu và giá bán bình quân lên 4.626 đồng/m3 tăng 59 đồng/m3 so với cùng

kỳ năm 2007

Tỷ lệ thực thu đạt 99% so với chuẩn thu sau xử lý

Trang 27

Kết quả kinh doanh trong năm 2008 :

Bảng 2.1 Tình Hình Tài Chính của Công Ty Cổ Phần Cấp Nước Gia Định

Chỉ tiêu tài chính Đvt Năm 2007 Năm 2008

Tổng doanh thu đồng 157,179,100,337 181,370,000,000 Lợi nhuận sau thuế đồng 8,854,393,776 10,474,184,750 Lợi nhuận sau thuế/tổng doanh thu

2.5.3 Dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009

Trước dự báo không lạc quan về tình hình kinh tế trong năm 2009 và những thách thức, tồn tại của công ty qua tổng kết hoạt động của năm 2008 Năm 2009, công ty phấn đấu thực hiện :

- Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch đạt 98,85%

- Bổ sung thực hiện một số phân vùng trong dự án GTTN không doanh thu

- Triển khai các nghiệp vụ khách hàng trên trang thông tin điện tử của Công ty nhằm thông tin và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

Trang 28

- Đầu tư trang thiết bị quản lý, kiểm soát mạng lưới nhằm tăng cường năng lực quản lý và vận hành

- Hoàn chỉnh công tác lắp đặt đồng hồ tổng để kiểm soát lưu lượng khu vực Gia Định

Trang 29

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này của đề tài sẽ trình bày chi tiết các vấn đề lí luận liên quan đến nước sinh hoạt và giới thiệu một cách có hệ thống phương pháp nghiên cứu mà đề tài sử dụng

để đạt được các mục tiêu đã đề ra Nội dung trình bày đi theo trình tự: mở đầu là những khái niệm và cơ sở lý luận liên quan đến nước sinh hoạt: tầm quan trọng của nước đối với

sự sống, tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt; phần kế đến là lí luận về cầu; phần cuối của chương là các phương pháp nghiên cứu cụ thể được ứng dụng để tìm ra kết quả nghiên cứu

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Ý nghĩa và tầm quan trọng của nước đối với sự sống

Con người mỗi ngày cần 1 kg thức ăn và uống đến 1,38 lít nước mỗi ngày Nước giúp con người và động thực vật trao đổi, vận chuyển thức ăn tham gia vào các phản ứng sinh hóa học, các mối lien kết và cấu tạo cơ thể Nước cần cho tất cả vi sinh vật, động vật thực vật và con người Con người có thể nhịn ăn 15 ngày, nhưng nhịn uống chỉ 2-4 ngày

là cùng Ở đâu có nước ở đó đã, đang hoặc sẽ có sự sống Nhưng ngược lại, ở đâu có sự sống ở đấy tất yếu có nước Ngày nay khi xã hội càng phát triển, càng văn minh thì nước cho sinh hoạt càng cao, như ở Nhật Bản, Mỹ, Bắc Âu mỗi người cần 150 lít mỗi ngày Ở nước ta hiện nay vào khoảng 90-100 lít/người/ngày Trong cơ thể người hơn 65% là nước Khi mất đi từ 6-8% nước con người có cảm giác mệt, nếu mất 12% nước có thể hôn mê

và có thể chết Do vậy, nước là không thể thiếu đối với sự sống

Trang 30

3.1.2 Một số khái niệm và tiêu chuẩn về nước

a) Nước sạch

Nước sạch là nước không màu, không mùi, không vị không vẫn đục, không có vi trùng và các chất gây bệnh, đạt tiêu chuẩn về chất lượng nước do Bộ Y tế ban hành

b) Nước sinh hoạt

Là nước dung cho ăn uống, vệ sinh của con người

c) Ô nhiễm nước

Ô nhiễm nước là quá trình biến đổi thành phần, tính chất, trạng thái tự nhiên của nước dẫn đến vi phạm các qui định ứng với mục đích sử dụng (Nguyễn Văn Ngà, 2007) Các hiện tượng ô nhiễm nước bao gồm:

- Hiện tượng ô nhiễm nước về mặt hóa học: nguồn nước bị ô nhiễm do các hợp chất hữu cơ hay vô cơ gây nên

- Ô nhiễm nước về mặt vật lý: được biểu hiện qua màu sắc, độ đục, nhiệt độ của nước

- Ô nhiễm nước về mặt sinh lý: vị và mùi của nước thay đổi so với ban đầu

- Ô nhiễm về mặt sinh học được biểu hiện qua sự có mặt của các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh

Một khi nguồn nước bị ô nhiễm sẽ làm phát sinh và lan truyền các vi sinh vật gây bệnh Thông qua ăn uống,… chúng sẽ đi vào cơ thể người gây ra các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da,…Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước cũng dẫn đến nhiều tổn hại về kinh tế, môi trường và xã hội khác Do vậy việc sử dụng nguồn tài nguyên nước cần phải đi đôi với công tác bảo vệ, bảo tồn

e) Các chỉ tiêu về chất lượng nước

Để đánh giá chất lượng nước người ta dùng các thông số sau:

- Các thông số vật lý: nhiệt độ, mùi vị, độ dẫn điện, độ phóng xạ

- Các thông số hóa học: độ PH, hàm lượng chất lơ lửng, Oxy hòa tan, dầu, mỡ, Clorua, Sunphat, Amoni, Nitrat, Photphat, các nguyên tố vi lượng, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa và nhiều chất độc hại

- Các thông số sinh học: coliforms, Faecal, Streptococus, vi khuẩn hiếu khí

Trang 31

Đối với nước được sử dụng để ăn uống, theo Bộ Y Tế Việt Nam, các chỉ số trên

phải đáp ứng được các tiêu chuẩn dưới đây:

Bảng 3.1 Tiêu Chuẩn Vệ Sinh Nước Uống

STT Chỉ Tiêu ĐVT Giới hạn tối đa Phương pháp thử

a) Khái niệm cầu

Cầu là số lượng hang hóa hay dịch vụ (Q) mà người mua có khả năng và sẵn sàng

mua ứng với các mức giá (p) khác nhau trong một thời gian nhất định

b) Đường cầu

Đường cầu biểu diễn mối quan hệ giữa giá và số lượng được cầu Ứng với mỗi số

lượng được cầu sẽ có một mức giá trị nhất định trên đồ thị

Đường cầu có độ dốc xuống thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng

cầu, được gọi là luật cầu

Trang 32

Hàm cầu nghịch chỉ ra sự thay đổi của lượng làm ảnh hưởng đến giá, có dạng:

P = f(Q)

d) Cầu cá nhân và cầu thị trường (cầu xã hội)

Cầu thị trường hình thành từ nhu cầu của các cá nhân, nó là tổng nhu cầu của các

cá nhân Cho nên nhu cầu của thị trường phụ thuộc vào nhu cầu của người mua, thị hiếu,

kì vọng giá cả của các hàng hóa có liên quan Ngoài ra còn phụ thuộc vào số lượng của người mua

Mỗi cá nhân có một đường cầu riêng biệt đối với một loại sản phẩm hang hóa nhất định Tổng hợp tất cả các đường cầu cá nhân theo phương ngang ta có đường cầu thị trường Số lượng cầu thị trường bằng tổng tất cả số cầu từng cá nhân ở mức giá đó Đường cầu thị trường cho thấy tổng lượng cầu về một hàng hóa thay đổi như thế nào khi

Trang 33

giá cả thay đổi Nếu giả sử người tiêu dùng có đường cầu cá nhân là: Q1=D1(P), Q2=D2(P),…, Qn=Dn(P), tổng số lượng cầu thị trường là:

Q = Q1+Q2+…+Qn=D1(P)+D2(P)+…+Dn(P)

Hình 3.2 Đường Tổng Cầu

Độ dốc của đường cầu: độ dốc = ∆P/∆Q: mang dấu âm thể hiện luật cầu

e) Một số yếu tố tác động đến đường cầu

Giá của chính hàng hóa đó (Px)

Mối quan hệ giữa giá và lượng cầu là nghịch biến, tuân theo luật cầu có nghĩa là khi giá của hàng hóa X tăng lên dẫn đến lượng cầu của hàng hóa X giảm đi và ngược lại Tác động của yếu tố giá (Px) sẽ làm di chuyển dọc theo đường cầu

Một trong những yếu tố khác như: thu nhập, thị hiếu, sở thích, giá cả của các hàng hóa có liên quan, thông tin về sản phẩm,… thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường cầu chúng

ta sẽ lần lượt xem xét sự tác động của các yếu tố này đền đường cầu

Giá của các hàng hóa có liên quan

Hàng hóa có liên quan được phân làm hai loại:

- Hàng hóa bổ sung cho X: khi tăng giá mặt hàng này sẽ làm gảim lượng cầu hàng hóa X và ngược lại

- Hàng hóa thay thế cho X: khi tăng giá mặt hàng này sẽ làm tăng lượng cầu hàng hóa X và ngược lại

Trang 34

Thu nhập của người tiêu dùng

Thông thường, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng có nghĩa là khả năng chi trả của họ được cải thiện và làm tăng lượng cầu về một hàng hóa dịch vụ nào đó Tuy nhiên, tác động của thu nhập đối với mức cầu hàng hóa X là khác nhau tùy theo đặc điểm của X:

- Nếu X là hàng hóa thứ cấp, lượng cầu về X sẽ giảm khi thu nhập tăng lên

- Nếu X là hàng hóa thông thường, khi thu nhập tăng làm tăng lượng cầu về X

Quy mô thị trường

Dân số càng tăng dẫn đến lượng cầu các hàng hóa nói chung càng tăng Đường cầu dịch chuyển sang phải

Thói quen, thông tin về sản phẩm, kỳ vọng tương lai

Đây cũng là những yếu tố tác động đến lượng cầu, làm đường cầu dịch chuyển

f) Các hệ số co giãn của cầu

Hệ số co giãn của cầu là thông tin quan trọng đối với nhiều vấn đề kinh tế Nó thể hiện mức độ nhạy cảm của lượng cầu một loại hàng hóa X khi các yếu tố như: giá, thu nhập của người tiêu dùng thay đổi Nó được phân thành:

Hệ số co giãn của cầu theo giá (ε)

Hệ số này cho biết lượng cầu về hàng hóa thay đổi bao nhiêu phần trăm khi giá của chính hàng hóa đó thay đổi 1% Và được tính như sau:

Q P P

Q P

P

Q Q

X X X X X

=

ε

ε < 0 thể hiện luật cầu

Trong đó: Δ: thể hiện sự thay đổi

PX: giá hàng hóa X

QX: lượng cầu hàng hóa X Dựa trên độ lớn của ε ta có các trường hợp sau:

- Nếu ε < -1 được gọi là đàn hồi (1% tăng ở giá làm giảm lượng cầu hơn 1%)

- Nếu ε = -1 gọi là đàn hồi đơn vị (1% tăng ở giá làm giảm lượng cầu 1%)

- Nếu -1 < ε <0: không đàn hồi (% tăng ở giá làm giảm lượng cầu ít hơn 1%)

Trang 35

Hình 3.3 Đàn Hồi Dọc Theo Đường Cầu

Hình 3.4 Đường Cầu Thẳng Đứng và Đường Cầu Nằm Ngang

Hệ số co giãn của cầu theo giá chéo

Độ co giãn cuả cầu theo giá chéo thể hiện độ nhạy cảm của lượng cầu của một mặt hàng đối với sự thay đổi giá của một mặt hàng khác có liên quan Nó được tính:

Q P P

Q P

P

Q Q

X i i X i

Trang 36

Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập

Hệ số này đo lường mức độ nhạy cảm của lượng cầu đối với sự thay đổi trong thu nhập của người tiêu dùng Nó cho biết lượng cầu về hàng hóa X tăng bao nhiêu phần trăm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên 1% Công thức tính độ co giãn của cầu theo thu nhập:

Q Y Y

Q Y

Y

Q Q

X

X X

=

ζ

Dựa trên giá trị của ζ ta có các trường hợp hệ số co giãn theo thu nhập như sau:

ζ >0: thể hiện thu nhập tăng thì lượng cầu về hàng hóa X tăng theo, do vậy trường hợp này X là hàng hóa thông thường,

ζ <0 : có nghĩa khi thu nhập tăng lên, lượng cầu về hàng hóa X giảm đi cho thấy X

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

a) Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi được soạn sẵn Đối tượng được điều tra là các hộ gia đình tại quận Phú Nhuận sử dụng nước máy cho sinh hoạt Bảng câu hỏi được thiết kế và dùng để hỏi thử 30 hộ gia đình trong khu vực Sau đó được chỉnh sửa và dùng phỏng vấn 100 hộ dân để thu thập thông tin cần thiết cho nghiên cứu Số liệu sơ cấp được thu thập bao gồm: nguồn nước đang được sử dụng cho sinh hoạt, chất lượng nước, khối lượng nước sử dụng hàng tháng, giá nước, các đặc điểm kinh tế của hộ gia đình như: số người trong hộ, tổng thu nhập của hộ, mức chi tiêu hàng tháng cho nước sinh hoạt, trình độ học vấn

Trang 37

b) Số liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nghiên cứu có liên quan trước đó, các bài báo,

và từ các cơ quan có liên quan, từ công ty cổ phần cấp nước Gia Định Dữ liệu thứ cấp bao gồm :

- Các đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của quận Phú Nhuận

- Số hộ dân lắp thủy lực kế trong năm 2008 và 2009

- Khối lượng nước được cung cấp trong những năm gần đây

- Tình hình cung cấp nước của công ty cổ phần cấp nước Gia Định

c) Mẫu quan sát

Người được phỏng vấn là các hộ dân sống trong khu vực quận Phú Nhuận số liệu

sơ cấp được thu thập tại một số phường trong quận Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được thực hiện

3.2.2 Phương pháp phân tích hồi quy

Hồi quy là công cụ cơ bản để đo lường kinh tế Phân tích hồi quy đo lường mối quan hệ phụ thuộc của một biến (gọi là biến phụ thuộc hay biến được giải thích) với một hay nhiều biến khác (được gọi là biến độc lập hay biến giải thích) Phân tích hồi quy được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định và nêu ra các giả thiết về mối quan hệ giữa các biến kinh tế

Kỹ thuật ước lượng hồi quy được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp bình phương bé nhất (OLS-Ordinary Least Squares) dựa trên ba giả thiết của mô hình như sau:- Mối quan hệ giữa Y và Xi là tuyến tính (theo tham số)- Xi là các biến số ngẫu nhiên

và các giá trị của nó là không đổi Ngoài ra không có sự tương quan hoàn hảo giữa hai hay nhiều hơn các biến độc lập.- Số hạng sai số có giá trị kỳ vọng bằng không và phương sai không đổi (là hằng số) cho tất cả các quan sát tức là E(ε i)=0 và E(ε i2)=0 Các biến số ngẫu nhiên ε i là độc lập về mặt thống kê Như vậy, E(ε iε j)=0 với i j Số hạng sai số phân phối chuẩn

Bước 2: Thiết lập mô hình toán học để mô tả quan hệ giữa các biến số

Phương trình hồi qui được trình bày ở dạng tuyến tính

Y=α 0 +α 1X1 +α 2X2 + α 3X3 + …+α nXn + ε

Trang 38

Y: Biến số phụ thuộc

Xi: Biến số độc lập (i=1,2,…,k)

α i: Hệ số ước lượng (i=0,1,2,…,k)

ε : Sai số của mô hình

Bước 3: Ước lượng các tham số của mô hình

Các ước lượng này là các giá trị thực nghiệm của tham số trong mô hình Ngoài ra, theo lý thuyết kinh lượng, nếu các giả thiết của mô hình đều thoả, các hàm ước lượng α i

là các hàm ước lượng tuyến tính, không thiên lệch, tốt nhất (BLUE – Best Linear Unbiased Estimation)

Bước 4: Kiểm định các giả thiết đặt ra

Bước 5: Phân tích mô hình

Kỹ thuật biến giả (Dummy Variable)

Biến giả là biến định tính xác định sự hiện diện hay không hiện diện một thuộc tính Cách xác định biến giả :

1 = có sự hiện diện của thuộc tính đó

0 = không có sự hiện diện của thuộc tính đó

Biến giả tung độ gốc : nhằm làm thay đổi tung độ gốc của đường hồi quy, tách đường hồi quy chung thành hai đường hồi quy cho hai trường hợp riêng biệt là có sự hiện diện của thuộc tính đó và không có sự hiện diện của thuộc tính đó nhưng không làm thay đổi độ dốc của đường hồi quy

Và đây là một trong những cơ sở lý thuyết quan trọng để xây dựng đường cầu nước sinh hoạt cho quận Phú Nhuận Phần ứng dụng cụ thể sẽ được trình bày ở chương 4

Trang 39

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Chương này sẽ trình bày các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện đề tài và phân tích, thảo luận chúng về mặt lý luận và thực tiễn Nội dung trình bày đi theo trình tự như sau: Phần đầu là tổng quan về cuộc điều tra và đặc điểm của mẫu điều tra Kế đến là thực trạng cung cấp nước sinh hoạt tại quận Phú Nhuận Theo sau đó khóa luận đi vào xây dựng và phân tích hàm cầu nước cho sinh hoạt Dựa trên hàm cầu đã được xây dựng,

đề tài đi vào dự đoán nhu cầu nước sinh hoạt của quận Phú Nhuận đến năm 2015 Và cuối chương là một số đề xuất giải pháp

4.1 Đặc điểm của mẫu điều tra

Cuộc điều tra được tiến hành vào tháng 3 năm 2009 tại quận Phú Nhuận bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và phỏng vấn trực tiếp 100 hộ dân qua đây có những nhận định chung như sau Phú Nhuận là một quận có tình hình kinh tế xã hội phát triển, trình độ học vấn của người dân đã được nâng cao Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa tăng cao, dân số gia tăng nên có nhiều vấn đề nảy sinh trong đời sống của người dân

Có nhiều mặt vẫn chưa đáp ứng thõa mãn nhu cầu hằng ngày của họ như nhà ở, giao thông, nước sinh hoạt…trong đó nhu cầu về nước sinh hoạt ngày càng cao là vấn đề cần được quan tâm Làm thế nào để có được nguồn nước sinh hoạt đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng là câu hỏi cho cả người dân và cấp chính quyền trong nhiều năm qua

4.1.1 Quy mô của hộ gia đình

Đặc điểm về số lượng người trong hộ được thể hiện như sau:

Ngày đăng: 12/09/2018, 18:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w