Giải pháp về công tác ban hành các chính sách, văn bản pháp luật, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn...68 3.3.2 Giải pháp về Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêutrong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trìnhnào khác
Tôi xin cam đoan thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồngốc
Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016
Tác giả
Lê Thị Kim Thúy
Trang 2Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo sau Đại học, xin cảm ơn Ban GiámHiệu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất vềmọi mặt để tôi hoàn thành khóa học.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, nhữngngười đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đềtài nghiên cứu của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016
Tác giả
Lê Thị Kim Thúy
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU xi
DANH MỤC CÁC BẢNG xii
DANH MỤC CÁC HÌNH xiii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài 3
5 Kết cấu của luận văn 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý chất thải rắn 5
1.2 Chất thải rắn sinh hoạt 6
1.2.1 Khái niệm, phân loại chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt 6
1.2.1.1 Khái niệm chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt 6
1.2.2 Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt 9
1.2.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và con người 10
1.3 Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt 12
1.3.1 Định nghĩa quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt 12
1.3.2 Nội dung và cơ sở pháp lý công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt 13
1.3.3 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt 19
1.4 Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số địa phương trong nước 22
Trang 41.4.1 Kinh nghiệm quản lý CTR sinh hoạt tại thủ đô Hà Nội 22
1.4.2 Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn tại thị trấn Đông Hưng tỉnh Thái Bình 23
1.4.3 Tình trạng chung về QLCTR tại Việt Nam 24
1.4.4 Những kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI QUẬN GÒ VẤP ĐẾN NĂM 2015 28
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Gò Vấp ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt 28
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 28
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội 30
2.2 Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại quận Gò Vấp giai đoạn 2010 – 2015 .34
2.2.1 Đặc điểm khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt 34
2.2.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 36
2.3 Thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên tại quận Gò Vấp giai đoạn 2010 – 2015 39
2.3.1 Hệ thống quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại quận Gò Vấp 39
2.3.2 Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt 44
2.3.3 Công tác đào tạo tập huấn, kiểm tra - giải quyết khiếu nại 54
2.4 Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn tại quận Gò Vấp giai đoạn 2010 – 2015 59
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI QUẬN GÒ VẤP GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 62
3.1 Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắnđến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 62
3.2 Phương hướng chỉ tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường đến năm 2020 của quận Gò Vấp 64
Trang 53.2.1 Phương hướng, chỉ tiêu nhiệm vụ bảo vệ môi trường 64
3.2.2 Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt tại quận Gò Vấp đến năm 2020 66
3.3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà về chất thải rắn sinh hoạt 68
3.3.1 Giải pháp về công tác ban hành các chính sách, văn bản pháp luật, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn 68
3.3.2 Giải pháp về Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch quản lý chất thải rắn 70
3.3.3 Giải pháp về Quản lý quá trình đầu tư cho thu gom, vận chuyển, xây dựng công trình xử lý chất thải rắn 70
3.3.4 Giải pháp về Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt 71
3.3.5 Giải pháp về nguồn nhân lực tham gia quản lý chất thải rắn sinh hoạt 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
Kết luận 74
Kiến nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Trang 7Bảng 2.2
Số lượng cơ sở kinh doanh và lao động thương mại, dịch
vụ khu vực ngoài nhà nước trên địa bàn quận Gò Vấp giai đoạn 2010 – 2014
32
Bảng 2.3 Số trường học, số giáo viên và số học sinh trên địa bàn
Bảng 2.4 Số cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế trên địa bàn
Bảng 2.5 Khối lượng Rác thải sinh hoạt phát sinh và tỷ lệ thu gom
trên toàn địa bàn quận từ năm 2011 đến 2015 34Bảng 2.6 Nguồn thải và thành phần chất thải rắn sinh hoạt 36Bảng 2.7 Danh sách số lượng chủ nguồn thải theo phân nhóm trên
Bảng 2.8 So sánh số lượng chủ nguồn thải năm 2013 với 2014 38Bảng 2.9 Khối lượng rác do Công ty DVCI quận Gò Vấp vận
Bảng 2.10 Danh sách các điểm thu gom rác trên địa bàn quận Gò
Bảng 3.1 Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt quận Gò Vấp đến
Trang 9MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mạnh
mẽ Cùng với sự gia tăng số lượng và quy mô các ngành nghề sản xuất, sự hìnhthành các khu dân cư tập trung, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu và nănglượng ngày càng tăng Những sự gia tăng đó đã tạo điều kiện kích thích các ngànhsản xuất, kinh doanh và dịch vụ mở rộng và phát triển nhanh chóng, đóng góp tíchcực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tuy nhiên, song song với sự pháttriển mạnh mẽ này là lượng phát thải lớn vào môi trường, đặc biệt là chất thải rắnnhư chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nôngnghiệp, chất thải xây dựng, chất thải nguy hại,
Kinh tế xã hội càng phát triển, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn càng gia tăng Tỷtrọng phát sinh chất thải rắn chủ yếu là CTR đô thị, CTR nông thôn, CTR côngnghiệp, Từ năm 2003 đến năm 2008, lượng CTR phát sinh trung bình tăng từ 150– 200%, CTR sinh hoạt đô thị tăng trên 200%, CTR công nghiệp tăng 181%, Ướctính đến năm 2015, khối lượng CTR phát sinh ước đạt khoảng 44 triệu tấn/năm.Lượng phát sinh chất thải rắn tại các khu đô thị tăng theo cấp số nhân, tỷ lệ thu gom
và xử lý chưa đáp ứng nhu cầu Năm 2008, tổng lượng CTR đô thị là 12,8 triệu tấntăng gấp đôi so với năm 2003 là 6,4 triệu tấn, dự báo đến năm 2015 lượng CTR đôthị tăng lên đến 22,4 triệu tấn
Trong chỉ thị 36 – CT/ TW ngày 26/ 8/ 1998 của Bộ Chính trị (Khóa VIII) vềtăng cường công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trong thời kỳ CNH - HĐH, Đảng
ta đã nhận định: “Nhìn chung môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và bị suythoái, có nơi nghiêm trọng…” Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan làmcho môi trường bị suy thoái nhưng nguyên nhân chính là do chưa có nhận thức đúngđắn về tầm quan trọng của công tác BVMT, chưa biến nhận thức trách nhiệm thànhhành động cụ thể của từng cấp, từng ngành, từng người cho việc BVMT và nguồnngân sách đầu tư cho BVMT còn hạn chế…
Trang 10Nhận thức được tầm quan trọng to lớn của công tác BVMT đối với sự pháttriền bền vững của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều biện pháp thiếtthực nhằm khôi phục và cải thiện tình trạng môi trường hiện nay Một trong nhữngbiện pháp hữu hiệu nhất là tăng nguồn ngân sách đầu tư cho công tác BVMT Tuynhiên, môi trường là lĩnh vực rộng lớn, có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối vớitất cả mọi người Nếu chỉ dựa vào sự nỗ lực của riêng Nhà nước thì không thể đemlại hiệu quả lâu bền được mà đòi hỏi sự hợp tác của cả cộng đồng Nói cách khácphải coi BVMT là quyền lợi và trách nhiệm của cả cộng đồng, mỗi tổ chức, mỗi cánhânđều phải tự ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác BVMT chung.Đối với các đô thị và vùng ven đô thì vấn đề được đặt lên hàng đầu trong công tácBVMT đó chính là việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
Quận Gò Vấp thuộc phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, hướng Đông giápQuận 12 và quận Bình Thạnh, hướng Tây giáp Quận 12, hướng Nam giáp các quậnTân Bình – Phú Nhuận – Bình Thạnh, hướng Bắc giáp Quận 12 Quận Gò Vấp có
16 đơn vị hành chính cấp phường với 186 khu phố, 1.434 tổ dân phố, dân số
612.380 người và 107.753 nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân (theo số liệu thống kê tính đến ngày 01/01/2014) Mặc dù công tác vệ sinh môi trường trên địa
bàn quận vẫn được đảm bảo, nhưng sự tồn tại không hiệu quả của Hợp tác xã QuyếtThắng là nguyên nhân gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước cũng như côngtác triển khai, tổ chức thực hiện Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND ngày20/12/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên tôi chọn thực hiện đề tài “Một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về quản lý chất thải rắn sinhhoạt tại quận Gò Vấp năm 2016-2020” làm đề tài thạc sỹ quản lý kinh tế Đề tàinhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trênđịa bàn quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2010 – 2015 từ đó đềxuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này trong thời gian tới
Trang 11CHƯƠNG 2: Mục đích nghiên cứu
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhànước về chất thải rắn
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trênđịa bàn quận Gò Vấp giai đoạn 2010 – 2015
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về chấtthải rắn sinh hoạt tại quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 – 2020
CHƯƠNG 3: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Các hoạt động về quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại quận Gò Vấpthành phố Hồ Chí Minh
Hệ thống các quy trình, quy phạm; các hoạt động thu gom, vận chuyển ráctrên địa bàn quận Gò Vấp
Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: Luận văn thu thập và phân tích dữ liệu quản lý nhà nước về chấtthải rắn sinh hoạt tại quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh trong 05 năm gần đây từ
2010 - 2015
- Không gian: quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh
- Nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạttrên địa bàn quận Gò Vấp Qua đó đánh giá thực trạng công tác này và đề xuấtnhững giải pháp giúp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinhhoạt trên địa bàn quận giai đoạn 2016 - 2020
CHƯƠNG 4: Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử làm phương pháp cơ bản, kết hợp với phương pháp phân tích –thống kê, so sánh – tổng hợp, suy luận Loogic – Lịch sử,… nhằm làm rõ vấn đềnghiên cứu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Luận văn giúp hệ thống hóa cơ sở lýluận liên quan đến quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt Ứng dụng mô hình
Trang 12lý thuyết vào đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinhhoạt tại quận Gò Vấp giai đoạn 2010 – 2015, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằmhoàn thiện công tác này trong thời gian tới.
CHƯƠNG 5: Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn được chia ra làm ba chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận quản lý nhà
nước về chất thải rắn sinh hoạt
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại quận
Gò Vấp giai đoạn 2010 - 2015
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về chất
thải rắn sinh hoạt tại quận Gò Vấp giai đoạn 2016 - 2020
Trang 13CHƯƠNG 6: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 6.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý chất thải rắn
Trải quan hơn 20 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành quảquan trọng, đời sống người dân ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, việc nền kinh
tế phát triển quá nhanh và nóng đã gây ra nhiều vấn đề về môi trường Trong đóchất thải rắn đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt là một trong những vấn đề nan giải,đang được Nhà nước, các tổ chức và toàn xã hội quan tâm Trong thời gian qua đã
có rất nhiều các nhà nghiên cứu, nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu, điều tra,khảo sát liên quan đến chủ đề này Tiêu biểu có thể kể đến các nghiên cứu ở ViệnMôi trường và Tài nguyên Trong đó, có các đề tài nghiên cứu về hiện trạng, quyhoạch và công nghệ xử lý chất thải rắn như:
Tác giả Nguyễn Thanh Phong với đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải phápkhả thi xe lý chất thải rắn khu liên hợp Nam Bình dương phục vụ cho phát triển bềnvững kinh tế - xã hội tỉnh” đã đưa ra các công nghệ xử lý CTR gồm các công nghệtái chế, chôn lấp hợp vệ sinh, xử lý chất thải công nghiệp, nước rỉ rác cho khu liênhợp Đồng thời xây dựng chương trình quản lý và giám sát chất lượng môi trườngcho khu liên hợp Nam Bình Dương
Các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu cũng tiến hành các nghiên cứutương tự nhằm giảm thiểu và xử lý triệt để chất thải rắn Tác giả Phạm Thị LâmTuyền (2005) đã bảo vệ đề tài “Nghiên cứu quy hoạch hệ thống chất thải rắn tạihuyện Di Linh – tỉnh Lâm Đồng” Đề tài đã phân tích và giúp chúng ta thấy rõ cáctác động của các hoạt động có liên quan đến chất thả rắn “Khảo sát, đánh giá thựctrạng và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý và xử lý chất thải rắn ở Thị
xã Gò Công” của tác giả Lê nguyên Kim Ngân (2008) đã đánh giá và đề xuất đượcbiện pháp thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cho thị xã Gò Công
Trang 14Trương Văn Hiếu (2008) “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất quản lýCTR sinh hoạt cho thành phố Tam Kỳ - Quảng Ngãi” Luận văn đã khảo sát và đánhgiá hiện trạng thu gom CRT và nhận thức của người dân về CTRSH Từ những vấn
đề hiện trạng thu gom CTR tác giả đã đề xuất giải pháp quản lý CRTSH tại thànhphố Tam Kỳ
Những đề tài nghiên cứu về chất thải rắn trong thời gian qua đã góp phầnhoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, giải quyết được một số vấn đềđang đặt ra Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa có nhiều giải pháp cụ thể, đồng bộnhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên liệu táichế, phát triển môi trường bền vững Đặc biệt chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu đầy
đủ về quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại quận Gò Vấp thành phố Hồ ChíMinh Chính vì vậy tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm hoànthiện công tác quản lý nhà nước về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Gò Vấpnăm 2016-2020” Luận văn nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắnsinh hoạt trên địa bàn quận bao gồm công tác ban hành chính sách, quy chuẩn tiêuchuẩn về CTR sinh hoạt; quản lý việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch quản
lý CTR sinh hoạt; quản lý công tác thu gom, vận chuyển, và xử lý CTR sinh hoạt;Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm Qua đó đề xuất, kiến nghị một số giảipháp giúp hoàn thiện công tác này trong thời gian tới
6.2 Chất thải rắn sinh hoạt
6.2.1 Khái niệm, phân loại chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt
1.2.1.1 Khái niệm chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt
CHƯƠNG 7: Khái niệm chất thải rắn
Theo quan niệm chung: Chất thải rắn (Solid Waste – CTR) là toàn bộ các loại
vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao
gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồngv.v…) Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sảnxuất và hoạt động sống [24]
Trang 15Theo quan điểm mới: CTR là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác CTR bao gồm CTRthông thường và chất thải rắn nguy hại (CTRNH) CTR phát thải trong sinh hoạt cánhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải sinh hoạt CTR phátsinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc cáchoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp (CTRCN)
Theo nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 về quản lý chất thải vàphế liệu thì: “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) đượcthải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.” [16]
CTRNH là CTR chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tínhphóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tínhnguy hại khác
CTR được thải ra từ mọi hoạt động của đời sống xã hội Trong số đó thì nhàdân, khu dân cư; bệnh viện, cơ sở y tế và các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệpdịch vụ thương mại (chợ) là những nơi có lượng thải lớn hơn cả
CHƯƠNG 8: Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt
“Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinhtrong sinh hoạt thường ngày của con người.” [16]
CTR sinh hoạt là chất thải rắn được thải (sinh) ra từ sinh hoạt cá nhân, cáckhu nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cư, ), khu thương mại và dịch vụ(cửa hàng, chợ, siêu thị, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, trạm dịch vụ, ),khu cơ quan (trường học, viện và trung tâm nghiên cứu, các cơ quan hành chánh nhànước, văn phòng công ty, ), từ các hoạt động dịch vụ công cộng (quét dọn và vệsinh đường phố, công viên, khu giải trí, tỉa cây xanh, ), từ sinh hoạt (ăn uống, vệsinh, ) của các khoa, bệnh viện không lây nhiễm, từ sinh hoạt của cán bộ, côngnhân trong các cơ sở công nghiệp (khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất vừa vànhỏ)
Là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạothành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ,
Trang 16thương mại CTR sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh,gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng,xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả,
…
8.1.1.1 Phân loại chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt
Việc phân loại CTR, CTR sinh hoạt giúp xác định các loại khác nhau của CTRđược sinh ra Khi thực hiện phân loại CTR sẽ giúp chúng ta gia tăng khả năng tái chế vàtái sử dụng các vật liệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinh tế và BVMT Các loại CTRđược thải ra từ các hoạt động khác nhau nên được phân loại theo nhiều cách khác nhau
- Phân loại theo công nghệ xử lý – quản lý
Theo cách phân loại này, CTR được chi ra các thành phần như sau: các chất cháy
được, các chất không cháy được, các chất hỗn hợp Các chất cháy được: như giấy, hàng
dệt, rác thải, cỏ, gỗ, củi rơm, chất dỏe, da và cao su; Các chất không cháy được: Kimloại sắt, Kim loại không phải sắt, Thủy tinh; Các chất hỗn hợp:
- Phân loại theo vị trí hình thành
CTR có thể được phân loại theo vị trí hình thành như trong nhà, ngoài nhà, trênđường phố, chợ,…
- Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành
CTRSH: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạothành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ,thương mại CTRSH có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ,đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre,
gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả,…
CTRCN: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp
Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch, ngói, bê tông vỡ do các hoạtđộng phá dỡ, xây dựng công trình,… chất thải xây dựng gồm:
Trang 17Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt độngnông nghiệp, thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từchế biến sữa, của các lò giết mổ,…
- Phân loại theo mức độ nguy hại
Theo mức độ nguy hại CTR được phân loại thành:
CTRNH: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh họcthối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan,
… có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người, động vật và cây cỏ Nguồn phát sinhCTNH chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiêp Chất thải y tế nguyhại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hạitrực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe cộngđồng Các chất nguy hại do các cơ sở công nghiệp hóa chất thải ra có tính độc hại cao,tác động xấu đến sức khỏe, do đó việc xử lý chúng phải có những giải pháp kỹ thuật đểhạn chế tác động độc hại đó Các CTNH từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là phân hóahọc, các loại thuốc bảo vệ thực vật
Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các hợpchất có một trong các đặc tính nguy hiểm trực tiếp hoặc tương tác thành phần
8.1.2 Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Mọi hoạt động của các tỉnh và thành phố đều phát sinh chất thải rắn sinh hoạt:
hộ gia đình, trường học, các cơ quan công sở, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, cơ sởsản xuất, chợ, trung tâm thương mại, công trình xây dựng, đường phố, khu vui chơicông viên,… Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, thànhphố rất đa dạng
Nguồn phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của CTR là cơ sở quan trọng đểthiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình QLCTR Các nguồn phátsinh CTR bao gồm:
- Từ các khu dân cư;
- Từ các trung tâm thương mại;
Trang 18- Từ các đơn vị, cơ quan, trường học, các công trình công cộng, công trình xâydựng
Hình 1.1 Nguồn gốc hình thành chất thải rắn sinh hoạt
(Nguồn: tác giả tổng hợp trong nghiên cứu năm 2015)
8.1.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và con người
CTR sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường nước: Các CTR sinh hoạt nếu là chấthữu cơ, trong môi trường nước sẽ bị phân hủy một cách nhanh chóng Phân nổi lênmặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian
Xây dựng Nhà dân, khu
dân cư
Trang 19sau đó là những sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nước Phần chìm trong nước
sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo rác các hợp chất trung gian và sau đó lànhững sản phẩm cuối cùng như CH4, H2S, H2O, CO2 Tất các các chất trung gian nàyđều gây mùi thối và là độc chất Bên cạnh đó còn bao nhiêu vi trùng và siêu vi trùnglàm ô nhiễm nguồn nước
Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây lên hiện tượng ăn mòn trongmôi trường nước Sau đó quá trình oxy hóa có oxy và không có oxy xuất hiện, gâynhiễm bẩn cho môi trường nước, nguồn nước Những chất thải độc như Hg, Pb hoặccác chất phóng xạ còn nguy hiểm hơn
Chất thải làm ô nhiễm môi trường đất: Các chất hữu cơ còn được phân hủytrong môi trường đất trong hai điều kiện yếm khí và háo khí, khi có độ ẩm thíchhợp qua hàng loạt sản phẩm trung gian cuối cùng tạo ra các chất khoáng đơngiản, các chất H2O, CO2 Nếu là yếm khí thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là CH4,
H2O, CO2 gây độc cho môi trường Với một lượng vừa phải thì khả năng làmsạch của môi trường đất khiến rác khong trở thành ô nhiễm Nhưng với mộtlượng rác quá lớn thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm Ô nhiễmnày sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chảyxuống mạch nước ngầm làm ô nhiễm nước ngầm Khi nước ngầm đã bị ô nhiễmthì không còn cách gì khắc phục được
CTR sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường không khí: Các CTR sinh hoạtthường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí.Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa, phát tán vào không khí gây ônhiễm trực tiếp Cũng có loại rác, trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp(35oC và độ ẩm 70-80%) sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật.Kết quả là môi trường không khí bị ô nhiễm
Nước rỉ rác và tác hại: Ở những bãi rác hoặc những đống rác lớn mà trong rác
có một lượng nước nhất định hoặc mưa xuống làm nước ngấm vào rác thì tạo ra mộtloại nước rò rỉ Trong nước rò rỉ chứa những chất hòa tan, những chất lơ lửng, chấthữu cơ và nấm bệnh Khi nước này ngấm vào đất làm ô nhiễm môi trường đất một
Trang 20cách trầm trọng Mặt khác, nó cũng làm ô nhiễm môi trường nước thổ nhưỡng vànước ngầm.
Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu khẳng định CTR đặc biệt là CTR sinhhoạt có ảnh hưởng đến sức khỏe con người Tuy nhiên, CTR sinh hoạt nếu khôngđược xử lý triệt để sẽ làm ô nhiễm môi trường đặc biệt là nước ngầm, nước mặt,không khí,… Một số hóa chất độc hại trong nước ngầm như Asen, Magie,… có thểgây ung thư và các bệnh khác cho con người
8.2 Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt
8.2.1 Định nghĩa quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt
Quản lý ở góc độ chung nhất là sự tác động của chủ thể đối với khách thểnhằm duy trì tình trạng hiện có của đối tượng hoặc biến đổi đối tượng nhằm đạtđược các mục tiêu do các chủ thể xác định Nhà nước thực hiện quyền lực chính trịcủa minh thông qua việc quản lý xã hội Quản lý nhà nước đối với xã hội là sự tácđộng có tổ chức và bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội, các hành
vi hoạt động của công dân và mọi tổ chức trong xã hội nhằm duy trì và phát triểntrật tự xã hội, bảo toàn, cũng cố và phát triển quyền lực nhà nước Ở đây chủ thểquản lý là nhà nước; đối tượng quản lý là các quá trình xã hội, hành vi của cá nhân
và tổ chức xã hội; phương thức quản lý là bằng quyền lực nhà nước và có tổ chứccao; mục tiêu quản lý là duy ttrì và phát triển trật tự xã hội, bảo toàn, củng cố vàtăng cường quyền lực nhà nước
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức, “tổ chức”được hiểu như là mộtkhoa học về sự thiết lập những mối quan hệ giữa con người và con người, giữa cánhân và tập thể, để thực hiện quá trình quản lý xã hội Tổ chức là một chức năngquan trọng trong quản lý nhà nước, không có tổ chức thì không thể quản lý Vấn đềđặt ra là nhà nước phải tổ chức như thế nào để mọi công dân đều có thể đóng góptích cực và chủ động khả năng của mình cho đất nước
Quản lý nhà nước là sự tác động có điều chỉnh, điều chỉnh là sự quy định củaNhà nước thể hiện bằng pháp luật và các quyết định về nguyên tắc, tiêu chuẩn, biện
Trang 21pháp… nhằm tạo ra sự cân bằng, cân đối các mặt hoạt động của các quá trình xã hội
và hành vi hoạt động của con người
Quản lý nhà nước là sự tác động mang tính quyền lực nhà nước, tức là bằngpháp luật và theo nguyên tắc pháp chế Quyền lực nhà nước mang tính mệnh lệnhđơn phương và tính tổ chức rất cao Pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh,mọi người đều bình đẳng trước pháp luật
Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý,đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưugiữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảmthiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người
8.2.2 Nội dung và cơ sở pháp lý công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt
Theo nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 về quản lý chất thải vàphế liệu điều 5 quy định nội dung quản lý nhà nước về chất thải rắn bao gồm:
1.3.2.1 Ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về hoạt động quản lý chất thảirắn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn và hướngdẫn thực hiện các văn bản này
Công tác quản lí CTR được thực hiện dựa trên các văn bản sau:
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu ngày24/04/2015
Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chínhphủ về phí BVMT đối với CTR
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủsửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Bảo vệ môi trường
Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lí
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Trang 22 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác đông môi trường, cam kết bào vệmôi trường
Thông tư 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/03/2012 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thựchiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng kí đề án bảo vệ môi trường đơngiản
Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011của Bộ Tài Nguyên vàMôi Trường quy định về Quản lí chất thải nguy hại
Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ TN & MT quyđịnh chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 củaChính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác đông môitrường, cam kết bào vệ môi trường
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường về việc ban hành Danh muc chất thải nguy hại
Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việcban hành quy chế quản lý chất thải y tế
Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của Ủy ban nhân dânthành phố về thu phí vệ sinh và phí BVMTđối với CTR thông thường trên địa bànthành phố Hồ Chí Minh
Công văn số 7345/LCQ-TNMT-TC-CT liên cơ quan Sở Tài nguyên vàMôi trường - Sở Tài chính - Cục Thuế TP về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định
số 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về thu phí
vệ sinh và phí BVMTđối với CTR thông thường
1.3.2.2 Ban hành quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho hoạt động quản lý chất thải rắn
- Quy chuẩn số QCVN 05: 2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chấtlượng không khí xung quanh của Bộ Tài nguyên & Môi trường năm 2013
Trang 23- Quy chuẩn số QCVN 06:2009/BTNMT của Bộ Tài nguyên & Môi trườngnăm 2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xungquanh.
- Quy chuẩn số QCVN 26:2010/BTNMT của Bộ Tài nguyên & Môi trườngnăm 2010 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- Quy chuẩn số QCVN 08:2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên & Môi trườngnăm 2008 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- Quy chuẩn số QCVN 09:2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên & Môi trườngQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
- Tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ- BYT của Bộ y tế năm 2002 quy định Tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn lao động
1.3.2.3 Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch quản lý chất thải rắn
Trong những năm qua, với mức độ khác nhau, các đô thị, các doanh nghiệpsản xuất kinh doanh đã có đầu tư cho công tác quản lý CTR Một số đô thị đã cónhững dự án lớn sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn ngân sách để thực hiện các
dự án phân loại rác tại nguồn, thu gom và xử lý CTR
Nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở xử lý CTR và các công trình phụ trợđược hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn tài trợcủa nước ngoài, vốn vay dài hạn và các nguồn vốn hơp pháp khác
Nhà nước cũng ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm khuyến khíchmọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng cơ sở xử lýCTR, các công trình phụ trợ thông qua chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư như: miễntiền sử dụng đất, hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, được hưởng chính sáchmiễn thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho các dự ánđầu tư cơ sở xử lý CTR, hỗ trợ nghiên cứu và phát triể công nghệ tái chế, tái sửdụng và xử lý CTR trên cơ sở nguồn lực trong nước,…
Ngoài ra, nguồn huy động vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam cũngđược kể đến như một nguồn đầu tư quan trọng hỗ trợ cho các dự án về xử lý chất
Trang 24thải Tính đến tháng 11/2011, Quỹ BVMT Việt Nam đã cho tổng số 136 dự án vềmôi trường vay vốn ưu đãi Trong đó có 15 dự án liên quan đến lĩnh vực xử lý chấtthải công nghiệp của KCN, các cơ sở sản xuất ngoài KCN, xử lý chất thải sinh hoạt
và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường với tổng vốn cho vay lên tới gần
240 tỷ đồng Ngoài ra, Quỹ còn tiến hành cho vay đối với 9 dự án về xã hội hóa thugom rác thải với số vốn vay khoảng gần 21 tỷ đồng Có thể thấy rằng, Quỹ BVMTViệt Nam đã hỗ trợ khá hiệu quả, góp phần tăng cường cho công tác quản lý CTR.Tuy nhiên, nguồn vốn từ Quỹ BVMT hiện nay còn gặp một số khó khăn trong việchuy động các nguồn vốn bổ sung hàng năm Mặc dù, theo quy định về việc bổ sungvốn cho vay hàng năm từ các nguồn như: phí BVMT đối với nước thải, CTR, khaithác khoáng sản; các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường, tiền phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực BVMT tuy nhiên, trong thực tế nhiều năm qua, hoàntoàn không có kinh phí bổ sung từ các nguồn trên Một trong những khó khăn nữađối với việc hỗ trợ các doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ BVMT đó
là điều kiện đảm bảo vốn vay Nguyên nhân chính là do phần lớn các doanh nghiệpkinh doanh trong lĩnh vực xử lý chất thải thường có mức lãi thấp, năng lực tài chínhkhông cao hoặc là doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập nên thường khó đáp ứngđược yêu cầu thiết yếu đặt ra ở trên
Mặc dù nguồn tài chính đầu tư cho quản lý CTR khá đa dạng, tuy nhiên vẫncòn thiếu hụt nghiêm trọng và chưa cân đối giữa các lĩnh vực Cơ cấu phân bổ ngânsách đang dành hơn 90% cho hoạt động thu gom và vận chuyển chất thải Do vậy,chi phí dành cho xử lý, tiêu huỷ chất thải hiện nay là rất thấp Mặc dù được xem làmột trong những biện pháp giảm thiểu chôn lấp CTR, nhưng hầu hết các nhà máy ủrác (một loại hình hoạt động phổ biến ở Việt Nam) đang gặp khó khăn trong hoạtđộng Theo báo cáo, trợ cấp từ chính quyền địa phương để vận hành các nhà máy ủrác thấp hơn khoản trợ cấp dành cho chôn lấp Nhằm đáp ứng yêu cầu của Chiếnlược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR, để giảm thiểu lượng chất thải chôn lấp, cácbiện pháp tài chính hỗ trợ việc vận hành nhà máy ủ rác là rất cần thiết
Trang 251.3.2.4 Quản lý quá trình đầu tư cho thu gom, vận chuyển, xây dựng công trình xử
lý chất thải rắn
Thu gom chất thải rắn là dồn chất thải rắn từ các nguồn phát sinh khác nhau
để đổ vào thùng trước khi đưa lên xe chuyển đến các nơi xử lý chất thải rắn Côngđoạn chuyển đến chất thải rắn đi đổ ở các bãi của những xe thu gom cũng được xem
là một phần của quá trình thu gom chất thải rắn
Chi phí thu gom chất thải rắn được tính như sau = Chi phí mua sắm phươngtiện + chi phí xăng dầu + chi phí bảo trì phương tiện + chi phí nhân công
Việc tổ chức quản lý thu gom, tiêu huỷ chất thải rắn ở nước ta thường phụthuộc vào những yếu tố sau đây:
- Hình thức và tổ chức thu gom chất thải rắn
- Chất lượng hạ tầng cơ sở
- Xử lý các loại chất thải nguy hại (y tế, công nghiệp)
- Chủng loại xe thô sơ và xe ô tô vận chuyển chất thải rắn
- Kích thước của xe vận chuyển chất thải rắn
- Số lượng công nhân trong một tổ công tác, chính sách lao động tiền lương,
an toàn cho công nhân…
Hiện nay ở nước ta hầu hết các đô thị đều chưa có hệ thống thu gom hoànthiện, vì vậy hiệu quả thu gom thấp Ở các đô thị lớn, chất thải ở đường phố đượccông ty môi trường đô thị, dịch vụ công cộng hay công ty vệ sinh thu gom vậnchuyển tới các bãi đổ chất thải rắn hoặc các xí nghiệp chế biến chất thải rắn
Biện pháp xử lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam hiện nay chủ yếu chôn lấp.Hiện tại một số bãi chôn lấp rác được xây dựng theo tiêu chuẩn bãi chôn lấp hợp vệsinh
Phần lớn những bãi rác cũ trước đây là những bãi rác lộ thiên, không cónhững biện pháp xử lý môi trường Mặt khác do quá trình đô thị hoá, một số bãi ráchiện nay nằm gần khu dân cư do vậy không đảm bảo yêu cầu về bảo vệ sức khoẻcộng đồng
Trang 26Việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển CTR sinh hoạt do các công ty dịch vụ, hợptác xã dịch vụ và hộ gia đình (sau đây gọi tắt là chủ thu gom, vận chuyển chất thảirắn) thông qua hợp đồng thực hiện dịch vụ Chất thải rắn thông thường tại các đô thịphải được thu gom theo tuyến và theo các phương thức phù hợp với quy hoạch quản
lý chất thải rắn đã được phê duyệt Trên các trục phố chính, các khu thương mại, cáccông viên, quảng trường, các điểm tập trung dân cư, các đầu mối giao thông và cáckhu vực công cộng khác phải bố trí các phương tiện lưu giữ chất thải rắn Dung tíchcác thùng lưu giữ chất thải bên trong công trình phải được bảo đảm kích cỡ phù hợpvới thời gian lưu giữ Các thùng lưu giữ tại các khu vực công cộng phải phù hợp vớitiêu chuẩn kỹ thuật và bảo đảm tính mỹ quan Thời gian lưu giữ chất thải rắn sinhhoạt không được quá 2 ngày Các phương tiện vận chuyển chất thải rắn phải làphương tiện chuyên dụng, bảo đảm các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn,
đã được kiểm định và được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành Trong quátrình vận chuyển chất thải rắn, không được làm rò rỉ, rơi vãi chất thải, gây phát tánbụi, mùi
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tổ chức hoạt động quản
lý chất thải rắn trên địa bàn địa phương; công bố, công khai quy hoạch quản lý chấtthải rắn; tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thugom, vận chuyển chất thải rắn Ủy ban nhân dân cấp phường, xã, các tổ chức đoànthể, cộng đồng dân cư có trách nhiệm giám sát quá trình thu gom, vận chuyển chấtthải rắn trên địa bàn của mình Trong trường hợp phát hiện những vi phạm pháp luật
về quản lý chất thải rắn, cần thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của địa phương
để xử lý theo quy định của pháp luật
Nội dung giám sát chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn gồm:
Quy trình thu gom, vận chuyển đã được thông báo: cung cấp túi đựng chấtthải; thời gian, địa điểm và tuyến thu gom; địa điểm vận chuyển đến;
Các yêu cầu bảo đảm vệ sinh môi trường trong quá trình thu gom, vậnchuyển chất thải rắn;
Yêu cầu về phương tiện, trang bị bảo hộ cho người lao động;
Trang 27 Thu phí vệ sinh theo quy định.
1.3.2.5 Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt độngquản lý chất thải rắn
Hằng năm theo chức năng nhiệm vụ, từ cấp trung ương đến địa phương, tổchức các đoàn thanh tra, kiểm tra tình hình tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường nóichung và công tác quản lý CTR nói riêng Tuy nhiên do lực lượng cán bộ thanh tra,giám sát môi trường từ cấp Bộ đến các địa phương còn rất mỏng, không đủ người,không đủ thiết bị cần thiết nên công tác này gặp không ít khó khăn khi giải quyếtcác vấn đề thực tế Đây cũng là một thách thức đối với công tác quản lý CTR
Công tác thanh tra, giám sát tập trung vào các vấn đề môi trường bức xúc, xử
lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số64/2003/QĐ-TTg, công tác BVMT của các doanh nghiệp trong các khu kinh tế,KCN và làng nghề, vấn đề nhập khẩu phế liệu trái phép với quy định theo quyếtđịnh số 03/2004/QĐ-BTNMT
Ở cấp địa phương, công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm cũng đượccủng cố và tăng cường qua các năm Việc xử lý những vi phạm hành chính đối vớinhững vi phạm quy định trong quản lý CTR ở nhiều địa phương cũng đã gióng lênhồi chuông cảnh báo về công tác quản lý CTR ở nhiều cơ sở sản xuất, đặc biệt là đốivới chất thải rắn nguy hại
Việc thanh tra, kiểm tra quản lý CTR trên địa bàn tỉnh, thành phố thườngđược giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND, ban quản lý các khu côngnghiệp,…Trong những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các đơn vị viphạm về quản lý CTR còn hạn chế Do chế tài xử phạm chưa nghiêm khiến nhiềudoanh nghiệp biết sai nhưng vấn cố ý làm, công tác xử lý còn nhiều bất cập
1.3.3 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt
Đánh giá công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bànquận sẽ dựa trên các nội dung quản lý chất thải rắn sinh hoạt được nêu tại mục 1.3.2
ở trên, bao gồm: ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về hoạt động quản lýchất thải rắn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn và
Trang 28hướng dẫn thực hiện các văn bản này; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luậttrong quá trình hoạt động quản lý chất thải rắn; Quản lý quá trình đầu tư cho thugom, vận chuyển, xây dựng công trình xử lý chất thải rắn Các chỉ tiêu đánh giácông tác quản lý nhà nước về chất thải rắn bao gồm:
Số lượng, chất lượng, mức độ kịp thời của các văn bản đã ban hành
- Số lượng các văn bản liên quan đến công tác quản lý CTR do quận banhành;
- Chất lượng của các băn bản liên quan đến công tác quản lý CTR do quậnban hành;
- Tính kịp thời của các văn bản liên quan đến công tác quản lý CTR do quậnban hành
Số lượng, chất lượng các lớp tập huấn, hướng dẫn thực hiện các văn bản đãban hành; các lớp, các đợt tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chấtthải rắn
- Số lớp tập huấn, hướng dẫn thực hiện các văn bản đã ban hành;
- Số lớp, đặt tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý CTR đượcthực hiện qua các năm;
- Nội dung các lớp tập huấn, phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật;
- Đối tượng, số người tham dự, kinh phí đối với từng lớp tập huấn, các đợttuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý CTR
Các chỉ tiêu đánh giá trên được tiến hành phân tích thông qua việc so sánhgiữa các năm và giữa kế hoạch với thực hiện để thấy được xu thế, chiều hướng pháttriển, kết quả triển khai thực tế
Số quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho hoạt động quản lý chất thảirắn đã ban hành, sửa đổi
- Số lượng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về quản lý CTR được ban hành qua cácnăm
- Mức độ kịp thời, chất lượng của các quy chuẩn, tiêu chuẩn này
Trang 29Chất lượng công tác việc lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạchquản lý chất thải rắn.
- Số lượng, chất lượng các dự án được lập, thẩm định và phê duyệt qua cácnăm
- Công tác quy hoạch và ban hành quy hoạch về quản lý CTR
- Số lần sửa chữa điều chỉnh trước phê duyệt và số lần sửa chữa điều chỉnhsau phê duyệt, trong thi công
Chất lượng công tác Quản lý quá trình đầu tư cho thu gom, vận chuyển, xâydựng công trình xử lý chất thải rắn Đó là số lượng, là tiến độ, chất lượng, thời gianđầu tư các công trình:
- Các công trình thu gom, tập kết
- Phương tiện vận chuyển rác
- Công trình xử lý rác
Chất lượng công tác thu gom, tập kết, vận chuyển, xử lý chất thải rắn
- Tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn quận Gò Vấp
- Tổng lượng rác được thu gom, vận chuyển, tỷ lệ thu gom
- Số lượng người lao động tham gia công tác thu gom, vận chuyển
- Số lượng các trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển
- Sự hài lòng của người dân về kết quả thu gom, vận chuyển rác thải
CHƯƠNG 9: Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh về điều kiện kinh tế xã hội, CTR sinh
hoạt trên địa bàn nghiên cứu
- Tổng diện tích đất đai, tổng số dân và mật độ dân số trên địa bàn nghiêncứu
- Số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nghiên cứu
- Số trường học (trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ), sốbệnh viện, phòng khám đa khoa, số khu công nghiệp
- Khối lượng và thành phần CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn nghiên cứu
- Chi phí hiện tại cho hệ thống quản lý thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt
- Doanh thu từ việc thu phí và sự hỗ trợ của chính phủ
Trang 30CHƯƠNG 10: Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh công nghệ và kết quả xử lý CTR sinhhoạt
- Công nghệ xử lý CTR sinh hoạt hiện đang sử dụng trên địa bàn nghiên cứu
- Tổng lượng CTR sinh hoạt đã được xử lý với công nghệ phù hợp, tỷ lệ % sovới lượng CTR phát sinh
- Số lượng người lao động tham gia công tác xử lý CTR sinh hoạt
- Tình hình xây dựng, trang thiết bị, điều kiện hoạt động tại các khu vực xử lýCTR sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu
- Đánh giá chất lượng các khu vực xử lý CTR trên địa bàn nghiên cứu,
10.1 Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số địa phương trong nước
10.1.1 Kinh nghiệm quản lý CTR sinh hoạt tại thủ đô Hà Nội
Sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế của thủ đô trong tương lai được dự báo là
sẽ kéo theo nhiều hệ lụy từ phát sinh CTR sinh hoạt gây ảnh hưởng đến môi trường.Chính vì vậy Hà Nội đã có những giải pháp hết sức quyết liệt nhằm tháo gỡ vấn đềnày Hà Nội đã xây dựng đề án thu gom và xử lý chất thải theo khu vực Đây đượcxem là lời giải cho bài toán chất thải của thủ đô trong thời gian không xa
Theo số liệu từ Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội cho thấy hiện mỗi ngày HàNội phát sinh 5.370 tấn CTR sinh hoạt, trong đó ở khu vực các quận, thị xã là 3.200tấn, còn lại là trên địa bàn các huyện, với trên 2.000 tấn mỗi ngày Tuy nhiên, nănglực thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt đến các khu xử lý tập trung chỉ là 3.875 tấn,đạt tỷ lệ 72% Hà Nội hiện có 7 khu xử lý CTR sinh hoạt, trong đó có 4 bãi chôn lấp
là Nam Sơn, Kiêu Kỵ, Xuân Sơn, Núi Thoong và có 3 nhà máy xử lý CTR sinh hoạt
ở Kiêu Kỵ, Cầu Diễn, Sơn Tây Trong số 3.875 tấn CTR được xử lý mỗi ngày thìkhối lượng rác được giải quyết bằng phương pháp chôn lấp là 3.670 tấn/ngày (xấp
Trang 31trung bình đạt khoảng 60 - 70% Ở các huyện này, 36% số xã có tổ chức thu gom,vận chuyển CTR sinh hoạt đến các khu xử lý rác thải tập trung, 64% số xã còn lạituy có thu gom nhưng không được vận chuyển đi mà tập trung tại các khu đất trống
Để giải quyết những khó khăn trên, mới đây, Viện Quy hoạch Xây dựng HàNội vừa lập và trình thẩm định Đồ án Quy hoạch xử lý CTR Thủ đô Hà Nội đếnnăm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 Đây là Đồ án cuối cùng trong số các đồ án quyhoạch chuyên ngành của Hà Nội sau khi Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô
Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt.Đồ án đưa ra những dự báo có tính toán về khả năng phát sinh của 6 loại CTRtrên địa bàn Thủ đô từ nay đến năm 2050 cũng như quy hoạch mạng lưới nhữngđiểm trung chuyển CTR và các giải pháp công nghệ xử lý CTR
Mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu 99% lượng CTR trên địa bàn Thủ đô sẽđược thu gom và xử lý hợp lý Đến năm 2050, tỷ lệ này đạt mức 100% Việc tổ chứcthu thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn Hà Nội sẽ theo 3 vùng: Vùng I
là khu vực nội đô, khu vực vành đai 2 đến sông Nhuệ, các khu vực đô thị phía Bắcsông Hồng Vùng II là khu vực phía Nam TP (gồm các quận, huyện Thanh Trì, HàĐông, Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức) Vùng III là khu vực phía Tâythành phố (gồm các huyện, thị xã Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Ba
Vì, Chương Mỹ, Sơn Tây)
10.1.2 Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn tại thị trấn Đông Hưng tỉnh Thái Bình
Hiện nay, công tác quản lý chất thải rắn đã được các cấp, các ngành của thịtrấn quan tâm chú trọng Đã từng bước quản lý được CTR sinh hoạt trên địa bàn thịtrấn: Nắm được nguồn gốc phát sinh CTR sinh hoạt, khối lượng, thành phần chất
Trang 32thải trước mắt và lập kế hoạch quản lý CTR sinh hoạt Vì vậy trong những năm vừaqua có nhiều chuyển biến tích cực và bước đầu thu được thành công đáng kể Tỷ lệthu gom đã đạt khoảng 75% lượng phát sinh.
Tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế và tái sử dụng như giấy vụn, kimloại, nhựa, thủy tinh được công nhân môi trường trong quá trình thu gom rác lựachọn để thu hồi Khi rác về đến bãi rác, rác thải được những người nhặt rác lựa chọn
để tái thu hồi một lần nữa tỷ lệ thu hồi các chất từ nguồn phát sinh đến bãi ráctương đối cao, tuy nhiên hoạt động thu gom các chất có thể tái sử dụng hoàn toàn tựphát và không có tổ chức quản lý
Công tác quản lý rác thải trên địa bàn đã thu hút được sự tham gia nhiệt tìnhcủa tổ dân phố, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,… Sự tham gia của các cơ quan tổchức, các cấp đơn vị đã giúp cho tình hình quản lý rác thải sinh hoạt ngày càng đượcnâng cao Các hình thức tuyên truyền về bảo vệ môi trường mà người dân trongthành phố đã dần được tiếp cận như: qua sách vở, qua các phương tiện thông tin đạichúng như báo đài, panô, áp phích và đặc biệt là qua cac cuộc họp tổ dân phố
Tuy đạt được những thành quả tích cực nhưng quản lý chất thải rắn sinh hoạttrên địa bàn huyện vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế Công tác thu gom chưa được tổchức tốt, chưa thu gom hết lượng CTR sinh hoạt phát sinh, thiết bị thu gom cũ kỹ,công tác xử lý còn thô sơ Việc phân loại rác tại nguồn còn chưa được tiến hành cóhiệu quả, Chưa có sự phân loại trong xử lý CTR sinh hoạt, CTR phát sinh trong cácnhà máy, xí nghiệp vẫn được xử lý chung cùng với CTR trong sinh hoạt Các khutập kết rác tạm thời và các khu xử lý chưa được quy hoạch và đầu tư đồng bộ dẫnđến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Nhận thức của người dân về vấn
đề CTR sinh hoạt còn nhiều hạn chế, còn thiếu ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệsinh chung nơi công cộng, hiện trạng thải bỏ rác bừa bãi trên các đường phố, cáckhu công cộng còn nhiều, đó là do công tác tuyên truyền, giáo dục chưa được chútrọng đúng mức, chưa có các hình thức tổ chức phù hợp nhằm lôi kéo sự tham giacủa cộng đồng Vấn đề chất thải rắn chưa được sự quan tâm đúng mức từ các cấp,các ngành, kinh phí còn quá hạn hẹp
Trang 3310.1.3 Tình trạng chung về QLCTR tại Việt Nam
Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và quy định trong lĩnh vựcQLCTR và CTNH; thể chế, chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luậttrong QLCTR ở nước ta đã có những bước tiến vượt bậc, nhưng hệ thống chính sách
về QLCTR chưa đầy đủ, đồng bộ hoặc còn chồng chéo, chưa có một quy định thốngnhất toàn diện cho công tác quy hoạch QLCTR quốc gia, thiếu chính sách, thể chếđối với quy hoạch và đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý CTR các cấp từ trung ươngđến địa phương;
Trách nhiệm QLCTR chồng chéo giữa các Bộ ngành Xây dựng (QLCTR đôthị), TN&MT (quản lý CTNH), Y tế (QLCTR y tế), Công thương (QLCTR côngnghiệp không nguy hại) dẫn đến những chồng chéo trong việc triển khai cácchương trình quản lý CTR ở cấp trung ương đến cấp địa phương đặc biệt là trongquản lý CTR sinh hoạt Ở các địa phương không thống nhất đầu mối QLCTR màtùy theo quy định của từng địa phương làm cho công tác QLCTR ở cấp Trung ươngcũng như tại nhiều địa phương phân tán và đạt hiệu quả thấp Hiện tại, CTR sinhhoạt nông thôn đặc biệt là chất thải ở các làng nghề, vẫn chưa xác định quyền quản
lý giữa 3 Bộ: Xây dựng, NN&PTNT và TN&MT;
Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt còn thấp (đạt 60-80% ở đô thị và 30-40% ở khuvực nông thôn), không đồng đều giữa các vùng (tỷ lệ thu gom ở trung tâm đô thị đạtgần 100% nhưng khu vực ngoại thành chỉ đạt khoảng 50%); việc đầu tư xây dựngcác trạm trung chuyển và trang thiết bị, công nghệ xử lý CTR sinh hoạt chưa đượcquan tâm đầu tư, nhân lực tập trung cho công tác này còn thiếu và yếu;
Việc triển khai các chương trình/dự án 3R (Reduce, Re-use, Recycle) hay 3T(Tiết kiệm, tái sử dụng, tái chế) mới chỉ dừng ở những mô hình trình diễn, thí điểmtai Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh và Tp Đà Năng, kết quả chưa hiệu quả do kế hoạchchưa hợp lý, phân bổ thời gian và kinh phí không hiệu quả, nhiều hạng mục khôngphù hợp với điều kiện thực tế cũng như nếp sống;
Công tác xã hội hóa, tư nhân hóa và huy động cộng đồng tham gia QLCTRsinh hoạt còn yếu kém; chưa có thể chế, chính sách để tư nhân hoá và xã hội hóa
Trang 34công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt Nhận thức và nănglực của cộng đồng chưa đảm bảo đề thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình trongcông tác QLMT nói chung và QLCTR sinh hoạt nói riêng, đặc biệt là ở các khu vựctập trung đông dân nghèo;
Tóm lại, công tác QLCTR sinh hoạt đang đứng trước những thách thức lớn vềviệc tiêu huỷ lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều trong giai đoạn đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Để vượt qua nhiều hạn chế về tài chính, tổchức, kỹ thuật đòi hỏi các địa phương, các đơn vị khoa học công nghệ về môitrường phải nghiên cứu và thực hành các luận cứ có tính khoa học và thực tiễn mới
có thể xác lập được vị trí và công nghệ các khu xử lý CTR sinh hoạt đảm bảo antoàn về môi trường và được sự chấp nhận của địa phương
10.1.4 Những kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh
Để công tác QLCTR sinh hoạt trên địa bàn quận Gò Vấp thành phố Hồ ChíMinh đạt được hiệu quả phải tiến hành động bộ nhiều giải pháp, trong đó đặc biệtchú tọng đến thực hiện chương trình 3R hay 3T, xã hội hóa công tác QLCTR sinhhoạt, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng các nhà máy xử lý CTRsinh hoạt và đổi mới công nghệ xử lý Để làm tốt điều này, cần phải xây dựng các
cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, nghiên cứu khoa học - công nghệ và đặcbiệt là tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn đầu tư cho các dự án xử lý CTR sinhhoạt, nâng cao nhận thức cho toàn dân Về mặt pháp lý cần nhanh chóng hoàn thiệncác văn bản pháp luật liên quan
Về mặt pháp lý, cần nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan,phân công đủ, đúng, rõ trách nhiệm cho các bộ phận quản lý, tránh sự chồng chéo,dấn đến hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm khi sự việc phát sinh Song song với việcban hành văn bản pháp luật thì khâu giám sát thực thi trách nhiệm và hình thức xửphạt cần thực hiện nghiêm túc hơn
Đẩy mạnh xã hội hóa và huy động cộng đồng tham gia thu gom, vận chuyển
và xử lý CTR sinh hoạt Có cơ chế khuyến khích đối với hoạt động giảm thiểu và tái
Trang 35chế chất thải, hỗ trợ cho khu vực tư nhân trong các dịch vụ quản lý chất thải baogồm mở rộng các chương trình cho vay tín dụng nhỏ, phát triển thị trường cho cácsản phẩm tái chế, phối hợp hoạt động giữa khu vực tư nhân và khu vực Nhà nước,
hỗ trợ hợp tác trong quản lý chất thải và tư vấn các hoạt động quản lý chất thải hợp
lý
Quy hoạch và lựa chọn các công nghệ xử lý CTR sinh hoạt phù hợp, rà soátviệc thực hiện nội dung quy hoạch xử lý CTR sinh hoạt trong quy hoạch đô thị vàcác điểm dân cư nông thôn Xây dựng và thực hiện quy hoạch xây dựng khu xử lýCTR sinh hoạt tới tận các làng xã nông thôn và có biện pháp huy động vốn nhằmgiải quyết vấn đề này Áp dụng các công nghệ xử lý CTR sinh hoạt tiên tiến, an toàn
và phù hợp với điều kiện của từng địa phương, hạn chế chôn lấp
Cần đẩy mạnh và đa dạng hóa nguồn đầu tư cho quản lý, xử lý CTR sinhhoạt; tăng cường vận động tài trợ quốc tế; duy trì tính bền vững của các nguồn đầu
tư để đảm bảo việc vận hành và quy trình các hệ thông thu gom và xử lý CTR sinhhoạt được xây dựng Cần huy động các nguồn tài chính để hỗ trợ cho việc phát triểncác công nghệ xử lý, tái chế CTR sinh hoạt phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội,khí hậu và tình trạng CTR sinh hoạt của quận Gò Vấp, thành phố và cả nước
Nâng cao nhận thức cộng đồng khuyến khích hoạt động phân loại rác thải tạinguồn Ban hành và thực hiện các cơ chế hỗ trợ để người dân có cơ hội tham gia môhình quản lý chất thải dựa vào cộng đồng: đảm nhận trách nhiệm phân loại, thu gom và
xử lý CTR sinh hoạt Tổ chức thí điểm các chương trình, dự án phân loại CTR sinh hoạttại nguồn trong cộng đồng dân cư, từ đó rút ra bài học để nhân rộng
Trang 36CHƯƠNG 11: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TẠI QUẬN GÒ VẤP ĐẾN NĂM 2015 11.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Gò Vấp ảnh hưởng đến quản
lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt
Gò Vấp là một quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm vào khoảng
106o48’15’’ kinh độ Đông và 10o5’29’’ vĩ độ Bắc Phía Bắc giáp quận 12, phía Tâygiáp quận 12 và quận Tân Bình Phía Nam giáp quận Bình Thạnh và quận PhúNhuận, phía Đông giáp quận 12 và quận Bình Thạnh Cách trung tâm thành phố 7km
Về hành chính, hiện nay quận có 16 phường, bao gồm các phường: 1, 3, 4, 5,
6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17 Theo số liệu tính đến ngày 01/01/2011,
Gò Vấp có 138.331 hộ với số dân 555.577 người, bình quân mỗi phường có 8.645
hộ, 34.723 nhân khẩu
11.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Diện tích tự nhiên của quận là 19,74 km2 trải dài theo hướng Đông – Tây, dàinhất là 7,5 km và theo hướng Bắc – Nam, rộng nhất là 5,9 km Quận Gò Vấp cósông Bến Cát chảy ra sông Sài Gòn với chiều dài 12 km, mặt sông rộng (trung bình
là 60m), nhất là đoạn từ cầu Bến Phân ra sông Sài Gòn Đây là điều kiện thuận lợicho việc phát triển giao thông đường thủy, xây dựng công viên cây xanh và khaithác cảnh quan ven sông phục vụ nghỉ ngơi, giải trí
Địa hình gò vấp tương đối bằng phẳng với độ dốc dưới 1% Nơi cao nhất làkhu vực ven sân bay Tân Sơn Nhất và thấp nhất là khu vực ven sông Bến Cát
Đặc trưng thổ nhưỡng của quận chủ yếu là đất xám trên nền phù sa cổ đượcchia thành 2 vùng là: vùng cao và vùng trũng Vùng cao chiếm phần lớn diện tíchcủa quận, phù hợp với việc xây dựng nhà máy sản xuất công nghiệp; vùng trũngnằm dọc theo sông Bến Cát thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng thường bịngập bởi triều cường
Trang 37Gò vấp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bìnhnăm là 280C Lượng mưa trung bình là 1779,4 mm tập trung từ tháng 4 đến tháng
11, độ ẩm trung bình là 74%, số giờ nắng trung bình là 2245,9 giờ Khí hậu ở GòVấp thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng
Hình 2.1 Bản đồ hành chính quận Gò Vấp
Trang 382.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Từ sau ngày giải phóng đến nay, cùng với sự phát triển chung của thành phố,
Gò Vấp từ một quận vùng ven trở thành một trong những địa phương có tốc độ tăngtrưởng kinh tế và đô thị hoá nhanh nhất thành phố
Nông nghiệp
Từ giữa thập niên 90, đặc biệt là năm 1996 trở đi, tốc độ chuyển dịch cơ cấucây trồng ở quận Gò Vấp diễn ra khá nhanh và mạnh, nhất là chuyển diện tích trồnglúa không hiệu quả trên vùng bưng nhiều phèn sang thâm canh các loại rau, đậu, củ,đặc biệt là hoa tươi Sản phẩm nông nghiệp đặc thù của Gò vấp là hoa tươi Hoa GòVấp đã nổi tiếng, tuy nhiên nay không còn nhiều loài hoa và cây kiểng có chấtlượng cao
Do tốc độ đô thị hóa nhanh cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địabàn nên giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng suy giảm Diện tích đất nông nghiệp
ở Gò Vấp hiện nay còn lại rất ít nhưng do được sử dụng có hiệu quả nên không một
hộ dân nông nghiệp nào còn trong diện đói nghèo
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Sau giải phóng và nhất là trong giai đoạn đổi mới và hội nhập, những ngànhtiểu thủ công nghiệp truyền thống của Gò Vấp lụi tàn dần bởi vì thiết bị và côngnghệ quá lạc hậu, nhiều làng dệt – nhuộm dần mai một do sản phẩm không thể cạnhtranh với thị trường
Trong lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, một loạt ngành sản xuấtmới hoặc trước đây chưa phát triển, nay từng bước vương lên thay thế những ngànhtruyền thống: Sản xuất dụng cụ y tế, sản xuất giấy và sản phẩm giấy, sản xuất cơkhí, điện – điện tử (sản xuất thiết bị, máy móc và dụng cụ điện, lắp ráp máy thuhình, máy thu thanh, thiết bị truyền thông), sản xuất phụ tùng và sửa chữa phươngtiện giao thông, sản xuất đồ nhựa – cao su; sản xuất đồ gỗ, giày da, may mặc và chếbiến lương thực – thực phẩm
Bảng 2.1 Cơ sở và lao động SXCN trên địa bàn quận Gò Vấp từ 2010 – 2014
Trang 39(Nguồn: Niên giám thống kê quận Gò Vấp năm 2014 )
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài – chủ yếu là 2 công ty liên doanh sản xuất
ô tô Mercedes – Benz của Đức và Isuzu của Nhật Bản tăng trưởng từng năm và làdoanh nghiệp nước ngoài làm ăn có lãi ở Việt Nam
Gò Vấp còn đất đai đủ khả năng thành lập những cụm công nghiệp, làng côngnghiệp – như đã khẳng định trong “ Quy hoạch phát triển đến năm 2020 ” của quận,
đó là 3 cụm công nghiệp tại phường 12, phường 5 và phường 11 (sản xuất đồ gỗ,nhất là gỗ mĩ nghệ) Cụm công nghiệp phường 12 đã xây dựng cơ sở hạ tầng (40,31ha) hiện có 71 cơ sở sản xuất thuộc nhiều thành phần kinh tế hoạt động, phần lớn là
cơ sở sản xuất nhỏ Quận cũng đồng thời quy hoạch vùng sản xuất mới để di dời cơ
sở sản xuất xen kẽ trong các khu dân cư
Thương mại – dịch vụ
Trang 40Thương mại và dịch vụ không phải là thế mạnh của một quận vùng ven như GòVấp, nhưng sau khi đất nước mở cửa, đã nhanh chóng vượt qua hơn một thập niên trì trệ
và có bước phát triển bền vững, năm sau khá hơn năm trước, bình quân tăng 16% /năm.Bảng 2.2 Số lượng cơ sở kinh doanh và lao động thương mại, dịch vụ khu vực ngoài
nhà nước trên địa bàn quận Gò Vấp giai đoạn 2010 – 2014
(Nguồn: Niên giám thống kê quận Gò Vấp năm 2014 )
Các hộ kinh doanh thương mại ở Gò Vấp còn tập trung trên những tuyến đườnglớn, đông khách qua lại, vì vậy hiệu quả kinh doanh khá cao; nhiều đường đã trở thành
“phố chuyên doanh”, như đường Quang Trung kinh doanh hàng kim khí - điện máy;đường Nguyễn Kiệm, Nguyễn Văn Nghi, Nguyễn Oanh chuyên kinh doanh công nghệphẩm, hàng trang trí nội thất và vật liệu xây dựng; đường Phạm Văn Chiêu, Lê Đức Thọ,
Lê Văn Thọ kinh doanh tổng hợp và hàng may mặc Các dịch vụ ở Gò Vấp chủ yếu là
ẩm thực, khách sạn – nhà hàng có doanh số không đáng kể trong cơ cấu của ngànhthương mại - dịch vụ
Xã hội
Gò Vấp đã là một trong hai quận đầu tiên của thành phố đạt tiêu chuẩn phổcập bậc trung học phổ thông Trình độ học vấn của công dân quận Gò Vấp cao nhấtthành phố (cùng một quận nội thành khác), tỷ lệ cư dân biết đọc, biết viết của GòVấp là 98,05%, cao thứ nhì ở thành phố Hồ Chí Minh Kỳ thi học sinh giỏi cấp