1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tieu luan mon co so ly luạn bao chi

29 240 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 124,5 KB

Nội dung

I. MỞ ĐẦU Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, sự ổn định chính trị – xã hội và tích cực sáng tạo của các tầng lớp nhân dân lao động có tầm đặc biệt quan trọng. Các phương tiện truyền thông đại chúng giữ vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay. Chúng đảm bảo thông tin cho nhân dân tất cả các vấn đề, sự kiện của đời sống trong xã hội và thế giới xung quanh với một phạm vi rộng lớn, tham gia vào việc hình thành dư luận xã hội đúng đắn, xây dựng thế giới quan khoa học và thái độ sống tích cực, có trách nhiệm của con người Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên việc bảo đảm thông tin cho xã hội phải dựa trên những nguyên tắc của báo chí, trong đó có nguyên tắc tính nhân đạo. Thực ra bản chất nhân đạo của báo chí cách mạng được thể hiện ngay trong nguyên tăc cao nhất của nó là nguyên tắc tính đảng. Bởi vì, khi trực tiếp tham gia vào sự nghiệp xây dựng một chế độ chủ nghĩa xã hội, triệt để giải phóng con người, xây dựng một chế độ tất cả vì con người, của đời sống xã hội. Tuy nhiên, việc làm rõ nguyên tắc nhân đạo của báo chí vẫn hết sức cần thiết cả trong tình hình hiện nay cũng như trong thực tiễn phát triển của báo chí. Trước kia, khi báo chí chưa ra đời thì giá trị nhân đạo cũng luôn sống cùng con người. Nó được thể hiện ở trong thực tiễn của cuộc sống, trong văn học dân gian với những câu ca dao, những câu hát dân ca… trong những tác phẩm văn học viết của dân tộc. Bởi tính nhân đạo trước hết là lòng yêu thương con người, tôn trọng con người nhưng lòng yêu thương con người đó phải được thực hiện có hiệu quả qua hành động cụ thể. Và báo chí ra đời cũng không nằm ngoài quy luật đấy. Hơn nữa, văn chương và báo chí có mối quan hệ mật thiết với nhau, những tác phẩm văn chương xuất hiện trên báo chí cũng không ít. Vì vậy, ngoài mục đích ra đời do nhu cầu về thông tin của con người, báo chí còn giúp giáo dục con người về nhân cáh, phẩm chất đạo đức, giúp con người hiểu nhau, gần gũi nhau hơn, và cũng là để hiểu rõ về giá trị của con người trong xã hội. Chúng ta đang sống trong thời đại có nhiều biến động, trình độ phát triển của con người ngày càng cao, họ càng can thiệp sâu vào tự nhiên và xã hội, gây mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường. Loài người đang đứng trước những hiểm hoạ tàn phá môi trường sống, huỷ hoại nhân tính con người, chà đạp các giá trị văn hoá, tinh thần của xã hội. Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo, báo chí chúng ta không thể không tha gia giữ gìn và bảo vệ môi trường. Đã từ lâu nhiều nhà báo lo lắng,q uan tâm và viết nhiều bài về chủ đề môi trường sống để cảnh tỉnh đánh thức nhân loại về những hiểm hoạ đó. Báo chí đang bước vào một cuộc chiến đấu mới, bảo vệ nền văn minh của nhân loại, xứng đáng là quân xung kích, là tiếng nói của lương tâm thời đại. Báo chí hoạt động vì tự do dân chủ và đấu trang vì sự công bằng lẽ phải của xã hội dựa trên cơ sở tinh thần nhân đạo. Tính nhân văn, nhân đạo đòi hỏi người làm báo phải am hiểu con người như một giá trị hoàn thiện và cao quí nhất. Bản chất nhân văn của báo chí cách mạng được thể hiện ngay cả ở nguyên tắc cao nhất là nguyên tắc tính đảng. Bởi vì ngay từ khi chế độ xã hội chủ nghĩa được đặt nền móng, báo chí đã đứng trên lập trường nhân đạo chủ nghĩa để thông tin, lý giải các hiện tượng, sự kiện của đời sống xã hội nhằm giải phóng con người thoát khỏi ách áp bức bóc lột, xây dựng một xã hội công bằng, bác ái vì con người và cho con người. Nguyên tắc nhân văn của báo chí được thể hiện ở chỗ báo chí nhiệt tình phản ánh và tham gia đấu tranh nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho con người về kinh tế – xã hội và văn hoá tinh thần, đấu tranh bảo vệ quyền con người, quyền dân chủ của con người, bảo vệ những giá trị nhân bản. Lý tưởng nhân văn cao cả là những giá trị vừa có tính riêng tương ứng với lập trường xã hội và quyền lợi của từng giai cấp, đặc điểm của từng chế độ xã hội vừa có tính phổ quát đối với toàn nhân loại. Qua nhấn mạnh tính chung toàn nhân loại của chủ nghĩa nhân văn không nhìn thấy bản chất giai cấp của nó, là cách nhìn phiến diện, không phù hợp với thực tế, với quy luật khách quan của xã hội loài người. Nhưng nếu không thừa nhận tính chung của tinh thần nhân văn, toàn nhân loại sẽ rơi vào cực đoan. Việc nghiên cứu cho phép đánh giá được chuẩn xác các cơ sở và tính chất của công việc thực hiện những nguyên tắc khác. Ngay cả nguyên tắc xuất phát điểm là tính đảng trong nội dung và trong những sự thể hiện của mình trong thực tiễn có thể và cần phải được kiểm nghiệm về “tính nhân văn”. Ở dưới dạng chung nhất, tính nhân văn trong tất cả mọi nhận định và đánh giá đòi hỏi phải xuất phát tự việc tuân thủ những quyền lợi không thể tước đoạt và quyền tự do của cá nhân ,từ những quyền lợi của sự phát triển con người như một cá nhân độc nhất trong viễn cảnh phát triển tiến bộ của toàn nhân loại. Cách tiếp cận nhân văn mà cơ sở của nó là quan niệm về con người như là thước đo của mọi sự vật, đòi hỏi tạo ra những điều kiện sống phù hợp với bản chất con người. Nhưng khi lý giải, cách tiếp cận nói chung đã được thừa nhận độ xuất phát từ những giá trị chung toàn nhân loại xuất hiện vô số những biến đạng của quan điểm nhân văn. Ở đây có cả nhân văn tôn giáo, kêu gọi tình yêu thương đối với những người thân từ bỏ những tội lỗi và tìm hiếm sự hoan lạc vĩnh hằng vì những điều thiện ở một thế giới khác, sự nhẫn hịn chịu đựng, sự không hoàn thiện của điều đó, và quan điểm nhân văn chủng tộc, xuất phát từ sự bất bình đẳng của con người về những tính chất gen tự nhiên và sự công nhận ưu thế của một dân tộc (sự thống trị của người “arien” “apat hai”, của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc…) và chủ nghĩa nhân văn “công nghệ” coi việc giải quyết những vấn đề của con người là nằm trong tiến bộ kĩ thuật, chứ không phải trong những biến đổi xã hội, và chủ nghĩa nhân đạo bác ái, mà cơ sở của nó là tư tưởng của sự thiết yếu phải mang tính người, biết chia sẻ với những người khổ tàn tật, ốm đau… Ở mỗi biến thái của chủ nghĩa nhân đạo (ngoài chủ nghĩa phâ biệt chủng tộc thể hiện là hệ tư tưởng phản nhân văn) còn có những nét là những tính chất bổ sung thực tiễn cho chủ nghĩa nhân văn (sự giúp đỡ thực tễ cho con người, sự trợ giúp về vật chất hay tinh thần đối với con người trong thế giới còn chưa hoàn thiện).

Ngày đăng: 12/09/2018, 13:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w