1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

29 256 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 254,5 KB

Nội dung

Ngày 31 tháng 01 đến 04 tháng 02 năm 1977, Đại hội lần thứ I họp hợp nhất 3 tổ chức Mặt trận: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam, lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trang 1

BỘ CÂU HỎI VÀ GỢI Ý ĐÁP ÁN

Phần thứ nhất CÂU HỎI KIẾN THỨC CHUNG

Câu 1: Nêu tên tổ chức Mặt trận qua các thời kỳ?

Gợi ý trả lời:

- Trước Cách mạng Tháng Tám

+ Ngày 18/11/1930 Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị về thành lập HộiPhản đế đồng minh – hình thức đầu tiên của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (1điểm)

+ Giai đoạn 1936-1939 có Mặt trận dân chủ Đông Dương và Mặt trận dân tộc thốngnhất phản đế Đông Dương (1 điểm)

+ Ngày 19/5/1941 Mặt trận Việt Minh được thành lập (1 điểm)

- Trong kháng chiến chống Pháp

+ Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt) ra đời ngày 29/5/1946

+ Mặt trận Liên Việt (hợp nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt) vào ngày3/3/1951 (1 điểm)

- Sau ngày đất nước thống nhất:

Ngày 31 tháng 01 đến 04 tháng 02 năm 1977, Đại hội lần thứ I họp hợp nhất 3 tổchức Mặt trận: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ViệtNam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam, lấy tên là Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam (2 điểm)

Câu 2: Nêu khái quát chung về Mặt trậnTổ quốc Việt Nam?

Gợi ý trả lời:

1 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của

tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểutrong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nướcngoài (2 điểm)

2 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kế thừa vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thốngnhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo

là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân (2 điểm)

3 Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân (2 điểm)

Trang 2

4 Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăngcường đồng thuận xã hội (2 điểm).

5 Giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đốingoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (2 điểm)

Câu 3: Nêu rõ quyền và trách nhiệm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trậnTổ quốc Việt Nam?

Gợi ý trả lời: Theo điều 3 và điều 4 Luật MTTQ Việt Nam năm 2015

Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1 Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện dân chủ, tăng cườngđồng thuận xã hội (1 điểm)

2 Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước (1 điểm)

3 Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân (1 điểm)

4 Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước (1 điểm)

5 Thực hiện giám sát và phản biện xã hội (1 điểm)

6 Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của Nhân dân để phản ánh, kiến nghị vớiĐảng và Nhà nước (1 điểm)

7 Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân (0,5 điểm)

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (5 điểm).

1 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp,pháp luật và theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1 điểm)

2 Tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theonguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa cácthành viên (1 điểm)

3 Khi phối hợp và thống nhất hành động, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc ViệtNam tuân theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời, các tổ chức thành viên củaMặt trận vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình (1,5 điểm)

4 Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là tổ chức thành viên, vừa lãnh đạo Mặt trận Tổquốc Việt Nam (1,5 điểm)

Câu 4: Ông (bà) hãy cho biết Mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Đảng Cộng sản Việt Nam?

Gợi ý trả lời: Theo khoản 4 điều 4 Luật MTTQ Việt Nam năm 2015

Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo Mặt trận (2đ)

Với vai trò lãnh đạo: (4 điểm).

- Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo đối với Mặt trận bằng cách đề ra đường lối, chủtrương, chính sách đúng đắn (1 điểm)

- Đảng tiến hành công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục, tổ chức kiểm tra vàbằng sự gương mẫu của đảng viên (1 điểm)

Trang 3

- Đảng lãnh đạo Mặt trận thông qua Đảng đoàn Mặt trận, Đảng đoàn các tổ chứcthành viên của Mặt trận và thông qua đại diện của cấp ủy đảng tham gia ủy ban Mặt trận.(1 điểm).

- Đảng lãnh đạo sự phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên, giữa Mặttrận với chính quyền (1 điểm)

Vai trò thành viên (4 điểm):

- Là thành viên, Đảng tham gia Mặt trận bình đẳng và có nghĩa vụ như như mọithành viên khác (1 điểm)

- Đại diện cấp uỷ đảng trong Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc có trách nhiệm tham gia sinhhoạt đầy đủ; chủ động trình bày các chủ trương và các kiến nghị của Đảng đối với Mặttrận đồng thời lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của các thành viên; thực hiện hiệpthương dân chủ và phối hợp thống nhất hành động (1 điểm)

- Cấp uỷ đảng phải giáo dục, yêu cầu đảng viên của mình gương mẫu thực hiệnchương trình hành động chung đã được các tổ chức thành viên thoả thuận và tích cựctham gia công tác Mặt trận ở khu dân cư (2 điểm)

Câu 5: Ông/bà hãy cho biết quan hệ giữa MTTQ Việt Nam với Nhà nước ?

Gợi ý trả lời: Theo điều 7 Luật MTTQ Việt Nam năm 2015

- Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước là quan hệ phối hợp đểthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên theo quy định của Hiến pháp, pháp luật vàđược thực hiện theo Quy chế phối hợp công tác do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

và cơ quan nhà nước có liên quan ở từng cấp ban hành (3 điểm)

- Người đứng đầu Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp

có trách nhiệm thông tin kịp thời cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam việc thực hiện chế độbáo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý của mìnhtheo quy định của Hiến pháp và pháp luật (3 điểm)

- Cơ quan nhà nước có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật (2 điểm)

- Nhà nước bảo đảm các điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoạt động có hiệuquả 2 điểm)

Câu 6: Ông/bà hãy cho biết quan hệ giữa MTTQ Việt Nam với Nhân dân ?

Gợi ý trả lời: Theo điều 8 Luật MTTQ Việt Nam năm 2015

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đángcủa Nhân dân; mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn kết Nhân dân; độngviên, hỗ trợ Nhân dân thực hiện dân chủ, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản củacông dân, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước(2 điểm)

- Nhân dân tham gia tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thôngqua cá nhân tiêu biểu là Ủy viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, thôngqua các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tham gia các hoạt động doMặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, tổ chức (2 điểm)

- Thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, Nhân dân có quyền tham gia ý kiến, phản ánh, kiến nghị với Mặt

Trang 4

trận Tổ quốc Việt Nam về những vấn đề Nhân dân quan tâm để phản ánh, kiến nghị vớiĐảng và Nhà nước (2 điểm).

- Nhân dân giám sát hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bảo đảm Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật (2điểm)

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải thường xuyên đổi mới nội dung và phương thứchoạt động để thực hiện trách nhiệm của mình với Nhân dân theo quy định của Hiến pháp

và pháp luật (2 điểm)

Câu 7: Ông/bà hãy cho biết phương thức để thực hiện các nguyên tắc của mối quan hệ giữa các thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?

Gợi ý trả lời:

- Để thực hiện tốt các nguyên tắc“hợp tác bình đẳng, đoàn kết chân thành, tôn

trọng lẫn nhau, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động, giữ tính độc lập

về tổ chức của mỗi tổ chức thành viên” trong quan hệ giữa các thành viên Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam cần áp dụng mốt số phương thức sau: (2,5 điểm)

- Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp chịu trách nhiệmchủ trì việc phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên cùng cấp để thực hiệnchương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Namcấp mình (2,5 điểm)

- Khi thành viên nào có sáng kiến hoặc đề xuất về một hoạt động nào đó liên quanđến việc thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, thì Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Namcấp đó tổ chức hiệp thương để thống nhất với các tổ chức thành viên liên quan phối hợpthực hiện (2,5 điểm)

- Khi hai hoặc nhiều tổ chức thành viên cùng cấp cần phối hợp để thực hiện một nộidung hoặc chương trình công tác liên quan đến hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam cấp đó thì có thể ký kết quy chế, chương trình, nội dung phối hợp công tác và

đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó chứng kiến và giámsát việc thực hiện (2,5 điểm)

Câu 8: Ông/bà hãy cho biết phương thức tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ?

Gợi ý trả lời: Theo điều 13 Luật MTTQ Việt Nam năm 2015

1 Tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, đại đoàn kếttoàn dân tộc (1,5 điểm)

2 Đoàn kết, hợp tác với các tổ chức hợp pháp của Nhân dân (1 điểm)

3 Phát huy tính tích cực của các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xãhội, dân tộc, tôn giáo để thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động của

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2,5 điểm)

4 Kết nạp, phát triển thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; hội viên, đoànviên của tổ chức thành viên (1,5 điểm)

5 Tuyên truyền, vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộngđồng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tôn trọng luật pháp nước sở tại; giữ gìn bản sắc văn

Trang 5

hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, gópphần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (2,5 điểm).

6 Thông qua các hoạt động khác liên quan đến quyền, trách nhiệm của Mặt trận Tổquốc Việt Nam (1 điểm)

Câu 9: Ông/bà hãy cho biết về nội dung phối hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ?

1 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với cơ quan nhà nước xây dựng khối đạiđoàn kết toàn dân tộc thông qua các hoạt động sau đây:

a) Đề xuất, tham gia xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến việctập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc (1,5 điểm)

b) Chủ trì, phối hợp, tham gia tổ chức các hoạt động liên quan đến chức năng, nhiệm

2 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp và thống nhất hành động giữa cácthành viên của Mặt trận xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thông qua các hoạt độngsau đây:

a) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì các phong trào thi đuayêu nước, các cuộc vận động mang tính toàn dân, toàn diện, toàn quốc Các tổ chức thànhviên tập hợp, đoàn kết, động viên hội viên, đoàn viên và Nhân dân tham gia thực hiện(1,5 điểm)

b) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương chủ trì phối hợp giữacác tổ chức thành viên liên quan tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vậnđộng của địa phương (1,5 điểm)

c) Các tổ chức thành viên chủ trì các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vậnđộng liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình (1 điểm)

d) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổ chức các hình thức thích hợpnhằm huy động và phát huy vai trò nòng cốt của thành viên cá nhân trong các hoạt độngcủa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1 điểm)

Câu 10: Ông/bà hãy cho biết về tổ chức của Mặt trận tổ quốc Việt Nam?

Gợi ý trả lời:

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức ở trung ương và các đơn vị hành chính

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ đại hội của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam (3 điểm)

- Cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức như sau:

a) Ở trung ương có Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban Trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam (1 điểm)

Trang 6

b) Ở địa phương có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (1 điểm).

c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh vàđơn vị hành chính tương đương (1 điểm)

d) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn Ở mỗi cấp có BanThường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1 điểm)

- Ban công tác Mặt trận do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thành lập ởthôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cưkhác (3 điểm)

Câu 11: Ông, bà hãy cho biết về tổ chức của UBMTTQ Việt Nam cấp phường, xã?

Gợi ý trả lời:

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) doĐại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hiệp thương dân chủ cử, là cơquan chấp hành giữa hai kỳ đại hội, bao gồm: (2 điểm)

- Người đứng đầu của tổ chức thành viên cùng cấp; trong trường hợp đặc biệt tổchức thành viên mới cử đại diện lãnh đạo; (2 điểm)

- Một số Trưởng ban Công tác Mặt trận; (2 điểm)

- Một số cá nhân tiêu biểu trong các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài (nếu có) và các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động củaMặt trận Tổ quốc Việt Nam; (2 điểm)

- Một số cán bộ chuyên trách và không chuyên trách của Ủy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa trước (2 điểm)

Câu 12: Ông, bà hãy cho biết nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của UBMTTQ Việt Nam cấp phường, xã?

Gợi ý trả lời:

- Thảo luận về tình hình và kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống nhấthành động thời gian qua; quyết định chương trình phối hợp và thống nhất hành động của

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình thời gian tới; (1,5 điểm)

- Hiệp thương dân chủ cử, cử bổ sung, thay thế hoặc cho thôi các chức danh Chủtịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Thường trực, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam cùng cấp; (1 điểm)

- Xét, quyết định công nhận và cho thôi làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc ViệtNam cấp mình; (1 điểm)

- Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theoquy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; (1 điểm)

- Hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hộiđồng nhân dân cùng cấp và tham gia công tác bầu cử theo quy định của pháp luật về bầu

cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; (1 điểm)

- Ra lời kêu gọi nhân dân địa phương hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước,Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với sự kiện quan trọng khi cần thiết; (1 điểm)

Trang 7

- Quyết định việc tổ chức Đại hội đại biểu cấp mình theo hướng dẫn của Ủy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp (1 điểm).

- Quyết định thành lập Ban Công tác Mặt trận, công nhận Ban Thanh tra nhân dân,Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; thảo luận và quyết định những vấn đề khác thuộcnhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc do Ban Thường trực trình (1,5điểm)

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã họp thường kỳ ba tháng một lần, họpbất thường hoặc chuyên đề theo đề nghị của Ban Thường trực; Chủ tịch, Phó Chủ tịchchủ trì hội nghị (1 điểm)

Câu 13: Hãy nêu nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của BTT UBMTTQ VN cấp phường, xã?

Gợi ý trả lời:

Nhiệm vụ, quyền hạn:

 Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam cấp xã; Tổ chức thực hiện nghị quyết, chương trình phối hợp và thống nhấthành động hằng năm, sáu tháng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình và cácchủ trương công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên; chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyếtđịnh của Ủy ban nhân dân có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của mình; (2 điểm)

 Thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh, kiếnnghị với cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam cấp huyện; (1 điểm)

 Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; thực hiện giám sát và phản biện xã hộitheo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở địa phương; (1 điểm)

 Tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trong nhândân; các nhiệm vụ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng và củng cố chínhquyền; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giám sát hoạt độngcủa cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; thựchiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở; tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo ở địa phương; (2điểm)

 Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Ban Công tác Mặt trận, Ban Thanh tra nhândân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; (1 điểm)

 Giữ mối quan hệ phối hợp công tác với chính quyền và các tổ chức thành viên cấpxã; hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tư vấn, cộng tác viên của Ủy ban Mặt trận Tổquốc Việt Nam cùng cấp; (1 điểm)

 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản theo thẩm quyền; Xét, quyết định khenthưởng, kỷ luật (1 điểm)

Hoạt động: Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã họp

thường kỳ mỗi tháng hai lần, họp bất thường khi cần thiết; Chủ tịch chủ trì hoặc phâncông người chủ trì các phiên họp của Ban Thường trực (1 điểm)

Câu 14: Cho biết tổ chức của Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư ?

Gợi ý trả lời:

Trang 8

- Ban Công tác Mặt trận được thành lập khu dân cư, có nhiệm kỳ là 5 năm (1,5điểm).

- Cơ cấu của Ban Công tác Mặt trận bao gồm: Một số Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổquốc Việt Nam cấp xã cư trú ở khu dân cư; Đại diện chi ủy; Người đứng đầu của chi hộiNgười cao tuổi, chi hội Cựu chiến binh, chi hội Nông dân, chi hội Phụ nữ, chi đoànThanh niên, chi hội Chữ Thập đỏ ; Một số người tiêu biểu trong các tầng lớp nhân dân,trong các dân tộc, tôn giáo (4 điểm)

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã ra quyết định thành lập Ban Công tácMặt trận, trong đó có chức danh Trưởng ban, Phó ban (2 điểm)

- Khi có sự thay đổi Trưởng ban, Phó ban hoặc thay đổi, bổ sung thành viên Bancông tác Mặt trận, thì Ban Công tác Mặt trận tiến hành hiệp thương cử bổ sung, thay thếbáo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã ra quyết định công nhận (2,5 điểm)

Câu 15: Chức năng, nhiệm vụ; hoạt động của Ban Công tác Mặt trận ở khu dân

cư ?

Gợi ý trả lời:

- Ban Công tác Mặt trận có chức năng phối hợp và thống nhất hành động giữa cácthành viên; phối hợp với Tổ trưởng dân phố, Trưởng thôn để thực hiện nhiệm vụ: (2điểm)

- Trực tiếp tuyên truyền,vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của

Ủy ban nhân dân; chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; (2điểm)

- Thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân ở khu dân cư với cấp

ủy Đảng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; (2 điểm)

- Động viên nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử,cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; Phối hợp thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở

và hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư (2 điểm)

- Ban Công tác Mặt trận họp thường kỳ mỗi tháng một lần, họp bất thường khi cầnthiết Trưởng ban Công tác Mặt trận triệu tập và chủ trì cuộc họp (2 điểm)

Phần thứ hai CÂU HỎI VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ

I CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA, CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG

Câu 1: Ông/bà hãy cho biết phong trào thi đua yêu nước của MTTQVN trong tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015 -2020?

Gợi ý trả lời:

Phong trào thi đua yêu nước của MTTQ tập trung vào 5 nội dung trọng tâm sau đây:

1 Thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàndân tộc, động viên nhân dân đồng thuận, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội donghị quyết cấp ủy, chính quyền đề ra (2 điểm)

Trang 9

2 Thi đua thực hiện có hiệu quả 3 Cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hoá ở khu dân cư” gắn với tham gia xây dựng “Nông thôn mới”, “Đô thị vănminh”; “Ngày vì người nghèo” gắn với Chương trình an sinh xã hội; “Người Việt Nam

ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; các phong trào đền ơn, đáp nghĩa, cứu trợ, nhân đạo, chăm

lo giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội (2 điểm)

3 Thi đua tuyên truyền, thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh”, “Rèn luyện tư cách người cán bộ Mặt trận”, vận động nhân dân xây dựng,thực hiện đạo đức, lối sống lành mạnh, thực hành tiết kiệm, cần cù, sáng tạo trong laođộng, sản suất, sinh hoạt, tiêu dùng… (2 điểm)

4 Thi đua xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; tuyên truyền,vận động nhân dân phòng chống tội phạm, ma tuý, tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn giaothông, bảo vệ môi trường, xây dựng gia đình, cộng đồng lành mạnh, không có tội phạm,

tệ nạn xã hội (2 điểm)

5 Thi đua xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, thực hiện dân chủ ở cơ sở, giámsát và phản biện xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân (2điểm)

Câu 2: Ông (bà) hãy cho biết Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” có mấy nội dung? Có bao nhiêu tiêu chí xây dựng và công nhận “gia đình văn hóa”, “thôn văn hóa”, “tổ dân phố văn hóa”? Hiện nay kinh phí thực hiện cuộc vận động được quy định tại văn bản nào ?

Gợi ý trả lời:

- Có 5 nội dung cuộc vận động:

1-Đoàn kết xây dựng đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, chung sứcxây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh (1 điểm)

2-Đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú, giữ gìn vàphát huy bản sắc văn hoá dân tộc, chăm lo sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, thựchiện dân số kế hoạch hoá gia đình (1 điểm)

3-Đoàn kết xây dựng môi trường, cảnh quan sạch đẹp (1 điểm)

4-Đoàn kết phát huy dân chủ, chấp hành tốt đường lối; chủ trương của đảng, chínhsách pháp luật của nhà nước; xây dựng cơ sở Chính trị vững mạnh (1 điểm)

5-Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng; phát huy truyền thống uốngnước nhớ nguồn, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Tương thân, tương ái” (1 điểm)

- Tiêu chí xây dựng và công nhận gia đình văn hóa có 11 tiêu chí; xây dựng và công

nhận thôn văn hóa 24 tiêu chí; xây dựng và công nhận tổ dân phố văn hóa 22 tiêu chí (2điểm)

- Kinh phí cuộc vận động hiện nay thực hiện theo Thông tư Liên tịch

144/2014/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 30/9/2014 của Bộ Tài Chính và Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động phong trào

“Toàn d ân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” (3 điểm)

Câu 3: Ông (bà) hãy cho biết vai trò của MTTQ trong thực hiện phong trào

“Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ?

Trang 10

- Phối hợp tham mưu Cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo; củng cố, kiện toàn Ban

chỉ đạo các cấp, Ban vận động ở các khu dân cư, xây dựng chương trình, kế hoạch vàphân công thành viên thực hiện (2 điểm)

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tội phạm, matuý, tệ nạn xã hội, HIV/AIDS, bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ môi trường… cảnhgiác, đấu tranh chống các âm mưu chia rẽ, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch(2 điểm)

- Phối hợp phát động phong trào, vận động nhân dân tham gia phòng ngừa, pháthiện, tố giác tội phạm; nhận cảm hoá, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình vàcộng đồng dân cư (2 điểm)

- Tham gia xây dựng lực lượng nòng cốt, phát huy vai trò các hình thức tự quản ở

cơ sở (Tổ ANND, tổ hoà giải, Đội dân phòng…) Xây dựng và nhân rộng các mô hình

về phòng chống tội phạm, ma tuý, tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn giao thông… gắn vớicuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” (2 điểm)

- Tham gia vận động, hòa giải, giải quyết các vấn đề tranh chấp, khiếu kiện, các vụviệc phức tạp ở cơ sở; nắm tình hình tư tưởng trong nhân dân, tiếp nhận đơn thư, kiếnnghị của nhân dân, kịp thời tham mưu đề xuất giải quyết không để các vụ việc phức tạp,kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân (2 điểm)

Câu 4: Ông (bà) cho biết Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và Tháng cao điểm “Vì người nghèo” hàng năm được MTTQ Việt Nam phát động vào thời gian nào? mục đích của cuộc vận động và các nội dung hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo

từ Quỹ vì người nghèo?

Gợi ý trả lời:

- Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” được MTTQ phát động từ năm 2000,Tháng cao điểm “Vì người nghèo” được hàng năm được tổ chức từ ngày 17/10 đến18/11, nhằm kêu gọi các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; cán bộ, công chức, viênchức và các tầng lớp nhân dân tham gia ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” các cấp (2 điểm)

- Mục đích, phát huy tinh thần đoàn kết “Tương thân, tương ái”, chia sẻ khó khănvới người nghèo; vận động nhân dân đóng góp Quỹ “Vì người nghèo”, hỗ trợ vật tư, cây,con giống, ngày công lao động… góp phần cùng Đảng, Nhà nước tạo thêm nguồn lựcgiúp người nghèo ổn định cuộc sống, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giảm nghèobền vững, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng cộng đồng, quê hươngngày càng phát triển (3 điểm)

- Các nội dung hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo:

+ Trợ giúp tiền mua vật tư nông nghiệp như giống cây, con (1 điểm)

+ Trợ giúp xây dựng mới và sửa chữa nhà ở (1 điểm)

+ Trợ giúp cho con đi học (1 điểm)

+ Trợ giúp chữa bệnh khi ốm đau, nằm viện dài ngày (1 điểm)

+ Trợ giúp cứu đói khi cần thiết (1 điểm)

Câu 5: Ông/bà hãy cho biết nhiệm vụ của MTTQ VN cấp xã trong việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”?

Gợi ý trả lời:

Trang 11

- Tham mưu Cấp ủy (xã, phường, thị trấn) thành lập Ban vận động thực hiện cuộcvận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; hướng dẫn, theo dõi, báo cáo,

sơ, tổng kết cuộc vận động (2 điểm)

- Xây dựng kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức,đoàn viên, hội viên, cá nhân tiêu biểu, các doanh nghiệp, doanh nhân và các tầng lớpnhân dân nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động; tạo sự đồng thuậntrong xã hội, trở thành phong trào thi đua sâu rộng trong nhân dân, động viên mọi ngườitích cực tham gia hưởng ứng thực hiện cuộc vận động (3 điểm)

- Phát huy vai trò nòng cốt trong công tác vận động tuyên truyền cán bộ công chức

và các tầng lớp nhân dân nêu cao tình thần tự tôn dân tộc, ưu tiên mua sắm, dùng hàngViệt Nam, động viên nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng cuộc vận động, thườngxuyên quan tâm đến hàng Việt trong mua sắm, tiêu dùng, từng bước khắc phục tư tưởngthích dùng hàng ngoại nhập, góp phần làm cho cuộc vận động thật sự thiết thực và hiệuquả (3 điểm)

- Phối hợp tham gia công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sảnxuất, tiêu thị hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệngười tiêu dùng (2 điểm)

Câu 6: Ông (bà) cho biết “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư được tổ chức vào dịp nào? Những nội dung, hình thức tổ chức Ngày hội?

+ Đánh giá kết quả một năm và bàn những biện pháp thực hiện 5 nội dung cuộc vậnđộng “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư (1,5 điểm)

+ Biểu dương những tập thể, gia đình và cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đuayêu nước và thực hiện tốt các nội dung của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hóa ở khu dân cư” trong năm; phát động thi đua và đăng ký các danh hiệuthi đua trong năm tiếp theo (1,5 điểm)

+ Tổ chức các hoạt động thiết thực như: Trao “Nhà tình nghĩa”, “Nhà Đại đoàn kết”;thăm và tặng quà các hộ nghèo, gia đình chính sách, các gia đình có hoàn cảnh khókhăn… (1,5 điểm)

*Phần hội, gồm:

+ Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể thao; các trò chơi đậm néttruyền thống văn hoá của địa phương, dân tộc; nhằm phát huy vai trò của các tổ chứcthành viên, các tập thể, cá nhân sinh sống và làm việc tại địa bàn dân cư Ngoài ra có thể

tổ chức phát động, huy động nhân dân tham gia dọn dẹp, vệ sinh môi trường (3 điểm)

Câu 7: Ông (bà) hãy trình bày hiểu biết của mình về các hình thức (phương thức)cơ bản trong công tác vận động, tập hợp của MTTQ Việt Nam ?

Trang 12

Gợi ý trả lời:

MTTQ vận động, tập hợp thông qua các hình thức cơ bản sau:

- Vận động tập hợp thông qua công tác tham mưu, đề xuất cấp ủy, phối hợp vớichính quyền để lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý theo quy định của Đảng, Nhà nước (2 điểm)

- Vận động tập hợp thông qua hiệp thương, giới thiệu tham gia vào tổ chức Mặt trận(UBMTTQ), giới thiệu tham gia vào các cơ quan chính quyền (bầu cử đại biểu QHH,HĐND…), giới thiệu những người có uy tín tham gia vào tổ chức Đảng (cán bộ lãnh đạocủa MTTQ) (2 điểm)

- Vận động tập hợp thông qua các hình thức gặp mặt, thăm hỏi, động viên… thôngqua tiếp dân, đi cơ sở, trao đổi trong các cuộc họp, sinh hoạt, nói chuyện và kể cả gửi thưngỏ, gọi điện thoại (2 điểm)

- Vận động thông qua các Hội nghị, biểu dương, các lớp tập huấn, phổ biến tuyêntruyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (2 điểm)

- Vận động tập hợp thông qua đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đángcủa tổ chức thành viên và nhân dân; Vận động thông qua các phong trào thi đua yêunước, các cuộc vận động… (2 điểm)

Câu 8: Ông/bà hãy trình bày nội dung xây dựng gia đình đạt chuẩn Xanh – sạch – đẹp năm 2015?

Gợi ý trả lời:

- Thực hiện tốt phong trào xanh, sạch, đẹp, văn minh, thân thiện ở cộng đồng dâncư; tham gia đầy đủ các hoạt động tôn tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái, các lầnthực hiện “Ngày chủ nhật xanh, sạch, đẹp do chính quyền địa phương, Ban Điều hànhTDP, thôn phát động (2 điểm)

- Các thành viên trong gia đình tự giác chấp hành các quy định về đảm bảo trật tự

mỹ quan đô thị, giữ vững vệ sinh, môi trường; xử lý tại chỗ các loại rác thải, phế phẩmnông nghiệp sau khi thu hoạch, sử dụng; có ý thức phòng ngừa không để xảy ra dịch bệnhtrên gia súc, gia cầm; khi có dịch bệnh kịp thời thông tin, báo cáo với chính quyền và các

cơ quan chuyên môn Không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật làm ảnh hưởng đếntính mạng, sức khoẻ người tiêu dùng Không bỏ rác thải sinh hoạt, phế phẩm nôngnghiệp, xác súc vật chết ra nơi công cộng, xuống mương suối làm mất mỹ quan đô thị,gây ô nhiễm môi trường (3 điểm)

- Trong khuôn viên nhà ở thường xuyên tôn tạo, trồng mới hoa, cây xanh, cây cảnh

đa dạng, phong phú, bố trí, sắp xếp thẩm mỹ, phù hợp Nếu cổng, hàng rào, bờ tường, bancông thì phải có hoa, cây xanh hoặc dây leo được chăm sóc thường xuyên (2 điểm)

- Trong và ngoài bờ rào khuôn viên nhà ở, nơi sản xuất, kinh doanh, kho bãi phảisạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp; có bố trí thùng rác hợp vệ sinh, không để rác thải bừa bãi.Đóng phí, lệ phí vệ sinh đầy đủ theo quy định (1,5 điểm)

- Nhà ở được tu bổ, sơn sửa, làm mới khang trang, xanh, sạch, đẹp Nội thất trang tríthông thoáng, phù hợp, thuận tiện cho sinh hoạt của các thành viên trong gia đình (1,5điểm)

II CÔNG TÁC DÂN CHỦ, PHÁP LUẬT

Câu 1: Ông (bà) hãy trình bày đối tượng, nội dung, phạm vi giám sát và quyền, trách nhiệm của của MTTQ VN trong hoạt động giám sát ?

Trang 13

Gợi ý trả lời: :

Đối tượng giám sát

Các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến cơ sở (1 điểm)

Cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức,viên chức nhà nước (sau đây gọichung là cá nhân) (1 điểm)

Nội dung giám sát

Việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia) của cơ quan, tổ chức và cá nhân (2 điểm)

Phạm vi giám sát:

Đối với cơ quan, tổ chức

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Chủ trì giám sát việc thực hiện các chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mậtquốc gia) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình (2 điểm)

- Các đoàn thể chính trị - xã hội: Chủ trì giám sát việc thực hiện các chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mấtquốc gia) có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên,hội viên, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể mình; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc ViệtNam thực hiện nhiệm vụ giám sát đối với những nội dung có liên quan (2 điểm)

Đối với cá nhân: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội giámsát cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức,viên chức nhà nước ở nơi công tác vànơi cư trú (2 điểm)

Câu 2: Ông (bà) hãy trình bày quyền và trách nhiệm của của MTTQ VN trong hoạt động giám sát ?

Gợi ý trả lời: :

1 Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch, nộidung giám sát; quyết định thành lập đoàn giám sát và tổ chức hoạt động giám sát (1điểm)

2 Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấpthông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát đã được nêu trong quyết định thành lậpđoàn giám sát (1 điểm)

3 Xem xét khách quan, khoa học những vấn đề liên quan đến nội dung giám sát (1điểm)

4 Khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát, tổchức đối thoại để làm rõ nội dung kiến nghị sau giám sát (1 điểm)

5 Khi phát hiện có hành vi gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền xem xét áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,chính đáng của tổ chức, cá nhân; đề nghị xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cánhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật (2 điểm)

6 Ban hành hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan ban hành văn bản về kếtquả giám sát; chịu trách nhiệm về những nội dung kiến nghị sau giám sát (2 điểm)

Trang 14

7 Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền (1 điểm).

8 Khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biểu dương, khenthưởng người có thành tích trong hoạt động giám sát (1 điểm)

Câu 3: Ông (bà) hãy trình bày đối tượng, nội dung, phạm vi phản biện xã hội của MTTQ VN và các đoàn thể chính trị - xã hội?

Gợi ý trả lời:

Đối tượng phản biện xã hội

- Các văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, cácquy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước(trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình (2điểm)

Nội dung phản biện xã hội

- Sự cần thiết, tính cấp thiết của văn bản dự thảo (1 điểm)

- Sự phù hợp của văn bản dự thảo với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách

và pháp luật của Nhà nước; thực tiễn của đơn vị, địa phương (1 điểm)

- Tính đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính khả thicủa văn bản dự thảo (1 điểm)

- Dự báo tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, anninh, đối ngoại của văn bảo dự thảo (1 điểm)

Phạm vi phản biện xã hội:

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Chủ trì phản biện xã hội đối với các văn bản dự thảo

về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (1,5 điểm)

- Các đoàn thể chính trị - xã hội: Chủ trì phản biện xã hội đối với các văn bản dựthảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quantrực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên, tổ chức, hoạt động, chứcnăng, nhiệm vụ của đoàn thể mình; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiệnnhiệm vụ phản biện xã hội (2,5 điểm)

Câu 4: trình bày trách nhiệm, phương pháp của MTTQVN trong việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền?

b Góp ý các văn bản dự thảo do cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức chính quyềngửi đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc đăng công khai trên các phương tiện thông tinđại chúng (0,5 điểm)

c Góp ý khi có yêu cầu hoặc khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thấy cần thiết (0,5điểm)

Ngày đăng: 11/09/2018, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w