1.MỞ ĐẦU: 1.1 Lý do chọn đề tài: Bộ GD ĐT đã từng nhận xét tình hình giảng dạy ở môn Tập làm văn như sau: “Thiếu sót lớn nhất trong việc giảng dạy Tập làm văn hiện nay là việc chấm bài.Bên cạnh một số đông tận tụ, có một số giáo viên vẫn chưa có đầy đủ tinh thần trách nhiệm trong việc chấm bài học sinh. Nhiều giáo viên chỉ chấm bài qua loa, nhận xét chung chung, bỏ mặc nhiều lỗi của học sinh trong bài làm. Thậm chí một số giáo viên chấm không đủ bài Tập làm văn theo quy định.Hiện nay có quá nhiều học sinh viết văn kém.Tình trạng đó chính là hậu quả của việc chấm bài chưa đầy đủ tinh thần trách nhiệm của giáo viên. Đối với giáo viên chưa lo đến việc chấm bài thì phương pháp chấm cũng ít tác dụng đối với học sinh. Giáo viên chưa yêu cầu học sinh tự chữa lỗi trong bài làm văn của mình, chưa chú ý cân đối đến việc khích lệ những cố gắng và chỉ rõ những sai sót về nội dung và hình thức diễn đạt trong bài làm của học sinh. Giáo viên chưa thực hiện đúng yêu cầu quy định là cho học sinh làm bài vào vở (hoặc làm vào giấy rời thì đính vào từng tập) để giáo viên có thể theo dõi sát sự chuyển biến của học sinh qua từng bài làm”. Theo công văn hướng dẫn dạy học môn Văn Tiếng Việt đã nhấn mạnh: “ Đối với phân môn Tập làm văn, giáo viên phải hình thành kĩ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý và kĩ năng hành văn cho học sinh. Việc ra đề Tập làm văn phải có đáp án, sát hợp với chương trình, làm sao đa số học sinh có học lực trung bình đều có thể làm được bài. Việc chấm bài Tập làm văn phải được tiến hành nghiêm túc, chú ý gạn đục, khơi trong, trân trọng những ý tưởng, những phát hiện mới lạ của học sinh. Những bài làm hoàn chỉnh, hành văn lưu loát đáp ứng những yêu cầu của đề bài phải được cho điểm cao( thang điểm 9, 10) đề khuyến khích các em vươn lên trong học tập”. Qua quá trình giảng dạy, đã tiến hành dự giờ và tham khảo giáo án các đồng nghiệp tôi nhận thấy:
Trang 11.MỞ ĐẦU:
1.1 Lý do chọn đề tài:
Bộ GD- ĐT đã từng nhận xét tình hình giảng dạy ở môn Tập làm văn như sau:
“Thiếu sót lớn nhất trong việc giảng dạy Tập làm văn hiện nay là việc chấm bài.Bêncạnh một số đông tận tụ, có một số giáo viên vẫn chưa có đầy đủ tinh thần trách nhiệmtrong việc chấm bài học sinh Nhiều giáo viên chỉ chấm bài qua loa, nhận xét chungchung, bỏ mặc nhiều lỗi của học sinh trong bài làm Thậm chí một số giáo viên chấmkhông đủ bài Tập làm văn theo quy định.Hiện nay có quá nhiều học sinh viết vănkém.Tình trạng đó chính là hậu quả của việc chấm bài chưa đầy đủ tinh thần tráchnhiệm của giáo viên
Đối với giáo viên chưa lo đến việc chấm bài thì phương pháp chấm cũng ít tác dụngđối với học sinh Giáo viên chưa yêu cầu học sinh tự chữa lỗi trong bài làm văn củamình, chưa chú ý cân đối đến việc khích lệ những cố gắng và chỉ rõ những sai sót vềnội dung và hình thức diễn đạt trong bài làm của học sinh Giáo viên chưa thực hiệnđúng yêu cầu quy định là cho học sinh làm bài vào vở (hoặc làm vào giấy rời thì đínhvào từng tập) để giáo viên có thể theo dõi sát sự chuyển biến của học sinh qua từng bàilàm”
Theo công văn hướng dẫn dạy- học môn Văn- Tiếng Việt đã nhấn mạnh: “ Đối vớiphân môn Tập làm văn, giáo viên phải hình thành kĩ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn
ý và kĩ năng hành văn cho học sinh Việc ra đề Tập làm văn phải có đáp án, sát hợp vớichương trình, làm sao đa số học sinh có học lực trung bình đều có thể làm được bài.Việc chấm bài Tập làm văn phải được tiến hành nghiêm túc, chú ý gạn đục, khơi trong,trân trọng những ý tưởng, những phát hiện mới lạ của học sinh Những bài làm hoànchỉnh, hành văn lưu loát đáp ứng những yêu cầu của đề bài phải được cho điểmcao( thang điểm 9, 10) đề khuyến khích các em vươn lên trong học tập”
Qua quá trình giảng dạy, đã tiến hành dự giờ và tham khảo giáo án các đồng nghiệptôi nhận thấy:
- Về giáo án, một số giáo viên ra đề Tập làm văn cho học sinh đáp án biểu điểmchấm hết sức tùy tiện, qua loa đại khái(hình thức đối phó gọi là “có”) Từ đó dẫn đếnviệc chấm bài một cách cảm tính, thiếu chính xác
- Về chấm bài, nhận xét, cho điểm qua loa đại khái thiếu tinh thần trách nhiệm :
Trang 2+ Nhận xét chung chung không cụ thể: không sữa lỗi hoặc bỏ qua nhiều lỗitrong bài làm của học sinh, viết tắt, cẩu thả trong phần “lời phê”.
+ Cho điểm: Chỉ tập trung điểm 4, 5, 6 ngại cho điểm 8 , 9, 10 làm cho một sốhọc sinh có bài làm tốt thiệt thòi trong quá trình làm văn, góp phần làm cho tâm lí các
em không thích học văn, vì cố gắng cũng chẳng bao giờ đạt điểm cao
- Về trả bài: Tôi thấy một số thầy cô giáo chưa có sự chuẩn bị chu đáo để giờ trả bàithực sự có hiệu quả: Giáo án tiết trả bài sọan quá ngắn gọn với những lời nhận xétchung chung, bài nào cũng như bài nào, không có những nhận xét cho những bài làm
cụ thể Nên khi lên lớp giáo viên chưa có những nhận xét xác đáng, trả bài thiếu tính
hệ thống, không có phần sữa lỗi trong bài làm của học sinh
Do đó, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “ Bàn thêm về việc ra đề - chấm - trả bài tậplàm văn” để giáo viên Ngữ Văn cùng nhau bàn bạc thấu đáo để công việc này thực sự
có hiệu quả hơn
1.2.Mục đích nghiên cứu:
- Mục đích của đề tài này là theo dõi sự tiến bộ của các em qua từng bài làm,khắc phục những hạn chế trong bài làm của các em để điều chỉnh phương pháp dạyphù hợp với đối tượng học sinh.Giúp học sinh học sinh đúc rút kinh nghiệm, phân tíchcái hay cái dở trong bài làm của mình, nêu phương hướng phấn đấu sửa chữa và vươnlên ở những bài sau.Từ đó phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của các em gópphần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn ở bậc THCS
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh khối 6 đến khối 9 của Trường THCS Đăk Drô
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu các tiết tập làm văn trong SGK, SGV, sách chuẩn kiến thức kĩnăng môn Ngữ văn từ khối 6 đến khối 9
Đọc, nghiên cứu tài liệu từ các nguồn: sách, báo, internet
- Thu thập dẫn chứng qua tiết dạy của bản thân và đồng nghiệp
- Nghiên cứu và thực nghiệm việc ra đề, chấm , trả bài qua các tiết tập làm văn
cụ thể
1.5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
- Về môn Ngữ văn có rất nhiều vấn đề để nghiên cứu song ở đây tôi chỉ chọnnghiên cứu việc ra đề - chấm - trả bài Tập làm văn mà thôi
Trang 32 NỘI DUNG:
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề:
Làm văn là giờ học mang tính thực hành tổng hợp ở trình độ cao của ba phân môn :Tiếng Việt- Đọc văn và làm văn.Đây là gờ học giờ học thể hiện rõ nhất kết quả dạy vàhọc môn ngữ văn của thầy và trò Nó góp phần quan trọng trong việc trực tiếp hìnhthành mục tiêu : Phát triển năng lực tạo lập văn bản với yêu cầu không những đúng màcòn phải hay cho học sinh Làm văn không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng dùng
từ, đặt câu, thực hành và vận dụng những gì đã học trong giờ Ngữ văn vào tạo lập mộtvăn bản mà còn chứa đựng trong nó cả nhận thức, tình cảm, cá tính, tâm hồn, năng lực
tư duy của các em Mỗi bài Làm văn là một sản phẩm tổng hợp về nhân cách cá tínhcủa mỗi học sinh Do đó ra đề - chấm - trả bài Tập làm văn là khâu quan trọng để đánhgiá khách quan những sáng tạo nhỏ của các em học sinh, đánh khả năng tiếp thu bàihọc lý thuyết mà giáo viên truyền đạt cho để áp dụng vào thực hành Đây cũng làkhâu quan trọng giúp cho học sinh nhận ra những ưu khuyết điểm trong bài làm củamình để rút kinh nghiệm cho những bài viết lần sau tốt hơn
Tuy nhiên trên thực tế, một số giáo viên còn coi nhẹ công tác ra đề - chấm- trả bàiTập làm văn Giáo viên ra đề chưa sát với đối tượng học sinh ở vùng miền mình giảngdạy, chấm bài qua loa đại khái thiếu tâm huyết, tiết trả bài được thực hiên một cáchđơn giản chưa có sự chuẩn bị chu đáo để giờ trả bài thực sự có hiệu quả Giáo án tiếttrả bài sọan quá ngắn gọn với những lời nhận xét chung chung, bài nào cũng như bàinào, không có những nhận xét cho những bài làm cụ thể Do đó, khi lên lớp, giáo viênchưa có những nhận xét xác đáng, trả bài thiếu tính hệ thống, không có phần sữa lỗitrong bài làm của học sinh Từ đó, dẫn đến học sinh chưa ý thức đúng vai trò của tiếttrả bài Chỉ mong ngóng mình được bao nhiêu điểm để mà buồn mà vui thôi chứ chưa
có ý thức phát huy những mặt tốt và khắc phục những thiếu sót trong bài làm củamình
Từ những vấn đề trên, để khắc phục những hạn chế của việc ra đề, chấm, trả bài Tậplàm văn tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “ Bàn thêm về việc ra đề - chấm - trả bài Tậplàm văn”
2.2.Thực trạng của vấn đề:
Từ năm học 2008-2009, tôi được phân công về công tác tại trường THCS Đăk Drô
– xã Đăk Drô – huyện Krông Nô Từ đó đến nay, tôi đã được giảng dạy môn Ngữ văn
Trang 4từ khối 6 đến khối 9 Qua quá trình giảng dạy, tôi thấy thực trạng của việc ra đề chấm - trả bài Tập làm văn như sau:
-a.Thuận lợi khó khăn:
a.1.Thuận lợi:
Hiện nay, tất cả bộ môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng đang thực hiện đổi
mới một cách toàn diện trong đó có đổi mới phương pháp dạy học Phương pháp dạyhọc mới đòi hỏi: “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” và “phát huy tính tích cực chủđộng, sáng tạo của người học” Để thực hiện tốt công tác đổi mới phương pháp dạyhọc trong môn Ngữ văn, Phòng Giáo dục huyện Krông Nô, trường THCS Đăk Drôthường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn,tay nghề cho giáo viên Qua các buổi tập huấn này, tôi đã rút ra được nhiều bài học bổích phục vụ cho công tác giảng dạy môn Ngữ văn cũng như thực hiện việc ra đề -chấm - trả bài Tập làm văn
- Mặt khác, hiện nay công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, đây chính làmảnh đất màu mỡ để tôi tự học hỏi, nghiên cứu khi thực hiện đề tài này
- Bên cạnh đó,ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm,giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp, các em học sinh đãtạo động lực to lớn cho tôi thực hiện đề tài này
a.2 Khó khăn:
- Học sinh yêu môn văn, học giỏi môn văn ngày ngày càng ít, giáo viên dạy vănkhông được học sinh hưởng ứng nhiều Chất lượng của các bài viết của học sinh chưacao, chưa rèn luyện được kỹ năng hoàn thành một bài viết Bài viết của học sinh mắcnhiều lỗi chính tả, không xác định được yêu cầu của đề bài, không biết triển khai bàiviết theo hướng nào, cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn …thiếu trong sáng và khônghợp lí Học sinh chưa thấy được những điểm mạnh, điểm yếu trong bài làm của mình.Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện đề tài
b.Thành công, hạn chế.
b.1.Thành công:
Đề tài này đã gúp tôi theo dõi sát sự tiến bộ, những hạn chế của các em qua từngbài làm, để điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh Đề tài đãgiúp học sinh học sinh đúc rút kinh nghiệm, phân tích cái hay cái dở trong bài làm củamình, có phương hướng phấn đấu sửa chữa và vươn lên ở những bài sau Do đó chất
Trang 5lượng bài viết của học sinh được nâng cao rõ rệt, phát huy tính tích cực chủ động sángtạo của các em trong giờ học ,góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn
ở bậc THCS
b.2 Hạn chế:
Một số học sinh chưa ý thức hết tầm quan trọng của tiết trả bài nên chưa có ý thức
rút kinh nghiệm cho bài viết lần sau của mình Do đó trong các bài làm vẫn còn mắcnhiều lỗi như dùng từ, đặt câu, triển khai các ý lộn xộn , sắp xếp bố cục bài làm chưakhoa học…
c Mặt mạnh, mặt yếu.
c.1 Mặt mạnh :
Là giáo viên được trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở tất cả các khối lớp củabậc THCS, tôi có điều kiện để nắm rõ những mặt được và chưa được trong bài làm củahọc sinh Từ đó tôi luôn luôn có ý thức học tập trau dồi kiến thức, tìm hiểu nắm bắt đốitượng học sinh của mình để thực hiện công tác ra đề - chấm - trả bài Tập làm văn mộtcách tốt nhất
c.2 Mặt yếu:
Tài liệu tham khảo bồi dưỡng về công tác ra đề - chấm - trả bài Tập làm văn còn rất
ít Công tác ra đề, chấm trả bài Tập làm văn hầu như không có một tài liệu nào hướngdẫn cụ thể mà hầu hết giáo viên tự mày mò, tự học hỏi để thực hiện
d Các nguyên nhân, yếu tố tác động:
Theo tác giả Lê Ngọc Trà, dạy văn tức là: “ khai trí, khai tâm”.Thật vậy, văn có mộttính chất đặc biệt, đó là tính toàn vẹn của nhận thức về thế giới, nó có cả nhận thức về
lí trí và tình cảm Thực tế môn Ngữ văn có một vị trí quan trọng trong nhà trường Họcvăn không chỉ học những tri thức về ngôn ngữ, về lí luận ,về lịch sử văn chương màcốt lõi của việc học văn là bồi dưỡng và phát huy năng lực của mỗi con người: nănglực tư duy, năng lực cảm xúc và năng lực cảm thụ.Tầm quan trọng đó ai cũng biết Thếnhưng trên thực tế những năm gần đây, học sinh yêu môn văn ngày càng ít đi Nhữnggiờ dạy văn không còn được học sinh đón nhận một cách hứng thú say mê mà cảmthấy chán nản, gò bó Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do nhiều nguyên nhânnhưng theo tôi chủ yếu là bắt nguồn từ giáo viên.Một số giáo viên chưa biết cách dẫndắt, hướng dẫn học sinh cảm nhận một vấn đề văn chương hay có chăng cũng thực
Trang 6hiện một cách qua loa không đến nơi đến chốn, không có sự động viên, khích lệ dù đó
là sự sáng tạo,cảm thụ rất nhỏ bé của các em
Đặc biệt trong việc ra đề - chấm - trả bài Tập làm văn , một số giáo viên chưa thực
sự đầu tư và quan tâm đúng mức Hơn nữa, giáo viên không có tài liệu soạn mẫu hay
mô hình bài soạn để tham khảo, thậm chí ngay cả các đợt tập huấn việc soạn giáo ántiết trả bài như thế nào cũng không thấy đề cập Chưa có sự thống nhất về cách soạngiảng và chưa coi trọng đến mục tiêu và nhiệm vụ của công tác ra đề - chấm - trả bàiTập làm văn Tiết trả bài ít khi được dự giờ,đánh giá.Tổ chuyên môn chưa thực hiệnđầy đủ vai trò, chức năng của mình Mặt khác, học sinh có thói quen học vẹt bài vănmẫu mà không có kĩ năng viết văn Bài viết mắc nhiều lỗi chính tả, không xác địnhđược yêu cầu của đề bài , không biết triển khai bài viết theo hướng nào, cách dùng từ ,đặt câu,dựng đoạn …thiếu trong sáng và không hợp lí Học sinh chưa thấy đượcnhững điểm mạnh, điểm yếu trong bài làm của mình
Chính vì vậy công tác ra đề - chấm - trả bài Tập làm văn cần phải được nhìn nhậnđúng và thực hiện một cách nghiêm túc để đạt hiệu quả tốt hơn
e Phân tích, đánh giá thực trạng:
Theo khảo sát Ngữ văn năm 1991-1992 của sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chothấy trong số 897 bài chỉ có 2% không có lỗi chính tả, 0,6% không có lỗi về câu và chỉ
có 4,5% viết sạch sẽ không tẩy xóa
Còn bản thân tôi, khảo sát số học sinh trong hai năm học: 2011-2012, 2014-2015thì: năm học 2011-2012: Trong 78 học sinh chỉ có 2,6% không có lỗi chính tả, 0%không mắc lỗi về câu, 3,8% viết sạch đẹp không tẩy xóa Năm 2014-2015: Trong 64học sinh tôi khảo sát có 1,6% không có lỗi chính tả,1,6% không mắc lỗi về câu, 3,1%viết sạch đẹp không tẩy xóa Chất lượng của các bài viết của học sinh chưa cao, chưarèn luyện được kỹ năng hoàn thành một bài viết Bài viết mắc nhiều lỗi chính tả,không xác định được yêu cầu của đề bài, không biết triển khai bài viết theo hướng nào,cách dùng từ , đặt câu, dựng đoạn …thiếu trong sáng và không hợp lí Học sinh chưathấy được những điểm mạnh, điểm yếu trong bài làm của mình
Trong thực tế, nhiều giáo viên chưa thật sự đầu tư thời gian và tâm sức vào việc ra
đề, chấm và trả bài Tập làm văn
Để đỡ mất thời gian, giáo viên thường lấy những đề có sẵn trong sách giáo khoa,sách những bài văn mẫu và ở các tài liệu khác để ra cho học sinh mà không cần quan
Trang 7tâm đến đối tượng học sinh của mình Đáp án, biểu điểm lập ra rất sơ sài ,không khoahọc mà để đối phó, để gọi là cho có.
Bên cạnh đó việc chấm bài, giáo viên cũng thực hiện chấm qua loa và thiếu chuẩnxác:
- Chấm bài theo cảm tính, điểm thiếu chính xác, do không có đáp án và biểuđiểm chấm bài cụ thể
- Chấm bài thiếu chính xác do không đọc kỹ, thiếu tôn trọng kết quả, công sứclàm bài của học sinh Có khi chỉ đọc mở bài, kết bài, liếc sơ qua phần thân bài rồi chođiểm
- Nhận xét bài làm của học sinh qua loa đại khái, đôi khi không nhận xét chỉcho điểm Nhiều giáo viên còn viết tắt, viết láu trong phần lời phê và bỏ qua phần gạchlỗi trong bài làm của học sinh ( Đến lỗi chính tả cũng không gạch chân…)
Giờ trả bài,so với các giờ khác, có lẽ giờ trả bài lại là giờ hiệu quả kém nhất, giáoviên thực hiện tùy tiện nhất, học sinh làm việc uể oải nhất Hầu như giáo viên trả bàikhông theo một hệ thống nào cả, trúng bài nào nhận xét bài đó, có giáo viên chỉ tậptrung cho học sinh lập dàn ý mà không nhận xét một cách cụ thể, không cho học sinhsửa lỗi, trong khi đó lời phê lại rất chung Kết quả là học sinh chẳng nắm được ưu,khuyết điểm cụ thể trong bài làm của mình là gì để biết hướng sửa chữa và tiến bộ.Các em chỉ ngồi chờ giáo viên phát bài, xem mình được điểm mấy để mà buồn hoặcvui.Một số giáo viên cho học sinh làm bài trên giấy không chịu đính lại thành tập Còn có tình trạng học sinh xé bài làm,vứt bài bị điểm xấu một cách vô thức Phần lớn
là do giờ trả bài chưa làm trọn yêu cầu của nó
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi mạnh dạn : Bàn thêm về việc ra đề - chấm - trả bài Tập làm văn như sau.
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
- Mục tiêu của đề tài này là theo dõi sự tiến bộ của các em qua từng bài làm,khắc phục những hạn chế trong bài làm của các em để điều chỉnh phương pháp dạyphù hợp với đối tượng học sinh Giúp học sinh học sinh đúc rút kinh nghiêm, phântích cái hay cái dở trong bài làm của mình, nêu phương hướng phấn đấu sửa chữa vàvươn lên ở những bài sau.Từ đó phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của các emgóp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn ở bậc THCS
Trang 8Để đạt được mục tiêu đó tôi đã thực hiện các giải pháp sau:
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
b.1.Ra đề:
Trước đây, tất cả các giáo viên Ngữ văn đều phải ra đề, lập đáp án biểu điểm chấmmới thấy được cái khó của việc ra đề tập làm văn.Ra được một đề văn không có gì saisót là việc đã khó rồi, tự mình lập một đáp án chính xác và lập biểu điểm chấm chođúng với trình độ của học sinh mình lại càng khó hơn Đó là cái khó của một thời ítcác loại sách dàn bài, sách những bài văn mẫu, các bộ đề
Ngày nay, các nhà sách bán nhan nhản các loại sách ra đề, có đáp án sẵn, giáo viênchỉ cần dựa vào đề và đáp án có sẵn để ra đề và đánh giá học sinh Làm như vậy rấtthuận tiện cho giáo viên và đỡ được bao nhiêu công sức của giáo viên Nhưng có lẽchúng ta cần xem xét lại vì tôi thiết nghĩ: Việc giáo viên tự ra đề dựa trên thực tiễn họcsinh của mình, dựa vào yêu cầu của chương trình, hoàn cảnh dạy và học theo đúnghoàn cảnh vùng miền, từ tình hình chính trị, văn hóa xã hội… Để ra một đề văn rồixây dựng đáp án biểu điểm chấm thích hợp sẽ có tác dụng bổ ích về nhiều mặt chogiáo viên học sinh
Ví dụ:Thay vì những có sẵn về văn thuyết minh như: “Cây lúa Việt Nam”, “Chiếcnón lá việt Nam” , “Tà áo dài Việt Nam”… Giáo viên huyện Krông Nô có thể ra đề :
“Cây cà phê trên quê hương Đăk Nông” thật gần gũi và bổ ích cho cả giáo viên lẫn họcsinh
Tiếc rằng đến nay số giáo viên tự ra đề Tập làm văn không nhiều Bởi hầu hết chúng
ta chỉ chú ý đến sự tiện lợi, đỡ mất thời gian trong khâu ra đề mà quên mất rằng : Ra
đề là một thước đo năng lực văn chương, năng lực sư phạm và trình độ nhiều mặt kháccủa người giáo viên Ngữ văn” (Giáo sư Phan Trọng Luận)
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến trong hội nghị đổi mới phương pháp dạy học văn vànhững vấn đề bức thiết về dạy Tập làm văn ở bậc Trung học: “Đã đến lúc người giáoviên cần nhận thức rõ : “Ra đề cho học sinh làm bài là một khâu hết sức quan trọngcần được tiến hành một cách nghiêm túc và có tính toán kĩ”
b.2 Yêu cầu của việc ra đề Tập làm văn:
“Cần đảm bảo tính tư tưởng, tính khoa học, tính sư phạm và vừa sức , xuất phát từkiến thức trung bình trong sách giáo khoa và trình độ trung bình của học sinh trongtừng lớp.Tránh tình trạng ra đề mà nhiều học sinh bị điểm dưới trung bình.”
Trang 9- Ra đề Ngữ văn phải kiểm tra được học sinh về các kĩ năng sau:
+ Kĩ năng sử dụng ngôn từ: dùng từ, đặt câu, lựa chọn ngữ liệu, sử dụng dấu câu + KĨ năng văn học: Bài làm của học sinh là kết quả cụ thể của việc học tập vănhọc ( các tiết văn bản) và ngôn ngữ ( các tiết tiếng Việt) của học sinh cũng chính là kếtquả cuối cùng để đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn Muốn vậy, đề phải đạtnhững yêu cầu sau:
Thứ nhất: Đề Tập làm văn trước hết phải có tính tư tưởng:
Đề làm văn trước hết phải giáo dục cho học sinh một điều gì đó trong cuộc sống.Đối với văn miêu tả, kể chuyện vấn đề không chỉ là tả cái gì, kể cái gì? Mà quan trọnghơn là tả nhằm mục đích gì? Kể nhằm mục đích gì? Mục đích phải nằm ngay trongđiều mà các em tả, trong câu chuyện mà các em kể Đối với văn nghị luận cũng vậy:Mục đích về tư tưởng phải nằm ngay trong vấn đề ra cho các em nghị luận
Muốn vậy cần ra những đề gắn liền với những sự việc, hiện tượng mà các em gầngũi, những câu chuyện mà các em thấy và nghe được; những vấn đề văn học, chínhtrị , xã hội có tính giáo dục các em về lòng yêu tổ quốc, yêu quê hương , yêu đồng bào,yêu bạn bè…
Lưu ý: Tính tư tưởng của bài phải phù hợp với nội dung cần tả, cần kể hoặc cần
nghị luận, không có tính chất gò ép
- Tính tư tưởng cũng cần gắn với đời sống của các em trong hoàn cảnh đất nướchiện nay
Ví dụ: Ra đề miêu tả, mục đích miêu tả cần nằm ngay trong đối tượng được lựa
chọn miêu tả Thường là cảnh, vật, con người… tươi vui, đẹp đẽ, đáng yêu, đáng mến: “Tả một người thầy(cô) giáo mà em yêu quý”
“Tả một người thân yêu trong gia đình”
“Tả cảnh ngôi trường em đang học”
“Tả cảnh bình minh trên quê hương em vào một buổi sáng đẹp trời”
Ra đề kể chuyện:
“Kể lại một việc làm tốt của em hoặc bạn em.”
“Kể lại một buổi sinh hoạt lớp đầy ý nghĩa”
“Kể lại niềm vui của em trong ngày khai trường”
Kể cả những chuyện tưởng tượng cũng cần lưu ý dến tính tư tưởng :
“Cái bàn tự kể lại cuộc đời phục vụ các bạn học sinh học tập tốt”
Trang 10“Chiếc khăn quàng tự kể về cuộc đời mình”.
Ra đề thuyết minh:
“Cây bút nhỏ bé mà thật tiện ích Hãy thuyết minh về cây bút”
“ Cây cà phê trên quê hương Đắk Nông”
Ra đề nghị luận:
“ Hãy phân tích một tác phẩm văn học mà em yêu thích”
“ Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi côngcộng làm ảnh hưởng tới môi trường Em hãy đặt một nhan đề cho hiện tượng ấy vàviết bài văn nêu suy nghĩ của mình”
Thứ 2: Đề Tập làm văn phải có tính khoa học:
* Về nội dung:
Vấn đề mà đề bài nêu ra phải cụ thể , phạm vi giới hạn vấn đề phải rõ ràng Ngoài
ra, vấn đề của đề bài còn phải phù hợp với thể loại văn (Đối với đề miêu tả cần phảinêu rõ tả cái gì? Ở đâu? Lúc nào? Đối với văn kể chuyện phải nêu rõ kể việc gì? Củaai? Lúc nào? Ở đâu? Đối với văn thuyết minh : thuyết minh đối tượng nào? Yêu cầuthuyết minh là gì? Đối với văn Nghị luận phải nêu rõ: Nghị luận vấn đề gì? Phạm vinghị luận (Vấn đề đưa ra nghị luận của tác giả nào?Ở sách nào hay ở đâu? Vấn đề nghịluận thuộc lĩnh vực nào trong đời sống? )
*Về hình thức:
Từ ngữ trong đề bài phải chọn lọc, trong sáng, dễ hiểu, tránh dùng những từ ngữchung chung mơ hồ làm học sinh dễ bị hiểu lầm Kết cấu câu văn phải rõ ràng, đúngngữ pháp và không được sai chính tả Nếu có xuất xứ (đối với bài văn nghị luận ) thìphải tra cứu cẩn thận, không được ghi vào đề những điều mà giáo viên chỉ nhớ mangmáng, thiếu xác thực
Thứ 3: Đề Tập làm văn phải có tính sư phạm và tính vừa sức:
Đầu tiên, đề Tập làm văn phải gây hứng thú cho học sinh Điều đó thể hiện trước hếttrong nội dung đề bài Đó là nội dung vừa nâng cao vốn hiểu biết, vốn sống cho họcsinh, vừa phát triển tư duy, giáo dục thẩm mĩ, tư tưởng cho các em
Một đề văn có tính sư phạm cao còn thể hiện ở chỗ nó phù hợp với vốn hiểu biết, vốnsống, vốn ngôn ngữ sẵn có của học sinh.Trước đề bài học sinh tự thấy nếu mình cốgắng làm bài thì có thể làm được bài hay
Trang 11Một đề văn vừa sức cần thể hiện: đúng trọng tâm chương trình, sát đối tượng học sinh,vừa với mức độ trung bình thực học của học sinh trong từng lớp, ở từng thời gian cụthể: Kết hợp kiểm tra hiểu biết với khả năng vận dụng kiến thức, gắn với đời sống xãhội và tâm lí lứa tuổi….
Một đề văn vừa sức học sinh cũng là đề văn được diễn đạt sáng rõ, ngắn , khôngthừa ý, thừa lời, không tạo sự hiểu lầm làm học sinh xa đề, lạc đề khi làm bài
Một đề văn có tính sư phạm còn thể hiện ở chỗ nó tạo điều kiện cho học sinh sángtạo, thể hiện cá tính của mình chứ không phải chép nguyên văn bài văn đã có sẵn Không ra những đề quá tầm suy nghĩ của các em, khiến các em phải có những suynghĩ già trước tuổi ( nhất là văn nghị luận)
b.3 Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu đề, tìm ý để định hướng cho học sinh:
- Tìm hiểu đề: Trước hết phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu thể, loại văn của đề.
Thường thường, người ra đề nêu yêu cầu về loại, thể một cách trực tiếp nhưng đôi khingười ra đề yêu cầu một cách gián tiếp, học sinh sẽ lúng túng nếu không được hướngdẫn
Ví dụ: Với văn miêu tả không nhất thiết phải cứ nêu rõ: “Hãy tả lại ” mà “ Hãy ghi
lại những điều quan sát của em về cảnh vật trên”, hoặc “ Cảnh vật trên đã hấp dẫn emnhư thế nào?”
- Xác định nội dung cơ bản của đề: Đây là việc quan trọng nhất trong quá trình tìmhiểu đề Nội dung cơ bản của đề thường thể hiện trong một số từ ngữ quan trọng, cầnđược đặc biệt chú ý Học sinh cần tự hỏi: Đề yêu cầu tả cái gì? Kể cái gì? Thuyết minh
về cái gì? Nghị luận vấn đề gì? Từ ngữ nào yêu cầu kể, tả, thuyết minh, nghị luận đó?
Ví dụ: Đề ra: “Hãy tả lại vườn cà phê vào mùa hoa nở rộ”
Trong đề văn này có hai ý: Đối tượng miêu tả( vườn cà phê), thời điểm miêu tả (khimùa hoa nở rộ)
- Xác định giới hạn đề: hiện nay, học sinh chưa có thói quen tìm hiểu đề một cách
tỉ mỉ.Trước một đề văn, các em thường có thái độ coi thường cho là đề dễ, hoặc hoảng
sợ cho là đề khó Nhất là văn nghị luận, các em có thể tìm được luận điểm chính songkhi phân chia luận điểm thành các luận cứ với mối quan hệ giữa các luận cứ, các emlúng túng do không nắm chắc, giới hạn phạm vi vấn đề
Đề miêu tả thường giới hạn về mục đích miêu tả,phạm vi nội dung miêu tả, về khônggian và thời gian miêu tả…