1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT CÁC HÀM Ở TIN HỌC 7, TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHAN BỘI CHÂU

14 252 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 348,86 KB

Nội dung

A. MỞ ĐẦU Môn tin học ở trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh những hiểu biết về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với những phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ thuật sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Tin học có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán, góp phần hình thành học vấn phổ thông cho học sinh. Tin học hỗ trợ cho hoạt động học tập của học sinh, góp phần làm tăng hiệu quả giáo dục. Tin học tạo ra môi trường thuận lợi cho học tập suốt đời và học từ xa, làm cho việc trang bị kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân cách học sinh không chỉ giới hạn trong khuôn khổ của nhà trường, mà con có thể thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Các kiến thức kĩ năng trong môi trường học tập này thường xuyên được cập nhật làm cho học sinh có khă năng đáp ứng những đòi hởi mới nhất của xã hội. Bộ môn tin học ở trường THCS được chia làm hai phần chính: Lý thuyết và thực hành. Hai phần này đều có tác dụng bổ trợ cho nhau, qua lí thuyết các em sẽ định hình được giờ học thực hành sắp tới sẽ làm gì và có thể khai thác thêm mà không bỡ ngỡ trước những câu hỏi mà giáo viên đưa ra. Ngược lại, phần thực hành có tác dụng củng cố lại kiến thức của lý thuyết, buộc người học phải nắm được nội dung của lý thuyết. Đặc biệt ở bộ môn Tin học lớp 7 cung cấp cho học sinh một số kiến thức và kĩ năng ban đầu về chương trình bảng tính Excel là cung cấp các công cụ, tính năng mạnh hỗ trợ tính toán trong bảng tính. Cách sử dụng các hàm trong bảng tính được thiết kế sẵn là các phép tính đặc biệt và phức tạp, nên giáo viên cần cho học sinh biết hàm được thiết kế sẵn có cú pháp riêng, đòi hỏi học sinh phải tuân thủ quy tắc sử dụng hàm, phải có kỹ năng thực hành thành thạo, nhưng do hoàn cảnh gia đình, một số học sinh chưa có máy tính nên không có điều kiện luyện tập nhiều trên máy tính và chưa biết vận dụng các hàm để giải quyết bài toán. Là một giáo viên, thành quả đạt được trong lao động là chất lượng học tập của học sinh trong bộ môn mình phụ trách, tôi luôn trăn trở và tự hỏi làm thế nào để có nhiều học sinh học tốt làm được nhiều bài tập về hàm trong Excel. Chính điều đó tôi mạnh dạn viết nên giải pháp hữu ích “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các hàm ở tin học 7” với hy vọng cùng bạn đọc rút ra những kinh nghiệm, những phương pháp tích cực hơn nữa với việc truyền đạt nội dung kiến thức này.

Trang 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT CÁC HÀM Ở TIN HỌC 7, TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ

SỞ PHAN BỘI CHÂU

A MỞ ĐẦU

Môn tin học ở trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh những hiểu biết về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với những phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ thuật sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống Tin học có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán, góp phần hình thành học vấn phổ thông cho học sinh

Tin học hỗ trợ cho hoạt động học tập của học sinh, góp phần làm tăng hiệu quả giáo dục Tin học tạo ra môi trường thuận lợi cho học tập suốt đời và học từ

xa, làm cho việc trang bị kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân cách học sinh không chỉ giới hạn trong khuôn khổ của nhà trường, mà con có thể thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc Các kiến thức kĩ năng trong môi trường học tập này thường xuyên được cập nhật làm cho học sinh có khă năng đáp ứng những đòi hởi mới nhất của

xã hội

Bộ môn tin học ở trường THCS được chia làm hai phần chính: Lý thuyết và thực hành Hai phần này đều có tác dụng bổ trợ cho nhau, qua lí thuyết các em sẽ định hình được giờ học thực hành sắp tới sẽ làm gì và có thể khai thác thêm mà không bỡ ngỡ trước những câu hỏi mà giáo viên đưa ra Ngược lại, phần thực hành

có tác dụng củng cố lại kiến thức của lý thuyết, buộc người học phải nắm được nội dung của lý thuyết

Đặc biệt ở bộ môn Tin học lớp 7 cung cấp cho học sinh một số kiến thức và

kĩ năng ban đầu về chương trình bảng tính Excel là cung cấp các công cụ, tính năng mạnh hỗ trợ tính toán trong bảng tính

Cách sử dụng các hàm trong bảng tính được thiết kế sẵn là các phép tính đặc biệt và phức tạp, nên giáo viên cần cho học sinh biết hàm được thiết kế sẵn có

cú pháp riêng, đòi hỏi học sinh phải tuân thủ quy tắc sử dụng hàm, phải có kỹ năng thực hành thành thạo, nhưng do hoàn cảnh gia đình, một số học sinh chưa có máy

Trang 2

tính nên không có điều kiện luyện tập nhiều trên máy tính và chưa biết vận dụng các hàm để giải quyết bài toán

Là một giáo viên, thành quả đạt được trong lao động là chất lượng học tập của học sinh trong bộ môn mình phụ trách, tôi luôn trăn trở và tự hỏi làm thế nào

để có nhiều học sinh học tốt làm được nhiều bài tập về hàm trong Excel Chính

điều đó tôi mạnh dạn viết nên giải pháp hữu ích “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các hàm ở tin học 7” với hy vọng cùng bạn đọc rút ra những kinh nghiệm,

những phương pháp tích cực hơn nữa với việc truyền đạt nội dung kiến thức này

B NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận.

1 Các hàm: SUM, AVERAGE, MAX, MIN

Chương trình tin học ở lớp 7, trang bị cho học sinh một số kiến thức ban đầu về hàm: SUM (hàm tính tổng), AVERAGE (hàm tình trung bình cộng), MAX (hạm xác định giá trị lớn nhất), MIN (hàm xác định giá trị nhỏ nhất) Ở đây giáo viên chỉ đặt vấn đề nghiên cứu cú pháp của hàm, học sinh vận dụng có hiệu quả các hàm trong từng bài toán Giáo viên không được mô tả bằng lời mà phải trình bày một cách tường minh các hàm

- Hàm tính tổng

Cú pháp:

=SUM(biến 1, biến 2, …, biến n)

- Hàm tính trung bình cộng

Cú pháp:

=AVERAGE(biến 1, biến 2, …, biến n)

- Hàm xác định giá trị lớn nhất

Cú pháp:

=MAX(biến 1, biến 2, …, biến n)

- Hàm xác định giá trị nhỏ nhất

Cú pháp:

=MIN(biến 1, biến 2, …, biến n)

Trang 3

2 Ý nghĩa

Bước đầu sử dụng các hàm SUM, AVERAGE, MIN, MAX có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn về ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, chẳng hạn:

- Học xong các hàm này, các em có thể tự tính điểm trung bình hcoj kì cho bản thân

- Biết vận dụng các hàm vào giải một số bài tập toán từ đơn giản đến phức tạp

- Tính tổng của các số hạng

- Tính trung bình cộng của một dãy số

- Xác định được giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một dãy số hạng nào đó

II Thực trạng ở trường THCS Phan Bội Châu

1 Thuận lợi

– Được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện tốt cho giáo viên phát huy năng lực chuyên môn

– Có sự hợp tác, giúp đỡ, tương tác của các đồng nghiệp và tổ chuyên môn – Là năm học thứ 13 ở trường THCS Phan Bội Châu nên đa số các em có ý thức học tập và có ý thức bảo vệ phòng máy tốt

– Điều kiện cơ sở vật chất tốt hoàn toàn có thể giúp giáo viên và học sinh thực hiện việc dạy – học tốt

2 Khó khăn

- Tuy còn một số ít giáo viên dạy học theo phương thức thầy giảng trò ghi, thầy đọc trò chép, thì hiệu quả lĩnh hội kiến thức rất thấp dẫn đến việc học sinh áp dụng công thức hay các hàm SUM, AVERAGE, MIN, MAX vào giải quyết các bài tập thực tế chưa thật linh hoạt, đôi khi còn một số ít học sinh không nhớ cú pháp của các hàm

- Một số ít giáo viên chưa phát huy được thầy là người hướng đạo còn cho học sinh phải tự tìm ra cách giải, tự nghiên cứu, sáng tạo, kĩ năng và phát triển tư duy cho học sinh, nên một số học sinh trong quá trình thực hành chưa sử dụng tốt địa chỉ của ô tính, khối ô vào tính toán cũng như thực hiện sao chép các ô chứa công thức

Trang 4

- Việc học lý thuyết tiếp xúc với các từ tiếng anh chuyên ngành còn hạn chế, đôi khi máy tính đặt ra câu hỏi tiếng Anh học sinh không biết máy tính báo lỗi gì, hay máy tính yêu cầu thực hiện công việc gì

- Hơn nữa khi thực hành các em chưa làm chủ được mình còn mang tính bị động, bỡ ngỡ với những trường hợp máy tính báo lỗi khi nhập sai tên hàm hoặc sai

cú pháp

Trước khi thực hiện giải pháp , tôi đã thực hiện khảo sát ở lớp 7A năm học 2015-2016 (vào tuần 09) sau khi học xong bài “Sử dụng các hàm để tính toán” thông qua bài kiểm tra 15 phút

Đề ra

Câu 1 Cho bảng tính:

TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT

NĂM NGHIỆP NÔNG NGHIỆP CÔNG DỊCH VỤ TỔNG

Yêu cầu:

1, Nhập dữ liệu cho bảng tính

2, Tính tổng giá trị sản xuất của vùng đó theo từng năm

3, Tính giá trị sản xuất trung bình trong sáu năm

4, Hãy sử dụng hàm MAX và MIN để xác định tổng lớn nhất và nhỏ nhất

Sau khi khảo sát thu được kết quả sau:

THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG

STT LỚP SĨ SỐ GIỎI KHÁ T BÌNH YẾU TRÊN T.BÌNH

SL TL(%) TL(%) TL(%) TL(%) TL(%)

Trang 5

Qua khảo sát chúng ta thấy học sinh yếu còn khá cao 9 học sinh( %) Vậy chúng ta phải có biện pháp để các em vận dung các hàm vào giải các bài toán một cách hiệu quả hơn, nâng tỉ lệ học sinh khá, giỏi lên và giảm học sinh yếu kém xuống Muốn được như vậy chúng ta cần có biện pháp tốt hơn để giúp các em khắc sâu, nhớ kiến thức và biết vận dụng kiến thức vào các bài toán một cách linh hoạt hơn, khơi dậy hứng thú học tập cho các em

III GIẢI PHÁP

1 Tạo tình huống

- Giáo viên cần sử dụng tốt các tình huống như sách giáo khoa gợi mở, để dẫn dắt học sinh vào bài mới:

Làm sao chúng ta có thể tính TỔNG ĐIỂM, ĐIỂM TB và xác định ĐIỂM TB cao nhất, ĐIỂM TB thấp nhất từ đó kích thích sự hứng thú học tập của các em, các

em sẽ tập trung vào tìm hiểu bài học

2 Xây dựng cú pháp chung cho các hàm

Để thực hiện tính TỔNG ĐIỂM, ĐIỂM TB và xác định ĐIỂM TB cao nhất, ĐIỂM TB thấp nhất Giáo viên cần xây dựng các hàm tính tổng, hàm tính trung

bình cộng, hàm xác định giá trị lớn nhất, hàm xác định giá trị nhỏ nhất Do vậy trước khi xây dựng cú pháp của các hàm, giáo viên nên cho học sinh nhắc lại Hàm

là gì? Cách nhập hàm vào ô tính Nội dung này có thể thực hiện như sau:

Trang 6

- Giáo viên đưa ra cú pháp chung cho các hàm:

= Tên hàm(biến 1, biến 2, biến 3, …, biến n)

- Khi học sinhnawms vững cú pháp chung thì việc vận dụng giải toán chỉ cần nhớ tên hàm

- Giới thiệu tên các hàm

+, Tên hàm tính tổng là SUM

+, Tên hàm tính trung bình cộng là AVERAGE

+, Tên hàm xác định giá trị lớn nhất là MAX

+, Tên hàm xác định giá trị nhỏ nhất là MIN

Phát huy tính tích cực của cá nhân học sinh, nhóm học sinh

- Giáo viên cần phát huy triệt để tính tích cực và chủ động của học sinh, chủ yếu ở nội dung: xây dựng cú pháp và nêu ý nghĩa của các hàm

- Như ở trên đã nêu tên được các hàm, yêu cầu học sinh:

+, Học sinh 1: Viết cú pháp của hàm tính tổng

=SUM(biến 1, biến 2, …, biến n) +, Học sinh 2: Viết cú pháp của hàm tính trung bình cộng

=AVERAGE(biến 1, biến 2, …, biến n) +, Học sinh 3: Viết cú pháp của hàm xác định giá trị lớn nhất

=MAX(biến 1, biến 2, …, biến n) +, Học sinh 4: Viết cú pháp của hàm xác định giá trị nhỏ nhất

=MIN(biến 1, biến 2, …, biến n)

- Trong cú pháp của hàm, giáo viên cần nhấn mạnh về dấu phân cách giữa các biến, các biến ở đây bao gồm các số, địa chỉ ô, khối ô

- Lấy ví dụ minh họa về hàm có sử dụng các biến trong công thức kết hợp các

số, ô, khối

Giáo viên cần hướng dẫn thật chi tiết các ví dụ:

 Hàm tính tổng (giáo viên đưa ra ví dụ và hướng dẫn cách giải cho học sinh)

Ví dụ 1: Tính tổng 3 số 7, 8, 9 có thể được tính bằng cách nhập nội dung sau

vào ô tính:

=SUM(7,8,9)

Trang 7

Ví dụ 2: Giả sử ô A2 chứa số 7, ô B2 chứa số 8, và ô B3 chứa số 9

=SUM(A2B2,B3)

Ta cũng có thể dùng kết hợp các biến số và địa chỉ ô

=SUM(C2,D2,E2,5)

Ví dụ 3: Để đơn giản việc liệt kê các giá trị khi tính toán, ta có thể sử dụng địa

chỉ khối ô:

=SUM(A1:C5)

 Hàm tính trung bình cộng (giáo viên đưa ra ví dụ và yêu cầu học sinh đưa ra cách giải)

Ví dụ 1: Tính trung bình cộng 3 số 7, 8, 9

=AVERAGE(7,8,9) cho kết quả là (7+8+9)/3=8

Ví dụ 2: Giả sử khối ô C5:D6 lần lượt chứa các giá trị 6, 8, 5, 7 Tính trung bình

cộng các giá trị trong khối ô đã cho?

= AVERAGE(C5:D6)

Ví dụ 3: Giả sử khối ô C5:D6 lần lượt chứa các giá trị 6, 8, 5, 7 Tính trung bình

cộng các giá trị trong khối ô đã cho và cả số 9?

= AVERAGE(C5:D6, 9)

Ví dụ 4: Giả sử khối ô C5:D6 lần lượt chứa các giá trị 6, 8, 5, 7 Hàm sau cho

kết quả là bao nhiêu?

= AVERAGE(C5:D6, D5)

 Hàm xác định giá trị lớn nhất (giáo viên đưa ra ví dụ và yêu cầu học sinh đưa ra cách giải)

Ví dụ 1: Dùng hàm đã học Tìm số lớn nhất trong 3 số 7, 8, 9

=MAX(7,8,9)

Ví dụ 2: Giả sử khối ô C5:D6 lần lượt chứa các giá trị 6, 8, 5, 7 Các hàm sau cho

kết quả gi?

= Max(C5:D6)

= Max(C5:D6, 9)

= Max(C5:D6, D5)

 Hàm xác định giá trị nhỏ nhất (giáo viên đưa ra ví dụ và yêu cầu học sinh đưa ra cách giải)

Trang 8

Ví dụ 1: Dùng hàm đã học Tìm số lớn nhất trong 3 số 7, 8, 9

=MIN(7,8,9)

Ví dụ 2: Giả sử khối ô C5:D6 lần lượt chứa các giá trị 6, 8, 5, 7 Các hàm sau cho kết quả gi?

= Min(C5:D6)

= Min(C5:D6, 9)

= Min(C5:D6, -15)

- Giáo viên cho các nhóm thảo luận để tính:

+, Nhóm 1: Tính TỔNG ĐIỂM

+, Nhóm 2: Tính ĐIỂM TB

+, Nhóm 3: Xác định ĐIỂM TB cao nhất

+, Nhóm 4: Xác định ĐIỂM TB thấp nhất

Các nhóm phải nhập được các hàm như sau:

3 Sao chép công thức có chứa địa chỉ ô, khối ô trong bảng tính Excel

Mục tiêu của việc sử dụng hàm là tính toán nhanh, chính xác và đơn giản việc liệt kê các giá trị khi tính toán Do đó việc sao chép công thức có chứa địa chỉ

ô, khối ô là rất cần thiết

Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bước sao chép, chỉ cần nhập công thức ban đầu tại ô G3 các ô còn lại chỉ cần sao chép công thức là được kết quả ngay Tương tự cho cột điểm TB tại ô H3 các ô còn lại chỉ cần sao chép công

Trang 9

thức là được kết quả ngay Cách này là cách mà học sinh dễ sử dụng công thức để tính toán và ít sai sót Sau khi thực hiện các bước, thu được bảng sau:

4 Giúp học sinh khắc phục các lỗi thường gặp khi sử dụng hàm

- Giáo viên cần chú ý cho học sinh là mỗi hàm có tên hàm và phần biến số của hàm, các biến số được liệt kê trong cặp dấu ( ) và cách nhau bới dấu (,) Tên hàm không cần phân biệt chứ hoa hay chữ thường, nhưng phải viết đúng tên hàm

- Khi học các hàm trong Excel học sinh tiếp xúc với các từ tiếng anh nên việc phát âm các từ tiếng anh chưa chuẩn hoặc chưa chính xác cho nên giáo viên cần hướng dẫn các em đọc tên hàm cho đúng

- Khi sử dụng hàm các em thường hay quên gõ tên hàm, sau đó gõ khoảng trắng rồi mới gõ tiếp các biến số như thế không đúng cú pháp hàm nên máy tính sẽ báo lỗi

- Khi các em gõ sai tên ham thì chương trình Excel thông báo lỗi và buộc các

em phải sửa lại cú pháp hàm hoặc tên hàm cho đúng

Trang 10

Ví dụ: Khi gặp thông báo lỗi #NAME? có nghĩa là sai tên hàm và yêu cầu các em

xem lại tên hàm có đúng không

Để tránh tình trạng báo lỗi trên giáo viên hướng dẫn các em học cách ghi tên hàm cho chính xác

5 Giáo án tiết dạy

Sau đây là giáo án một tiết dạy cụ thể mà tôi thực hiện tại đơn vị cơ sở về nội dung sử dụng hàm

Bài 4 SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (tiếp)

1 MỤC TIÊU

1 Kiến thức

- Hiểu ý nghĩa của các hàm: Sum, Average, Max, Min

- Hiểu cách sử dụng hàm

- Hiểu hai cách nhập hàm vào ô tính

2 Kỹ năng

- Viết đúng quy tắc các hàm

- Biết sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ ô tính

- Vận dụng tốt các hàm Sum, Average, Max, Min đã học vào việc giải các bài tập

3 Thái độ.

- Nhận thức được sự tiện lợi khi sử dụng hàm để tính toán

- Thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức muốn tìm hiểu thêm các hàm khác trong Excel

4 Năng lực hướng tới: Biết sử dụng các hàm Sum, Average, Max, Min để

tính toán cho các bài toán quen thuộc và một số bài tập trong thực tế

2 CHUẨN BỊ

2.1 Giáo viên: Giáo án, SGK, Máy tính, Máy chiếu.

2.2 Học sinh: Vở ghi chép, SGK, Các dụng cụ học tập khác, xem trước bài

học

3 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

3.1 Ổn định tổ chức.

- Kiểm tra sĩ số:

Trang 11

- Ổn định lớp.

3.2 Kiểm tra bài cũ.

Câu 1 Hàm là gì? Em hãy nêu cách sử dụng hàm trong Excel?

3.3 Tiến trình dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

Hoạt động 1: Một số hàm trong

chương trình bảng tính

a Hàm tính tổng.

Gv: Hãy tính tổng điểm 3 số 7, 8, 9

Hs: Tính tổng: 7+8+9 = 24

Gv: Có một cách tính tổng khác như

sau:

=Sum (7,8,9)

Giới thiệu hàm Sum

Gv: Các biến: biến 1, biến 2, …, biến n

có giới hạn số lượng không?

Hs:Không

Gv: Hướng dẫn cách giải cho HS

+, Gõ dấu =

+, Gõ tên hàm theo đúng cú pháp

+, Gõ Enter

GV: = Sum(7,8,9) Enter cho kết quả gì?

HS: kết quả 7+8+9 = 24

Gv: Yêu cầu HS thực hiện ví dụ 2.

Hs: Thực hiện

Gv: Đưa ra một số ví dụ khác và gọi Hs

thực hiện

Hs: thực hiện.

b Hàm tính trung bình cộng.

- Cú pháp: = AVERAGE(biến 1, biến 2,

…, biến n)

GV: biến 1, biến 2, …, biến n gọi là

gì?

Hs: Tìm hiểu sách giáo khoa và trả lời.

- Chức năng ?

3 Một số hàm trong chương trình bảng tính

a Hàm tính tổng.

- Cú pháp:

= SUM(biến 1, biến 2, …, biến n)

- Chức năng:

Cho kết quả là tổng các dữ liệu

số trong các biến

Ví dụ 1: Tính tổng 3 số 7, 8, 9 có thể được tính bằng cách nhập nội dung sau vào ô tính:

=SUM(7,8,9)

Ví dụ 2: Giả sử ô A2 chứa số 7, ô B2 chứa số 8, và ô B3 chứa số 9

=SUM(A2B2,B3)

Ta cũng có thể dùng kết hợp các biến

số và địa chỉ ô

=SUM(C2,D2,E2,5)

Ví dụ 3: Để đơn giản việc liệt kê các giá trị khi tính toán, ta có thể sử dụng địa chỉ khối ô:

=SUM(A1:C5)

Hàm Sum cho phép sử dụng địa

chỉ khối trong công thức tính

b Hàm tính trung bình cộng.

- Cú pháp:

= AVERAGE(biến 1, biến 2, …, biến n)

- Chức năng:

Cho kết quả là giá trị trung bình của các dữ liệu số trong các biến

Trang 12

GV: Yêu cầu Hs thực hiện ví dụ

Hs:

=AVERAGE(7,8,9);

GV:Khi bấm phím Enter hàm sẽ cho kết

quả gì?

Hs: 8

GV: yêu cầu HS xác định kết quả của ví

dụ 2

HS: trả lời

c Hàm xác định giá trị lớn nhất

Giáo viên đưa ra ví dụ:

= MAX(45,56,65,24);

- Cú pháp?

Gv: Tìm hiểu sách giáo khoa và trả lời.

- Chức năng?

Hs: Tìm hiểu sách giáo khoa và trả lời.

GV: =Max(7,8,9) cho kết quả là bao

nhiêu?

Hs: 9

GV: yêu cầu HS xác định kết quả của ví

dụ 2

d Hàm xác định giá trị nhỏ nhất.

Cú pháp:

MIN(a,b,c );

- Chức năng: cho kết quả là giá trị nhỏ

nhất trong các biến

GV: =Min(7,8,9) cho kết quả là bao

nhiêu?

Hs: 7

GV: yêu cầu HS xác định kết quả của ví

dụ 2

Ví dụ 1: Tính trung bình cộng 3 số 7,

8, 9

=AVERAGE(7,8,9) cho kết quả là (7+8+9)/3=8

Ví dụ 2: Giả sử khối ô C5:D6 lần lượt chứa các giá trị 6, 8, 5, 7 Các hàm sau cho kết quả gi?

= AVERAGE(C5:D6)

= AVERAGE(C5:D6, 9)

= AVERAGE(C5:D6, D5)

c Hàm xác định giá trị lớn nhất

- Cú pháp:

= MAX(biến 1, biến 2, …, biến n);

- Chức năng:

Cho kết quả là giá trị lớn nhất trong các biến

Ví dụ 1:

=Max(7,8,9) cho kết quả là: 9

Ví dụ 2: Giả sử khối ô C5:D6 lần lượt chứa các giá trị 6, 8, 5, 7 Các hàm sau cho kết quả gi?

= Max(C5:D6)

= Max(C5:D6, 9)

= Max(C5:D6, D5)

d Hàm xác định giá trị nhỏ nhất.

- Cú pháp:

= MIN(biến 1, biến 2, …, biến n);

- Chức năng:

Cho kết quả là giá trị nhỏ nhất trong các biến

Ví dụ 1:

=Min(7,8,9) cho kết quả là: 9

Ví dụ 2: Giả sử khối ô C5:D6 lần lượt chứa các giá trị 6, 8, 5, 7 Các hàm sau cho kết quả gi?

= Min (C5:D6)

= Min (C5:D6, 9)

= Min (C5:D6, -15)

Hoạt đồng 2 Ứng dụng vào bài tập

Ngày đăng: 11/09/2018, 09:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w