1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Huy động và sử dụng vốn tại công ty cổ phần phát triển công nghệ và quảng cáo Quang Vinh

105 255 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 241,86 KB

Nội dung

Luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu về vốn, cách thức huy động và sử dụng vốn trong doanh nghiệp trên cơ sở tổng quan có chọn lọc về quan điểm cơ bản của các nhà kinh tế học, tổ chức trong và ngoài nước kết hợp đúc rút từ thực tiễn. Tác giả đã đề xuất quan niệm về vốn, cách thức huy động và sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Từ cơ sở lý luận đã nêu, tác giả thiết lập các mô hình huy động và sử dụng vốn áp dụng vào điều kiện thực tiễn tại doanh nghiệp tại Việt Nam, cụ thể là Công ty Quang Vinh để phân tích, đánh giá các cơ hội, thách thức đồng thời tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của công tác huy động và sử dụng vốn tại công ty Quang Vinh đồng thời đưa ra các khuyến nghị đối với doanh nghiệp và nhà nước để tạo thuận lợi cho việc huy động và sử dụng vốn trong doanh nghiệp đảm bảo doanh nghiệp hoạt động ổn định, bền vững trong nền kinh tế.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trang 3

Hà Nội – 2015

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU VIẾT TẮT 3

Trang 4

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Tình hình nghiên cứu 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Kết cấu của đề tài 8

CHƯƠNG 1 9

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN, HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 9

1.1 Cơ sở lý luận về vốn 9

1.1.1 Vốn và các đặc trưng của vốn 9

1.1.2 Sự hình thành và vận động của Vốn trong doanh nghiệp 11

1.1.3 Phân loại vốn 13

1.1.4 Vai trò của vốn 15

1.2 Huy động và sử dụng vốn trong doanh nghiệp 16

1.2.1 Sự cần thiết huy động vốn 16

1.2.2 Các phương pháp huy động vốn 18

1.2.3 Lợi ích và chi phí huy động vốn 24

1.2.4 Sử dụng vốn 28

1.3 Mối quan hệ giữa huy động và sử dụng vốn trong doanh nghiệp 30

1.4 Nhân tố ảnh hưởng huy động và sử dụng vốn trong doanh nghiệp 31

1.4.1 Nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn 31

1.4.2 Nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng vốn 32

1.5 Mô hình phân tích xử lý số liệu và phân tích vốn và kế hoạch hóa tài chính trong doanh nghiệp 33

1.5.1 Xác định diễn biến thay đổi nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn 33

1.5.2 Lập Bảng phân tích 35

1.6 Các chi tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 36

1.7 Những nguyên tắc cơ bản về huy động và sử dụng vốn 41

CHƯƠNG 2 43

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ QUẢNG CÁO QUANG VINH 43

2.1 Tổng quan về công ty 43

2.1.1 Sơ lược về lĩnh vực thiết kế, in ấn quảng cáo 43

2.1.2 Quá trình hình thành và lĩnh vực hoạt động của công ty 43

2.1.3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ 45

Trang 5

2.1.4 Nhân lực của công ty 47

2.2 Thực trạng huy động và sử dụng vốn tại công ty Quang Vinh 50

2.2.1 Thực trạng huy động vốn 50

2.2.2 Thực trạng sử dụng vốn 60

2.2.3 Những thành tựu và hạn chế về công tác huy động và sử dụng vốn tại công ty cổ phần phát triển công nghệ và quảng cáo Quang Vinh 68

CHƯƠNG 3 77

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ QUẢNG CÁO QUANG VINH 77

3.1 Những cơ hội, thách thức, định hướng, chiến lược và mục tiêu của công ty trong thời gian tới 77

3.1.1 Cơ hội 77

3.1.2 Thách thức 78

3.1.3 Định hướng phát triển của công ty 79

3.1.4 Chiến lược phát triển trung và dài hạn 79

3.1.5 Các mục tiêu của Doanh nghiệp 80

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn 81

3.2.1 Mục tiêu huy động và sử dụng vốn trong thời gian tới 81

3.2.2 Giải pháp huy động vốn 82

3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 87

3.2.4 Giải pháp Hoàn thiện cơ cấu vốn 95

3.2.5 Kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp 97

3.2.6 Giải pháp nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên 98

3.3 Kiến nghị 99

KẾT LUẬN 101

Trang 6

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU VIẾT TẮT

Trang 7

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vốn có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh.Bất kỳ một tổ chức nào khi tham gia sản xuất cũng cần một lượng vốn nhấtđịnh để tài trợ cho tài sản ban đầu, các khoản tài trợ để duy trì và phát triểncủa tổ chức Do đó, việc hình thành cơ sở lý luận về hoạt động huy động và

sử dụng vốn áp dụng vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanhnghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh cho các doanh nghiệp

Trên thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về đề tài Huyđộng và sử dụng vốn nhưng chưa có một đề tài, công trình nghiên cứu nàonghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết về huy động và sử dụng vốn trong lĩnhvực thiết kế và in ấn quảng cáo tại Việt Nam Trước sự biến động của nềnkinh tế ngày càng gay gắt, Công ty cổ phần phát triển công nghệ và quảng cáoQuang Vinh gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về vốn trong việchuy động vốn đểổnđịnh và phát triển sản xuất kinh doanh Do vậy, trong quátrình học tập nghiên cứucao học kinh tế chuyên ngành quản trị kinh doanh tácgiảđãđịnh hướng nghiên cứu về hoạt động huy động và sử dụng vốn cho công

ty Cổ phần phát triển công nghệ và quảng cáo Quang Vinh để hình thành nên

cơ sở lý luận, tư duy nhận thức về huy động và sử dụng vốn cho các chủdoanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần phát triển công nghệ và quảngcáo Quang Vinh nói riêng Nghiên cứu về huy động và sử dụng vốn trongdoanh nghiệp là nhiệm vụ cấp thiết và phù hợp với chuyên ngành mà tácgiảđang nghiên cứu Với ý nghĩa này, đề tài nghiên cứu góp phần nâng cao sựphát triển của doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần phát triển côngnghệ và quảng cáo Quang Vinh nóiriêng hoàn thiện kế hoạch tài chính tốt hơn

Trang 8

để chủ động nguồn vốn trong kinh doanh và góp phần tăng lợi nhuận cho chủ

sở hữu trong doanh nghiệp

Xuất phát từ thực tế và các vấn đề lý luận trên, tác giả đã chọn đề tài: Huy

động và sử dụng vốn tại công ty cổ phần phát triển công nghệ và quảng cáo Quang Vinhlà đề tài nghiên cứu hoàn thành khóa học thạc sỹ tại trường Đại

học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Với đề tài nghiên cứu này, tác giả chú trọng đi giải quyết ba câu hỏi lớn:

Thứ nhất: Tại sao phải huy động vốn?

Thứ hai: Huy động vốn từ những nguồn nào?

Thứ ba: Giải pháp nào để huy động nguồn vốn sử dụngvốn huy động đượctrong doanh nghiệp?

2 Tình hình nghiên cứu

Trên thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài huy động và sửdụng vốn trong doanh nghiệp, cho công ty, tổng công ty trong và ngoài quốcdoanh Về cơ bản các công trình nghiên cứu đã cũng cấp hệ thống tri thức kháđầy đủ về cơ sở lý luận Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu có hạn chế là hệthống lý thuyết quá nhiều, dàn trải chung cho nhiều ngành nghề khách nhau,đối tượng hướng tới là các bộ phận hoạch định làm nhiệm vụ chuyên môn,các cách thức huy động vốn hiện thời trên thị trườngđang áp dụng thì không

sử dụng được tại công ty tác giả nghiên cứu như huy động vốn trên thị trườngvốn là phát hành trái phiếu, cổ phiếu… Trong khi đó tác giả chú trọngnghiên cứu đề tài phục vụ cho đối tượng các nhà quản lý một hệ thống tri thứcngắn gọn, thể hiện đúng bản chất vấn đề về cách thức huy động và sử dụngvốn trên thị trường vốn Công trình nghiên cứu sau khi bảo vệ được ứng dụngvào trực tiếp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà tác giảđang nghiên cứu để tìm ra căn nguyên của vấn đề đồng thời tìm ra các giải

Trang 9

pháp hữu hiệu để giúp ban quản trị công ty quyết định đúng đắn để doanhnghiệp được phát triển bền vững.

Các công trình nghiên cứu về vốn trước đề tài nghiên cứu này như thị trườngvốn, thị trường tiền tệ, thị trường tài chính, thị trường chứng khoán… có vaitrò rất lớn trong việc hình thành quan điểm của tác giả về công tác huy động

và sử dụng vốn để làm cụ thể hơn vấn đề này trong một doanh nghiệp cụ thể

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

Với đề tài nghiên cứu này, tác giảlàmrõ bản chất của vốn đồng thời nghiêncứu các cách thức huy động vốn trên thị trường vốn và cách thức quản trịđồng vốn để tối đa hóa giá trị đồng vốn huy động được thành cơ sở lý thuyếtsau đó áp dụng vào công ty Quang Vinh để phân tích, đánh giá năng lực huyđộng và sử dụng vốn tại sau đó đưa ra các khuyến nghị cần thiết

Nhiệm vụ:

- Hệ thống có chọn lọc các lý thuyết về vốn, phân tích bản chất và sự vậnđộng của vốn một cách cô đọng nhất phục vụ cho người quản lý

- Phân tích các hình thức huy động vốn trên thị trường để tìm ra các lợithế và bất lợi

- Thống kê, phân tích hệ thống tài chính công ty để tìm ra các điểm chưaphù hợp đồng thời đề xuất các giải pháp để khắc phục những tồn tại đó

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Tác giả tập trung nghiên cứu bản chất của vốn và các yếu tố cấu thành vốnsau đóáp dụng vào thực tế tạicông ty cổ phần phát triển công nghệ và quảngcáoQuang Vinh về ngành/lĩnh vực đang hoạt động kết hợp với báo cáo tài

Trang 10

chính cụ thể là các nguồn vốn được tài trợ và sử dụng vốn trong hoạt động sảnxuất kinh doanh để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu từ đó hình thành các giảipháp để khắc phục và đưa ra các khuyến nghị cho doanh nghiệp.

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận:

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Phương pháp nghiên cứu:

Thống kê số liệu của của công ty cổ phần phát triển công nghệ và quảngcáoQuang vinh về các mặt lĩnh vực ngành hoạt động, nhân sự, số liệu tàichính kế toán qua các năm để phục vụ công tác nghiên cứu và xử lý số liệunhư sau:

- Phân tích xu hướng bằng cách so sánh các tỷ số tài chính của công ty quanhiều năm để thấy được xu hướng tốt lên hay xấu đi của các tỷ số tàichính

- Phân tích cơ cấu báo cáo tài chính: xác định thay đổi của từng khoảnmục trong báo cáo tài chính

pháp tỷ lệ doanh thu

Trang 11

6 Kết cấu của đề tài

Với đề tài nghiên cứu “Huy động và sử dụng tại công ty cổ phần phát triểncông nghệ vàquảng cáo Quang Vinh ngoài phần mở đầu, kết luận, các Bảng,danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt và các Bảng biểuluận vănđược trình bày như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn, huy động và sử dụng vốn trong doanh

nghiệp

Chương 2: Thực trạng huy động và sử dụng tại công ty cổ phần phát triển

công nghệ và quảng cáo Quang vinh

Chương 3: Một số giải pháp huy động và sử dụng vốn tại công ty cổ phần

phát triển công nghệ vàquảng cáo Quang Vinh

Trang 12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN, HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN

TRONG DOANH NGHIỆP

Vậy vốn là gì?

Vốn là giá trị ứng trước ban đầu để mua tư liệu sản xuât và sức lao động đểthực hiện một hoặc tất cả các công đoạn kinh doanh nhằm mục đích tạo ra lợinhuận

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn ban đầu tồn tại dưới nhiều dạngkhác nhau tùy vào mong muốn của chủ thể kinh doanh Tuy nhiên, chúng tacần phải phân biệt đâu là vốn thực sự doanh nghiệp đang cần và tiêu chuẩnnào cho vốn kinh doanh? Điều đó tạo nên các đặc trưng của vốn

Thứ nhất: Vốn phải hợp pháp tức là vốn phải có chủ sở hữu xác định

Thứ hai: Vốn phải có giá trị và được xã hội thừa nhận.

Thứ ba: Vốn phải được tích lũy đủ về lượng.

Thứ tư: Vốn phải được đưa vào lưu thông

Thứ năm: Vốn vận động nhằm mục đích sinh lời.

Thứ sáu: Vốn luôn khan hiếm và có giá trịtheo thời gian

Thứ bảy: Vốn tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như tiền, tài sản, bất động

sản, tài sản vô hình…

Trang 13

Như vậy, đối với doanh nghiệp có rất nhiều loại tài sản có giá trị nhưng khôngphải tài sản nào cũng đủ điều kiện để trở thành vốn trong doanh nghiệp chẳnghạn như vốn bằng tiềncần huy động là 500 triệu nhưng thực huy động chỉđược 400 triệu vậy thì kế hoạch kinh doanh hoàn toàn bị đổ vỡ, hoặc công tycần vốn để có oto cho bộ phận kinh doanh thì bạn có thể góp vốn để mua ô tôhoặc góp bằng chính cái ô tô bạn đang có chứ không thể góp vốn bằng cái xemáy được.

Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất để phát triển sản xuất,phát triển đời sống xã hội nhưng vốn cũng tồn tại hai mặt đó là giá trị và khanhiếm Nó giá trị vì là điều kiện tiên quyết để ổn định và phát triển sản xuấtkinh doanh nhưng nó khan hiếm vì bị giới hạn về mặt lượng Vì vậy, doanhnghiệp bắt buộc phải lựa chọn và loại bỏ cách thức sản xuất có giá trị thấphơn hoặc bằng để đạt được lợi nhuận tối đa đồng thời phải chuyên môn hóa,

đa dạng hóa phương thức sản xuất để giảm thiểu tối đa chi phí Chính nguyên

lý này đã tạo động lực để phát triển và công bằng xã hội vì cùng một lượngvốn như vậy nhà sản xuất chỉ phục vụ một lượng nhu cầu nhất định, các chủkhác nếu có năng lực vẫn có thể tham gia thị trường để dành lợi nhuận vềphần mình Cuộc ganh đua bắt đầu xảy ra giữa các nhà sản xuất, kinh doanh

và người chiến thắng trên thương trường chính là người có chi phí nhỏ nhất

để nhận được lợi nhuận tối đa trên thị trường Vì vậy, nhà sản xuất bắt buộcphải tập trung làm tốt nhiệm vụ của mình để tạo ra hàng hóa có giá trị tốt nhấtvới chi phí thấp nhất và cùng với nhiều nhà cung ứng khác trên thị trườngđểthu lợi nhuận Nhà sản xuất cũng có thể rời bỏ thị trường bất cứ khi nào nếugiá trị đem lại không đủ bù đắp giá trị ban đầu bỏ ra Điều đó tạo ra sự côngbằng xã hội về cơ hội cho tất cả các chủ thể

Trang 14

1.1.2 Sự hình thành và vận động của Vốn trong doanh nghiệp

Với đặc tính hai mặt của vốn là giá trị và khan hiếm tạo nên thị trường vốnhoạt động linh hoạt mà ở đó hoạt động cung cầu đều chờ đợi những giá trịmong muốn

Về bản chất vốn là một hàng hóa đặc biệt, bản thân nó sẽ tự sinh ra giá trị nếu

để nó vận động Tức là đem giao dịch/trao đổi trên thị trường để có lợi nhuận.Người cung vốn được hiểu là người có vốn nhàn dỗi hoặc là người không ưathích rủi ro nên tạm thời có thể cho người khác sử dụng vốn này để nhận vềmột lượng giá trị nhất định từ nguồn vốn đó Trong khi người cần vốn làngười sẵn sàng có thể bỏ ra chi phí hay lợi ích trước mắt để được quyền sửdụng vốn để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh kiếm lời với giá trị lớnhơn giá trị ban đầu bỏ ra Hai cung bậc giá trị kết hợp hài hòa với nhau thúcđẩy phát triển thị trường vốn đồng thời phát triển môi trường kinh doanh.Vốn chỉ được hình thành khi lợi ích kinh tế của chủ thể đã được xây dựngbằng kế hoạch chi tiết và có chiến lược, bước đi rõ ràng Lúc này, vốn có vaitrò châm ngòi để biến các hoạch định của chủ thể đi vào thực tiễn

Khi vốn đủ điều kiện để tham gia sản xuất, nó bắt đầu biến dạng và tồn tạidưới nhiều hình thức khác nhau để cuối cùng nó tồn tại dưới dạng hàng hóa

và được lưu thông để quay về giá thực của nó ban đầu Chu trình đó đượcthực hiện như sau:

Giai đoạn 0:

Trong giai đoạn này vồn đang tồn tại trên thị trường vốn và chủ thể của nóđang tìm kiếm lợi ích từ chính giá trị của nó trên thị trường Trong giai đoạnnày, lợi ích chủ thể luôn làm tối đa hóa giá trị mình đang có Về cơ bản traođổi lợi ích giữa các chủ thể là tiền hoặc là quyền hoặc cả hai Khi giá trị đượcxác lập bởi một lợi ích nhất định nó chuyển sang trạng thái sẵn sàng là vốnkinh doanh

Giai đoạn 1:

Vốn sau khi được huy động đủ về lượng sẽ được tham gia trên thị trường đểtrao đổi lấy tư liệu sản xuất và lao động Lúc này vốn bắt đầu chuyển dần giá

Trang 15

trị của nó vào giá trị lao động và giá trị tư liệu sản xuất để chiếm hữu và sửdụng nó đảm bảo đủ về chất và lượng để tham gia sản xuất.

Trong giai đoạn này, vốn bắt đầu chuyển trạng thái của nó vào giá trị tài sản

mà nó đầu tư như nhà máy, mặt bằng, máy móc thiết bị, trang bị, công cụdụng cụ, thuê mướn nhân công, quản lý, chuyên gia Từ đó hình thành lên tàisản, nền tảng cơ bản ứng với từng giai đoạn và trình độ sản xuất của chủ thểkinh tế Các tài sản được hình thành sẽ được biểu thị bằng nguồn hình thànhhoặc theo mục đích hay thời gian sử dụng để phân loại để quản lý tài sản vànguồn hình thành theo chuẩn mực kế toán hiện hành tạo lên một hệ thống tàichính của doanh nghiệp không phụ thuộc vào chủ thể của nguồn vốn ban đầu

Giai đoạn 2:

Dưới sự tác động của lao động cùng tư liệu sản xuất đối tượng lao động bắtđầu chuyển dịch giá trị từ ban đầu đến giá trị mới là hàng hóa Lúc này, vốntồn tại dưới dạng giá trị lao động kết tinh trong hàng hóa

Ở giai đoạn này, dưới sự tác động của lao động thông qua máy móc thiết bịnguyên liệu được đưa vào chế biến, các hoạt động quản lý sản xuất, các quytrình được đưa vào để áp dụng Mục đích để giảm thiểu chi phí, giảm giáthành, giảm thiểu sai hỏng Để có giá thành thấp nhất, giá trị cao để cạnhtranh với thị trường bên ngoài Vốn hình thành dưới dạng thành phẩm củadoanh nghiệp

Giai đoạn 3:

Với mục tiêu sinh lời, hàng hóa sau khi sản xuất phải được trao đổi trên thịtrường để thu hồi vốn và lợi nhuận Lúc này, vốn tồn tại dưới dạng giá trịhàng hóa sẵn sàng trao đổi trên thị trường và giá trị này đảm bảo phải lớn hơngiá trị ban đầu của vốn bỏ ra gọi là giá trị thặng dư Đó chính là động lực đểphát triển đời sống xã hội và phát triển kinh tế

Ởgiai đoạn này, chủ thể kinh tế cần tìm kiếm các kênh phân phối bán hàng,kèm theo các chính sách bán hàng để khi sản phẩm cung ứng trên thị trườngđến được người tiêu dùng, thu hồi vốn kinh doanh và lợi nhuận để tái đầu tư

Trang 16

kinh doanh hoặc đầu tư mới đồng thời thực hiện nghĩa vụ của chủ nợ thanhtoán các khoản nợ đến hạn.

Như vậy, Vốn vận động không ngừng qua các giai đoạn của sản xuất, ở mỗigiai đoạn sau giá trị của vốn lại được nâng lên cao hơn giai đoạn trước và cuốicùng giá trị của vốn được đo lường bởi đời sống xã hội, do xã hội quyết định

1.1.3 Phân loại vốn

1.1.3.1 Phân loại vốn theo nguồn hình thành

Vốn chủ sở hữu

Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ

sở hữu chung của công ty Tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ

tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, máy móc, thiết bị…phùhợp với lĩnh vực, ngành cần kinh doanh được ghi trong Điều lệ công ty dothành viên góp vốn để tạo thành vốn công ty Phần vốn góp của chủ sở hữuđược hiểu là tỷ lệ vốn mà chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của công ty gópvào vốn điều lệ

Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn để thamgia vào quá trình sản xuất kinh doanh trên một lĩnh vực nhất định Thông qua

kế hoạch sản xuất kinh doanh, điều lệ công ty và quy định của pháp luật cácchủ sở hữu tự chịu trách nhiệm về những rủi ro cũng như hưởng lợi nhuậntrên đồng vốn mình bỏ ra tuân thủ các quy định của nhà nước về kinh doanhtheo ngành và môi trường kinh doanh Chính vì vậy doanh nghiệp không camkết thanh toán bất kỳ một rủi ro nào đối với đồng vốn mà các chủ sở hữu này

bỏ ra và đương nhiên vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ

Vốn vay

Vốn vay là khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanhnghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế như ngân hàng và

Trang 17

các tổ chức tín dụng để có quyền sử dụng nguồn vốn nhàn dỗi này Trongthuật ngữ vốn vay chúng ta cần hiểu biết về lãi vay (lãi suất), vốn gốc và thờihạn thanh toán.

Vốn vay là khoản vốn mà tổ chức tín dụng cấp cho doanh nghiệp để ứngtrước vào sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp sử dụng khoản vốn vay nàyphải trả cho người có vốn một khoản lãi nhất định theo tỷ lệ phần trăm vốngốc và có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cả vốn gốc và lãi cho người có vốntrong một khoảng thời gian nhất định

Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng rất quan trọng với doanh nghiệp.Nguồn vốn này đáp ứng đúng thời điểm các khoản tín dụng ngắn hạn tùy theonhu cầu của doanh doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng

và doanh nghiệp

Vốn vay ngân hàng bao gồm vốn vay ngắn hạn và vay dài hạn, khoản vayngắn hạn thường có thời gian vay dưới 12 tháng và vốn vay dài hạn thường cóthời hạn vay trên 12 tháng Tùy thuộc vào mục đích sử dụng vốn mà doanhnghiệp vay vốn ngân hàng ngắn hoặc dài hạn để đảm bảo hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình

Vốn trên thị trường vốn cổ phần

Thị trường vốn cổ phần là thị trường mua bán các cổ phần của công ty cổphần Đặc trưng của thị trường này là các công cụ trên thị trường không có kỳhạn mà chỉ có thời điểm phát hành, không có ngày tháng mãn hạn Ngườimua cổ phiếu chỉ có thể lấy lại tiền bằng cách bán lại cổ phiếu trên thị trườnghoặc khi công ty tuyên bố phá sản Khác với thị trường nợ, hoạt động của thịtrường vốn cổ phần chủ yếu phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của công ty.Các công ty cổ phần có đủ điều kiện niêm yết trên thị trường thì có đủ điều

Trang 18

kiện phát hành các cổ phiếu để bán trên thị trường và thu được vốn để đầu tư,sản xuất kinh doanh.

Phân loại vốn theo hình thức chu chuyển

Vốn cố định của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế để có được các TSCĐ cần thiết cho hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp thì cần phải đầu tư ứng trước một lượng vốn tiền tệ nhấtđịnh Số vốn doanh nghiệp ứng ra để hình thành nên TSCĐ được gọi là vốn

cố định của doanh nghiệp

Vốn cố định là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, tạo dựng các TSCĐ, vốn

cố định thực hiện chu chuyển giá trị của nó trong quá trình tham gia hoạtđộng sản xuất kinh doanh Sự chu chuyển này của vốn cố định chịu sự chiphối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế kỹ thuật của TSCĐ

Vốn lưu động của doanh nghiệp

VLĐ của doanh nghiệp là vốn ứng trước để hình thành nên các TSLĐ nhằmđảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thườngxuyên và liên tục VLĐ luân chuyên toàn bộ giá trị ngay trong một lần vàđược thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu

kỳ kinh doanh

1.1.4 Vai trò của vốn

Vốn có vai trò vô cùng quang trọng trong nền kinh tế trước hết vốn có vai tròthúc đầy xã hội phát triển thông qua sản xuất để tạo ra nhiều chủng loại hànghóa đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội

Vốn có vai trò điều tiết và định hướng sản xuất khi giá cả trên thị trường caohơn giá trị thực tế của hàng hóa, nhà sản xuất sẽ mở rộng sản xuất để cungứng ra thị trường để thu về lợi nhuận hoặc sẽ thu hẹp hoặc rút ra khỏi thịtrường nếu giá mua thấp hơn giá trị vốn có của hàng hóa Lúc này, nhà sản

Trang 19

xuất sẽ định hướng sang ngành, lĩnh vực khác dẫn đến thúc đẩy phát triển chongành mới.

Vốn có vai trò cải tiến và nâng cao chất lượng công nghệ để tăng chất lượngsản phẩm đồng thời giải phóng sức lao động và giảm giá thành sản phẩm.Vốn làm phân hóa giàu nghèo để tạo động lực cho xã hội phát triển phủ kíncác ngành nghề kinh doanh

Vốn làm tăng độ canh tranh trên thị trường làm cho các nhà sản xuất phải đề

ra các chính sách, chiến lược để đảm bảo sự phát triển bền vững

Chính vì vậy vốn là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển,vốn đầu tư vào lĩnh vực nào thì lĩnh vực đó sẽ tạo ra giá trị nhất định phục vụcho đời sống xã hội

1.2 Huy động và sử dụng vốn trong doanh nghiệp

Trong một đất nước muốn có nền kinh tế phát triển, nhà nước cần có chínhsách kích thích các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ vào quá trình sản xuất kinhdoanh, tạo ra nhiều hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu trong nước và xuấtkhẩu, tạo ra giá trị gia tăng cho các nhà đầu tư cũng như đất nước Điều đó,đất nước nào cũng mong muốn, nhà đầu tư nào cũng mong đợi nhưng trongnền kinh tế thị trường chúng ta luôn phải tuân thủ nguyên lý của sự lựa chọn.Nguyên lý này khẳng định nhu cầu của con người luôn vô hạn trong khi đónguồn lực để thực hiện nhu cầu lại luôn luôn có hạn, các nhà đầu tư, doanhnghiệp luôn phải suy nghĩ để tìm kiếm nguồn lực thực hiện đáp ứng nhu cầu.Tuy nhiên, nguồn lực càng ngày càng cạn kiệt và đòi hỏi ngày càng nhiều

Trang 20

nguồn lực hơn, áp lực sản xuất kinh doanh ngày càng cao hơn, thêm vào đónhu cầu của con người vẫn tăng lên, khó tính hơn, việc tìm kiếm nguồn lực đểthực hiện ngày càng cao nhu cầu của khách hàng càng ngày càng trở lên khókhăn, đòi hỏi cần phải có sự đầu tư lớn, quy mô bài bản, chuyên nghiệp điều

đó cần phải có một một nguồn lực đầu vào lớn Và nguồn lực quan trọng nhấttrong các nguồn lực là vốn Vậy làm sao để có thể huy động được vốn kinhdoanh? Cách thức thế nào? Là một câu hỏi vô cùng quan trọng của bất cứ nhàđầu tư hay doanh nghiệp nào khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh

Vì vậy, tìm kiếm các kênh để huy động vốn là một việc làm cần thiết và vôcùng quan trong đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp

Hơn nữa, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội đểphát triển kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh trong nước Tuy nhiên nócũng có nhiều bất lợi khôn lường đến nền sản xuất trong nước, vì khi hội nhậpchúng ta thiếu công nghệ, thiếu kỹ năng mềm trong quản lý và phương pháp

tư duy nhận thức tiên tiến Vì vậy chúng ta cần phải đổi mới, đặc biệt là khốidoanh nghiệp cần phải đổi mới tư duy, nhận thức, áp dụng công nghệ mới,hiện đại để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra năng lực cạnhtranh bền vững trong tương lai Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp cầnphải có tiền, có vốn thì doanh nghiệp mới có thể biến kế hoạch sản xuất kinhdoanh của mình trở thành hiện thực được Trước thách thức của quá trình hộinhập, sự cạnh tranh càng trở lên gay gắt hơn, mãnh liệt hơn và cạnh tranhmạnh mẽ nhất là về công nghệ và nhận thức Chính vì vậy doanh nghiệp cầnphải và luôn phải có vốn, huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả để quá trìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra ổn định và bền vững

Trang 21

Sử dụng nguồn vốn này là nguồn vốn an toàn nhất, chi phí sử dụng vốn bằng

0 và không chịu tác động của thị trường tài chính và các định chế tài chính.Vốn ban đầu được huy động phải đảm điều kiện:

- Tài sản làm vốn phải đủ điều kiện về lượng và chất

Huy động vốn từ lãi giữ lại.

Trang 22

Khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ có lãi (tức LNSTdương) nếu doanh nghiệp thực hiện chính sách lợi nhuận giữ lại tái đầu tưhoàn toàn lợi nhuận có hoặc theo tỷ lệ phần trăm LNST thì công ty thực hiệnchính sách bổ xung nguồn vốn bằng lợi nhuận giữ lại Theo chính sách này,nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ được bổ xung một lượng đúng bằng lợi nhuậngiữ lại để thực hiện tái đầu tư Tuy vậy, để thúc đẩy sản xuất kinh doanh hiệuquả, doanh nghiệp không sử dụng vốn từ lãi giữ lại này với lãi suất bằng 0%

mà tính lãi suất sử dụng vốn từ lãi giữ lại gọi là chi phí vốn từ lãi giữ lại Chiphí sử dụng vốn này không cao hơn chi phí sử dụng vốn huy động từ cácnguồn khác như lãi vay ngân hàng nhưng công ty phải tính chi phí sử dụngvốn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ lãi giữ lại

Việc sử dụng vốn từ lãi giữ lại giúp công ty có quyền sử dụng nguồn vốn cóchi phí sử dụng vốn thấp hơn lãi vay và cũng không phụ thuộc vào thị trườngtài chính

Cách huy động vốn này đơn giản chỉ là quyết định của doanh nghiệp sử dụngvốn từ lại giữ lại để tái đầu tư mà không phải phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố nào

1.2.2.2 Huy động vốn từ vay nợ

Vay nợ ngắn hạn.

Vay Nợ ngắn hạn là khoản vay có thời hạn dưới một năm, nhìn vào Bảng cânđối kế toán của công ty chúng ta có thể dễ dàng nhận ra doanh nghiệp đã huyđộng vốn từ vay ngắn hạn bao gồm: Các khoản nợ phải trả người bán; Cáckhoản ứng trước của người mua; Thuế và các khoản phải trả nhà nước; Cáckhoản phải trả công nhân viên; Các khoản phải trả, phải nộp khác; Vay ngắnhạn từ ngân hàng

Về bản chất đó là những khoản thực chất công ty phải trả nhưng chưa trả nhưtiền hàng mua của khách hàng, thực tế công ty đã nhận được hàng và phải trả

Trang 23

tiền nhưng nợ chưa trả, tiền lương công nhân viên không trả đầu tháng haytheo ngày mà trả vào cuối tháng, các khoản phải nộp cho nhà nước nộp theođịnh kỳ có trích ra để nộp nhưng chưa nộp , công ty có thể chiếm dụngkhoản vốn chưa trả này để sử dụng trong ngắn hạn mà không phải chịu bất kỳmột khoản chi phí sử dụng vốn nào Tuy vậy, thời gian tối đa để công ty cóthể sử dụng nguồn vốn huy động từ các khoản này là 1 năm(12 tháng) Thôngthường công ty dùng tiền mặt trong tài sản ngắn hạn để trả cho các khoảnNNH của mình.

Vay ngắn hạn từ ngân hàng là khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng Khidoanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh không thể huy động vốn từ cácnguồn trả chậm để đầu tư cho tài sản dài hạn doanh nghiệp có thể sử dụng vốnvay ngắn hạn ngân hàng Về trình tự thủ tục vay vốn ngân hàng thì theo quyđịnh cụ thể của từng ngân hàng Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để có thể vayđược vốn ngân hàng thì doanh nghiệp phải chứng minh được năng lực trả nợ,phương án sử dụng vốn và có tài sản bảo đảm

1.2.2.3 Huy động vốn từ các chính sách thương mại.

Trong ngắn hạn doanh nghiệp có thể sử dụng các chính sách thương mại đểhuy động một lượng vốn nhất định cho quá trình sản xuất kinh doanh Điềukiện sử dụng chính sách thương mại này là doanh nghiệp đã trong giai đoạn

có sản phẩm dịch vụ cung cấp trên thị trường, có mạng lưới phân phối rộng vànhà phân phối trung thành phân phối sản phẩm của công ty Mục tiêu củaphương pháp này là giảm thiểu tối đa thời gian thanh toán tiền hàng củakhách hàng bằng cách tăng chiết khấu Chẳng hạn công ty thực hiện điềukhoản bán chịu là “net 45” nếu công ty thay đổi điều khoản bán chịu thành

“3/10 net 30” Tức là, thời hạn thanh toán tiền hàng của khách hàng là 30ngày Nếu khách hàng thanh toán trước 10 ngày kề từ ngày ghi nhận DT bán

Trang 24

hàng hoặc xuất hóa đơn bán hàng thì khách hàng được hưởng một khoản chiếtkhấu tương ứng là 3% tổng giá trị thanh toán đơn hàng Điều quan trọng làdoanh nghiệp phải ước lượng được có bao nhiêu phần trăm khách hàng đồng

ý lấy chiết khấu để thanh toán tiền hàng và biết được chi phí cơ hội của KPT.Hiển nhiên nếu khách hàng đồng ý lấy chiết khấu thì DT của doanh nghiệp sẽ

bị sụt giảm nhưng bù lại doanh nghiệp thu hồi được vốn nhanh hơn nhưngnếu chính sách này không được khách hàng ủng hộ thì doanh nghiệp sẽ gặpnhiều khó khăn vì DT sụt giảm và phải tìm kiếm kênh huy động vốn khác.Chính vì vậy khi thực hiện chính sách thương mại này doanh nghiệp phải điềutra ý kiến khách hàng trước khi Quyết định thực hiện chính sách thương mạinày

1.2.3.4 Nguồn vốn khấu hao

Khi doanh nghiệp sử dụng TSCĐ, doanh nghiệp được trích khấu hao theo cácphương pháp khấu hao cụ thể để bù đăp nguồn vốn ban đầu ứng trước muaTSCĐ đó Hàng tháng của năm doanh nghiệp được trích một khoản chi phínhất định bằng đúng lượng khấu hao tài sản cố định trước thuế để hoàn vốnđầu tư ban đầu Doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn khấu hao này để bổxung thêm vào nguồn vốn kinh doanh của mình để có thêm vốn kinh doanhgọi là nguồn vốn khấu hao

Cũng giống nhu nguồn vốn từ lãi giữ lại, nguồn vốn này là nguồn vốn nội bộ,được sử dụng vào mục đích nào hoàn toàn phụ thuộc vào ban quản trị doanhnghiệp

1.2.2.5Phát hành cổ phiếu.

Phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để huy động vốn chỉ áp dụngđối với loại hình công ty cổ phần Trong đó số vốn điều lệ của công ty được

Trang 25

chia ra làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần và người nắm giữ cổ phầngọi là cổ đông của công ty.

Công ty cổ phần có đủ điều kiện phát hành cổ phiếu trên thị trường chứngkhoán theo luật chứng khoán thì làm thủ tục trình Ủy ban chứng khoán nhànước để cơ quan này tiến hành thẩm định và cấp phép phát hành chứng khoántrên thị trường chứng khoán

Theo đó, công ty sẽ bán đi một lượng cổ phần nhất định trong doanh nghiệp

để có vốn hoạt động kinh doanh Theo cách thức này, doanh nghiệp sẽ thuđược lượng vốn nhiều hay ít còn phụ thuộc vào giá trị doanh nghiệp trên thịtrường chứng khoán Cách huy động vốn này sẽ cung cấp cho doanh nghiệpmột lượng vốn nhất định tuy nhiên doanh nghiệp sẽ bị giảm quyền quản trịdoanh nghiệp cho người nắm giữ cổ phiếu và đương nhiên vẫn phải trả cổ tứccho họ

1.2.1.6Vay dài hạn

Khi doanh nghiệp không thể huy động được vốn ngắn hạn và nguồn vốn từviệc phát hành chứng khoán thì doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn vaydài hạn để thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh Vốn vay dài hạn bao gồmcác khoản phải trả, phải nộp dài hạn nhưng thực tế chưa trả, các khoản vốnvay trung và dài hạn Thông thường nguồn vốn này được có thời gian phải trảdài, lớn hơn một năm

Vay dài hạn là một thỏa ước tín dụng dưới dạng hợp đồng giữa người vay vàngười cho vay Theo hợp đồng này, người vay tiền phải hoàn thành nghĩa vụhoàn trả toàn bộ tiền vay và lãi theo lịch trình đã định Thông thường, quyđịnh các khoản vay có kỳ hạn từ một năm trở lên được tính là vay trung hạn

và dài hạn Vay dài hạn có lợi thế hơn so với các hình thức tài trợ khác là chiphí tài trợ thấp và tính linh hoạt cao Khi vay tiền, người vay thường thương

Trang 26

lượng trực tiếp với nhà tài trợ Do đó, chỉ phải chịu một khoản chi phí nhỏcho các thủ tục tài trợ

Vay dài hạn thường hoàn trả một lượng giá trị giống nhau trong một thời hạnnhất định Trong khoản trả này tiền gốc được chia đều cho từng thời hạnthanh toán và có kèm theo lãi suất sử dụng vốn

Lãi suất của khoản vay dài hạn có thể là lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổitùy theo sự thương lượng của hai bên Lãi suất cố định được áp dụng dựa trên

cơ sở mức độ rủi ro và thời gian đáo hạn, được đặt ở mức cao hơn so với lãisuất của trái phiếu công ty có mức độ rủi ro và thời gian đáo hạn tương tự.Còn lãi suất thả nổi được thiết lập dựa trên phần lãi suất cơ bản ổn định cộngvới một tỷ lệ phần trăm nào đó tùy thuộc vào mức độ rủi ro của giao dịch tạithời điểm trả lãi

Có nhiều hình thức vay dài hạn như vay dài hạn của ngân hàng và các tổ chứctài chính – tín dụng, vay thông qua phát hành trái phiếu, thuê tài chính trong

đó vay dài hạn từ ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất.Tuy nhiên, huy động vốn từ nguồn này cũng có nhiều hạn chế nhất định nhưhạn chế về điều kiện tín dụng, sự kiểm soát của ngân hàng đối với việc huyđộng và sử dụng tiền vay, chi phí sử dụng vốn Hơn nữa, các ngân hàngthương mại thường đặt trọng tâm vào thị trường tín dụng ngắn hạn chiếmkhoảng 70% tổng hạn mức tín dụng của ngân hàng Vì vậy, việc huy động vốndài hạn của doanh nghiệp từ các ngân hàng thương mại chỉ có giới hạn nhấtđịnh

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể huy động vốn vay trung và dài hạn từ các

tổ chức tài chính – tín dụng khác như công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ

hỗ trợ phát triển, phát hành trái phiếu hoặc sử dụng thuê tài chính

Trang 27

1.2.2.7 Trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ vay vốn do doanh nghiệp phát hành thểhiện nghĩa vụ và sự cam kết của doanh nghiệp phải thanh toán số lợi tức vàtiền vay vào những thời hạn xác định cho người nắm giữ trái phiếu

Theo cách tiếp cận này, doanh nghiệp là chủ thể phát hành trái phiếu để vay

nợ Thông qua việc sử dụng trái phiếu, doanh nghiệp có thể thực hiện vay vốntrung và dài hạn qua thị trường với một khối lượng lớn Người sở hữu tráiphiếu là người cho vay còn gọi là trái chủ

Vì vậy để đi đến quyết định phát hành trái phiếu đáp ứng nhu cầu tăng vốncần cân nhắc nhiều yếu tố như DT và lợi nhuận trong tương lai, hệ số nợ hiệntại của doanh nghiệp, sự biến động của lãi suất thị trường trong tương lai vàcuối cùng là khả năng giữ quyền kiểm soát doanh nghiệp của các chủ sở hữuhiện tại

1.2.3 Lợi ích và chi phí huy động vốn

Vì vốn là một hàng hóa đặc biệt nên chính bản thân nó sẽ sinh ra lợi ích vàngười sử dụng nó sẽ phải trả phí để được quyền sử dụng vận hành nó để tạo ralợi nhuận Chính vì vậy, chi phí vốn là chi phí người sử dụng vốn phải bỏ ra

để có quyền sử dụng vốn và lợi ích vốn thì ngược lại là giá trị mà người cóvốn nhận được sau khi đồng ý chuyển nhượng tạm thời vốn mình chủ sở hữucho người khác để được hưởng lợi ích từ chính đồng vốn mình đang có

Trên thực tế có rất nhiều hình thức tồn tại dưới dạng lợi ích và chi phí sử dụngvốn nhưng về cơ bản lợi ích và chi phí sử dụng vốn tồn tại dưới dạng tiền vàquyền mà hai bên có thể trao cho nhau để sử dụng vốn

Chi phí vốn bằng tiền là chi phí thực mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thanhtoán cho người có vốn để có quyền sử dụng vốn kinh doanh

Trang 28

Chi phí vốn bằng quyền là khoản chi phí không tính bằng tiền mà tính bằngcách chia sẻ quyền lực mà người cần vốn cho người có vốn để cùng nhau đưa

ra các quyết định mang lại những lợi ích về sau

Tuy nhiên, về bản chất lợi ích cuối cùng vẫn là lợi ích kinh tế của người cóvốn và người sử dụng vốn Đối với bên sử dụng vốn thì giảm được chi phíhuy động vốn nhưng quyền hạn sẽ bị giảm dần và ngược lại với người có vốnkhông nhận lợi ích bằng tiền trước mắt nhưng nhận được quyền quản trị vànhận lợi ích về sau Vấn đề lợi ích và chi phí vốn được hai bên đánh giá kỹlưỡng trước khi quyết định đầu tư để đảm bảo hoạt động kinh doanh đượcdiễn ra ổn định và phát triển trên cơ sở đôi bên cùng có lợi đồng thời tạo lênthị trường vốn là nơi trao đổi các giá trị vốn cho doanh nghiệp

Phương pháp xác định chi phí vốn như sau:

Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC (Weighted Average Cost ò Capital) làchi phí bình quân của nhiều loại nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng Việcđánh giá chi phí sử dụng vốn bình quân trọng doanh nghiệp có ý nghĩa vôcùng quan trọng Nó cho biết trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp có được cơcấu theo những nguồn vốn nào và mức độ đánh giá rủi ro tài chính doanhnghiệp ra sao nếu như sử dụng cơ cấu nguồn vốn đó

Trang 29

rp: chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi

We: là tỷ trọng vốn cổ phần thường

re: là chi phí sử dụng vốn cổ phần thường

Wne: tỷ trọng vốn cổ phần thượng (phát hành thêm)

rne: Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường (phát hành thêm cổ phiếu mới)

T: là thuế doanh nghiệp hiện hành

Với kết quả trên cho ta biết hiện tại doanh nghiệp đang chi khoản chi phí vốn

là 12.48% trên tổng lượng vốn doanh nghiệp đang huy động từ ba nguồn làvốn vay, vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường

Khi tính chi phí sử dụng vốn cần lưu ý phải sử dụng giá sau khi nộp thuếTNDN cho mọi nguồn vốn và trong thực tế doanh nghiệp có thể sử dụng

Trang 30

nhiều nguồn vốn khác nhau, hợp pháp không phải trả lãi, khi tính tỷ trọngnguồn vốn phải loại bỏ những nguồn vốn không tính lãi.

Chi phí vốn cận biên là chi phí mà doanh nghiệp phải trả thêm khi huy độngvốn với giá trị vượt quá giá trị ứng với chi phí đã nêu Có thể hiểu điều nàynhư sau:

- Khi doanh nghiệp muốn tăng vốn vượt quá phần lợi nhuận giữ lại vàgiá trị vốn cổ phần thường hiện có nên phải phát hành cổ phiếu thường

Do chi phí cổ phiếu thường lớn hơn chi phí của lợi nhuận giữ lại nênchi phí bình quân của vốn tăng lên

- Khi doanh nghiệp huy động vốn vay càng nhiều thì người cho vay gặprủi ro càng lớn nên họ yêu cầu lãi suất cao hơn nên cũng làm cho chiphí bình quân của vốn tăng lên

Về nguyên tắc, doanh nghiệp không thể huy động thêm vốn để kinh doanh khichi phí bình quân của vốn bằng hoặc vượt quá tỷ suất sinh lợi của doanhnghiệp

Các yếu tố cấu thành chi phí vốn của doanh nghiệp

Chi phí sử dụng nợ vay (r d)

Nợ vay thường được huy động bằng cách phát hành trái phiếu hay vay từ cácđịnh chế tài chính như ngân hàng hay tổ chức tín dụng Chi phí nợ vay baogồm vay chi phí trước thuế và chi phí vay sau thuế Khoản chi phí vay trướcthuế là khoản thực trả mà người vay phải trả cho người cho vay để được sửdụng vốn Chi phí vay sau thuế là một khái niệm gắn liền với hoạt động quản

lý của nhà nước bao gồm các chính sách về thuế và tài chính để khuyến khíchdoanh nghiệp hoạt động Vì lãi vay (hợp lý) theo chính sách thuế được trừ

Trang 31

trước thuế mà chi phí vốn phải tính sau thuế nên khoản lãi vay phải trừ đikhoản thuế để đảm bảo tính nguyên tắc tính chi phí vốn.

Một doanh nghiệp có thể huy động từ nhiều nguồn vay khác nhau nên khi tínhchi phí vốn vay phải tính chi phí vốn vay bình quân gia quyền từ các nguồnvốn để tìm ra nguồn vốn vay bình quân

Chi phí sử dụng vốn bằng phát hành trái phiếu là khoản lợi tức mà người giữ

trái phiếu nhận được cố định trên trái phiếu

Chi phí sử dụng nợ trái phiếu Bảng tiền lãi định kỳ hàng năm chia cho mệnhgiá trái phiếu

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu: bao gồm vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần

thường

Chi phí sở dụng vốn cổ phần ưu đãi chính là chi phí trả cố định cho người

nắm giữ cổ phần, về cơ bản chi phí này cao hơn chi phí vốn cổ phần phổthông Chi phí vốn cổ phần ưu đãi bằng lợi tức trả cho mỗi cổ phần chia chogiá trị ròng của cổ phiếu ưu đãi

Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường (re)

Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường là một mức sinh lợi mà công ty phải tạo

ra để duy trì giá trị của cổ phần đồng thời duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp.Vốn cổ phần tăng thêm có thể huy động bằng hai cách: bằng cách sử dụng lợinhuận của năm hiện hành hoặc phát hành cổ phiếu mới Vốn huy động bằngcách phát hành cổ phiếu mới có chi phí cao hơn so với vốn huy động bằng lãigiữ lại

Trang 32

1.2.4 Sử dụng vốn

Sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh là việc đưa vốn vào tronglưu thông để có được các yếu tố đầu vào, thanh toán các khoản chi phí phátsinh trong sản xuất kinh doanh để tạo được sản phẩm đầu ra có giá trị caohơn, nhằm mục đích sinh lời

Để thuận tiện cho việc đánh giá nguồn vốn đem vào sử dụng chúng ta xétnguồn vốn đem vào sử dụng theo hình thức chu chuyển của vốn Theo cáchphân loại này thì vốn đem vào sử dụng gồm VLĐ và vốn cố định

Khi doanh nghiệp sử dụng vốn để có các yếu tố đầu vào thì vốn đầu tư choyếu tố nào thì yếu tố đó trở thành tài sản của doanh nghiêp, tức là vốn chuchuyển hình thái của nó dưới dạng tài sản của doanh nghiệp Tùy theo sự chuchuyển của vốn kéo dài bao lâu trong thời gian mà chúng ta xếp vào đâu làTSLĐ và đâu là TSCĐ Sau khi hết chu kỳ vận động của tài sản thì tài sản lạichu chuyển về hình thái ban đầu của nó

Theo cách phân chia này vốn đầu tư cho ngắn hạn thì ta có TSLĐ, đặc điểmcủa TSLĐ là có khả năng quy đổi về tiền mặt nhanh nhất Thông thường làthời gian quay vòng của TSLĐ về tiền mặt là dưới một năm, các khoản đó baogồm: tiền và các khoản tương đương tiền, KPT, HTK Trong đó, tiền mặt làvốn được sử dụng dưới dạng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp để mua cácyếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, thành phẩm, các chi phí sản xuất kinhdoanh, chi phí bán hàng, chi phí quản lý… sau khi có sản phẩm dịch vụ, nótồn tại dưới dạng HTK và khi bán nó chuyển về dạng tiền mặt hay KPT màkhách hàng chưa thanh toán

Khoản vốn ngắn hạn đầu tư ban đầu sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh tồntại dưới dạng tiền mặt là nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như, chiphí sản xuất kinh doanh dở dang trong sản xuất cao, quản lý sử dụng vốn

Trang 33

không hiệu quả, không bán được hàng hay để khách hàng chiếm dụng vốnquá nhiều làm vốn đầu tư bị ứ đọng dẫn đến việc thiếu vốn trong sản xuấtkinh doanh Nếu tình trạng này diễn ra nhiều và thường xuyên sẽ làm chodoanh nghiệp trở lên kiệt quệ về vốn kinh doanh.

Vốn đầu tư cho TSCĐ thì ta có TSCĐ, đặc điểm của TSCĐ là khả năng thuhồi vốn về tiền mặt lâu hơn, thông thường là trên một năm Vốn đầu tư choTSCĐ thường lớn, thời gian sử dụng lâu dài, được trích khấu hao theo từng

kỳ, theo các phương pháp tính khấu hao nhất định Sau khi hết chu kỳ vậnđộng của các tài sản TSCĐ thì nó quay lại tồn tại dưới dạng giá trị ban đầucủa nó thông qua việc tính khấu hao để thu hồi vốn

1.3 Mối quan hệ giữa huy động và sử dụng vốn trong doanh nghiệp

Huy động và sử dụng vốn có vai mối quan hệ khăng khít với nhau trong quátrình vận hành và phát triển doanh nghiệp Trong đó sử dụng vốn quyết định

về lượng vốn huy động mà không quan tâm đến nguồn vốn huy động trongkhi đó huy động vốn quyết định về chất lượng nguồn vốn để đảm bảo tốithiểu chi phí sử dụng vốn Do vậy, huy động vốn sẽ lựa chọn các nguồn vốnđảm bảo chi phí vốn thấp nhất đồng thời phải đảm bảo nguồn vốn đủ về lượng

và kịp thời

Sự tác động từ việc sử dụng vốn làm cho công tác huy động phải tìm kiếm cáckênh huy động vốn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, đến một chừng mực nhất định mà lượng vốn thừa hoặc thiếu so với nhu cầu thì công tác sử dụng vốn phải điều chỉnh để đảm bảo cung và cầu vốn đạt tới mức cân bằng

Huy động vốn tác động tới sử dụng vốn chỉ về lượng vốn và thời gian nên nó

có thể lựa chọn và tìm kiếm ở nhiều nguồn vốn khác nhau đảm bảo đủ lượng

và chi phí vốn thấp nhất Do đó huy động vốn sẽ hình thành các quyết định về

Trang 34

nguồn vốn để tài trợ cho sử dụng vốn đồng thời tác động để đảm bảo thời giankết thúc sử dụng vốn để hoàn lại nguồn vốn đã đầu tư, giải phóng các nguồnvốn nợ đã huy động được.

Sự tác động qua lại giữa huy động vốn và sử dụng vốn thông qua chi phí sửdụng vốn, doanh nghiệp sẽ hình thành lên các quyết định tài chính hiệu quảnhất cho doanh nghiệp của mình trong vấn đề thuê hay mua; có nên đầu tưvốn ngắn hạn cho tài sản dài hạn không? Các quyết định về nguồn vốn ngắnhạn, dài hạn…tạo lên mối quan hệ cung cầu về vốn bền vững trong doanhnghiệp

1.4 Nhân tố ảnh hưởng huy động và sử dụng vốn trong doanh nghiệp

1.4.1 Nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn

1.4.1.1 Nhân tố ảnh hưởng huy động vốn chủ sở hữu.

Khi quyết định đầu tư vào bất kỳ một lĩnh vực nào các chủ sở hữu đều phảitính toán cân nhắc rất kỹ các yếu tố để bảo toàn và phát triển nguồn vốn mình

có Trên thực tế mặc dù các cơ hội đầu tư với mức ban đầu là như nhau nhưnglợi nhuận thu được lại không giống nhau nhưng vẫn có chủ sở hữu lựa chọnđầu tư vào lĩnh vực có lợi nhuận thấp hơn Vậy đâu là nguyên nhân sâu xadẫn tới việc quyết định đầu tư của chủ sở hữu?

Như chúng ta đã biết đồng tiền có khả năng sinh lời theo thời gian, do đóngười có vốn luôn muốn gia tăng giá trị đồng tiền mình có theo thời gian vớihiệu quả cao nhất Chính vì vậy để có thể huy động được vốn chủ sở hữudoanh nghiệp cần phải chứng minh cho các nhà đầu tư, chủ sở hữu biết đầu tưvào lĩnh vực của doanh nghiệp là hoàn toàn đúng pháp luật, ít rủi ro, lợinhuận cao và đặc biệt là các chủ sở hữu khi góp vốn vào doanh nghiệp sẽđược đảm bảo hài hòa các lợi ích Tuy nhiên, có nhiều kiểu góp vốn vàodoanh nghiệp không vì mục đích kiếm tiền, lợi nhuận mà vì mục đích phi lợi

Trang 35

nhuận khác Do vậy, để huy động được vốn chủ sở hữu doanh nghiệp cần biếtđược ý đồ và mục đích sử dụng vốn và những lợi ích mà chủ sở hữu được khi

mà đầu tư vốn vào doanh nghiệp thì công ty có thể dễ dàng huy động vốn từnguồn này

1.4.1.2 Nhân tố ảnh hưởng huy động vốn vay

Về thực chất vốn vay từ tổ chức tín dụng cũng giống như vốn huy động củacác chủ sở hữu nhưng về kinh nghiệm, cách quản lý và sử dụng vốn của các

tổ chức tín dụng mang tính chuyên nghiệp và bài bản hơn Nghiệp vụ bảotoàn vốn là yếu tố hàng đầu của tổ chức tín dụng còn việc sinh lời là chắcchắn vì khi doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này thì phải chịu chi phí sửdụng vốn để có vốn kinh doanh Về khoản huy động này, tổ chức tín dụng đề

ra những chỉ tiêu khắt khe hơn, ngoài những yêu cầu giống các chủ sở hữugóp vốn, tổ chức tín dụng còn yêu cầu kế hoạch sử dụng vốn phải chi tiết, khảthi Tức là phải ước lượng cụ thể về kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để cóhiệu quả sản xuất kinh doanh, có đủ tiền để thanh toán các khoản nợ đến hạn.Khác với vốn góp của chủ sở hữu, vốn vay là khoản nợ còn vốn góp khôngphải là khoản nợ, vốn góp phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh cònvốn vay không phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh mà cứ đến kỳdoanh nghiệp phải thanh toán khoản nợ đến hạn, không phụ thuộc vào tìnhhình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Hơn nữa, khoản vốn vay chịu sự ảnh hưởng của giá trị tài sản tín chấp, mộtphần vào mối quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng và chịu sự chi phốicủa nền kinh tế vĩ mô trong chính sách tiền tệ Do vậy, khi huy động từ nguồnnày doanh nghiệp cần đánh giá đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng để việc huyđộng vốn diễn ra tốt hơn

Trang 36

1.4.2 Nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng vốn

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn bao gồm:

- Trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên;

- Các nhân tố tác động vào hoạt động sản xuất kinh doanh như chính sách vĩ mô của nhà nước

1.5 Mô hình phân tích xử lý số liệu và phân tích vốn và kế hoạch hóa tài chính trong doanh nghiệp.

1.5.1 Xác định diễn biến thay đổi nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn

Việc xác định này được thực hiện bằng cách chuyển toàn bộ các chỉ tiêu trênBảng cân đối kế toán thành cột dọc Sau đó, so sánh số liệu cuối kỳ với đầu

kỳ để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục trên bản cân đối kế toán Mỗi sựthay đổi của từng khoản mục sẽ được xem xét và phản ánh vào một trong haicột sử dụng vốn hoặc diễn biến nguồn vốn theo cách thức sau:

- Sử dụng vốn tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn

sản

Trang 37

Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Trang 38

Sử dụng vốn Số tiền Tỷ trọng Diễn biến nguồn vốn Số tiền Tỷ trọng

Tăng đầu tư vào TSCĐ Tăng vốn chủ sở hữu

Tăng hàng tồn kho Tăng vay dài hạn

Tăng tín dụng cho khách hàng Tăng khấu hao TSCĐ

Tăng đầu tư tài chính Tăng tín dụng nhà cung cấp

Trả bớt nợ cho CNV Tăng vay ngắn hạn

Tăng TS dài hạn khác Tăng thặng dư vốn cổ phần

Tăng vốn bằng tiền Tăng LN chưa PP

Tăng nợ thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Tăng quỹ đầu tư phát triển Tăng quỹ dự phòng tài chính

Trang 39

1.6 Các chi tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.

* Các chỉ tiêu phảnánh hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh

+ Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cốđịnh (VCĐ)

Hiệu suất sử dụng vốn cốđịnh =

Doanh thu Thuần trong kỳVốn cốđịnh bình quân trong kỳTrong đó:

VCĐ bình quân trong kỳ =

VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ

2Chỉ tiêu này phảnảnh một đồng VCĐ bình quân trong kỳ có thể tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao

+ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCĐ

Tỷ suất lợi nhuận vốn cốđịnh =

Lợi nhuận sau thuếVốn cốđịnh bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: trong kỳ kinh doanh một đồng vốn cốđịnh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ

+ Hệ số hao mòn tài sản cốđịnh (TSCĐ)

Hệ số hao mòn TSCĐ =

Số tiền khấu hao lũy kếở thờiđiểmđánh giáNguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

Trang 40

Chỉ tiêu này phảnánh mực độ hao mòn của TSCĐ, hệ số này càng cao chứng

tỏ TSCĐđã cũ và cần được đầu tư đổi mới và ngược lại hệ số này càng thấpthì chứng tỏ doanh nghiệp rất quan tâm tới đầu tư đổi mới máy móc thiết bị.+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Doanh thu thuầnNguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳChỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra bao nhiêuđồng doanh thu

*Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụngVLĐ

+ Tốc độ luân chuyểnVLĐ bao gồm số lần luân chuyển và kỳ luânchuyểnVLĐ

Số VLĐ bình quan sử dụng trong kỳChỉ tiêu này phản ánh số vòng quay của VLĐ trong một thời gian nhấtđịnh,VLĐ quay càng nhiều vòng thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao

Kỳ luân chuyển VLĐ =

360 (ngày)

Số vòng quay VLĐChỉ tiêu này phảnánh số ngày bình quân cần thiết đểVLĐ thực hiện được mộtlần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay củaVLĐ trong năm Kỳluân chuyển VLĐ càng ngắn chứng tỏ VLĐ luân chuyển nhanh và hiệu quả sửdụng VLĐ càng cao

+ Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (hệ số sinh lời)

Lợi nhuận sau thế

Ngày đăng: 10/09/2018, 14:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm (2013), “Giáo trình tài chính doanh nghiệp” Nxb Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tài chính doanhnghiệp
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2013
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (2012), “Kinh tế học vi mô I và II”, trường Học viện tài chính, Nxb tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học vi mô I và II
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Dần
Nhà XB: Nxb tài chính
Năm: 2012
3. TS. Đào Lê Minh (2002), “Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán”, Trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán, Ủy ban chứng khoán nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứngkhoán và thị trường chứng khoán
Tác giả: TS. Đào Lê Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốcgia Hà Nội
Năm: 2002
4. TS. Nguyễn Minh Kiều (2012), “Tài chính doanh nghiệp” Đại học Mở TP. HCM và chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: TS. Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2012
5. Công ty quảng cáo Quang Vinh (2012,2013,2014) “Báo cáo tài chính năm 2012, 2013 và 2014 bao gồm: Báo cáo thu nhập, Bảng cân đối kế toán, Bảng tổng hợp nhân sự, Bảng chi phí sản xuất kinh doanh và Bảng doanh thu của công ty” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chínhnăm 2012, 2013 và 2014 bao gồm: Báo cáo thu nhập, Bảng cân đối kếtoán, Bảng tổng hợp nhân sự, Bảng chi phí sản xuất kinh doanh và Bảngdoanh thu của công ty
6. Bộ tài chính (2014) “Hệ thống tài khoản kế toán 2014” Nxb Thời đại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống tài khoản kế toán 2014
Nhà XB: Nxb Thời đại
7. Bộ tài chính (2014) “Báo cáo tài chính chứng tử và sổ kế toán, sơ đồ kế toán” Nxb Thời đại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chính chứng tử và sổ kế toán, sơ đồ kế toán
Nhà XB: Nxb Thời đại
8. Khoa quản lý kinh tế, Phân viện Hà Nội, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1996) “Một số vấn đề về quản trị kinh doanh” Nxb chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về quản trị kinh doanh
Nhà XB: Nxb chính trị Quốc gia
9. TS. Nguyễn Văn Công “Lý thuyết và thực hành kế toán, tài chính” Nxb Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết và thực hành kế toán, tài chính
Nhà XB: Nxb Tài chính
10. Quốc Hội, kỳ họp thứ 8 (2005) “ Luật doanh nghiệp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật doanh nghiệp
11.Quốc Hội, khóa 9, kỳ họp thứ 9 (2006) “ Luật chứng khoán”Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật chứng khoán

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w