1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương môn học Cơ sở quản lý Tài nguyên và Môi trường (Đại học TNMT Hà Nội)

13 353 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 58,21 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNGCâu 1: Khái niệm, nguyên tắc quản lý tài nguyên môi trường (QLTNMT) 1.1 Khái niệm QLTNMTQuản lý tài nguyên môi trường là lĩnh vực quản lý xã hội nhằm điều chỉnh hành vi của con người dựa trên cơ sở tiếp cận có hệ thống và kĩ năng điều phối thông tin để hướng tới sự phát triển bền vững và sử dụng tài nguyên hợp lý1.2 Nguyên tắc QLTNMT1. Hướng tới sự Phát triển bền vững, giữ cân bằng giữa phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và quản lý MT. Đây hiện là mục tiêu của tất cả quốc gia trên thế giới, Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thiện qua chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.2. Kết hợp các mục tiêu quốc tế quốc gia – vùng lãnh thổ cộng đồng dân cư trong quản lý môi trường. Việt Nam thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực quản lý môi trường như là Công ước Ramsar; Công ước khung của LHQ về BĐKH (1992); Công ước của LHQ về luật biển; Nghị định thư Kyoto nhằm giảm phát thải KNK toàn cầu. Các cơ quan QLMT của VN cũng được phân bổ từ TW đến địa phương.3. Quản lý môi trường cần dựa trên quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thực hiện bằng các công cụ đa dạng thích hợp. Đánh giá chất lượng nước một con sông phải xét toàn bộ hệ thống chứa nó như là các nguồn thải, quần thể các sinh vật sống gần con sông đó, thảm thực vật hai bên bờ, môi trường đất, nguồn nước ngầm, … Kết hợp sử dụng nhiều công cụ trong QLMT: công cụ pháp lý, công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật và công cụ hỗ trợ.4. Việc phòng ngừa Ô nhiễm Môi trường cần được ưu tiên hơn xử lý, hồi phục các hậu quả của Ô nhiễm MT. Thực hiện đánh giá tác động môi trường – đây là công cụ phòng ngừa ngay từ trong nước Xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Luật pháp cấm các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường5. Người gây ô nhiễm phải trả tiền. Nghị định số 1552016NĐCP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Nghị định số 332017NĐCP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Câu 1: Khái niệm, nguyên tắc quản lý tài nguyên môi trường (QLTNMT)

1.1 Khái niệm QLTNMT

Quản lý tài nguyên môi trường là lĩnh vực quản lý xã hội nhằm điều chỉnh hành vi của con người dựa trên cơ sở tiếp cận có hệ thống và kĩ năng điều phối thông tin để hướng tới sự phát triển bền vững và sử dụng tài nguyên hợp lý

1.2 Nguyên tắc QLTNMT

1 Hướng tới sự Phát triển bền vững, giữ cân bằng giữa phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và quản lý MT

- Đây hiện là mục tiêu của tất cả quốc gia trên thế giới, Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực bảo vệ môi trường Thiện qua chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

2 Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia – vùng lãnh thổ - cộng đồng dân cư trong quản lý môi trường

- Việt Nam thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực quản lý môi trường như là Công ước Ramsar; Công ước khung của LHQ về BĐKH (1992); Công ước của LHQ về luật biển; Nghị định thư Kyoto nhằm giảm phát thải KNK toàn cầu

- Các cơ quan QLMT của VN cũng được phân bổ từ TW đến địa phương

3 Quản lý môi trường cần dựa trên quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thực hiện bằng các công cụ đa dạng thích hợp

- Đánh giá chất lượng nước một con sông phải xét toàn bộ hệ thống chứa nó như là các nguồn thải, quần thể các sinh vật sống gần con sông đó, thảm thực vật hai bên bờ, môi trường đất, nguồn nước ngầm, …

- Kết hợp sử dụng nhiều công cụ trong QLMT: công cụ pháp lý, công cụ kinh tế, công

cụ kỹ thuật và công cụ hỗ trợ

4 Việc phòng ngừa Ô nhiễm Môi trường cần được ưu tiên hơn xử lý, hồi phục các hậu quả của Ô nhiễm MT

- Thực hiện đánh giá tác động môi trường – đây là công cụ phòng ngừa ngay từ trong nước

- Xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên

- Luật pháp cấm các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường

5 Người gây ô nhiễm phải trả tiền

- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Nghị định số 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản

Trang 2

Câu 2: Hệ thống tổ chức Quản lý nhà nước (QLNN) về TNMT ở VN Nội dung QLNN về TNMT

2.1 Hệ thống tổ chức QLNN về TNMT ở VN

Được sắp xếp và tổ chức chặt chẽ, có sự phân cấp, phân quyền từ Trung ương đến địa phương (sơ đồ)

Hình 1: Hệ thống tổ chức QLNN về TNMT ở Việt Nam

Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền chuyên môn cao nhất trong lĩnh vực QLTNMT

Về tổ chức bộ máy, BTNMT gồm 5 Tổng cục, 3 cục và Thanh tra bộ Trong 5 Tổng cục có Tổng cục Môi trường – là cơ quan quan trọng nhất (sơ đồ)

Các cơ quan QLMT ở các bộ

khác

Cơ quan có thẩm quyền

chung

Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn

Trang 3

Cục thẩm định và đánh giá tác động môi trường

Cục kiểm soát ô nhiễm

Cục MT miền Trung và Tây

Nguyên

Cục MT miền Nam

Cục bảo tồn Đa dạng sinh

học

Cục quản lý chất thải và cải thiện môi trường

Cục kiểm soát hành động bảo

vệ MT

Tông cục MT

Tổng cục quản lý đất

đai

Tổng cục khí tượng thủy văn

Tổng cục địa chất, khoáng sản

Tổng cục biển và hải

đảo

3

cục

Cục Tài nguyên nước

Cục CNTT và dữ liệu TN và

MT Cục Biến đổi khí hậu

Thanh tra

bộ

5

Tổng

cục

Bộ Tài Nguyên và Môi trường

Trang 4

Hình 2: Sơ đồ hệ thống tổ chức của Bộ Tài nguyên Môi trường

2.2 Nội dung quản lý Nhà nước về Môi trường

Theo điều 139, chương XIV, luật bảo vệ môi trường năm 2014:

1 Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm

pháp luật về bảo vệ MT, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật MT.

- Xây dựng luật MT 2014, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật MT như là QCVN số 08-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước mặt, QCVN 03-08-MT:2015/BTNMT về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất

2 Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình, chính sách, đề án, quy hoạch,

kế hoạch về bảo vệ MT

3 Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến chất lượng MT

- Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nền và tác động trên khắp cả nước, thể hiện ở báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015, báo cáo môi trường quốc gia các năm

4 Xây dựng, thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ MT; thẩm định báo cáo đánh

giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ MT; tổ chức xác nhận các kế

hoạch bảo vệ MT.

5 Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học , quản lý chất thải , kiểm soát ô nhiễm , cải tạo và phục hồi MT

- Gửi công văn hướng dẫn các địa phương các hoạt động chào mừng ngày quốc tế về

đa dạng sinh học (22-5)

6 Cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về MT

- Các loại giấy phép về MT như là giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản; giấy phép

xả thải

7 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ MT; thanh tra trách

nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ MT; giải quyết khiếu nại , tố cáo về bảo vệ MT;

xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ MT.

- Tiến hành thanh tra các cơ sở có hiện tượng vi phạm pháp luật về MT

8 Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ MT.

- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là một đơn vị trực thuộc BTNMT nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho công tác QLMT

9 Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ MT

Trang 5

- Phát tiển các ứng dụng tin học trong lĩnh vực TNMT: hệ thống thông tin địa lý (GIS)

và viễn thám (RS) trong quan trắc môi trường, xử lý thống kê dữ liệu dữ liệu MT

- Các công nghệ bảo vệ môi trường: công nghệ hàm biogas trong chăn nuôi, công nghệ tạo sương để xử lý khí độc

10 Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách Nhà nước cho các hoạt động bảo vệ MT

11 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ MT

- Tham gia ký kết nghị định thư Kyoto nhằm giải lượng phát thải KNK, công ước RAMSAR, tuyên bố của LHQ về Môi trường và phát triển 1992 (tuyên bố Rio)

Câu 3:

I Khái quát nhóm công cụ pháp lý trong quản lý môi trường

1 Khái niệm:

- Là hệ thống các nguyên tắc xử sự chung mang tính bắt buộc nhằm điều chỉnh các hành vi của con người trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

- Bao gồm các bộ luật, các văn bản dưới luật, kế hoạch, chính sách MT quốc gia, các ngành kinh tế

2 Các công cụ pháp lý trong quản lý môi trường

2.1 Luật quốc tế về MT 2.3 Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn

3 Vai trò Vai trò của nhóm công cụ pháp lý có thể nói gọn trong 2 từ: “mệnh lệnh – kiểm soát”

Về mệnh lệnh

- Nhóm công cụ pháp lý bắt buộc các tổ chức cá nhân phải điều chỉnh hành vi của mình theo hướng có lợi với môi trường

Ví dụ: luật môi trường, các văn bản khác dưới luật

- Loại trừ, giảm thiểu các thiết hại gây ra trong môi trường với những vấn đề nằm ngoài phạm vi tài phán giữa các quốc gia

ví dụ: Luật quốc tế về MT, các công ước quốc tế về MT, …

- Quy định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ cá nhân tổ chức trong bảo vệ môi trường

- Quy định các hình thức xử phạt đối với các đối tượng gây ô nhiễm, tạo cơ sở cho các công cụ pháp lý

Ví dụ: luật môi trường, nghị định xử phạt

Trang 6

- Là thước đo để đánh giá chất lượng môi trường, là căn cứ phân vùng chức năng với mục đích sử dụng và là công cụ cho thanh tra môi trường quyết định doanh nghiệp có

vi phạm hay không

Ví dụ: hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Về kiểm soát, cưỡng chế thi hành pháp luật

- Phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực về TNMT

Ví dụ: thanh tra môi trường

- Phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật về TNMT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

II Hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

1 Ví dụ

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước mặt

- QCVN 03-MT:2015/BTNMT về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất

- QCVN 05:2013/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh

- QCVN 10-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước biển

Đặc biệt thủ đô Hà Nội đã xây dựng một bộ quy chuẩn kỹ thuật riêng

- QCTĐHN 01:2014/BTNMT về khí thải công nghiệp: đối với bụi và các chất vô cơ trên địa bàn thủ đô Hà Nội

- QCTĐHN 02:2014/BTNMT về nước thải công nghiệm trên địa bàn thủ đô Hà Nội

- QCTĐHN 03:2014/BTNMT về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn thủ đô HN

- QCTĐHN 04:2014/BTNMT về nước thải công nghiệp dệt may trên địa bàn thủ đô

Hà Nội

- QCTĐHN 05:2014/BTNMT về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy trên địa bàn thủ đô HN

2 So sánh

- Giống nhau:

+Theo luật BVMT 2014 quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn đều là mức giới hạn của các thông số về chất lượng MT xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, có yêu cầu kỹ thuật và quản lý

+ Phân loại: Đều chia thành 3 lĩnh vực (chất lượng MT xung quanh, chất thải, và khác)

- Khác nhau:

Quy chuẩn kỹ thuật Tiêu chuẩn

Cơ quan ban hành Cơ quan nhà nước có Cơ quan nhà nước và tổ

Trang 7

thẩm quyền ban hành chức công bố

Tính pháp lý Bắt buộc áp dụng Tự nguyện áp dụng

Mục tiêu - Là căn cứ đánh giá chất

lượng MT

- Kiểm soát các yếu tố gây tác động đến MT

- Căn cứ đánh giá hành vi

xả thải của doanh nghiệp

- Căn cứ để phân vùng chức năng MT theo mục đích sử dụng

- Đánh giá sự phù hợp của chất lượng MT đối với mục đích sử dụng

- Khuyến khích các cá nhân tổ chức cải thiện quá trình sản xuất nhầm bảo

vệ môi trường

- Là căn cứ để đánh giá chất lượng sản phẩm

Câu 4:

I Khái quát nhóm công cụ kinh tế trong quản lý Tài nguyên môi trường

1.Khái niệm

- Là nhóm công cụ tác động vào chi phí và lợi ích của các hoạt động của các tác nhân kinh tế nhằm tạo ra các hành độ tác động theo hướng có lợi cho môi trường

- Được xây dựng trên nền tảng các quy luật kinh tế thị trường

- Mềm dẻo, linh hoạt hơn so với các công cụ quản lý khác

2 Các công cụ kinh tế trong nhóm công cụ kinh tế

2.1 Thuế Tài nguyên 2.5 Cota ô nhiễm 2.9 Nhãn sinh thái

2.2 Thuế Môi trường 2.6 Cơ chế phát triển sạch 2.10 Bồi thường thiệt hại 2.3 Phí Môi trường 2.7 Ký quỹ hoàn trả

2.4 Lệ phí Môi trường 2.8 Quỹ Môi trường

3 Vai trò

- Tạo nguồn thu cho NSNN để bù đắp các chi phí xã hội

Ví dụ: Số tiền thu được từ Thuế Tài nguyên và Thuế Môi trường không chỉ sử dụng trong lĩnh vực BVMT mà còn sử dụng cho các hoạt động khác như: giáo dục, y tế, quốc phòng, …

- Tạo nguồn thu để bù đắp cho các chi phí phục hồi, cải tạo của các dịch vụ môi trường hay là các chi phí chi trả cho các cơ quan cung cấp dịch vụ quản lý nhà nước về môi trường

Ví dụ: Phí môi trường, lệ phí môi trường

- Tăng hiệu quả trong khai thác, sử dụng tài nguyên

Trang 8

Ví dụ: Thế tài nguyên vừa làm cho các doanh nghiệp không khai thác quá mức các nguồn tài nguyên vừa điều tiế hoạt động khai thác tài nguyên theo cách mềm dẻo, linh hoạt: tăng cường khai thác các tài nguyên có trữ lượng lớn và ngược lại

- Hạn chế các hành vi xả thải, gây ô nhiễm môi trường

Ví dụ: Thuế MT đánh thuế các mặt hàng gây ô nhiễm trong quá trình sử dụng để người dùng hạn chế sự sử dụng của mình Phí MT, người dùng càng dùng nhiều dịch vụ MT thì số tiền phải chi trả càng nhiều

- Khuyến khích nhiều hơn cho việc đổi mới:

Ví dụ: Đối với các doanh nghiệp:

+ Cota ô nhiễm: DN có thể lựa chọn đầu tư công nghệ xử lý để giảm lượng thải của mình rồi bán giấy phép cho DN khác nếu thấy như vậy hiệu quả hơn

+ Cơ chế phát triển sạch: đều là các dự án đầu tư sử dụng các công nghệ mới để giảm lượng phát thải khí nhà kính

+ Nhãn sinh thái: khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến sản phẩm của mình theo hướng có lợi cho môi trường để được cấp chứng chỉ

Đối với người tiêu dùng

+ Phí MT, thuế MT, ký quỹ hoàn trả: Nếu người dùng không muốn mất tiền thì họ phải thay đổi lối sống của mình: tiết kiệm tài nguyên, tăng cường tái chế, …

- Tạo ra nguồn kinh phí ổn định cho các hoạt động BVMT mà không phụ thuộc vào NSNN

Ví dụ: Quỹ MT, cơ chế phát triển sạch

- Ràng buộc trách nhiệm của các doanh nghiệm hay người dùng trong việc bảo vệ môi trường

Ví dụ: Hệ thống kỹ quỹ hoàn trả, bồi thường thiệt hại

II Thuế MT, Phí MT và so sánh

1 Thuế MT

1.1 Khái niệm: Là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp khi có tác động xấu đến môi trường theo quy định

1.2 Phân loại: gồm 2 loại

-Thuế trực thu: Là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế là một

-thuế gián thu: Là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một 1.3 Ý nghĩa:

- Hạn chế các hành vi xấu đến môi trường

- Tạo nguồn thu cho NSNN

- Điều tiết lợi ích của các bên đảm bảo công bằng xã hội

Trang 9

2 Phí môi trường

1.1 Khái niệm: Là khoản tiền mà cá nhân, tổ chúc phải nộp khi có tác động xấu đến

MT hoặc khi được hưởng các dịch vụ MT

1.2 Phân loại: Gồm 3 loại: phí sản phẩm, phí dịch vụ, phí ô nhiễm

1.3 Ý nghĩa

-Tạo nguồn thu cho bù đắp các chi phí để xây dựng bảo dưỡng MT

-Hạn chế hoạt động xả thải ra MT

3 So sánh thuế MT và phí MT

- Giống nhau: Đều là khoản tiền mà cá nhân và tổ chức phải nộp

- Khác nhau

Tính chất Mang tính đối giá trực

tiếp

Không mang tính đối giá trực tiếp

Phí dịch vụ Phí sản phẩm

Thuế trực thu Thuế gián thu

Tính pháp lý Ban hành dưới dạng pháp

lênh hoặc nghị định Ban hành dưới dạng luật

các chi phí để xây dựng bảo dưỡng MT

Hạn chế hoạt động xả thải

ra MT

Tạo nguồn thu cho NSNN Hạn chế các hoạt động tác động xấu đến MT

Điều tiết lợi ích đảm bảo công bằng xã hội

Đối tượng Đánh vào nguồn gây ô

nhiễm khi sản xuất Hướng đến sản phẩm gâytác đọng xấu đến MT khi

về sử dụng

Tính ổn định Tính ổn đinh thấp hơn, có

thể bị thay đổi nhanh chóng

Có tính ổn định cao, ít thay đổi

III Ký quỹ hoàn trả, nhãn sinh thái

1 Ký quỹ hoàn trả

1.1 Khái niệm:

- Đối với doanh nghiệp: là công cụ kinh tế áp dụng cho các hoạt động kinh tế có tiềm

năng gây ô nhiễm và tổn thất môi trường Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trước khi tiến hành một hoạt

Trang 10

động đầu tư phải ký gửi một khoản tiền nhằm bảo đảm sự cam kết về thực hiện các biện pháp để hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường

Trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu các doanh nghiệp / cơ sở có các biện pháp chủ động ngăn chặn, khắc phục không để xẩy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường, hoàn nguyên hiện trạng môi trường đúng như cam kết thì họ sẽ được nhận lại

số tiền đã ký quỹ đó Ngược lại nếu bên ký quỹ không thực hiện đúng cam kết hoặc phá sản thì số tiền đã ký quỹ sẽ được rút ra từ tài khoản ngân hàng / tổ chức tín dụng

để chi cho công tác khắc phục sự cố, suy thoái môi trườn

- Đối với người tiêu dùng: Sẽ trở thành đặt cọc hoàn trả: các đối tượng tiêu dùng các

sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường phải trả thêm một khoản tiền (đặt cọc) khi mua hàng, nhằm bảo đảm cam kết sau khi tiêu dùng sẽ đem sản phẩm đó (hoặc phần còn lại của sản phẩm đó) trả lại cho các đơn vị thu gom phế thải hoặc tới những địa điểm đã quy định để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy theo cách an toàn đối với môi trường Nếu thực hiện đúng, người tiêu dùng sẽ được nhận lại khoản đặt cọc do các tổ chức thu gom hoàn trả lại

1.2 Mục đích

- Ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, cũng như người tiêu dùng Đối với doanh nghiệp sẽ đảm bảo chất lượng môi trường trong khi sử dụng Đối với người tiêu dùng

sẽ giảm thiểu lượng CTR phát sinh

- Giúp nhà nước không phải bỏ tiền để khắc phục các vấn đề môi trường mà doanh nghiệp gây ra

1.3 Thực trạng áp dụng tại Việt Nam

Ở VN hiện nay chưa áp dụng hệ thống đặt cọc hoàn trả mà mới chỉ áp dụng hệ thống

ký quỹ hoàn trả với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản là chính

2 Nhãn sinh thái

2.1 Khái niệm:

Là danh hiệu dành cho các sản phẩm ít có tác dụng tiêu cực đến MT trong các giai đoạn hoặc trong 1 giai đoạn vòng đời từ lúc bắt đấu nguyên liệu sản xuất đến lúc thải bỏ

2.2 Mục đích

- Đối với chính phủ: Giúp quản lý tốt hơn các vấn đề môi trường quốc gia, tình hình lưu thông và phân phối hàng hóa

- Đối với doanh nghiệp: Giúp DN tạo dựng uy tín và hình ảnh tốt trước khách hàng và người tiêu dùng, giảm bớt các rủi ro về thương mại quốc tế, bản chất tự nguyện của chương trình cấp nhãn sinh thái giúp cho các DN thực thi thuận lợi các yêu cầu pháp luật

- Đối với người tiêu dùng: Giúp người tiêu dùng có được các chỉ dẫn khi mua sắm và việc hiểu biết về sản phẩm mang nhãn sinh thái sẽ giúp người tiêu dùng ý thức được giá trị của sản phẩm, …

Ngày đăng: 07/09/2018, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w