ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (KHOA MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI)Câu 1: Trình bày các khái niệm: Biến đổi khí hậu, Khí nhà kính, Hiệu ứng nhà kính, Nóng lên toàn cầu, Kịch bản biến đổi khí hậu, Mực biển dâng, Thích ứng và Giảm nhẹ biến đổi khí hậu.BĐKH: biến đổi khí hậu là sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu, trong đó trung bình được thực hiện trong một thời gian xác định thường là vài thập kỷ, thậm chí là thế kỷ .Sự biến động của khí hậu dài hạn sẽ dẫn đến BĐKHKhí nhà kính: những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất Hiệu ứng nhà kính: Bức xạ sóng ngắn của mặt trời có thể truyền qua môi trường trong suốt đến một đối tượng nào đó và bị hấp thụ, đối tượng bị nóng lên và phát xạ bức xạ sóng dài. Bức xạ sóng dài này hầu như không thể “thoát” qua môi trường truyền và bị giữ lại trở thành nguồn năng lượng đốt nóng bổ sung. Hiện tượng hấp thụ và giữ kín nhiệt lượng như vậy quả là hoàn toàn chính xác khi gọi đó là hiệu ứng nhà kính.Hiệu ứng nhà kính (trong sách): là quá trình vật lý tự nhiên có tác dụng điều chỉnh khí hậu của TĐ làm TĐ trở nên ấm áp để con người có thể sinh sống. Sự tăng nồng độ của các khí nhà kính làm nóng tầng đối lưu và nguội tầng bình lưu, đuọc coi là nguyên nhân chủ yếu của BĐKH toàn cầu hiện nayNóng lên toàn cầu: là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần đây.Kịch bản BĐKH: Là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.Mực nước biển dâng: là sự dâng lên của mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão... Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác.Thích ứng: Là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con người để ứng phó những tác động thực tại hoặc tương lai của khí hậu do đó làm giảm tác hại hoặc tận dụng những lợi ích mang lại. Trong đó, tăng cường khả năng thích ứng là một phương thức giảm mức độ tổn thương và định hướng phát triển bền vững.Giảm nhẹ: Là những thay đổi về kỹ thuật và các giải pháp thay thế nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính; tăng cường bề hấp thu của khí nhà kính.