1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIEU LUẠN PHUONG PHAP NGHIEN CUU KHOA HOC

25 60 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 20,83 MB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP Tên đề tài: THỤC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC THI CÔNG TẦNG HẦM NHÀ NHIỀU TẦNG Ở

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA XÂY DỰNG DÂN DỤNG & DÂN DỤNG

.

A ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Tên đề tài: THỤC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC

THI CÔNG TẦNG HẦM NHÀ NHIỀU TẦNG Ở TỈNH VĨNH LONG.

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Hiện nay ở Việt Nam các công trình nhà nhiều tầng có tầng hầm ngày càngđược xây dựng nhiều, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội,Thành phố Hồ Chí Minh, Việc thi công tầng hầm các công trình nhà nhiềutầng không còn mới mẻ đối với các đơn vị thi công xây dựng tại Việt Nam Tuynhiên, trong quá trình thi công thường xảy ra một số sự cố như: thiết kế hệchống đỡ thi công đào đất không đảm bảo, làm biến dạng đất nền xung quanhcông trình, gây hư hỏng cho các công trình lân cận, khuyết tật trong quá trình thicông tường trong đất, tầng hầm bị thấm, dẫn đến việc chậm tiến độ, chấtlượng công trình không đạt yêu cầu

Tầng hầm là một trong những bộ phận của nhà nhiều tầng, được đặt tronglòng đất Kết cấu của tầng hầm được tính từ kết cấu mặt dưới sàn bản đáy tầnghầm đến cao độ của mặt đất tự nhiên tại công trình Công trình nhà nhiều tầng

có thể có một tầng hầm, hai tầng hầm hoặc nhiều tầng hầm phụ thuộc vào nhucầu sử dụng của chủ đầu tư (làm gara ôtô, siêu thị, thang máy,….) Ngoài ra cònphụ thuộc vào chiều cao công trình, địa chất bên dưới công trình cũng như nănglực và thiết bị thi công xây dựng tầng hầm hiện nay của các nhà thầu

a Về kết cấu tầng hầm

- Tầng hầm xuất hiện trong nhà nhiều tầng sẽ làm trọng tâm công trìnhđược hạ thấp xuống tăng tính ổn định chống lật cho công trình Mặt khác, cáckết cấu tường cột của tầng hầm sẽ làm tăng độ ngàm công trình vào đất, đồngthời tăng khả năng chịu áp lực ngang do gió, bão và động đất gây ra

- Tầng hầm thường chịu nội lực rất lớn từ các kết cấu bên trên truyềnxuống, trước khi nội lực này được truyền xuống kết cấu móng Ngoài ra cònchịu áp lực đất và nước ngầm tác dụng lên tường và bản đáy của tầng hầm

- Tường và bản đáy của tầng hầm tiếp xúc trực tiếp với nền đất công trình

và chịu áp lực cao của nước ngầm Vì vậy, cần có biện pháp chống thấm cho cácdiện tích tiếp xúc này

- Quá trình thi công kết cấu tầng hầm khó khăn, nhất là các công trìnhnằm trong khu trung tâm đô thị, điều này làm tăng độ phức tạp hơn rất nhiều sovới các kết cấu khác của công trình Tầng hầm thường nằm sâu trong lòng đất

Trang 2

nên khi thi công phải gia cố vách đất của hố móng, ngăn dòng chảy của nướcngầm Đông thời cần phải chú ý đến biện pháp hạn chế tối đa các vấn đề ảnhhưởng đến các công trình lân cận khác

b Về công năng sử dụng

Để khai thác triệt để không gian dưới mặt đất, tận dụng tối đa diện tích,đáp ứng nhu cầu sử dụng cho con người, các tầng hầm nhà nhiều tầng được thiết

kế với các công năng sử dụng như sau:

- Làm gara ôtô, xe máy

- Làm tầng phục vụ sinh hoạt công cộng như: siêu thị, quán bar

- Làm kho chứa hàng hóa phục vụ sinh hoạt của cư dân trong tòa nhà

- Làm tầng kỹ thuật như: xử lý nước thải, điều hòa không khí, lắp đặt thiết

bị thang máy, hệ thống biến áp và tủ phân phối, điều khiển điện

- Ở các ngân hàng, kho bạc thì tầng hầm được sử dụng làm nơi cất giữ tiền,vàng, đá quý, tài liệu mật và các tải sản khác có giá trị

Tình hình xây dựng nhà nhiều tầng có tầng hầm cũng không nằm ngoài xuhướng phát triển của cả nước Tại thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và

Hà Nội, việc xây dựng tầng hầm để giải quyết chỗ đậu xe luôn được nhà nướckhuyến khích

Tại mục a, khoản 2, điều 6 chương 1 của Nghị định số 39/2010/NĐ-CPngày 07/4/2010 về “Quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị” nêu rõ: Các loạicông trình ngầm đô thị được khuyến khích đầu tư xây dựng bao gồm bãi đỗ xengầm

Vì vậy, việc xây dựng tầng hầm trong các công trình nhà nhiều tầng là thực

sự cần thiết nó hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu về công năng cũng như chủtrương phát triển đô thị hiện đại của đất nước Chính vì thế, trong những nămgần đây, các tòa nhà nhiều tầng có từ 1 đến 5 tầng hầm là hết sức quen thuộctrong thiết kế và thi công tại Việt Nam

Trong quá trình thi công tầng hầm nhà nhiều tầng, vấn đề phức tạp đặt racần được giải quyết là phải tìm ra giải pháp chống đỡ thành hố đào để thi côngmóng và tầng hầm, đặc biệt các công trình có hố đào sâu, xây chen trong khu đấthẹp Thi công hố đào sâu làm thay đổi trạng thái ứng suất, biến dạng trong đấtnền xung quanh khu vực hố đào và có thể làm thay đổi mực nước ngầm dẫn đếnnền đất bị dịch chuyển gây ra lún, trượt, sập các công trình lân cận nếu không cógiải pháp gia cố thích hợp Vì vậy vai trò của tường chắn đất là rất quan trọngtrong việc thi công tầng hầm

Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Long có nhiều thay đổi với sự xuất hiệncủa nhiều công trình nhà nhiều tầng có tầng hầm như: Công trình cải tạo nângcấp Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long, Khu Thương mại dịch vụ B – Vĩnh Long,Khách sạn 4 sao Sài Gòn – Vĩnh Long, Đã làm thay đổi rất nhiều bộ mặt đô

Trang 3

thị của Vĩnh Long, đồng thời giúp cho các đơn vị thi công địa phương nắm bặtđược nhiều công nghệ thi công mới.

c Giới thiệu mặt bằng, mặt cắt các công trình có tầng hầm tại Vĩnh Long.

Hình 1 Mặt bằng ép cừ Larsen công trình Khách sạn 4 sao

Sài Gòn - Vĩnh Long

Hình 2 Mặt cắt điển hình công trình Khách sạn 4 sao

Sài Gòn - Vĩnh Long

Trang 4

Hình 3 Mặt bằng ép cừ Larsen công trình Cải tạo, nâng cấp

Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long

Hình 4 Mặt cắt điển hình công trình Cải tạo, nâng cấp

Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long

Trang 5

Hình 5 Mặt bằng vách và sàn tầng hầm công trình Nhà điều hành

sản xuất Công ty Điện lực Vĩnh Long

Hình 6 Mặt cắt điển hình công trình Nhà điều hành sản xuất

Công ty Điện lực Vĩnh Long

Trang 6

Hình 7 Mặt bằng vách và sàn tầng hầm công trình Ngân hàng

Sacombank - Chi nhánh Vĩnh Long

Hình 8 Mặt cắt điển hình công trình Ngân hàng Sacombank

-Chi nhánh Vĩnh Long

Trang 7

Hình 9 Mặt bằng vách và sàn tầng hầm công trình Trụ sở làm việc

Cục thuế tỉnh Vĩnh Long

Hình 10 Mặt cắt điển hình công trình Trụ sở làm việc Cục thuế

tỉnh Vĩnh Long

Trang 8

Trong quá trình triển khai thi công tầng hầm công trình nhà nhiều tầng gặpnhiều khó khăn do năng lực, kinh nghiệm và thiết bị phục vụ cho công tác thicông còn hạn chế Mặt khác, do điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văntại tỉnh Vĩnh Long rất phức tạp, có nhiều đặc thù riêng ảnh hưởng đến tiến độxây dựng và chất lượng công trình Vì vậy, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài:

“Thực trạng và bài học kinh nghiệm về thi công tầng hầm nhà nhiều tầng ở tỉnhVĩnh Long” là thật sự cần thiết

2 Mục tiêu nghiên cứu:

- Nghiên cứu tổng quan về công nghệ thi công tầng hầm nhà nhiều tầng

- Các sự cố và bài học kinh nghiệm rút ra trong thi công tầng hầm nhà nhiềutầng tại tỉnh Vĩnh Long

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu dựa trên điều kiện thực tế các công trình đã và đang xây dựngtại tỉnh Vĩnh Long, một số công trình khác ở các vùng lân cận của vùng đồngbằng sông Cửu Long, đặc điểm tình hình và các điều kiện khách quan khác liênquan đến công nghệ thi công tầng hầm nhà niều tầng tại tỉnh Vĩnh Long

- Đối tượng nghiên cứu: Các công nghệ thi công tầng hầm, dự báo sự cố, đềxuất giải pháp và rút ra bài học kinh nghiệm cho thi công tầng hầm nhà nhiềutầng phù hợp với điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, năng lực thicông xây dựng tại tỉnh Vĩnh Long

- Phạm vi nghiên cứu: Các công trình xây dựng nhà nhiều tầng có tầng hầmtại tỉnh Vĩnh Long

4 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Dựa vào chỉ tiêu cơ lý của nền đất, mựcnước ngầm và các vấn đề liên quan đến công nghệ tho công tầng hầm Tính toánkhả năng chịu áp lực đất cho tường chắn, khả năng chống thấm cho tầng hầmtrong quá trình thi công

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tiến hành khảo sát thực tế các côngtrình, dự vào quy điều kiên thực tế các công trình đang thi công, các công trình

đã đưa vào sử dụng đề phân tích, so sánh các vấn đề tồn tại trong công tác thicông tần hầm

Phương pháp tổng hợp: dựa vào kết quả nghiên cứu thực tiễn và lý thuyết,tổng hợp lại các kết quả và đưa ra phương pháp tính toán hợp lý

5 Cấu trúc của luận văn:

PHẦN MỞ ĐẦU

Giới thiệu khái quát chung về đặc điểm, khái miệm về tầng hầm nhà nhiềutầng, những vấn đề ảnh hưỡng chung của việc thi công tầng hầm nhà nhiều tầng

ở Vĩnh Long

Trang 9

- Tổng hợp các công nghệ thi công tầng hầm nhà nhiều tầng, đã và đangxây dựng tại tỉnh Vĩnh Long, một số công trình khác ở các vùng lân cận củavùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Phân tích các sự cố xảy ra trong thi công tầng hầm, nhà nhiều tầng trongthời gian qua, tìm ra nguyên nhân chính trong việc dẫn đến sự cô trong thi côngtầng hầm tại tỉnh Vĩnh Long

- Nghiên cứu, rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cho thi công tầng hầmnhà nhiều tầng tại tỉnh Vĩnh Long

Rút ra một số bài học kinh nghiệm phục vụ trong thi công tầng hầm nhànhiều tầng nhằm đảm bảo chất lượng công trình, mang lại hiệu quả kinh tế trongđầu tư xây dựng tại tỉnh Vĩnh Long

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Tổng quan về công nghệ thi công tầng hầm nhà nhiều tầngChương 2: Cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn trong thi công tầng hầmnhà nhiều tầng

Chương 3: Bài học rút ra trong thi công tầng hầm tại Vĩnh Long

Cuối cùng là phần kết luận và kiến nghi

Mục tiêu nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trang 10

1.1.2 Đặc điểm của tầng hầm.

1.2 Thi công tầng hầm hiện nay

1.2.1 Công nghệ thi công tầng hầm nhà nhiều tầng trên thế giới

1.2.2 Công nghệ thi công tầng hầm nhà nhiều tầng tại Việt Nam

1.2.3 Một số loại tường chắn đất trong thi công tầng hầm

1.2.4 Hệ chống đỡ tường chắn đất

1.3 Giới thiệu về tỉnh Vĩnh Long và nhu cầu xây dựng tầng hầm nhà nhiều tầnghiện nay

1.3.1 Điều kiện địa lý và dân cư tỉnh Vĩnh Long

1.3.2 Đặc điểm địa chất công trình, địa chất thủy văn

1.3.3 Nhu cầu xây dựng tầng hầm tại Vĩnh Long

1.3.4 Công nghệ thi công tầng hầm nhà nhiều tầng tại Vĩnh Long

1.3.5 Một số tồn tại trong thi công tầng hầm tại Vĩnh Long

Chương 2: Cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn trong thi công tầng hầm nhà nhiều tầng.

2.1 Xác định áp lực đất lên tường chắn

2.1.1 Áp lực chủ động của đất rời lên tường chắn

2.1.2 Áp lực chủ động của đất dính lên tường chắn

2.1.3 Áp lực bị động của đất lên tường chắn

2.1.4 Áp lực đất lên tường chắn trong một số trường hợp riêng

2.2 Tính toán áp lực ngang lên tường cừ khi có tải trọng tác dụng

2.3 Một số phương pháp tính toán tường cừ

2.3.1 Tính toán tường cừ đỉnh không neo

2.3.2 Tính toán tường cừ đỉnh có một hàng neo hoặc thanh chống

2.3.3 Tính toán tường cừ khi có nhiều tầng thanh chống

2.3.4 Tính toán tường cừ theo R.Whitlow

2.3.5 Tính toán hệ chống đỡ

2.4 Chuyển dịch của đất nền khi thi công hố đào

2.4.1 Lún sụt đất nền xung quanh hố đào

2.4.2 Mất ổn định thành hố đào

2.4.3 Hiện tượng đẩy trồi hố đào

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển dịch của đất xung quanh hố đào

2.5.1 Ảnh hưởng của sự thay đổi ứng suất trong đất

Trang 11

2.5.2 Ảnh hưởng của kích thước hố đào.

2.5.3 Ảnh hưởng do tính chất của đất nền

2.5.4 Ảnh hưởng của giá trị ứng suất ngang ban đầu trong đất

2.5.5 Ảnh hưởng do điều kiện nước ngầm

2.5.6 Ảnh hưởng độ cứng của hệ thống chống đỡ thành hố đào

2.5.7 Tác động của sự gia tải trước

2.5.8 Ảnh hưởng do sử dụng các phương pháp thi công

2.5.9 Ảnh hưởng do chất lượng của công tác xây dựng

2.6 Cơ sở pháp lý trong thi công tầng hầm nhà nhiều tầng

2.6.1 Văn bản pháp quy

2.6.2 Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật

2.7 Cơ sở thực tiễn trong thi công xây dựng tầng hầm nhà nhiều tầng

Chương 3: Bài học rút ra trong thi công tầng hầm tại Vĩnh Long.

3.1 Một số bài học rút ra trong công tác quản lý thi công tầng hầm nhà nhiềutầng tại Vĩnh Long

3.1.1 Bài học trong công tác quản lý của chủ đầu tư

3.1.2 Bài học trong công tác lựa chọn nhà thầu thi công

3.1.3 Bài học trong công tác quản lý an toàn

3.2 Một số bài học rút ra về mặt kỹ thuật thi công tầng hầm nhà nhiều tầng tạiVĩnh Long

3.2.1 Công tác khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn

3.2.2 Công tác điều tra, khảo sát công trình lân cận

3.2.3 Công tác thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công

3.2.4 Công tác thi công

3.2.5 Công tác giám sát thi công

3.2.6 Công tác quan trắc trong thi công

3.3 Một số bài học về xử lý sự cố trong thi công tầng hầm nhà nhiều tầng tạiVĩnh Long

3.3.1 Sự cố tường cừ Larsen

3.3.2 Sự cố tường vây bê tông cốt thép

3.3.3 Sự cố nước chảy từ đáy móng lên

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

2 Kiến nghị

Trang 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Thủ tướng Chính phủ (2010), Quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị,

Nghị định số 39/2010/NĐ-CP, Hà Nội

2 Tường Minh Hồng (2010), Một số giải pháp xử lý sự cố khi thi công phần

ngầm nhà nhiều tầng, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Kiến Trúc Hà

Nội

3 Vũ Minh Tuấn (2013), Thiết kế và thi công tường cừ, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

4 Nguyễn Văn Quảng (2011), Chỉ dẫn thiết kế và thi công cọc Barét, tường

trong đất và neo trong đất, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

5 Nguyễn Viết Trung, Vũ Minh Tuấn (2012), Cọc đất xi măng – phương pháp

gia cố nền đất yếu, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

6 Phạm Khánh Toàn (2005), Báo cáo khảo sát địa chất công trình Trường

ĐHXD Miền Tây – TP Vĩnh Long, Công ty NAGECCO – TP.HCM.

7 Trang web trường Đại học Đà Nẳng http://udn.vn

8 Trang web tài liệu việt nam http://tailieu.vn/

9 Trang web thư viện quốc gia việt nam http://nlv.gov.vn/

10 http://Vnexpress.net

12 Trần Xuân Đỉnh (2010), Thiết kế nhà nhiều tầng hiện đại, Nxb Xây dựng,

Hà Nội

13 Đỗ Đình Đức (2002), Thi công hố đào cho tầng hầm nhà nhiều tầng trong

đô thị Việt Nam, Luận án tiến sỹ kỹ thuật, Hà Nội.

14 Đỗ Đình Đức, Lê Kiều (2004), Kỹ thuật thi công, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

15 Bùi Mạnh Hùng (2013), Công nghệ thi công công trình ngầm, Nxb Xây

dựng, Hà Nội

16 Nguyễn Bá Kế, Nguyễn Bảo Huân (2014), Nhà nhiều tầng siêu cao tầng –

yêu cầu chung và kinh nghiệm thực tế, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

17 Nguyễn Bá Kế, Nguyễn Tiến Chương, Nguyễn Hiền, Trịnh Thành Huy

(2012), Móng nhà nhiều tầng – kinh nghiệm nước ngoài, Nxb Xây dựng, Hà

Nội

18 Nguyễn Bá Kế (2012), Sự cố nền móng công trình, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

19 Nguyễn Văn Quảng (2011), Nền móng và tầng hầm nhà nhiều tầng, Nxb

Xây dựng, Hà Nội

20 Nguyễn Văn Quảng (2013), Những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng

tầng hầm nhà nhiều tầng ở Việt Nam, Khoa xây dựng - Trường Đại học Đông Á.

21 Thủ tướng Chính phủ (2007), Xây dựng công trình ngầm trong đô thị, Nghị

định số 41/2007/NĐ-CP, Hà Nội

Trang 13

B TRÌNH TỰ DOWNLOAD TÀI LIỆU LIÊN QUAN BỔ SUNG CHO VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1 Sử dụng trang Web http://udn.vn

Vào trang Web của trường Đại học Đà Nẳng/Ban đào tạo để Downloadcác tài liệu liên quan đến nội dung việc đăng ký

Vào trang web thư viện điện tử trường đại học Xây dựng Miền Tây

công

2 Vào trang https://www.google.com.vn

Sử dụng cửa sổ google để tìm tài liệu bằng các từ khóa liên quan đến hộidung cần tiềm

Trang 14

Hình 2.1: Trang https://www.google.com.vn sử dụng để tìm tài liệu

Hình 2.2: Vĩnh Long, xu hướng phát triển nhà nhiều tầng giai đoạn từ năm

2015 đến năm 2020

Trang 15

Hình 2.3: Thi công tầng hầm công trình bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Trang 16

Hình 2.4: Công trình bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Ngày đăng: 06/09/2018, 23:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w