1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá cơ sở hạ tầng để phát triển Logistics ở Việt Nam

35 330 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 221,5 KB

Nội dung

Các nguồn tài nguyên trên trái đất là hữu hạn, nhưng ước muốn của con người lại vô cùng. Chính vì vậy, Logistics đã ra đời để giúp con người sử dụng các nguồn lực ( nhân lực, vật lực, tài lực ) một cách tối ưu, để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bản thân và xã hội một cách tốt nhất. Bởi Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời gian, lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Logistics là một chức năng kinh tế chủ yếu , có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Trên thế giới, logistics đã và đang phát triển mạnh mẽ. Ở Việt Nam, logistics đã bắt đầu được nhìn nhận như một công cụ “ sắc bén “ đem lại thành công cho doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập và chắc chắn logistics sẽ phát triển trong tương lai không xa. Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền và hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Đối với những nước phát triển như Nhật và Mỹ logistics đóng góp khoảng 10% GDP. Đối với những nước kém phát triển thì tỷ lệ này có thể cao hơn 30% và ở Việt Nam dịch vụ này chiếm khoảng từ 15-20% GDP. Sự phát triển của dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về mặt thời gian và chất lượng. Logistics phát triển tốt sẽ đem lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Logistics là một ngành mới mẻ ở Việt Nam tuy nhiên nó lại là ngành mang lại nguồn lợi lớn cho các nước phát triển. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Đánh giá cơ sở hạ tầng để phát triển Logistics ở Việt Nam” để hiểu rõ hơn về điều kiện phát triển logistics ở nước ta vì đây là ngành mang lại nguồn lợi lớn cho đất nước và chắc chắn phát triển trong tương lai không xa.

Trang 1

A- Lời mở đầu

Các nguồn tài nguyên trên trái đất là hữu hạn, nhưng ước muốn củacon người lại vô cùng Chính vì vậy, Logistics đã ra đời để giúp con người sửdụng các nguồn lực ( nhân lực, vật lực, tài lực ) một cách tối ưu, để có thể đápứng nhu cầu ngày càng cao của bản thân và xã hội một cách tốt nhất BởiLogistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời gian, lưu chuyển và dự trữnguồn tài nguyên từ điểm đầu của dây chuyền cung ứng cho đến tay ngườitiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế

Logistics là một chức năng kinh tế chủ yếu , có vai trò rất quan trọngđối với nền kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng Trên thế giới,logistics đã và đang phát triển mạnh mẽ Ở Việt Nam, logistics đã bắt đầuđược nhìn nhận như một công cụ “ sắc bén “ đem lại thành công cho doanhnghiệp trong điều kiện hội nhập và chắc chắn logistics sẽ phát triển trongtương lai không xa

Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền và hiệuquả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh củangành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia Đối với những nước pháttriển như Nhật và Mỹ logistics đóng góp khoảng 10% GDP Đối với nhữngnước kém phát triển thì tỷ lệ này có thể cao hơn 30% và ở Việt Nam dịch vụnày chiếm khoảng từ 15-20% GDP Sự phát triển của dịch vụ logistics có ýnghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác đượcđảm bảo về mặt thời gian và chất lượng Logistics phát triển tốt sẽ đem lạikhả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ

Logistics là một ngành mới mẻ ở Việt Nam tuy nhiên nó lại là ngànhmang lại nguồn lợi lớn cho các nước phát triển Chính vì vậy em đã chọn đề

tài “Đánh giá cơ sở hạ tầng để phát triển Logistics ở Việt Nam” để hiểu rõ

hơn về điều kiện phát triển logistics ở nước ta vì đây là ngành mang lại nguồnlợi lớn cho đất nước và chắc chắn phát triển trong tương lai không xa

Trang 2

B- Nội dung Chương I Tổng quan về logistic

1 Logistic là gì?

Logistic là một trong những thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ

“Marketing, từ tiếng Anh sang tiếng Việt và thậm chí cả những ngôn ngữkhác Bởi vì bao hàm nghĩ của từ này quá rộng nên không một từ đơn ngữ nào

có thể truyển tải hết ý nghĩa của nó Nhưng rất nhiều công ty giao nhận vậntải lại được đang ký là ví dụ như AB Logistic như vậy vô tình công tu này cóthể được hiểu là nhà cung cấp dịch vụ logistic, mà không cần biết logistic làgì?

Một số định nghĩa Logistic là hậu cần, số khác lại định nghĩa là nhàcung ứng các dịch vụ kho bãi và giao nhận hàng hóa vv…và chúng ta thấyrằng đây giống như là một cái áo thời trang mà công ty nào kinh doanh tronglĩnh vực logistics cũng muốn có để tăng thêm sức mạnh cho mình

Vậy Logistic là gì?

Có rất nhiều khái niệm về thuật ngữ này:

 Logistic được hiểu là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát

sự lưu thông và tích trữ một cách hiệu quả tối ưu các loại hàng hóa, nguyênvật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm, dịch vụ và thông tin đi kèm từ điểmkhởi đầu tới điểm kết thúc nhằm mục đích tuân theo cac yêu cầu của kháchhàng

 Logistic có thể định nghĩa là việc quản lý dòng chu chuyển và lưukho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thong tinlien quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của kháchhàng Hiểu một cách rộng hơn nó còn bao gồm cả việc thu hồi và xử lý rácthải (Nguồn : UNESCAP…… )

 Logistic là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việcchu chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liênquan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng như cầu của khách

Trang 3

hàng ( World Marintime Unviersity – Đại học Hàng Hải Thế Giới, D lambert1998).

Thực ra Logistic được áp dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành khôngchỉ trong Quân sự từ rất lâu, được hiểu là hậu cần, mà nó còn áp dụng trongsản xuất tiêu thụ, giao thông vận tải vv…

Vì vậy trên cơ sở Logistic tổng thể (Global Logistic ) người ta chiahoạt động logistic thành Supply Chain Management Logistic – logistic quản

lý chuỗi cung ứng Transportation Management logistic – logistic quản lý vậnchuyển hàng hóa Warhousing/ Inventery Management Logistic – Logistic vềquản lý lưu kho, kiểm kê hàng hóa, kho bãi

Như vậy quản lý Logistic là sự điều chỉnh cả một tập hợp các hoạtđộng của nhiều ngành cùng một lúc và chỉ khi nào người làm giao nhận cókhả năng làm tất cả các công việc liên quan đến cung ứng, vận chuyển, theodõi sản xuất,kho bãi, thủ tục hải quan, phân phối…mới được công nhận là nhàcung cấp dịch vụ Logistics Xét về điều kiện này thì hầu như chưa có công tyViệt Nam nào có thể làm được, chỉ một số rất ít công ty nước ngoài và cũngchỉ đếm trên đầu ngón tay như; DHL Danzas, TNT Logistics…

Vì lĩnh vực Logistics rất đa dạng, bao gồm nhiều quy trình và côngđoạn khác nhau nên hiện nay người ta chia thành 4 phương thức khai tháchoạt động Logistic như sau :

 Logistic tự cung cấp

Các công ty tự thực hiện các hoạt động logistic của mình Công ty sởhữu các phương tiện vận tải,nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khácbao gồm cả con người để thưc hiện các hoạt động logistics Đây là những tậpđoàn Logistic lớn trên thế giới với mạng lưới toàn cầu có phương cách hoạtđộng phù hợp với từng địa phương

 Second Party Logistics (2PL)

Là việc quản lý các hoạt động logistics truyền thống như vận tải haykho vận Công ty không sở hữu hoặc có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì

Trang 4

có thể thuê ngoài cac dịch vụ cung cấp logistics nhằm cung cấp phương tiệnthiết bị hay dịch vụ cơ bản Lý do của phương thức này là để cắt giảm chi phíhoặc vốn đầu tư.

 Third Party Logistics (TPL) hay logistics theo hợp đồng

Phương thức này có ý nghĩa là sử dụng các công ty bên ngoài để thựchiện các hoạt động logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý logistic hoặcchỉ một số hoạt động có chọn lọc Cách giải thích khác nhau của TPL là cáchoạt động do một công ty cung cấp dịch vụ Logistic thực hiện trên danh nghĩakhách hàng của họ, tối thiểu bao gồm việc quản lý và thực hiện hoạt động vậntải và kho vận ít nhất một năm có hoặc không có hợp đồng hợp tác Đây đượccoi như một lien minh chặt chẽ giữa một công ty và nhà cung cấp dịch vụLogistic Nó không chỉ nhằm thực hiện các hoạt động logistic mà còn chia sẻthông tin, rủi ro và lợi ích theo một hoạt động dài hạn

 Fourth Party Logistics ( FPL) hay logistic chuỗi phân phối

FPL là một khái niệm phát triển trên nền tảng của TPL nhằm tạo ra sựđáp ứng dịch vụ, hướng về khách hàng và linh hoạt hơn FPL quản lý và thựchiện các hoạt động Logistic phức tạp như quản lý nguồn lực, trung tâm điềuphối kiểm soát và các chưc năng kiến trúc và tích hợp của các hoạt độngLogistic FPL bao gồm lĩnh vực rộng hơn gồm cả các hoạt động của TPL, cácdịch vụ công nghệ thông tin và quản lý các tiến trình kinh doanh FPL đượcxem là một điểm lien lạc duy nhất, nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp cácnguồn lực và giám sát các chức năng TPL trong chuỗi phân phối nhằm vươntới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền

Trong một số nghiên cứu người ta lại phân loại các công ty cung cấpdịch vụ Logistic theo các nhóm như sau:

 Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải

- Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đơn phương thức

Ví dụ công ty cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt, đường

Trang 5

hàng không, đường biển.

- Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức

- Các công ty cung cấp dịch vụ khai thác cảng

- Các công ty môi giới vận tải

 Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối

- Công ty cung cấp dịch vụ kho bãi

- Công ty cung cấp dịch vụ phân phối

 Các công ty cung cấp dịch vụ hàng hải

- Các công ty môi giới khai thuế hải quan

- Các công ty giao nhận, gom hàng lẻ

- Các công ty chuyên ngành hàng nguy hiểm

- Các công ty dịch vụ đóng gói vận chuyển

 Các công ty cung cấp dịch vụ logistic chuyên ngành

- Các công ty công nghệ thông tin

- Các công ty viễn thông

- Các công ty cung cấp giải pháp tài chính bảo hiểm

- Các công ty cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo

Các công ty này lại có thể được chia thành 2 loại: các công ty cungcấp dịch vụ logistic có và không có tài sản

Các công ty sở hữu tài sản thực sự có riêng đội vận tải, nhà kho…và

sử dụng chúng để quản lý tất cả hay một phần các hoạt động Logistic chokhách hàngcủa mình Các công ty Logistic không sở hữu tài tản thì hoạt độngnhư một người hợp nhất các dịch vụ Logistic và phần lớn các dịch vụ là đithuê ngoài Họ có thể phải đi thuê phương tiện vận tải , nhà kho, bến bãi…Việc đi thuê ngoài đã nhanh chóng phát triển trong vài năm gần đây Ngàynay có rất nhiều loại hình dịch vụ Logistic nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạngkhác nhau của các ngành khác nhau Khác với trước đây, không chỉ các dịch

vụ logistic cơ bản như vận tải và kho vận mà các loại dịch vụ phức tạp và đa

Trang 6

dạng khác cũng đã xuất hiện việc thuê ngoài các dịch vụ Logistic gọi theothuật ngữ chuyên ngành là Outsourcing.

2 Vai trò của logistic đối với nền kinh tế và với doanh nghiệp

2.1 Vai trò của logistic đối với nền kinh tế

Logistic là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết vớinhau, tác động qua lại lẫn nhau Nếu xem xét dưới góc độ tổng thể ta thấylogistic là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất,lưu thông và phân phối hàng hóa Mỗi hoạt động trong chuỗi đều có một vị trí

và chiếm một khoản chi phí nhất định Một nghiên cứu gần đây của trườngĐại học Quốc gia Michigan ( Hoa Kỳ ) cho thấy, chỉ riêng hoạt động logistic

đã chiếm từ 10 đến 15 % GDP của hầu hết các nước lớn ở Châu Âu, Bắc Mỹ

và một số nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ( theo Rushton Oxley &Croucher, 2000) Vì vậy nếu nâng cao hiệu quả hoạt động logistics thì sẽ gópphần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội

Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế Nền kinh

tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyền logistics hoạtđộng liên tục, nhịp nhàng

Hàng loạt các hoạt động kinh tế diễn ra trong chuỗi logistics, theo đócác nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng là giátrị được tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sản xuất, giúp thỏa mãn nhucầu của mỗi người

Hiệu quả hoạt động logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhậpcủa nền kinh tế theo nhà kinh tế học người Anh ULLman : “ khối lượng hànghóa lưu chuyển giữa hai nước tỷ lệ thuận với tỷ số tiềm năng kinh tế của hainước và tỷ lệ nghịch với khoảng cách của hai nước đó “ Khoảng cách ở đâyđược hiểu là khoảng cách kinh tế Khoảng cách kinh tế càng được rút ngắn thìlượng hàng tiêu thụ trên thị trường càng lớn Điều này lý giải tại khoảng cáchđịa lý từ Thái Lan đến Mỹ xa hơn so với Việt Nam Do vậy, việc giảm chi phílogistics có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược thúc đẩy xuất khẩu phát

Trang 7

triển và tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia

Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốcgia trên trường quốc tế Theo nghiên cứu của Limao và Venables ( 2001) chothấy sự khác biệt trong kết cấu cơ sở hạ tầng ( đặc biệt là lĩnh vực giao thôngvận tải ) chiếm 40 % trong chênh lệch chi phí đối với các nước tiếp giáp vớibiển và 60 % đối với các nước không tiếp giáp với biển Hơn nữa, trình độphát triển và chi phí logistics của một quốc gia còn được xem là một căn cứquan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia Quốc gianào có cơ sở hạ tầng đảm bảo, hệ thống cảng biển tốt…sẽ thu hút được đầu

tư từ các công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới Sự phát triển vượt bậc cảuSingapore, Hồng Kông và gần đây là Trung Quốc là một minh chứng sốngđộng cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng trưởng xuất khẩu, tăngGDP thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics

2.2 Vai trò của logistic đối với doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp, logistics có vai trò rất to lớn Logistics giúpgiải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra của doanh nghiệp một cách hiệu quả Nhờ cóthể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chuchuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, dịch vụ… Logistics giúp giảm chi phí, tăngkhả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Có nhiều doanh nghiệp thành cônglớn nhờ có được chiến lược và hoạt động logistics đúng đắn, ngược lại cókhông ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại, phá sản do có nhữngquyết định sai lầm trong hoạt động logistics, ví dụ : chọn sai vị trí, chọnnguồn tài nguyên cung cấp sai, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyểnkhông hiệu quả… Ngày nay để tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quảhơn, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty đủ mạnh đã và đang nỗ lực tìmkiếm trên toàn cầu nhằm tìm được nguồn nhiên liệu, nhân công, vốn, bí quyếtcông nghệ, thị trường tiêu thụ, môi trường kinh doanh…tốt nhất và thế làlogistics toàn cầu hình thành và phát triển

Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí

Trang 8

nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp chủđộng trong việc lựa chọn nguồn cung cấp nguyên liệu, công nghệ sản xuất,thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua nhiều kênh phân phốikhác nhau… Chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn kho

và giao hàng theo đúng thời gian với tổng chi phí thấp nhất

Logistics còn góp phần giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hóachứng từ Theo các chuyên gia ngoại thương, giấy tờ rườm rà chiếm mộtkhoản chi phí không nhỏ trong mậu dịch quốc tê và vận chuyển Thông quadịch vụ logistics, các công ty logistics sẽ đứng ra đảm nhiệm việc ký một hợpđồng duy nhất sử dụng chung cho mọi loại hình vận tải để đưa hàng từ nói gửihàng đến nơi nhận hàng cuối cùng

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm gia tăng sự hài lòng vàgiá trị cung cấp cho khách hàng của dịch vụ logistics Đứng ở góc độ này,logistics được xem là công cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài

về sự khác biệt hóa và tập trung

Ngoài ra, logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặcbiệt là marketing hỗn hợp ( 4P – Right Product, Right price, ProperPromotion, and right Place ) Chính logistics đóng vai trò then chốt trong việcđưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp Sảnphầm/ dịch vụ chỉ có thể làm thỏa mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi

nó đến được với khách hàng đúng thời hạn và địa điểm quy định

Để thực hiện hoạt động logistics cần có những chi phí nhất định nhưchi phí vận tải, chi phí quản lý kho, chi phí dự trữ, chi phí sản xuất, chi phígiải quyết đơn hàng và thông tin

Mục tiêu của Marketing là tối đa hóa lợi nhuận của công ty về lâudài Còn mục tiêu của logistics là cung cấp hàng hóa/ dịch vụ cho khách hàngvới tổng chi phí thấp nhất Tổng chi phí được xác định theo công thức sau:

Tổng chi phí = Chi phí vận tải + chi phí lưu kho, lưu bãi + chi phí giảiquyết đơn hàng và cung cấp thông tin + chi phí sản xuất + chi phí dự trữ

Muốn đưa ra quyết định logistics một cách đúng đắn cần cân đối giữa

Trang 9

thu và chi nhằm lựa chọn được phương án đáp ứng nhu cầu tốt nhất với tổngchi phí nhỏ nhất.

3 Xu hướng phát triển logistic trên thế giới và ở Việt Nam.

3.1 Xu hướng phát triển của logistic trên thế giới

Xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hoá nền kinh tế thếgiới Toàn cầu hoá làm cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trênthế giới phát triển mạnh mẽ và đương nhiên sẽ kéo theo những nhu cầu mới

về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ… Xu thế mới của thời đại sẽ dẫn đếnbước phát triển tất yếu của logistics - Logistics toàn cầu (Global Logistics) Vìcác tập đoàn , công ty đặt trụ sở và phục vụ cho nhiều thị trường ở các nướckhác nhau , nên phải thiết lập hệ thống logistics toàn cầu để cung cấp sảnphẩm và dịch vụ theo yêu cầu cảu khách hàng Các hệ thống logistics ở cáckhu vực khác nhau , các quốc gia khác nhau có thể không hoàn toàn giốngnhau, ví dụ: hệ thống logistics cảu Trung Quốc không giống hệ thống logisticscủa Nhật Bản, nhưng tất cả các hệ thống logistics đều có đặc điểm chung là sựkết hợp khéo léo, khoa học, chuyên nghiệp chuỗi các hoạt động như :marketing, sản xuất, tài chính, vận tải, thu mua, dự trữ, phân phối…để đạtđược mục đích phục vụ khách hàng tối đa với chi phí tối thiểu.Theo dự báo, trong vài thập niên đầu thế kỷ 21 Logistics toàn cầu sẽ pháttriển theo 3 xu hướng chính sau:

Thứ nhất, xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện

tử ngày càng phổ biến và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực của Logistics.

Mạng thông tin toàn cầu đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến nền kinh

tế toàn cầu Quản trị hậu cần là một lĩnh vực phức tạp với chi phí lớn nhưnglại là yếu tố chủ đạo, quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp trong thương mạiđiện tử Xử lý đơn đặt hàng, thực hiện đơn hàng, giao hàng, thanh toán và thuhồi hàng hóa mà khách hàng không ưng ý là những nội dung của lĩnh vựchậu cần trong môi trường thương mại điện tử Một hệ thống hậu cần hoànchỉnh, tương thích vói các qui trình của thương mại điện tử, đáp ứng được

Trang 10

những đòi hỏi của khách hàng trong thời đại công nghệ thông tin là yếu tốquyết định thành công trong kinh doanh Vì vậy, ứng dụng công nghệ thôngtin, thương mại điện tử như: hệ thống thông tin quản trị dây truyền cung ứngtoàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến đang ngày càng được

áp dụng rộng rãi trong kinh doanh bởi vì thông tin được truyền càng nhanh vàchính xác thì các quyết định trong hệ thống Logistics càng hiệu quả

Thứ hai, phương pháp quản lý Logistics kéo (Pull) ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần thay thế cho phương pháp quản lý Logistics đẩy (Push) theo truyền thống.

Quản lý hậu cần – hoặc dựa trên logistics kéo hoặc logistics đẩy – làrất cần thiết nhằm cắt giảm chi phí Trong các nền kinh tế dựa trên logisticsđẩy trước đây, cắt giảm chi phí được thực hiện thông qua sự hợp nhất, liên kếtcủa nhiều công ty, sự sắp xếp lại các nhà máy dựa trên sự nghiên cứu cácnguồn nguyên liệu thô và nhân lực rẻ hơn, sự tự động hóa hoặc quá trình tái

cơ cấu công nghệ, kỹ thuật trong các nhà máy Cùng với đó, những sự cải tiếnnày đã giúp các công ty tăng năng suất lao động và cắt giảm chi phí hậu cần.Ngày nay, nguồn thu lợi nhuận từ quá trình nâng cấp và cải tiến này đã đượcthực hiện trên qui mô lớn hơn trong hầu hết các khu vực sản xuất chế tạo.Nền sản xuất dựa trên logistics kéo đối lập hẳn với cơ chế logistics đẩy truyềnthống trước đây – đó là cơ chế sản xuất được điều khiển bởi cung (supply -driven) và được dẫn dắt, chỉ đạo theo một kế hoạch sản xuất đã được sắp đặttrước Trong hệ thống sản xuất điều khiển bởi cung, các thiết bị và sản phẩmhoàn thiện được “đẩy” vào các quá trình sản xuất hoặc chuyển vào các nhàkho lưu trữ theo sự sắp sẵn của công suất máy móc Rõ ràng, cơ chế sản xuấtdựa trên logistics đẩy không thực tế và phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng,dẫn đến sự dư thừa và lãng phí Logistics kéo là quá trình sản xuất được dẫndắt bởi hoạt động trao đổi mua bán trên thực tế hơn là dự đoán mức nhu cầu

Cơ chế “cần kéo” (logistics kéo) chỉ sản xuất những sản phẩm đã được bánhoặc được khách hàng đặt hàng mua Chuỗi cung cấp hậu cần kéo liên kết quá

Trang 11

trình kế hoạch hóa sản xuất và quá trình thiết kế với việc phân phối các sảnphẩm sản xuất Đây chính là mô hình được điều khiển bởi cầu (demand –driven) nhằm mục tiêu chính là đáp ứng được nhu cầu dự trữ cuối cùng củangười tiêu dùng Trong khi, cơ chế hậu cần “đẩy” hạn chế khả năng liên kếtgiữa các nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối, thì cơ chế hậu cần

“kéo” đã đạt được mức thành công cao hơn và tính hiệu quả của quá trình liênkết Hơn nữa, sự trao đổi số lượng cầu cần (demand data) bao gồm cá sốlượng mua bàn cần thiết sẽ giúp thống nhất hội tụ giữa mức cung của ngườisản xuất với cầu của người tiêu dùng

Thứ ba, xu hướng thuê dịch vụ Logistics từ các công ty Logistics chuyên nghiệp ngày càng phổ biến

Toàn cầu hoá nền kinh tế càng sâu rộng thì tính cạnh tranh lại cànggay gắt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống Trong lĩnh vực Logistics cũng vậy,

để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, thì ngày càng có nhiềunhà cung cấp dịch vụ Logistics ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau Bêncạnh những hãng sản xuất có uy tín đã gặt hái được những thành quả to lớntrong hoạt động kinh doanh nhờ khai thác tốt hệ thống Logistics như: Hawlett

- Packerd, Spokane Company, Ladner Buiding Products, Favoured BlendCoffee Company, Sun Microsystems, SKF, Procter & Gamble… thì tất cả cáccông ty vận tải, giao nhận cũng nhanh chóng chớp thời cơ phát triển và trởthành những nhà cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu thế giới với hệ thốngLogistics toàn cầu như: TNT, DHL, Maersk Logistics, NYK Logistics, APLLogistics, MOL Logistics, Kuehne & Nagel, Schenker, Birkart, Ikea,… Để tối

ưu hoá, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, nếu như trước đây, các chủ

sở hữu hàng hóa lớn thường tự mình đứng ra tổ chức và thực hiện các hoạtđộng Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân, thì giờ đây việc đi thuê cácdịch vụ Logistics ở bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến

3.2 Xu hướng phát triển của logistic ở Việt Nam.

Mặc dù logistics đã và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, nhưng ở

Trang 12

Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ, phần lớn các dịch vụ logistics được thực hiện

ở các công ty giao nhận

Theo thống kê ở Việt Nam có khoảng hơn 800 công ty giao nhậnchính thức hoạt động( thực tế có trên 1000 công ty tham gia vào lĩnh vựcnày), trong đó có khoảng 18% là doanh nghiệp nhà nước; 70% là công tytrách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân; 10% các đơn vị giao nhận chưa

có giấy phép và 2% công ty do nước ngoài đầu tư vốn Tính đến tháng 7/2000

có 80 công ty là thành viên của hiệp hội Giao nhận Việt Nam ( VIFFAS) ,trong đó một nửa được công nhận là thành viên của FIATA Đa số các công tyđều có quy mô nhỏ và vừa Chỉ có một vài công ty nhà nước là tương đối lớnnhư ; Vietrans, Viconship, Vinatrans…

Xét theo mức độ phát triển có thể chia các công ty giao nhận ViệtNam thành 4 cấp độ sau :

- Cấp độ 1 : Các đại lý giao nhận truyền thống – các đại lý giao nhận

chỉ thuần túy cung cấp các dịch vụ đo khách hàng yêu cầu Thông thường cácdịch vụ đó là : vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, thay mặt chủ hàng làmthủ tục hải quan, làm các chứng từ, lưu kho bãi, giao nhận Ở cấp độ này gần80% các công ty giao nhận Việt Nam phỉa thuê lại kho và dịch vụ vận tải

- Cấp độ 2 : Các đại lý giao nhận đóng vai trò người gom hàng và

cấp vận đơn nhà ( House Bill Off Lading ) Nguyên tắc hoạt động của nhữngngười này là phải có đại lý độc quyền tại các cảng lớn để thực hiện việc đónghàng/ rút hàng xuất nhập khẩu Hiện nay, khoảng 10% các tổ chức giao nhậnViệt Nam có khả năng cung cấp dịch vụ gom hàng tại CFS của chính họ hoặc

do họ thuê của nhà thầu Những người này họ sử dụng vận đơn nhà như vậnđơn của các hãng tàu nhưng chỉ có một số mua bảo hiểm trách nhiệm vận tải

- Cấp độ 3 : Đại lý giao nhận đóng vai trò là nhà vận tải đa phương

thức ( Multimodal Transport Organizations – MTO ) Khái niệm MTO đượcđịnh nghĩa là sự kết hợp từ hai phương tiện vận tải trở lên MTO ra đời để đápứng như cầu giao nhận door - to - door chứ không đơn giản chỉ từ cảng đến

Trang 13

cảng ( Terminal - to - terminal hoặc Port - to - Port ) nữa Trong vai trò này,một số công ty đã phối hợp với công ty nước ngoài tại các cảng dỡ hàng bằngmột hợp đồng phụ để tự động thu xếp hàng hóa tới điểm cuối cùng theo vậnđơn Tính đến nay có hơn 50% các đại lý giao nhận ở Việt Nam hoạt độngnhư các đại lý MTO nối mạng lưới đại lý ở khắp các nước trên thế giới.

- Cấp độ 4 : Đại lý giao nhận trở thành nhà cung cấp dịch vụ

logistics Đây là kết quả tất yếu của quá trình hội nhập một số tập đoànlogistics lớn trên thế giới đã có văng phòng đại diện tại Việt Nam và thời gianqua đã hoạt động rất hiệu quả trong lĩnh vực logistics như : Kuehne & Nagel,Schenker, Bikart, Ikea, APL, TNT, NYK, Maersk Logistics… Đã có nhữnglien doanh trong lĩnh vực này, như: First Logistics Development Company( FLDC – công ty liên doanh phát triển tiếp vận số 1) Chỉ trong vong hai nămtrở lại đây, số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động logistics ngày càngtăng, hàng loạt các công ty giao nhận đã đổi tên thành công ty dịch vụlogistics

Bên cạnh hoạt động truyền thống là giao nhận, xuất nhập khẩu hànghóa, các doanh nghiệp này đang tích cực hoàn thành hệ thống logistics củađơn vị mình và thực hiện các dịch vụ logistics Cùng với các công ty giaonhận, vận tải ở Việt Nam còn có các công ty thuộc ngành khác tham gia cungcấp dịch vụ logistics

Trang 14

Chương II Đánh giá cơ sở hạ tầng phát triển logistic ở Việt Nam

1 Cơ sở hạ tầng mềm

1.1 Hệ thống luật pháp

Cho đến nay trong các văn bản pháp luật của Việt Nam mặc dù mớichỉ có Luật Thương mại sửa đổi năm 2005 đề cập đến vấn đề logistics song hệthống pháp luật có liên quan lại khá đầy đủ như Luật Hàng hải, Luật Bảohiểm, Luận Hải quan, Luật Đầu tư, Luật Vận chuyển đường bộ, đường sông,Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, Nghị định về vận tải đa phương thức quốctế… Với hệ thống luật như trên sẽ rất thuận lợi cho hoạt động logistics pháptriển

Hệ thống luật chuyên ngành có liên quan đến hoạt động logistics hiện

ở Việt Nam khá đầy đủ,nhưng hoạt động Logistics mới chỉ được đề cập trongLuật Thương mại sửa đổi 6/2005 từ điều 233 đến điều 240 và cũng chỉ rất đơnthuần chứ chưa phản ánh đúng bản chất của hoạt động logistics

Như chúng ta đã biết, bất kỳ lĩnh vực nào trong đời sống kinh tế xãhội đều phải được điều chỉnh bằng hệ thống luật,nhưng là hoạt động còn quámới mẻ đối với Việt Nam cho nên đến nay Logistics thể hiện trong các vănbản pháp luật còn rất đơn giản Vì quy định về quyền lợi và nghĩa vụ cũngnhư phạm vi hoạt động chưa thật rõ ràng ( chỉ thay từ “ giao nhận” trong LuậtThương mại 1997 bằng từ “ Logistics” trong Luật Thương mại 2005 cho nênviệc ứng dụng và pháp triển logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh dịc

vụ logistics còn băn khoăn, ngần ngại vì cho rằng nếu có rủi ro xảy ra khôngbiết căn cứ vào đâu để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình Thiếu sự hỗ trợcủa pháp luật cho nên ứng dụng và pháp triển logistics sẽ là khó khăn lớn chocác doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Hệ thống pháp luật Việt Namchưa thực sự theo kịp thực tiễn và trở thành một cản trở lớn cho hoạt động sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Trang 15

1.2 Hệ thống công nghệ thông tin

Sự phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử của Việt Namhiện nay cũng là yếu tố rất thuàn lợi cho việc phát triển logistics trong cácdoanh nghiệp nói chung Trung tuần tháng 9 năm 2005 Thủ tướng đã phêduyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010,theo đó đến năm 2010 cả nước sẽ có khoảng 60% doanh nghiệp có quy môlớn tiến hành giao dịch điện tử loại hình B2B, 80% doanh nghiệp vừa và nhỏbiết tới tiện ích của thương mại điện tử và tiến hành giao dịch thương mạiđiện tử loại hình B2C hoặc B2B và khoảng 10% hộ gia đình tiến hành giaodịch thương mại điện tử loại hình B2C hoặc B2B,… Cách mạng thông tin đã

và đang làm thay đổi bộ mặt của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực ( trong đó cólogistics ) và toàn thể xã hội Chính nhờ những tiến bộ của công nghệ thôngtin mà logistics đã phát triển lên một nấc thang mới Giờ đây chỉ cần ngồi tạimột trung tâm logistics, nhờ mạng máy tính bạn có thể biết được hàng củamình đang ở đâu ? trong tình trạng như thế nào? Cuộc cách mạng công nghệthông tin và sự ra đời của thương mại điện tử đã mở ra cơ hội lớn cho cácdoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics khả năng tinh giảm chi phí nângcao hiệu quả kinh doanh đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh

Hạ tầng phần mềm chính là sử dụng công nghệ thông tin trong quảntrị điều hành, cung cấp thông tin , giao dịch điện tử quản lý hoạt độnglogistics của chúng ta chưa đáp ứng được

Phát triển logistics yêu cầu phải có một hệ thống quản lý trên mạngchuẩn để có thể nắm bắt những thông tin chính xác kịp thời tình hình vậnchuyển cũng như hàng hóa vận chuyển từ đó đưa ra các quyết định chính xácnhằm thực hiện đúng kế hoạch đã định Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay việcứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các đơn vị kinh doanh logistics

và vận tải giao nhận còn nhiều hạn chế Thủ tục quản lý còn quá phức tạp,phiền toái Ví dụ, trước cải cách hành chính, tầu vào cảng làm hàng phải qua

6 cửa và đón 6 đoàn chức năng lên tầu làm thủ tục, 36 loại giấy tờ phải nộp và

Trang 16

27 loại phải xuất trình Tới khi tầu rời cảng 17 loại giấy tờ phải nộp và 19 loạiphải xuất trình Sau cải cách nhưng cũng chỉ thí điểm ở một số cảng lớn chứchưa áp dụng trên diện rộng, tầu không tiếp đoàn kiểm tra, tầu vào cảng phảinộp 9 loại giấy tờ và xuất trình 11 loại, tầu rời cảng phải nộp 6 loại… giá cảdịch vụ ở cảng Việt Nam cao hơn các cảng khu vực khoảng hơn 50% Thêmvào đó hệ thống kết nối mạng giữa các cảng cũng như giữa các doanh nghiệpkinh doanh vận tải giao nhân cho đến nay vẫn còn rất hạn chế cho nên tiếpnhận và xử lý thông tin chưa đáp ứng yêu cầu, hạn chế hiệu quả của logistics

Về khía cạnh xây dựng Wedsite thì phần lớn Wedsite của Việt Namchỉ đơn thuần giới thiệu về mình, về dịch vụ của mình mà thiếu hẳn các tiệních mà khách hàng cần nhờ công cụ Track & Trace ( Theo dõi đơn hàng, theodõi lịch trình tàu ), booking, theo dõi chứng từ Chúng ta nên biết khả năngnhìn thấy và kiểm soát đơn hàng là một yếu tố được các chủ hàng đánh giá rấtcao khi họ lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics cho mình

1.3Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của Việt Nam khá dồi dào, trẻ và năng động Tuynhiên, lực lượng lao động trong lĩnh vực logistics ở Việt Nam còn rất yếu vàthiếu kiến thức chuyên môn vì họ chưa thực sự được đào tạo một cách bài bản

và chính quy Hiện tại, chưa có một đại học, cao đẳng trong cả nước đều chưa

có môn học mang tên logistics Sinh viên của các trường đại học cao đẳngthuộc khối ngành kinh tế hay khoa kinh tế của các trường hàng hải, giao thôngvận tải…đều chỉ biết đến các nghiệp vụ vận tải, bảo hiểm, giao nhận, kỹthuật nghiệp vụ ngoại thương, hải quan, kho bãi…cho nên khi ra trường hoạtđộng trong lĩnh vực logistics phải tự học và vận dụng tổ hợp kiến thức có liênquan để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trước yêu cầu đòi hỏi củacông việc

Theo ước tính của VIFFAS, nếu chỉ tính các nhân viên trong các công

ty hội viên ( khoảng 140 ) thì tổng số khoảng 4000 người Đây là lực lượngchuyên nghiệp, ngoài ra ước tính khoảng 4000- 5000 người thực hiện bán

Trang 17

chuyên nghiệp Về các thành phần : Đội ngũ quản lý gồm các cán bộ chủ điềuđộng vào các công ty logistics chủ yếu Đội ngũ này đang được đào tạo và táiđào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý Độ ngũ nhân viên nghiệp vụ đa phần tốtnghiệp đại học nhưng không chuyên Lực lượng trẻ chưa được tham gia tronghoạch định đường lối, chính sách Đội ngũ công nhân lao động trực tiếp : đa

số trình độ học vẫn thấp, chưa được đào tạo tác phong làm việc chuyênnghiệp Sự yếu kém này là do phương tiện lao động còn lạc hậu, chưa đòi hỏilao động chuyên môn

Về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận để khắc phục khókhăn về mặt nhân lực hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam hàng năm có kếthợp với hiệp hội giao nhận thuộc các nước ASEAN và liên đoàn những ngườigiao nhận quốc tế ( FIATA ) tổ chức các khóa đạo tạo và bồi dưỡng nâng caotrình độ nghề nghiệp Song hoạt động này cũng không được thường xuyênnên chưa có thể đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra Việc cử người đi đào tạologistics ở nước ngoài thì kinh phí đào tạo lại là một áp lực lớn đối với từngdoanh nghiệp vận tải giao nhận của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Ngoàiyêu cầu cầu về kiến thức chuyện môn, trình độ ngoại ngữ và tin học cũng làmột cản trở lớn với lực lượng lao động trong ngành vận tải giao nhận củaViệt Nam

2 Cơ sở hạ tầng cứng

2.2Hệ thống giao thông vận tải

Hiện nay hạ tầng cơ sở logistics tại Việt Nam nói chung còn nghèonàn, manh mún, bố trí bất hợp lý Các cảng trong quá trình container hóanhưng chỉ có thể tiếp nhận các đội tàu nhỏ và chưa được trang bị các thiết bịxếp dỡ container hiện đại, còn thiếu kinh nghiệm trong điều hành xếp dỡcontainer Khả năng bảo trì và phát triển đường bộ còn thấp, dường nhưkhông được thiết kế để vận chuyển container, các đội xe tải chuyên dụng hiệnđang cũ kỹ, năng lực vận tải đường sắt không được hiệu quả do chưa đượchiện đại hóa Đường hàng không hiện nay cũng không đủ phương tiện trở

Ngày đăng: 06/09/2018, 12:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w