1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu hiệu chỉnh, bổ sung loạt bản đồ địa chất công trình thành phố hồ chí minh, tỷ lệ 1 50 000, phục vụ quy hoạch và quản lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường bền vững

115 322 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Đề tài “Nghiên cứu hiệu chỉnh, bổ sung loạt bản đồ địa chất công trình thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50000 phục vụ qui hoạch và quản lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường bền vững” tập

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

-o0o -

BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU HIỆU CHỈNH, BỔ SUNG LOẠT BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, TỶ LỆ 1/50.000, PHỤC VỤ QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG BỀN VỮNG

Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Mơi Trường

thành phố Hồ Chí Minh Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Văn Ngà

Trang 2

Đề tài “Nghiên cứu hiệu chỉnh, bổ sung loạt bản đồ địa chất công trình thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50000 phục vụ qui hoạch và quản lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường bền vững” tập trung làm sáng rõ thêm về cấu trúc địa chất, đặc điểm địa mạo, đặc điểm địa chất thủy văn, các quá trình và hiện tượng địa chất động lực, tính chất cơ lý của đất đá và vật liệu xây dựng thiên nhiên dựa trên nền bản đồ địa hình, bản đồ địa chất cùng tỷ

lệ theo quy chế lập bản đồ ĐCCT tỉ lệ 1:50.000 (1:25.000) do Bộ Công nghiệp ban hành theo Quyết định số 54/QĐ - BCN ngày 14 tháng 9 năm

2000 là thành lập theo nguyên tắc “thạch học nguồn gốc” do Hiệp hội địa chất công trình quốc tế (IAEG) và UNESCO đề xuất

Loạt bản đồ phân vùng địa chất công trình tỷ lệ 1/50.000, bản đồ sức chịu tải tỷ lệ 1/50.000 thể hiện được mối quan hệ giữa các yếu tố của điều kiện địa chất công trình, quy luật thay đổi không gian của chúng, khả năng chịu tải của nền đất của từng khu vực, và xác định mối quan hệ tác động của các quá trình tự nhiên đến các công trình xây dựng Đây là cơ sở cho các nhà thiết kế xây dựng công trình dự đoán sự thay đổi của điều kiện địa chất công trình để ổn định nền đất khi đưa vào sử dụng các công trình

Sản phẩm đề tài mang ý nghĩa thiết thực trong việc quản lý tài nguyên đất của thành phố, góp phần đáp ứng việc phát triển hàng loạt các công trình dân dụng, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu dân cư, khu đô thị, hệ thống giao thông… đồng thời cũng đáp ứng phần nào được yêu cầu cơ sở dữ liệu trước mắt trong việc quy hoạch quản lý môi trường đất của Sở, cho một

số ban ngành, các đơn vị, cá nhân liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên đất của thành phố Bên cạnh đó, kết quả của đề tài này tìm ra những vấn đề còn tồn tại cần có kế hoạch nghiên cứu bổ sung, cập nhật số liệu thêm nhằm tăng cường tính khoa học, giảm đáng kể kinh phí cho nghiên cứu

Trang 3

TRONG QUÁ TRÌNH LÀM ĐỀ TÀI

Trong quá trình làm đề tài, chúng tôi đã tận dụng được tài liệu thu thập cũng như kết quả của giai đoạn nghiên cứu để phục vụ cho công tác quản lý

và một số dự án của Thành phố như sau:

1 Thực hiện chương trình điều tra lún mặt đất ở phường Phước Long

A, Quận 9 để phục vụ công tác xác định nguyên nhân gây lún mặt đất khu vực này

2 Mạng quan trắc biến dạng mặt đất

3 Nghiên cứu điều kiện địa chất công trình thành phố Hồ Chí Minh qua phương pháp địa vật lý

4 Thiết lập mạng quan trắc động đất

5 Xây dựng hoàn chỉnh Atlats thành phố

6 Ứng dụng để phục vụ nghiên cứu “Đánh giá rủi ro động đất bằng GIS và mô hình toán học khu vực thành phố Hồ Chí Minh” – Nguyễn Hồng Phương – Phân Viện hải Dương học Hà Nội

Trang 4

DANH MỤC PHỤ LỤC

PHỤC LỤC 1 Danh mục các công trình hố khoan khảo sát địa chất công trình

bổ sung

PHỤC LỤC 2 Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của các công trình bổ sung

PHỤC LỤC 3 Các cột địa tầng của từng hố khoan địa chất công trình bổ sung

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Khối lượng và phương pháp công tác kỹ thuật sử dụng để lập báo cáo2

Bảng 1.2 Các lỗ khoan thu thập bổ sung lên bản đồ phân bố theo khu vực hành

chính 8 Bảng 2.1 Nhiệt độ không khí (Trạm Tân Sơn Hoà) Đơn vị oC 12

Bảng 2.3 Mực nước đo được tại các trạm quan trắc năm 2004 Đơn vị (m) 13

Bảng 2.4 Mặn hạ lưu sông (Smax) Đơn vị (%o) 13

Bảng 4.1 Bảng thống kê các điểm laterit ở Thành phố Hồ Chí Minh 32

Bảng 4.2 Bảng thống kê 30 điểm lún trong số 144 điểm điều tra ở phường Phước

Bảng 4.3 Bảng một số điểm biểu hiện trồi ống chống ở các giếng khoan 35

Bảng 4.4 Hàm lượng các thành phần hạt của đất thuộc phức hệ thạch học cát

Bảng 4.5 Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của đất thuộc phức hệ thạch

Bảng 4.6 Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học bùn sét thuộc phức

hệ thạch nguồn gốc sông biển đầm lầy tuổi Holocen ( ambCOQ22) 38

Bảng 4.7 Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học bùn sét pha thuộc

phức hệ thạch nguồn gốc sông biển đầm lầy tuổi Holocen (ambCOQ22) 39

Bảng 4.8 Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học bùn cát pha thuộc

phức hệ thạch nguồn gốc sông biển đầm lầy tuổi Holocen (ambCOQ22) 40

Bảng 4.9 Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học bùn sét

thuộc phức hệ thạch nguồn gốc sông biển đầm lầy tuổi Holocen (ambCOQ22) 40

Bảng 4.10 Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học bùn sét

pha thuộc phức hệ thạch nguồn gốc sông biển đầm lầy tuổi Holocen (ambCOQ22)

41 Bảng 4.11 Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học bùn cát

pha thuộc phức hệ thạch nguồn gốc sông biển đầm lầy tuổi Holocen (ambCOQ22)

41 Bảng 4.12 Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học sét thuộc phức hệ

thạch học nguồn gốc sông biển Holocen (amCMQ21) 42

Bảng 4.13 Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học sét pha thuộc phức

hệ thạch học nguồn gốc sông biển Holocen (amCMQ21) 42

Trang 6

Bảng 4.14 Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học cát pha thuộc phức

hệ thạch học nguồn gốc sông biển Holocen (amCMQ21) 42

Bảng 4.15 Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học sét thuộc

thuộc phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Holocen (amCMQ21) 43

Bảng 4.16 Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học sét pha

thuộc phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Holocen (amCMQ21) 43

Bảng 4.17 Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học cát pha

thuộc phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Holocen (amCMQ21) 44

Bảng 4.18 Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học sét thuộc phức hệ

thạch học nguồn gốc sông biển tuổi Pleistocen trên (amCMQ13) 45

Bảng 4.19 Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học sét thuộc

phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển tuổi Pleistocen trên (amCMQ13) 45

Bảng 4.20 Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học sét pha thuộc phức

hệ thạch học nguồn gốc sông biển tuổi Pleistocen trên (amCMQ13) 46

Bảng 4.21 Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học sét pha

thuộc phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển tuổi Pleistocen trên (amCMQ13) 46

Bảng 4.22 Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học cát pha thuộc phức

hệ thạch học nguồn gốc sông biển tuổi Pleistocen trên (amCMQ13) 47

Bảng 4.23 Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học cát pha

thuộc phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển tuổi Pleistocen trên (amCMQ13) 47

Bảng 4.24 Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học cát thuộc phức hệ

Bảng 4.25 Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học cát thuộc

phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pleistocen trên (amSQ13) 48

Bảng 4.26 Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học sét thuộc phức hệ

thạch học nguồn gốc sông biển Pleistocen giữa trên (amCMQ12-3) 49

Bảng 4.27 Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học sét thuộc

phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pleistocen giữa trên (amCMQ12-3) 49

Bảng 4.28 Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học sét pha thuộc phức

hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pleistocen giữa trên (amCMQ12-3) 50

Bảng 4.29 Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học sét pha

thuộc phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pleistocen giữa trên (amCMQ12-3)

50 Bảng 4.30 Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học cát pha thuộc phức

hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pleistocen giữa trên (amCMQ12-3) 51

Bảng 4.31 Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học cát pha

thuộc phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pleistocen giữa trên (amCMQ12-3)

51

Trang 7

Bảng 4.32 Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học cát thuộc phức hệ

thạch học nguồn gốc sông biển Pleistocen giữa trên(amSQ12-3) 52

Bảng 4.33 Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học cát thuộc

phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pleistocen giữa trên(amSQ12-3) 52

Bảng 4.34 Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học sét thuộc phức hệ

thạch học nguồn gốc sông Pleistocen dưới (aCMQ11) 53

Bảng 4.35 Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học sét thuộc

phức hệ thạch học nguồn gốc sông Pleistocen dưới (aCMQ11) 53

Bảng 4.36 Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học sét pha thuộc phức

hệ thạch học nguồn gốc sông Pleistocen dưới (aCMQ11) 54

Bảng 4.37 Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học sét pha

thuộc phức hệ thạch học nguồn gốc sông Pleistocen dưới (aCMQ11) 54

Bảng 4.38 Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học cát pha thuộc phức

hệ thạch học nguồn gốc sông Pleistocen dưới (aCMQ11) 55

Bảng 4.39 Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học cát pha

thuộc phức hệ thạch học nguồn gốc sông Pleistocen dưới (aCMQ11) 55

Bảng 4.40 Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học cát thuộc phức hệ

thạch học nguồn gốc sông Pleistocen dưới (aSQ11) 56

Bảng 4.41 Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học cát thuộc

phức hệ thạch học nguồn gốc sông Pleistocen dưới (aSQ11) 56

Bảng 4.42 Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học sét thuộc phức hệ

thạch học nguồn gốc sông biển Pliocen trên (amCMN22) 57

Bảng 4.43 Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học sét thuộc

phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pliocen trên (amCMN22) 58

Bảng 4.44 Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học sét pha thuộc phức

hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pliocen trên (amCMN22) 58

Bảng 4.45 Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học sét pha

thuộc phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pliocen trên (amCMN22) 59

Bảng 4.46 Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học cát pha thuộc phức

hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pliocen trên (amCMN22) 59 Bảng 4.47 Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học cát pha

thuộc phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pliocen trên (amCMN22) 60

Bảng 4.48 Hàm lượng các thành phần hạt của kiểu thạch học cát thuộc phức hệ

thạch học nguồn gốc sông biển Pliocen trên (amSN22) 60

Bảng 4.49 Các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất cơ lý của kiểu thạch học cát thuộc

phức hệ thạch học nguồn gốc sông biển Pliocen trên (amSN22) 61

Trang 8

CÁC BẢNG VẼ KÈM THEO

1 Bản đồ địa chất công trình thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000

2 Bản đồ tài liệu thực tế thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000

3 Bản đồ phân vùng địa chất công trình thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000

4 Bản đồ phân bố sức chịu tải thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000

5 Các mặt cắt địa chất công trình theo tuyến trên bản đồ địa chất công trình

6 Bảng tổng hơp chỉ tiêu cơ lý của đất

7 Bảng tổng hợp các yếu tố phân vùng địa chất công trình

Trang 9

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU - 1 -

Chương 1.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI .- 3 -

1.1 Mục tiêu của đề tài - 3 -

1.2 Phạm vi của đề tài - 3 -

1.3 Nội dung .- 3 -

1.3.1 Nhiệm vụ chủ yếu - 3 -

1.3.2.Nguyên tắc hiệu chỉnh, bổ sung bản đồ - 3 -

1.4 Sự khác biệt giữa Bản đồ ĐCCT cũ và Bản đồ ĐCCT mới - 6 -

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN- KINH TẾ NHÂN VĂN - 11 -

2.1 Vị trí vùng nghiên cứu - 11 -

2.2.Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, giao thông - 11 -

2.2.1 Đặc điểm địa hình - 11 -

2.2.2 Đặc điểm khí hậu - 11 -

2.2.3 Đặc điểm thủy văn - 12 -

2.2.4 Đặc điểm giao thông - 12 -

2.3 Sự phân bố dân cư, đặc điểm kinh tế - 13 -

2.3.1 Sự phân bố dân cư: - 13 -

2.3.2 Đặc điểm kinh tế - 13 -

Chương 3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH .- 14 -

3.1 Giai đoạn trước năm 1975 - 14 -

3.2 Giai đoạn từ 1975 đến nay - 14 -

Chương 4 ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH - 17 -

4.1 Đặc điểm cấu trúc địa chất của TP.HCM - 17 -

4.2 Địa hình và địa mạo - 24 -

4.3 Đặc điểm địa chất thuỷ văn - 28 -

4.4 Các quá trình địa chất động lực công trình .- 31 -

4.4.1 Quá trình laterit hoá - 31 -

4.4.2 Quá trình rửa trôi bề mặt, xâm thực rãnh, tạo mương xói - 32 -

4.4.3 Quá trình xâm thực phá lở bờ - 33 -

4.4.4 Quá trình lún mặt đất và sự biến dạng của các công trình - 33 -

4.4.5 Quá trình lầy và lầy hoá - 35 -

4.4.6 Quá trình bồi tụ - 36 -

4.5 Đất đá và tính chất cơ lý - 36 -

4.6 Vật liệu xây dựng - 58 -

4.6.1 Sét gạch ngói - 59 -

4.6.2 Đá xây dựng - 61 -

4.6.3 Cát xây dựng - 62 -

Chương 5 PHÂN VÙNG ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH - 63 -

5.1 Nguyên tắc phân vùng - 63 -

5.2 Đặc điểm địa chất công trình theo phân vùng - 63 -

5.3 Đánh giá chung phân vùng phục vụ qui hoạch và quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường đất - 75 -

Trang 10

5.4 Những tác động đến môi trường đất, dự báo tác động đến môi trường đất

trong tương lai - 79 -

5.4.2 Các tác động đến môi trường đất 79

5.4.2 Dự báo tác động đến môi tường đất trong tương lai 81

-Chương 6 SỨC CHỊU TẢI QUI ƯỚC CỦA ĐẤT NỀN - 83 -

6.1 Nguyên tắc thành lập - 83 -

6.2 Phương pháp thành lập và cách biểu thị nội dung - 83 -

BÁO CÁO KINH TẾ - 101 -

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - 102 -

SẢN PHẨM GIAO NỘP - 104 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO - 105 -

Trang 11

MỞ ĐẦU

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn, có tốc độ phát triển kinh tế

và đô thị hóa nhanh, là trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật, kinh tế và du lịch

ở phía Nam Việc phát triển kinh tế nhanh trong những năm qua được ghi nhận bởi sự xuất hiện của hàng loạt các công trình dân dụng, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu dân cư, khu đô thị, hệ thống giao thông…các công trình này ít nhiều đều có tác động đến môi trường đất, tính ổn định của các công trình phụ thuộc nhiều vào sự hiểu biết về môi trường đất Trong những năm qua, không ít các công trình bị lún, nứt, nghiêng đã làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của chúng và làm mất an toàn trong quá trình sử dụng Một trong những nguyên nhân của hiện tượng trên là do việc khảo sát nền đất nơi đặt công trình chưa được quan tâm đúng mức

Tài liệu nghiên cứu tổng thể về điều kiện địa chất công trình (ĐCCT) của Thành phố đã được thực hiện cách nay gần 20 năm (Bản đồ ĐCCT thành phố

Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000 được thành lập năm 1988) Do nhu cầu bức xúc của xây dựng thành phố trong những năm qua, nhiều quận huyện đã đầu tư nghiên cứu, và hàng loạt bản đồ ĐCCT quận huyện được thành lập (loạt bản đồ ĐCCT cấp quận huyện của TS.Vũ Văn Nghi), hầu hết các công trình dân dụng được khảo sát ĐCCT riêng rẽ Theo đánh giá, tài liệu nghiên cứu ĐCCT trên địa bàn Thành phố là rất lớn, nhưng chúng phân bố rất tản mạn ở nhiều cơ quan, tổ chức

và cá nhân khác nhau Việc tập hợp các tài liệu về ĐCCT hiện có, phân tích và tổng hợp để bổ sung hiệu chỉnh bản đồ ĐCCT tỷ lệ 1/50.000 của Đoàn Văn Tín năm 1988 để sử dụng cho định hướng trong quản lý xây dựng và bảo vệ môi trường đất có ý nghĩa khoa học, thực tiễn và kinh tế cao

Trước nhu cầu số liệu phục vụ cho bảo vệ môi trường trong đó có môi trường đất, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị và đã được Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ cho phép thực hiện đề tài: "Nghiên cứu hiệu chỉnh, bổ sung loạt bản đồ ĐCCT thành phố HCM, tỷ lệ 1/50.000, phục

vụ quy hoạch và quản lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường bền vững"

Bảng 1.1 Khối lượng và phương pháp công tác kỹ thuật sử dụng để lập báo cáo STT Nội dung Đơn vị tính Số lượng Phương pháp thực hiện

1 Thu thập tài liệu ĐCCT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

1.1 Các báo cáo về lập bản đồ, báo cáo kết quả điều tra, đánh giá… Báo cáo 9

1.2 Bản đồ ĐCCT tỷ lệ 1/50.000 Bản đồ 1

1.3 Các Bản đồ ĐCCT, ĐCTV tỷ lệ 1/10.000 Bản đồ 10

1.4 Tài liệu khảo sát địa chất công trình Công trình 604

1.5 Kết quả phân tích mẫu nước Mẫu 819

Thu thập tài liệu, tổng hợp

2 Chỉnh lý các tài liệu

2.1 Chỉnh lý các tài liệu tài liệu lỗ khoan ĐCCT Lỗ khoan 807

2.2 Chỉnh lý các kết quả chỉ tiêu cơ lý của đất Chỉ tiêu 16

- Phân tích, tính toán, thống kê số liệu

Trang 12

2.3 Chỉnh lý kết quả các mẫu nước dưới đất Mẫu 819

2.4 Chỉnh lý tài liệu xuyên tiêu chuẩn Lỗ khoan

2.5 Tính giá trị sức chịu tải R tc Lỗ khoan 807

- Phân lọai các số liệu

- Ứng dụng phần mềm mapinfo số hoá các bản đồ;

- Lấy ý kiến cố vấn của chuyên gia

4 Báo cáo nghiệm thu Báo cáo 1 - Phân tích, tổng hợp kết quả

- Mô tả

Để đạt được yêu cầu của đề tài và thực hiện các nội dung nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng: (i) Phương pháp thu thập tài liệu: Tập trung thu thập các tài liệu đã nghiên cứu về địa chất, địa mạo, địa chất thủy văn (ĐCTV), địa chất công trình, các hiện tượng động lực công trình và vật liệu xây dựng (ii) Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp tài liệu: Phân tích các tài liệu đã thu thập được, chọn lọc, thống kê, tính toán để đưa vào xây dựng các biểu bảng để phục vụ cho báo cáo tổng kết (iii) Phương pháp lập bản đồ: Nhằm đưa các tài liệu lên trên các bản vẽ để trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài Các bản đồ của báo cáo được thành lập theo "Hướng dẫn kỹ thuật lập bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1/50.000 (1/25.000) (Ban hành kèm theo Quyết định số 54/QĐ-BCN ngày 14/9/2000) Khối lượng, nội dung và phương pháp thực hiện của đề tài thể hiện ở Bảng 1

Đề tài đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, cung cấp tài liệu bởi các đơn vị: Liên hiệp địa chất Nam Bộ, Phòng tài nguyên môi trường huyện Cần Giờ, Củ Chi, Xí nghiệp tư vấn và xây dựng giao thông vận tải phía Nam, Ban quản lý dự

án cầu phà, Bộ môn Địa kỹ thuật trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu Công nghệ và thiết bị công nghiệp Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, Công ty tư vấn thiết kế xây dựng NAGECO và được thực hiện bởi các nhà khoa học, kỹ thuật và chuyên môn thuộc các tổ chức: Phòng quản lý tài nguyên nước và khoáng sản - Sở Tài nguyên và Môi trường, Liên đoàn ĐCCT và ĐCTV miền Nam Liên đoàn bản đồ địa chất miền Nam và các cố vấn của đề tài

Chúng tôi đánh giá cao và xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân đã đóng góp trong việc cung cấp các tài liệu có liên quan đến đề tài, tham gia tổng hợp phân tích tài liệu, thành lập các bản đồ có liên quan và các ý kiến của các cố vấn trong thời gian quan Sự đóng góp ấy đã góp phần rất lớn đến việc hoàn thành mục tiêu của đề tài

Trang 13

Chương 1

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI 1.1 Mục tiêu của đề tài

Thu thập hầu hết các tài liệu hiện có về địa chất công trình trên địa bàn Tp

Hồ Chí Minh Phân tích, chỉnh lý bổ sung loạt bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1/50.000 thành phồ Hồ Chí Minh (bàn đồ địa chất công trình; Bản đồ phân vùng địa chất công trình; Bản đồ sức chịu tải của nền đất) Sơ bộ đánh giá, dự báo tác động của hoạt động kinh tế đến môi trường đất nhằm phục vụ ngay cho quy

hoạch, bảo vệ tài nguyên môi trường đất và môi trường thành phố

1.2 Phạm vi của đề tài

Đề tài được giới hạn trong việc nghiên cứu hiệu chỉnh bổ sung loạt bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1/50.000 của thành phố phục vụ qui hoạch và quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường đất

cơ lý đất đá và vật liệu xây dựng thiên nhiên) làm cơ sở cho việc lập quy hoạch xây dựng thành phố, thị xã, thị trấn và các công trình xây dựng khác

− Xác định mối quan hệ giữa các yếu tố của điều kiện địa chất công trình

− Vạch rõ mối quan hệ tác động của các quá trình tự nhiên đối với công trình xây dựng

1.3.2 Nguyên tắc hiệu chỉnh, bổ sung bản đồ

Hiệu chỉnh, bổ sung loạt bản đồ địa chất công trình dựa vào quy chế lập bản đồ ĐCCT tỉ lệ 1:50.000 (1:25.000) do Bộ Công nghiệp ban hành theo Quyết định số 54/QĐ - BCN ngày 14 tháng 9 năm 2000 là thành lập theo nguyên tắc

“thạch học nguồn gốc” do Hiệp hội địa chất công trình quốc tế (IAEG) và UNESCO đề xuất và trên nền bản đồ địa hình, bản đồ địa chất cùng tỷ lệ

Theo nguyên tắc này, đất đá trong vùng được phân chia thành: (i) Loạt thạch học là: "tập hợp các phức hệ thạch học có cùng nguồn gốc thành tạo" (ii) Phức hệ thạch học là: "tập hợp các kiểu thạch học có tương đồng về thành phần, cùng nguồn gốc và tuổi thành tạo" Phức hệ thạch học là đơn vị nhỏ nhất thể hiện trên bản đồ

Bản đồ ĐCCT của đề tài này ngoài việc tận dụng tất các các tài liệu khoan, xuyên, đo vẽ thực địa của bản đồ ĐCCT năm 1988, còn tổng hợp một

Trang 14

khối lượng tài liệu khảo sát ĐCCT lớn bao gồm tài liệu khoan, xuyên tiêu chuẩn của 807 lỗ khoan khảo sát ĐCCT

1- Các phân vị trên bản đồ địa chất công trình là loạt thạch học và phức hệ thạch học

2- Cơ sở nền địa hình của bản đồ địa chất công trình là bản đồ địa hình cùng tỷ lệ do Tổng cục Địa chính thành lập và ban hành Trên đó cho phép lược

bỏ hoặc giảm bớt những ký hiệu về địa hình, nhưng không sai lệch các yếu tố và đặc điểm địa hình Đối với vùng đồng bằng, trên bản đồ địa hình có ký hiệu và

độ cao các điểm địa hình đặc trưng phân bố đều trên diện tích

3- Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 sử dụng làm nền cho bản đồ địa chất công trình được thành lập theo qui chế hiện hành

Các loạt bản đồ được hiệu chỉnh, bổ sung là bản đồ ĐCCT, bản đồ phân vùng ĐCCT và bản đồ sức chịu tải của nền đất tỉ lệ 1:50.000

™ Bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1:50.000

Bản đồ ĐCCT thành phố Hồ Chí Minh thành lập năm 1988 dựa trên cơ sở tài liệu đo vẽ thực địa, giải đoán không ảnh và tài liệu khoan, xuyên tĩnh, nhưng khối lượng tập trung tại 11 khoảnh “chìa khóa” Để nội suy các vùng ngoài các khoảnh thông qua các tuyến lỗ khoan và lỗ xuyên tĩnh liên kết giữa các khoảnh chìa khoá Vì thế, chiều sâu phân bố của các phức hệ thạch học được biểu diễn trên bản đồ này chưa mang tính chính xác cao Vì vậy cần được hiệu chỉnh và bổ

sung Trên đó thể hiện các yếu tố:

1- Địa hình - địa mạo: độ cao và độ dốc địa hình, bãi bồi, thềm sông, sông suối, vị trí địa vật đặc trưng

2- Cấu trúc địa chất: các thành tạo đất đá được phân chia ra các loạt thạch học, phức hệ thạch học (theo nguồn gốc, tuổi, thành phần thạch học), diện phân

bố, bề dày và thế nằm của các kiểu thạch học, uốn nếp, đứt gãy

3- Địa chất thủy văn: độ sâu mực nước ngầm, đặc tính ăn mòn của nước dưới đất, các nguồn lộ nước quan trọng

4- Các quá trình và hiện tượng địa chất động lực

5- Vật liệu xây dựng thiên nhiên: có tiềm năng khai thác, các mỏ đang khai thác

6- Các ký hiệu khác (vị trí các lỗ khoan địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, hố đào trên các tuyến mặt cắt địa chất công trình, các điểm thí nghiệm địa chất công trình ngoài trời )

Kèm theo bản đồ địa chất công trình có 05 mặt cắt địa chất công trình

Trang 15

Khi tính toán sức chịu tải của một phức hệ thạch học sử dụng kết quả thí nghiệm tính chất cơ lý của loại thạch học chính có trong phức hệ đó

Tính toán khả năng chịu tải của đất nền tại độ sâu 1m đối với móng quy ước có bề rộng 1m Giả sử móng đặt tại vị trí hố khoan

Mực nước tĩnh: -5.5m

Khả năng chịu tải của nền được xác định theo công thức:

Rtc = K-1*( A∗γ∗b + Β∗γο∗h + D∗C)

Trong đó:

Do sử dụng kết quả thí nghiệm đơn lẻ trong công trình nên các giá trị góc

ma sát trong, khối lượng thể tích và lực dính được chia cho hệ số K = 1,1

A, B, D - Hệ số tuỳ thuộc góc ma sát trong ϕtctra bảng các hệ số theo góc

γ - Dung trọng của đất dưới đáy móng; γ = 1.78 T/m3

γο - Dung trọng của đất trên đáy móng; γ0 = 1.78 T/m3

Thay thế các giá trị trên vào công thức tính Rtc ta có:

Rtc =11.5 T/m2

Rtc =1.15 kG/cm2

™ Bản đồ phân vùng địa chất công trình

Bản đồ phân vùng địa chất công trình tỷ lệ 1/50.000 được thành lập trên nền bản đồ địa hình, bản đồ địa mạo, bản đồ địa chất công trình; trên đó phân chia ra các miền, vùng, khu địa chất công trình:

− Miền địa chất công trình là đơn vị phân vùng địa chất công trình lớn nhất, được phân chia dựa vào sự đồng nhất của các đơn vị cấu trúc kiến tạo với ranh giới phân chia là các đứt gãy sâu phân vùng kiến tạo

− Vùng địa chất công trình được phân chia dựa trên sự đồng nhất của các đơn

vị địa mạo Bản đồ địa mạo tỷ lệ 1/50.000 là bản đồ phụ trợ phục vụ cho bản đồ phân vùng địa chất công trình được thành lập theo nguyên tắc nguồn gốc hình thái địa hình

− Khu địa chất công trình được phân chia dựa trên sự đồng nhất về trật tự cấu trúc từ mặt đất xuống dưới trong giới hạn chiều sâu nghiên cứu của các phức hệ thạch học

Trang 16

™ Bản đồ tài liệu thực tế Địa chất công trình

Bản đồ tài liệu thực tế thể hiện mức độ nghiên cứu ĐCCT từ trước đến nay Bản đồ này có cùng tỷ lệ với tỷ lệ lập bản đồ và phải thành lập trên nền bản đồ địa hình

1.4 Sự khác biệt giữa Bản đồ ĐCCT cũ và Bản đồ ĐCCT mới

Các bản đồ được hiệu chỉnh, bổ sung là bản đồ ĐCCT và loạt bản đồ kèm theo: bản đồ phân vùng ĐCCT và bản đồ sức chịu tải của nền đất tỉ lệ 1:50.000

™ Những sự khác biệt lớn:

− Bản đồ ĐCCT năm 1988 dựa trên cơ sở tài liệu đo vẽ thực địa, giải đoán không ảnh và tài liệu khoan, xuyên tĩnh, khối lượng tập trung nghiên cứu chi tiết tại 11 khoảnh Để nội suy về đặc điểm ĐCCT cho phần diện tích còn lại bằng việc bố trí tuyến khoan và xuyên giữa các khoảnh Vì thế, mức độ chính xác là không cao

− Bản đồ ĐCCT năm 1988 phân loại theo nguyên tắc địa chất công trình Các thành tạo địa chất được phân ra làm các lớp đất đá có liên kết cứng và không có liên kết cứng Lớp không có liên kết cứng lại được phân ra thành các nhóm đất dính và đất rời Nhóm phân ra các phụ nhóm dựa vào tuổi và nguồn gốc của đất đá Theo nguyên tắc này gặp khó khăn trong việc tách các nhóm đất dính và đất rời cả theo diện và theo chiều sâu Do đó, trong bản đồ này bắt buộc phải có thêm nhóm trung gian là nhóm đất dính xen đất rời

− Theo bản đồ địa chất cũ trong vùng nghiên cứu không có các trầm tích Pleistocen giữa - muộn và Pleistocen muộn, các trầm tích Holocen nằm trực tiếp trên các trầm tích Pleistocen sớm Trong bản đồ mới trật tự trầm tích liên tục từ trên xuống dưới là Holocen, Pleistocen muộn, Pleistocen giữa - muộn và Pleistocen sớm

− Trong bản đồ ĐCCT năm 1988, có một phụ nhóm được phân chia là phụ nhóm trầm tích nhân tạo (TQIV) và chúng phân bố ở khu vực nội thành (các quận 1, 3, 10, 11, Phú Nhuận…) Theo chúng tôi, khu vực đô thị vì nhu cầu xây dựng (giao thông, dân dụng, công nghiệp…) nên lớp phủ nhân tạo (xà bần, bê tông, nhựa đường…) trên các trầm tích thiên nhiên là lẽ đương nhiên và việc biểu diễn này là không cần thiết và làm giảm khả năng thể hiện các trầm tích theo chiều sâu

− Bản đồ địa chất công trình mới được thành lập theo nguyên tắc “thạch học nguồn gốc” do Hiệp hội Địa chất công trình Quốc tế (IAEG) và UNESCO

đề xuất Trong đó, các tập thạch học được phân thành các phức hệ thạch học, là

"tập hợp các kiểu thạch học có tương đồng về thành phần, cùng nguồn gốc và tuổi thành tạo"

Trang 17

− Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các tài liệu về địa chất, địa chất thủy

văn, địa mạo, kiến tạo, địa chất công trình, bản đồ Địa chất công trình tỷ lệ

1/50.000 năm 1988 được hiệu chỉnh, bổ sung thể hiện những nội dung mới theo

quy chế của Bộ Công nghiệp đáp ứng được mục tiêu phục vụ quy hoạch, bảo vệ

tài nguyên môi trường đất và môi trường thành phố: Bản đồ ĐCCT mới ngoài

việc tận dụng tất các các tài liệu khoan, xuyên, đo vẽ thực địa của bản đồ ĐCCT

năm 1988, còn tổng hợp một khối lượng tài liệu khảo sát ĐCCT lớn trên địa bàn

gồm tài liệu khoan, xuyên tiêu chuẩn (807 lỗ khoan ĐCCT, trong đó 319 lỗ

Dưới 30,0m 42 2, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 11, 12, 15, 16, 17, 18, 19, 21, 22, 23, 25,26, 28, 30, 31, 33, 34, 35, 36, 38, 39, 40,

42, 43, 44, 48, 51, 54, 56, 57, 72, 73, 74, 75, 76 30,0 - 50,0m 14 1, 3, 7, 13, 14, 45, 50, 52, 53, 58, 59, 65, 77, 79 Quận 1

Trên 50,0m 14 41, 47, 49, 55, 61, 62, 63, 64, 66, 67, 68, 69, 70, 71 70m Dưới 30,0m 29

85, 86, 87, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, , 97, 98, 99,

100, 101, 102, 103,104, 105, 106, 107, 108, 109,

110, 111, 112 , 113, 114, 115 30,0 - 50,0m 7 80, 81, 82, 117, 118, 121, 122

Quận 2

Trên 50,0m 15 83, 84, 88, 116, 119, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 133 100m Dưới 30,0m 29

134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 142, 143, 144,

145, 147, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 157, 159,

160, 161, 162, 163, 164, 165, 167, 176, 177, 30,0 - 50,0m 12 141, 146, 148, 156, 158, 168, 169, 170, 171, 172, 178, 181 Quận 3

Trên 50,0m 4 155, 174, 175, 182 85m Dưới 30,0m 5 183, 185, 187, 188, 189

30,0 - 50,0m 9 184, 186, 193, 194, 195, 196, 197, 198, 199 Quận 4

Trên 50,0m 3 190, 191, 192 80m Dưới 30,0m 20

200, 201, 202, 203, 204, 205, 206, 207, 208, 209,

211, 212, 213, 214, 215, 216, 217, 218, 219, 221 30,0 - 50,0m

13

210, 222, 223, 224, 225, 226, 227, 228, 229, 230,

232, 233, 234 Quận 5

Trên 50,0m 2 220, 221 90m Dưới 30,0m 16

245, 246, 247, 248-251, 252, 253, 254, 256, 259,

265, 266, 267, 271 30,0 - 50,0m 7 255, 260, 262, 263, 264, 272, 273 Quận 6

Trên 50,0m 5 257, 258, 261, 268, 269 80m Dưới 30,0m 2 274, 277

30,0 - 50,0m 27

275, 276, 278, 279, 280, 281, 282, 283, 288, 289,

290, 291, 294, 302-315 Quận 7

Trên 50,0m 5 284, 285, 286, 287, 293 70,5m

Dưới 30,0m 3 316, 325, 328

Trang 18

30,0 - 50,0m 7 317, 321, 322, 327, 330, 331, 333 Trên 50,0m 2 326, 329 60,0m Dưới 30,0m 2 334, 353

30,0 - 50,0m 7 292, 318, 335-351, 352, 354, 356, Tr Ngọai ngữ nâng cao Trên 50,0m 2 355, 357 50,5m Dưới 30,0m 21

358, 359, 363, 364, 365, 367, 368, 369, 370, 371,

372, 374, 375, 377, 380, 382, 384, 386, 387, 389,

390 30,0 - 50,0m 6 361, 366, 373, 378, 379, 385 Quận 9

Trên 50,0m 1 414 70,45m Dưới 30,0m 8 060, 239, 240, 241, 319, 320, 332, 420

Quận 12

30,0 - 50,0m 27

173, 179, 244, 323, 324, 419, 421, 422-439, 440,

836 Trên 50,0m 1 242 50,2m

Dưới 30,0m 4 551, 555, 569, 573 30,0 - 50,0m 5 570, 571, 574 - 576

Quận Tân

Bình

Trên 50,0m 4 577-578, 580, 654 60,5m Dưới 30,0m 3 649, 651, 652

30,0 - 50,0m 2 653, 654

Quận Tân

Phú

Trên 50,0m 1 650 79,5m Dưới 30,0m 15

466, 469, 470, 471, 473, 474, 475, 479, 769, 770,

771, 774, 775, 779, 781 30,0 - 50,0m 11 464, 467, 472, 767, 768, 772, 773, 776, 777, 778, 780

Quận Thủ

Đức

Trên 50,0m 5 465, 468, 476 - 477, 478 79,6m Dưới 30,0m 3 442, 447, 479

30,0 - 50,0m 20 444, 446, 448, 449 - 463, 833, 834

Huyện Bình

Chánh

Trên 50,0m 3 441, 443, 445 70m Dưới 30,0m 1 501

Quận Bình

Tân 30,0 - 50,0m 22 479, 480, 481, 482, 483, 484 -500 50m

Dưới 30,0m 15 506, 507, 508, 509, 511, 513, 518, 519, 522, 523, 528, 532, 533, 535, 539 30,0 - 50,0m 18

30,0 - 50,0m 13 667, 668, 669, 670, 672, 798, 799, 800, 801, 802-804, 805 Cần Giờ

Trên 50,0m 58

666, 671, 673-680, 681-688, 689-700, 701-708,

Dưới 30,0m 26 638, 639, 640, 641, 642, 643, 644, 646, 647, 648, 782, 783, 784 Dưới 30,0m 41 590, 594, 595, 596, 598, 835, 731-754, 756-766

Củ Chi

30,0 - 50,0m 4 592, 597, 599,755 40,15m Dưới 30,0m 19

628, 629, 631, 632, 633, 635, 636, 637, 806, 807,

808, 809, 811, 812, 813, 814, 815, 816, 817 Hóc Môn

30,0 - 50,0m 4 630, 634, 810, 818 40,45m

Trang 19

Dưới 30,0m 19

628, 629, 631, 632, 633, 635, 636, 637, 806, 807,

808, 809, 811, 812, 813, 814, 815, 816, 817 Dưới 30,0m 3 823, 830- 831 - 30,0 - 50,0m 15

600, 602, 620 - 625, 627, 821, 822, 824, 825, 826,

827 - Nhà Bè

Trên 50,0m 28 295-301, 601, 603 - 608, 609, 610 - 619, 626, 819, 820 68.2m Dưới 30,0m 6 582, 583, 587, 588, 589, 591 - 30,0 - 50,0m 2 581, 586 - Phú Nhuận

Trên 50,0m 2 584, 585 70,5m

Dưới 30,0m 41 590, 594, 595, 596, 598, 835, 731-754, 756-766 -

Gò Vấp 30,0 - 50,0m 4 592, 597, 599,755 40,15m

Ghi chú: Những hố khoan in đậm có chiều sâu sâu nhất

− Việc bổ sung thêm các hố khoan Địa chất công trình và có thí nghiệm

xuyên tiêu chuẩn SPT là cơ sở để đánh giá được độ chặt tương đối, các đặc

trưng độ bền chống cắt, xác định sức kháng xuyên và phân loại đất khác nhau và

là cơ sở dữ liệu để tính toán

− Bản đồ mới được hiệu chỉnh, bổ sung dựa vào tài liệu các lỗ khoan

mới đây, thu thập theo khu vực ranh giới hành chính, với mật độ hố khoan phân

bố đều các khu vực đủ để tập hợp các phức hệ thạch học có cùng nguồn gốc

thành tạo từ đó thể hiện được trật tự cấu trúc nền đất trên bản đồ địa chất công

trình từ mặt đất xuống theo nguồn gốc, kiểu thạch học và tuổi của phức hệ thạch

học mà trước đây chưa thể hiện rõ

− Bản đồ mới đã cập nhật khá đầy đủ các hiện tượng địa chất động lực

công trình như sụt lún, biến dạng công trình

™ Bản đồ phân vùng địa chất công trình

− Bản đồ phân vùng ĐCCT năm 1988 chia ra “Khu địa chất công trình”

và khu ĐCCT được phân chia theo trật tự cấu trúc nền đất Tức là sự đồng nhất

về trật tự cấu trúc của hai phức hệ thạch học nằm trên cùng Các khu ĐCCT

được phân chia theo nhóm đất đá địa chất công trình, chủ yếu thông qua mối

liên hệ với độ cao địa hình, tiêu chí phân chia các phụ khu chưa rõ ràng, có lúc

phụ khu chỉ gồm một kiểu thạch học và có lúc gồm nhiều kiểu thạch học Chúng

ta biết rằng theo độ sâu không thể có cùng một kiểu thạch học trên diện rộng nên

việc phân chia này chưa hợp lý

− Bản đồ phân vùng ĐCCT năm 1988 dùng đứt gãy để phân chia kiến

trúc hình thái, từ đó phân chia các khu địa chất công trình (mâu thuẫn với tiêu

chí phân chia khu địa chất công trình) Có thể dẫn chứng khu vực có địa hình

thấp, trũng Lê Minh Xuân, khu vực ven sông Sài Gòn đoạn Thủ Thiêm, Bình

Thạnh, Hiệp Bình Chánh được xếp vào vùng B-1 (địa hình tích tụ-xâm thực)

Trang 20

là không hợp lý Bản đồ phân vùng địa chất công trình mới đã bổ sung và khắc phục những điểm bất hợp lý nêu trên

Trang 21

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN- KINH TẾ NHÂN VĂN

2.1 Vị trí vùng nghiên cứu

Vùng nghiên cứu là toàn bộ phạm vi hành chính thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 2.095 km2 (thống kê năm 2000), phân bố thành một dải hẹp kéo dài theo hướng Tây bắc-Đông nam Chiều dài lớn nhất 100 km, từ Bến Súc (Củ Chi) đến Cần Giờ Bề rộng trung bìmh 17-25 km, nơi rộng lớn nhất là 45 km, từ Tân Bửu (Bình Chánh) đến ấp Hàm Luông (Thủ đức), chỗ hẹp nhất là 6,5 km (xã Hiệp Phước Nhà Bè) TPHCM được giới hạn bởi tọa độ địa lý:

Từ 10038’00” đến 11010’00” Vĩ độ Bắc

Từ 1060 2’00” đến 106054’00” Kinh độ Đông

Ranh giới phía bắc tiếp giáp với tỉnh Tây Ninh (từ Thái Mỹ tới Bến Súc), phía đông giáp tỉnh Bình Dương có ranh giới là sông Sài Gòn (từ Bến Súc tới Nam Lái Thiêu) Phía Đông nam giáp với tỉnh Đồng Nai, có ranh giới là sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Đồng Tranh Phía nam giáp biển, phía Tây nam

và Tây giáp tỉnh Long An TPHCM được chia thành 19 quận, 5 huyện với 238 phường nội thành và 66 xã thị trấn ngoại thành, với số dân trên 6 triệu

2.2.Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, giao thông

2.2.1 Đặc điểm địa hình

Địa hình vùng nghiên cứu (sau đây gọi là TP.HCM) là sự chuyển tiếp hài hoà giữa địa hình đồi núi của miền Đông Nam bộ và địa hình trũng thấp của đồng bằng sông Cửu Long Phần phía bắc và phía đông, địa hình có độ cao tuyệt đối lớn hơn 5,0 m như khu vực huyện Củ Chi (Trung Lập Thượng, An Nhơn Tây, Bến đình), Hóc Môn đến 20-30 m khu vực Quận Thủ Đức và Quận 9 Phần phía nam, dọc theo sông, rạch và bao quanh địa hình đồi thấp ở phía bắc có địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao địa hình thay đổi từ nhỏ hơn 1 m đến 5 m

2.2.2 Đặc điểm khí hậu

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong khu vực có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và mưa nhiều Trong năm khí hậu được chia ra làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa trong tháng lớn hơn 100 mm Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa trong tháng thường nhỏ hơn 100 mm Nhiệt độ không khí trung bình khá cao và ổn định trong cả năm Nhiệt độ cao nhất 30,10C và thấp nhất 26,60C Nhiệt độ ban ngày từ 30 đến

340C, ban đêm từ 16 đến 220C (Bảng 2.1) Lượng mưa hàng năm lớn, lượng mưa trung bình nhiều năm là 1946,15mm Lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa và chiếm 90% lượng mưa cả năm (Bảng 2.2)

Bảng 2.1 Nhiệt độ không khí (Trạm Tân Sơn Hoà) Đơn vị oC

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Max 35,0 34,8 36,1 36,8 38,5 35,5 35,7 35,6 35,6 35,5 35,7 35,8 Min 21,0 21,0 23,4 25,5 23,8 23,8 24,0 22,9 23,7 23,6 22,4 21,1

Trang 22

(Đài KTTV Nam bộ và Công ty khai thác dịch vụ thủy lợi đo)

Độ ẩm tương đối cao, độ ẩm cao nhất từ 94 đến 95%, thấp nhất từ

68-71%, trung bình là 78-79%

Lượng bốc hơi lớn, lượng bốc hơi hàng năm thay đổi từ 1075,4-1738,4

mm Lương bốc hơi cao nhất vào tháng 3 và 4 thay đổi từ 140,3-161,2 mm, nhỏ

nhất vào tháng 9 và 10 thay đổi từ 55,0-60,0 mm

Gió: Có 3 loại gió chính: gió Đông nam, gió Tây nam và gió Tây thổi xen

kẽ nhau Tốc độ gió thay đổi từ 2,1-3,6 m/s thuộc gió Tây, 3-4 m/s thuộc gió

Đông nam

2.2.3 Đặc điểm thủy văn

Đặc điểm thủy văn cuả Thành phố chịu ảnh hưởng chủ yếu từ hệ thống

sông Đồng Nai - Sài Gòn và chế độ thủy triều của khu vực Từ tài liệu đo mực

nước tại các trạm quan trắc cho thấy, mực nước cuả năm 2004 thời kỳ

1999-2003 không có đột biến (Bảng 2.3) Tình hình xâm nhập mặn cuả hệ thống nước

mặt (Bảng 2.4)

Bảng 2.3 Mực nước đo được tại các trạm quan trắc năm 2004 Đơn vị (m)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhà Bè 1,36 1,19 1,19 1,11 1,22 1,07 0,92 1,08 1,35 1,32 1,32 1,41

2.2.4 Đặc điểm giao thông

Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng của khu

vực phía nam, có hệ thống giao thông thuỷ bộ và hàng không rất thuận lợi Hệ

thống đường bộ kết nối với các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ theo gồm các

trục đường chính: quốc lộ 1A, quốc lộ 22 và quốc lộ 13, tuyến đường sắt Bắc-

Nam Hệ thống đường thủy: Hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn và các chi lưu

Trang 23

của nó tạo ra một mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho lưu thông trong khu

vực và các nước trên thế giới Đường hàng không, sân bay Tân Sơn Nhất đóng

vai trò rất quan trọng trong hệ thống đường hàng không trong nước và quốc tế

2.3 Sự phân bố dân cư, đặc điểm kinh tế

2.3.1 Sự phân bố dân cư:

Thành phố Hồ Chí Minh có số dân cao nhất nước với trên 6,2 triệu người

(thống kê 2005) sống tập trung chủ yếu ở các quận nội thành (5,3 triệu người)

Dân cư chủ yếu là người Việt, các dân tộc còn lại như người Hoa chiếm tỷ lệ rất

nhỏ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,15 (2005), tăng dân số cơ học 2,0 (2005)

Trình độ giác ngộ chính trị tương đối cao Trình độ khoa học rất khác

nhau, số lượng các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ và kỹ sư chỉ đứng sau Hà Nội và lực

lượng công nhân lành nghề cũng rất đông đảo, có khả năng đáp ứng cho sự phát

triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và văn hoá trong giai đoạn hiện nay và

tương lai của thành phố Hiện nay, TP.HCM đã hoàn thành phổ cập giáo dục

tiểu học

2.3.2 Đặc điểm kinh tế

Tốc độ phát triển kinh tế của thành phố tiếp tục tăng năm sau cao hơn

năm trước Năm 2006 GDP của thành phố tăng 12,2% trong đó khu vực dịch vụ

tăng 13,2%, công nghiệp tăng 13,4%, nông nghiệp tăng 5,2% Cơ cấu nền kinh

tế của thành phố đang chuyển nhanh theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông

nghiệp và khu vực dịch vụ ngày càng chiếm vai trò quan trọng (chiếm

6,76%/12,2% tăng trưởng)

Tổng kim ngạch xuất khẩu tính dầu thô đạt 14,11 tỷ USD tăng 15%, tổng

nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 62.900 tỷ đồng tăng 18,3%, tổng thu

ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đạt 68.954 tỷ đồng tăng 15,2%

Trang 24

Chương 3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

Lịch sử nghiên cứu địa chất công trình ở Thành phố Hồ Chí Minh gắn liền với lịch sử nghiên cứu địa chất, địa chất thủy văn và địa chất công trình của vùng Nam Bộ Dựa vào mức độ, mục đích và thời gian nghiên cứu có thể chia hai giai đoạn chính sau:

3.1 Giai đoạn trước năm 1975

Trong thời gian này các công trình nghiên cứu chuyên về địa chất công trình chưa có, chỉ có các công trình nghiên cứu về địa chất là chủ yếu Các công trình đáng chú ý có thể kể tên ra gồm: Năm 1932, các nhà địa chất người Pháp

đã khảo sát địa chất trên diện tích hai tờ bản đồ Sài Gòn và Nha Trang, tỷ lệ 1/500.000 Năm 1937, F Saurin và I Bowet đã khảo sát tỷ mỉ về địa chất khu vực Sài Gòn Năm 1942, J Fromaget cho phát hành tờ Bản đồ Địa chất Đông Dương tỷ lệ 1/500.000 và đã F Saurin hiệu chỉnh và tái xuất bản vào năm 1962

Riêng đối với nghiên cứu địa chất thủy văn đáng ghi nhận có các công trình nghiên cứu của Ông Himuratabe (người Nhật) đã nghiên cứu nước dưới đất vùng Hóc Môn năm 1973 Ngoài ra, trong thời gian từ 1962 đến 1975, Chính quyền Sài Gòn cũng đã thi công nhiều lỗ khoan khai thác nước để phục vụ ăn uống, sản xuất với chiều sâu khai thác từ 40 đến 100m ở khu vực trung tâm của thành phố hiện nay

Tóm lại, trong thời gian này các công trình nghiên cứu về địa chất, địa

chất thủy văn còn sơ lược và chưa có công trình nghiên cứu chuyên về địa chất công trình

3.2 Giai đoạn từ 1975 đến nay

Từ năm 1975 đến nay, cùng với yêu cầu phát triển của đất nước, của Thành phố và của khu vực kinh tế trong điểm Phía Nam, công tác nghiên cứu về điều kiện tự nhiên như: địa chất, địa mạo, khoáng sản, địa chất thủy văn, địa chất công trình được đẩy mạnh, do các nhà khoa học Việt Nam thực hiện Công tác nghiên cứu được triển khai từ khái quát ở tỷ lệ 1/500.000, 1/200.000 đến chi tiết ở tỷ lệ 1/50.000, 1/25.000 theo tiêu chuẩn ngành trên nhiều lĩnh vực

Về địa chất, kiến tạo, địa mạo, vỏ phong hóa, khoáng sản và địa chất đô thị Các công trình đáng chú ý gồm có: Năm 1981, Bản đồ địa chất phần phía Nam, tỉ lệ 1/500.000 do Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao chủ biên Năm

1983, công trình biên hội 7 sơ đồ địa chất tỉ lệ 1/50.000 do Đặng Hữu Ngọc và Bùi Phú Mỹ chủ biên Năm 1988, công trình lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ 1/50.000 do Hà Quang Hải và Ma Công Cọ làm chủ biên Năm 1997, Trần Hồng Phú lập Báo cáo kết quả điều tra Địa chất đô thị thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000 Năm 2002, Vũ Văn Vĩnh

và các đồng sự đã chủ trì biên soạn xuất bản chuyên khảo "Địa chất - Khoáng sản thành phố Hồ Chí Minh" Chuyên khảo này đã đề cập đến các nội dung chủ

Trang 25

yếu sau: (i) Cấu trúc địa chất, các đứt gãy, lịch sử phát triển địa chất; (ii) Tài nguyên khoáng sản và nước dưới đất; (iii) Địa hình, tân kiến tạo, các vấn đề về môi trường, tai biến địa chất, sử dụng đất

Về địa chất thủy văn và địa chất công trình, các công trình đáng lưu ý sau: Năm 1983, Trần Hồng Phú đã thành lập tờ bản đồ ĐCTV Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 Tác giả đã xếp vùng nghiên cứu vào phần rìa bồn actezi đồng bằng sông Cửu Long với 3 tầng chứa nước cơ bản: QI-III, N2-QI và N2 Năm 1981-

1984, Tô Văn Nhụ đã tiến hành khảo sát thăm dò vùng Hóc Môn, với mục tiêu trữ lượng 50.000m3/ngày Báo cáo đã làm sáng tỏ phần nào về đặc điểm địa chất- địa chất thủy văn vùng Trữ lượng theo tác giả đề nghị cấp A+B=30.892

m3/ngày, cấp C=38.000m3/ngày Trữ lượng này chưa được thông qua ”Hội đồng đánh giá Trữ lượng Khoáng sản”, vì độ tin cậy của các thông số địa chất thủy văn chưa cao và thời gian bơm thí nghiệm ngắn, một số đặc điểm về địa chất-địa chất thủy văn của vùng mỏ chưa được làm sáng tỏ Năm 1983-1988, Đoàn Văn Tín đã tiến hành lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1/50.000 thành phố Hồ Chí Minh Năm 1988, Vũ Văn Nghi lập báo cáo đánh giá trữ lượng Nhà máy nước ngầm Hóc Môn Năm 1991, Nguyễn Quốc Dũng lập báo cáo kết quả thăm dò sơ

bộ vùng Củ Chi-Hóc Môn tỷ lệ 1/25.000 Năm 1992, Bùi Thế Định lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1/200.000 Nam Bộ Năm 1993, Lương Quang Luân lập Báo cáo kết quả tìm kiếm đánh giá nước dưới đất vùng Bình Chánh tỷ lệ 1/25.000 Năm 1995, Vũ Văn Nghi lập báo cáo xin phép khai thác nước dưới đất tầng N22với công suất 5.000 m3/ngày ở Nhà máy bia Việt Nam Năm 1998, Vũ Văn Nghi

đã thành lập 5 tờ bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1/10.000 cấp quận huyện Năm

2000, Nguyễn Hữu Chinh, Báo cáo kết quả quan trắc quốc gia nước dưới đất Nam Bộ Năm 2001, Đỗ Tiến Hùng đã thực hiện báo cáo về Quy hoạch và sử dụng nước ngầm TP.HCM Năm 2001, Nguyễn Mạnh Thủy, luận án tiến sĩ: Lựa chọn giải pháp kỹ thuật hợp lý xử lý nền đất yếu ở khu vực phía Nam TP.HCM Năm 2004, Nguyễn Ngọc Huy, luận án tiến sĩ: Xử lý tổng hợp tài liệu địa vật lý vùng TP.HCM

Ngoài những công trình nghiên cứu được đề cập trên, riêng về địa chất công trình còn được các nhà khoa học với các báo cáo đáng quan tâm như: Năm

1987, Đoàn Văn Tín và Trần Anh Tuấn: Một vài đặc trưng cơ lý của đất yếu trên địa bàn thành phố HCM Năm 1988, Đăng Hữu Diệp: Những nét cơ bản về đặc điểm địa chất công trình khu vực TPHCM Tác giả đã dựa vào đặc điểm địa chất, địa mạo, điều kiện địa chất thủy văn và đặc điểm khí tượng thủy văn khu vực đã chia 3 vùng địa chất công trình Dựa vào đặc điểm địa mạo và tuổi địa chất chịa ra 8 tiểu vùng địa chất công trình và có đánh giá điều kiện địa chất công trình thuận lợi hay không thuận lợi cho xây dựng công trình dân dụng Năm 1999, Nguyễn Văn Đáng và đồng nghiệp đã có báo cáo: Một số giải pháp

kỹ thuật móng hợp lý trên nền trầm tích yếu khu vực TP.HCM Trên cơ sở phân tích các đặc điểm địa chất công trình, tác giả đã thành lập được các cột địa tầng ĐCCT điển hình cho các khu vực: Củ Chi, Hóc Môn, Hóc Môn-Thạch Lộc, Gò Vấp, Sân bay Tân Sơn Nhất, Tân Cảng Bình Thạnh, Quận 3-10-11 và Quận 1 Thêm vào đó còn hàng nghìn công trình nghiên cứu ĐCCT cho các công trình

Trang 26

dân dụng cụ thể như: Các chung cư, cầu cống và các công trình dân dụng khác của các tổ chức, các Ban quản lý các dự án các quận huyện đã thực hiện trong các năm qua

Đánh giá chung: Công tác nghiên cứu địa chất, địa chất thủy văn và địa chất công trình được tập trung nhiều sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng Tài liệu về địa chất đã được thu thập, tổng hợp và đã được trình bày khá chi tiết

ở Chuyên khảo do Vũ Văn Vĩnh chủ biên (2002) Tài liệu về địa chất thủy văn cũng đã được thu thập và tổng hợp và được trình bày khá đầy đủ trong Quy hoạch sử dụng nước ngầm do Đỗ Tiến Hùng làm chủ nhiệm (2001) Riêng đối với các tài liệu nghiên cứu ĐCCT được tiến hành sau năm 1988 nằm rải rác ở nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau, chưa được thu thập và tổng hợp

Các tài liệu chính được sử dụng cho đề tài gồm: Chuyên khảo địa chất và khoáng sản của Vũ Văn Vĩnh, Báo cáo Quy hoạch và sử dụng nước ngầm TP.HCM của Đỗ Tiến Hùng, Báo cáo kết quả lập bản đồ ĐCCT và ĐCTV TP.HCM của Đoàn Văn Tín, 5 báo cáo đánh giá ĐCTV-ĐCCT của Vũ Văn Nghi và tài liệu khảo sát ĐCCT của 604 công trình xây dựng trên địa bàn thành phố đã thu thập Trong quá trình tổng hợp phân tích, ngoài các tài liệu chủ yếu trên còn tham khảo thêm các tài liệu đã thu thập khác, nhằm tận dụng một cách tối đa các tài liệu hiện có để kết quả của đề tài tốt hơn

Các bản đồ địa chất công trình, bản đồ phân vùng địa chất công trình và bản đồ sức chịu tải của nền đất được thành lập trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 của Trung tâm công nghệ cao-Nhà xuất bản bản đồ Nội dung thể hiện của các bản đồ trên được thực hiện theo Quy chế Lập bản đồ ĐCCT tỷ lệ 1/50.000 (1/25.000) và Hướng dẫn kỹ thuật lập bản đồ ĐCCT tỷ lệ 1/50.000 (1/25.000) (Ban hành kèm theo Quyết định số 54/QĐ-BCN ngày 14/9/2000 của

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)

Trang 27

Chương 4 ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

4.1 Đặc điểm cấu trúc địa chất của TP.HCM

Cấu trúc địa chất của vùng nghiên cứu là yếu tố quan trọng của điều kiện ĐCCT và được xem như nền cơ bản của các điều kiện khác Trên quan điểm ĐCCT, cấu trúc địa chất công trình của thành phố HCM được chia ra làm 3 tầng cấu trúc: Tầng cấu trúc trên, tầng cấu trúc giữa và tầng cấu trúc dưới

Tầng cấu trúc trên

Tầng cấu trúc trên gồm các trầm tích thuộc thành tạo trầm tích Holocen là

hệ tầng Bình Chánh và hệ tầng Cần Giờ Theo tài liệu cột địa tầng lỗ khoan LK.812 ở khu vực ấp Chợ Đệm, Xã Tân Túc, Huyện Bình Chánh, từ trên xuống gồm 3 tập trầm tích: Tập trên cùng gồm có bột sét màu xám đen chứa vỏ sò ốc, dày 13m Tập giữa gồm sét bột pha cát màu xám đen chứa di tích thực vật và vỏ

sò ốc, dày 20m Tập dưới là cát sạn, cát bột màu xám đen chứa mùn thực vật, dày 11,7m Tầng cấu trúc này được phân ra các thành tạo trầm tích Holocen giữa-muộn và Holocen sớm-giữa

Thành tạo trầm tích Holocen giữa-muộn phân bố khá phổ biến ở Đồng Bằng Nam Bộ Trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh, chúng chiếm tới 60% diện tích của Thành phố và được biết đến với tên gọi hệ tầng Cần Giờ trong các văn liệu địa chất Hệ tầng Cần Giờ gồm trầm tích nguồn gốc sông biển, đầm lầy biển, đầm lầy sông

Thành tạo trầm tích Holocen sớm giữa thuộc hệ tầng Bình Chánh gồm các trầm tích nguồn gốc biển mQ21-2bc lộ ra chủ yếu ở các huyện Nhà Bè, Duyên

Hải và Bình Chánh tạo nên bậc địa hình có cao trình tuyệt đối 2-5m, phần còn lại bị phủ bởi các trầm tích hệ tầng Cần Giờ ở các độ sâu khác nhau; và trầm tích sông biển amQ21-2bc lộ ra ở các quận 4, 5, 6, 8, 11, huyện Thủ Đức và Bình

Chánh, phần còn lại bị phủ bởi hệ tầng Cần Giờ [11]

Trầm tích nguồn gốc sông biển phân bố chủ yếu ở các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Bình Thạnh, Nam Thủ Đức và một diện tích nhỏ Cần Giờ Tuy bề dày không lớn, nhưng đây là thành tạo địa chất trẻ nhất, lộ ra gần như hoàn toàn trên

bề mặt địa hình đồng bằng thấp với nhiều tướng trầm tích khác nhau Mặt cắt địa chất điển hình nhất của hệ tầng gồm 2 lớp: Lớp dưới chủ yếu là bùn sét, bùn sét pha màu xám đen, lẫn ít thực vật có mức độ phân hủy kém Lớp trên là cát lẫn bột màu nâu, nâu vàng, có một số nơi không có lớp này Trên các thành tạo này

đã và đang xây dựng hàng loạt các công trình, cụm công trình nổi tiếng như khu

du lịch Bình Quới, khu cư xá Thanh Đa; khu chế xuất Tân Thuận, khu đô thị Nam Sài Gòn và trong tương lai là khu đô thị mới Thủ Thiêm, Hiện nay, nhiều

sự cố và vấn đề địa chất công trình đã và đang xảy ra như: sạt lở, nghiêng lún, nứt ở các khu vực khu cư xá Thanh Đa, khu du lịch Bình Quới; hầm chui Văn Thánh và nhiều nhà xung quanh các công trình này

Trang 28

Trầm tích đầm lầy biển của hệ tầng Cần Giờ phân bố thành các dải và kéo dài gần như song song với đường bờ biển hiện tại Ở xã Cần Thạnh, tại lỗ khoan LK.822 từ bề mặt đến độ sâu 10m, trầm tích của hệ tầng này có thể chia ra làm 2 tập: Tập trên gồm cát pha bột màu xám, nâu vàng, gắn kết yếu, dày 2m Tập dưới gồm bột sét, bột sét pha cát màu xám, xám lục chứa vụn sò ốc, dày 8m

Trầm tích nguồn gốc đầm lầy sông phân bố chủ yếu ở Nhà Bè, dọc trũng

Lê Minh Xuân, thung lũng sông Sài Gòn và Bắc Hóc Môn Theo đặc điểm thành phần có thể chia mặt cắt gồm 3 lớp: Lớp dưới là bùn sét màu xám nâu chứa các

di tích thực vật đã phân hủy, bế dày 1,5 - 3,5m Lớp giữa là than bùn màu nâu đen, xốp nhẹ, dày 0,1 - 1,5m, có nơi vắng mặt Lớp trên là bùn sét màu xám đen chứa mùn thực vật chiều dày 0,1 - 0,3m Các trầm tích đầm lầy sông hệ tầng Cần Giờ phủ chỉnh hợp lên sét màu xám xanh hệ tầng Bình Chánh Do đó, bề dày đất yếu tương đối lớn, đôi nơi nhỏ hơn 5m

Nhìn chung, các hệ tầng trầm tích hệ tầng Cần Giờ đều là đất yếu, chứa một lượng đáng kể vật chất hữu cơ và hàm lượng của nó liên quan mật thiết với nguồn gốc thành tạo, thấp nhất là trong trầm tích nguồn gốc sông biển, kế đó là các trầm tích nguồn gốc đầm lầy biển và đầm lầy sông Ngoài ra, trong các trầm tích đầm lầy sông còn có mặt than bùn, phân bố tương đối rộng, biến đổi mạnh

cả về chiều dày [11]

Từ kết quả tổng hợp các mặt cắt và mối tương quan giữa các thông số trầm tích cho thấy các trầm tích của tầng cấu trúc này có sự thay đổi theo thời gian và không gian Nếu đi từ trẻ đến cổ, thành phần hạt thô tăng và thành phần hạt mịn giảm Theo hướng Tây bắc-Đông nam, từ Củ Chi - khu nội thành đến khu Nhà Bè - Cần Giờ, bề dày trầm tích tăng từ một vài mét đến 8-15m và lớn hơn; theo hướng Đông nam, bề dày tăng dần và có đất sét chứa bentonite-nguyên liệu để sản xuất bê tông nhẹ kezamit Theo hướng Đông bắc - Tây nam,

từ Thủ Đức đến Bình Chánh, chúng tạo thành các dãi tích tụ dày mỏng xen kẽ nhau Tại Thủ Đức trầm tích này thường nhô cao tạo thềm cao 2-5m, trong khi

đó bề dày trầm tích chỉ khoảng một vài mét Dọc theo sông Sài Gòn, tích tụ được thấy ở độ sâu 2 - 6m với bề dày 5 - 20m Khu vực nội thành, trầm tích tạo thềm giống như ở Thủ Đức trong khi đó tại Bình Chánh, trầm tích được thấy ở

độ sâu 1 - 10 m với bề dày 16 - 22m

Tầng cấu trúc giữa

Tầng cấu trúc giữa, xem xét từ trẻ đến cổ gồm các thành tạo trầm tích sau:

*Các thành tạo trầm tích Pleistocen muộn phân bố hầu khắp diện tích của thành phố và lộ ra trên các khu vực có độ cao từ 5 m trở lên, phần còn lại bị phủ bởi các trầm tích có tuổi Holocen Ở thành phố Hồ Chí Minh các trầm tích thuộc thành tạo này có nguồn gốc khác nhau như sông, sông - biển và biển Từ kết quả nghiên cứu tại mặt cắt cầu Trệt, xã An Phú - huyện Củ Chi (Hà Quang Hải và

Ma Công Cọ, 1988 về Hệ tầng Củ Chi) Tại đây đã xuất lộ 2 tập trầm tích: Tập trên: cát bột, sạn màu xám bị phong hóa yếu loang lổ, nâu vàng, chiều dày 2,0 - 4m Tập dưới: Cuội sỏi thạch anh, kích thước từ 1 đến 3cm, có cuội mài tròn và

có chứa tảng lăn laterit, bề dày quan sát chưa đầy đủ 0,5 - 1,5m Bề dày của mặt cắt từ 2,5m đến trên 5,5m

Trang 29

Tại lỗ khoan LK.816 (đoạn sâu từ 9 - 27,5m) khu vực Bình Thạnh, trầm tích Pleistocen muộn có thể chia làm 2 tập Tập trên: bột sét màu xám xanh, bột sét xám đen loang lổ nâu vàng bị phủ bởi sét bột xám xanh, xám đen có chứa di tích thực vật tuổi Holocen, dày 9,8m Tập dưới: cát pha bột chứa sạn, cát chứa sạn màu xám vàng, gắn kết yếu phủ không chỉnh hợp trên bề mặt phong hoá loang lổ của trầm tích Pliocen thuộc tầng Bà Miêu, dày 8,7m

Trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh, trầm tích Pleistocen muộn hệ tầng Củ Chi thường có sự chuyển tướng theo chiều ngang và theo chiều đứng Theo thời gian từ trẻ đến cổ, trong các mặt cắt cột địa tầng lỗ khoan có thể thấy

sự thay đổi từ các trầm tích hạt mịn tướng trước đồng bằng sang các trầm tích hạt thô tướng đồng bằng Tập hạt mịn thường chiếm trên 50% tổng bề dày của tầng, được coi là là tầng cách nước tương đối và đây là đối tượng tìm kiếm khai thác sét gạch ngói Tập trầm tích hạt thô còn lại là tập có khả năng chứa nước tốt

Theo hướng Tây bắc - Đông nam (từ Củ Chi đến Cần Giờ), bề mặt mái của hệ tầng thấp dần: phân bố ở độ cao tuyệt đối 5 - 15m ở khu vực Củ Chi và 4-10m ở khu vực nội thành; -15 đến -16 m ở khu vực Nhà Bè-Cần Giờ Bề dày trầm tích không ổn định, phản ánh địa hình xâm thực lồi lõm trước trầm tích

Theo hướng Đông bắc - Tây nam (từ Thủ Đức đến Bình Chánh), độ cao tuyệt đối mái của hệ tầng thấp dần: độ cao 5 - 15m tại khu vực Thủ Đức, 4 – 10m ở khu vực nội thành và -22 đến -25 m ở khu vực Tây nam huyện Bình Chánh Bề dày trầm tích thay đổi không rõ qui luật, phụ thuộc vào mực xâm thực, bóc mòn trước và sau quá trình thành tạo trầm tích Tuy vậy, vẫn có thể thấy: so với phương Tây bắc-Đông nam, bề mặt mái của trầm tích Pleistocen muộn chìm theo hướng Đông bắc-Tây nam nhanh hơn gần gấp vài lần

*Các thành tạo trầm tích Pleistocen giữa - muộn phủ lên trên hầu khắp diện tích của Thành phố, nhưng chỉ lộ ra trên các đồi cao 20 - 40m ở Thủ Đức, Quận 9, 10 - 20 m ở Củ Chi Trong nghiên cứu điạ chất trước đây chúng đã được phân chia và mô tả là hệ tầng Thủ Đức, nguồn gốc sông, sông biển [10]

Mặt cắt chuẩn của hệ tầng Thủ Đức được nghiên cứu tại lỗ khoan LK.817 (đoạn 0 - 26,7m), khu vực phường Linh Xuân, Thủ Đức, từ trên xuống gồm 2 tập: Tập trên: chủ yếu là cát lẫn ít sạn pha sét bột màu đỏ gắn kết trung bình, dày 13m Tập dưới: cát sạn sỏi màu vàng chứa sét bột màu trắng xám nằm không chỉnh hợp trên bề mặt phong hóa của thành tạo trầm tích Pliocen - Pleistocen sớm, dày 14,6m

Khu vực Củ Chi, các trầm tích Pleistocen giữa muộn có thể quan sát được tại vách các hố khai thác đất Từ trên xuống có thể quan sát được 3 tập: Tập 1 gồm cát sạn, cát pha bột chứa sạn thạch anh gắn kết chắc màu xám nâu, bị phong hóa có màu nâu vàng, dày 3 - 5m Tập 2 gồm cát, cát pha bột chứa sạn màu xám trắng bị phong hóa mạnh tạo tầng laterit cứng chắc màu nâu đỏ loang

lổ, dày 2 - 2,5m Tập 3 gồm sạn-sỏi, sạn-sỏi pha cát chuyển lên cát sạn chứa kaolin màu xám, xám trắng, gắn kết trung bình dày 1,5 - 2,5m

Trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh, các trầm tích thuộc tầng Thủ Đức

có sự biến đổi nhanh về thành phần và tướng theo không gian và thời gian

Trang 30

Theo thời gian thành tạo, từ trên xuống đất hạt thô tăng và đất hạt mịn giảm Tướng các trầm tích chuyển từ tướng trầm tích biển nông (margin marine macrofacies), tướng trước đồng bằng (delta front macrofacies) sang tướng biển ven bờ (wave dominated macrofacies), tướng đồng bằng (delta plain macrofacies)

Theo hướng Tây bắc - Đông nam, trầm tích thuộc tướng đồng bằng với bề mặt mái lộ ra ở độ cao tuyệt đối 10 - 20m ở khu vực Tây bắc Củ Chi; trầm tích thuộc tướng trước đồng bằng chỉ gặp trong lỗ khoan ở độ sâu khoảng 5 - 9m ở khu vực Hóc Môn-nội thành; trầm tích thuộc tướng ven bờ và biển nông được thấy ở độ sâu hơn 30m ở khu vực Nhà Bè - Cần Giờ

Theo hướng Đông bắc - Tây nam, trầm tích thay đổi thành phần, tướng

và bề dày một cách rõ nét hơn: trong khoảng 30km, trầm tích lộ ra ở độ cao từ

20 - 40m ở Quận 9, Thủ Đức, bị phủ dày 5 - 10 m ở khu vực nội thành, 30 - 36m

ở khu vực Tây nam huyện Bình Chánh Tương ứng với các khu vực này, trầm tích chuyển từ tướng đồng bằng với bề dày 27m tại Linh Xuân, Thủ Đức qua tướng trước đồng bằng với bề dày 35m ở quận Tân Bình đến tướng biển nông với bề dày 35 - 40m ở Bình Tân (An Lạc) và Tân Túc, Bình Chánh

* Các trầm tích Pliocen muộn - Pleistocen sớm phân bố khắp diện tích Thành phố Theo hướng Tây bắc - Đông nam, bề mặt mái của hệ tầng này chìm sâu từ một vài mét ở khu vực Tây bắc Củ Chi, 20 - 45m ở khu vực Hóc Môn-khu nội thành, 34 - 84m ở khu Cần Giờ Theo hướng Đông bắc - Tây nam bề mặt mái của hệ tầng với độ cao tuyệt đối 2m ở Linh Xuân Thủ Đức, -25,5 - 33,7m ở Bình Thạnh-Tân Bình và -72,5m ở Bình Chánh Bề dày 40-70m ở Linh Xuân, Thủ Đức; Bình Trưng, Quận 2, 90 - 120m ở khu nội thành và 100-136m ở khu vực Tây nam huyện Bình Chánh Thành phần thạch học là sét bột

* Các thành tạo trầm tích Pliocen sớm không lộ ra trên mặt đất Ngoại trừ phần diện tích Quận 9, phần phía Đông bắc quận Thủ Đức, chúng được thấy trong hầu hết các lỗ khoan sâu trên diện tích còn lại của Thành phố và trong nhiều vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long Trong phạm vi Thành phố chúng bao gồm các trầm tích gắn kết yếu tương ứng với hệ tầng Nhà Bè [10], phần trên

là sét, sét bột hoặc bột sét lẫn ít cát màu xám, xám trắng loang lổ, dày trên dưới

10 mét bị các trầm tích tuổi Pliocen muộn phủ lên trên Phần dưới là cát, cát sạn sỏi lẫn sét bột màu xám, xám xanh, trắng xám, nằm phủ trực tiếp trên móng đá gốc dày khoảng 100m

Tại lỗ khoan LK.812 khu vực ấp Chợ Đệm, xã Tân Túc, huyện Bình Chánh, các trầm tích Pliocen sớm có mặt ở độ sâu từ 211,9 đến 330m, từ trên xuống dưới có các tập: Tập 1: bột sét pha cát xen kẹp cát pha bột chuyển lên bột sét pha cát màu xám xanh bị phong hóa mạnh tạo màu loang lổ nâu đỏ, cứng chắc, dày 2,6m và nó bị các trầm tích của hệ tầng Bà Miêu tuổi Pliocen muộn phủ bất chỉnh hợp lên Tập 2: cát, cát chứa sạn-sỏi màu xám xanh, xen ít lớp mỏng bột sét pha cát chứa di tích thực vật hóa than, bào tử - phấn hoa, tảo nước mặn, trùng lỗ, dày 80,8m Tập 3: cát bột-sét xen kẹp ít lớp mỏng sét pha cát màu xám xanh, xám trắng, cát pha bột ngậm sỏi thạch anh chứa bào tử - phấn hoa và tảo nước mặn, dày 8,7m Tập 4: Cát sạn sỏi, cuội sỏi xen kẹp lớp sét cát màu xám lục có chứa bào tử - phấn hoa và tảo nước mặn, phủ không chỉnh hợp lên

Trang 31

cát kết màu đỏ của hệ tầng Long Bình, dày 26m Tổng bề dày toàn bộ mặt cắt của 4 tập trầm tích tại lỗ khoan LK812 là 118,1m Trong 4 tập trầm tích, tập 4

và 2 với hàm lượng cát sạn từ 60 - 81% chiếm 93,9% khối lượng của mặt cắt nên có khả năng chứa nước phong phú; tập 2 được xem như một lớp kẹp dạng thấu kính giữa tập 4 và 2; tập 2 với tỷ lệ tổng hàm lượng bột - sét đạt tới 81% có thể được xem như một tầng cách nước tương đối khi nghiên cứu địa chất thủy văn

Theo thời gian, từ trên xuống, trầm tích có xu hướng thô dần, lượng sỏi sạn tăng, bột sét giảm, trầm tích chuyển từ tướng trước đồng bằng - biển nông sang tướng đồng bằng - trước đồng bằng

Theo hướng Tây bắc - Đông nam (từ Củ Chi đến Cần Giờ), các thành tạo của hệ tầng xuất hiện ở các độ sâu khác nhau theo xu hướng chìm dần về phía Cần Giờ, trầm tích chuyển từ cụm tướng đồng bằng châu thổ sang cụm tướng tiền châu thổ và biển nông

Theo hướng Đông bắc - Tây nam (từ Thủ Đức đến Bình Chánh), bề mặt mái của các trầm tích Pliocen sớm chìm dần dạng bậc từ độ sâu 80 - 86m ở khu vực Bình Thạnh - Quận 9, 136 - 144m ở khu nội thành, 140 - 212m ở lỗ khoan ở khu vực Bình Chánh với chiều dày trầm tích thay đổi là 43 - 68 m, 100 - 128m, 118-180m một cách tương ứng; trầm tích có độ hạt mịn dần, chuyển từ tướng đồng bằng sang tướng trước đồng bằng và biển nông

*Các thành tạo trầm tích Miocen muộn phát triển rộng rãi trong phạm vi đồng bằng sông Cửu Long [10], nhưng trong diện tích thành phố Hồ Chí Minh, chúng mới phát hiện và được nghiên cứu chi tiết với tên gọi là hệ tầng Bình Trưng ở đáy lỗ khoan LK.820, Phường Bình Trưng, Quận 2 [10] Tại đây, chúng gồm 3 tập với bề dày chung là 19,4m, từ trên xuống là: Tập 1 gồm sét bột kết màu xám, phân lớp mỏng dày từ 0,5 đến 4,0cm, giữa các lớp có thực vật hóa than màu đen, bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích Pliocen muộn hệ tầng Bà Miêu, dày 8,0m Tập 2 gồm cát bột kết màu xám, dày 7,6m Tập 3 gồm cát, sạn sỏi chứa các mảnh dăm gắn kết yếu bởi bột sét màu lục, phủ bất chỉnh hợp trên

đá andezitobazan thuộc tầng Long Bình, dày 3,3m; phía trên là sét bột kết màu nâu, dày 0,5m

Tầng cấu trúc dưới

Tầng cấu trúc dưới bao gồm các đá trầm tích tuổi Jura sớm, các đá trầm tích-núi lửa tuổi Jura muộn-Kreta sớm, các đá xâm nhập tuổi Kreta sớm [10] Các đá này lộ ra trên diện tích không lớn ở Long Bình, Quận 9; Giồng Chùa, huyện Cần Giờ Trên phần lớn diện tích, chúng bị phủ bởi các trầm tích Kainozoi dưới độ sâu 40 - 60m ở quận Thủ Đức, 60-120m ở Quận 9, 140 - 200m ở Củ Chi, 220 - 240m dọc theo dải Gò Vấp - Cần Giờ và 250 - 320m dọc theo dải đồng bằng phía tây Thành phố, từ Thái Mỹ - huyện Củ Chi cắt qua Tân Túc - huyện Bình Chánh

Dù diện lộ không lớn nhưng các đá trầm tích-phun trào của hệ tầng Long Bình đã được khai thác làm vật liệu xây dựng Sản phẩm phong hoá trên chúng

là sét làm gạch ngói và laterit làm phụ gia xi măng có chất lượng tốt Dưới các tầng phủ, tuy nằm ở các độ sâu khác nhau, nhưng do tính chất cứng chắc và khả

Trang 32

năng chứa nước kém nên móng đá gốc được coi là tầng chắn nước tương đối, là tầng đất đá có khả năng chịu tải tốt

Các thành tạo trầm tích tuổi Jura sớm được nhiều nhà địa chất như Vũ Khúc, Abramov N., Vũ Châu, Bùi Phú Mỹ, Nguyễn Đức Thắng phát hiện và nghiên cứu từ năm 1983 Đó là các đá trầm tích thuộc hệ tầng Đraylinh, chủ yếu

là cát kết, cát bột kết đa khoáng xen kẽ với đá phiến silic, sét kết màu đen, xám đen, xám, đôi chỗ có cấu tạo phân di, xâm tán carbonat và sunfur

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong phụ đới Biên Hòa, nơi các trầm tích Jura sớm - giữa có bề dày mỏng hơn với tướng ven bờ bị uốn nếp hẹp phương kinh tuyến [10] Trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh, chúng không lộ ra ở trên mặt và chỉ được thấy được một phần trong các lỗ khoan nên việc nghiên cứu chúng gặp nhiều khó khăn Tại LK.818, ấp Hàm Luông, phường Long Bình, Quận 9 mới thấy được 4 tập trầm tích ở độ sâu từ 351-393m, từ dưới lên là: Đá phiến silic màu xám đen, xen kẽ cát kết màu xám chứa các khoáng vật sunfur, cấu tạo phân di, chưa rõ quan hệ dưới, dày 12m Cát bột kết chứa vôi, sét kết vôi màu xám, cấu tạo phân di rõ, đôi chỗ bị cà nát, có xâm tán carbonat và sunfur, dày 14m Đá phiến silic màu đen hạt rất mịn, cấu tạo phân lớp không rõ, dày 7m Cát bột kết chứa vôi xen sét kết màu xám đen, cấu tạo phân lớp trung bình, nghiêng 700, bị các trầm tích phun trào phủ không chỉnh hợp lên trên, dày 2m

Tại ấp Đôn, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, tại lỗ khoan LK.801 các thành tạo trầm tích Jura sớm phân bố ở độ sâu từ 160-167,8m dưới đáy lỗ khoan với thành phần sét bột kết màu xanh đen

Các thành tạo trầm tích núi lửa tuổi Jura muộn - Kreta sớm chỉ lộ ra trên mặt với diện tích rất hạn chế ở vùng đồi Long Bình, Quận 9; ở Giồng Chùa-Huyện Cần Giờ Nhưng theo tài liệu khoan nghiên cứu cấu trúc địa chất, đo sâu điện các đá này chiếm diện tích chủ yếu của móng đá gốc dưới tầng phủ Neogen

- Đệ tứ trên địa bàn Thành phố [10] Trong các vùng phụ cận, chúng còn được thấy với các diện lộ nhỏ ở khu vực Bình An, Bửu Long, Châu Thới, Bà Rịa, Vũng Tàu, Đó là các sản phẩm của qúa trình hoạt động núi lửa diễn ra trong các bồn trũng qui mô nhỏ Trong thành phần mặt cắt của các thành tạo này có các tập đá núi lửa thành phần bazan-andezit porfyrit, andezit porfyrit, andezit-darcit porphyr, darcit porphyr, ryodarcit porphyr, felsit porphyr và các trầm tích gồm cát kết tuf, đá phiến sét, bột kết màu đỏ Các đá thường có độ bền cơ học cao, cường độ chịu nén cao

Trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh, các thành tạo trầm tích-núi lửa Jura muộn-Kreta sớm chính là hệ tầng Long Bình đã được Bùi Phú Mỹ, Dương Văn Cầu nghiên cứu, năm 1983 [10] theo tài liệu các vết lộ và lỗ khoan LK.818

ở khu vực đồi Long Bình, Quận 9 Tại đây, chúng được thấy với 4 tập từ dưới lên: Tập 1 gồm andezitobazan màu xám lục, xám đen cấu tạo phân lớp, phần trên xen các lớp mỏng trầm tích silic sét, sét vôi, silic vôi; chiều dày 116m Tập

2 gồm tuf dung nham phần trên có xen các lớp đá trầm tích silic - sét than, vôi - silic than có chứa Estheria sp; chiều dày 120m Tập 3: phần dưới chủ yếu các đá phun nổ, có nhiều cuội là đá trầm tích phun trào, thành phần từ andezitobazan, andezit, darcit, ryodarcit; phần trên được khảo sát từ miệng lỗ khoan LK818 và theo các vết lộ, gồm các đá trầm tích: sét vôi, sét than phân lớp mỏng, bề dày

Trang 33

115m Tập 4: phần dưới gồm cát bột kết và đá phiến chứa tuf màu đỏ chuyển lên phần trên là các đá phun trào dacit, ryodacit, felsit và tuf của chúng Bề dày khoảng 65-75m Tổng chiều dày chung của tầng theo mặt cắt Long Bình khoảng 420m

Đặc điểm kiến tạo

Nằm trên ranh giới vùng chuyển tiếp giữa đới hoạt hoá Mezozoi Kainozoi

Đà Lạt và trũng Bửu Long, thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng chế độ vận động kiến tạo (tân kiến tạo mang tính chất trung gian chuyển tiếp vừa nâng vừa hạ); bề mặt móng Kainozoi cũng bị chia cắt làm nhiều khối nâng hạ với những biên độ khác nhau Những công trình nghiên cứu gần đây nhất về cấu trúc và kiến tạo Thành phố và các vùng xung quanh có liên quan đến điều kiện địa chất

và tân kiến tạo của Thành phố như sơ đồ địa chấn Nam Việt Nam của Nguyễn Đình Xuyên (1985), đánh giá mức nguy hiểm vùng đất xây dựng công trình đầu mối Trị An ở Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của M.I Kragliakov (1985)

và chuyên khảo địa chất khoáng sản TP.HCM của Vũ Văn Vĩnh

Những công trình nghiên cứu trên đã phân chia ra các đới nguy hiểm địa chấn trên cơ sở xem xét các yếu tố địa chất kiến tạo và tân kiến tạo vùng Nam

Bộ và Nam Trung Bộ Trong đó phạm vi lãnh thổ thành phố được khống chế bởi các hệ thống đứt gãy kiến tạo lần lượt như sau:

− Đứt gãy Sông Sài Gòn (F1) có phương Tây bắc - Đông nam, trên bề mặt chạy dọc theo sông Lái Thiêu - rạch Gò Dưa về phía phường Cát Lái, Quận 2 Theo kết quả phân tích tài liệu trọng lực Bouguer, đây là đứt gãy thuận - bằng trái, độ sâu ảnh hưởng đến 40 km, mặt trượt cắm về phía Tây nam với góc dốc 60 - 800

ở trên mặt, thoải dần đến 40-500 ở độ sâu 40 km, cự ly dịch chuyển trong Neogen trên 100m [10] Cánh Đông bắc được nâng lên với biên độ dịch chuyển của móng đá gốc trước Pliocen sớm là 60m, của các trầm tích Pliocen - Pleistocen sớm là 22m Tuy biểu hiện hoạt động của đứt gãy trong các thời kỳ sau không rõ ràng và đầy đủ nhưng có thể nhận thấy rằng trong suốt Pliocen - Pleistocen sớm, đứt gãy này luôn là ranh giới phân chia giữa vùng tích tụ các trầm tích thuộc tướng đồng bằng châu thổ ở cánh Đông bắc với các trầm tích thuộc tướng trước đồng bằng hoặc trước đồng bằng ở cánh Tây nam Sau khi thành tạo các trầm tích Pleistocen muộn, có lẽ đứt gãy này vẫn tiếp tục hoạt động Dọc theo nó đã hình thành một thung lũng xâm thực - kiến tạo với độ sâu xâm thực đến 20-30m dọc tuyến hoạt động của sông Sài Gòn hiện nay, trên cơ

sở đó, biển tiến Holocen sớm giữa có thể tiến sâu vào đến khu vực Trung An huyện Củ Chi

− Đứt gãy Hóc Môn - Bình Thạnh (F2) kéo dài từ Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi, qua Đông Thạnh, huyện Hóc Môn đến khu vực ngã ba sông Sài Gòn với sông Đồng Nai Đứt gãy này chạy song song, cách đứt gãy F1 khoảng 5 km về phía Tây nam Cánh Đông bắc của đứt gãy được nâng lên với biên độ dịch chuyển của móng đá gốc trước Pliocen sớm đến 80m, của các trầm tích Pliocen sớm: 39m, của các trầm tích Pliocen - Pleistocen sớm: 9,5m Biểu hiện hoạt động của đứt gãy trong các thời kỳ sau này không rõ ràng

Trang 34

− Đứt gãy Bình Chánh - Cần Giuộc (F3) có phương Đông bắc - Tây nam Theo tài liệu trọng lực, đây là đứt gãy thuận, phát triển đến độ sâu 40km với mặt đứt gãy cắm về phía Tây nam, dốc 70 - 750 Cánh Đông bắc được nâng lên với độ chênh cao của bề mặt đá gốc là 80m, của trầm tích Pliocen sớm là 37m và Pliocen - Pleistocen sớm là 20m

− Đứt gãy Hậu Nghĩa - An Thạnh (F4) có phương á vĩ tuyến chạy ngang qua khu vực thị trấn Củ Chi Theo tài liệu trọng lực Bouguer, đứt gãy này là đứt gãy thuận, cắm về phía Nam với góc dốc 65 - 700 Đứt gãy này, theo dự đoán, là đứt gãy trượt bằng trái, có cánh nâng và hạ Do nâng hạ, cánh phía Bắc được nâng lên, chênh lệch độ cao giữa 2 cánh của của móng đá gốc là 47m, của nóc trầm tích Pliocen sớm là 24m, của tập sét bột thuộc trầm tích Pliocen-Pleistocen sớm: 6m

− Đứt gãy Đức Hòa - Long Thành (F5) có phương á vĩ tuyến chạy ngang qua khu vực thị trấn An Lạc và khu vực ngã ba sông Sài Gòn với sông Đồng Nai Theo tài liệu trọng lực Bouguer, đứt gãy này cắm về phía Nam với góc dốc 70 -

800, làm dịch chuyển ngang đứt gãy sông Sài Gòn Trong mặt cắt địa chất, cánh phía Bắc được nâng lên, chênh lệch độ cao của móng đá gốc, của nóc thành tạo trầm tích Pliocen sớm và Pliocen - Pleistocen sớm, Pleistocen giữa - muộn khoảng 14 - 16m

− Đứt gãy Tam Thôn Hiệp (F6) có phương vĩ tuyến chạy qua khu vực Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ Theo tài liệu trọng lực Bouguer, đây là đứt gãy thuận, cắm về phía Nam với góc dốc 70 - 750 Theo mặt cắt địa chất, cánh bắc được nâng lên, chênh lệch độ cao giữa hai cánh của đứt gãy của móng đá gốc là 35m, của nóc thành tạo trầm tích Pliocen - Pleistocen sớm 12m

− Đứt gãy Soài Rạp (F7) có phương kinh tuyến, chạy qua khu vực mũi Đèn Đỏ, sông Nhà Bè - Soài Rạp Trong hệ thống đứt gãy khu vực, nó là một phần của đới đứt gãy Lộc Ninh - Thủ Dầu Một đi qua thành phố Hồ chí Minh Đới đứt gãy này có phương kinh tuyến, bề rộng trên 20km, dài 360km tính từ Krachê qua Thủ Dầu Một đến Côn Đảo Ảnh hưởng của đứt gãy theo bề rộng có thể còn rộng hơn về phía Đông hoặc về phía Tây khoảng 30 - 40 km Độ sâu ảnh hưởng đến 60km Mặt trượt cắm về phía Đông với góc cắm 700

Về đặc điểm động đất: Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây

có chịu ảnh hưởng của các trận động đất trong khu vực như: Trận động đất Châu Đốc M4.8 năm 1968, Hàm Tân M4.1 năm 1991, Vũng Tàu M3.9 năm 2003, đặc biệt là chuỗi động đất M4, 5 - 5,5 ở vùng biển Cửu Long - Côn Sơn làm chấn động Vũng Tàu, Phan Thiết, thành phố Hồ Chí Minh Theo kết quả nghiên cứu của Viện Vật lý Địa cầu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cấp động đất

có thể phát sinh ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận có thể đạt tới 5,5 độ Richter, gây chấn động đến cấp VII

4.2 Địa hình và địa mạo

Yếu tố địa hình và địa mạo được xem xét ở đây như một điều kiện địa chất công trình, trước hết dựa vào các đặc điểm về hình thái điạ hình và nguồn gốc tạo nên các hình thái đó để đánh giá mức độ thuận lợi và khó khăn của việc

Trang 35

tiến hành xây dựng các loại công trình khác nhau hoặc quy hoạch chung cho công tác xây dựng

Địa hình được hình thành, phát triển và tồn tại trong sự tác động tương hỗ thường xuyên của các quá trình nội sinh trong lòng đất kết hợp với các quá trình ngoại sinh trên bề mặt đất Do vậy, có thể nói rằng, địa hình là biểu hiện tập trung của các quá trình tự nhiên đã và đang xảy ra trên bề mặt trái đất

Qua đặc điểm về cấu trúc địa chất như đã trình bày ở phần trên cho thấy, thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều thời kỳ nâng hạ của vỏ trái đất, biển tiến, biển thoái, tích tụ, xâm thực - bóc mòn và phong hóa Kết quả của các quá trình ấy kết hợp hoạt động tân kiến tạo của một vùng chuyển tiếp giữa 2 miền; miền nâng bóc mòn của đới Đà Lạt và miền sụt lún, tích tụ của đới Cần Thơ, hình thành nên các yếu tố địa hình: Các bậc thềm I, II, III, phát triển ở khu nội thành, Đông bắc và Tây bắc trên vùng có độ cao 2 - 5m đến 15 - 30m, bị chia cắt, bề mặt địa hình lượn sóng thoải với nền đất có độ chịu tải khá tốt Tổng diện tích của các bậc thềm chiếm 37% diện tích của Thành phố Đồng bằng thấp với

độ cao dưới 2m chiếm 63% diện tích của Thành phố, tập trung chủ yếu ở phía Tây, Nam Thành phố và phần lớn diện tích của quận Bình Thạnh, Quận 2, Quận

Thềm xâm thực - tích tụ bậc III phát triển ở khu đồi Long Bình (Quận 9) Mặt thềm được cấu tạo bởi cuội, sỏi, cát bột của hệ tầng Thủ Đức dày 1 - 5m Hiện nay thềm đã bị chia cắt bởi các khe rãnh xâm thực, mật độ 0,5 - 1km/km2,

độ sâu chia cắt 5 - 25m Do bị chia cắt, đã hình thành trên diện phân bố của thềm các đồi, dãy đồi đỉnh vòm bằng rộng một vài hecta, sườn dốc 2 - 50 đến

100 %o Các trầm tích cấu tạo nên thềm bị phong hoá rất mạnh mẽ, gồm 3 đới,

từ trên xuống như sau: (i) Đới ferit: laterit màu nâu đỏ, dày 1,5m (ii) Đới ferosialit: sét loang lổ, nâu, nâu vàng, trắng xám, dày 3m (iii) Đới sialit sắt: sét trắng xám, nâu đỏ, dày 1,5m Ở khu vực Long Bình, thềm phát triển trên nền các

đá phun trào thuộc hệ tầng Long Bình Trên bề mặt thềm có thể bắt gặp các mặt cắt vỏ phong hoá tàn dư trên với sự có mặt của các tầng sản phẩm như đá xây dựng, laterit và sét gạch ngói

Thềm tích tụ - xâm thực bậc III cao 10-25m ở Củ Chi, và 15 - 35m ở Thủ Đức Chiều dày trầm tích cấu tạo thềm tuy đáng kể: 18-25m ở Thủ Đức, 7 - 8m

ở Tăng Nhơn Phú, 14m ở Gò Nổi Nền của thềm thường là sét bột thuộc thành tạo trầm tích Pliocen - Pleistocen sớm Bề mặt thềm bị chia cắt thành các mảng lớn đạt đến hàng chục km2 ở Thủ Đức, đông bắc Củ Chi bởi sông Sài Gòn và sông Đồng Nai Các mảng lớn lại bị chia cắt bởi các khe rãnh xâm thực và các suối nhỏ, mật độ 0,5 - 1km/km2, độ sâu chia cắt 5 - 10 đến 20m Do chia cắt,

Trang 36

xâm thực nên ở Củ Chi, Thủ Đức thềm tồn tại dưới dạng các dải đồi đỉnh bằng, rộng đến hàng chục ha

Cùng với quá trình chia cắt - bóc mòn trên bề mặt của thềm, trầm tích cấu tạo thềm đã bị tác động của yếu tố khí tượng và trọng lực, nước ngầm trong thời gian dài, suốt nửa sau của Pleistocen muộn cho đến ngày nay Chính vì vậy các trầm tích vừa bị phong hoá laterit, vừa bị nén chặt một cách tự nhiên, làm cho đất có độ chịu tải khá tốt

Mặt cắt vỏ phong hoá có 2 đới rõ rệt: đới sialit sắt ở phần trên và đới ferit hóa ở tầng dưới, điển hình là mặt cắt ở đồi Tăng Nhơn Phú, Quận 9: (i) Đới sialít sắt: cát bột màu vàng nhạt, dày 1,2m (ii) Đới ferit hóa: bao gồm các mảnh cục laterit lẫn sạn sỏi thạch anh, dày trên 0,8m

Thềm bậc III cao, điều kiện thoát nước rất thuận lợi Theo đặc điểm cơ lý, trong phạm vi trên dưới 20 m kể từ mặt đất, liên quan với thềm III, thường gặp 4 tầng đất: (i) Tầng đất xám là sản phẩm phong hóa laterit yếu của các trầm tích cấu tạo phần trên của thềm Thành phần chủ yếu là cát pha đến sét, trạng thái cứng, đôi chỗ dẻo cứng, xen lớp sét pha và phủ trực tiếp trên đới sạn sỏi laterit, dày từ 1,5-7m, trung bình 3 m (ii) Tầng đất laterit tương ứng với sản phẩm của đới ferit hóa, bề dày có nơi đạt tới 5m Chúng bị che phủ bởi đới sialit sắt (nằm dưới các tầng đất xám), độ sâu bắt gặp từ 1,5-7m, trung bình 3m Mặt trên tiếp xúc với tầng đất xám nên bề dày vát mỏng dần và nghiêng theo hướng dốc của sườn, chìm dần xuống sâu theo sự giảm độ cao địa hình về phiá các đồng bằng thấp tuổi Holocen (iii) Tầng cát sạn sỏi pha bôt sét, độ chịu tải 2,5 - 4,0kG/cm2 Tầng này tương ứng với phần dưới của các trầm tích thuộc tầng Thủ Đức [10]

Nó nằm kẹp giữa tầng đất laterit nằm trên và tập sét bột loang lổ nén chặt của thành tạo trầm tích Pliocen-Pleistocen sớm ở phần dưới (iii) Tầng sét bột nén chặt, màu xám nâu, xám vàng, xám trắng loang lổ, dày từ vài mét đến hơn 20m

*Thềm bậc II :

Thềm bậc II, cao 5 - 15m phổ biến ở vùng Tây và Tây nam Củ Chi, các quận, huyện nội thành, Tây nam và Nam Thủ Đức, chiếm 14,6% diện tích Thành phố Có 3 vùng khác nhau theo đặc điểm phân bố và mức độ chia cắt của thềm: Vùng 1 (vùng đồi thềm ở Thủ Đức, Tây bắc Củ Chi), thềm bậc II tạo thành các dải đồng bằng rộng 1-1,5 km viền quanh các đối thềm bậc III; vùng 2

- thềm tạo thành đồng bằng rộng trên 300km2 hầu như chưa bị chia cắt ở Tây nam Củ Chi; vùng 3 - thềm bị chia cắt yếu thành nhiều mảnh rộng vài chục ha đến hàng chục km2 ở khu nội thành Các mảnh này được liên kết với nhau qua các dải đồng bằng thấp rộng 0,5 đến 3,5km Về mặt hình thái, thềm bậc II rất thuận lợi cho việc xây dựng các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, phát triển giao thông, nông nghiệp

Tuy có đặc điểm phân bố và mức độ chia cắt khác nhau nhưng thềm bậc

II đều có những đặc điểm chung như sau: (i) Thềm cao 5 - 15m, không nằm trong mực tác động của lũ và thủy triều Với bề mặt nghiêng dốc 1 - 3 %o, nước mặt dễ thoát trên bề mặt thềm (ii) Thềm được cấu tạo bởi các đá và trầm tích có tuổi từ Jura sớm đến Pleistocen muộn (iii) Mặt thềm được cấu tạo bởi các trầm tích của hệ tầng Củ Chi Ở vùng 1, trầm tích có nguồn gốc sông suối với nguồn vật liệu vận chuyển không xa, tái trầm tích từ các trầm tích của hệ tầng Thủ

Trang 37

Đức Ở vùng 2 và 3 trầm tích có nguồn gốc sông biển thành phần cát bột là chủ yếu

Trầm tích thềm dày 0,5 - 7,5m, bị phong hoá có màu loang lổ, khi khô thường kết chặt, khá giống với tầng đất xám phát triển trên thềm bậc III

* Thềm bậc I:

Thềm bậc I cao 2 - 5m tạo thành các dải rộng 100 - 500m viền quanh các bậc thềm II và III ở Thủ Đức, Quận 9, Củ Chi và Hóc Môn Trong khu vực nội thành các dải thềm này rộng hơn chạy dọc theo kênh Tham Lương, phía Bắc kênh Tàu Hũ - Bến Nghé, và rộng hàng chục km2 ở Đông nam Bình Chánh Hầu hết diện tích Quận 11, Quận 5, Quận 3, Quận 1 và một phần đáng kể diện tích của Quận 10 đều thuộc vào diện phân bố của thềm bậc I Thềm chiếm 16,13% diện tích Thành phố

Thềm bậc I nghiêng thoải từ chân thềm bậc II về phía đồng bằng thấp, với

độ dốc 0,4-0,6 %o (chênh cao 0,4 - 0,6m/km) Với đặc điểm như vậy, thềm không chịu tác động của thuỷ triều, rất hiếm khi bị lũ tràn ngập Về mặt hình thái, bề mặt thềm tương đối thuận lợi cho việc thoát nước mặt, thuận lợi cho xây dựng nhà cửa, phát triển giao thông đường bộ và nông nghiệp

Bề mặt thềm I được hình thành liên quan với đợt biển tiến Holocen sớm giữa Do biển tiến, dọc theo các thung lũng cắt vào thềm bậc II và III và những phần sườn thấp của các bậc thềm này đã bị nước biển tràn ngập, tích tụ các trầm tích sông biển và biển Các tầng trầm tích này dày từ vài chục cm tới 3,1m, trung bình 2m trong khu vực nội thành và ven nội thành

Về khoáng sản, đồng bằng được hình thành với phần trên cùng có liên quan rất chặt chẽ về nguồn gốc và không gian với các trầm tích và khoáng sản thuộc hệ tầng Bình Chánh và hệ tầng Cần Giờ như sét gạch ngói, sét hỗn hợp, cát xây dựng và than bùn

Tuy tương đối đồng nhất về hình thái, có nhiều điểm chung nhưng có thể thấy có 4 khu vực ít nhiều khác biệt nhau

Khu 1: Ven rìa các bậc thềm I, II, III, ở phía nam huyện Bình Chánh, Đông Quận 7, Bắc huyện Nhà Bè và một ít ở Củ Chi, Hóc Môn, đồng bằng cao 1,5 - 2,0m, rộng một vài kilômet Từ chân thềm về phía đồng bằng thấp trũng, đồng bằng nghiêng và nghiêng thoải 0,4 - 0,6m/km, bề dày trầm tích Holocen tăng dần từ 2-10-15m Đồng bằng ít bị ngập lụt và hầu như không có bồi tụ mới Đất có thành phần sét pha nhẹ, hàm lượng mùn trung bình, các chất dinh dưỡng khá, thuộc loại đất màu mỡ, thuận lợi cho phát triển trồng lúa cao sản, chất lượng tốt

Trang 38

Khu 2: khu Nam Thành phố thuộc Quận 7, huyện Nhà Bè và Nam Bình Chánh Đồng bằng có độ cao nhỏ hơn 1,5m, ngoài ảnh hưởng của sông, còn chịu ảnh hưởng đáng kể của thủy triều, đất bị phèn mặn theo mùa Thời gian bị mặn kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6 hoặc tháng 7 năm sau Đất thịt, giàu mùn, chứa nhiều xác hữu cơ, chất dinh dưỡng khá Về mùa lũ, mặn bị đẩy ra xa và nước được pha loãng trong thời gian dài 4 - 5 tháng, có thể cấy được một vụ lúa

Khu 3: trùng với dải đồng bằng thấp phát triển dọc Sông Sài Gòn và vùng đồng bằng thấp ở Quận 2, Quận 9 Chúng có nhiều nét giống với khu 1 và 2 nhưng đây là khu chịu ảnh hưởng trực tiếp của Sông Sài Gòn và Sông Đồng Nai nên phần trên cùng được phủ bởi lớp bồi tích mỏng Dọc theo sông có nhiều bãi bồi và cù lao được hình thành do sông uốn khúc với bề rộng, dài uốn khúc tới hàng kilomét Bờ sông thường bị sạt lở, tích tụ cát, cát bột, sét bột nguồn gốc sông, tướng lòng và bãi bồi ven lòng, dày đến 15 - 20m Do có cấu tạo như vậy, dọc theo các bờ sông được cấu tạo bởi các trầm tích aluvi Holocen giữa - muộn,

có thể có hiện tượng cát chảy khi triều rút, tạo hàm ếch do xâm thực bờ Đây chính là tiền đề, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sạt lở thường xuyên trong mấy năm gần đây ở các đoạn sông Sài Gòn, Đồng Nai

Khu 4: tương ứng với diện tích Huyện Cần Giờ, đồng bằng thấp hơn, diện tích có độ cao 0,6-1,3m chiếm chủ yếu Đất thấp nên đồng bằng vừa chịu ảnh hưởng của dòng chảy sông, vừa chịu ảnh hưởng cuả thuỷ triều theo chế độ bán nhật triều Đất lẫn nhiều mùn, xác hữu cơ bán phân hủy, giàu chất dinh dưỡng, phù hợp với việc duy trì và phát triển các loại cây rừng ngập mặn, nuôi dưỡng

hệ sinh thái giàu tiềm năng ở vùng ven biển phía Nam của Thành phố

Tóm lại điều kiện địa hình và địa mạo khu vực thành phố Hồ Chí Minh vừa mang tính chất kế thừa những hình thái địa mạo của khu vực Đông Nam Bộ vừa chuyển tiếp sang dạng địa hình đồng bằng miền Tây Nam Bộ Trong cùng một đơn vị địa mạo cũng có thể gặp các dấu hiệu chuyển tiếp từ hình thái này sang hình thái khác, từ chế độ vận động này sang chế dộ vận động khác

4.3 Đặc điểm địa chất thuỷ văn

Thành phố Hồ Chí Minh, nước dưới đất được phân ra 5 đơn vị chứa nước: Tầng chứa nước Holocen (qh); Tầng chứa nước Pleistocen (qp); Tầng chứa nước Pliocen trên (m42); Tầng chứa nước Pliocen dưới (m41) và Đới chứa nước khe nứt các trầm tích Mezozoi (Mz) Các thành tạo chứa nước gần mặt đất có ảnh hưởng trực tiếp đến công trình xây dựng dân dụng là tầng chứa nước Holocen, Pleistocen và Pliocen

Tầng chứa nước Holocen (qh) được thành tạo từ các trầm tích đa nguồn

gốc (sông, sông biển và sông biển đầm lầy) Chúng thường phân bố trên vùng có

độ cao địa hình thấp, từ nhỏ hơn 2m tới 5m, đôi nơi ở độ cao địa hình từ 7-8m nhưng chiều dày nhỏ Có thể bắt gặp tầng chứa nước này ở Cần Giờ, Bình Chánh, các phần thấp của Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức và dọc theo các sông suối

và kênh rạch nhỏ Chiều dày thay đổi từ 2 - 5m phân bố khu vực Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức và dọc theo các sông suối, rạch nhỏ, và thay đổi từ 5 - 42m phân

bố khu vực Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ và dọc theo các thung lũng sông lớn Qua kết quả nghiên cứu trước đây [7], mực nước của tầng chứa nước này thay

Trang 39

đổi từ 0,5 - 2,12m hoặc nhỏ hơn và có nơi ngang mặt đất Lưu lượng nước từ tầng chứa nước này thay đổi từ 0,07 - 0,15l/s và nhìn chung khả năng chứa nước của tầng này là kém Nước thường đục, màu vàng, mùi tanh, nước hơi chua, lợ

và mặn Nước thường có độ pH thấp Đây là tầng chứa nước không áp, mực nước nằm nông, động thái dao động theo mùa và theo thủy triều, một ngày lên xuống hai lần, biên độ dao động năm từ 0,5 đến 0,7m Nguồn cung cấp chủ yếu

là nước mưa, nước mặt trong các kênh rạch ngấm trực tiếp vào tầng chứa nước Ngoài sự dao động mực nước theo mùa như vậy cũng có một dạng dao động liên tục hàng ngày theo chu kỳ của thuỷ triều Mực dao động trong các lỗ khoan trong phạm vi 1 giờ có khi tới 50 - 60cm; trong một ngày cũng vào khoảng như vậy nhưng cũng có trường hợp cao hơn Mực nước dao động tại cồn cát Duyên Hải trong những ngày triều cường là 40 - 50cm, dao động trong một con rạch ở Nhị Bình cách sông sài Gòn 2km là 1m sau 48 giờ quan trắc Sự chênh lệch mực nước rạch chắc chắn phải kéo theo sự biến động về mực nước của tầng nước ngầm trên cùng

Phần lớn các công trình dân dụng có quy mô lớn của thành phố có nền móng công trình tiếp xúc trược tiếp với nước của tầng chứa nước này Nước của tầng chứa nước này có chất lượng xấu và thường có tính axit, đồng thời mực nước cao thậm chí là cao hơn mặt đất Nước của tầng chứa nước này sẽ làm ngập móng các công trình, một phần làm cho độ bền của móng sẽ giảm do nước ngâm, một phần nước ăn mòn các vật liệu móng do nước có tính axit Theo kết quả đánh giá khả năng ăn mòn của nước, nước của tầng chứa nước này có tính

ăn mòn axit và sunfat

Tầng chứa nước Pleistocen (qp) phân bố rộng trên toàn vùng, lộ ra ở

trung tâm thành phố, quận Tân Bình, Quận 12, quận Gò Vấp, Bình Trị quận Bình Tân, Vĩnh Lộc A-huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi và Thủ Đức Phần còn lại bị các trầm tích Holocen phủ trực tiếp lên Chiều dày của tầng chứa nước thay đổi từ 3,5 - 63m [7], khả năng chứa nước của tầng này lớn Về chất lượng nước có thể phân ra làm 2 khu vực, khu vực nước nhạt thường phân bố ứng với những vùng có địa hình cao (từ 5m trở lên), khu vực phân bố nước mặn phân bố ứng với các vùng thấp trũng

Đông-Mực nước của tầng chứa nước này thể hiện khá rõ rệt theo mùa Khu vực như huyện Cần Giờ, Củ Chi và một phần tây và nam huyện Bình Chánh, một phần huyện Hóc Môn và Thủ Đức, mực nước thay đổi từ 0,0 m tới 15,07m, dao động theo mùa rõ rệt Đặc biệt ở vùng Củ Chi mực nước có xu thế tăng dần Điều này là do tầng chứa nước được cung cấp từ hệ thống Kênh Đông và nước tưới Ở các quận nội thành và phần phía đông bắc của huyện Bình Chánh và phần phía tây bắc huyện Nhà Bè, mực nước thay đổi từ 0,0m đến - 6.95 m

Tầng chứa nước này được cung cấp từ nước mưa, nước mặt Mối quan hệ giữa tầng chứa nước này với tầng chứa nước cạnh nó ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào thành phần thạch học và bề dày của các lớp cách nước giữa chúng Đây là tầng chứa nước có áp cục bộ, mực áp thay đổi từ 4m đến 10m, mực nước cách mặt đất từ 2m đến 6m tùy từng vùng và thay đổi theo mùa

Trang 40

Về mặt địa chất công trình, nước của tầng chứa nước này có tác động ảnh hưởng đến móng các công trình dân dụng Ảnh hưởng nhiều đến móng ở các vùng lộ của tầng chứa nước và ảnh hưởng ít ở vùng tầng chứa nước bị phủ Ảnh hưởng mạnh đến móng ở khu vực phân bố nước mặn và ít ở khu vực phân bố nước nhạt Theo kết quả đánh giá khả năng ăn mòn của nước tầng chứa, nước có tính ăn mòn rửa lũa và ăn mòn cacbonic nhẹ hoặc không ăn mòn đối với móng công trình (khu vực nước nhạt) và ăn mòn sunfat hoặc ăn mòn axit (khu vực nước mặn)

Tầng chứa nước Pliocen trên (m4 2 )

Tầng chứa nước Pliocen Trên (m42) phân bố trên toàn vùng nghiên cứu, không lộ ra trên mặt, bị tầng chứa nước Pleistocen phủ trực tiếp lên và nằm trên tầng Pliocen dưới (m41) Mái tầng chứa nước yếu hiện ở độ sâu từ 20m (LK 806) đến 113m (LKA6) Chiều dày tầng chứa nước thay đổi từ 20m (LK10B) đến 138m (LK819/1)

Kết quả bơm thí nghiệm cho lưu lượng thay đổi từ 2,6 l/s (LK9T) đến 19,3 l/s (LKA6), mực nước hạ thấp từ 5,0 đến 18m Hệ số thấm có giá trị K = 5m/ngày đến 15m/ngày gặp phân bố ở phần Đông bắc Thành phố từ Bình Mỹ-

Củ Chi (LKQ002) về Hóc Môn (LKQ019), Tân Bình (LK04) và Nhà Bè (LK819) Phần còn lại, tầng chứa nước có hệ số thấm từ 15m/ngày đến 25m/ngày

Mực nước của tầng thay đổi theo mùa rõ rệt vào mùa khô và mùa mưa Khu thứ nhất bao gồm huyện Cần Giờ, Củ Chi và một phần Tây và Nam huyện Bình Chánh, một phần huyện Hóc Môn và Thủ Đức, độ cao mực nước từ 0,0m tới 8,0m Khu thứ hai bao gồm các quận nội thành, phần phía Đông bắc Bình Chánh, mực nước thay đổi từ 0,0m đến -25,0 m Mực nước thấp nhất tại LK HM06 nhà máy nước Hóc Môn Mực nước một vài nơi có xu thế giảm dần (Q004030, Q808040, Q019340 ) Nhìn chung, hướng dòng chảy nước dưới đất

có hướng đông bắc-tây nam và hướng bắc nam Tuy nhiên một vài khu có hướng dòng chảy cục bộ Phần phía Nam Thành Phố thuộc huyện Cần Giờ dòng chảy có hướng đông bắc-tây nam, thoát ra sông Soài Rạp và biển Đông

Chất lượng nước biến đổi khá phức tạp, nước mặn đến lợ có tổng khoáng hoá M>1g/l gặp ở Quận 8, 5, Bình Thạnh, một phần Quận 2 (LK816, 820, 11A)

và phía Tây huyện Bình Chánh (LKA11, 808) Đặc biệt ranh giới mặn 1 g/l xuất hiện ở một khu nhỏ tại Củ Chi (LKD21), khu vực Đông nam huyện Nhà Bè, Cần Giờ, tầng chứa nước hoàn toàn mặn Phần còn lại là nước nhạt thuộc các khu vực nội thành, Hóc Môn, Gò Vấp và một phần Thủ Đức, Quận 2, Quận 9 Nước nhạt thuộc các khu vực vừa nêu được sử dụng phục vụ cho sinh hoạt và ăn uống Nhìn chung, trong vùng phân bố nước nhạt, tổng khoáng hoá (TDS) của nước biến đổi 0,046 g/l (LKD7) đến 0,575g/l (LKA9), pH từ 3,25-8,33 Hàm lượng sắt Fe2+ từ 0,04-106,15 mg/l (LK 06D), Fe3+0,01-6,31 mg/l (LK 01B) Hàm lượng Nitrate 0-7,18mg/l Trong vùng nước lợ đến mặn (TDS>1g/l), tổng khoáng hoá thay đổi từ 1,92 g/l (LK 06D) đến 19,16g/l (LK Q822040), pH từ

Ngày đăng: 04/09/2018, 18:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố HCM (2006), "Báo cáo tổng kết công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai năm 2006", Sở NN và PTNT, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai năm 2006
Tác giả: Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố HCM
Năm: 2006
6. Hoàng Văn Huân (2001), "Cơ sở khoa học cuả giải pháp bảo vệ bờ sông Nam bộ", Tuyển tập kết quả khoa học công nghệ năm 2001-Viện khoa học thủy lợi miền Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học cuả giải pháp bảo vệ bờ sông Nam bộ
Tác giả: Hoàng Văn Huân
Năm: 2001
9. Đoàn Văn Tín (1998), "Báo cáo kết quả lập bản đồ ĐCCT và ĐCTV TP.HCM tỷ lệ 1/50.000", Liên đòan ĐCTV-ĐCCT miền Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả lập bản đồ ĐCCT và ĐCTV TP.HCM tỷ lệ 1/50.000
Tác giả: Đoàn Văn Tín
Năm: 1998
11. Nguyễn Mạnh Thủy (2002), “Lựa chọn giải pháp kỹ thuật hợp lý nến đất yếu ở khu vực phía Nam thành phố Hồ Chí Minh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Mạnh Thủy (2002), “Lựa chọn giải pháp kỹ thuật hợp lý nến đất yếu ở khu vực phía Nam thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Mạnh Thủy
Năm: 2002
1. Bộ Công nghiệp (2001), "Quy chế Lập bản đồ ĐCCT tỷ lệ 1/50.000 (1/25.000)&#34 Khác
2. Bộ Công nghiệp (2001), "Hướng dẫn kỹ thuật lập bản đồ ĐCCT tỷ lệ 1/50.000 (1/25.000) (Ban hành kèm theo Quyết định số 54/QĐ-BCN ngày 14/9/2000 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)&#34 Khác
3. Bộ xây dựng (1979), " Tiêu chuẩn thiết kế nền, nhà và công trình&#34 Khác
5. Nguyễn Văn Đáng và nnk (1999), "Một số giải pháp kỹ thuật nền móng hợp lý trên nền trầm tích yếu khu vực thành phố HCM, Các báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học địa chất công trình và môi trường Việt Nam&#34 Khác
7. Đỗ Tiến Hùng (2002), "Báo cáo Quy hoạch và sử dụng nước ngầm TP.HCM&#34 Khác
8. Vũ Văn Nghi, Phan Chu Nam (1998) "Báo cáo đánh giá ĐCTV-ĐCCT các quận huyện, tỷ lệ 1/10.000&#34 Khác
10. Vũ Văn Vĩnh và nnk (2002), " Chuyên khảo địa chất và khoáng sản&#34 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w