Tổng số mầm nảy/cây, số mầm nảy hữu hiệu

Một phần của tài liệu Chuyên đề dâu tằm “Khảo sát đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống dâu lai mới chọn tạo vụ xuân 2015”. (Trang 33)

Bảng 4.5: Tổng số mầm nảy/ cây, số mầm nảy hữu hiệu

Chỉ tiêu Giống

Số mầm nảy/cây (mầm)

Số mầm nảy hữu hiệu (mầm)

Tỷ lệ nảy mầm hữu hiệu (%) VH13 6,6ab 5,4a 84,4 VH15 7,6ab 5,6a 74 VH17 7,8a 5,8a 75 HB(đ/c) 5,6b 4,7a 84 LSD5% 2,01 1,56 CV% 14,6 14,7

Tổng số mầm nảy/ cây, tỷ lệ mầm nảy hữu hiệu là một trong những yếu tố quan trong quyết định tới năng suất của một giống dâu. Giống có tổng số mầm nảy/ cây, số mầm nảy hữu hiệu nhiều khả năng cho năng suất sẽ cao. Qua kết quả theo dõi ở bảng 4.5 chúng tôi thấy: giống VH17 có tổng số mầm nảy/cây cao nhất, đạt 7,8 mầm/ cành tiếp đến là giống VH15 và VH13 thấp nhất là giống Hà Bắc. Như vậy giống VH17 có tiềm năng cho năng suất cao nhất và thấp nhất là giống Hà Bắc (đối chứng).

4.3. Các yếu tố liên quan đến năng suất lá dâu

Dâu là cây trồng cho thu hoạch lá, do vậy năng suất và chất lượng lá dâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nuôi tằm. Mục tiêu của các nhà chọn tạo giống dâu là chọn những giống dâu cho năng suất lá dâu cao, chất lượng lá tốt. Để đạt được mục tiêu đó thì ngoài các yếu tố khách quan như điều kiện đất đai, khí hậu, phân bón, các biện pháp kỹ thuật… thì yếu tố giống dâu cũng có ảnh hưởng rất lớn. Giống dâu khác nhau thì cho năng suất khác nhau. Năng suất lá dâu được biểu thị thông qua một số chỉ tiêu như: kích thước lá, số lá/cành, số cành/cây, số lá/500 gam, khối lượng 100 lá. Đây là những chỉ tiêu mang tính chất đặc trưng của giống,

ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và một phần chất lượng lá dâu của các giống dâu.

4.3.1. Kích thước lá dâu

Kích thước lá bao gồm chiều dài và chiều rộng của lá. Kích thước lá vừa là yếu tố cấu thành năng suất lá dâu vừa có ý nghĩa trong việc giảm bớt chi phí lao động khi thu hoạch. Đây là một trong những chỉ tiêu có quan hệ chặt chẽ với năng suất. Thông thường, những lá dâu có kích thước lớn thì có năng suất cao nghĩa là kích thước lá có liên quan đến năng suất theo chiều tỷ lệ thuận. Kết quả nghiên cứu về kích thước lá dâu được chúng tôi thể hiện trong bảng 4.6.

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.6 chúng tôi nhận thấy: ở tất cả các giống đều có chiều dài và chiều rộng lá lớn hơn so với giống đối chứng Hà Bắc

Bảng 4.6: Kích thước lá dâu của các giống dâu lai vụ xuân 2015

Chỉ tiêu CT

Chiều dài (cm) Chiều rộng (cm)

VH13 21,86 15,21

VH15 24,69 16,98

VH17 25,80 18,52

Hà Bắc (đ/c) 20,70 14,58

Qua bảng số liệu chúng tôi nhận thấy rằng giống VH17 có kích thước lá lớn nhất cả về chiều dài và chiều rộng (25,8 cm và 18,52 cm), giống đối chứng HB có kích thước lá ngắn nhất (20,7cm và 14,58 cm).

Bên cạnh chỉ tiêu về kích thước lá dâu thì chỉ tiêu độ dày lá cũng được quan tâm rất nhiều. Chỉ tiêu độ dày lá cũng phản ánh được năng suất và chất lượng lá dâu. Độ dày lá được thể hiện qua các chỉ tiêu: Số lá/500gr và khối lượng của 100cm2 lá. Kết quả nghiên cứu 2 chỉ tiêu trên trong vụ xuân được chúng tôi thể hiện trong bảng 4.7.

Khối lượng 100cm2 lá dâu: Chỉ tiêu này phản ánh khá chính xác độ dày lá

của mỗi giống dâu. Giống nào có khối lượng 100cm2 lá cao thì chứng tỏ lá càng dày, chất lượng lá dâu càng cao. Kết quả nghiên cứu ở bảng 8 chúng tôi nhận thấy: Khối lượng 100cm2 lá của các giống lai đều cao hơn so với giống dâu đối chứng HB. Giống dâu VH17 có khối lượng 100cm2 lá cao nhất đạt 1,47cm2, và sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng.

Bảng 4.7: Khối lượng 100cm2 lá và số lá/500gr của các giống dâu lai

Chỉ tiêu CT

Khối lượng 100cm2 lá (g) Số lá/500gr (lá)

VH13 1,37b 190,4a VH15 1,38b 196,8a VH17 1,47a 140,8a HB(đ/c) 1,31a 201,8a LSD 0,05 0,08 90,07 CV% 3,0 24,9

- Số lá/500gr lá:Chỉ tiêu này phản ánh cụ thể hơn độ dày lá, giống nào có số

lá/500gr nhiều thì chứng tỏ rằng giống đó lá mỏng hơn. Dựa trên kết quả nghiên cứu về số lá/500gr được trình bày trong bảng 4.7 chúng tôi nhận thấy rằng: các

giống thí nghiệm đều có số lá/500gr thấp hơn so với giống dâu đối chứng. Điều này chứng tỏ lá của các giống lai đều dày hơn đối chứng, cao nhất là giống VH17 với 140,8 lá, tiếp theo là VH15 với 196,8 lá, VH13 với 90,4 lá. Giống đối chứng Hà Bắc có lá mỏng nhất nên có số lá/500gr cao nhất (tương ứng với 201,8lá). Giống VH17 có lá dày nhất nên có số lá/500gr thấp nhất. Tuy nhiên mức độ sai khác là không có ý nghĩa thống kê.

4.3.3. Số lá/m cành, khối lượng lá/m cành, chiều dài đốt

Những chỉ tiêu này không chỉ phản ánh năng suất lá dâu mà còn thể hiện đặc trưng, đặc tính của từng giống dâu. Mục tiêu của các nhà chọn tạo giống dâu là chọn ra những giống có số lá/m cành nhiều, khối lượng lá/m cành lớn, chiều dài đốt ngắn. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu trên của giống dâu đối chứng Hà Bắc và các giống dâu lai được chúng tôi thể hiện trong bảng 4.8.

Bảng 4.8. Số lá/m cành, khối lượng lá/m cành, chiều dài đốt của các giống dâu lai vụ xuân 2015

Chỉ tiêu CT

Số lá/m cành (lá) Khối lượng lá/m cành (g) Chiều dài đốt (cm)

VH13 14,87ab 62,76c 6,73 VH15 15,84a 66,84b 6,30 VH17 16,13a 76,11a 6,20 HB(đ/c) 14,53b 46,45d 6,90 LSD0,05 1,3 2,58 CV% 4,3 5,2

Số lá/m cành:Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.8 chúng tôi nhận thấy:

Ở các giống dâu lai mới chọn tạo nhìn chung đều có số lá/m cành cao hơn giống đối chứng. Các giống có số lá/m cành lần lượt là: VH17 đạt 16,13 lá, VH15

đạt 15,84 lá, VH13 đạt 14,87 lá, thấp nhất là tổ hợp lai VH13. Trong khi đó giống đối chứng Hà Bắc chỉ có số lá/m cành là 14,53lá

- Khối lượng lá/m cành: Khối lượng lá trên mét cành phản ánh độ dày

mỏng, to nhỏ của lá. Những công thức có khối lượng lá trên mét cành cao chứng tỏ lá to, dày và ngược lại. Chỉ tiêu này là chỉ tiêu quan trọng tạo nên năng suất lá dâu cao. Khối lượng lá/m cành ở các giống dâu lai đều cao hơn đối chứng khá nhiều. Đặc biệt giống VH17 có khối lượng lá/m cành đạt cao nhất với 76,11g cao hơn đối chứng 63,9%, sau đó đến VH15(66,84g) cao hơn đối chứng 43,9%, VH13 (62,76g). Các giống có khối lượng lá/m cành sai khác có ý nghĩa thống kê.

- Chiều dài đốt: Đây là một trong những chỉ tiêu khá quan trọng đối với

người nuôi tằm vì dâu là cây trồng thu hoạch lá, do vậy những giống dâu nào có chiều dài đốt ngắn thì thường cho số lá/m cành nhiều hơn nên năng suất sẽ cao hơn. Mặt khác chiều dài đốt cành mà càng lớn thì khả năng chống chịu với gió, bão cũng như sâu bệnh hại của cây sẽ giảm đi và cũng gây nhiều khó khăn cho công việc thu hoạch hái lá dâu. Ơ các giống dâu lai mới chọn tạo có chiều dài đốt ngắn VH17 đạt (6,2cm), VH15 đạt 6,3cm, VH13 đạt (6,73cm) so với giống đối chứng Hà Bắc. Trong đó thấp nhất làgiống VH17. Giống đối chứng Hà Bắc có chiều dài đốt cao nhất (6,9cm).

4.4. Năng suất lá dâu

Năng suất lá dâu được hình thành dựa trên khả năng sinh trưởng, phát triển của tất cả các cơ quan như rễ, thân, lá. Là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp các chỉ tiêu về sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất. Năng suất lá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giống, chế độ canh tác và chăm sóc, thời tiết, khí hậu, sâu bệnh… Vì vậy để nâng cao năng suất lá dâu trên một đơn vị diện tích đất canh tác thì yếu tố cải tiến giống dâu là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lá dâu. Các giống khác nhau thì cho năng suất khác nhau. Kết quả nghiên cứu về năng suất lá dâu

được chúng tôi thể hiện qua hai chỉ tiêu khối lượng lá/cây và năng suất lá dâu/1ha được trình bày trong bảng 4.9.

Bảng 4.9. Năng suất lá của các giống dâu lai vụ xuân năm 2015

Chỉ tiêu CT

Năng suất lá/ ô

thí nghiệm (kg) Năng suất lá/1 cây (gr) Năng suất/100m2(kg)

VH13 19,07b 286 63,56 VH15 19,87a 298 66,22 VH17 20,89a 313 69,63 HB(đ/c) 17,02c 255 56,74 LSD5% 1,38 CV% 3,6

Đồ thị 4.3. Năng suất lá của các giống dâu lai vụ xuân 2015

Qua kết quả nghiên cứu của bảng 4.9 và đồ thị 4.3 chúng tôi nhận thấy: Trong vụ xuân năng suất lá/ ô thí nghiệm của 2 giống VH15 và VH17 là sai khác

không có ý nghĩa. Giống VH17 có năng suất lá/ ô thí nghiệm cao nhất (20,89kg), thấp nhất là giống Hà Bắc đạt 17,02 kg. Năng suất lá dâu/100m2 của các giống dâu lai đều cao hơn so với giống đối chứng Hà Bắc cao hơn từ 12 – 22,7% .

PHẦN V

5.1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu “Khảo sát đặc tính sinh trưởng, phát triển của một

số giống dâu lai mới chọn tạovụ xuân 2015” chúng tôi đưa ra một số các kết luận

sau:

Các giống dâu lai VH13, VH15, VH17 ở vụ xuân năm 2015 đều sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với giống dâu địa phương Hà Bắc

Các chỉ tiêu sinh trưởng như tốc độ tăng trưởng mầm của các giống dâu lai cao hơn giống đối chứng địa phương Hà Bắc từ 15,6 – 21,1%.

Tốc độ ra lá nhanh hơn và thời gian thành thục dài hơn giống đối chứng địa phương Hà Bắc.

Các yếu tố liên quan đến năng suất lá dâu và năng suất lá dâu của các giống dâu lai như: kích thước lá, khối lượng lá/m cành, số lá/m cành đều cao hơn giống đối chứng. Năng suất lá dâu/100 m2 của các giống lai cũng cao hơn giống đối chứng Hà Bắc từ 12,0 – 22,7%.

Trong 3 giống dâu lai mới chọn tạo thì giống VH17 cho các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất lá cao nhất.

5.2. Đề nghị:

Trên đây là một số kết luận ở vụ xuân năm 2015, tuy nhiên để có kết quả chính xác hơn cần đánh giá chất lượng lá dâu thông qua nuôi tằm hoặc đánh giá sinh hóa các chỉ tiêu lá dâu.

1. Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc (1995). Giáo trình cây dâu NXB Nông nghiệp 1995.

2. Hà Văn Phúc (2003), Phương pháp nghiên cứu chon tạo giống dâu mới và một số thành tựu đạt được của Việt Nam. NXB Nông nghiệp.

3. Nguyễn Văn Long (1999). Giáo trình dâu tằm tơ. Giống và sản xuất trứng giống tằm dâu. NXB Nông nghiệp

4. Nguyễn Văn Long, Nguyễn Huy Trí, Bùi Thị Điểm, Trần Thị Ngọc. 2005 giáo trình dâu tằm – ong mật. NXB Nông nghiệp 2005.

Kết quả xử lý số liệu năng suất lá dâu/ô thí nghiệm

BALANCED ANOVA FOR VARIATE NS FILE NHAN 7/ 5/15 15:46

--- :PAGE 1

NANG SUAT DAU VARIATE V003 NS NAìNGUAT

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 24.1670 8.05565 16.75 0.003 3 2 LN 2 3.72582 1.86291 3.87 0.083 3 * RESIDUAL 6 2.88519 .480865 --- * TOTAL (CORRECTED) 11 30.7780 2.79800 --- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NHAN 7/ 5/15 15:46

--- :PAGE 2

NANG SUAT DAU MEANS FOR EFFECT CT$

--- CT$ NOS NS VH13 3 19.0667 VH15 3 19.8667 VH17 3 20.8900 HB 3 17.0233 SE(N= 3) 0.400360 5%LSD 6DF 1.38491 --- MEANS FOR EFFECT LN

--- LN NOS NS 1 4 19.7675 2 4 18.4500 3 4 19.4175 SE(N= 4) 0.346722 5%LSD 6DF 1.19937 --- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NHAN 7/ 5/15 15:46

NANG SUAT DAU F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |LN | (N= 12) --- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | |

NS 12 19.212 1.6727 0.69344 3.6 0.0031 0.0829 BALANCED ANOVA FOR VARIATE MAMNAY FILE NHAN2 22/ 4/15 15:54

--- :PAGE 1

Một phần của tài liệu Chuyên đề dâu tằm “Khảo sát đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống dâu lai mới chọn tạo vụ xuân 2015”. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w