Cuống lá và gân lá

Một phần của tài liệu Chuyên đề dâu tằm “Khảo sát đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống dâu lai mới chọn tạo vụ xuân 2015”. (Trang 27 - 28)

Các chỉ tiêu về độ dài cuống lá và kích thước gân lá cũng phản ánh phần nào năng suất lá và chất lượng lá dâu của từng giống. Những giống nào có cuống lá dài, gân lá nổi to, rõ có thể cho năng suất lá cao. Tuy nhiên tằm lại chỉ ăn phần thịt lá dâu, để lại cuống lá và gân lá, nên hệ số tiêu hoá không cao, lượng thức ăn dư thừa bỏ đi là khá nhiều, gây lãng phí lớn. Vì vậy các nhà chọn tạo giống dâu

thường chọn giống dâu thường tập trung chọn tạo các giống có các ưu điểm như lá to, gân lá nhỏ, cuống lá ngắn. Như vậy sẽ nâng cao hệ số tiêu hoá của tằm, vừa tiết kiệm được lượng lá dâu cho ăn, giảm được lượng thức ăn dư thừa. Kết quả nghiên cứu về kích thước gân lá và độ dài cuống lá của giống dâu đối chứng Hà Bắc và các giống dâu lai thí nghiệm được chúng tôi trình bày trong bảng 4.1. Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy:

Giống đối chứng Hà Bắc có cuống lá trung bình, gân lá trung bình. So với giống đối chứng thì giống VH13 có cuống lá dài, gân lá trung bình. Giống VH15có cuống lá dài, gân lá nổi to và rõ. Riêng giống VH17 có cuống lá tương đối ngắn, gân lá nhỏ. Từ kết quả này có thể dự đoán rằng tổ hợp dâu lai VH17 có ưu điểm về độ dài cuống lá (cuống lá ngắn), kích thước gân lá nhỏ, có khả năng giúp nâng cao hệ số tiêu hoá đối với tằm và giúp giảm lượng thức ăn dư thừa từ đó giúp giảm chi phí trong khâu thức ăn nuôi tằm.

Một phần của tài liệu Chuyên đề dâu tằm “Khảo sát đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống dâu lai mới chọn tạo vụ xuân 2015”. (Trang 27 - 28)