Khối lượng 100cm2 lá, số lá/500gr lá

Một phần của tài liệu Chuyên đề dâu tằm “Khảo sát đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống dâu lai mới chọn tạo vụ xuân 2015”. (Trang 35 - 37)

Bên cạnh chỉ tiêu về kích thước lá dâu thì chỉ tiêu độ dày lá cũng được quan tâm rất nhiều. Chỉ tiêu độ dày lá cũng phản ánh được năng suất và chất lượng lá dâu. Độ dày lá được thể hiện qua các chỉ tiêu: Số lá/500gr và khối lượng của 100cm2 lá. Kết quả nghiên cứu 2 chỉ tiêu trên trong vụ xuân được chúng tôi thể hiện trong bảng 4.7.

Khối lượng 100cm2 lá dâu: Chỉ tiêu này phản ánh khá chính xác độ dày lá

của mỗi giống dâu. Giống nào có khối lượng 100cm2 lá cao thì chứng tỏ lá càng dày, chất lượng lá dâu càng cao. Kết quả nghiên cứu ở bảng 8 chúng tôi nhận thấy: Khối lượng 100cm2 lá của các giống lai đều cao hơn so với giống dâu đối chứng HB. Giống dâu VH17 có khối lượng 100cm2 lá cao nhất đạt 1,47cm2, và sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng.

Bảng 4.7: Khối lượng 100cm2 lá và số lá/500gr của các giống dâu lai

Chỉ tiêu CT

Khối lượng 100cm2 lá (g) Số lá/500gr (lá)

VH13 1,37b 190,4a VH15 1,38b 196,8a VH17 1,47a 140,8a HB(đ/c) 1,31a 201,8a LSD 0,05 0,08 90,07 CV% 3,0 24,9

- Số lá/500gr lá:Chỉ tiêu này phản ánh cụ thể hơn độ dày lá, giống nào có số

lá/500gr nhiều thì chứng tỏ rằng giống đó lá mỏng hơn. Dựa trên kết quả nghiên cứu về số lá/500gr được trình bày trong bảng 4.7 chúng tôi nhận thấy rằng: các

giống thí nghiệm đều có số lá/500gr thấp hơn so với giống dâu đối chứng. Điều này chứng tỏ lá của các giống lai đều dày hơn đối chứng, cao nhất là giống VH17 với 140,8 lá, tiếp theo là VH15 với 196,8 lá, VH13 với 90,4 lá. Giống đối chứng Hà Bắc có lá mỏng nhất nên có số lá/500gr cao nhất (tương ứng với 201,8lá). Giống VH17 có lá dày nhất nên có số lá/500gr thấp nhất. Tuy nhiên mức độ sai khác là không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Chuyên đề dâu tằm “Khảo sát đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống dâu lai mới chọn tạo vụ xuân 2015”. (Trang 35 - 37)