Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh; đại bộ phận đời sống nhân dân đã được tăng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao, vùng xâu vùng xa…đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giầu nghèo đang diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Chính vì lẽ đó chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là: thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định tín dụng Ngân hàng là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi trên đây, ngày 4 tháng 10 năm 2002; Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 131 / TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây để thực hiện nhiệm vụ cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong quá trình cho vay người nghèo thời gian qua nói lên vấn đề là hiệu quả vốn cho vay còn thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với người nghèo. Vì vậy, làm thế nào để người nghèo nhận được và sử dụng có hiệu quả vốn vay; chất lượng cho vay được nâng cao nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nguồn vốn cho vay, đồng thời giúp người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Chuyên đề với đề tài " Giải pháp mở rộng cho vay ưu đãi đối với người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Văn Lâm ". Nhằm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề trong hoạt động cho vay đối với người nghèo. 2.Mục đích nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề nhằm đóng góp những luận cứ khoa học, đề xuất các quan điểm và các giải pháp để năng cao hơn nữa hiệu quả cho vay đối với người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội. Thực tiễn cho thấy chính sách cho vay ưu đãi đối với người nghèo có hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội, khẳng định chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các chương trình cho vay ưu đãi đối với người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Văn Lâm. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu các giải pháp mở rộng cho vay ưu đãi đối với người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Văn Lâm 4.Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề vận dụng tổng hợp phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận và phương pháp luận. Sử dụng tổng hợp các phương pháp lý luận, kết hợp với thực tiễn, phân tích tổng hợp, logic, lịch sử và hệ thống, dùng phương pháp khảo cứu, điều tra, thống kê, phân tích hoạt động kinh tế và xử lý hệ thống. 5.Nội dung chuyên đề Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả cho vay người nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Chương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay đối với người nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay người nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội. Bài viết của em còn nhiều thiếu xót em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Th.S Đoàn Phương Thảo đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.