1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình doanh nghiệp không những thích hợp đối với nền kinh tế của những nước phát triển mà còn đặc biệt thích hợp với nền kinh tế của những nước đang phát triển. Đối với nước ta hiện nay, loại hình doanh nghiệp này có một vai trò quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đã và đang được Đảng và nhà nước ta quan tâm phát triển. Theo số liệu thống kê, hiện nay ở Việt Nam khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) chiếm khoảng 97% số lượng doanh nghiệp, sử dụng hơn 50% lực lượng lao động của nền kinh tế và đóng góp khoảng 40-50% GDP hàng năm. Năm 2012 mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phát triển rất thấp, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong nợ xấu và hàng tồn kho. Số doanh nghiệp tại Việt Nam đăng ký mới giảm cả về số lượng và tổng số vốn, trong khi đó, số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động lại tăng lên, rơi nhiều vào khu vực DNVVN. Mặc dù được cho là lực lượng quan trọng nhất của nền kinh tế sau này, tuy nhiên thực tế hiện nay, các DNVVN đang ở trong giai đoạn tự thân vận động, chưa được sự hỗ trợ thích đáng và cụ thể từ nhà nước. Một trong những khó khăn lớn nhất của các DNVVN khi phát triển đó là thiếu vốn. Số lượng DNVVN tiếp cận được vốn của các NHTM là rất ít. Nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong năm 2012 đã được ban hành như giảm lãi suất vay, tăng khả năng vay vốn cho doanh nghiệp, giãn, giảm, miễn thuế,… Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn, nợ xấu vẫn cao, tồn kho lớn,… Năng lực tài chính hạn chế đang trở thành cản trở trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Năm 2013 Chính phủ kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, cố gắng kiềm chế lạm phát để có thể giảm tiếp lãi suất ngân hàng, giảm thuế thu nhập cá nhân, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng… Đây là cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp. Nhìn chung khả năng phát triển của các DNVVN đang gặp rất nhiều khó khăn. Với tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, quản trị nội bộ của doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, thiếu hụt thông tin thị trường là những rào cản lớn khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận với vốn vay từ ngân hàng. Mặc dù gần đây có không ít các NHTM thiết kế các gói sản phẩm dịch ưu đãi dành riêng cho đối tượng khách hàng này, nhưng doanh số cho vay vẫn còn hạn chế. Làm thế nào để mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mà vẫn đảm bảo cho Ngân Hàng hoạt động an toàn và có hiệu quả là một trong những định hướng của Ngân Hàng TMCP Công Thương chi nhánh Ba Đình. Từ thực tiễn, trong quá trình thực tập và nghiên cứu tại NHCT chi nhánh Ba Đình, em đã chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng TMCP Công Thương chi nhánh Ba Đình” làm đề tài báo cáo tốt nghiệp của mình.
Trang 1Trước tiên em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đối với tất cả các thầy giáo,
cô giáo Học viện Ngân Hàng đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tậpcủa em, giúp em nắm vững kiến thức từ đó vận dụng hoàn thành báo cáo tốtnghiệp này
Em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ phòng QHKH doanh nghiệpvừa và nhỏ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Ba Đình đãtạo điều kiện cho em được tìm hiểu về hoạt động tín dụng của Chi nhánh nóichung và hoạt động tín dụng đối với các DNVVN nói riêng, giúp em có cơ sởthực tiễn để hoàn thành bài báo cáo một cách thuyết phục hơn
Do trình độ và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên bài viết của emkhông tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo cũng nhưgóp ý để bài viết hoàn thiện hơn
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Huyền
Trang 2Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em Các số liệu,kết quả nêu trong bài báo cáo là trung thực và có nguồn gốc xuất phát từ đơn vịthực tập.
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Huyền
Trang 3Viết tắt Nguyên văn
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ngân hàng Công Thương Việt NamThương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại
Trang 4Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của NHTMCP chi nhánh Ba Đình 25
BẢNG Bảng 1.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam 5
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn 27
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng 29
Bảng 2.3: Tình hình chất lượng tín dụng 31
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh 32
Bảng 2.5: Hiệu suất sử dụng vốn 32
Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn 33
Bảng 2.7: Tình hình thu nợ đối với DNVVN 34
Bảng 2.8: Vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN 35
Bảng 2.9: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với DNVVN 35
Bảng 2.10: Số lượng khách hàng DNVVN 36
Bảng 2.11: Doanh số cho vay DNVVN 37
Bảng 2.12: Dư nợ tín dụng DNVVN 37
Bảng 2.13: Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế 38
Bảng 2.14: Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn tại NHCT chi nhánh Ba Đình 39
Bảng 2.15: Dư nợ tín dụng theo điều kiện cho vay tại NHCT Ba Đình 40
Bảng 2.16: Dư nợ tín dụng đối với DNVVN theo ngành kinh tế 41
BIỂU Biểu đồ 1: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn 30
Biểu đồ 2: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế 38
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 4
1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 4
1.1.1 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ 4
1.1.2 Ưu thế và hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ 5
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ 7
1.2 Tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 10
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tín dụng đối với DNVVN 10
1.2.2 Các hình thức tín dụng đối với DNVVN 10
1.2.3 Vai trò của tín dụng đối với DNVVN 11
1.3 Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 12
1.3.1 Khái niệm về mở rộng tín dụng đối với DNVVN 12
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng tín dụng DNVVN 13
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng tín dụng đối với DNVVN 16
1.3.4 Sự cần thiết mở rộng tín dụng đối với DN vừa và nhỏ 18
1.3.5 Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng và mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 19
1.4 Kinh nghiệm quốc tế về mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 20
1.4.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 20
1.4.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản 20
1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 21
Kết luận chương 1 22
Trang 6DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG CHI NHÁNH BA ĐÌNH 23
2.1 Tình hình hoạt động của Vietinbank chi nhánh Ba Đình 23
2.1.1 Sự hình thành và phát triển 23
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT chi nhánh Ba Đình 26
2.2 Thực trạng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHCT chi nhánh Ba Đình 32
2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN 32
2.2.2 Thực trạng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHCT chi nhánh Ba Đình 36
2.3 Đánh giá về mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHCT chi nhánh Ba Đình 42
2.3.1 Những kết quả đạt được 42
2.3.2 Những tồn tại 43
2.3.3 Nguyên nhân 44
Kết luận chương 2: 46
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH 47
3.1 Phương hướng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHCT chi nhánh Ba Đình đến năm 2015 47
3.1.1 Phương hướng của NHCT Việt Nam trong cho vay DNVVN 47
3.1.2 Phương hướng của NHCT chi nhánh Ba Đình trong cho vay DNVVN 47
3.2 Giải pháp mở rộng cho vay DNVVN tại NHCT chi nhánh Ba Đình 48
3.2.1 Xây dựng chính sách lãi suất phù hợp với DNVVN 48
Trang 73.2.3 Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay và điều kiện vay đối với
DNVVN 51
3.2.4 Cho vay nên hạn chế phụ thuộc TSBĐ 52
3.2.5 Nâng cao vai trò tư vấn, hỗ trợ KH trong quá trình hợp tác 52
3.3 Một số kiến nghị 53
3.3.1 Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan 53
3.3.2 Đối với NHNN 55
3.3.3 Đối với NH TMCP Công Thương Việt Nam 56
Kết luận chương 3: 57
KẾT LUẬN 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình doanh nghiệp không những thích hợpđối với nền kinh tế của những nước phát triển mà còn đặc biệt thích hợp với nềnkinh tế của những nước đang phát triển Đối với nước ta hiện nay, loại hìnhdoanh nghiệp này có một vai trò quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hóa vàhiện đại hóa đất nước, đã và đang được Đảng và nhà nước ta quan tâm phát triển.Theo số liệu thống kê, hiện nay ở Việt Nam khu vực doanh nghiệp vừa vànhỏ (DNVVN) chiếm khoảng 97% số lượng doanh nghiệp, sử dụng hơn 50% lựclượng lao động của nền kinh tế và đóng góp khoảng 40-50% GDP hàng năm.Năm 2012 mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phát triển rất thấp, các doanhnghiệp gặp nhiều khó khăn trong nợ xấu và hàng tồn kho Số doanh nghiệp tạiViệt Nam đăng ký mới giảm cả về số lượng và tổng số vốn, trong khi đó, sốlượng doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động lại tăng lên, rơi nhiều vàokhu vực DNVVN Mặc dù được cho là lực lượng quan trọng nhất của nền kinh tếsau này, tuy nhiên thực tế hiện nay, các DNVVN đang ở trong giai đoạn tự thânvận động, chưa được sự hỗ trợ thích đáng và cụ thể từ nhà nước Một trongnhững khó khăn lớn nhất của các DNVVN khi phát triển đó là thiếu vốn Sốlượng DNVVN tiếp cận được vốn của các NHTM là rất ít Nhiều giải pháp nhằmtháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong năm 2012 đã được ban hành như giảmlãi suất vay, tăng khả năng vay vốn cho doanh nghiệp, giãn, giảm, miễn thuế,…Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn, nợ xấu vẫn cao, tồn kho lớn,
… Năng lực tài chính hạn chế đang trở thành cản trở trong quá trình sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp
Năm 2013 Chính phủ kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, cố gắng kiềm chế lạmphát để có thể giảm tiếp lãi suất ngân hàng, giảm thuế thu nhập cá nhân, giãnthuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng… Đây là cơ hội cũng nhưthách thức đối với các doanh nghiệp Nhìn chung khả năng phát triển của cácDNVVN đang gặp rất nhiều khó khăn
Trang 9Với tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, quản trị nội bộcủa doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, thiếu hụt thông tin thị trường
là những rào cản lớn khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận với vốnvay từ ngân hàng Mặc dù gần đây có không ít các NHTM thiết kế các gói sảnphẩm dịch ưu đãi dành riêng cho đối tượng khách hàng này, nhưng doanh số chovay vẫn còn hạn chế
Làm thế nào để mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mà vẫnđảm bảo cho Ngân Hàng hoạt động an toàn và có hiệu quả là một trong nhữngđịnh hướng của Ngân Hàng TMCP Công Thương chi nhánh Ba Đình
Từ thực tiễn, trong quá trình thực tập và nghiên cứu tại NHCT chi nhánh Ba
Đình, em đã chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng TMCP Công Thương chi nhánh Ba Đình” làm đề
tài báo cáo tốt nghiệp của mình
Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động tín dụng củaNgân hàng đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chinhánh Ba Đình trong thời gian tới
3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: chủ yếu tập trung nghiên cứu mở rộnghoạt động tín dụng của ngân hàng đối với DNVVN
Phạm vi nghiên cứu: được thực hiện tại NHCT Chi nhánh Ba Đình từ năm
2010 đến hết năm 2012
Phương pháp nghiên cứu: đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiêncứu như: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, phươngpháp tổng hợp, phương pháp thống kê…
Trang 104 Kết cấu bài báo cáo
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu,danh mục tài liệu tham khảo, nội dung được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Các vấn đề cơ bản về mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
Chương 2: Thực trạng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Ba Đình.
Chương 3: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Ba Đình.
CHƯƠNG 1
Trang 11CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.1 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ
“Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh được tổ chức, nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, thông qua đó để tối
đa hóa lợi nhuận trên cơ sở tôn trọng pháp luật của nhà nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng” Còn việc xác định thế nào là một DNVVN của một đất
nước thì tùy thuộc vào các yếu tố như trình độ phát triển của nước đó, tính chấtngành nghề và điệu kiện phát triển của một vùng lãnh thổ nhất định, tuy nhiên nhìnchung trên thế giới dựa vào hai tiêu chí phổ biến như sau:
Tiêu chí định tính: được xây dựng trên những đặc trưng cơ bản của các
DNVVN như trình độ chuyên môn hóa thấp, số đầu mối quản lí ít, mức độ phứctạp của quản lí… Tiêu chí này phản ánh đúng bản chất của việc phân định nhưngtrên thực tế thường khó xác định
Tiêu chí định lượng: có vai trò rất quan trọng trong việc xác định quy mô
doanh nghiệp, được xây dựng trên những tiêu chí như số lượng lao động, tổnggiá trị tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp Trong các nướcAPEC thì tiêu chí được sử dụng phổ biến nhất là số lao động
Việc xác định DNVVN ở mỗi nước trên thế giới chỉ mang tính chất tươngđối, dựa trên các tiêu chí khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố:
Trình độ phát triển của mỗi nước: trình độ phát triển càng cao thì trị số
các tiêu chí càng tăng
Tính chất của mỗi ngành nghề: Tính chất của từng ngành nghề khác nhau
có thể yêu cầu số lượng lao động khác nhau
Vùng lãnh thổ: do trình độ phát triển khác nhau giữa các vùng miền nên
số lượng và quy mô doanh nghiệp cũng khác nhau
Tính lịch sử: quy mô của một doanh nghiệp có thể thay đổi theo thời gian.
Trang 12Mục đích phân loại: khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ khác nhau tùy
theo mục đích công việc phân loại
Vấn đề tiêu chí doanh nghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ là trung tâm của nhiềucuộc tranh luận về sự phát triển của khu vực này trong nhiều năm qua Ở ViệtNam đã giải quyết được vấn đề này một phần nào Theo quyết định mới nhất củachính phủ là Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 đã đưa ra chính
thức định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau: “Doanh nghiệp vừa và nhỏ
là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu thu được trong những thời kì theo quy định của từng quốc gia”.
Bảng 1.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
>20 đến 100
tỷ đồng
>200 đến 300 người
II Công nghiệp
và xây dựng =<10 người
=<20 tỷ đồng
>10 đến 200 người
>20 đến 100
tỷ đồng
>200 đến 300 người III Thương mại
và dịch vụ =<10 người
=<10 tỷ đồng
>10 đến 50 người
>10 đến 50 tỷ đồng
>50 đến 100 người
(Theo nghị đinh số 56/2009/NĐ-CP của chính phủ)
1.1.2 Ưu thế và hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ưu thế
DNVVN có những lợi thế rõ ràng, đó là khả năng thỏa mãn nhu cầu có hạntrong những thị trường chuyên môn hóa, khuynh hướng sử dụng nhiều lao độngvới trình độ lao động kỹ thuật trung bình thấp, đặc biệt rất linh hoạt, có khả năngnhanh chóng thích nghi với các nhu cầu và thay đổi của thị trường Các DNVVN
có thể bước vào thị trường mới mà không thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp
Trang 13lớn, sẵn sàng phục vụ những nơi xa xôi nhất, những khoảng trống vừa và nhỏtrên thị trường mà các doanh nghiệp lớn không đáp ứng DNVVN là loại hình cóđịa điểm sản xuất phân tán, tổ chức bộ máy chỉ đạo gọn nhẹ nên có những điểmmạnh như sau:
Dễ dàng khởi sự, bộ máy chỉ đạo gọn nhẹ và năng động, nhạy bén với thay đổi của thị trường: doanh nghiệp chỉ cần số vốn hạn chế, mặt bằng không
lớn, các điều kiện sản xuất đơn giản là có thể bắt đầu hoạt động Vòng quay sảnphẩm nhanh nên có thể sử dụng vốn tự có, hoặc vay bạn bè, người thân dễ dàng
Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, dễ quản lí, dễ quyết định Đồng thời, do tínhchất linh hoạt cũng như quy mô nhỏ nên doanh nghiệp có thể dễ dàng phát hiệnthay đổi nhu cầu của thị trường, nhanh chóng chuyển đổi hướng kinh doanh,phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ, nhạy bén trong lựa chọn thay đổi mặthàng Từ đó doanh nghiệp sẽ tạo ra sự sống động trong phát triển kinh tế
Sẵn sàng đầu tư vào các lĩnh vực mới, lĩnh vực có độ rủi ro cao: do các
DNVVN có mức vốn đầu tư nhỏ, sử dụng ít lao động nên có khả năng sẵn sàngmạo hiểm Nếu bị thất bại thì cũng không bị thiệt hại nặng nề như các doanhnghiệp lớn, có thể làm lại từ đầu được Vì tính chất nhỏ bé về quy mô nên khócạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong sản xuất dây chuyền hàng loạt chonên họ phải dựa vào lợi nhuận thu được từ các cuộc kinh doanh mạo hiểm
Dễ dàng đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, hoạt động hiệu quả với chi phí cố định thấp: giá trị tài sản cố định không lớn, các DNVVN dễ dàng
đổi mới trang thiết bị khi điều kiện cho phép Đồng thời DN tận dụng được laođộng dồi dào để thay thế vốn Với chiến lược phát triển, đầu tư đúng đắn, sửdụng hợp lí các nguồn lực của mình, các DNVVN có thể đạt được hiệu quả kinh
tế - xã hội cao, cũng như có thể sản xuất được hàng hóa có chất lượng tốt và cósức cạnh tranh trên thị trường ngay cả khi điều kiện sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp có nhiều hạn chế
Không có hoặc ít có xung đột giữa người thuê lao động với người lao động: số lượng lao động trong một DNVVN không nhiều, sự phân công lao
động trong xí nghiệp chưa quá mức rõ rệt, mối quan hệ giữa người thuê lao động
Trang 14và người lao động khá gắn bó Nếu xảy ra xung đột, mâu thuẩn thì dễ dàn xếp.
Hạn chế
Các hạn chế của loại hình doanh nghiệp này đến từ hai nguồn: hạn chếkhách quan từ thực tế bên ngoài và hạn chế đến từ chính các lợi thế của nó
Hạn chế lớn nhất của DNVVN đó chính là quy mô nhỏ, vốn ít, vì thế các
DN này thường lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng mỗi khi muốn mở rộngthị trường, hay tiến hành đổi mới, nâng cấp thiết bị
DNVVN thường phụ thuộc vào doanh nghiệp mà nó cung cấp sản phẩm
Do khó khăn trong nâng cấp trang thiết bị, đầu tư công nghệ mới, đặc biệt
là các công nghệ đòi hỏi vốn lớn, cho nên ảnh hưởng đến năng suất lao động,chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường
Có nhiều hạn chế trong đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp, thiếu bíquyết và trợ giúp kỹ thuật, không có kinh nghiệm trong thiết kế sản phẩm, thiếuđầu tư cho nghiên cứu và phát triển,… nói cách khác là không đủ năng lực sảnxuất để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, khó nâng cao được năng suất và hiệuquả kinh doanh
Thiếu sự trợ giúp về tài chính và tiếp cận thị trường
DNVVN gặp khó khăn trong thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với cácđơn vị kinh tế bên ngoài địa phương DN đang hoạt động
DNVVN khó khăn trong việc thiết lập chỗ đứng vững chắc trong thịtrường
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vai trò rất lớn trong sự tăng trưởng kinh
tế ở nhiều quốc gia lãnh thổ, ở nước phát triển hay nước đang phát triển Ởnhững nước khác nhau thì vai trò đó có thể được thể hiện ở các mức độ khácnhau Nhìn chung có một số vai trò tương đồng như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp quan trọng vào GDP và tốc
độ tăng trưởng kinh tế Các DNVVN thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo
trong tổng số DN (ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng kí thì tỷ lệ này
là khoảng 97%) Vì thế đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là
Trang 15rất đáng kể Theo thống kê, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp khoảng 40%GDP hàng năm, 78% mức bản lẻ, 33% giá trị sản lượng công nghệ, 100% sảnlượng của một số mặt hàng như mây tre đan, thủ công mỹ nghệ,… Việc tạo môitrường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất quan trọng
để có thể tạo điều kiện duy trì và tăng cường sự đóng góp to lớn cho sự tăngtrưởng của đất nước
Thứ hai, doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vai trò ổn định nền kinh tế, tạo công
ăn việc làm cho người lao động Theo thống kê năm 2011, doanh nghiệp vừa và
nhỏ tạo ra hơn 50,1% việc làm cho người lao động làm việc trong trong DN nóichúng, trên 80% lao động trong công nghệ và 77% lao động phi nông nghiệp,…Mặc dù cho đến nay, tổng số lao động trong khu vực đã giảm đi khá kể, nhưngdoanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn được coi là một trong những nguồn tạo việc làmnhiều nhất Mặt khác, do các DNVVN tham gia kinh doanh ở tất cả các ngànhnghề lĩnh vực trong nền kinh tế với đa dạng các sản phẩm nên có thể tạo được cơhội việc làm cho các đối tượng lao động từ nhiều vùng miền khác nhau Thêmnữa là do đặc điểm kinh doanh không yêu cầu trình độ cao nên có thể sử dụngđược cả lao động ở các vùng sâu, vùng xa, vùng chưa phát triển Đồng thời, việcphát triển DNVVN ở thành thị và nông thôn là phương hướng cơ bản nhằm tăngnăng suất lao động, tăng thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của dân cư Có thểnói, DNVVN là loại hình mang tính xã hội rất cao, không chỉ tạo thêm nhiềuviệc làm, tăng thu nhập cho người lao động mà từ đó còn góp phần nâng cao dântrí và kỹ năng sản xuất kinh doanh, góp phần phòng tránh các tệ nạn xã hội vàđưa các chính sách xã hội vào cuộc sống
Thứ ba, doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò làm sống động nền kinh tế, làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn Nếu một nền kinh tế quá chú
trọng tới nguồn nguồn tài nguyên và lao động của các doanh nghiệp lớn thì nềnkinh tế sẽ chậm chạp, đơn giản bởi quy mô lớn thì sức ỳ lớn, bộ máy quản lýcồng kềnh, khó ra quyết định Ngược lại, với một tỷ lệ thích hợp các doanhnghiệp có quy mô nhỏ, dễ điều chỉnh hoạt động, nền kinh tế sẽ trở nên năngđộng, linh hoạt hơn, thích nghi được với những biến động thị trường, bắt kịp xu
Trang 16hướng của nền kinh tế thế giới Từ đó tính hiệu quả của nền kinh tế cũng đượcnâng cao.
Tham gia thị trường với một số lượng lớn và hoạt động trên mọi lĩnh vựckinh doanh nên DNVVN đã tạo ra một môi trường cạnh tranh sôi động và ngàycàng gay gắt
Thứ tư, cung cấp cho xã hội một khối lượng hàng hóa đáng kể về cả chất lượng, số lượng và chủng loại Để có thêm sức cạnh tranh trực tiếp với các doanh
nghiệp lớn, hàng hóa của họ nói chung thiên về sự đa dạng về chất lượng và chủng
loại, tạo cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội để lựa chọn Bên cạnh đó họ cũng tiếnvào các thị trường nhỏ mà các các DN lớn bỏ qua vì doanh thu quá nhỏ
Thứ năm, tăng nguồn tiết kiệm và đầu tư cho địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả Các DNVVN hiện nay đang chiếm xấp
xỉ 30% tổng đầu tư xã hội Với đặc trưng về quy mô, các DNVVN có thể thu hútđông đảo dân cư tham gia đầu tư với các nguồn vốn nhỏ lẻ, các nguồn vốn nhànrỗi Với mạng lưới phân bổ rộng khắp cả nước, từ thành thị đến nông thôn, cácdoanh nghiệp này có thể tận dụng được mọi nguồn nguyên liệu kết hợp với tiềmnăng về nguồn nhân lực, thế mạnh của từng vùng lãnh thổ
Thứ sáu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ gìn và phát huy các ngành nghề truyền thống, thể hiện bản sắc dân tộc Thông thường các doanh nghiệp sản xuất
sản phẩm truyền thống thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việc tạo môitrường cho các doanh nghiệp này duy trì và mở rộng kinh doanh cũng là việc giữgìn và phát huy các bản sắc dân tộc của mỗi nước
Thứ bảy, doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước Với một lực lượng hùng hậu, DNVVN mang lại cho nền kinh tế
giá trị rất lớn, là nguồn thu ngân sách thông qua các chính sách quản lí, điềuhành của nhà nước như chính sách thuế
Ngoài ra, doanh nghiệp vừa và nhỏ là tiền đề tạo ra những doanh nghiệplớn, là các vệ tinh gắn kết, hỗ trợ thúc đẩy phát triển của các doanh nghiệp lớn
1.2 Tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tín dụng đối với DNVVN
Trang 17Tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM là việc NHTM cấpmột khoản tín dụng cho DNVVN trong một thời hạn nhất định với hạn mức nhấtđịnh Nhìn chung cách thức cho vay đối với DNVVN cũng tương tự như với cáckhách hàng doanh nghiệp khác, tùy thuộc vào thời hạn và hạn mức DN xin vay
Tín dụng ngân hàng có tính hoàn trả Lượng vốn được chuyển nhượng sau
một khoảng thời gian đã cam kết phải được hoàn trả đầy đủ về mặt giá trị Trong đógiá trị hoàn trả của khoản vay phải lớn hơn giá trị lúc đầu và phần chênh lệch này làchi phí sử dụng vốn mà bên đi vay phải trả cho quyền sử dụng vốn tạm thời
Tín dụng ngân hàng có tính thời hạn Bên đi vay chỉ được sử dụng nguồn
vốn trong khoảng thời gian đã thỏa thuận giữa hai bên và khoảng thời gian đóphải phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của bên đi vay và thời gian nhàn rỗi vềnguồn vốn của bên cho vay
Tín dụng Ngân Hàng có tính rủi ro Ngân hàng luôn phải đối mặt về tình
trạng bất cân xứng thông tin từ đó dẫn tới rủi roc ho Ngân hàng
1.2.2 Các hình thức tín dụng đối với DNVVN
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: các hình thức cho vay gồm bất động
sản, cho vay công nghiệp và thương mại, cho vay nông nghiệp
Căn cứ vào thời hạn cho vay:
Cho vay ngắn hạn: là những khoản cho vay có thời hạn ngắn dưới 12tháng, được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời hoặc đáp ứngnhu cầu chi tiêu ngắn hạn
Cho vay trung hạn: là những khoản vay thời hạn từ 1 năm tới 5 năm
Cho vay dài hạn: là khoản vay có thời hạn trên 5 năm, tối đa lên tới 20-30năm, một số trường hợp có thể lên tới 40 năm
Trang 18Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng:
Cho vay không có đảm bảo
Cho vay có đảm bảo
Căn cứ vào xuất xứ tín dụng:
Cho vay trực tiếp từng lần: là hình thức cho vay tương đối phổ biến củaNgân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không
có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi hay khi khách hàng có nhu cầu sửdụng vốn theo thời vụ như mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay vốn Ngân hàng
Cho vay gián tiếp: Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trunggian Ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạt động cho vay sang các tổchức trung gian như thu nợ, phát tiền vay… Hình thức này áp dụng với thịtrường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán cách xa Ngân hàng Trongtrường hợp như vậy, cho vay qua trung gian có thể tiết kiệm chi phí cho vay
Căn cứ vào phương thức cho vay:
Cho vay từng lần: là hình thức cho vay khá phổ biến của Ngân hàng đốivới các DN không có nhu cầu vay thường xuyên, hoặc không đủ điều kiện cấphạn mức tín dụng Trong đó mỗi lần vay vốn, Ngân hàng và DN lại thực hiện cácthủ tục và ký kết hợp đồng tín dụng
Cho vay theo hạn mức tín dụng: là hình thức cho vay áp dụng với những
DN vay thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuấtkinh doanh Theo đó Ngân hàng thỏa thuận cấp cho DN hạn mức tín dụng, là số
dư tối đa tại một thời điểm nhất định
Cho vay theo hạn mức thấu chi: là hình thức cho vay qua đó Ngân hàngcho phép người vay được vay vượt trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mìnhđến một giới hạn nhất định trong một khoảng thời gian xác định
1.2.3 Vai trò của tín dụng đối với DNVVN
Thứ nhất, là nguồn vốn vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vốn tự có của các DNVVN rất
thấp cho nên rất hạn chế việc huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.Nhiều trường hợp, doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quảsong lại không thể huy động đủ vốn để thực hiện Ngoài việc vay vốn để đầu tư
Trang 19vào tài sản lưu động, DNVVN có thể vay vốn để đầu tư vào trang thiết bị, dâychuyền sản xuất hay nhà xưởng kho bãi, hay mở rộng sản xuất kinh doanh, thựchiện các dự án kinh tế Vì vậy, việc vay vốn đóng vai trò quan trọng đối vớiDNVVN, nó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cũng như quy mô kinh doanhtrong tương lai.
Thứ hai, nguồn vốn vay của Ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ Đối với DN thì hiệu quả sản xuất
sẽ tạo ra lợi nhuận và thu nhập để DN có thể trả nợ NH và để DN có thể tồn tạiđược Điều này đòi hỏi các DNVVN khi đã vay được vốn rồi thì cố gắng nângcao hiệu quả sử dụng vốn thông qua các biện pháp quản lý và điều hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh, đáp ứng như cầu thị trường một cách tốt nhất…
Thứ ba, TDNH góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho DN vừa và nhỏ.
Để sử dụng vốn một cách hiệu quả thì doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn tối
ưu, kết cấu hợp lý nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hóa lợi nhuântạo mức giá vốn bình quân rẻ nhất
Thứ tư, TDNH tạo điều kiện cho các DN tiếp cận nguồn vốn nước ngoài,
thông qua các dịch vụ như: sử dụng L/C, thực hiện bảo lãnh cho các doanhnghiệp vừa và nhỏ trong việc mua sắm máy móc thiết bị,… Nếu chất lượng tíndụng của NH tốt, các sản phẩm dịch vụ cung cấp với chất lượng cao, sẽ gópphần tạo ra một cơ sở hạ tầng tài chính của nền kinh tế vững mạnh Từ đó sẽtăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp, gián tiếp cũng như cácnguồn vốn hỗ trợ phát triển của các tổ chức nước ngoài
Bởi vậy, để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tồn tại, hoạt động và pháttriển thì rất cần sự hỗ trợ rất lớn từ phía NH thông qua nguồn vốn TD có chất lượng
1.3 Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.3.1 Khái niệm về mở rộng tín dụng đối với DNVVN
Đó là việc mở rộng về doanh số, đối tượng, thị phần, danh mục… nhằmthỏa mãn hơn nữa nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việc mởrộng được hiểu theo các khía cạnh sau:
Mở rộng tín dụng có nghĩa là thỏa mãn tối đa nhu cầu hợp lý của kháchhàng, tăng khối lượng tín dụng cấp cho khách hàng
Trang 20Mở rộng tín dụng cũng có nghĩa là đa dạng hóa đối tượng khách hàng.Điều này có nghĩa là vốn sẽ không tập trung vào một thành phần kinh tế nhấtđịnh mà được san sẻ cho nhiều thành phần kinh tế khác và cũng không chỉ chovay một vài ngành kinh tế mà NH có thể thiết lập mối quan hệ tín dụng với rấtnhiều đối tượng kinh doanh khác nhau.
Đồng thời với việc đa dạng hóa khách hàng là đa dạng hóa sản phẩm tíndụng của NH để phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu, mọi đối tượng khách hàng
Mở rộng tín dụng giúp NH có cơ hội tăng được doanh thu, lợi nhuận nhưng
để làm được điều này thì cần phải có một số cơ sở nhất định
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng tín dụng DNVVN
Phản ánh mức tăng số lượng năm (t) so với năm (t-1)
Tỷ lệ tăng số lượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong đó: TLSL: Tỷ lệ tăng số lượng khách hàng là DNVVN
Đây là chỉ tiêu cụ thể nhất phản ánh quá trình mở rộng TDNH, nó phảnánh tốc độ tăng trưởng về số lượng DN vừa và nhỏ năm nay so với năm trước
Tỷ trọng số lượng KH DN vừa và nhỏ trong tổng số KH vay vốn của NH.
1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr
TLSL =
0 20 40 60 80 100
1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr
SLTV
TTSL =
0 20 40 60 80 100
1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr
x100%
0 20 40 60 80 100
1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr
Trang 21TV: Tổng số lượng khách hàng vay vốn tại NH
Phản ánh tỷ trọng khách hàng là DN vừa và nhỏ chiếm trong tổng sốkhách hàng có quan hệ tín dụng với NH, nếu tỷ trọng này tăng tức là NH đã mởrộng cho vay đối với các DN vừa và nhỏ và ngược lại
1.3.2.2 Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay DNVVN
Doanh số cho vay là đồng tiền mà NH đã thực sự giải ngân cho KH đượctính trong một khoảng thời gian nhất định Doanh số cho vay của một kháchhàng càng cao cho thấy mối quan hệ tín dụng giữa khách hàng và NH càng lớn
Mức tăng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong đó: MDS: Mức tăng doanh số cho vay đối với DNVVN
Dt: Doanh số cho vay DNVVN năm t
Dt-1: Doanh số cho vay DNVVN năm t-1
Phản ánh sự thay đổi quy mô tín dụng đối với DN vừa và nhỏ
Tỷ lệ tăng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong đó: TLDS: Tỷ lệ tăng doanh số cho vay DNVVN
Phản ánh tốc độ thay đổi doanh số cho vay đối với doanh nghiệp vừa vànhỏ năm nay so với năm trước là bao nhiêu
Tỷ trọng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong đó: TTSL: Tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNVVN
DS: doanh số cho vay DNVVN TDV: doanh số cho vay của hoạt động tín dụng
Cho biết doanh số cho vay đối với DN vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng bao nhiêuphần trăm trong tổng doanh số cho vay So sánh chỉ tiêu này qua các thời kì khác
MDS = Dt – Dt-1
Dt – Dt-1
DTLDS = t-1
0 20 40 60 80 100
1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr
x100%
0 20 40 60 80 100
1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr
DSTDV
TTSL =
0 20 40 60 80 100
1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr
x100%
0 20 40 60 80 100
1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr
Trang 22nhau cho thấy sự thay đổi kết cấu doanh số cho vay đối với DN vừa và nhỏ.
1.3.2.3 Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng
Mức tăng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Dư nợ tín dụng tại một thời điểm nhất định cho biết quy mô tín dụng củangân hàng tại thời điểm đó
Trong đó: MDN: Mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNVVN
DNt: Dư nợ tín dụng DNVVN năm t
DNt-1: Dư nợ tín dụng DNVVN năm t-1
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với DNVVN
Trong đó: TLDN: tỷ lệ tăng dư nợ tín dụng đối với DNVVN
Phản ánh tốc độ thay đổi của dư nợ tín dụng đối với DNVVN
Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong đó: TTDN: tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNVVN
DN: dư nợ tín dụng đối với DNVVNTDN: tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng
Phản ánh dư nợ tín dụng DNVVN chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng
dư nợ tín dụng của ngân hàng, tỷ lệ càng cao chứng tỏ ngân hàng đang ngàycàng tập trung quan hệ tín dụng vào các DNVVN, cũng có thể do việc thu nợkhông được tốt Khi đánh giá chỉ tiêu này cần đặt điều kiện tỷ trong tăng dư nợtín dụng phải tương xứng với tỷ trọng tăng doanh số cho vay và doanh số thu nợ
1.3.2.4 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với DNVVN
Các ngân hàng thường sử dụng hai chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả chovay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ về mặt lợi nhuận thu được:
Chỉ tiêu 1: Lợi nhuận từ cho vay DNVVN/ Dư nợ cho vay DNVVN Chỉ tiêu 2: Lợi nhuận từ cho vay DNVVN/Tổng lợi nhuận của NH
Chỉ tiêu 1 phản ánh khả năng sinh lời của khoản cho vay DNVVN củaNgân hàng, cho biết một đồng dư nợ cho vay DNVVN sẽ mang lại bao nhiêu
1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr
x100%
0 20 40 60 80 100
1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr
DNTDN
TTDN =
0 20 40 60 80 100
1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr
x100%
Trang 23đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu 2 phản ánh mức độ đóng góp của hoạt động cho vay các DNVVNvào toàn bộ kết quả hoạt động cho vay của NHTM Chỉ tiêu này càng cao chứng
tỏ hiệu quả cho vay DNVVN cao
Ngoài ra, các chỉ tiêu như: ngành nghề hoạt động của DNVVN mà NH chovay; các loại hình doanh nghiệp mà NH cho vay; các hình thức tín dụng cũngđược dùng để đánh giá việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng của Ngân hàng
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng tín dụng đối với DNVVN
1.3.3.1 Sự tác động của môi trường bên ngoài
Thứ nhất, sự tác động của môi trường kinh tế Trong một môi trường kinh
tế ổn định, sẽ tạo điều kiện cho các DN phát triển và có cơ hội đầu tư và có khảnăng đạt lợi nhuận cao Nhu cầu vốn của DN trong thời kì này càng cao thì NHcàng có điều kiện để mở rộng tín dụng
Thứ hai, sự tác động của môi trường chính trị Trong một môi trường ổn
định, các DNVVN sẽ yên tâm SXKD và có khả năng mở rộng sản xuất, có kếtquả kinh doanh tốt, nhu cầu tín dụng sẽ tăng theo và NH càng có cơ sở tin tưởng
để mở rộng quy mô tín dụng với KH này Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ cácDNVVN trong hoạt động SXKD cũng có tác động to lớn thúc đẩy sự phát triểncủa DN Không chỉ thế, các chủ trương chính sách của nhà nước còn có tác độngtới chiến lược kinh doanh từng thời kỳ của các NH, cung cấp các thông tin cầnthiết cho NH để mở rộng tín dụng đối với khu vực DN này
Thứ ba, sự tác động của môi trường pháp lý Môi trường pháp lý lành
mạnh, thông thoáng không chồng chéo sẽ tạo điều kiện cho NH hoạt động hiệuquả Bên cạnh đó, nếu có được các chính sách pháp luật tạo sự cạnh tranh côngbằng cho tất cả các thành phần kinh tế thì các DNVVN có thể tiếp cận nguồnvốn tín dụng một cách dễ dàng hơn
Thứ tư, sự tác động của môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên không
thuận lợi như hạn hán, lũ lụt, động đất sẽ dẫn đến khó khăn cho các DN nói riêng
và cả nền kinh tế nói chung Nhiều DN sẽ lâm vào tình trạng phá sản và mất khảnăng trả nợ cho NH, uy tín của các DN sẽ bị giảm sút và khả năng mở rộng tín
Trang 24dụng của NH cũng giảm sút theo.
Thứ năm, sự tác động của môi trường văn hóa – xã hội Môi trường văn
hóa xã hội ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của người dân, cho nên cũng ảnhhưởng đến lĩnh vực hoạt động, khả năng tiêu thụ hàng hóa, mở rộng hay thu hẹpquy mô sản xuất của DN Ngoài ra, nó còn tác động đến tư cách đạo đức củangười đi vay, đến thiện chí trả nợ của họ, đây là cơ sở để NH quyết định mở rộngtín dụng đối với KH này hay không
Thứ sáu, sự tác động của môi trường công nghệ Công nghệ phát triển cao
giúp cho DN có cơ sở áp dụng các công nghệ khoa học tiên tiến vào SXKDnhằm tăng số lượng và chất lượng của sản phẩm, có điều kiện tăng lợi nhuận và
mở rộng kinh doanh Đối với những doanh nghiệp yếu kém thì sẽ càng khó khăntrong việc tiếp cận công nghệ mới Những biến động này đều tác động tới quyếtđịnh mở rộng hay thu hẹp tín dụng của NH
1.3.3.2 Các nhân tố thuộc về Ngân hàng
vay vốn của NH thì mới có thể mở rộng việc cho vay được
Chính sách tín dụng của Ngân hàng Nếu chính sách tín dụng thông
thoáng thì tạo điều kiện tốt cho DN vay vốn, là cơ sở để mở rộng tín dụng NHđối với DN, và ngược lại
Lãi suất tín dụng Nếu lãi suất của NH thấp và linh hoạt đối với từng đối
tượng khách hàng thì chứng tỏ NH đang cố gắng mở rộng tín dụng, và ngược lại
Quy trình tín dụng Khi NH có quy trình TD hợp lý, chặt chẽ, nhanh gọn,
chính xác thì sẽ xác định được đúng đối tượng KH vay và thời gian vay vốn của
KH cũng như đảm bảo lợi ích của NH, tạo điều kiện mở rộng tín dụng
Năng lực quản lí và trình độ cán bộ tín dụng Với đội ngũ cán bộ quản lí
giỏi, nắm bắt được xu thế thị trường nhanh nhạy với những biến đổi trong môitrường vĩ mô, các cán bộ tín dụng có đủ năng lực trình độ và hiểu biết thì mới cósức cạnh tranh với các NH khác để mở rộng cho vay
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị Điều này vừa tạo hình ảnh cho NH vừa là
cơ sở vật chất để NH có thể mở rộng TD NH có nhiều chi nhánh, đặt tại nhiều
Trang 25địa điểm thì sẽ tận dụng được tối đa lượng KH tiềm năng vì KH luôn quan tâmđến yếu tố thuận tiên Công nghệ của NH đòi hỏi phải luôn hiện đại, nhanhchóng và độ chính xác cao để đáp ứng được yêu cầu khắt khe, chính xác tuyệtđối, đồng thời để nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút nhiều KH hơn.
1.3.3.3 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nhu cầu vay vốn và tình trạng sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏ Khi
nghiên cứu để mở rộng cho vay với một KH, điều đầu tiên NH phải xem xét tới
là đặc điểm hiện tại của đối tượng cho vay này Xem xét đối tượng KHVVN,nhu cầu vay vốn và tình hình sản xuất kinh doanh của họ có khả thi hay không
Khả năng lập dự án và tình hình sứ dụng vốn vay của DN Chỉ khi đánh
giá được dự án khả thi hoặc tư vấn giúp đỡ doanh nghiệp lập dự án tốt thì NHmới xác định được cho DN vay
1.3.4 Sự cần thiết mở rộng tín dụng đối với DN vừa và nhỏ
1.3.4.1 Đối với Ngân Hàng
Một trong những định hướng phát triển của các NHTM hiện nay đó là pháttriển các dịch vụ NH bán lẻ, trong đó có dịch vụ tín dụng đối với KH là cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ
Với tỷ trọng gần 97% trong tổng số doanh nghiệp hiện nay cho thấy DNvừa và nhỏ là thị trường lớn và tiềm năng Mặc dù trong giai đoạn hiện nay, córất doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản hoặc ngừng hoạt động nhưng khu vựcdoanh nghiệp này vẫn là lực lượng quan trọng nhất của nền kinh tế, cho nêntrong tương lai đây vẫn là một thị trường lớn và tiềm năng Các NH sẽ có cơ hội
mở rộng số lượng khách hàng, tăng doanh thu, lợi nhuận Tín dụng là hoạt độngmang lại lợi nhuận chủ yếu cho NH
Việc mở rộng tín dụng cho nhiều đối tượng KH giúp cho NH phân tán rủi
ro Ngoài ra còn cho phép các NHTM phát triển và ứng dụng các dịch vụ NHđiện tử vì NH cần phải áp dụng các công nghệ mới trong các quy trình nghiệp vụ
để giúp cho NH ngày càng thỏa mãn được các yêu cầu của KH, giữ được uy tín,mối quan hệ lâu dài với KH
1.3.4.2 Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trang 26Khi các ngân hàng có chiến lược mở rộng tín dụng đối với DN vừa và nhỏ,
NH sẽ có thêm hỗ trợ cho DN như nới lỏng điều kiện cho vay, tư vấn các hìnhthức đảm bảo tài sản hợp lí Từ đó các DN có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay dễdàng hơn và sẽ có cơ sở để đầu tư phát triển, mở rộng kinh doanh
1.3.4.3 Đối với nền kinh tế
Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một số lượng lớn, được đánh giá là lựclượng quan trọng nhất cho nền kinh tế sau này Đóng góp của khu vực này vàotổng sản lượng và việc làm là rất đáng kể Do có quy mô nhỏ nên khu vực này dễđược điều chỉnh, làm cho nền kinh tế trở nên năng động hơn Vì vậy, việc mởrộng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp cho các DN tiếp cận được vớinguồn vốn để duy trì, phát triển hoạt động kinh doanh, và làm giảm tỉ lệ thấtnghiệp, làm cho nền kinh tế phát triển một cách bền vững
1.3.5 Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng và mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chất lượng tín dụng đối với DN vừa và nhỏ thể hiện ở phạm vi mức độ giớihạn tín dụng phải phù hợp với khả năng đáp ứng theo hướng tích cực của bản thân
NH và phải đảm bảo được sự cạnh tranh trên thị trường, tuân thủ nguyên tắc hoàntrả đúng hạn và có lãi Thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận cao và gia tăng, mức dư nợtăng, tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý, đảm bảo cơ cấu nguồn vốn trong nền kinh tế
Việc nâng cao chất lượng và mở rộng tín dụng có mối quan hệ qua lại tácđộng lẫn nhau Đó cũng chính là quy luật lượng – chất, là quy luật chuyển hóa vềnhững thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại
Việc nâng cao chất lượng nghĩa là NH làm tăng chất lượng và hiệu quả củacác món vay, mở rộng về chất lượng không phản ánh trực tiếp sự mở rộng chovay đối với các DN vừa và nhỏ nhưng nó rất quan trọng để đánh giá sự an toàn
và hiệu quả của việc mở rộng cho vay
Từ đó cho thấy, để tối đa hóa được lợi nhuận thì mở rộng tín dụng cần phải điliền với giám thiểu rủi ro trong hoạt động kinh và buộc các NH phải nâng cao chấtlượng sản phẩm dịch vụ và mở rộng tín dụng đối với các DN có rủi ro nhỏ nhất
1.4 Kinh nghiệm quốc tế về mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và
Trang 27nhỏ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
1.4.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Có thể nói sự đóng góp của các DNVVN đối với nền kinh tế Trung Quốc làrất to lớn, được coi là động lực cho sự tăng trưởng kinh tế của nước này TrungQuốc đã có sự quan tâm đúng mức và đề ra chính sách hợp lí trong việc mở rộngtín dụng đối với DNVVN
Trung Quốc đã ban hành một loạt chính sách nhằm tăng quy mô cũng như
số tiền vốn cho các DNVVN Một trong những giải pháp được chú trọng ápdụng là xây dựng hệ thống tổ chức tài chính về bảo lãnh tín dụng trên toàn quốc.Hiện nay, Trung Quốc có hơn 4300 tổ chức tài chính đứng ra bảo lãnh choDNVVN vay vốn với nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách nhà nước và chỉ được rótmột lần Bên cạnh đó, Chính phủ nước này đã thành lập quỹ tiền tệ dành riêngcho DNVVN Đặc biệt đối với những DNVVN có kết quả SXKD tốt, Nhà nước
có thể giảm hoặc miễn phí bảo lãnh về vốn
Kinh nghiệm cho vay DNVVN của NH Phát triển Trung Quốc là ngân hàng
sẽ thực hiện việc hỗ trợ tài chính, chính quyền địa phương sẽ chịu trách nhiệmđiều phối tín dụng
Cho đến nay, Nhà nước Trung Quốc cũng đã kiện toàn hệ thống bảo lãnhtín dụng cho DNVVN, đồng thời thành lập xong Ủy ban thúc đẩy DNVVN pháttriển Nhờ đó, hoạt động của các DNVVN khởi sắc và phát triển
1.4.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Các DNVVN Nhật Bản chủ yếu tập trung ở lĩnh vực sản xuất hàng điện tử,
kỹ thuật và hóa học, một số DN đã có thâm niên hoạt động vài thế kỷ Nhận thức
rõ tầm quan trọng của các DNVVN đối với sự phát triển của nền kinh tế trongnước, Chính phủ Nhật Bản đã đặc biệt quan tâm đến phát triển các DNVVN.Chương trình “hiện đại hóa các DNVVN” trở thành một nhiệm vụ trọng tâm vàNhật Bản đã ban hành hàng loạt chính sách về nhiều mặt, bao gồm:
Hiện đại hóa các thể chế quản lý DNVVN
Hiện đại hóa các hoạt động tư vấn DNVVN
Hiện đại hóa các giải pháp tài chính cho DNVVN
Trang 28Các biện pháp hỗ trợ này đã được thực hiện thông qua hệ thống hỗ trợ tíndụng và các tổ chức tài chính tín dụng công cộng phục vụ DNVVN Hệ thốngnày giúp các DNVVN tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, tạo điều kiện cho họvay vốn của các TCTD tư nhân thông qua sự bảo lãnh của hiệp hội bảo lãnh tíndụng Ngoài ra còn có ba tổ chức tài chính công cộng do chính phủ đầu tư thànhlập toàn bộ hoặc một phần nhằm tài trợ vốn cho các DNVVN đổi mới máy mócthiết bị và hỗ trợ vốn lưu động SXKD.
1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thứ nhất, phát triển mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng hoạt động có hiệu quả.
Ở nước ta, quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng choDNVVN đã được ban hành từ ngày 20/12/2001, nhưng đến nay, Quỹ này vẫnchưa được phát triển
Thứ hai, Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi
trường pháp lý ổn định, có những chính sách hỗ trợ cụ thể đối với sự phát triểncủa DNVVN Chính phủ cần phải hỗ trợ đúng mức thì mới có tác dụng, nếu quá
ít thì sự hỗ trợ đó không có tác dụng mấy cho DN, nhưng nếu quá mức cần thiếtthì có thể gây tâm lý ỷ lại vào nhà nước
Thứ ba, các ngân hàng cần có chính sách khách hàng đặc biệt đối với các
DNVVN Những DN có uy tín và quan hệ tín dụng thường xuyên với ngân hàngphải được hưởng các ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ,…
này vay vốn trung và dài hạn bằng nguồn vốn của Nhà nước, hoặc kết hợp vớicác tổ chức, cá nhân khác Ngoài ra, Chính phủ cần có thêm các biện pháp tạođiều kiện về mặt tài chính cho các DNVVN như trợ cấp vốn không hoàn lại, chovay với lãi suất thấp ở vùng sâu, vùng xa, các trọng điểm kinh tế nông nghiệp,nông thôn
Trang 30CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BA ĐÌNH
2.1 Tình hình hoạt động của Vietinbank chi nhánh Ba Đình
2.1.1 Sự hình thành và phát triển
Tên đơn vị thực tập: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương ViệtNam – Chi nhánh Ba Đình
Tên giao dịch: Vietinbank chi nhánh Ba Đình
Địa chỉ: 34 Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình ra đời từ năm 1959.Tên gọi lúc được thành lập : Chi điểm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc Ngân hàng
Hà Nội, được đặt tại trụ sở: Đội Cấn – Hà Nội
Nhiệm vụ ban đầu: vừa xây dựng cơ sở vật chất, củng cố tổ chức và hoạtđộng Ngân hàng (hoạt động dưới hình thức cung ứng, cấp phát theo chỉ tiêu – kếhoạch được giao)
Ngày 1-7-1988, thực hiện Nghị định 53 của hội đồng Bộ trưởng ngànhNgân Hàng chuyển từ cơ chế quản lý hành chính, kế hoạch hóa sang hạch toánkinh tế kinh doanh theo mô hình quản lý Ngân hàng hai cấp lấy lợi nhuận làmmục tiêu trong hoạt động kinh doanh, các NHTMQD lần lượt ra đời Trong bốicảnh chuyển đổi đó, Ngân hàng Ba Đình cũng đã được chuyển đổi thành một chinhánh NHTM quốc doanh với tên gọi là Chi nhánh Ngân hàng Công thươngquận Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công thương Thành phố Hà Nội
Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, thông qua việc đổimới giao tiếp, phục vụ, lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đadạng hóa các loại hình kinh doanh dịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường, đưathêm các sản phẩm dịch vụ mới vào kinh doanh Lúc này NHCT Ba Đình hoạt
Trang 31động theo mô hình quản lý NHCT ba cấp (Trung ương - Thành phố - Quận) Với
mô hình quản lý này, trong những năm đầu thành lập từ tháng 7-1988 đến tháng
3-1993 hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình kém hiệu quả, không phát huyđược thế mạnh và ưu thế của một Chi nhánh trên địa bàn Thủ đô, do hoạt động kinhdoanh phụ thuộc vào NHCT Thành phố Hà Nội, cùng với những khó khăn thửthách của những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo đường lối đổi mới củaĐảng Trước những khó khăn vướng mắc từ mô hình tổ chức quản lý, cũng như từ
cơ chế, bắt đầu từ 1- 4-1993, NHCT VN thực hiện thí điểm mô hình tổ chức NHCThai cấp (Trung ương – Quận), xóa bỏ cấp trung gian là NHCT Thành phố Hà Nội,cùng với việc đổi mới và tăng cường công tác cán bộ Do vậy, ngay sau khi nângcấp quản lý cùng với việc đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ
có năng lực thì hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình đã có sức bật mới, hoạtđộng kinh doanh theo mô hình một NHTM đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín đểtham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường Nhanh chóng tiếp cận đượcthị trường và không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện để thích nghi với các môi trườngkinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường
Kể từ khi chuyển đổi mô hình quản lý cho đến nay, hoạt động kinh doanh củaChi nhánh NHCT khu vực Ba Đình không ngừng phát triển theo định hướng “Ổnđịnh – An toàn – Hiệu quả và Phát triển” cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bànhoạt động, cũng như về cơ cấu mạng lưới, tổ chức bộ máy Cho đến nay, bộ máyhoạt động của Chi nhánh NHCT Ba Đình có trên 300 cán bộ - nhân viên (Trong đótrên 85% có trình độ Đại học và trên Đại học, 10% có trình độ Trung cấp và đangđào tạo Đại học, còn lại là lao động giản đơn) với 12 phòng nghiệp vụ, 1 phònggiao dịch, 12 quỹ tiết kiệm, hoạt động trên một địa bàn bao rộng bao gồm các quận:
Ba Đình – Hoàn Kiếm – Tây Hồ Từ năm 1995 đến nay hoạt động kinh doanh củachi nhánh NHCT Ba Đình liên tục được NHCT Việt Nam công nhận là một trongnhững chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam Năm 1998 đượcThủ Tướng Chính Phủ tặng bằng khen, năm 1999 được Chủ tịch nước tặng huânchương lao động hạng Ba Liên tục trong các năm 2000 - 2005 được nhiều cấp khenthưởng: Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng bằng khen, Thống Đốc Ngân Hàng
Trang 32Nhà Nước Việt Nam tặng bằng khen, được HĐTĐ – KT Ngành Ngân hàng đề nghịThủ Tướng Chính Phủ tặng bằng khen.
Năm 2012 vừa qua, Vietinbank đã tiến hành thành công việc bán 20% cổphần cho Ngân hàng Tokyo Mitsubishi, Ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của NHTMCP chi nhánh Ba Đình
(Nguồn: báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank Ba Đình)
Nhiệm vụ của chi nhánh:
Chi nhánh NHCT Ba Đình có một số nhiệm vụ sau:
- Tiến hành các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng gồm các doanh nghiệplớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các cá nhân, đồng thời tư vấn cho kháchhàng về các sản phẩm của Ngân hàng
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng và quản lý các sản phẩm tíndụng phù hợp với chế độ, thể chế hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam
- Quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay tại chi nhánh, thẩm định vàtái thẩm định khách hàng của chi nhánh theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam
Phòng
KHDN
lớn
Phòng GĐ
và nợ
có vấn đề
Phòng
kế toán
Phòng tiền tệ - kho quỹ
Phòng thanh toán xuất nhập khẩu
Phòng tổng hợp
Phòng thông tin điện toán
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
Trang 33- Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán XNK, kinh doanh ngoại tệtheo quy định của NHCT Việt Nam.
- Thực hiện quản lý quỹ tiền mặt, quản lý an toàn kho quỹ theo quy địnhcủa NHVN và NHCT Việt Nam
- Thực hiện công tác tổ chức, đào tạo cán bộ tại chi nhánh theo đúng chủtrương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT Việt Nam Thực hiệncông tác quản trị, văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thựchiện công tác bảo vệ, an ninh, an toàn chi nhánh
- Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chinhánh Đồng thời bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của
hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh
- Ngoài ra, chi nhánh còn có nhiệm vụ dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổnghợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạtđộng hàng năm của mình
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT chi nhánh Ba Đình
2.1.2.1 Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động chính của chi nhánh, với mụctiêu đảm bảo vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản Có, nângcao vị thế của chi nhánh trong hệ thống Những năm vừa qua, nền kinh tế cónhiều biến động, nguồn vốn căng thẳng nhưng với lãnh đạo của ban lãnh đạocùng sự quyết tâm, cố gắng của các cán bộ nên các hoạt động huy động vốn đềuđược khai thác triệt để và đạt được kết quả cao
Tình hình sử dụng vốn của NHCT chi nhánh Ba Đình được thể hiện ở bảng
số liệu dưới đây: