1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận giáo dục Mầm Non

12 440 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 36,06 KB

Nội dung

1. Khái quát về sự phát triển trẻ mầm non. “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Lứa tuổi mẫu giáo là một quãng đời có tầm quan trọng đặc biệt trong qúa trình phát triển chung của trẻ em. Đúng như L. N. Tonxtoi đã nhận định: “Tất cả những cái gì mà đứa trẻ sẽ có sau này khi trở thành người lớn đều thu nhận được trong thời thơ ấu. Trong quãng đời còn lại, những cái mà nó thu nhận được chỉ đáng một phần trăm những cái đó mà thôi”. Theo N. K. Crupxkaia thì: “Trẻ có nhu cầu chơi vì trẻ mong muốn hiểu biết về cuộc sống xung quanh, hơn nữa trẻ mẫu giáo rất thích bắt chước người lớn, thích được hoạt động tích cực với bạn bề cùng tuổi. Trẻ tác động lại thế giới bên ngoài nhằm lĩnh hội cho được những năng lực của con người chứa trong thế giới đó. Trẻ luyện tập được năng lực vận động, cảm giác và những năng lực trí tuệ, luyện tập những chức năng và các mối quan hệ xã hội. 2. Đặc điểm của trẻ mầm non qua quan sát và hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường mầm non. 2.1. Quan sát trẻ tại lớp A1: 2436 tháng tuổi, 22, 23 trẻ lớp, 12, 15 trẻGV. 2.1.1. Một số đặc điểm của trẻ qua quan sát. Đặc điểm về sự phát triển thể chất: Trẻ sạch sẽ, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể trẻ phát triển hài hòa, cân đối, không trẻ nào có biểu hiện của thừa hay thiếu cân nặng. Qua thực tế quan sát, đa số trẻ ở độ tuổi này đều đã mọc đủ số răng tương ứng với lứa tuổi,tuy nhiên còn một số trẻ chưa mọc đủ răng. Trẻ phát triển tốt về mặt vận động: chạy, nhảy, cầm nắm thành thục.

Trang 1

BÁO CÁO THỰC TẾ CHUYÊN MÔN

1 Khái quát về sự phát triển trẻ mầm non.

“Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”

Lứa tuổi mẫu giáo là một quãng đời có tầm quan trọng đặc biệt trong qúa trình phát triển chung của trẻ em Đúng như L N Tonxtoi đã nhận định: “Tất cả những cái gì

mà đứa trẻ sẽ có sau này khi trở thành người lớn đều thu nhận được trong thời thơ ấu Trong quãng đời còn lại, những cái mà nó thu nhận được chỉ đáng một phần trăm những cái đó mà thôi” Theo N K Crupxkaia thì: “Trẻ có nhu cầu chơi vì trẻ mong muốn hiểu biết về cuộc sống xung quanh, hơn nữa trẻ mẫu giáo rất thích bắt chước người lớn, thích được hoạt động tích cực với bạn bề cùng tuổi Trẻ tác động lại thế giới bên ngoài nhằm lĩnh hội cho được những năng lực của con người chứa trong thế giới đó Trẻ luyện tập được năng lực vận động, cảm giác và những năng lực trí tuệ, luyện tập những chức năng

và các mối quan hệ xã hội

2 Đặc điểm của trẻ mầm non qua quan sát và hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường mầm non.

2.1 Quan sát trẻ tại lớp A1: 24-36 tháng tuổi, 22, 23 trẻ/ lớp, 12, 15 trẻ/GV

2.1.1 Một số đặc điểm của trẻ qua quan sát

* Đặc điểm về sự phát triển thể chất:

- Trẻ sạch sẽ, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể trẻ phát triển hài hòa, cân đối, không trẻ nào

có biểu hiện của thừa hay thiếu cân nặng

- Qua thực tế quan sát, đa số trẻ ở độ tuổi này đều đã mọc đủ số răng tương ứng với lứa tuổi,tuy nhiên còn một số trẻ chưa mọc đủ răng

- Trẻ phát triển tốt về mặt vận động: chạy, nhảy, cầm nắm thành thục

Tuy nhiên, do hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện và do thời tiết thay đổi nên nhiều trẻ bị

ho, khàn tiếng

* Đặc điểm về sự phát triển nhận thức:

Trang 2

- Trẻ nhận biết được nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể: chân, tay, miệng…

- Trẻ thích các hoạt động chân tay (trẻ thường xuyên chạy nhảy, quay ngang quay dọc và không chịu ngồi im một chỗ) và khám phá bằng các giác quan: trẻ tò mò về các đồ vật xung quanh mình (khi đưa cho trẻ bút bi và giấy, trẻ chăm chú dùng bút để vẽ vào giấy với những nét nguệch ngoạc, linh tinh nhưng không hề chán Trẻ kết hợp mắt nhìn, tay nghe và tay sờ nắm vật để tìm hiểu công dụng của chiếc bút bi)

- Trẻ biết được và nhận dạng hình ảnh biết tên đồ vật

- Trẻ có thể nắm các thông tin thông qua giao tiếp (trẻ nghe hiểu các yêu cầu của GV trong quá trình hoạt động) và nhìn các sách có tranh ảnh trẻ nhận biết được nhiều con vật, cây cối, các loại quả…

- Trong quá trình GV kể các câu chuyện, GV sẽ đặt các câu hỏi để trẻ biết được nếu nhân vật trong chuyện làm việc tốt/xấu thì kết quả sẽ thế nào, việc làm là tốt hay xấu… Trẻ bắt

đầu nhận ra các mối quan hệ nhân quả đơn giản dưới dạng các câu hỏi đơn giản: “tại sao? để làm gì? như thế nào?”

* Đặc điểm về sự phát triển ngôn ngữ:

- Một số trẻ gặp khó khăn trong phát âm, nói ngọng, diễn đạt bằng lời nói chưa mạch lạc Trẻ cần được người lớn chú ý nghe và nói lại rõ ràng hơn những gì trẻ nói

- Trẻ có thể nói tốt được câu có nhiều hơn từ khác nhau

- Trẻ có thể nói tên họ của mình, tên họ và nghề nghiệp của cha mẹ và của các thành viên khác trong gia đình

- Trẻ có thể trả lời câu hỏi về chức năng của một số vật xung quanh: bút dùng để làm gì, nước dùng để làm gì…

- Trẻ có thể hát những bài đơn giản, dễ thuộc

- Trẻ nói chuyện có ngữ điệu, nhấn nhá các từ, dùng các từ cảm thán kể câu chuyện của mình

* Đặc điểm về sự phát triển tình cảm – xã hội:

Trang 3

- Trẻ biết biểu lộ sự thích thú giao tiếp bằng cử và lời nói với người khác: trẻ có những hành động như cầm tay, nghịch tóc, nói chuyện nhiều với nhóm sinh viên thực tế

- Nhận biết cảm xúc vui, buồn, sợ hãi qua nét mặt, cử chỉ Từ khi GV đón trẻ đến khi GV trả trẻ, trong lớp có một trẻ liên tục khóc đòi về và không ăn cơm, không chơi với các bạn khác trong lớp Khi sinh viên thực tế hỏi một vài trẻ thì trẻ biết rằng vì bạn sợ đến lớp, sợ

bố mẹ không đón nên mới khóc Điều này cho thấy trẻ đã phân biệt được một số cảm xúc đơn giản

- Trẻ nhận biết được giới tính, tên gọi của mình, trẻ đã tách cái tôi ra khỏi thế giới xung quanh mình

- Trẻ chào khi được nhắc nhở: khi đón trẻ và khi trả trẻ GV hay phụ huynh đều nhắc nhở trẻ chào để bước đầu hình thành cho trẻ hành vi lễ phép với người lớn

- Trẻ chơi thân thiện và thực hiện yêu cầu của GV: GV đưa ra tất cả các yêu cầu trong hoạt động cả ngày ở trường cho trẻ và trẻ luôn thực hiện theo yêu cầu của GV

* Đặc điểm về sự phát triển thẩm mỹ:

- Trẻ có thể hát các bài hát ngắn, đơn giản, biết thể hiện cảm xúc của mình với âm nhạc như: vui vẻ, thích thú, chăm chú…và thể hiện những vận động đơn giản như vỗ tay, giậm chân, nhún nhảy theo nhạc

- Trẻ biết khen những bức tranh GV chuẩn bị sẵn và dán trên bảng tin

2.1.2 Nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động mà trẻ được tham gia

Hình

thức

hoạt

động

Nội dung

Phương pháp Hoạt động của GV Hoạt động của trẻ

GV đón

trẻ và

hoạt

động thể

dục đầu

giờ ngoài

trời

- Khi đón trẻ, GV đón trẻ

trực tiếp từ bố mẹ của trẻ,

GV là người chào trẻ

trước, luôn tươi cười với

trẻ Đối với những trẻ

khóc khi đi nhà trẻ, GV bế

trẻ và dỗ trẻ đên khi trẻ

nín

- Sau khi đón trẻ, GV cho

trẻ xếp thành hàng thẳng,

- Trẻ chỉ cần quan sát,

nhún nhảy theo giai điệu nhạc và bước đầu làm quen với hoạt động thể dục đầu giờ, do trẻ còn nhỏ nên chưa đòi hỏi trẻ thực hiện theo các động tác của GV hướng dẫn

- Phương pháp

tình cảm:

GV có những hành động, cử chỉ âu yếm, thân thiện chứa đựng sự yêu thương với trẻ, tạo cho trẻ những cảm xúc tin tưởng, gần gũi, thân thiện, có

Trang 4

đi dép sau đó ra sân tập cảm tình khi tiếp

xúc với mình và dần loại bỏ sự sợ hãi khi đến trường

Tiết dạy

hát và kể

chuyện

- Trước khi hát và kể

chuyện GV gọi trẻ lên

thực hiện nhiệm vụ học

tập

- GV chia trẻ thành 02

nhóm: một nhóm học hát

và nghe cô kể chuyện

cùng GV, nhóm còn lại

ngồi phía dưới quan sát

GV dạy hát và kể chuyện

- GV kể chuyện "Bé mai

đi công viên", yẻu cầu trẻ

khoanh chân ngồi nhiêm

nghe GV kể chuyện Sau

đó hỏi các trẻ trong

chuyện có nhân vật nào,

ngày chủ nhật bé mai

được đi đâu và đã làm gì

trong câu chuyện trên

- GV hát mẫu bài hát “Em

tập lái ô tô” sau đó yêu

cầu trẻ hát theo và đi theo

vòng tròn mô phỏng lại

hoạt động lái ô tô

- Trẻ ở nhóm học và nghe

kể chuyện cùng GV ngồi khoanh chân ngay ngắn xung quanh GV trên thảm Số trẻ còn lại không học hát và nghe kể chuyện lấy ghế, ngồi thẳng hàng

và quan sát GV cùng các bạn hát và nghe kể chuyện

- Trẻ tập trung chú ý lắng nghe GV kể chuyện và tả lời câu hỏi mà GV đưa ra khi trẻ đã nghe xong câu chuyện

- Trẻ chú ý lắng nghe GV hát mẫu sau đó nhún nhảy hát theo bài hát

-Trẻ hát bài hát rồi đi theo vòng tròn, vừa đi vừa nhún nhảy theo nhịp bài hát

-Luyện tập:

GV cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần bài hát, những động tác, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung giáo dục và kích thích

sự hứng thú của trẻ

Tiết học

chơi các

loại trò

chơi

- GV yêu cầu trẻ cất ghế

xếp gọn gàng, giới thiệu

trò chơi thể thao cho trẻ

chơi trong phạm vi thảm

xốp (thời tiết khá lạnh,

GV tránh cho trẻ tiếp xúc

trực tiếp với nền đất ảnh

hưởng đến sức khỏe của

trẻ) Gọi trẻ lên và đi theo

vòng tròn theo đoàn tàu

chạy theo khẩu hiệu của

cô với tốc độ chạy thường

hay chạy nhanh

- Chia lớp làm hai và dạy

thể dục theo hình mẫu của

- GV tổ chức trò chơi

"ném bóng" và chọn lấy

- Trẻ cất, xếp ghế gọn gàng sau đó trẻ thực hiện trò chơi của GV chạy theo hình vòng theo khẩu hiệu của GV

- Trong qúa trình chơi, trẻ không ngồi im một chỗ

mà liên tục chạy nhảy, nói chuyện với nhau, mang đồ chơi từ góc này sang góc khác

- Trẻ thực hiện tập thể dục theo cô và chơi trò chơi ném bóng

-Phương pháp tập

luyện:

GV cho trẻ thao tác trực tiếp với đồ vật, đồ chơi và các dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích cũng như nội dung muốn giáo dục, trẻ tập luyện thể dục thể thao

và vận động chân tay Trẻ sẽ biết cách quan sát, thao tác và xách thức thực hiện các trò chơi mà GV

Trang 5

12 trẻ chia làm hai đội,

mỗi đội có 6 trẻ thành hai

hàng dọc Nhiệm vụ trẻ

thực hiện người đầu tiên

cầm và ném bóng xong thì

đến lượt người tiếp theo

cho đến hết lượt

- GV tổ chức cho trẻ chơi

"Gà đi ngủ" với khẩu hiệu

trời tối rồi gà đi ngủ và

trời sáng rồi gà gáy ò ó o

- Kết thúc tiết học, GV

yêu cầu trẻ trở về vị trí

ngồi và tiến hành cho trẻ

vệ sinh chân tay chuẩn bi

cho bữa ăn trưa

- Trẻ tập trung lắng nghe

và thực hiện trò chơi mà

GV hướng dẫn theo khẩu hiêu mà GV hô

đưa ra để giúp trẻ cách nhận biết nhanh hơn, tốt hơn

Trẻ ăn

trưa

- GV xếp bàn ghế cho trẻ,

08 trẻ một bàn Trong thời

gian đợi phát cơm, GV

cho trẻ chơi trò chơi nhỏ

để tránh cho trẻ buồn ngủ

- GV chia cơm cho trẻ

theo khẩu phần mà trẻ có

thể ăn được (ăn nhiều/ít

cơm, không ăn thịt, không

ăn rau) Một số trẻ do ăn

chậm hay chưa quen tự

xúc cơm nên GV bón cơm

cho trẻ

- Mỗi bàn được GV xếp

một đĩa đựng khăn được

GV giặt sạch cho trẻ dùng

để lau tay sau khi ăn và

một chậu nước cùng khăn

mặt đã được giặt sạch sẽ

để trẻ lau miệng sau khi

ăn

- Trẻ ngồi vào ghế và đặt

tay lên bàn nhưng chỉ được thời gian ngắn Sau

đó một số trẻ đùa nghịch, một số trẻ buồn ngủ, số còn lại chơi trò chơi cùng GV

- Trẻ nhận phần cơm của mình và xúc ăn Một số trẻ ăn được nhiều cơm và xin thêm cơm Nhiều trẻ không ăn hết phần cơm của mình

- Sau khi ăn, trẻ tự giác lau tay, lau miệng và cất bát, thìa sau đó tự đi vệ sinh

Trẻ ăn

bữa phụ

buổi

chiều

- GV gọi trẻ dậy sau sau

giờ ngủ trưa và cho trẻ đi

vệ sinh, rửa mặt, sắp xếp

chỗ ngồi cho trẻ ăn bữa ăn

phụ và uống sữa đậu Sau

bữa phụ, GV cho trẻ ăn

bữa chính chiều: ăn xôi vò

- Do vừa ngủ dậy, nhiều

trẻ chưa tỉnh ngủ nên việc

ăn bữa phụ còn chậm, nhiều trẻ không thích ăn xôi nên không chịu ăn

Trang 6

Trẻ xem

video về

các chủ

đề hoặc

xem

phim

hoạt

hình

(Tùy

theo chủ

điểm của

từng

tháng thì

nội dung

của

những bộ

phim

hoạt hình

sẽ được

nhà

trường

chuẩn bị

phù hợp

với chủ

điểm)

- GV xếp thành các hàng

ghế thẳng hàng và yêu cầu

trẻ ngồi ngay ngắn, không

mất trật tự để xem hoạt

hình GV ngồi phía trên

để quan sát trẻ

- Trẻ chăm chú, tập trung vào các hình ảnh trên TV, hoạt hình với màu sắc đa dạng kết hợp với các bài hát theo chủ đề phù hợp với lứa tuổi của trẻ

2.2 Quan sát trẻ tại lớp D3: 5-6 tuổi, 40 trẻ/ 4 GV bao gồm cả GV thực tập

2.2.1 Một số đặc điểm của trẻ qua quan sát

* Đặc điểm về thể chất:

- Đa số trẻ sạch sẽ, phát triển đồng đều cả về cân nặng và chiều cao, không có trẻ nào có biểu hiện của thiếu hoặc thừa cân nặng

- Trẻ phát triển toàn diện về mặt vận động: thành thạo trong việc chạy, nhảy, cầm nắm các vận dụng, đồ chơi và lắp ghép các mô hình

* Đặc điểm về nhận thức:

- Trẻ phân biệt bản thân với bạn bè cùng tuổi xung quanh mình: biết tự nhận biết bản thân

khi GV điểm danh, trẻ nói chuyện với nhau có sử dụng những từ ngữ “tớ, cậu, bố mẹ tớ…”, trẻ hoạt động theo từng nhóm nhỏ và chia theo giới tính: nhóm bạn trai, nhóm bạn

gái

Trang 7

- Trong tiết học hoạt động ngoài giờ, nhiều trẻ đã nhận biết được các hiệu lệnh như: yêu cầu tập chung theo hàng, quay phải, quay trái, đằng sau Tuy nhiên một số trẻ thực hiện là theo thói quen hàng ngày được luyện tập nhiều chứ không phân biệt được hiệu lệnh của giáo viên

- Trẻ nhận biết được sự có mặt của GV mới (nhóm thực tế) và chào GV

* Đặc điểm về ngôn ngữ:

- Ở độ tuổi này, trẻ giao tiếp với nhau trong quá trình hoạt động bằng các câu ngắn, dài

khác nhau, sử dung nhiều từ khó, các từ cảm thán như “ôi, nhé…”

- Trẻ diễn tả mong muốn của mình với giáo viên bằng các câu nói với đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ

- Trẻ mạnh dạn, tự tin và chủ động trong việc giao tiếp với bạn bè hay giáo viên Trẻ kể các câu chuyện cho bạn nghe bằng nhiều biểu cảm khác nhau trên khuôn mặt, trẻ trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra mạch lạc, to, rõ ràng

* Đặc điểm về sự phát triển tình cảm – xã hội:

- Trẻ đã hợp tác tốt với bạn bè thông qua làm việc nhóm trong trò chơi học tập hay biết chia sẻ đồ chơi cùng với bạn khác

- Trẻ ứng xử đúng mực với mọi người xung quanh: biết chào bố/mẹ lúc đưa/đón trẻ, biết chào giáo viên, nói chuyện lễ phép với giáo viên, biết lắng nghe khi giáo viên dạy học và khi bạn kể chuyện

- Khi giáo viên yêu cầu trẻ cất đồ chơi gọn gàng để vào học, trẻ đều vui vẻ tự giác cất đúng nơi quy định, không để đồ chơi bừa bãi

- Trẻ thực hiện đúng một số quy định trong trường, lớp như: không mất trật tự trong lớp,

đi vệ sinh đúng nơi quy định, để dép đúng nơi quy định…

* Đặc điểm về sự phát triển thẩm mỹ:

- Trẻ bộc lộ các cảm xúc vui vẻ với bạn bè khi tham gia các hoạt động, biết bộc lộ cảm xúc tích cực khi học hát hay nhìn các bức tranh giáo viên đưa ra

Trang 8

- Trẻ thích nghe nhạc, nghe hát, chú ý lắng nghe giai điệu bài hát và cô giáo hát, hát đúng lời bài hát Khi hát, trẻ nhún nhảy và vỗ tay theo nhịp điệu bài hát Trẻ biết nhận xét giai điêu mà bạn hát (bạn hát to, rõ ràng, hay)

2.1.2 Nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động mà trẻ được tham gia

Hình

thức

hoạt

động

Nội dung

Phương pháp Hoạt động của GV Hoạt động của trẻ

Trẻ bắt

đầu

bằng

thể dục

ngoài

trời

đầu

giờ

- Yêu cầu trẻ lần lượt lấy

dép theo các tổ rồi xếp

hàng ra sân

- GV đưa ra hiệu lệnh:

“nghiêm, quay phải/trái”

sau đó 01 GV nhảy, múa

mẫu cho trẻ nhìn và tập

theo với bài nhạc sôi động

kích thích trẻ tập theo

- Sau khi kết thúc, GV cho

trẻ xếp hàng ngay ngắn về

lớp

- Trẻ lấy dép theo đúng vị

trí tổ sau đó xếp hàng ngay ngắn ra sân tập cùng các

lớp.

- Trẻ thao tác theo hiệu lệnh và GV mẫu

- Trẻ xếp hàng đi về lớp, cất dép về giá để dép và ngồi ngay ngắn đúng vị trí

- Luyện tập: GV

cho trẻ thực hiện lặp lai các động tác thể dục thông qua các yêu cầu GV đưa ra để nâng cao vốn hiểu biết và kỹ năng thực hành cho trẻ

- Dùng lời nói: GV

truyền đạt thông tin, đặt câu hỏi trẻ muốn chơi trò chơi

gì để kích thích trẻ suy nghĩ, tự bộc lộ lời nói

Tiết

học

tìm

hiểu

hình

các

khối

- GV đưa ra yêu cầu cho

trẻ “Bạn nào học môn tập

đọc sang lớp bên cạnh để

học”

- GV sắp xếp các dụng cụ

học tập, máy tính, để phục

vụ học tập

- Giáo viên phát cho mỗi

trẻ một rổ nhỏ trong đó có

các hình khối vuông, tròn,

hình chữ nhật

- Giáo viên hướng dẫn trẻ

đọc các hình khối và hỏi

trẻ đó là hình gì, màu gì

theo lời của cô Sau đó

giáo viẻn cho trẻ xem mô

hình bến xe khách thái

nguyên

- GV đưa ra mô hình bến

xe khách thái nguyên có

- Trẻ đứng dậy thực hiện

yêu cầu của GV lấy dép rồi sang phòng bên cạnh học đọc Số còn lại ở lại lớp học bài cùng GV

- Trẻ tò mò, chăm chú nhìn GV thực hiện

-Trẻ đọc theo lời của GV

- Trẻ tập trung chú ý nhìn

mô hình của GV

-Trẻ chăm chú lắng nghe

và nhìn mô hình GV đã làm tập trung vào các hình

- Trực quan minh

họa:

Sử dụng các phương tiện (máy chiếu), hành động, hình ảnh… để tạo điều kiện cho trẻ

sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm nâng cao vốn hiểu biết

và khả năng tư duy của trẻ

- Đưa ra tình

huống cho trẻ.

GV đưa ra câu hỏi

và hướng dẫn trẻ

Trang 9

hình dạng vuông, tròn

liên quan đến bài học cho

trẻ trả lời

- GV nói tên bài học về

các hình dạng của đồ vật

Sau khi đọc các hình khối

về mô hình bếnxekhách

thái nguyên xong, GV đặt

các câu hỏi khác nhau liên

quan đến bài học và mời

trẻ trả lời Nếu trẻ không

trả lời được, GV sẽ dùng

các câu hỏi gợi ý để trẻ dễ

hiểu hơn

- GV phân tích cho trẻ

hiểu hình dạng của các

hình khối như ô tô chở

hàng, xe buýt

- GV cho cả lớp đọc

- GV mời bất kì một số trẻ

đọc hình khối khác nhau

mà giáo viên hỏi

Sau đó GV ra hiệu lệnh

"Tìm khối, tìm khối Tìm

cho cô khối vuông Đố các

bạn biết tôi là hình gì ,

khối gì" sau đó trẻ nhặt

đúng hình theo lời cô gọi

và gọi trẻ đứng dậy đọc

tên hình khối và màu theo

câu hỏi của cô và gọi trẻ

khác đứng lên nhận xét

câu trả lời cảu bạn

ảnh được thể hiên ở mô hình sau đó trẻ giơ tay để trả lời câu hỏi của GV

-Trẻ chăm chú lắng nghe GV

-Cả lớp đọc to, rõ ràng xác hình khối theo sự hướng dẫn của GV

- Trẻ đứng lên trả lời theo lời cô gọi để trả lời câu hỏi

- Trẻ tham gia chơi và tìm hình khối theo hiẹu lệnh của GV

+ Trẻ nhận xét bạn đọc đúng không

- Trẻ được mời đọc lại hình khối và màu Trẻ nhận xét bài đọc của bạn

to, rõ ràng, đọc đúng

nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi và nghĩ ra đáp án theo cách nghĩ phù hợp với lứa tuổi của trẻ

Chơi

trò

chơi “

Thi

xem ai

khéo"

- Sau khi giáo viên đã cho

trẻ đọc và tìm các khối

theo lời của cô

- GV nhận xét lớp mình

hôm nay rất giỏi cô sẽ

thưởng cho xả lớp một trò

chơi "Thi xem ai khéo"

- GV chuẩn bị sẵn hai bàn

có đính giấy Ao to và băng

dính hai mặt và chia lớp

thành 02 đội, mỗi đội một

bảng Sau đó giáo viên

hướng dẫn trẻ cách chơi

- Khi có hiệu lệnh bắt đầu của GV, hai tổ thi nhau tư mình sắp xếp hình khối lên bảng dưới sự hướng dẫn của GV Khi hết giờ, trẻ về chỗ và nhận xét phần thi các đội

-Cả lớp cùng đếm số lượng các xe mà hai đội đa thể

- Phương pháp

thực hành:

Công cụ chính hỗ trợ quan trọng nhất của phương pháp này chính là đồ chơi (các hình khối lên bảng), trẻ vận động phù hợp để qua đó lồng ghép những bài học mang tính giáo

Trang 10

trò chơi "Thi xem ai

nhanh" Và chia cho mỗi

đội một rổ đồ có các hình

khối khác nhau vuông, chữ

nhật

Trẻ có nhiệm vụ gắn các

khối hình mà GV đã chuẩn

bị sẵn thành các loại xe

khác nhau như ô tô, tàu

lửa lên bàn có đính giấy

Ao và băng dính hai mặt

đã chuẩn bị của GV giao

nhiệm vụ cho trẻ cầm đồ

và đưa cho bạn để xác bạn

khác xếp hình

Sau khi hết thời gian các

đội trở về vị trí của đội

mình và giáo viên nhận

xét, yêu cầu trẻ đọc theo

cô để biết số lượng mô

hình mà trẻ đã thực hiện

-Trẻ chăm chú lắng nghe

và thực hiện yêu cầu của GV

- Trẻ tập trung chú ý nghe

GV

dục Mục đích của phương pháp này

là nhằm kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú tìm tòi học hỏi, giúp trẻ biết cách phối hợp các giác quan (tay, tai, mắt,

…) hành động với

đồ vật nhằm rèn luyện óc tư duy, sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa đôi tay và trí óc cho trẻ

- Phương pháp trò

chơi:

GV sử dụng các trò chơi lồng ghép trong tiết học để kích thích trẻ hoạt động và mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh, điều này tốt cho sự phát triển về lời nói, sự tư duy của trẻ

Hoạt

động

ngoài

trời (số

trẻ

không

ngồi

trong

lớp

học)

Do

không

được

quan

sát trẻ

nên

không

-Trong quá trình trẻ hoạt

động vui chơi ngoài sân,

GV quan sát thấy một trẻ

có biểu hiện không bình

thường: trẻ có biểu hiện

ho, sốt nhẹ nên đã đưa trẻ

vào lớp ngồi

Ngày đăng: 02/09/2018, 09:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w