Câu 1: Tại sao khi gập khuỷu tay ta có thể nâng được vật nặng hơn so với trường hợp duỗi thẳng tay theo phương ngang ? Giải thích: Khi gập khuỷu tay, “cánh tay đòn” thu lại ngắn hơn nên có thể giữ được với lực lớn hơn. Áp dụng: Đây là vấn đề thường ngày chúng ta hay áp dụng trong công việc như là một bản năng. Tuy nhiên không mấy người giải thích được.
Trang 1CÂU HỎI VẬN DỤNG
Cân bằng của một vật có trục quay cố định Quy tắc Momen lực:
Câu 1: Tại sao khi gập khuỷu tay ta có thể nâng được vật nặng hơn so với trường hợp
duỗi thẳng tay theo phương ngang ?
Giải thích:
Khi gập khuỷu tay, “cánh tay đòn” thu lại ngắn hơn nên có thể giữ được với lực lớn hơn
Áp dụng:
Đây là vấn đề thường ngày chúng ta hay áp dụng trong công việc như là một bản năng Tuy nhiên không mấy người giải thích được
Câu 2: Khi đi xe đạp hay xe máy cần phanh gấp người lái luôn chủ động phanh bánh sau
của xe mà ít dùng phanh trước Làm như vậy có lợi gì?
Giải thích:
Nếu phanh ở bánh trước, theo quán tính sẽ xuất hiện momen lực làm lật xe rất nguy hiểm
Áp dụng:
Câu hỏi giáo dục học sinh khi tham gia giao thông cần đi xe với tốc độ vừa phải để còn làm chủ được tình huống tránh gây hậu quả đáng tiếc và nếu có gặp tình huống bất ngờ thì biết cách xử lí sao cho an toàn
Định luật bảo toàn động lượng:
Câu 1: "Không thể tự nắm tóc mình mà nhấc mình lên đợc" Câu nói đó có cơ sở khoa
học không?
Giải thích:
Theo định luật bảo toàn động lượng thì nội lực chỉ làm cho các vật riêng biệt trong hệ trao đổi xung lượng cho nhau mà không gây gia tốc chuyển động cho hệ nên câu nói trên
là hoàn toàn có cơ sở khoa học
Câu 2: Một người lái đò đang đứng ở mũi thuyền Thuyền đậu sát bờ trên mặt nước yên
lặng Khi thấy có khách đi đò người lái đò đã đi từ mũi thuyền để đón khách Hỏi người lái thuyền có đón được khách không? Tại sao?
Giải thích:
Người lái thuyền không đón được khách Vì khi dịch chuyển từ mũi đên lái, người ấy đã
vô tình làm thuyền dịch chuyển theo hướng ngược lại tức là làm cho rời khỏi bờ
Câu 3: Một người làm xiếc nằm trên mặt đất rồi cho đặt lên ngực mình một tảng đá
to.Sau đó, cho người khác lấy búa tạ đập vào tảng đá Khi tảng đá vỡ ra, người làm xiếc vẫn đứng dậy vui cười chào khán giả Điều gì đã giúp anh ta thoát khỏi "mối nguy hiểm
"nêu trên?
Giải thích:
Theo định luật bảo toàn động lượng, sau va chạm vật có khối lượng càng lớn thì biến thiên động lượng càng nhỏ (tức ít bị chấn động ) Tảng đá trên ngực sẽ có tác dụng giảm chấn động, đá càng to càng an toàn
Áp dụng:
Đây là màn biểu diễn xiếc tạo cho người xem từ sự hồi hộp đến thán phục, tuy nhiên không phải ai cũng giải thích được
Câu 4: Tại sao viên đạn bay ra khỏi nòng súng không làm vỡ tan tấm cửa kính mà chỉ
khoan một lỗ tròn?
Trang 2 Giải thích:
Thời gian va chạm giữa viên đạn và tấm kính là rất nhỏ Trong khoảng thời gian đó, biếndạng gây ra bởi áp suất của viên đạn không kịp lan ra xa.Vì vậy, phần động lượng mà viên đạn mất đi chỉ truyền cho một phần nhỏ của tấm kính và tạo thành một lỗ tròn
Áp dụng: tính chất “độbiến thiên động lượng của vật phụ thuộc vào thời gian xảy ra
va chạm”
Câu 5: Một nhà du hành vũ trụ đã ra ngoài không gian vũ trụ, sau khi làm việc, họ muốn
trở lại con tàu của mình Làm thế nào có thể di chuyển về phía con tàu, khi mà trong không gian vũ trụ không có vật nào để đạp chân lên đó mà đẩy cả Hãy tìm phương án giúp các nhà du hành vũ trụ đó?
Giải thích:
Nhà du hành ném về một phía một vật nào đó để có thể nhà du hành chuyển động theo hướng ngược lại