B. Thế nào là hiện tượng “cừu ăn thịt người”? Vào cuối TK XV, khi ngành công nghiệp len dạ trở nên phát triển và sản sinh lợi nhuận cao, lúc bấy giờ, tầng lớp quý tộc mới (những người đã tư sản hóa và chuyển sang kinh doanh theo hướng TBCN) đã cướp ruộng đất và đuổi những người địa chủ đi để chăn nuôi cừu nhằm cung cấp lông cho thị trường, thu lợi nhuận. Những người địa chủ đều bị trắng tay, mất hết ruộng đất và phải lang thang để kiếm ăn. Do đó, người ta gọi đây là hiện tượng “cừu ăn thịt người”.
Trang 1CÂU HỎI MỞ RỘNG LỊCH SỬ 10 – HKII
A. Phân biệt tầng lớp quý tộc mới với tầng lớp quý tộc phong kiến và giai cấp tư sản?
o Quý tộc mới: là tầng lớp quý tộc phong kiến đã được tư sản hóa, chuyển
sang kinh doanh theo hướng TBCN (có tiền, có quyền và địa vị).
o Quý tộc phong kiến: là tầng lớp quý tộc có quan hệ mật thiết với vua nhưng
lại không giàu có (có quyền và địa vị nhưng không có tiền).
o Giai cấp tư sản: là tầng lớp có thế lực về kinh tế, nắm trong tay một khối lượng lớn tài sản của xã hội nhưng lại không có chút quyền hành nào trong
tay (có tiền nhưng không có quyền và địa vị).
B. Thế nào là hiện tượng “cừu ăn thịt người”?
Vào cuối TK XV, khi ngành công nghiệp len dạ trở nên phát triển và sản sinh lợi nhuận cao, lúc bấy giờ, tầng lớp quý tộc mới (những người đã tư sản hóa và chuyển sang kinh doanh theo hướng TBCN) đã cướp ruộng đất và đuổi những người địa chủ đi để chăn nuôi cừu cung cấp lông cho thị trường, thu lợi nhuận Những người địa chủ đều bị trắng tay, mất hết ruộng đất và phải lang thang để kiếm ăn Do đó, người ta gọi đây là hiện tượng “cừu ăn thịt người”
C. Vì sao khi Vua Sác – lơ I bị xử tử là đỉnh cao của cách mạng tư sản Anh?
_ Vì khi Vua Sác - lơ I bị xử tử cũng là lúc kết thúc chế độ phong kiến ở nước Anh, đưa nước Anh tiến lên nền kinh tế TBCN, giai cấp tư sản lên nắm quyền, đứng đầu là Oliver Cromwell Và còn
_ Vì nó còn thể hiện các tính chất của 1 cuộc CMTS: giai cấp tư sản lãnh đạo, lực lượng chính là quần chúng nhân dân đánh đổ chế độ phong kiến, lập nền TBCN
D. Tại sao cách mạng Anh chưa triệt để?
_ Vì chưa lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến (còn vua)
_ Không đáp ứng được quyền lợi của nhân dân lao động
E. Tại sao CTGĐL của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ là cuộc cách mạng tư sản?
Trang 2Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ lại được coi là một cuộc cách mạng tư sản vì đã giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, xóa bỏ những trở ngại, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ phát triển
F. So sánh cuộc cách mạng tư sản Anh với cuộc CTGĐL của 13 thuộc địa
ở Bắc Mỹ?
CMTS ANH THUỘC ĐỊA Ở BẮC CTGĐL CỦA 13
MỸ MỤC TIÊU
*Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế
*Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh
*Giành độc lập dân tộc
và các quyền tự do, tự chủ
GIAI CẤP LÃNH
ĐẠO
Tư sản và quý tộc mới Tư sản và chủ nô
ĐỘNG LỰC CÁCH
MẠNG
Quần chúng nhân dân Quần chúng nhân dân
KẾT QUẢ/ TÍNH
CHẤT
Xác lập chế độ quân chủ lập hiến
Giành độc lập, xác lập chế độ cộng hòa liên bang
G. Tại sao Lê-nin nhận xét cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ “là một cuộc chiến tranh giải phóng thực sự”, còn Nguyễn Ái Quốc trong tác phẩm Đường Kách mệnh lại cho rằng đây là
“cuộc cách mạng chưa đến nơi” ?
o Đối với Lê – nin: Cuộc CTGĐL của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ đã lật đổ được ách thống trị của thực dân Anh, mở đường cho CNTB phát triển
o Đối với Nguyễn Ái Quốc: Cuộc CTGĐL của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ vẫn chưa xóa bỏ được chế độ buôn bán nô lệ, tiếp tục duy trì việc bóc lột công nhân làm thuê, phụ nữ không có quyền bầu cử, nô lệ và thổ dân không có quyền công dân
Trang 3H. Tại sao ở TK XVI – XVIII, Nho giáo suy thoái và không còn được tôn sùng như trước? Biểu hiện?
o Nho giáo suy thoái vì:
_ Sự suy sụp của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền Lê Sơ
_ Sự tranh chấp của các thế lực, phe phái phong kiến
_ Ảnh hưởng của hệ hàng hóa – tiền tệ
o Biểu hiện:
_ Người học và đỗ đạt Nho học ở Đàng Ngoài không nhiều
_ Các tác phẩm chữ Hán giảm sút khá nhiều, thay vào đó là các tác phẩm chữ Nôm phát triển mạnh mẽ
I. Nhận xét mặt tích cực và hạn chế của chính sách ngoại giao dưới thời nhà Nguyễn?
o Tích cực: Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chịu phục tùng nhà Thanh và bắt Lào và Chân Lạp phải thần phục, quan hệ thân thiện với các nước láng giềng vẫn được duy trì
o Hạn chế: Với chủ trương “bế quan tỏa cảng” (đóng cửa, không giao tiếp với phương Tây) vì sợ các nước này nhòm ngó nên đã không chấp nhận đặt quan hệ ngoại giao với họ Chính sách này nhằm cản trở việc giao lưu với những nước có nền khoa học và công nghệ phát triển lúc bấy giờ, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật đương thời và làm cho nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu