1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

LÝ THUYẾT THẤU KÍNH MỎNG

6 214 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 288,47 KB

Nội dung

• Thấu kính là một khối chất trong suốt (thuỷ tinh, nhựa,…) giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng. • Theo hình dạng, thấu kính gồm 2 loại:  Thấu kính lồi (thấu kính rìa mỏng).  Thấu kính lõm (thấu kính rìa dày). • Trong không khí:  Thấu kính lồi là thấu kính hội tụ.  Thấu kính lõm là thấu kính phân kì.

Trang 1

THẤU KÍNH MỎNG

1. ĐỊNH NGHĨA – PHÂN LOẠI:

mặt phẳng

• Theo hình dạng, thấu kính gồm 2 loại:

Thấu kính lồi (thấu kính rìa mỏng).

Thấu kính lõm (thấu kính rìa dày).

• Trong không khí:

Thấu kính lồi là thấu kính hội tụ.

Thấu kính lõm là thấu kính phân kì.

2. CÁC ĐẶC TRƯNG:

Trục chính: là đường thẳng đi qua quang tâm và

vuông góc với mặt thấu kính

Trục phụ: là các đường thẳng khác qua quang tâm.

Quang tâm: là điểm chính giữa thấu kính mà mọi tia sáng tới điểm đó đều

truyền thẳng qua thấu kính [Kí hiệu: O]

Tiêu điểm chính:

Tiêu điểm ảnh chính: là điểm có chùm tia ló hội tụ tại nó trên trục

chính khi chiếu đến thấu kính một chùm tia tới song song với trục chính [Kí hiệu: F’]

Tiêu điểm vật chính: là điểm có chùm tia tới xuất phát từ nó cho chùm

tia ló song song với trục chính [Kí hiệu: F]

Tiêu diện:

Tiêu diện ảnh: tập hợp các tiêu điểm ảnh, là mặt phẳng vuông góc với

trục chính và qua tiêu điểm ảnh chính F’

Tiêu diện vật:tập hợp các tiêu điểm vật, là mặt phẳng vuông góc với trục chính và qua tiêu điểm vật chính F

 Hai tiêu diện ảnh và vật:

+ Đối xứng với nhau qua tâm O

+ Đều thật đối với TKHT

+ Đều ảo đối với TKPK

Trang 2

Tiêu điểm phụ:

Tiêu điểm ảnh phụ: là điểm có chùm tia ló hội tụ tại nó trên trục phụ

khi chiếu đến thấu kính một chùm tia tới song song với một trục phụ [Kí hiệu: Fn’]

Tiêu điểm vật phụ: là điểm có chùm tia tới xuất phát từ nó cho chùm

tia ló song song với trục phụ [Kí hiệu: Fn]

Tiêu cự: f = OF’ [m].

Độ tụ: D [dp]

*Quy ước:

f > 0; D > 0 đối với thấu kính hội tụ

f < 0; D < 0 đối với thấu kính phân kì

3. ĐƯỜNG ĐI CỦA TIA SÁNG:

• Các tia sáng đặc biệt:

 Tia qua quang tâm O thì truyền thẳng

tia ló (hoặc đường kéo dài của tia ló) đi qua tiêu điểm ảnh chính

Trang 3

 Tia tới (hoặc đường kéo dài của tia tới) đi qua tiêu điểm vật chính F cho tia ló song song với trục chính

• Tia sáng bất kỳ: tia ló đi qua tiêu điểm phụ F1 (hoặc đường kéo dài qua tiêu

điểm phụ)

4. CÁCH VẼ ẢNH:

• Vật là điểm sáng nằm ngoài trục chính: vẽ hai trong ba tia đặc biệt

• Vật là

trục chính

Trang 4

• Vật là đoạn thẳng AB vuông góc với trục chính, A ở trên trục chính thì vẽ ảnh B’ của B sau đó hạ đường vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’B’

5. TÍNH CHẤT ẢNH:

Thấu kính hội tụ:

 Vật ở vô cực Cho ảnh:

– Thật

– Ở tiêu điểm

ảnh

– Ảnh nhỏ hơn vật

 Vật ở ngoài 2f (d > 2f)

Cho ảnh:

– Thật

– Ngược chiều với vật

– Nhỏ hơn vật

 Vật ở C (d = 2f)

Cho ảnh:

– Thật

– Ngược chiều với vật

– Bằng vật

 f < d < 2f

Cho ảnh:

– Thật

– Ngược chiều với vật

– Lớn hơn vật

 d = f

Cho ảnh ở vô cực

 d < f

Cho ảnh:

– Ảo

Trang 5

– Cùng chiều với vật.

– Lớn hơn vật

Thấu kính phân kỳ:

Cho ảnh:

– Ảo

– Cùng chiều với vật

– Nhỏ hơn vật

6. CÔNG THỨC:

• Công thức thấu kính

• Số phóng đại

k =

|k| =

• Độ tụ

D =

*Trong đó:

f: tiêu cự (m)

d: khoảng cách từ vật đến thấu kính (m)

d': khoảng cách từ ảnh đến thấu kính (m)

D: độ tụ (dp)

k: số phóng đại

• Qui ước dấu

f > 0 (D>0): thấu kính hội tụ

f< 0(D<0): thấu kính phân kỳ

d'>0: ảnh thật

Trang 6

d'<0: ảnh ảo

k>0: ảnh và vật cùng chiều

k<0: ảnh và vật ngược chiều

7. CÔNG DỤNG: Thấu kính được dùng làm:

• Kính thuốc (kính cận, viễn, lão)

• Kính lúp

• Máy ảnh

• Kính hiển vi

• Kính thiên văn, ống nhòm

• Đèn chiếu

• Máy quang phổ

Ngày đăng: 03/09/2018, 09:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w