- Tinh thần: Xem người bệnh có chán nản, bi quan, lo lắng không?. Lập kế hoạch chăm sóc: - Làm giảm đau cho người bệnh.. Thực hiện chăm sóc: * Giảm đau cho người bệnh: - Cho người bệnh n
Trang 1Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh ung thư phổi
1 Chăm sóc
1.1 Nhận định:
* Hỏi bệnh:
- Tiền sử người bệnh có hút thuốc không? Hút bao nhiêu năm? Mỗi ngày hút khoảng bao nhiêu điếu?
- Hỏi nghề nghiệp? địa điểm sinh sống và môi trường sống?
- Tiền sử gia đình có ai mắc bệnh ung thư không?
- Tình trạng bệnh: Bệnh khởi phát như thế nào? Thời gian bao nhiêu? hỏi các triệu chứng?
+ Ho từ bao giờ? Ho khan hay ho có đờm? Ho có lẫn máu không? Máu màu gì? số lượng máu?
+ Đau ngực: Vị trí, tính chất đau, mức độ đau?
+ Khó thở: Mức độ khó thở, tính chất khỏ thở?
+ Các triệu chứng khác: Đau khớp, nuốt khó, nói khó, chán ăn, có gầy sút nhanh không, có sốt không?
* Khám thực thể:
- Toàn thân: Thể trạng chung? Cân nặng? Tìm dấu hiệu nhiễm khuẩn (xem lưỡi có bẩn không? thân nhiệt?), khám phù, đầu ngón tay, hạch ngoại biên
có to không? (chú ý hạch thượng đòn, hạch hố nách)
- Hô hấp: Hình thể lồng ngực? Cơ hô hấp có co kéo không? Đếm tần số thở? Xem số lượng, màu sắc đờm?
- Tuần hoàn: Đếm mạch, đo huyết áp, tiếng tim?
- Tinh thần: Xem người bệnh có chán nản, bi quan, lo lắng không?
- Tham khảo các kết quả xét nghiệm
1.2 Chẩn đoán chăm sóc:
- Đau do khối u xâm lấn vào màng phổi, thành ngực hay trung thất Có thể đau do thủ thuật
- Khó thở do khối u làm tắc phế quản và do tăng tiết dịch phế quản hoặc do tràn dịch màng phổi
- Dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng do tăng chuyển hoá; chán ăn do bệnh tật, lo
Trang 2lắng về bệnh, quy trình điều trị bằng phóng xạ và hóa chất.
- Lo lắng, chán nản, bi quan do cái chết đe dọa
- Có nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp do tắc nghẽn, do khối u và dịch phế quản và do giảm sức đề kháng của cơ thể
1.3 Lập kế hoạch chăm sóc:
- Làm giảm đau cho người bệnh
- Làm giảm khó thở cho người bệnh
- Cải thiện tình trạng dinh dưỡng
- Chăm sóc về tinh thần
- Làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp
1.4 Thực hiện chăm sóc:
* Giảm đau cho người bệnh:
- Cho người bệnh nghỉ ngơi thoải mái
- Tăng cường giấc ngủ cho người bệnh
- Hỗ trợ người bệnh khi làm các thủ thuật
- Thực hiện y lệnh: Thuốc giảm đau, an thần, thuốc điều trị khối u.(Chú ý theo dõi tác dụng phụ của thuốc)
* Giảm khó thở cho người bệnh:
- Cho người bệnh nằm đầu cao (tư thế Fowler) để tránh sự tích tụ dịch ở phần trên của cơ thể do chèn ép tĩnh mạch chủ trên
- Làm sạch dịch ứ đọng ở phế quản bằng cách dẫn lưu tư thế kết hợp với vỗ rung lồng ngực, khuyến khích người bệnh uống nhiều nước
- Thực hiện thuốc long đờm, kháng sinh theo y lệnh của thầy thuốc Làm sạch dịch ứ đọng ở phế quản còn có tác dụng chống nhiễm khuẩn đường
hô hấp
- Hướng dẫn người bệnh tập thở sâu để tăng cường sự giãn nở cơ hoành giúp người bệnh thở dễ dàng
- Nếu khó thở do tràn dịch màng phổi phải báo cho thầy thuốc và chuẩn bị dụng cụ phụ giúp thầy thuốc chọc tháo dịch
- Theo dõi nhịp thở, tính chất ho, khạc đờm, lượng dịch chọc hút từ màng phổi
Trang 3* Cải thiện về dinh dưỡng cho người bệnh:
- Giải thích cho người nhà và người bệnh hiểu biết tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với diễn biến bệnh
- Cho người bệnh ăn đủ calo, tăng đạm, cho người bệnh ăn từng bữa nhỏ, nhiều bữa trong ngày, thức ăn có lượng đạm cao như: sữa, trứng, thịt, tôm, cá Phải thay đổi món ăn để phù hợp với khẩu vị của người bệnh
- Nếu người bệnh không ăn được phải cho người bệnh ăn bằng sonde và truyền dịch nuôi dưỡng
- Theo dõi xem người bệnh có ăn hết khẩu phần không? Theo dõi cân nặng
* Chăm sóc về tinh thần:
- Thường xuyên gần gũi động viên, an ủi người bệnh, giúp người bệnh yên tâm tin tưởng, lạc quan đồng thời cũng chuẩn bị về mặt tư tưởng để người bệnh đối phó với những diễn biến xấu của bệnh
- Lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của họ để đáp ứng
- Hạn chế yếu tố Stress
- Theo dõi những diễn biến về tinh thần, tình cảm để kịp thời chăm sóc
* Giảm nguy cơ nhiễm khuẫn đường hô hấp:
- Làm sạch đường thở và dùng kháng sinh theo y lệnh để chống nhiễm
khuẩn
- Theo dõi nhiệt độ, số lượng màu sắc đờm, công thức bạch cầu, tần số thở, mạch, huyết áp
1.5 Đánh giá kết quả chăm sóc:
Kết quả mong muốn là:
- Người bệnh đỡ ho, đỡ khó thở, đỡ đau
- Người bệnh không sút cân nhiều
- Người bệnh không bị nhiễm khuẩn
- Người bệnh yên tâm, đỡ lo lắng, không bi quan, chán nản
- Ngủ, nghỉ thoải mái (ngủ được từ 6 giờ trở lên trong ngày)
V Chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi
Trang 4Đối với bệnh ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng, quá trình chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị cũng như sự phục hồi của người bệnh Bởi vậy, chúng ta là một nhân viên y tế cần phải biết cách chăm sóc đúng để cho người bệnh có cuộc sống tốt, nhất là trong thời gian điều trị
1 Nhận định tình trạng người bệnh và quan sát, theo dõi những thay đổi trên người bệnh
Người bệnh có ho khan hay ho có đờm, quan sát màu sắc, tính chất của đờm
Người bệnh có chán ăn không?
Hỏi về tiền sử, nghề nghiệp?
Người bệnh có khó thở không? ho có đờm lẫn máu, đau ngực, tức ngực Ngoài ra đặc biệt lưu ý người bệnh có hiện tượng nuốt khó, khàn tiếng, phù vùng đầu, cổ hoặc sụp mi mắt, nếu có triệu chứng trên cần báo bác sĩ ngay
2 Phòng nhiễm khuẩn
Khuyên bệnh nhân không đến những nơi ô nhiễm, đồng thời duy trì hệ thống thoáng gió tại phòng bệnh
Làm sạch đường thở: vổ rung lồng ngực, dẫn lưu tư thế, ho có hiệu quả, nếu đờm đặc có thể khí dung hơi nước để làm loãng đờm, không được hút thuốc lá vì nó làm giảm sức bảo vệ của đường hô hấp
Tăng cường dinh dưỡng: đảm bảo chế độ ăn giàu đạm, tăng calo, nhiều vitamin
Cho người bệnh ăn nhiều bữa, thức ăn lỏng dễ tiêu như: cháo thịt, súp, sữa, hoa quả
Theo dõi phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm khuẩn: sốt là dấu hiệu quan trọng
Thực hiện các quy trình kỹ thuật phải tuyệt đối vô khuẩn
3 Giảm khó thở
Cho nằm đầu cao, cho thở oxy theo y lệnh cua bác sĩ
Dùng thuốc theo y lệnh: Long đờm, khí dung, giãn phế quản
Hướng dẫn người bệnh hít sâu, thở đều bằng mũi, dặn bệnh nhân tập trung chú ý vào hơi thở giúp dễ thở hơn
Trang 54 Giảm đau
Hướng dẫn bệnh nhân nằm tư thế thoải mái để giảm đau
Hướng dẫn bệnh nhân đặt tay ôm ngực khi ho để giảm đau
Tăng cường giấc ngủ
Làm giảm lo lắng cho bệnh nhân
Thực hiện thuốc giảm đau theo y lệnh
5 Chăm sóc về tinh thần
Thường xuyên thăm hỏi, động viên an ủi bệnh nhân an tâm điều trị
Quan tâm diễn biến tâm lý bệnh nhân để phát hiện bất thường
Giải thích những thắc mắc của người bệnh để người bệnh không lo lắng
6 Chăm sóc ho
Thực hiện thuốc giảm ho theo y lệnh
Nếu bệnh nhân ho với lượng đờm nhiều, đờm chuyển từ màu trắng, trắng đục sang màu vàng thì cần phải lấy mẫu đờm gửi xét nhiệm
Nếu bệnh nhân ho đờm lẫn máu thì báo bác sĩ dùng thuốc cầm máu
7 Giáo dục sức khỏe
Khuyên bệnh nhân không được hút thuốc lá, uống rượu, không tiếp xúc khói bụi
Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Vận động, xoa bóp, tập thể dục hợp lý
Vệ sinh thân thể
Chế độ ăn uống:
+ Ăn kiêng dầu mỡ, thực phẩm có mùi vị đậm
+ Ăn kiêng dưa cà muối, trái cây sống lạnh
+ Cần tránh thức ăn đầy hơi như: đậu nấu tái, gia vị cay như ớt tiêu
+ Ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc và các bơ sữa ít chất béo + Không nên ăn đồ rán, nướng, hun khói
Trang 6+ Nên ăn thịt lợn nạc, thịt bò nấu suôn, cháo hạt sen
Lời khuyên cho một cuộc sống lành mạnh:
1 Tránh hút thuốc và khói
2 Giảm tiêu thụ rượu và thức uống có cồn
3 Mặc quần áo kín khi ra nắng, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp vào buổi trưa, dùng quần áo được thiết kế đặc biệt chịu được ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng.
4 Không sử dụng phòng tắm nắng (tanning bed) dùng tia tử ngoại.
5 Bảo vệ bạn chống lại các bệnh nhiễm trùng có thể gây ra ung thư.
6 Vận động và tập thể dục thường xuyên.
7 Hàng ngày dùng nhiều các loại trái cây tươi, rau và salad.
8 Tránh thừa cân.
9 Khi khát, ưu tiên dùng nước thường và trà không đường.
10 Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm sàng lọc sớm tại bác sĩ [16]
Một số thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư [ sửa | sửa mã nguồn ]
Lá/rau: Bông cải xanh, Cải xoăn, Rau chân vịt.
Củ: Nghệ, Tỏi, Hành tây.
Quả: Cà chua.