Mục đích nghiên cứu Với đề tài “Cộng tác hội thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”, chúng tôi mong muốn đạt được những mục đích sau đây: Thứ nhất: Làm rõ được sự thể hiện của những ng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN - -
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN - -
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Khuất Thị Lan - người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian tôi hoàn thành khóa luận này
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo trong tổ Ngôn ngữ học đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận
Hà Nội ngày 12 tháng 5 năm 2018
Tác giả khóa luận
Phạm Thị Nhiên
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong khóa luận này là kết quả nghiên cứa của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Khuất Thị Lan Những kết quả này không trùng lặp với những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Tác giả khóa luận
Phạm Thị Nhiên
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Đối tượng nghiên cứu 4
5 Phạm vi nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Đóng góp của khóa luận 5
8 Bố cục khóa luận 6
NỘI DUNG 7
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7
1.1 Khái quát về lí thuyết hội thoại 7
1.1.1 Khái niệm hội thoại 7
1.1.2 Các vận động của hội thoại 8
1.1.3 Cấu trúc hội thoại 10
1.2 Các quy tắc hội thoại 10
1.2.1 Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời 11
1.2.2 Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại 11
1.2.2.1 Nguyên tắc cộng tác 12
1.2.2.2 Nguyên tắc quan yếu 14
1.2.3 Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân (phép lịch sự) 15
Trang 61.3 Bức tranh xã hội trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du 19
1.3.1 Các vấn đề xã hội trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du 19
1.3.2 Các nhân vật giao tiếp trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du 20
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỘNG TÁC HỘI THOẠITRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU 22
2.1 Cộng tác hội thoại thể hiện phương châm về chất 22
2.1.1 Khảo sát, thống kê, phân loại 22
2.1.2 Cộng tác hội thoại thể hiện sự tôn trọng phương châm về chất 22
2.1.3 Cộng tác hội thoại thể hiện sự vi phạm phương châm về chất 27
2.2 Cộng tác hội thoại thể hiện phương châm về lượng 32
2.2.1 Khảo sát, thống kê, phân loại 32
2.2.2 Cộng tác hội thoại thể hiện sự tôn trọng phương châm về lượng 33
2.2.3 Cộng tác hội thoại thể hiện sự vi phạm phương châm về lượng 34
2.3 Cộng tác hội thoại thể hiện phương châm quan hệ 41
2.3.1 Khảo sát, thống kê, phân loại 41
2.3.2 Cộng tác hội thoại thể hiện sự tôn trọng phương châm quan hệ 41
2.3.3 Cộng tác hội thoại thể hiện sự vi phạm phương châm quan hệ 46
2.4 Cộng tác hội thoại thể hiện phương châm cách thức 49
2.4.1 Khảo sát, thống kê, phân loại 49
2.4.2 Cộng tác hội thoại thể hiện sự tôn trọng phương châm cách thức 50
2.4.3 Cộng tác hội thoại thể hiện sự vi phạm phương châm cách thức 53
KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Giá trị của các tác phẩm văn học chính là sự tồn tại của chúng theo dòng chảy thời gian của lịch sử Sự thay đổi của các giá trị văn hóa tất yếu dẫn theo sự thay đổi trong hệ hình tiếp nhận các tác phẩm văn học
Vậy nên, khi một tác phẩm văn học tồn tại, giữ nguyên được những giá trị vốn có trong dòng chảy ấy thì tác phẩm đã phần nào cho thấy được sự thành công cùng những giá trị tuyệt diệu của tác phẩm trong mọi giai đoạn, mọi thời đại
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã làm xuất sắc điều đó, tác phẩm đã đi ngược lại
với dòng chảy của quy luật lãng quên trên để rồi không ngừng được bình luận qua các thời kì của lịch sử
Sinh thời Nguyễn Du đã từng trăn trở:
“Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng?) (Nguyễn Du - Độc tiểu thanh kí)
Nhưng không cần tới 300 năm sau, lớp lớp thế hệ con cháu người Việt đã luôn trân trọng, biết ơn, gìn giữ những giá trị văn hóa cũng như văn học mà ông đã để lại
cho nền văn học nước nhà “Truyện Kiều” được xem như là một sự cống hiến vĩ đại,
một tác phẩm tuyệt đỉnh, được coi là quốc hồn, quốc túy của dân tộc, là một nguồn tài nguyên vô giá cho những công trình khám phá những giá trị văn hóa, ngôn ngữ
và văn chương
Trân trọng trước một kho tàng văn học quý báu “Truyện Kiều”, các nhà nghiên
cứu luôn cố gắng khai thác, khám phá để thấy hết được những giá trị mà tác phẩm đem lại Thế nhưng câu chuyện này không hề đơn giản, bởi không một ai đủ tự tin
để khẳng định mình là người cuối cùng hay là người kết thúc hành trình đi tìm
Trang 8mình để đưa ra được những công trình nghiên cứu có giá trị Cho đến nay
“Truyện Kiều” đã và đang được các nhà nghiên cứu đi sâu, tìm hiểu những khía
cạnh về mặt văn hóa, văn học, tư tưởng, thi pháp, đã có những công trình có giá trị được công bố và nhận được sự đánh giá rất cao của giới nghiên cứu
Tuy nhiên, nghiên cứu “Truyện Kiều” từ góc nhìn ngôn ngữ, đặc biệt từ góc
nhìn Ngữ dụng học thì qua tìm hiểu chúng tôi thấy chưa nhiều Trong khi, chúng tôi
phát hiện “Truyện Kiều” là một xã hội thu nhỏ, ở đó có một thế giới nhân vật phong
phú với những giao tiếp ngôn ngữ đặc trưng Từ khi lí thuyết Ngữ dụng học chưa ra
đời, các nhân vật trong “Truyện Kiều” đã ý thức được rất rõ các nguyên tắc hội
thoại nói chung và nguyên tắc cộng tác hội thoại nói riêng Trong tác phẩm
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng có khá nhiều đoạn hội thoại chân thực như
ngoài đời thường Vì vậy, việc nghiên cứu nguyên tắc cộng tác trong hội thoại trong
tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một điều lý thú
Với những lí do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Cộng tác hội
thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”
2 Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu “Truyện Kiều” và các yếu tố liên quan đến “Truyện Kiều”
là khá phổ biến trong giới nghiên cứu Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu
“Truyện Kiều” từ nhiều góc nhìn khác nhau Riêng từ góc nhìn ngôn ngữ học,
chúng tôi nhận thấy có những công trình nghiên cứu sau đây:
Phan Ngọc với tác phẩm “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện
Kiều” Ở công trình nghiên cứu này, tác giả Phan Ngọc đã vận dụng những lí thuyết
của phong cách học để đưa vào tiếp cận những cuộc hội thoại trong “Truyện Kiều”,
điều này đã mang đến một cách tiếp cận với những điều mới mẻ cho tác phẩm Cuốn sách góp phần giúp cho độc giả có những cái nhìn hoàn thiện hơn về
“Truyện Kiều” cũng như khía cạnh hội thoại
Đặng Thanh Lê với cuốn “Giảng văn Truyện Kiều” Ở công trình này, tác giả
Đặng Thanh Lê đã nghiên cứu những cuộc hội thoại của các nhân vật trung tâm như
Trang 9Từ Hải, Thúy Kiều, Kim Trọng,…và đã đưa ra khẳng định của riêng mình về vai trò của ngôn ngữ: trong hội thoại các nhân vật thường sử dụng ngôn ngữ đối thoại Phạm Đan Quế cũng đã trình bày công trình nghiên cứu về phần hội thoại của
các nhân vật trong “Truyện Kiều” với cuốn “Về những thủ pháp nghệ thuật trong
văn chương Truyện Kiều” Trong công trình nghiên cứu của mình, Phạn Đan Quế
đã chỉ ra những các lượt lời của nhận vật tham gia hội thoại, ông cũng đã chỉ ra một cách khái quát về một số nguyên lý hội thoại như: Nguyên lí cộng tác, phép lịch sự,… thông qua một số hội thoại cụ thể
Như vậy từ việc nghiên cứu những lí thuyết về hội thoại các nhà nghiên cứu
đã dần đi sâu vào các tác phẩm để đưa những kiến thức vốn được coi hàn lâm được
đưa vào thực tiễn và việc nghiên cứu hội thoại trong “Truyện Kiều” là một minh
chứng khá điển hình
Nguyễn Thị Thanh Thủy năm 2011 với luận văn Thạc sĩ “Hội thoại trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du”, đề tài đề cập đến vấn đề cộng tác hội thoại trong tác
phẩm này ở mức độ điểm qua Trong phần nghiên cứu của mình, Nguyễn Thị Thanh Thủy đã khái quát và chứng minh được lí thuyết của hội thoại vào trong tác phẩm
“Truyện Kiều” thông qua một số đoạn hội thoại tiêu biểu ví dụ như: Phiên tòa báo
ân, báo oán; Kiều khuyên Từ Hải; màn đoàn viên;…
Như vậy, việc nghiên cứu những vấn đề hội thoại trong “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du đã được điểm tới song chỉ ở mức độ một khía cạnh nào đó Còn mang
tính chất chuyên sâu vào phần lí thuyết về nguyên tắc cộng tác trong “Truyện Kiều”
của Nguyễn Du hiện tại vẫn chưa vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào Vẫn biết hội thoại trong đời sống thực là những hội thoại sống với tất cả những đặc trưng chân thực nhất, thô ráp, gần gũi,… còn hội thoại trong văn học là hội thoại đã được nhào nặn qua lăng kính chủ quan của những nghệ sĩ nên mang tính gọt giũa, trau chuốt Song ở đây, chúng tôi bỏ qua yếu tố chủ quan, gọt giũa, trau chuốt để nhìn nhận các nhân vật hội thoại trong tác phẩm như là nhân vật ngoài đời với mong muốn thấy được một cái nhìn chi tiết, cụ thể và sâu sắc hơn về những nguyên tắc
Trang 10cộng tác hội thoại được thể hiện như thế nào trong “Truyện Kiều” của Đại thi hào
Nguyễn Du
3 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Cộng tác hội thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”, chúng tôi
mong muốn đạt được những mục đích sau đây:
Thứ nhất: Làm rõ được sự thể hiện của những nguyên tắc cộng tác hội thoại
qua các cuộc thoại của những nhân vật trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
Thứ hai: Thông qua việc làm rõ những nguyên tắc cộng tác được thể hiện trong các cuộc hội thoại điển hình, giúp người đọc hiểu rõ ý hàm ẩn trong những lời nói của nhân vật, nhận ra thông điệp mà Nguyễn Du muốn gửi gắm trong tác phẩm
4 Đối tƣợng nghiên cứu
Tìm hiểu nguyên tắc cộng tác hội thoại được thể hiện trong tác phẩm
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du
Chỉ ra các phương châm hội thoại được các nhân vật giao tiếp tôn trọng hay vi phạm Từ đó giải thích được các ý nghĩa hàm ẩn mà các nhân vật giao tiếp muốn gửi gắm vào thông điệp của mình
5 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài lấy ngữ liệu là các cuộc hội thoại nằm hoàn toàn trong tác phẩm
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du Tác phẩm có rất nhiều ấn bản nhưng tôi chọn bản
của Minh Vi sưu tầm, được xuất bản bởi Nhà xuất bản Thời Đại
Hội thoại trong “Truyện Kiều” phong phú và đa dạng Trong phạm vi đề tài
nghiên cứu của mình, chúng tôi lựa chọn lấy nhân vật Thúy Kiều làm trung tâm, từ
đó thống kê các cuộc hội thoại giữa Thúy Kiều với các nhân vật khác trong tác phẩm để có điều kiện đi sâu phân tích các nguyên tắc hội thoại được thể hiện trong các cuộc thoại
Trang 116 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp thống kê ngôn ngữ học: phương pháp này được vận dụng để
thống kê những cuộc hội thoại trong “Truyện Kiều”, tính toán, phân loại và chọn ra
những cuộc hội thoại tiêu biểu để phục vụ cho việc nghiên cứu
Phương pháp phân tích văn bản, phân tích diễn ngôn: phương pháp này được vận dụng để phân tích những cuộc thoại nhằm tìm ra được nội dung cuộc thoại phục
vụ cho việc đánh giá cuộc thoại trên phương diện tuân thủ hay vi phạm những phương châm cộng tác hội thoại và những vấn đề liên quan tới vấn đề nghiên cứu Thủ pháp so sánh, đối chiếu: vận dụng thủ pháp này để so sánh, đối chiếu những quan điểm, ý kiến khác nhau về quy tắc hội thoại đặc biệt là quy tắc điều hành nội dung của hội thoại, đồng thời để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt của lời nói trong văn học với lời nói trong cuộc sống thường ngày và quan trọng hơn cả với việc sử dụng thủ pháp này sẽ giúp người đọc thấy được nhân vật nào hay vi phạm những nguyên tắc cộng tác hội thoại trong cuộc thoại, qua đó nhận
ra được ý nghĩa hàm ẩn mà nhân vật muốn biểu đạt trong những cuộc thoại đó
7 Đóng góp của khóa luận
Về mặt lí luận:
Cung cấp những lí thuyết về hội thoại nói chung và cộng tác hội thoại nói riêng Bên cạnh đó đem đến một cái nhìn cụ thể và sâu sắc hơn cho việc tiếp cận
những cuộc hội thoại trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du trên phương diện ngôn
ngữ học nhất là ở khía cạnh cộng tác hội thoại
Về mặt thực tiễn:
Đem đến cho giáo viên, học sinh nói riêng và độc giả nói chung có được cách tiếp cận dễ dàng nhất trong quá trình khám phá tác phẩm để cảm nhận được những cái hay, giá trị của tác phẩm
Trang 128 Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận gồm hai chương sau:
Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến tài
Trong chương này chúng tôi sẽ trình bày những phần lí thuyết liên quan đến
đề tài của khóa luận
Chương 2: Đặc điểm của cộng tác hội thoại trong “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du
Chương này chúng tôi sẽ phân tích các đặc điểm cộng tác hội thoại được thể
hiện qua các cuộc hội thoại trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
Trang 13
NỘI DUNG
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Khái quát về lí thuyết hội thoại
1.1.1 Khái niệm hội thoại
Khi tiếp cận khái niệm về hội thoại có rất nhiều cách hiểu và cách giải thích khác nhau Ở đây chúng tôi xin trình bày khái niệm về hội thoại theo cách hiểu của
GS.TS Đỗ Hữu Châu Theo Đỗ Hữu Châu: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường
xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác.” [2,201] Nói một cách dễ hiểu hơn thì hội thoại là một hoạt động thường
xuyên phổ biến giữa người và người trong xã hội Nó chính là hoạt động mà người nói dùng ngôn ngữ tương tác nhằm trao đổi một vấn đề hoặc một thông tin nào đó tới người nghe Hội thoại còn là biểu hiện cụ thể một chức năng của ngôn ngữ, đó chính là chức năng giao tiếp
Hội thoại xuất hiện thường xuyên và liên tục trong cả đời sống và trong văn học Trong đời sống là những hội thoại sống, chân thực, thô ráp Trong văn học là những hội thoại được nhà văn gọt giũa Bỏ qua yếu tố gọt giũa chúng tôi quan tâm đến ý đồ, ngôn ngữ mà các nhân vật giao tiếp thể hiện trong hội thoại văn học Lấy
một ví dụ trong văn học, tác phẩm “Ngôi mả cũ” của Nguyễn Tuân có cuộc hội
Trang 14Đây là một cuộc hội thoại giữa cậu Chiêu và cụ Hồ Viễn Hội thoại diễn ra trực tiếp giữa hai nhân vật, cả hai đều dùng ngôn ngữ để giao tiếp và đối thoại với nhau Thông tin được trao đổi trong cuộc hội thoại trên là lời hỏi của cụ Hồ Viễn đối với cậu Chiêu về việc cậu Chiêu có biết người phân kim cắm huyệt cho cụ Án, hội thoại còn cung cấp cho người đọc một thông tin là cụ Án mất khi cậu Chiêu còn rất nhỏ, mới ba tuổi, cậu Chiêu lại mồ côi cả cha lẫn mẹ nhưng vẫn cố gắng học hành và thành tài Qua đó thể hiện được lời khen của cụ Hồ Viễn dành cho cậu Chiêu
1.1.2 Các vận động của hội thoại
Khi đi vào phân tích, nghiên cứu bất kì một cuộc hội thoại nào ta đều bắt gặp
ba vận động chủ yếu sau:
Thứ nhất là vận động trao lời (hay chính là vận động của người nói) Theo tác
giả Đỗ Hữu Châu: “Trao lời là vận động mà Sp1(người nói) nói lượt lời của mình
và hướng lượt lời của mình về phía Sp2 (người nghe) nhằm làm cho Sp2 nhận biết được rằng lượt lời được nói ra đó là dành cho Sp2” [2,205] Vận động trao lời được
thể hiện bằng cả lời và hình thức phi lời
Ví dụ trong cuộc sống hàng ngày khi bạn A đến phòng bạn B để gọi bạn B đi học thì A có thể gõ cửa, đây chính là hình thức phi lời, hoặc A cũng có thể trực tiếp
dùng lời nói của mình để gọi B, đơn cử như: “B ơi đi học đi”
Hoạt động trao lời còn ngầm ẩn rằng sự có mặt của người nói (Sp1) là tất yếu, Sp2 (người nghe) đương nhiên là yếu tố không thể thiếu, vắng mặt khi đi vào lượt lời của Sp1
Chính việc xác định sự có mặt của Sp2 trong hội thoại là điều đương nhiên nên Sp1 khi nói năng thì Sp2 đã được đưa vào lượt lời, cùng tồn tại với ngôi thứ
nhất “tôi” trong lượt lời, thường xuyên kiểm tra và điều hành sự trao lời của Sp1
Lúc đó Sp1 đã lấn trước vào Sp2, cho nên trước khi nói năng Sp1 phải xây dựng hình ảnh tinh thần của Sp2 về tâm lí, tình cảm, sở thích, tình trạng công việc,… có như vậy Sp1 mới có thể hình dung, phán đoán dự kiến được những hành động, phản
Trang 15ứng của Sp2 Từ đó vạch ra được kế hoạch hành động và nói năng của bản thân sao cho có thể áp đặt được điều mình muốn nói vào Sp2
Thứ hai là vận động đáp lời (hay còn được gọi là vận động của người nghe)
Theo Đỗ Hữu Châu: “Vận động đáp lời chính là vận động của người nghe hồi đáp
lại lượt lời mà người nói đã dành cho mình trong hội thoại.” [2,207]
Cũng như sự trao lời thì sự hồi đáp cũng được thực hiện bằng lời hoặc phi lời, thường thì hai yếu tố này song hành với nhau Sự hồi đáp có thể bằng các hành vi ngôn ngữ tương thích với hành vi ngôn ngữ dẫn nhập Và chúng có thể tạo ra từng cặp như hỏi - trả lời, chào - chào, cám ơn - đáp lời, xin lỗi - đáp lời, cầu khiến - nhận lời hoặc từ chối,… Cũng có những trường hợp cùng một lời trao, nội dung trao lời những có thể có nhiều lời hồi đáp khác nhau, từ đó sẽ dẫn đến những hình dung
về những đối tượng khác nhau
Vai trò của sự đáp lời trong hội thoại là vô cùng quan trọng Bởi cuộc hội thoại chính thức hình hành khi Sp2 nói ra lượt lời đáp lại lượt lời của Sp1, vận động đáp lời được coi như là cái lõi của hội thoại Vì thông qua lời đáp người ta có thể hình dung ra được lời trao
Thứ ba là vận động trao đáp (vận động tương tác giữa người nói và người nghe) Nhờ có vận động này mà hội thoại sẽ diễn ra liên tục, lúc nhịp nhàng, lúc khúc mắc, lúc nhanh, lúc chậm với sự thay đổi liên tục của vai nói, vai nghe
“Vận động tương tác là vận động mà trong đó các nhân vật giao tiếp
dùng ngôn ngữ để ảnh hưởng, tác động lẫn nhau trong quá trình tham gia hội thoại.” [2,209] Nguyên tắc của vận động này là trước khi tham gia vào hội thoại thì
Sp1, Sp2 đều là những con người xã hội, lịch sử cụ thể vậy nên bản thân Sp1 và Sp2
đã luôn tồn tại những sự khác nhau cơ bản về tuổi tác, trình độ, vốn sống, trạng thái tình cảm, tâm lí,… Nhưng chính sự khác biệt ấy mới mở rộng được khoảng giao tuyến và thiết lập được một ngữ năng chung Một cuộc hội thoại thành công là hội thoại mà sau đó sự đối lập hoặc sự khác biệt bị mất đi hoặc thu về ở mức nhỏ nhất
có thể
Trang 16Như vậy khi xem xét các vận động của hội thoại ta cần xem xét kĩ ba vận động trên của một cuộc thoại: vận động trao lời, vận động đáp lời và vận động tương tác
1.1.3 Cấu trúc hội thoại
Có ba trường phái, ba quan điểm khác nhau về cấu trúc hội thoại Thứ nhất là trường phái phân tích hội thoại ở Mỹ Thứ hai là trường phái phân tích diễn ngôn ở Anh Thứ ba là trường phái lí thuyết hội thoại ở Thụy Sĩ và Pháp Tuy nhiên, trong phần nghiên cứu này, chúng tôi xin trình bày lí thuyết về cấu trúc hội thoại theo trường phái lí thuyết hội thoại ở Thụy Sĩ và Pháp
Trường phái lí thuyết hội thoại ở Thụy Sĩ và Pháp cho rằng: “Hội thoại là một
tổ chức tôn tin như tổ chức một đơn vị cú pháp.” [2,311] Các đơn vị cấu trúc hội
thoại từ lớn nhất đến nhỏ nhất, bao gồm:
Các đơn vị lưỡng thoại có: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp trao đáp
Các đơn vị đơn thoại: lượt lời, tham thoại, hành vi ngôn ngữ
Trong đó:
“Cuộc thoại là đơn vị hội thoại bao trùm, lớn nhất.” [2,312]
“Đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ
với nhau về ngữ nghĩa hoặc về ngữ dụng.” [2,313]
“Cặp trao đáp là đơn vị lưỡng thoại tối thiểu, với chúng, cuộc trao đổi, tức
cuộc hội thoại chính thức được tiến hành.” [2,315]
“Tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại
nhất định.” [2,315]
“Hành vi ngôn ngữ là đơn vị nhỏ nhất của “ngữ pháp hội thoại”” [2,318]
1.2 Các quy tắc hội thoại
Hội thoại là một hoạt động có đích Nó diễn tiến theo những quy tắc nhất định Những quy tắc này tuy không chặt chẽ như những quy tắc ngữ pháp nhưng bất kỳ ai muốn trò chuyện bằng lời một cách thành thực nhất đều phải tuân thủ Có ba quy tắc hội thoại được kể đến sau:
Trang 171.2.1 Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời
Quy tắc luân phiên lượt lời là quy tắc quy định lượt lời được nói ra bởi các nhân vật trong hội thoại Với quy tắc này, Sack và các đồng tác giả đã đưa ra một hệ
thống các “điều khoản” sau và đã được tác giả Đỗ Hữu Châu hệ thống lại như sau:
“Thứ nhất, vai nói thường xuyên thay đổi nhau (luân phiên) trong một cuộc hội thoại.”
“Thứ hai, mỗi lần chỉ có một người nói.”
“Thứ ba, lượt lời của mỗi người thường được thay đổi về độ dài do đó cần có những biện pháp để nhận biết khi nào thì một lượt lời chấm dứt.”
“Thứ tư, vị trí ở đó nhiều người cùng nói một lúc tuy thường gặp những không bao giờ kéo dài.”
“Thứ năm, thông thường lượt lời của đối tác này chuyển tiếp cho đối tác kia không bị ngắt quãng quá dài, cũng không bị dẫm đạp lên nhau.”
“Thứ sáu, trật tự (nói trước, nói sau) của những người nói không cố định, trái lại luôn luôn thay đổi Dó đó một số phương tiện được dùng để chỉ định và phân phối lượt lời là cần thiết.” [2, 226-227]
Có thể nói rằng, đằng sau sự liên hòa phối là các quy tắc luân phiên lượt lời, phải liên hòa phối là để cho các quy tắc luân phiên lượt lời vận hành tốt Bởi các quy tắc luân phiên lượt lời được vận hành tốt thì hội thoại mới có kết quả
1.2.2 Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại
Nếu quy tắc luân phiên lượt lời có được sự vận hành một cách hoàn hảo mà
các nhân vật giao tiếp lại nói với nhau theo kiểu “đầu Ngô, mình Sở” hay “trống
đánh xuôi, kèn thổi ngược” thì hội thoại sẽ không bao giờ đi đến đích.Vì vậy việc áp
dụng và tuân theo những quy tắc điều hành nội dung hội thoại sẽ giúp cho hội thoại
đi đúng hướng, giúp phát triển vấn đề mà hội thoại đã chấp nhận làm nội dung Đây
là quy tắc giúp cuộc hội thoại đi đúng hướng và đến đúng đích Quy tắc này đã được cụ thể hóa bằng hai nguyên tắc: nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc quan yếu
Trang 181.2.2.1 Nguyên tắc cộng tác
Tác giả của nguyên tắc này chính là H.P Grice nhà ngôn ngữ người Mỹ Nguyên tắc này đã được ông phát biểu một cách rất rõ ràng và đã được Đỗ Hữu
Châu tiếp nhận, trình bày lại như sau: “Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị
vào cuộc hội thoại đúng như nó đòi hỏi ở giai đoạn của cuộc hội thoại mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh chị đã chấp nhận tham gia vào” [2,229] Nguyên tắc này bao trùm bốn phạm trù: phạm trù về
chất, phạm trù về lượng, phạm trù về quan hệ, phạm trù về cách thức và ứng mỗi phạm trù là một phương châm hội thoại Cụ thể có các phương châm hội thoại sau: phương châm về chất, phương châm về lượng, phương châm quan hệ, phương châm cách thức
a) Phương châm về chất
Phương châm này được Grice phát biểu ngắn gọi bằng hai tiểu phương châm:
“Đừng nói những điều mà anh tin rằng không đúng.”
“Đừng nói điều mà anh không có bằng chứng xác thực.” [2,230]
Phương châm này đặt ra yêu cầu về tính đúng, sự chính xác, tính xác thực và bằng chứng rõ ràng đối với thông tin được đưa ra trong hội thoại Sự sai lệch hay vi phạm những yếu tố trên sẽ dẫn cuộc hội thoại đi vào trường hợp không còn tôn trọng phương châm về chất
Ví dụ: Trong một cuộc nói chuyện giữa hai người bạn:
- Trông nó lầm lì lắm mà?
- Ừ thì lầm lì xì ra khói đấy
Trong cuộc thoại trên thì lời hồi đáp của G đã vi phạm phương châm về chất
bởi thông tin: “lầm lì xì ra khói” là một thông tin đưa ra không đúng, không thể tin
bởi tính cách của con người không thể tạo ra một vật thể nào được
b) Phương châm về lượng
Phương châm này cũng được phát biểu qua hai tiểu phương châm sau:
“Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng thông tin đúng như đòi hỏi (của đích đang diễn ra của từng phần của cuộc hội thoại).”
Trang 19“Đừng làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin lớn hơn đòi hỏi.” [2,230]
Điều này được thể hiện: khi tham gia vào giao tiếp người nói cần nói đủ lượng tin mà người nói trước đang cần, đừng quá tham lam hay quá tiết kiệm mà dẫn đến việc nói thừa hay không đủ những thông tin mà người nghe đang chờ đợi
c) Phương châm quan hệ
Với phương châm này, Grice cho rằng: “Hãy quan yếu - hãy nói những điều
có liên quan, nói những điều có dính lứu đến hội thoại, nói cho đúng chỗ.” [2,243]
Để hiểu rõ phương châm này tôi xin phép dẫn ra một ví vụ khá phổ biến mà ta thường gặp trong cuộc sống hàng ngày Một cuộc hội thoại giữa những người bạn
- Người yêu mới của mi đây à, xinh đấy! Bao giờ cho bọn tau ăn cỗ đây?
- Muộn rồi, tau phải đưa cô ấy về, xin phép bọn mi nhé!
Lời thoại của B đã đưa ra thông tin không phù hợp, không liên quan đến câu hỏi mà A đã đưa ra Nếu đúng theo phương châm quan hệ thì B nên trả lời:
“Ừ, người yêu tau Cỗ thì cứ từ từ rồi sẽ được ăn” Khi đấy câu trả lời sẽ có liên
quan đến câu hỏi hơn Nhưng với việc B đưa ra câu trả lời như vậy lại có mục đích riêng, B có thể tránh và không muốn hồi đáp lại hành vi hỏi của A và tìm cách phớt
lờ đi câu hỏi ấy
d) Phương châm cách thức
Với phương châm cách thức, Grice phát biểu: “Tránh lối nói tối nghĩa, tránh
lối nói mập mờ (có thể hiểu theo nhiều nghĩa), hãy nói ngắn gọn (tránh dài dòng), hãy nói có trật tự.” [2,230]
Với bốn tiểu phương châm được Grice trình bày, nếu người tham gia giao tiếp tuân thủ thì hội thoại sẽ đạt tới những đích mà họ mong muốn, tuy nhiên trong giao tiếp có rất nhiều trường hợp người nói và người nghe vô tình nhưng cũng có lúc cố
ý vi phạm những phương châm trên Việc cố ý hay vô tình làm cho hội thoại vi phạm các nguyên tắc cộng tác đều tạo ra những giá trị khác của hội thoại, là những
ý nghĩa hàm ẩn, những mong muốn khác mà người nói muốn người nghe thực hiện hoặc ngược lại mà trong những hoàn cảnh nhất định họ không thể nói trực tiếp được Việc vi phạm một trong bốn phương châm trên sẽ tạo ra những nghĩa hàm ẩn,
Trang 20hàm ngôn Để xác định được những nội dung ý nghĩa đó người nghe buộc phải suy
ý, đặt vào những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể để hiểu được nội dung hội thoại mà người nói muốn truyền đạt từ đó mới có thể thực hiện được những điều mà người nói mong muốn
1.2.2.2 Nguyên tắc quan yếu
Tác giả của nguyên tắc này là Wilson và Sperber Nguyên tắc này được trình
bày như sau: “Một phát ngôn có tính quan yếu là một phát ngôn có tác động đối với
ngữ cảnh, tất cả các phát ngôn đều có tính quan yếu cho dù nó xuất hiện bất kì vị trí nào trong ngữ cảnh đi chăng nữa, do đó người nghe cần nỗ lực xác định quan yếu
đó như thế nào?” [2,243] Xác định tính quan yếu của giao tiếp là nhiệm vụ thường
trực của người giao tiếp Khi người nói muốn đưa ra một nghĩa hàm ẩn nào đó thì người nói hoàn toàn có thể làm cho phát ngôn của mình mang tính quan yếu nhưng muốn làm được như vậy người nói cần phải xem xét trong một ngữ cảnh phù hợp để đưa ra phát ngôn có tính quan yếu của mình Từ đó, người nghe suy ý từ nội dung
đã nghe, từ phát ngôn trực tiếp, đồng thời dựa vào ngữ cảnh giao tiếp mà hiểu được mục đích, nội dung của cuộc thoại
Nguyên tắc này ra đời đã khắc phục được những lỗ hổng trong nguyên tắc cộng tác của Grice Vì nguyên tắc cộng tác của Grice về mặt lí thuyết gồm bốn phương châm được nghiên cứu một cách riêng rẽ Nhưng trên thực tế thì ranh giới giữa các phương châm thật không rõ ràng Đôi khi chúng nhập nhằng vào nhau Và
để tôn trọng phương châm này người ta buộc phải vi phạm phương châm kia Điều này thì nguyên tắc quan yếu có thể giải quyết được
Thông qua hai nguyên tắc: nguyên tắc cộng tác hội thoại và nguyên tắc quan yếu thì nội dung của cuộc hội thoại sẽ được dẫn dắt, điều chỉnh Những người tham gia vào giao tiếp đều bắt buộc phải tuân thủ những nguyên tắc này có như vậy hội thoại mới đạt tới đích
Trang 211.2.3 Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân (phép lịch sự)
Trong giao tiếp và hội thoại, mỗi lượt lời mà người nói nói ra đều thể hiện rõ trình độ văn hóa của mình Với tư cách là những hành động nói năng thì mỗi lượt lời nói ra đều chịu chi phối bởi quy tắc lịch sự Có nhiều quan điểm về lịch sự, song
ở đây, chúng tôi xin được trình bày ba quan điểm về lịch sự tiêu biểu sau:
Quan niệm lịch sự của Lakoff:
Tác giả này đã thể hiện quan điểm lịch sự bằng ba quy tắc sau:
“Thứ nhất, không được áp đặt” [2,257]
Đây là quy tắc mang tính quy thức nhất Theo quy tắc này thì trong giao tiếp đừng đặt ra hoặc cố gắng dò tìm những thông tin, những đặc điểm cá nhân của người đối diện, tránh động chạm đến cá nhân ở nhiều phương diện nhất là ở đời tư, gia đình, thói quen,… Tránh áp đặt, ép buộc họ phải làm theo điều mình mong muốn Theo quy tắc này người nói sẽ tránh hoặc giảm nhẹ điều mà người nghe không muốn
Ví dụ như khi nhìn vào văn hóa giao tiếp của người Việt, đôi khi chúng ta đã
vi phạm quy tắc này một cách thường xuyên thậm chí còn xem đó là điều bình thường Khi gặp mặt bạn bè nhất là đối với những người bạn mới quen, chúng ta
thường có câu hỏi gọi là “cửa miệng”: “Bạn sinh năm bao nhiêu? Bạn có người yêu
chưa?”, Mà không hay biết rằng những câu hỏi ấy đôi khi đã động đến lòng tự ti
của người đối diện
“Thứ hai, dành cho người nghe sự lựa chọn” [2,259]
Đây là quy tắc phi quy thức Người nói nói làm sao cho quan điểm của mình được biết đến nhưng không bị chống lại hay từ chối Tức là trước ý kiến, hay lời thỉnh cầu của mình được nói ra sẽ tạo một khoảng trống để cho người nghe có sự lựa chọn mà không có cảm giác bị ép buộc hay bức bối khó chịu khi phải nhận lời Quy tắc này hoạt động khi người hội thoại bình đẳng với nhau
Ví dụ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, đoạn trích “Trao duyên” đã giúp
chúng ta nhận thấy được sự tuân thủ nguyên tắc này ở nhân vật Kiều Kiều đã để cho Vân lựa chọn trước lời thỉnh cầu của mình, mong Vân giúp đỡ nhận lấy mối
Trang 22tình lỡ dở của nàng, thay nàng trả nghĩa cho Kim Trọng Với việc sử dụng những từ
ngữ sắc sảo, thông minh “cậy”, “chịu”, Kiều khiến Vân khó lòng từ chối được lời
thỉnh cầu nhưng Kiều vẫn luôn thể hiện sự tôn trọng với Vân, lời thơ như van nài, thống thiết mà thật cao sang
“Thứ ba, quy tắc lịch sự giữa bạn bè và người thân cận Đó là quy tắc khuyến
khích tình cảm bạn bè.” [2,260]
Quy tắc này cho phép trong giao tiếp người nói được nói ra những niềm riêng
tư nhất của bản thân, những điều cấm kị mà ở hoàn cảnh khác họ không được phép nói ra Quy tắc này đòi hỏi sự chân thành, cởi mở với những người trong cuộc giao tiếp Sự trân trọng nhau này thể hiện việc nói hết mà không có sự giấu giếm hay
“làm màu” dù cho nó có thô ráp đến đâu thì vẫn được chấp nhận trong cuộc hội
thoại đó Quy tắc này được thể hiện ở những người có quan hệ gần gũi với nhau Chẳng hạn trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người đều có những bí mật, những vấn đề riêng tư của mình nhưng không phải với ai họ cũng có thể tâm sự, nói ra được Với chị gái, hay mẹ thì người con gái có thể nói cho họ những câu chuyện về tình yêu hay thậm chí là những vấn đề tâm sinh lí của mình, mà chuyện ấy không thể nói cho người khác biết được, nó có thể ảnh hưởng đến danh dự của người con gái, thế nhưng với mẹ và chị gái thì điều đó không hề bị xâm phạm trái lại là sự đồng cảm, thấu hiểu và những lời khuyên hữu ích nếu có thể Đây là một ví dụ cho quy tắc lịch sự giữa bạn bè và người thân cận
Lịch sự theo quan điểm của Leech:
Leech xây dựng quy tắc lịch sự trên nguyên tắc khiêm tốn Dựa vào hai khái
niệm “lợi ích” và “tổn thất”, Leech đã chủ trương xây dựng các phương châm cơ
bản như: Phương châm khéo léo, phương châm độ lượng, phương châm tán thưởng, phương châm khiêm tốn, phương châm tán đồng, phương châm thiện cảm
Phương châm khéo léo: là phản ứng khéo léo khi sử dụng các phát ngôn cầu
khiến, cam kết với xu hướng hãy giảm tổn thất và tăng tối đa lợi ích của người nghe
Trang 23Ví dụ như với mong muốn được tắt điện thì người nói có thể sử dụng những phát ngôn sau: (1) Tắt điện đi, (2) Cậu có thể tắt điện giúp tớ được không?, (3) Phiền cậu tắt hộ bóng điện giúp mình được không? Cả ba phát ngôn đều thể hiện được mong muốn tắt điện của người nói nhưng người nói cần lựa chọn nên sử dụng phát ngôn nào cho phù hợp nhất, để đảm bảo sự tôn trọng với người nghe Với tình huống này, người nói hoàn toàn có thể sử dụng phát ngôn thứ ba, phát ngôn này thể hiện được sự khéo léo của người nói, khiến cho người nghe tiếp nhận lời cầu khiến với sự tôn trọng cao và không cảm thấy mình đang bị sai khiến
Phương châm độ lượng: là việc giảm tối thiểu lợi ích và tăng tối đa tổn thất
của mình trong những câu cầu khiến hay cam kết
Có thể xem xét trường hợp sau:
- Cô đã tha thứ cho em rất nhiều lần, nhưng em vẫn cố tình vi phạm, vì thế lần này cô sẽ không bỏ qua nữa
- Em xin lỗi cô, lần này là em vô ý làm bạn bị ngã ạ Em mong cô tha cho em lần này nữa ạ Em hứa là em sẽ không tái phạm một lần nào nữa, em sẽ xin lỗi bạn, nếu em còn vi phạm nữa thì em sẽ chịu mọi hình phạt của cô Em mong cô tha lỗi cho em lần này ạ!
Với tình huống trên, B đã biết cách đưa ra những tổn thất mà mình nên chịu để
có được sự tha thứ của cô giáo Điều này sẽ giúp cho mục đích của B đạt được
Phương châm tán đồng: được thể hiện rằng trong phát ngôn biểu cảm hãy
giảm sự chê bai và tăng sự khen ngợi
Chẳng hạn, khi gặp người bạn của mình đang diện một bộ đầm, tuy bộ đầm ấy
có điểm không hợp nhưng ta hay bỏ qua khuyết điểm ấy mà chú trọng vào những
nét nổi bật khác để khen bạn Ví dụ như: “Bộ đầm này hợp với cậu lắm, suýt chút
nữa tớ không nhận ra được cậu đấy” Lúc này người nghe sẽ cảm thấy vui, hài lòng
và tự tin hơn
Phương châm khiêm tốn: người nói trong những phát ngôn của họ sẽ giảm sự
tự khen mình và tăng sự tự chê mình
Trang 24Phương châm thiện cảm: người nói giảm tối thiểu ác cảm và tăng tối đa thiện
cảm với vấn đề được nói tới
Quy tắc lịch sự của Brown và Levinson:
Trong công trình nghiên cứu của mình, Brown và Levinson đã gắn lịch sự với thể diện Theo hai tác giả, mỗi con người đều có hai thể diện: thể diện tích cực và thể diện tiêu cực hay còn được gọi là thể diện dương tính và thể diện âm tính Thể diện dương tính là thể diện mà người tham gia giao tiếp muốn mình được tôn trọng,
là sự tự do, bình đẳng không bị can thiệp, chi phối Đó là những cái của bản thân mong muốn được thể hiện, được chia sẻ, được tán dương, công nhận Nó có thể là tài năng, là vẻ đẹp, là tính cách, những công trình mà cá nhân làm được, theo đó muốn được mọi người thấy, mọi người công nhận, sẻ chia,… Ngược lại thì thể diện
âm tính là lãnh địa của cái tôi, nó ẩn chứa sự đe dọa về thể diện Nó là những cái riêng tư, cá nhân, những điểm yếu, những khiếm khuyết mà chủ thể không muốn chia sẻ, tiết lộ, không muốn người khác biết tới hoặc thậm chí là không muốn bị xâm phạm Khi đó họ sẽ bị tổn thương, mất thể diện, tự ti, không được tôn trọng,…Với thể diện này thì người nghe mong muốn được tôn trọng Nói một cách khác, thể diện âm tính là nhu cầu độc lập, riêng của cá nhân còn thể diện dương tính lại nhu cầu được liên thông, giao lưu với người khác Hai thể diện này luôn song song tồn tại chính vì vậy chúng có nguyên tắc riêng buộc người tham gia giao tiếp tuân theo Đó là khi giao tiếp các nhân vật hội thoại phải tôn trọng thể diện của nhau, tránh động đến điểm yếu của người đương diện nếu không thì sẽ làm mất đi
sự hòa phối Hơn nữa hai thể diện này lại bổ sung cho nhau, khi một trong hai thể diện bị xâm hại thì thể diện còn lại cũng sẽ bị tác động, bị ảnh hưởng xấu
Ví dụ như khi ta gặp lại một người bạn học cùng cấp 2 Thay vì ta nhìn vào những điểm yếu của bạn trên khuôn mặt như nếp nhăn thì hãy hướng mắt mình vào
những gì đang làm bạn ấy nổi bật để đưa ra lời khen Chẳng hạn như: “Cậu thành
công quá!” hay “Lâu rồi không gặp mà trông cậu vẫn trẻ như xưa!” Đây là những
phát ngôn sẽ làm tăng thể diện dương tính của người nghe
Trang 25Để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra với thể diện của những bên khi tham gia giao tiếp đồng thời cũng là việc đảm bảo cho cuộc hội thoại diễn
ra an toàn và tới đích thì Brown và Levinson đã xây dựng những chiến lược được gọi là chiến lược lịch sự để đưa vào hội thoại Đó là những chiến lược về lịch sự âm tính và lịch sự dương tính (đảm bảo hạn chế tác động đến những mặt yếu và tăng cường tôn vinh, khuyến khích những mặt mạnh, mặt tích cực của người nghe); nói trắng và nói kín (nói kín là dùng hành động có thể thay thế lời nói hoặc dùng lời nói mang ẩn ý mà người nghe có thể suy ý được, nói trắng là hoặc nói toạc, nói thẳng ra
mà không có hành vi bù đắp như câu mệnh lệnh hoặc nói thẳng ra có hành vi bù đắp
như “làm ơn”, “vui lòng”,…); hay những chiến lược riêng cho từng thể diện: lịch sự
dương tính, lịch sự âm tính,…
Với tất cả những yếu tố trên, các nhà nghiên cứu đã chứng minh cho người đọc thấy rất rõ vai trò của yếu tố lịch sự trong giao tiếp cũng như trong hội thoại Khiêm tốn cũng là một yếu tố liên cá nhân trong hội thoại nhưng mỗi cá nhân khi tham gia vào hội thoại bằng việc đưa vào hội thoại những tham tham thoại, những lượt lời của mình thì cần tuân thủ quy tắc lịch sự để đảm bảo hội thoại phát triển và thành công
1.3 Bức tranh xã hội trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
1.3.1 Các vấn đề xã hội trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
“Truyện Kiều không đơn giản là câu chuyện về cuộc đời Thúy Kiều Đoạn
trường tân thanh của Nguyễn Du viết bằng “những điều trông thấy” là cả một xã hội Cái khác cơ bản giữa Truyện Kiều với những truyện Nôm khác, là lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc, nhà thơ có một quan niệm tương đối hiện thực về xã hội và lịch sử.” [10,392]
“Truyện Kiều” là một bức tranh tổng thể của xã hội phong kiến những năm thế
kỉ XVIII Thông qua bức tranh ấy, Nguyễn Du đã tái hiện lên những vấn đề của xã hội mà ông đã và đang chứng kiến Trong tác phẩm, Nguyễn Du đã nhận thấy cái xấu của bọn quan lại không chỉ còn là hiện tượng như sự phản ánh trong các tác phẩm chữ Nôm khác mà nó đã trở thành bản chất Bản chất của bọn quan lại thể
Trang 26hiện ở chỗ: hống hách, lộng quyền, bịp bợm và là một thứ “cướp ngày” Chúng cho mình cái quyền to nhất rồi lộng hành Và không ai khác chính sau bộ mặt “công lý” hay “phép công” của chân lý, của xã hội lại chính là “bàn tay” đã đẩy Kiều vào sự
tủi nhục, tối tăm của mười lăm năm lưu lạc
Sau thế lực của quan lại là thế lực đồng tiền Đồng tiền len lỏi vào khắp chốn, khắp nơi, vào mọi tầng lớp xã hội, chi phối tâm lý một bộ phận lớn những con
người trong xã hội Nguyễn Du đã thể hiện sự bất bình trước sự “thống trị” của
đồng tiền, tiếng nói, sự lên án gay gắt ấy chủ yếu Nguyễn Du nhằm đến những đồng tiền trong tay bọn quan lại, trong tay của những kẻ xấu đã gây tai họa cho con người Ở một phương diện nào đó, Nguyễn Du nhận thấy sự tha hóa ở đây là sự tha hóa của đồng tiền, chứ nhà thơ chưa thấy bản chất của đồng tiền bị tha hóa
Hiện thực ấy còn là sự nghiệt ngã của những con người nhỏ bé trong xã hội lúc bấy giờ mà nhất là người phụ nữ Họ là những người nhỏ bé, là người có tài, có sắc nhưng không được xã hội trân trọng, phải chấp nhận cuộc sống trôi nổi, không nói lên được tiếng nói của mình Họ đại diện cho những người dân nhỏ bé không nói lên được tâm tư, khát vọng của mình, họ phải chịu sự chà đạp, chịu số phận tủi
hổ, có tài nhưng không được trân trọng, không được công nhận
Bức tranh hiện thực Nguyễn Du vẽ nên đã góp phần tái hiện lại hiện thực xã hội phong kiến đương thời một xã hội còn nhiều những ngang trái, bất cập Một xã hội với những bất công, đồng tiền trở thành thế lực vô hình chi phối mọi hoạt động, chi phối nhân cách con người, một xã hội trọng nam khinh nữ, nữ giới không có quyền được tôn trọng, được bảo vệ, không nói lên được tiếng nói và khát vọng của mình, họ bị chà đạp bị ruồng rẫy
1.3.2 Các nhân vật giao tiếp trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
Sự xuất hiện của các nhân vật trong tác phẩm “Truyện Kiều” là khá dày đặc,
với hơn hai mươi nhân vật thuộc những tầng lớp, thể loại, giới tính khác nhau Đó là: Vương Ông, Vương Bà là thân phụ và thân mẫu của Thúy Kiều, Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan, Đạm Tiên, Kim Trọng, Thằng bán tơ, Mã Giám Sinh, Tú
Trang 27bà, Bạc bà, Sở Khanh, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Thúc Ông, Khuyển, Ưng, Sư Giác Duyên, Bạc Hạnh, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến, Hoa Nô, Trạc Tuyền,…
Nguyễn Du khi viết “Truyện Kiều” đã để cho nhân vật của mình giao tiếp
trong suốt toàn bộ câu chuyện, ở đó có sự tham gia giao tiếp của đầy đủ nhân vật nam nữ, và ở nhiều tầng lớp khác nhau: tầng lớp tay buôn: Mã Giám Sinh, Tú bà, Bạc bà,…; nho sĩ: Thúc Sinh, Vương Quan; anh hùng hào kiệt: Từ Hải; gia đình viên quan ngoại: Vương Ông, Phu nhân, Thúy Kiều, Thúy Vân; người hầu: Hoa nô, Trạc Tuyền,… Đây là một sự phong phú và toàn diện khi Nguyễn Du để các nhận vật trong tác phẩm của mình được nói lên tiếng nói cá nhân, điều này làm cho tác phẩm mang tính toàn diện hơn rất nhiều bởi thông qua tiếng nói của mỗi cá nhân thuộc những tầng lớp, kiểu người khác nhau tác phẩm sẽ chạm đến được mọi góc
độ, mọi khía cạnh của các giai tầng trong xã hội
Trang 28Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CỘNG TÁC HỘI THOẠI
TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
2.1 Cộng tác hội thoại thể hiện phương châm về chất
2.1.1 Khảo sát, thống kê, phân loại
Trong tác phẩm “Truyện Kiều”, chúng tôi khảo sát, thống kê được 45 cuộc hội
thoại có sự tham gia của nhân vật Thúy Kiều Trong phần nghiên cứu của mình, chúng tôi chỉ đề cập đến 45 cuộc hội thoại có sự tham gia của nhân vật Thúy Kiều Chúng tôi thống kê được có 32/45 cuộc hội thoại thể hiện sự tôn trọng phương châm về chất, con số này là tương đối cao, chiếm tới 71,1% Và 29,9% còn lại, tương đương với 13 cuộc hội thoại đã thể hiện sự vi phạm phương châm về chất
Tỉ lệ các cuộc hội thoại thể hiện sự tôn trọng phương châm về chất là khá cao cho thấy một thực tế giao tiếp: các nhân vật ý thức rất cao phương châm về chất Có được điều này là do văn hóa giao tiếp của người Việt Nam: khi giao tiếp, con người
ưa nói những điều đúng đắn, những điều hợp lí, thuận tình, những điều có căn cứ, bằng chứng thuyết phục và khi người nói nói ra những điều họ tin là đúng, có bằng chứng thuyết phục sẽ dẫn ra được những lập luận có sức thuyết phục cao, tạo được
sự tin tưởng, thuyết phục ở người nghe Chính vì vậy, trong giao tiếp người Việt không ưa chuộng cách nói giả tạo, mơ hồ, không căn cứ,… Và môi trường xã hội của người Việt cũng không chấp nhận sự giả dối, mơ hồ ấy Bên cạnh đó, khả năng
sử dụng ngôn ngữ của nhân vật tham gia giao tiếp cũng có những tác động không nhỏ đến việc người nói tuân thủ phương châm về chất Người nói có vốn hiểu biết,
có khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt giúp cho quá trình chắt lọc thông tin, kiểm chứng, lựa chọn thông tin trước khi đưa vào lời thoại tốt, làm cho hội thoại thể hiện
sự tôn trọng phương châm về chất Để thấy rõ hơn điều này, chúng tôi xin phép được đi vào hai khái cạnh nhỏ sau:
2.1.2 Cộng tác hội thoại thể hiện sự tôn trọng phương châm về chất
Kết quả 32/45 cuộc hội thoại thể hiện sự tôn trọng phương châm về chất đã cho thấy một thực tế giao tiếp là các nhân vật giao tiếp ý thức rất cao phương châm
về chất Điều này được thể hiện qua hai khả năng sau:
Trang 292.1.1.1 Người nói ý thức nói những điều mình tin là đúng
Khi tham gia vào hội thoại, người nói ý thức nói ra những điều đúng đắn, chân thực, những điều hiển nhiên không thể phủ nhận Đó có thể là những chân lí, những
lẽ thường hay những quy tắc, luật lệ,…
Ví dụ 1:
Cuộc hội thoại 1: cuộc đối thoại giữa hai chị em Thúy Kiều và Vương Quan, đoạn hội thoại có thông tin:
“[…] Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Phũ phàng chi bấy hoá công!
Ngày xanh mòn mỏi, má hồng phôi pha
Sống làm vợ khắp người ta, Khéo thay thác xuống làm ma không chồng!
Nào người phượng chạ loan chung, Nào người tích lục tham hồng là ai ?
Đã không kẻ đoái người hoài, Sẵn đây ta kiếm một vài nén hương
Gọi là gặp gỡ giữa đường, Họa là người dưới suối vàng biết cho.” [12,5]
Vương Quan kể về câu chuyện có thật: câu chuyện về cô gái tên Đạm Tiên, một cô gái vốn làm nghề hát, xinh đẹp nhưng số phận hẩm hiu, nàng mất từ khi còn rất trẻ, khi nàng mất không ai hay biết mà chỉ đến khi có một người khách làng chơi tìm đến nàng mới phát hiện ra nàng đã qua đời lâu rồi Trước một thông tin về cái chết đầy đau xót của Đạm Tiên, Thúy Kiều đã bày tỏ lòng xót thương, thông cảm, oán trách những người vô tâm, những kẻ chỉ biết đến vui chơi khi Đạm Tiên còn sống, Thúy Kiều than, tiếng than của Kiều không đơn giản là tiếng than riêng về
cuộc đời của Đạm Tiên mà tiếng than ấy còn là tiếng than chung về “phận đàn bà”:
“Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” Sự đúng đắn xuất phát từ cái mà Kiều coi là quy luật, là “mệnh” của những người phụ nữ tài
Trang 30năng và Thúy Kiều tin vào điều đó Ý nghĩ này của nhân vật hoàn toàn có thể giải thích được đó chính là quan niệm trong tư tưởng của tác gia Nguyễn Du, Nguyễn
Du cho rằng: “hồng nhan thì bạc mệnh” đó là quy luật chung và người phụ nữ nào
cũng phải chịu điều đó Lời than của nhân vật cũng chính là nỗi lòng của tác giả
Ví dụ 2:
Cuộc hội thoại thứ chín - cuộc hội thoại giữa Kiều và Kim Trọng, hội thoại có đoạn:
“[…] Thưa rằng: “Đừng lấy làm chơi,
Dẽ cho thưa hết một lời đã nao
Vẻ chi một đóa yêu đào, Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh
Đã cho vào bậc bố kinh, Đạo tòng phu, lấy chữ trinh làm đầu
Ra tuồng trên Bộc trong dâu Thì con người ấy ai cầu làm chi!
Phải điều ăn xổi ở thì, Tiết trăm năm, nỡ bỏ đi một ngày.”” [12,9]
Thúy Kiều đã đưa ra hai thông tin mà Kiều tin là đúng, hai thông tin ấy hoàn
toàn chính xác, chân thực để thuyết phục Kim Trọng: Thứ nhất là: “Vẻ chi một đóa
yêu đào/ Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh” - nàng đã đến tuổi lấy chồng nên
chuyện trai gái không thể ngăn cấm Thứ hai: “Đã cho vào bậc bố kinh,/ Đạo tòng
phu, lấy chữ trinh làm đầu”- người vợ theo quan niệm của Nho giáo: phải giữ gìn,
lấy chữ “trinh”, phải giữ tiết hạnh Từ đó Kiều muốn nhắn với Kim Trọng: chuyện
trai gái nên đợi sau khi thành vợ chồng theo đúng lễ nghĩa Kiều đưa ra những thông tin mà nàng tin là đúng, có tính chính xác, đúng đắn cao nhằm thuyết phục Kim Trọng
Có được một cuộc hội thoại chính xác như thế là xuất phát từ bản thân Kiều, Kiều là một người thông minh, khôn khéo, có vốn hiểu biết sâu rộng, hơn nữa Thúy Kiều còn là một người có ý thức: ý thức được trách nhiệm, bổn phận và danh dự của
Trang 31bản thân, do đó Thúy Kiều có thể đưa ra những thông tin sâu sắc, có sức thuyết phục lớn làm cho đối phương phải thừa nhận những điều nàng nói ra là đúng và không thể thay đổi
Người nói ý thức nói những điều mình tin là đúng đã góp phần cho cuộc hội thoại có sức thuyết phục và độ tin cậy cao Hội thoại đi đến đích thành công
2.1.1.2 Người nói ý thức nói những điều có bằng chứng xác thực
Người nói nói ra những điều có căn cứ, có bằng chứng xác thực khiến người nghe không thể phủ nhận
Ví dụ 3:
Cuộc hội thoại thứ mười bốn (theo bảng thống kê) là cuộc trò chuyện giữa Thúy Kiều và Vương Bà cũng đã thể hiện được sự tuân thủ phương châm về chất Hội thoại có đoạn:
“ […] Xem gương trong bấy nhiêu ngày,
Thân con chẳng kẻo mắc tay bợm già
Khi về bỏ vắng trong nhà, Khi vào dùng dắng, khi ra vội vàng
Khi ăn, khi nói lỡ làng, Khi thầy khi tớ, xem thường xem khinh
Khác màu kẻ quý người thanh, Ngẫm ra cho kỹ, như hình con buôn.” [12,28]
Sau thời gian quan sát cách ứng xử, đi lại của thầy trò nhà Mã Giám Sinh, Thúy Kiều đã dẫn ra những bằng chứng xác thực để đưa ra kết luận Mã Giám Sinh
là một tay buôn: thứ nhất là Mã Giám Sinh sau khi lấy Kiều về làm vợ thì không
quan tâm mà bỏ bẵng ở trong nhà, ra vào thì vội vàng, lén lút “Khi về bỏ vắng trong
nhà,/ Khi vào dùng dắng, khi ra vội vàng”; thứ hai là cách xưng hô giữa thầy và tớ
thì lộn xộn không có trên có dưới, không theo một quy tắc, thứ bậc nào của người
có học: “Khi ăn, khi nói lỡ làng,/ Khi thầy khi tớ, xem thường xem khinh” Với hai lí
do trên Kiều có đủ sự tin cậy để khẳng định rằng mình đã bị lừa vào tay một con buôn Chính vì vậy, một lần nữa Kiều dự đoán được số phận tương lai của mình:
Trang 32“Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người”- sống chết tuỳ thuộc vào người còn
mình không thể tự quyết định được nữa
Đến đây ta có thể trở lại chính những lời giới thiệu và hành động của Mã Giám Sinh khi đến ra mắt và hỏi Kiều trong ngày đầu tiên:
“Hỏi tên rằng: “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”
Quá niên trạc ngoại tứ tuần Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao Trước thầy, sau tớ lao xao Nhà băng đưa lối, rước vào lầu trang Ghế trên ngồi tót sỗ sàng,” [12,21]
Khi trở lại những câu thơ với lời giới thiệu và hành động của Mã Giám Sinh ta càng thấy được những lời nhận định của Kiều về mã Giám Sinh là hoàn toàn có căn
cứ xác đáng Từ tên đến tuổi tác, ngoại hình và hành động của Mã Giám Sinh đều khiến cho người tiếp xúc cảm thấy không tin cậy
Sự thông minh, sắc sảo, nhạy cảm, lại thêm khả năng quan sát tinh tế đã giúp Thúy Kiều có thể nhận ra, bóc trần được bộ mặt giả nhân, giả nghĩa ở Mã Giám Sinh, đây cũng chính là lí do giải thích tại sao trong lời thoại Kiều lại có thể khẳng định với mẹ những điều mình nói là đúng
Ví dụ 4:
Cuộc hội thoại thứ ba (theo bảng thống kê) - cuộc hội thoại giữa Kiều và hồn
ma Đạm Tiên, hội thoại có đoạn:
“[…] Vâng trình hội chủ xem tường,
Mà xem trong sổ đoạn trường có tên
Âu đành quả kiếp nhân duyên, Cũng người một hội, một thuyền đâu xa.” [12,8]
Lời thoại của hồn ma Đạm Tiên khẳng định: Kiều và mình là những người cùng cảnh ngộ, sẽ có số phận giống nhau Đạm Tiên đưa ra thông tin này với Kiều
hoàn toàn dựa trên bằng chứng xác thực Đó là: “Vâng trình hội chủ xem tường/
Trang 33Mà xem trong sổ đoạn trường có tên.” Đạm Tiên đã xem trong quyển sổ kể tên
những người đàn bà mắc kiếp đoạn trường, tức những người bạc mệnh của chủ hội
“Đoạn trường” thấy có tên của Thúy Kiều Như vậy, lời nói của Đạm tiên có căn
cứ, có bằng chứng xác thực buộc người nghe - Thúy Kiều phải tin
Lý giải cho những điều mà Đạm Tiên nói chính là xuất phát từ quan niệm,
tư tưởng của Nguyễn Du, Nguyễn Du để cho nhân vật của mình có những dự cảm,
có những tiên tri về số phận của mình trong tương lai
Sự tuân thủ phương châm về chất trong các cuộc hội thoại diễn ra giữa Thúy Kiều và các nhân vật trong tác phẩm đã được thể hiện rất rõ, điều này đảm bảo một
sự tin cậy đối với người tham gia giao tiếp và cả người đọc, người nghe tin vào những thông tin mà nhân vật đã đưa ra trong lượt thoại của mình Qua đó chúng tôi còn nhận thấy được tài năng của Nguyễn Du trong quá trình xây dựng nhân vật, ông
đã để cho nhân vật của mình được thể hiện một cách rõ nhất những yếu tố thuộc về tính cách, tài năng của bản thân, rõ nhất đó là một Thúy Kiều thông minh, sắc sảo, tài năng
2.1.3 Cộng tác hội thoại thể hiện sự vi phạm phương châm về chất
Các cuộc hội thoại đưa ra thông tin không có bằng chứng xác thực hay những thông tin mà chính người nói ra không tin là đúng là những cuộc hội thoại vi phạm phương châm về chất Các cuộc hội thoại này đều có những ý nghĩa hàm ẩn, hàm ngôn riêng đó cũng chính là những dụng ý, những thông điệp riêng của người nói
Và đây là một số ví dụ:
2.1.3.1 Người nói chủ ý nói những điều mà mình tin là không đúng
Người nói nói ra những điều không đúng, không thể xảy ra ở thực tại, những điều trái với tự nhiên, trái với luân thường đạo lí,…
Ví dụ 5:
Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều với Tú bà - cuộc hội thoại thứ 16, hội thoại có câu:
“[…] Thưa rằng: “Ai có muốn đâu thế này
Được như lời thế là may,
Trang 34Hẳn rằng mai có như rày cho chăng?
Sợ khi ong bướm đãi đằng, Đến điều sống đục, sao bằng thác trong!”
Mụ rằng: “Con hãy thong dong, Phải điều lòng lại dối lòng mà chơi!
Mai sau ở chẳng như lời, Trên đầu có bóng mặt trời rạng soi.”” [12,33]
Lời của Tú bà khẳng định: Mai sau dù không được như lời ta nói với con thì
đã có trời chứng dám cho lòng của ta Vì đã có trời đất chứng dám vậy nên con cứ yên tâm mà làm theo những lời của ta Đây là một lời nói hoàn toàn không đúng, không thể tin cậy được Chính Tú bà là người nói ra những lời này nhưng Tú bà cũng không tin là đúng, vì nếu trời đất chứng dám cho tấm lòng và hành động của con người thì ắt hẳn Tú bà sẽ không dám có những hành động lừa dối, bịp bợm, âm mưu đẩy Kiều vào lầu xanh Nếu đúng như lời của Tú bà nói thì liệu rằng Thúy Kiều có phải chịu cảnh khổ sở khi bị ép tiếp khách Có lẽ nếu Tú bà tin vào luật nhân quả, tin vào con mắt của trời thì có lẽ bà đã không dám gây ra những tội ác với Kiều như thế Chính vì Tú bà không cho cái điều mình nói là đúng, không tin vào điều mình nói là đúng nên mới có những suy nghĩ, hành động trái ngược lại với những lời nói của mình
Ở đây, lời Tú bà chính là lời hứa xuông, Tú bà cố tình đưa lời nói của mình vi phạm phương châm về chất, nói những điều mình không tin là đúng nhằm mục đích làm cho Thúy Kiều bình tâm, tin tưởng và nghe theo sự sắp xếp, mưu toán đã định sẵn Tú bà dụ dỗ để Kiều không tự vẫn, hứa sẽ tìm một nơi xứng đáng cho Kiều làm chỗ dựa nhưng thực chất đó lại là một cái bẫy nữa khiến Kiều phải vào lầu xanh, phục vụ khách
Đặt trong hoàn cảnh: Thúy Kiều biết mình bị lừa và phải ra tiếp khách, nàng
đã chọn cái chết để mong thoát khỏi cảnh ô nhục này Khi đó Tú bà phải có những lời thoại vi phạm phương châm về chất để có thể đạt được kế hoạch của mình Như