1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hội thoại trong truyện kiều của nguyễn du

105 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 634,68 KB

Nội dung

Trong đó, hội thoại là hình thức giao tiếp quan trọng nhất của con người với phương tiện ngôn ngữ Các phương tiện phi ngôn ngữ có thể đi kèm trong quá trình diễn ra cuộc thoại.. Nghiên c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TR ƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thanh Thủy

HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN

KIỀU CỦA NGUYỄN DU

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TR ƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thanh Thủy

HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN

KIỀU CỦA NGUYỄN DU

Trang 5

MỞ ĐẦU 0.1 Lý do chọn đề tài

Thứ nhất, theo dòng lịch sử, tác phẩm văn chương luôn chịu sự thử thách, chọn lọc khắc nghiệt của thời gian Vậy mà hơn 200 năm sau, độc giả vẫn yêu mến Truyện Kiều, yêu mến Nguyễn

Du, vì “Nói đến di sản Nguyễn Du chủ yếu phải nói đến Truyện Kiều Nói về việc tiếp thu nghiên cứu di sản Nguyễn Du quan trọng nhất phải nói về quá trình tiếp thu nghiên cứu Truyện Kiều” [12,16]

Thế nhưng hiện nay tất cả những giá trị, những tinh túy của Truyện Kiều và mọi vấn đề về tác giả của nó - đại thi hào Nguyễn Du - đã được khám phá tới tận ngọn ngành chưa? Đó còn là một câu hỏi mà tất cả những ai yêu mến Truyện Kiều, yêu mến Nguyễn Du đều quan tâm Trong công trình “Thi pháp Truyện Kiều” của mình, Trần Đình Sử đã đưa ra một nhận xét mà chúng tôi nhận thấy thật xác đáng: “Truyện Kiều nói mãi không cùng” [29, 328]

Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII

đã có những nhận định về vai trò của Truyện Kiều đối với dân tộc Việt Nam: “Truyện Kiều - tuyệt tác của đại thi hào Nguyễn Du - thực sự đã giữ vai trò quan trọng làm những người Việt Nam ta xích lại gần nhau để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc thân yêu của mình” [12, 8]

Như vậy, đối với một tác phẩm có vai trò lớn trong đời sống tinh thần dân tộc Việt Nam như Truyện Kiều thì việc nghiên cứu, học tập Truyện Kiều là vô cùng, vô tận Truyện Kiều như là một miền đất lạ, đầy hấp lực, luôn thôi thúc bao thế hệ độc giả say mê khám phá Từ khi ra đời cho đến nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thu hút biết bao nhà nghiên cứu phê bình; đã được tìm hiểu đánh giá về nhiều phương diện, từ tác giả, thời điểm sáng tác, tựa đề, chủ đề - tư tưởng… cho đến ngôn ngữ, hình tượng nhân vật, cách tả tình, tả cảnh, lời bình luận trữ tình ngoại đề… Bởi vì: “Cái hay của Truyện Kiều không ai là không cảm thấy Nhưng hiểu biết cho hết cái hay ấy là một điều rất khó, mà giải thích ra cho hết cái hay tinh vi uẩn súc ấy lại là điều khó nữa Xưa nay quả chưa có ai hiểu hết và giải thích Truyện Kiều đến một trình độ thỏa mãn.” [12,324]

Thứ hai, ngữ dụng học là một ngành khoa học rất mới mẻ nghiên cứu “quan hệ giữa tín hiệu với người lý giải chúng” (Charles William Morris) Trong “Giáo trình ngôn ngữ học”, Nguyễn Thiện Giáp đã nêu khái niệm này một cách cụ thể hơn: “Ngữ dụng học là bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức là cách sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục đích cụ thể.” [14, 365] Do ngữ dụng học gắn chặt ngôn ngữ với những hoàn cảnh nói năng cụ thể nên lý thuyết về hội thoại là một phần khá lý thú

Trang 6

Trong cuộc sống, con người chúng ta không thể không giao tiếp Nhưng giao tiếp dưới hình thức nào và bằng phương tiện gì mới là vấn đề đáng quan tâm Có hai phương tiện giao tiếp cơ bản trong đời sống của con người Đó là giao tiếp bằng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ Trong

đó, hội thoại là hình thức giao tiếp quan trọng nhất của con người với phương tiện ngôn ngữ (Các phương tiện phi ngôn ngữ có thể đi kèm trong quá trình diễn ra cuộc thoại Nhưng quan trọng nhất

và có vai trò quyết định trong hội thoại chính là ngôn ngữ)

Như vậy, hội thoại và lý thuyết về hội thoại (bao gồm những yếu tố cơ bản như vận động hội thoại, cấu trúc hội thoại, thương lượng hội thoại, quy tắc hội thoại…) là những vấn đề gắn bó một

cách chặt chẽ, mật thiết với đời sống hằng ngày của chúng ta “Người cùng giao tiếp với mình nói

cái gì? Họ nói như thế nào? Nói vậy có ý gì? Tại sao họ lại nói như vậy mà không nói khác đi? …”

Những câu hỏi như vậy hầu như luôn luôn được đặt ra trong óc ta khi ta giao tiếp hội thoại với một người nào đó

Hội thoại là một vấn đề có vẻ như hiển nhiên, không cần tìm hiểu về nó con người vẫn có thể

dễ dàng giao tiếp với nhau Nhưng hội thoại là một phần của cuộc sống muôn màu muôn vẻ nên nó luôn luôn mới lạ, rất thực tế và vô cùng thú vị trong đời sống chúng ta Nghiên cứu về một số yếu tố của hội thoại giúp ta hiểu hơn về các yếu tố tâm lý, tính cách, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ, hành động, kinh nghiệm sống, trình độ hiểu biết… của nhân vật giao tiếp Thúc Sinh bảo với Thúy Kiều rằng chàng hoàn toàn có khả năng đưa Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh:

Đường xa chớ ngại Ngô Lào, Trăm điều hãy cứ trông vào một ta

Lời nói trên phải chăng đã cho chúng ta thấy một sự quả quyết nhưng có phần khoác lác của chàng Thúc?

Nghiên cứu về hội thoại nói chung sẽ giúp ta có một cái nhìn mới hơn, đầy đủ hơn về cuộc thoại, về nhân vật giao tiếp Từ đó, hoạt động giao tiếp của con người sẽ dễ dàng đạt hiệu quả hơn

Thứ ba, có lẽ không cần phải nói nhiều đến vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc Điều đó đã được thể hiện qua biết bao công trình nghiên cứu miệt mài, say mê về Truyện Kiều và những nhận định đúng đắn, sâu sắc, ý vị và tinh tế về Truyện Kiều, về Nguyễn Du Người viết xin mượn lời của văn sĩ Pháp René Craysac nói về Truyện Kiều: “Áng văn kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh mà không sợ kém với văn chương kiệt tác, vô luận ở thời điểm nào và xứ nào.” [12, 407]

Như vậy, ta cũng đủ thấy rằng Truyện Kiều đã chiếm một vai trò quan trọng trong nền văn học nước nhà Và đã có nhiều công trình nghiên cứu về Truyện Kiều thật thấu đáo, thật đặc sắc

Trang 7

Nay, người viết muốn nhìn lại và nghiên cứu Truyện Kiều dưới một góc độ mới – góc độ hội thoại Vì Truyện Kiều là một tác phẩm tự sự (hình thức là thơ lục bát) nên hội thoại chiếm một vị trí quan trọng và là lẽ đương nhiên Hội thoại làm cho Truyện Kiều gần gũi, chân thật, sinh động hơn Điều này khiến cho độc giả cảm thấy rất hiện thực khi tiếp xúc với Truyện Kiều Tìm hiểu Truyện Kiều dưới góc độ hội thoại sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về Truyện Kiều cũng như tư tưởng, tình cảm, nỗi lòng của Nguyễn Du gởi gắm qua đó Và hơn hết, người viết mong muốn có những phát hiện mới

về tác phẩm Chẳng hạn nhân vật Thúy Vân, nàng có phải là người con gái dịu dàng, hiền lành và cam chịu như mọi người trước nay vẫn nghĩ hay không? Trong màn đoàn viên, Thúy Kiều đã đau nay lại càng đau hơn trước câu nói của Thúy Vân Vân bảo chị hãy còn kịp se duyên cùng chàng Kim:

Quả mai ba bảy đương vừa, Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì

Chúng ta không biết Thúy Vân vô tình hay hữu ý khi đưa ra phát ngôn trên Nhưng rõ ràng, Thúy Vân đã đe dọa thể diện âm tính của Thúy Kiều Vì đối với xã hội phong kiến, vào lứa tuổi của Kiều thì người ta ngại không nói đến chuyện lập gia đình Vậy mà Vân còn cho rằng chị hãy

“đương vừa” để lập thành gia thất Do vậy, ta thấy Thúy Vân “người” hơn Chúng ta chỉ có thể hiểu được điều ấy dưới góc độ hội thoại Đó cũng là hướng mà chúng tôi và những ai quan tâm đến Truyện Kiều của Nguyễn Du nghiên cứu, khám phá, tìm hiểu trong đề tài này Nghiên cứu một tác phẩm văn học dưới góc độ ngôn ngữ học là một cách tiếp cận khá lý thú Hướng nghiên cứu áp dụng những kiến thức ngữ dụng học vào những tác phẩm văn chương là một hướng đi mới, một cách tiếp cận mới Chúng tôi muốn tìm hiểu Truyện Kiều dưới góc độ mới này để thấy được hội thoại được vận dụng trong tác phẩm văn chương như thế nào, đặc biệt là ở thể loại thơ

Đó là tất cả những lý do để người viết chọn đề tài: “Hội thoại trong Truyện Kiều của

Nguyễn Du”

0.2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

0.2.1 Những nghiên cứu về hội thoại

Lịch sử nghiên cứu về hội thoại nói chung và các quy tắc hội thoại được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm (đặc biệt là những chuyên gia về ngữ dụng học vì đây là một ngành khoa học mới mẻ nghiên cứu dụng học trong ngôn ngữ học) Với sự đam mê dành cho ngữ dụng học, Đỗ Hữu Châu

có rất nhiều công trình nghiên cứu về phân ngành ngôn ngữ học mới mẻ này Trước tiên phải kể đến công trình nghiên cứu “Ngữ dụng học” trong bộ sách “Đại cương ngôn ngữ học” (viết chung với Bùi Minh Toán) [3] của ông Cùng năm đó là sự xuất bản của quyển “Cơ sở ngữ dụng học”, tập 1

Trang 8

[4] Sau đó, trong công trình “Giáo trình ngữ dụng học” [5] viết chung với Đỗ Việt Hùng, ông cũng

đã nêu những vấn đề hết sức cơ bản và lý thú của ngữ dụng học Ngoài ra, Đỗ Hữu Châu còn dành rất nhiều tâm huyết cho bộ môn này thông qua nhiều giáo trình giản yếu, nhiều bài giảng và những bài phân tích về ngữ dụng học rất đặc sắc Có thể nói rằng các đóng góp của ông về ngữ dụng học

đã mang lại những kiến thức bổ ích và lý thú dành cho những ai yêu thích bộ môn này

Đỗ Hữu Châu trong các công trình nghiên cứu về ngữ dụng học của mình đã nêu một cách đầy đủ, rõ ràng, chi tiết về lý thuyết hội thoại Chương V trong “Đại cương ngôn ngữ học”, tập Ngữ dụng học [3] đã trình bày sự vận động hội thoại, các yếu tố kèm lời và phi lời, các quy tắc hội thoại, thương lượng hội thoại, cấu trúc hội thoại, ngữ pháp hội thoại, kết luận về cấu trúc hội thoại, tính thống nhất của hội thoại

Trước khi trình bày những vấn đề cơ bản về lý thuyết hội thoại, Đỗ Hữu Châu đề cập đến vận động hội thoại nói chung Sự trao lời, sự trao đáp, sự tương tác là những yếu tố cơ sở của vận động hội thoại Trong phần quy tắc hội thoại, Đỗ Hữu Châu lý giải vì sao phải bàn đến vấn đề quy tắc hội thoại Nhất thiết mỗi một cuộc hội thoại (dù trang trọng hay thân mật về cả nội dung lẫn hình thức) đều cần có quy tắc của nó Những công thức “siêu giao tiếp” (chữ dùng của Đỗ Hữu Châu)

kiểu như: đừng nói như vậy chứ, dịu dàng hơn một chút được không, đừng đánh trống lảng nhé, để

tôi nói xong đã, về việc này thì cậu phải nói trước mới được… cho ta thấy tầm quan trọng của việc

nghiên cứu các quy tắc trong hội thoại

Đỗ Hữu Châu dẫn ra nhiều quy tắc hội thoại của các nhà nghiên cứu trước đó: nguyên lý cộng tác, quy tắc điều hành luân phiên lượt lời, quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại và quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại Trong đó, ông chọn phân tích, lý giải ba quy tắc hội thoại

mà ông cho là quan trọng nhất, không thể thiếu để tiến hành thành công một cuộc hội thoại Đó là, quy tắc điều hành luân phiên lượt lời, quy tắc điều hành nội dung của hội thoại và quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự Đỗ Hữu Châu đã trình bày một cách cụ thể, rõ ràng các quy tắc hội thoại đó

Nguyễn Đức Dân cũng đã có công trình nghiên cứu về ngữ dụng học [9] Đây cũng là một công trình nghiên cứu về ngữ dụng học rất đáng quan tâm Quyển sách này cung cấp cho độc giả những kiến thức ngữ dụng cơ bản cùng những kiến giải và thí dụ minh họa sâu sắc, dễ hiểu Trước khi nói về quy tắc các cuộc hội thoại, Nguyễn Đức Dân đã nêu những đặc điểm khái quát của một cuộc thoại vì đó là cơ sở để tìm hiểu về quy tắc hội thoại

Với ông, mỗi một cuộc thoại có 2 đặc điểm khái quát nhất Đó là đặc điểm nội tại và đặc điểm bên ngoài của cuộc thoại Theo ông, mỗi cuộc thoại có 4 đặc điểm nội tại Đó là:

Trang 9

- “Nguyên tắc luân phiên lượt lời: Trong mỗi cuộc thoại, mỗi lúc có một người nói và không

nói đồng thời Các người nói luân phiên nhau.”

- “Nguyên tắc liên kết hội thoại: Các lượt lời có liên kết với nhau và tạo ra sự liên kết hội

thoại.”

- “Mỗi một cuộc thoại đều có tính mục đích.”

- “Nguyên lý cộng tác và nguyên lý tế nhị: Đó là những nguyên lý mà các nhân vật phải tôn

trọng trong giao tiếp.”

Về đặc điểm bên ngoài, cuộc thoại gồm có các yếu tố: số lượng người tham dự, quan hệ giữa những người tham dự (quan hệ liên cá nhân) và chu cảnh (không gian, thời gian)

Theo Nguyễn Đức Dân, có hai quy tắc hội thoại chính: nguyên lý cộng tác và nguyên lý tế nhị Nguyên lý cộng tác và nguyên lý tế nhị được Nguyễn Đức Dân giới thiệu một cách khá đầy đủ qua các nguyên lý về cộng tác của H P Grice cùng với sự trình bày lý thuyết quan hệ của Sperber

và Wilson Sau đó, ông giới thiệu các công trình nghiên cứu về nguyên lý lịch sự và nêu cụ thể phép lịch sự của G Leech cùng với những phân tích rõ ràng

Nguyễn Thiện Giáp hầu như cũng cùng quan điểm khi nghiên cứu về ngữ dụng học với các nhà nghiên cứu đã kể trên Trong “Dụng học Việt ngữ” [13], ông đã cung cấp cho người đọc những tri thức cơ bản về ngữ dụng học Và đặc biệt, Nguyễn Thiện Giáp đã đề cập đến hội thoại ở những phương diện như: Phân tích hội thoại (trong phần này tác giả làm rõ các yếu tố cấu trúc của hội thoại, cặp kế cận, cặp đối đáp, những lời ướm trước và những yếu tố phi ngôn từ trong hội thoại), khái niệm lịch sự, chiến lược giao tiếp, nguyên tắc hợp tác và hàm ý hội thoại (gồm nguyên tắc cộng tác, những lời rào đón trong giao tiếp và hàm ý hội thoại) Khi đề cập đến hội thoại, Nguyễn Thiện

Giáp đã đi sâu phân tích và đưa ra những minh họa lý thú

Sau đó, trong công trình “Giáo trình ngôn ngữ học” [14], Nguyễn Thiện Giáp đã dành một phần để đề cập đến vấn đề chủ yếu của lý thuyết hội thoại Tại đây, ông cũng đã tổng hợp lại những kiến thức về hội thoại cơ bản như trong quyển “Dụng học Việt ngữ”

Có thể nói rằng, G Yule là một trong những nhà ngôn ngữ học trên thế giới đã cung cấp cho độc giả những kiến thức thật sự cần thiết khi tìm hiểu về ngữ dụng học [38] Trong đó, ông đã cung cấp hầu như toàn bộ những khái niệm cơ bản về hội thoại như chiến lược lịch sự, nhu cầu thể diện, thể diện dương tính, thể diện âm tính, lịch sự dương tính, lịch sự âm tính, lời ướm, nguyên tắc cộng tác, hàm ý hội thoại, hành động đe dọa thể diện,…

Trang 10

Như vậy, có thể thấy rằng những kiến thức về hội thoại là một lĩnh vực đang được đông đảo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm

Nhìn chung, tất cả những nhà Việt ngữ học nào có quan tâm đến ngữ dụng học cũng đều cho độc giả thấy được những yếu tố quan trọng của hội thoại trong sự giao tiếp của con người với nhau

0.2.2 Những nghiên cứu về hội thoại trong Truyện Kiều

Có thể nói, Truyện Kiều đã được nghiên cứu ở tất cả các bình diện có thể Hầu như nhà nghiên cứu nào về Truyện Kiều cũng có đề cập về hội thoại trong tác phẩm này dù ít hay nhiều (dưới các dạng như: ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, lời bình luận trữ tình ngoại đề của tác giả,…)

Truyện Kiều là một truyện thơ, có cốt truyện với những biến cố quan trọng, nhân vật có tính cách tâm lý rõ ràng, thậm chí còn là những điển hình sống động, có sức sống lâu bền với thời gian

Do vậy, hội thoại là một phần quan trọng trong Truyện Kiều

Trước tiên, phải kể đến Phan Ngọc với tác phẩm “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều” [24 ] 1Chúng ta có thể thấy trong công trình nghiên cứu của Phan Ngọc những vấn đề

của Truyện Kiều được đặt ra và giải quyết từ góc độ phong cách học với những kết luận có phần

mới mẻ, khác lạ so với cách tiếp cận truyền thống Cuốn sách đã góp phần giúp cho độc giả có cái nhìn đầy đủ hơn về Truyện Kiều cũng như các đoạn hội thoại

Đặng Thanh Lê trong “Giảng văn Truyện Kiều” chủ yếu nghiên cứu về các đoạn hội thoại giữa các nhân vật trung tâm với nhau (như Kiều với Từ Hải, Kiều với Kim Trọng, Hoạn Thư với Thúy Kiều…) Bà đã có nhận định: “Ngôn ngữ đối thoại là thi pháp chủ yếu của những đoạn hội thoại.” [20, 76]

Phạm Đan Quế đã có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về hội thoại trong Truyện Kiều (chương VIII - Về những thủ pháp nghệ thuật trong văn chương Truyện Kiều) Ông đã thống kê:

“Truyện Kiều có 73 cuộc thoại và riêng Kiều đã có 75 lượt lời trong 45 cuộc thoại Nghĩa là trong

3254 câu Kiều thì tác giả đã dành riêng cho nhân vật chính 652 câu chỉ tả lời ăn tiếng nói của nàng: quá một phần năm tác phẩm.” [27, 126] Và “lời của nhân vật chiếm tới 1212 dòng thơ đối thoại tức một phần ba tác phẩm” [27, 127]

Qua công trình nghiên cứu của mình, Phạm Đan Quế cũng chỉ ra các đơn thoại, song thoại, tam thoại và đa thoại trong Truyện Kiều Ông cũng đã trình bày một cách hết sức khái quát về một

số nguyên lý hội thoại (nguyên lý cộng tác hội thoại, phép lịch sự…) trong một vài đoạn thoại của Truyện Kiều (xem [27, 126 - 143])

Trang 11

Gần đây, trong những công trình nghiên cứu về ngữ dụng học, các tác giả cũng dành nhiều

sự quan tâm cho tác phẩm được mệnh danh là tập đại thành của văn học trung đại

Như vậy, các công trình nghiên cứu về hội thoại trong Truyện Kiều cũng khá nhiều Nhưng

sự thể hiện các quy tắc hội thoại cụ thể (như vừa nêu) trong Truyện Kiều thì chưa có công trình nghiên cứu nào Người viết xét thấy đây là phần còn bỏ ngỏ Cho nên, dựa vào những hiểu biết về các quy tắc hội thoại, người viết mong muốn góp phần tìm hiểu sâu hơn một tác phẩm là đỉnh cao của văn học Việt Nam: Truyện Kiều

0.3 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

0 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, người viết hướng tới đối tượng là một số cuộc thoại trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du Tiêu chí để chọn lựa là những cuộc thoại “có vấn đề”, nghĩa là những cuộc thoại có tính chất quan trọng trong cuộc đời nhân vật chính, xoay quanh những nhân vật trung tâm, những cuộc thoại thể hiện cụ thể sự tuân thủ hay vi phạm quy tắc hội thoại, những cuộc thoại thể hiện rõ một số vấn đề cơ bản và quan trọng của lý thuyết hội thoại Điều này có liên quan đến chiến lược giao tiếp Người viết xem xét những cuộc thoại và khảo sát xem nhân vật có đạt được mục đích giao tiếp hay không, cách thức giao tiếp của các nhân vật diễn ra như thế nào,…

- Qua đề tài, người viết hướng vào việc khảo sát, nghiên cứu Truyện Kiều dưới góc độ hội thoại; tìm hiểu những vấn đề của hội thoại nói chung cũng như những quy tắc hội thoại nói riêng được thể hiện trong Truyện Kiều như thế nào

- Với đề tài, người viết sẽ ứng dụng những đơn vị kiến thức về hội thoại để tìm hiểu Truyện Kiều

Trang 12

0.4 Nguồn ngữ liệu và phạm vi nghiên cứu

- Nguồn ngữ liệu của đề tài “Hội thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du” chính là tất cả

những cuộc thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Văn bản Truyện Kiều có rất nhiều, nhưng

người viết chọn bản “Duy Minh Thị 1872” của Nguyễn Tài Cẩn [2]

- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hội thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Trên cơ

sở những cuộc thoại đa dạng và phong phú trong Truyện Kiều, người viết chủ yếu chỉ chọn một số

cuộc thoại tiêu biểu Sự lựa chọn này được dựa theo những tiêu chí như đã nêu ở trên Khi tìm hiểu

về quy tắc hội thoại, lý thuyết hội thoại và ứng dụng những tri thức ấy để phân tích Truyện Kiều thì

người viết có đi sâu phân tích những phương châm hội thoại, chiến lược lịch sự trong các cuộc

thoại Bởi vì, hầu như bất kỳ một cuộc giao tiếp nào đó có thành công hay không đều phụ thuộc vào

các yếu tố này của hoạt động hội thoại

0.5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê ngôn ngữ học: Phương pháp này được vận dụng để thống kê

những cuộc thoại trong Truyện Kiều, phân loại và chọn ra những cuộc thoại tiêu biểu phục vụ cho

mục đích nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp phân tích văn bản, phân tích diễn ngôn: Luận văn vận dụng phương pháp

này để phân tích hội thoại, các quy tắc thoại và những vấn đề có liên quan, phân tích các cuộc thoại

cụ thể trong Truyện Kiều

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đây là phương pháp được vận dụng để so sánh, đối

chiếu các quan điểm khác nhau về lý thuyết hội thoại (cùng những vấn đề có liên quan đến hội

thoại), đặc biệt là những quan điểm, ý kiến khác nhau về các quy tắc hội thoại nhằm hiểu rõ hơn về

những cuộc thoại được chọn phân tích và nhất là hiểu hơn về những vấn đề chung của hội thoại

0.6 Cấu trúc của đề tài

Ngoài các phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 2 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương này người viết tập trung khai thác, tìm hiểu

hành động ngôn ngữ, các nhân tố giao tiếp, để từ đó tìm hiểu về cấu trúc hội thoại, vận động hội

thoại, đặc biệt là các quy tắc của hội thoại: quy tắc điều hành luân phiên lượt lời, quy tắc điều hành

nội dung của hội thoại và quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự

Trang 13

Chương 2: Truyện Kiều dưới góc nhìn hội thoại Ở chương này, người viết sẽ khảo sát các

quy tắc hội thoại ở các cuộc thoại trong Truyện Kiều (chỉ khảo sát những cuộc thoại tuân thủ các quy tắc hoặc phá vỡ quy tắc để làm rõ những vấn đề chung về lý thuyết hội thoại)

Luận văn còn có danh mục tài liệu tham khảo gồm 42 đơn vị và phần phụ lục

Trang 14

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Những khái niệm về ngữ dụng học xung quanh vấn đề hội thoại

1.1 1 Định nghĩa ngữ dụng học

Ngữ dụng học là một ngành khoa học còn khá mới mẻ nghiên cứu về ngôn ngữ và những nhân tố có liên quan Charles William Morris đã nêu một cách khái quát nhất về dụng học: “Dụng

học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với người lý giải chúng” G Yule cho rằng “việc nghiên cứu

phần nghĩa thuộc về người nói, để phân biệt với nghĩa của từ và câu” chính là nhiệm vụ của ngữ dụng học [38,180] Còn J C Richards định nghĩa ngữ dụng học là sự nghiên cứu về việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, đặc biệt là các mối quan hệ giữa các phát ngôn với các ngữ cảnh và các

tình huống mà trong đó nó được sử dụng” [43, 284]

Nguyễn Đức Dân và Đỗ Hữu Châu trong các công trình nghiên cứu của mình đều dẫn lại lời của F Armengaud: “Khi nói chúng ta đã thực hiện hành động gì? Khi nói, chúng ta thực sự “nói” điều gì? Tại sao chúng ta lại hỏi một người ăn cùng bàn với ta rằng anh ta có thể chuyển cho chúng

ta lọ muối được không, trong khi ai cũng biết rằng hiển nhiên là anh ta hoàn toàn có thể làm được việc này? Rồi lại những vấn đề “Ai nói với ai?”, “Ai nói và cốt nói cho ai nghe?”, “Anh nghĩ tôi là

ai mà anh nói với tôi như vậy?”, “Cần biết những gì để một câu không còn mơ hồ nữa?”, “Người ta

có thể nói một điều khác với điều mà người ta muốn nói như thế nào?”; “Người ta có thể tin vào những điều trong hiển ngôn không? Nghĩa là có thể tin vào nghĩa câu chữ của lời nói được không?”,

“Những công cụ của ngôn ngữ là gì?”… [9, 13] và [3, 12]

Đó là những vấn đề chủ yếu mà ngữ dụng học cần nghiên cứu và trả lời Rõ ràng, F Armengaud đã đề cập đến những phương diện của ngữ dụng học, mà vấn đề trung tâm là “lý thuyết hội thoại” Hội thoại là hình thức giao tiếp phổ biến, cơ bản nhất của loài người “Không thể thực sự

có được các quan hệ xã hội, nếu không có hoạt động ngôn ngữ” [34, 133] Cũng cùng ý kiến đó, Đỗ Hữu Châu cho rằng “Thông qua hành động mà con người tác động đến sự vật, người khác, làm thay đổi trạng thái của sự vật, của người đó Cũng như vậy, bằng lời nói của mình con người làm thay đổi trạng thái tinh thần hay vật lý của người nghe” [3, 14] Như vậy, khi chúng ta nói là chúng ta cũng đã thực hiện một hành động Đây là lý thuyết mà J L Austin đã khởi xướng trong quyển sách

“How to do things with words” [40] Có thể nói rằng chính Austin là người đã nhìn thấy bản chất hành động của ngôn ngữ Bởi vì khi chúng ta hứa, cảm ơn, xin lỗi, ra lệnh, yêu cầu,… là chúng ta đã thực hiện một hành động, chúng ta đã tác động đến người nghe Cũng như tất cả những hoạt động khác của con người, hoạt động ngôn ngữ cũng có mục đích Mỗi một cuộc thoại của con người được tiến hành với nhau thì cũng đều có đích cả

Trang 15

Có hai hình thức cơ bản của hoạt động ngôn ngữ Đó là nói và viết Lý thuyết về hội thoại chủ yếu nghiên cứu ngôn ngữ ở dạng nói “Nói là tác động Sự tác động xảy ra trong quá trình trao đổi, nói qua nói lại” [9, 13]

Còn Đỗ Hữu Châu trong công trình nghiên cứu về ngữ dụng học thì đã nói một cách cụ thể hơn: “Khi chúng ta cùng tác động với ít nhất một người thứ hai, cùng nhau thực hiện một việc nào

đó nhằm một kết quả nào đó, chúng ta đã làm một hành động xã hội Xét tới cùng, một hành động

xã hội là sự phối hợp, tác động lẫn nhau, điều chỉnh lẫn nhau giữa các hành động đơn phương để đạt mục đích chung Trong một hành động xã hội, muốn đạt mục đích, những người tham gia phải cộng tác, phối hợp theo quy tắc với nhau

Nói năng cũng vậy, khi người nói hỏi, ra lệnh, kể chuyện… anh ta thực hiện một hành động ngôn ngữ đơn phương Nhưng khi anh ta cùng trò chuyện với ít nhất một người thứ hai, anh ta đã tham gia vào một hành động xã hội ” [3, 14]

Trên đây là cái nhìn tổng quát hết sức cơ bản về ngữ dụng học Như vậy, ngữ dụng học nghiên cứu hoạt động ngôn ngữ theo một chiều sâu và ở bình diện mới “Không thể thực sự có được các quan hệ xã hội, nếu không có hoạt động ngôn ngữ” [34, 133] Ngữ dụng học đã thực sự gắn ngôn ngữ với những hoàn cảnh nói năng cụ thể

Vậy thực chất của hành động ngôn ngữ là như thế nào, cần được hiểu ra sao?

- “Hành động tạo lời là hành động tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung” [3, 89] Thí dụ: ”Trời mưa” với hình thức của phát ngôn là “câu đơn hai thành phần” và nội dung của phát ngôn là “một hiện tượng thời tiết”

88 “Hành động mượn lời là hành động gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ” [3, 88-89] Chẳng hạn “Trời mưa to quá!” thì ngoài nội dung biểu đạt là “trời mưa” thì phát ngôn còn biểu đạt cảm xúc của người nói nữa Đó có thể là một sự ngạc nhiên, thất vọng hay chán nản (tùy ngữ cảnh)

Trang 16

- “Hành động ở lời gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận” [3, 88-89] Có nghĩa là “hành động ở lời” đòi hỏi một sự hồi đáp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ của người nghe Thí dụ: “Lan có ở nhà không?” – “Có đấy” (hay “Lan vừa mới đi học rồi!”…)

• Thí dụ trên biểu thị hành động hỏi và sự hồi đáp bằng ngôn ngữ - trả lời “Có đấy”

• Thí dụ khác: “Đi dạo một chút cùng mình đi!” (Lắc đầu gật đầu) Đây là hành động hồi đáp phi ngôn ngữ

Khi thực hiện một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ - hội thoại - thì nhất định một trong ba (hoặc có khi là cả ba) hành động ngôn ngữ này sẽ xuất hiện Hành động ngôn ngữ sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về hội thoại Từ đó, các cuộc hội thoại trong Truyện Kiều sẽ được khám phá một cách thấu đáo hơn với hành động ngôn ngữ của nhân vật

Mà “hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ” [3, 201] Do vậy, nghiên cứu về hội thoại không thể không tìm hiểu các nhân tố của giao tiếp

1.1 3 Nhân tố giao tiếp

Giao tiếp bao giờ cũng đòi hỏi các nhân tố có liên quan đi kèm theo nó Nhờ các nhân tố này

mà một cuộc giao tiếp mới được tiến hành và thành công (hay thất bại tùy theo đích giao tiếp của vai nghe và vai nói) Giao tiếp bao gồm các nhân tố sau: ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn ngôn Các nhân tố này có một vai trò đặc biệt quan trọng là: Có mặt trong một cuộc giao tiếp, chi phối cuộc giao tiếp đó và chi phối diễn ngôn về hình thức cũng như nội dung

Dưới đây là sơ đồ các nhân tố của một cuộc giao tiếp

Hình 1.1 Sơ đồ các nhân tố của một cuộc giao tiếp

Có thể nói ngữ cảnh có vai trò quan trọng trong một cuộc giao tiếp

Nhân tố giao tiếp

Ngữ cảnh Ngôn ngữ

Trang 17

a Nhân vật giao tiếp

Đỗ Hữu Châu đã định nghĩa về nhân vật giao tiếp như thế này: “Nhân vật giao tiếp là người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau Đó là những tương tác bằng ngôn ngữ” [3, 15]

Đối với yếu tố nhân vật giao tiếp thì vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân là những nhân tố quan trọng góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của một cuộc giao tiếp

Vai giao tiếp

Trong bất kỳ một cuộc giao tiếp hội thoại nào thì cũng có sự chuyển đổi vai: Vai nói (viết) và vai nghe (đọc)

- Vai phát ra diễn ngôn (vai phát tin) là vai mà nhiệm vụ các nhân vật phải làm là sử dụng ngôn ngữ (ở 2 dạng nói và viết) để truyền tin gọi là người nói hay người viết tuỳ theo hình thức ngôn ngữ sử dụng

- Vai tiếp nhận diễn ngôn (vai nhận tin) có nhiệm vụ sử dụng ngôn ngữ để tiếp nhận các thông tin được truyền đến qua ngôn bản

Có thể hiểu “ngôn bản là chuỗi các yếu tố ngôn ngữ có tính mạch lạc mà người giao tiếp tạo nên để truyền đạt các nội dung giao tiếp nhằm đạt tới mục đích nhất định nào đó” (dẫn theo Đỗ Hữu Châu)

Như vậy, trong một cuộc giao tiếp hội thoại, hai vai phát tin và vai nhận tin sẽ có sự chuyển đổi vai qua lại Và sự chuyển đổi vai sẽ được thực hiện theo một quy tắc nhất định để duy trì cuộc hội thoại và đạt được đích giao tiếp

Có thể dẫn ra một ví dụ về vai giao tiếp và ngôn bản của một cuộc hội thoại trong Truyện Kiều để hiểu rõ hơn những vấn đề trên Đó là đoạn Thúc Sinh gặp Thúy Kiều ở lầu xanh của mụ Tú

Bà Sau một thời gian đã “càng quen thuộc nết càng dan díu tình”, Thúy Kiều đã tỏ nỗi lòng mình cho Thúc Sinh hiểu (xem phụ lục 6)

Trang 18

Ở đây, vai phát tin mở đầu là Thúy Kiều Trong cuộc hội thoại này, Thúy Kiều bày tỏ lòng mình hãy còn lo nghĩ đến cha mẹ già, chưa thể vui vầy cùng xướng họa thi ca với Thúc lang được Đồng thời với vai phát tin của Kiều là vai nhận tin của Thúc Sau khi đã thực hiện xong vai tiếp nhận diễn ngôn thì Thúc Sinh lại đóng vai phát ra diễn ngôn nói lên sự thắc mắc của bản thân về thân phận của người đang giao tiếp với mình là Thúy Kiều Bấy lâu nay Thúc cứ ngỡ Kiều là con

mụ Tú Bà Cứ tiếp tục như vậy, hai nhân vật giao tiếp Thúy Kiều và Thúc Sinh có sự chuyển đổi vai trong giao tiếp liên tục để bày tỏ nỗi lòng, ý nghĩ, suy tư của mình Khi nhân vật giao tiếp Thúy Kiều đóng vai phát tin thì Thúc Sinh đóng vai nhận tin Và ngược lại, khi Thúc đóng vai trò người phát ra diễn ngôn thì Kiều sẽ đóng vai người nhận tin Do đó, cuộc hội thoại được diễn tiến theo một trình tự logic và cả hai nhân vật giao tiếp đều đạt được đích giao tiếp thông qua ngôn bản Chẳng hạn đối với Thúy Kiều, khi giao tiếp, cô đã tạo ra được một chuỗi lời nói có tính mạch lạc

để truyền đạt đến nhân vật cùng giao tiếp là Thúc Sinh nhằm một đích giao tiếp nhất định Có thể hiểu được toàn bộ ngôn bản mà Thúy Kiều tạo ra như sau: Thúy Kiều thông báo cho Thúc Sinh biết một thông tin là lòng nàng lúc nào cũng nghĩ đến cha mẹ già ở phương xa Nay thân đã lạc loài đến đây làm kĩ nữ lầu xanh thì đành chôn ngày tháng ở nơi này chứ biết làm sao Trong giao tiếp, Thúy Kiều luôn đến hướng đến người nghe (Thúc Sinh) và tiếp tục tạo ra, hoàn chỉnh ngôn bản một cách hợp tình hợp lý Kiều sợ rằng Thúc Sinh vì nàng mà sẽ “mặn tình cát lũy, lạt tình tào khang” nên khuyên chàng Thúc hãy luôn nghĩ đến gia đình và đảm bảo cuộc sống cho phận lẽ mọn như nàng

Đó là toàn bộ ngôn bản mà Kiều đã tạo ra khi giao tiếp với Thúc Sinh Và Kiều đã thành công, nàng đã đạt được đích giao tiếp mà mình đặt ra Thúc Sinh đã hiểu được nỗi lòng của người giao tiếp với mình Để rồi Thúc hứa “Đường xa chớ ngại Ngô Lào; Trăm điều hãy cứ trông vào một ta”

Như vậy, qua khảo sát một cách khái quát, sơ lược đoạn thoại giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh,

ta nhận ra được sự chuyển đổi vai trong giao tiếp và có một cái nhìn thật cơ bản về ngôn bản

Thuộc về phạm trù nhân vật giao tiếp không chỉ có vai giao tiếp với sự chuyển đổi vai trong giao tiếp mà còn có một yếu tố khác không kém phần quan trọng Đó là quan hệ liên cá nhân Trong giao tiếp, quan hệ liên cá nhân sẽ giúp cho hội thoại tiến hành được thuận lợi theo chiều hướng tốt hay khó khăn (theo chiều hướng xấu) hoặc thậm chí thất bại Rõ ràng, vai trò của quan hệ liên cá nhân trong hội thoại là điều không thể phủ nhận

Quan hệ liên cá nhân

Đỗ Hữu Châu đã nêu lên khái niệm quan hệ vai giao tiếp như sau: “Quan hệ vai giao tiếp là quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp đối với chính sự phát, nhận trong giao tiếp Quan hệ liên cá

Trang 19

nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau” [3, 17]

Quan hệ liên cá nhân bao gồm quan hệ theo chiều ngang và quan hệ theo chiều dọc giữa các vai giao tiếp Đỗ Hữu Châu đã gọi mối quan hệ theo chiều ngang là trục khoảng cách (hay trục thân mật) và mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp theo chiều dọc là trục quyền uy

- Trục quyền uy: Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp sẽ xác nhận vị thế giao tiếp ở những

mức độ cao thấp khác nhau Người ở vị thế giao tiếp cao được quyền quyết định nội dung giao tiếp Chẳng hạn, một kĩ sư nông nghiệp sẽ chỉ dẫn cho những người nông dân về kĩ thuật canh tác Lúc này, anh ta có vị thế giao tiếp cao Nhưng khi tìm hiểu truyền thống văn hóa của địa phương nơi anh

ta đang công tác thì anh ta sẽ phải học hỏi từ các lão nông Lúc đó, anh ta sẽ ở vị thế giao tiếp thấp

và các lão nông mới là người quyết định nội dung giao tiếp

Chẳng hạn như trong Truyện Kiều, ta thấy mụ Tú Bà mắng Kiều sau khi biết rằng nàng đã thất thân với họ Mã:

Con kia đã bán cho ta, Nhập gia, cứ phải phép nhà ta đây

Lão kia có giở bài bây, Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe!

Cớ sao chịu tốt một bề Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao!

Rõ ràng trong cuộc giao tiếp này thì Tú Bà đã xác định được vị thế giao tiếp của mình nên

mụ ta đã hung hãn chửi bới và sỉ nhục Thúy Kiều Nhưng vì sao mụ lại biết được rằng mình có vị thế giao tiếp cao hơn nhân vật Thúy Kiều? Khi các nhân vật giao tiếp với nhau thì hầu như họ đều xác nhận được vị thế của bản thân và đối phương Đó là do vị thế giao tiếp được xác định bởi nhiều yếu tố: địa vị xã hội, trình độ hiểu biết, kinh nghiệm sống, truyền thống văn hóa, mức độ giàu nghèo, sắc độ trong giao tiếp…

- Trục khoảng cách: Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp sẽ dịch lại gần nhau hay ngược

lại do hai cực của khoảng cách quyết định Đó là hai cực thân tình và xa lạ với những mức độ cao thấp khác nhau Và khoảng cách giữa các nhân vật giao tiếp trong giao tiếp hội thoại có thể được rút ngắn hoặc kéo xa ra Như đoạn hội thoại vừa dẫn trên chẳng hạn, mụ Tú Bà đã kéo dãn ra, tăng thêm cực xa lạ với nhân vật Thúy Kiều bằng hành động chửi mắng với lối xưng hô suồng sã: “mày – tao”

Trang 20

Có thể sơ đồ hóa mối quan hệ liên cá nhân như sau:

Hình 1.2 Sơ đồ quan hệ liên cá nhân

Bên cạnh sự hiểu biết về nhân vật giao tiếp thì còn phải tìm hiểu một yếu tố nữa của ngữ cảnh Đó là hiện thực ngoài diễn ngôn

b Hiện thực ngoài diễn ngôn

“Tất cả những yếu tố vật chất, xã hội, văn hóa có tính cảm tính và những nội dung tinh thần tương ứng không được nói đến trong diễn ngôn của một cuộc giao tiếp được gọi là hiện thực ngoài diễn ngôn” [3, 19] Đó là đối với diễn ngôn, còn đối với ngôn ngữ thì là hiện thực ngoài ngôn ngữ

Hiện thực ngoài diễn ngôn sẽ được hiểu sâu hơn khi tìm hiểu những bộ phận của nó: hiện thực - đề tài của diễn ngôn, hoàn cảnh giao tiếp và ngữ huống giao tiếp

Hiện thực - đề tài của diễn ngôn

Nói về vấn đề này, Đỗ Hữu Châu đã nêu: “Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp dùng diễn ngôn của mình để “nói” về một cái gì đó Cái được nói tới là hiện thực - đề tài của diễn ngôn” [3, 19] Và để cụ thể hơn, ông đã cho rằng: “Đề tài diễn ngôn là một mảng trong hiện thực ngoài diễn ngôn được các nhân vật giao tiếp (người nói, người nghe) thỏa thuận lấy làm đối tượng để trao đổi trong cuộc giao tiếp đó” [3, 20] Thí dụ, khi nói “trời mưa” thì một hiện tượng thời tiết đã được các nhân vật giao tiếp lấy làm đối tượng để trao đổi trong cuộc giao tiếp với sự thỏa thuận của cả người nói và người nghe Khi ấy, các nhân vật giao tiếp có sự hiểu biết về hiện thực - đề tài của diễn ngôn

đó như: Trời là gì? Ở đâu? Và mưa là như thế nào?

Như vậy, hiện thực đã nói tới bao gồm toàn bộ sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan,

kể cả tâm trạng, tình cảm của người nói và bản thân những dấu hiệu ngôn ngữ mà diễn ngôn thể

Cao

Thấp

Xa lạ

(Power) Quyền uy

Thân tình (Trục thân mật)

Khoảng cách (Distance)

Trang 21

hiện Tất cả các yếu tố trên được đưa vào ngôn bản và hình thành nội dung diễn ngôn gồm: đề tài, chủ đề, tư tưởng được nói tới trong diễn ngôn

Trong bất kỳ một cuộc giao tiếp nào thì yếu tố hoàn cảnh giao tiếp cũng đều được kể đến

Hoàn cảnh giao tiếp

Hoàn cảnh giao tiếp là nơi chốn (không gian), thời gian và những đặc điểm của hoạt động giao tiếp Thí dụ, ta có đoạn hội thoại sau:

- Đã hơn 8 giờ rồi đấy! An dậy đi học mau!

- Hôm nay con được nghỉ ạ

Khảo sát thí dụ trên ta có thể thấy hoàn cảnh giao tiếp là ở phòng ngủ trong gia đình và đã hơn 8 giờ sáng

Hoàn cảnh giao tiếp được chia làm 2 nhóm:

- Hoàn cảnh giao tiếp rộng (còn gọi là hoàn cảnh giao tiếp): bao gồm toàn bộ những hiểu

biết về thời gian, về xã hội, văn hóa, tôn giáo, lịch sử, khoa học, tự nhiên… Những hiểu biết này của mỗi nhân vật giao tiếp là không hoàn toàn giống nhau (độ lớn, độ rộng) nhưng buộc phải có phần chung Đây là điều kiện cần và đủ để một cuộc hội thoại được tiến hành và dễ dàng đi đến thành công

Thí dụ: Về canh tác nông nghiệp thì một kĩ sư nông nghiệp sẽ có những hiểu biết về khoa học, kĩ thuật, những ứng dụng trong ngành nhiều hơn người nông dân Nhưng người nông dân cũng

có những hiểu biết khái quát và sơ đẳng nhất về ngành nông trong thời đại mới (nếu không tính đến kinh nghiệm mà chỉ xét về phương diện kĩ thuật hiện đại)

Những hiểu biết trên là cơ sở để người nói tạo ra diễn ngôn và người nghe có thể dựa vào đó

để hiểu và tiếp nhận diễn ngôn Do vậy, mỗi bên giao tiếp phải tự điều chỉnh hiểu biết của mình để cuộc giao tiếp thành công Trở lại thí dụ trên, người kĩ sư sẽ phải tìm những cách nói, cách truyền đạt kĩ thuật mới một cách dễ hiểu và gần gũi với người nông dân chân lấm tay bùn không quen nhiều những thuật ngữ chuyên ngành

Bên cạnh hoàn cảnh giao tiếp rộng ta còn có hoàn cảnh giao tiếp hẹp, còn gọi là ngữ huống, thoại trường

- Hoàn cảnh giao tiếp hẹp (ngữ huống, thoại trường): “Một cuộc giao tiếp phải diễn ra

trong một không gian cụ thể ở một thời gian cụ thể Thoại trường được hiểu là cái không - thời gian

cụ thể ở đó cuộc giao tiếp diễn ra” [3, 24]

Trang 22

Tương tự như vậy, ta có thể thấy cuộc giao tiếp giữa kĩ sư nông nghiệp và người nông dân có thể được diễn ra ở những không gian như: Bờ ruộng (hội thảo đầu bờ), hội trường ủy ban xã, huyện… trong một thời gian cụ thể

Ngoài hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp, khi kể đến hiện thực ngoài diễn ngôn ta còn phải chú ý đến ngữ huống giao tiếp

Ngữ huống giao tiếp

“Tổng hợp các yếu tố tạo nên ngữ cảnh ở từng thời điểm của cuộc giao tiếp là các ngữ huống của cuộc giao tiếp” [3, 26]

Cụ thể hơn, ngữ huống là sự thay đổi của các tất yếu tạo nên ngữ cảnh được những người đang giao tiếp ý thức Tìm hiểu ngữ cảnh và các yếu tố của ngữ cảnh sẽ cho ta thấy các cuộc thoại trong Truyện Kiều một cách cụ thể hơn

Ngôn ngữ là yếu tố thứ hai thuộc nhân tố giao tiếp

1.1.3.2 Ngôn ng ữ

Giao tiếp hội thoại là hình thức giao tiếp cơ bản, phổ biến nhất của con người Có nhiều phương tiện dùng để giao tiếp Nhưng ngôn ngữ là phương tiện đặc biệt nhất, tiêu biểu, phổ biến và đặc trưng của con người Thiết nghĩ cũng cần phải nhắc lại ý kiến của Sapir: “Cùng có chung một ngôn ngữ, đó là biểu hiện mạnh mẽ của sự đoàn kết gắn bó giữa các cá nhân trong xã hội” [34, 133]

Tóm lại, tất cả các cuộc giao tiếp đều phải sử dụng một tín hiệu làm công cụ Trong đó, ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp quan trọng nhất Trường hợp giao tiếp bằng ngôn ngữ thì hệ thống tín hiệu là các ngôn ngữ tự nhiên Các phương tiện sau đây của ngôn ngữ tự nhiên sẽ chi phối diễn ngôn: Đường kênh thính giác và thị giác của ngôn ngữ, loại thể

a Đường kênh thính giác và thị giác của ngôn ngữ

“Ngôn ngữ tự nhiên là ngôn ngữ có đường kênh cơ bản là đường kênh thính giác Về sau, cùng với sự phát triển của xã hội, ngôn ngữ có đường kênh thị giác.Từ đó, ngôn ngữ có thêm đường kênh thị giác và diễn ngôn Do vậy, mà có hai dạng thức: diễn ngôn nói và diễn ngôn viết” [3, 26]

Về mặt ngôn ngữ, loại thể của diễn ngôn cũng đóng một vai trò quan trọng

b Loại thể

“Loại thể là những biến thể sử dụng của các diễn ngôn Đối với ngữ dụng học, các loại thể như văn xuôi, văn vần, thần thoại, cổ tích, tiểu thuyết hiện thực,… chắc chắn sẽ quy định hình thức, nội dung các diễn ngôn Chính loại thể đã khởi động tâm lý tiếp nhận và quy tắc thuyết giải diễn

Trang 23

ngôn theo loại thể khi gặp những diễn ngôn được viết theo một thể loại nào đó Thí dụ, trong ngôn ngữ đời thường, không một người Việt Nam nào lại chấp nhận lối nói ngược Thế nhưng khi biết rằng đang tiếp xúc với thơ thì chúng ta sẽ rộng rãi để rồi đánh giá rất cao lối nói ngược như trong Truyện Kiều:

Đoạn trường sổ rút tên ra, Đoạn trường thơ phải đưa mà trả nhau

(Nói xuôi là: Rút tên ra khỏi sổ đoạn trường, phải đưa trả nhau thơ đoạn trường)” [3, 29] Tương tự như vậy, độc giả rất thích cách nói vừa hình ảnh, vừa mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương qua lối đảo ngữ:

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám, Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

1.1.3.3 Di ễn ngôn

a Diễn ngôn

Dictionary of Language Teaching and Applied Linguistics (J C Richards, J Platt, H Platt) [43] định nghĩa: “Diễn ngôn là một thuật ngữ chung chỉ cách dùng ngôn ngữ, tức chỉ các sản phẩm ngôn ngữ được tạo ra do một hành động giao tiếp nào đấy”

Michael Hoey thì định nghĩa: “Diễn ngôn là một dải nói và viết nào của ngôn từ được cảm nhận là tự nó đã hoàn chỉnh” [3, 33]

Còn Đỗ Hữu Châu trong công trình nghiên cứu về ngữ dụng học thì nêu định nghĩa về diễn ngôn như thế này: “Diễn ngôn là một quá trình sản sinh ra và liên kết các phát ngôn thành một chỉnh thể” [3, 35]

Trang 24

Tóm lại, các nhà nghiên cứu tuy phát biểu có khác đôi chút nhưng bản chất của các định nghĩa vẫn là một Đó chính là sản phẩm có tính hoàn chỉnh của ngôn ngữ trong hoạt động gaio tiếp Diễn ngôn có chức năng giao tiếp Đây là chức năng cơ bản, quan trọng nhất của diễn ngôn

b Chức năng của giao tiếp và các thành tố nội dung của diễn ngôn

Chức năng của giao tiếp

Giao tiếp là một hoạt động quan trọng, cần thiết, là nhu cầu thiết yếu của con người Thiết nghĩ, nếu không vì một mục đích cụ thể thì con người sẽ không giao tiếp với nhau Do vậy, mỗi cuộc giao tiếp đều có các mục đích cụ thể với những chức năng sau:

- Chức năng thông tin (thông báo): Các nhân vật giao tiếp sẽ thu nhận được những hiểu

biết, những tri thức mới về thế giới thông qua giao tiếp Thí dụ: “Trái đất của chúng ta xoay xung quanh mặt trời”

- Chức năng tạo lập quan hệ: Qua giao tiếp, quan hệ liên cá nhân thay đổi với quan hệ thân

hữu được nảy sinh hay mất đi Chẳng hạn, Kim Trọng bắt được thoa trong vườn Thúy và trả lại cho nàng Kiều cùng những lời tỏ tình tha thiết Cũng từ đó, mối quan hệ thân hữu được nảy sinh giữa hai nhân vật giao tiếp Thúy Kiều và Kim Trọng (xem phụ lục 1) Nhưng ngược lại, mối quan hệ thân hữu giữa hai nhân vật giao tiếp là Tú Bà và Thúy Kiều mất đi ngay sau khi mụ nhận được thông tin từ Thúy Kiều là nàng đã trao thân cho Mã giám sinh (xem phụ lục 4)

- Chức năng biểu hiện: Nhờ giao tiếp, con người bày tỏ được đặc điểm, sở thích, ưu điểm,

khuyết điểm, trình độ hiểu biết, tâm lý, tình cảm, thái độ, kinh nghiệm sống,… của bản thân Qua lần đầu tiên giao tiếp với Thúy Kiều, Tú Bà đã cho người đọc thấy mụ là một người chỉ vì tiền, tàn độc, nhẫn tâm, chửi mắng và đang tâm vùi dập cuộc đời Thúy Kiều

- Chức năng giải trí: Ngôn ngữ là phương tiện giải trí không tốn kém, tiện lợi và lành

mạnh nhất của con người Các nhân vật giao tiếp có thể dùng ngôn ngữ để giao tiếp nhằm giải tỏa những căng thẳng, những buồn vui trong cuộc sống

- Chức năng hành động: Thông qua giao tiếp mà chúng ta thúc đẩy nhau hành động

Không phải chỉ người nghe mới hành động dưới sự thúc đẩy của lời nói trong giao tiếp Chẳng hạn:

“Chúng ta nên cố gắng học” thì chẳng những người nghe phải hành động mà người nói cũng phải hành động nữa

Giao tiếp có nhiều chức năng, chức năng nào cũng biểu hiện những đặc trưng của giao tiếp

Và giao tiếp, dù muốn dù không thì nó vẫn có một (thậm chí nhiều) chức năng giao tiếp như trên

Bất kỳ một diễn ngôn nào cũng có thành tố nội dung và đích của nó

Trang 25

Các thành tố nội dung và đích của diễn ngôn

- Thành tố nội dung của diễn ngôn: “Về nội dung, diễn ngôn có hai thành tố: Thứ nhất là

nội dung thông tin, hình thành do quan hệ giữa diễn ngôn và hiện thực được nói tới Thứ hai là nội dung liên cá nhân bao gồm tất cả các nội dung của diễn ngôn không bị quy định bởi tính đúng sai logic” [3, 37]

Có thể dẫn lại lời của Đạm Tiên nói với Thúy Kiều trong hoàn cảnh giao tiếp khi Kiều đã trải qua 15 năm lưu lạc:

Đoạn trường sổ rút tên ra Đoạn trường thơ phải đưa mà trả nhau

Xét trong diễn ngôn này thì nội dung mà Đạm Tiên thông tin cho Kiều biết là nàng Kiều đã thoát khỏi số kiếp lưu lạc khi được rút tên ra khỏi sổ đoạn trường Đồng thời, thơ đoạn trường cũng được đưa trả lại để chấm dứt những tháng ngày gian truân, lưu lạc của Kiều Thiết nghĩ nội dung liên cá nhân thì không cần phải bàn đến nữa Chỉ xin nói đến nội dung liên cá nhân không bị quy định bởi tính đúng sai logic Như các phần trước có nói qua, diễn ngôn này được phát ra từ nhân vật giao tiếp Đạm Tiên với hình thức đảo ngữ (mà hình thức này không phù hợp trong giao tiếp thông thường)

- Đích của diễn ngôn: Bất kì diễn ngôn nào cũng có mục đích “Ý định hay mục đích giao

tiếp sẽ cụ thể hóa thành đích của diễn ngôn thông qua các thành tố nội dung của diễn ngôn Nói một cách tổng quát, diễn ngôn có đích tác động Người nói nói ra một diễn ngôn là nhằm tác động đến người nghe của mình qua các thành tố nội dung của diễn ngôn”[3,37]

Có các loại đích diễn ngôn như sau: đích thuyết phục, đích truyền cảm, đích hành động

• Đích thuyết phục của diễn ngôn là đích mà nhờ diễn ngôn, người nói và người nghe có thể làm thay đổi trạng thái nhận thức của nhau

• Đích truyền cảm là làm thay đổi trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhau

• Đích hành động của diễn ngôn là thúc đẩy nhau hành động

Trong đó đích thuyết phục về nhận thức do thành tố nội dung thông tin đảm nhiệm, còn hai đích truyền cảm và đích hành động do thành tố liên cá nhân đảm nhiệm Vì sự thân tình, xa lạ, vị thế giao tiếp cao hay thấp có ảnh hưởng lớn đến đích truyền cảm hay đích hành động của diễn ngôn

Trang 26

Hội thoại là một hình thức hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người Đối với một cuộc hội thoại, có rất nhiều nhân tố liên quan Do vậy, tìm hiểu các nhân tố có liên

quan sẽ giúp ta hiểu biết nhiều hơn về giao tiếp hội thoại

1.2 Hội thoại và các vấn đề hữu quan

1.2 1 Khái niệm hội thoại

Hội thoại được hiểu là việc sử dụng ngôn ngữ vào giao tiếp Giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hoạt động xảy ra trong xã hội loài người, giữa người với người Đó là một hoạt động quan trọng, cần thiết, nhu cầu thiết yếu của con người để trao đổi thông tin, là động lực thúc đẩy xã hội phát triển Cuộc giao tiếp giữa bác sĩ và học sinh trong học đường sẽ giúp các em hiểu hơn về tâm sinh lý lứa tuổi để chọn cho mình một lối sống tích cực, phù hợp…

Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp cần phải sử dụng phương tiện giao tiếp để trao đổi thông tin Có hai loại phương tiện giao tiếp cơ bản là: phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (bao gồm: hành động, cử chỉ, động tác, hình vẽ, màu sắc, ánh sáng,…) Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ tuy nhiều nhưng phạm vi sử dụng hạn chế do dung lượng thông tin ít Như hệ thống đèn giao thông đèn xanh, đèn đỏ chẳng hạn Đèn xanh cho phép cho đi, đèn đỏ

là yêu cầu dừng lại Thông tin nội dung chỉ có vậy Còn với phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ, ta có

thể có nhiều lượng thông tin hơn Như “Bạn có cây viết đỏ không?” thì không chỉ người nói muốn biết được thông tin là người nghe có viết đỏ hay không mà còn ngầm ý: “Cho tôi mượn với nhé!”

Như vậy, có thể thấy rằng giao tiếp hội thoại là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trở nên phổ biến nhất trong xã hội loài người

1.2 2 Các hình thức của hội thoại

Theo Nguyễn Đức Dân thì “Trong giao tiếp có giao tiếp một chiều và giao tiếp hai chiều Trong giao tiếp một chiều, chỉ có một bên nói còn bên kia tiếp nhận Hình thức này gặp trong những mệnh lệnh quân sự, trong diễn văn, trong lời xướng ngôn viên truyền hình Đó là độc thoại” [9,76]

“Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói bên kia nghe và phản hồi trở lại Lúc đó, vai trò của hai bên thay đổi: bên nghe lại trở thành bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe Đó là hội thoại” [9, 76]

Đỗ Hữu Châu có những lý giải rõ ràng hơn về hội thoại: “Ở giai đoạn hội thoại, ngữ dụng học đặt người nói và người nghe vào quan hệ đối đáp qua lại, đặt diễn ngôn vào chuỗi những lời nói trao đi đổi lại kế tiếp nhau trong một cuộc hội thoại Trong hội thoại, chẳng những các lời nói của từng người tác động vào nhau cả về hình thức và nội dung, nghĩa là các lời nói của từng người

Trang 27

tương tác lẫn nhau mà cả người nói - người nghe cũng tác động vào nhau cùng diễn biến trong quá trình hội thoại” [3, 55]

Như vậy, “hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người là hội thoại” [9, 76]

Đỗ Hữu Châu cũng khẳng định tầm quan trọng của việc nghiên cứu hội thoại qua nhận xét:

“Theo các nhà nghiên cứu hội thoại, hoạt động giao tiếp hội thoại mới là hoạt động cơ bản của ngôn ngữ Bởi vậy, ngữ dụng học thực sự phải là ngữ dụng học hội thoại, còn gọi là ngữ dụng học tương tác hay ngữ dụng học tương tác bằng lời” [3, 55 - 56]

Trên đây là nghiên cứu của hai nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Dân và Đỗ Hữu Châu về hội thoại Có thể thấy sự giống nhau về quan điểm của hai ông trong nghiên cứu hội thoại Đó là cả hai ông đều cho rằng hội thoại là một quá trình tương tác lẫn nhau bằng ngôn ngữ và khẳng định tầm

quan trọng của hội thoại trong cuộc sống của con người

Tuy vậy, không phải là không có sự khác nhau giữa hai quan điểm vừa dẫn Nguyễn Đức Dân cho rằng hội thoại là sự thay đổi vai trong giao tiếp Còn Đỗ Hữu Châu cho rằng hội thoại không chỉ là sự thay đổi vai nghe (vai nhận tin) và vai nói (vai phát tin) trong giao tiếp mà còn có sự tác động qua lại cùng mối quan hệ giữa hai vai ấy Khi bàn về hội thoại, Đỗ Hữu Châu còn đề cập

và nhấn mạnh đến yếu tố “diễn ngôn” và “ngôn bản” giúp người đọc hình dung rõ hơn về hội thoại

Do vậy, khi nghiên cứu về lý thuyết hội thoại và các quy tắc của hội thoại, người viết xin chọn quan điểm về hội thoại đã được Đỗ Hữu Châu trình bày trong công trình nghiên cứu ngữ dụng học của bộ sách “Đại cương ngôn ngữ học”

Khi giao tiếp, tức là thực hiện một cuộc hội thoại, có phải các nhân vật giao tiếp muốn nói gì cũng được hay không? Một cuộc hội thoại thông thường bao gồm những gì? Cấu trúc hội thoại như thế nào? Có phải bất kỳ cuộc thoại nào cũng có mở thoại, thân thoại và kết thoại không? Trả lời những câu hỏi ấy sẽ giúp ta hiểu về cấu trúc hội thoại Từ đó các quy tắc thoại sẽ được tiếp cận một cách dễ dàng hơn

1.2 3 Cấu trúc hội thoại

Khi khai thác về ngôn ngữ hội thoại người ta khai thác ở phương diện cấu trúc, tổ chức và phương thức hội thoại, liên kết các phát ngôn như là một hành động xã hội: “Các cuộc hội thoại tuy thiên biến vạn hóa về kiểu loại và lỏng, trôi chảy như dòng nước với những đơn vị phân định không thật rõ ràng nhưng giữa chúng vẫn có những cái gì đó chung về cấu trúc Chính nhờ những cái chung về cấu trúc này mà mặc dầu không được dạy, huấn luyện một cách bài bản nhưng từ bé chúng ta đã làm chủ được chúng, nhờ đó mà “phối kết hợp” được lời nói của chúng ta với nhau một

Trang 28

cách “hợp quy cách” khiến cho sự tương tác trong hội thoại diễn ra thường êm ả, đạt được mục đích đặt ra cho nó” [3, 290]

Theo đó thì các cuộc hội thoại tuy muôn hình muôn vạn trạng nhưng hầu như nó vẫn có cấu trúc chung và mọi người vẫn tuân thủ và nắm bắt được một cách khá dễ dàng Do vậy, mọi cuộc hội thoại thường diễn ra một cách bình thường, không “có vấn đề” và đạt được mục đích giao tiếp

Đỗ Hữu Châu dẫn ra 3 trường phái có quan điểm khác nhau về cấu trúc hội thoại Ở đây, người viết xin chọn tìm hiểu cấu trúc hội thoại theo trường phái lý thuyết hội thoại ở Thụy Sĩ (Genève) và Pháp vì nhận định rằng nó có tính chất đơn giản, dễ hiểu

Lý thuyết hội thoại Thụy Sĩ – Pháp cho rằng hội thoại là một tổ chức tôn ti như tổ chức một đơn vị cú pháp Các đơn vị cấu trúc của hội thoại từ lớn đến đơn vị tối thiểu là: Cuộc thoại (còn gọi

là cuộc tương tác), đoạn thoại, cặp trao đáp, tham thoại và hành động ngôn ngữ

Trong đó, cuộc thoại, đoạn thoại và cặp trao đáp có tính chất lưỡng thoại, có nghĩa là hình thành do vận động trao đáp của các nhân vật hội thoại Hai đơn vị tham thoại và hành động ngôn ngữ có tính chất đơn thoại, có nghĩa là do một người nói ra

Khi nghiên cứu các cuộc giao tiếp hội thoại trong “Truyện Kiều” người viết chủ yếu phân tích, lý giải quy tắc hội thoại của nó Do vậy, đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu những đơn vị có tính chất lưỡng thoại, chỉ xin nói qua về tham thoại (hành động ngôn ngữ đã được đề cập đến một cách khái quát ở phần A)

a Cuộc thoại

Nguyễn Đức Dân có cách định nghĩa cuộc thoại một cách đơn giản như sau: “Chúng ta đề cập tới thuật ngữ “cuộc thoại” vì nói tới hội thoại là nói tới cuộc thoại Đó là một lần nói chuyện, trao đổi giữa những cá nhân, ít nhất là hai trong một xã hội Ngắn là những cuộc thoại chỉ chứa một cặp câu như: chào - chào, hỏi - đáp, đề nghị - đồng ý, ra lệnh - nhận lệnh,…” [9, 79]

Chẳng hạn, có cuộc thoại đơn giản:

- Mẹ ơi, con đi chơi nhé!

- Học bài xong rồi mới được đi

Như vậy, làm thế nào để xác định một cuộc thoại? Theo lý thuyết hội thoại Thụy Sĩ – Pháp thì có 3 tiêu chí để xác định một cuộc thoại Đó là nhân vật hội thoại, tính thống nhất về thoại trường (ngữ huống) và thống nhất về đề tài diễn ngôn

Trang 29

- Nhân vật hội thoại: “Theo tiêu chí này, một cuộc thoại được xác định bởi sự gặp mặt và

sự chia tay của hai người hội thoại được xác định bởi sự đương diện liên tục của những nhân vật hội thoại.” [3, 312]

- Tính thống nhất về ngữ huống (thoại trường): Thống nhất về thời gian và địa điểm

- Tính thống nhất về đề tài diễn ngôn

Tuy vậy, các tiêu chí trên vẫn còn nhiều hạn chế và gây tranh cãi vì cho rằng nó chưa thật sự chặt chẽ Do đó, C K Orechioni đã đưa ra định nghĩa mềm dẻo hơn về cuộc thoại: “Để có một và chỉ một cuộc thoại, điều kiện cần và đủ là có một nhóm nhân vật có thể thay đổi nhưng không đứt quãng, trong một khung không gian - thời gian có thể thay đổi nhưng không đứt quãng, nói về một vấn đề có thể thay đổi nhưng không đứt quãng.” [3, 313]

b Đoạn thoại

Đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết với nhau về ngữ nghĩa hoặc về ngữ dụng Về ngữ nghĩa, đó là sự liên kết chủ đề: một chủ đề duy nhất và về ngữ dụng đó chính là tính duy nhất về đích

Cấu trúc tổng quát của một của một cuộc thoại có thể là:

- Đoạn thoại mở thoại

- Thân cuộc thoại

- Đoạn thoại kết thúc

Trong đó, đoạn thoại mở thoại phần lớn là công thức hóa, mang nhiều tính chất “đưa đẩy”,

mở ra cuộc thoại hoặc thương lượng hội thoại về diễn ngôn, thăm dò đối phương… Nói chung, trong đoạn thoại mở thoại, người mở thoại thường tránh sự xúc phạm đến thể diện của người nghe, chuẩn bị “hòa khí” cho cuộc thoại

Đoạn thoại kết thúc chẳng những có chức năng tổ chức sự kết thúc cuộc gặp gỡ mà còn tìm cách xác định cái cách mà người ta phải chia tay

c Cặp trao đáp

“Về nguyên tắc, cặp trao đáp là đơn vị lưỡng thoại tối thiểu Với chúng, cuộc trao đổi tức cuộc thoại chính thức được tiến hành Đây là đơn vị cơ sở của hội thoại.” [3, 313 - 315] Chẳng hạn,

ta có cặp trao đáp sau giữa mụ mối và Mã Giám Sinh (từ câu 643 đến câu 646)

Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều,

Trang 30

Sính nghi, xin dạy bao nhiêu cho tường?”

Mối rằng: “Đáng giá nghìn vàng, Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài”

Ở đây, ta có cặp trao đáp để hỏi giá và ra giá “một món hàng”

d Tham thoại

“Tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại nhất định” [3, 316]

Ta có đoạn thoại:

A: Lan, bạn đi đâu vậy?

B: Ừ, chào bạn! Mình qua nhờ bạn hướng dẫn giúp bài tập này

Như vậy, đoạn thoại trên có hai cặp thoại Một cặp thoại là “chào – chào” và một cặp thoại

“hỏi – đáp” Nhân vật giao tiếp A có hai tham thoại là “Lan” (chào) và “cậu đi đâu thế” (hỏi) Và nhân vật B (Lan) cùng giao tiếp với A cũng có hai tham thoại là chào “Ừ, chào bạn” và đáp “Mình qua nhờ bạn hướng dẫn giúp bài tập này”

Có thể dẫn ra một cuộc hội thoại trong “Truyện Kiều” để thấy rõ hơn các khái niệm đoạn thoại, cặp trao đáp, tham thoại, hành động ngôn ngữ trong cuộc thoại đó Cuộc thoại được chọn là cuộc thoại giữa Kim Trọng và Thúy Kiều ở vườn Thúy (xem phụ lục 1)

Kim Trọng và Thúy Kiều đã tạo ra một số cặp trao đáp có sự liên kết chặt chẽ về ngữ nghĩa

và ngữ dụng Về ngữ nghĩa, các cặp trao đáp mà hai nhân vật giao tiếp này đã tạo ra có sự liên kết chủ đề Đó là một chủ đề duy nhất: Sự tỏ tình của Kim Trọng đối với Kiều, ước muốn được kết nghĩa trăm năm cùng Kiều Còn về ngữ dụng, cuộc hội thoại này có tính duy nhất về đích: Kim Trọng thuyết phục Kiều nhận tấm chân tình của mình

Trong cuộc thoại này, Kim Trọng là người mở thoại với ý “đưa đẩy” mong muốn được cùng Kiều giao tiếp hội thoại với mình với lời nói “xa đưa ướm lòng” Với cách nói trống đầy khéo léo này, Kim Trọng đã thăm dò đối phương và tìm cách rút lui cho bản thân, đồng thời tránh sự xúc

phạm đến thể diện của người tiếp nhận là Thúy Kiều

Thoa này bắt được hư không Biết đâu Hợp phố mà mong châu về?

Thúy Kiều cũng rất tinh tế, ý nhị khi đáp lời Kim Trọng:

Trang 31

Ơn lòng quân tử sá gì của rơi, Chiếc thoa nào của mấy mươi

Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao

Rõ ràng, Kiều đã tinh tế nhận ra những lời ướm của chàng Kim và chính Kiều cũng tạo ra hòa khí cho cuộc giao tiếp khi hô gọi Kim Trọng là “quân tử” và quan điểm của Kiều là vì tình nghĩa chứ không vì tiền tài

Như vậy, đoạn thoại mở thoại giữa Kim - Kiều có tính chất chuẩn bị cho một cuộc thoại đầy

ý nghĩa trong đời của hai nhân vật giao tiếp

Xét về đoạn thoại kết thúc, ở đây chỉ có lượt lời của Kim Trọng “Rằng: Trăm năm cũng từ đây; Của tin gọi một chút này làm ghi” là sự khẳng định mối tình trường cửu của hai người Và câu nói này có thể kết thúc cuộc giao tiếp vì “mái sau dường có xôn xao tiếng người”

Cuộc thoại này có các cặp trao đáp sau: Thứ nhất là lời trao của Kim Trọng, một lời trao xa xôi nhưng đầy ý vị về chiếc thoa và cuộc tình duyên của hai người “châu về Hợp phố” Sau đó là lời đáp của Thúy Kiều hướng đến nhân vật giao tiếp với mình là Kim Trọng và tỏ nỗi lòng của mình

Có thể chỉ ra một cặp trao đáp nữa là lời tỏ nỗi lòng của Kim Trọng: “Thầm mong trộm nhớ bấy lâu đã chồn” và một lời tỏ tình ý nhị, khéo léo: “Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?” Trước tấm chân tình của chàng Kim, Thúy Kiều dẫu “tình trong như đã…” nhưng vẫn giữ được lễ giáo của gia đình “nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha” Đáp lại lời tỏ tình của Kim Trọng một cách ý tứ, dịu dàng như vậy đủ thấy Thúy Kiều là một thiếu nữ “anh hoa phát tiết ra ngoài”

Từ những cặp trao đáp – đơn vị lưỡng thoại tối thiểu - cuộc thoại được tiến hành và nó cũng

là đơn vị cơ sở của cuộc thoại

Cặp trao đáp đầu tiên giữa Kim - Kiều có thể xem xét các tham thoại như sau: trong lời trao của mình, Kim Trọng đã tạo ra hai tham thoại Tham thoại đầu tiên có thể cho là lý do của buổi gặp

gỡ này: “Thoa này bắt được hư không” Tham thoại thứ hai là lời tỏ tình bóng gió, xa xôi “Biết đâu Hợp phố mà mong châu về?” Về phần Kiều thì nàng cũng có hai tham thoại để đáp lại lời của Kim Trọng Thứ nhất đó là tham thoại cảm ơn “ơn lòng quân tử sá gì của rơi” và tham thoại thứ hai là Kiều bày tỏ lòng mình: “Thiếp đến đây là vì tình vì nghĩa chứ không phải vì tiền tài danh vọng” :

Chiếc thoa nào của mấy mươi

Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao

Trang 32

Với hai tham thoại của mình, Kiều như ngầm đồng ý giao tiếp hội thoại cùng Kim Trọng Và như vậy Kiều cũng kín đáo nhận lời tỏ tình của Kim Trọng rồi

Cần nhắc lại, hành động ngôn ngữ là đơn vị hội thoại nhỏ nhất và có tính chất đơn thoại, do một người nói tạo ra Có ba hành động ngôn ngữ Đó là hành động tạo lời, hành động mượn lời và hành động ở lời (xem chương 1, phần 1.2) Vậy thì trong hành động ngôn ngữ của Kim Trọng và Thúy Kiều thì các hành động đó được thực hiện thế nào?

Với một hành động tạo lời “Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?”, Kim Trọng đã tạo ra một phát ngôn có hình thức hỏi và nội dung phù hợp với cuộc thoại tỏ tình lần đầu tiên có nhiều bỡ ngỡ nhưng dạt dào tình yêu thương Thúy Kiều đẹp lộng lẫy, kiêu sa như vậy không biết nàng có thấu cho nỗi lòng của một chàng trai tầm thường như ta chăng? Để phù hợp với hành động tạo lời

ấy, chàng Kim đã khéo léo dùng hình ảnh đối lập “đài gương - dấu bèo” để ví von, so sánh hai nhân vật trong cuộc hội thoại này

Cũng với phát ngôn ấy, ta thấy Kim Trọng đã linh hoạt, uyển chuyển để đưa vào đấy một nỗi lòng khát khao mong chờ tình yêu của Thúy Kiều Như vậy, với hiệu quả ngoài ngôn ngữ ấy, hành động mượn lời của Kim Trọng đã tác động mạnh mẽ đến tâm tư nàng Kiều

“Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?” cũng là một yêu cầu, một đòi hỏi cần được trả lời của Kim Trọng đối với Thúy Kiều trong giao tiếp Phát ngôn này yêu cầu một sự hồi đáp bằng ngôn ngữ của Thúy Kiều Và Kiều đã trả lời: “Thói nhà băng tuyết, chất hằng phỉ phong”

Như vậy, có thể thấy cả ba loại hành động ngôn ngữ trên xuất hiện trong một phát ngôn của Kim Trọng Bao nhiêu đó đủ để cho thấy cả tấm tình si của chàng Kim chăng?

Từ cấu trúc hội thoại, ta có điều kiện hiểu sâu hơn về hội thoại Và cũng từ đó, các quy tắc hội thoại sẽ được tìm hiểu một cách dễ dàng hơn

1.3 Các quy tắc hội thoại

Trong giao tiếp hội thoại, người nói (A) và người nghe (B) sẽ tiến hành cuộc hội thoại theo trật tự nhất định Người nói (A) sẽ mở thoại, nói một vấn đề gì đó Người nghe (B) sẽ hưởng ứng, trả lời… Lúc này, người nghe (B) sẽ nói và người nói (A) sẽ nghe Như vậy, sẽ có sự chuyển đổi vai nói – nghe trong hoạt động giao tiếp Nhưng thật sự có phải cuộc hội thoại nào cũng tuân thủ theo quy tắc đó không? Như một cuộc cãi nhau chẳng hạn, người nào cũng muốn giành phần thắng về mình Khảo sát các quy tắc hội thoại (quy tắc điều hành luân phiên lượt lời, quy tắc điều hành nội dung của hội thoại, quy tắc quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự) đặc biệt là quy tắc điều hành luân phiên lượt lời sẽ giúp ta hiểu thấu đáo các cuộc hội thoại

Trang 33

1.3.1 Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời

Theo Đỗ Hữu Châu [3], quy tắc điều hành luân phiên lượt lời bao gồm những “điều khoản” như sau:

- “Vai nói thường xuyên thay đổi nhau (luân phiên) trong một cuộc hội thoại.”

Theo điều khoản này thì một cuộc hội thoại lý tưởng là cuộc hội thoại có sự cân bằng về lượt lời Nghĩa là thời gian nói của người nói càng dài thì thời gian anh ta nghe cũng phải dài Trong một cuộc thoại bình thường, người chiếm độc quyền nói quá nhiều về mình thì dễ bị lên án

- “Mỗi lần chỉ có một người nói.”

- “Lượt lời của mỗi người thường thay đổi về độ dài Do đó cần có những biện pháp để nhận biết khi nào thì một lượt lời chấm dứt.”

- “Vị trí mà ở đó nhiều người cùng nói một lúc tuy thường gặp nhưng không bao giờ kéo dài.”

- “Thông thường lượt lời của đối tác này chuyển tiếp cho đối tác kia diễn ra không bị ngắt quãng quá dài, cũng không bị giẫm đạp lên nhau.”

- “Trật tự (nói trước, nói sau) của những người nói không cố định, trái lại luôn thay đổi.”

Có thể dẫn lại cuộc thoại giữa Kim - Kiều trong vườn Thúy để thấy một cách khái quát các

“điều khoản” của quy tắc điều hành luân phiên lượt lời Về điều khoản thứ nhất thì ta thấy lượt lời của Kim - Kiều là khá cân bằng trong cặp thoại mở thoại (Kim Trọng một câu lục và một câu bát Còn lượt lời của Thúy Kiều gồm hai câu bát và một câu lục) Và vai nói có sự luân phiên nhau Trước tiên, Kim Trọng đóng vai nói, Thúy Kiều vai nghe và tiếp tục có sự thay đổi khi Kiều phát ngôn: Kiều đóng vai nói còn Kim Trọng đóng vai nghe

Về điều khoản thứ hai thì ta thấy rõ ràng là chỉ có một người nói (hoặc Kim Trọng hoặc Thúy Kiều)

Các điều khoản còn lại có thể thấy được rằng: lượt lời của hai nhân vật giao tiếp ở đây không

hề giẫm đạp lên nhau Với sự ý tứ, lịch thiệp, thông minh của hai nhân vật giao tiếp, họ dễ dàng nhận ra khi nào thì một lượt lời của đối phương chấm dứt để có sự hồi đáp lại Sự chuyển tiếp giữa hai lượt lời của hai nhân vật giao tiếp cũng không quá dài (duy chỉ có lúc Kim Trọng về nhà lấy

“xuyến vàng đôi chiếc, khăn là một vuông” nhưng thời gian rất nhanh vì chàng Kim chẳng “vội về”

là gì!)

Trang 34

Tóm lại, quy tắc điều hành luân phiên lượt lời giúp ta có thể hiểu thêm cuộc hội thoại rất nhiều, đặc biệt là tâm lý, tính cách của nhân vật giao tiếp

Bất kỳ cuộc thoại nào cũng có nội dung (kể cả những cuộc hội thoại có tính chất giải trí, tán gẫu) Như vậy, khi giao tiếp hội thoại ta cũng cần phải chú ý đến quy tắc điều hành nội dung của hội thoại

1.3.2 Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại

“Nội dung của diễn ngôn, của hội thoại không chỉ gồm nội dung miêu tả, nội dung thông tin

mà còn gồm những nội dung liên cá nhân, nội dung ngữ dụng cho nên các quy tắc điều hành nội dung của hội thoại điều hành cả nội dung miêu tả và nội dung liên cá nhân, ngữ dụng của nó.” [3, 229]

Như vậy, việc nghiên cứu quy tắc điều hành nội dung của hội thoại là rất cần thiết Thuộc các quy tắc điều hành nội dung của hội thoại là hai nguyên tắc: cộng tác hội thoại và quan yếu

1.3.2.1 Nguyên t ắc cộng tác

H P Grice là tác giả của nguyên tắc này Nguyên tắc có dạng tổng quát như sau: “Hãy làm cho phần đóng góp của anh chị (vào cuộc hội thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện với đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh chị chấp nhận tham gia vào.” [3, 229]

Như vậy, nguyên tắc này đòi hỏi nhân vật giao tiếp phải tham gia vào cuộc thoại đúng lúc (đúng lượt lời của mình) và phải luôn hướng đến đích (hay phương hướng) của cuộc giao tiếp mà họ (những nhân vật giao tiếp) đã thỏa thuận (hay ngầm thỏa thuận)

Theo Grice thì nguyên tắc cộng tác bao gồm 4 “tiểu nguyên tắc” mà ông gọi là phương châm

Đó là phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ và phương châm cách thức [3]

a Phương châm về lượng

- Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi (của đích đang diễn ra của từng phần của cuộc hội thoại)

- Đừng làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin lớn hơn đòi hỏi.[3,230]

U

Thử xem một thí dụ:U(từ câu 191 đến 204)

Rước mừng, đón hỏi dò la:

Trang 35

“Đào nguyên lạc lối đâu mà đến đây?”

Thưa rằng: “Thanh, khí xưa nay, Mới cùng nhau lúc ban ngày đã quên?

Hàn gia ở mái tây thiên, Dưới dòng nước chảy, bên trên có cầu

Mấy lòng hạ cố đến nhau, Mấy lời hạ tứ ném châu gieo vàng, Vâng trình hội chủ xem tường,

Mà xem trong sổ đoạn trường có tên

Âu đành quả kiếp nhân duyên, Cũng người một hội một thuyền đâu xa!

Này mười bài mới, mới ra

Câ u thần lại mượn bút hoa vẽ vời.”

Có phải Đạm Tiên đã vi phạm phương châm về lượng rồi không? Trong đoạn thoại này, nàng

đã thông báo một lượng tin lớn hơn đòi hỏi của Thúy Kiều “Đào nguyên lạc lối đâu mà đến đây?” Đạm Tiên đã nhắc lại cuộc hội ngộ ban ngày, kể lại tấm lòng thương cảm của Kiều đối với mình và báo cho Thúy Kiều biết là Kiều cũng có tên trong sổ đoạn trường Đồng thời yêu cầu Kiều làm mười bài thơ Như vậy, qua đó, độc giả có thể thấy được tấm lòng của nàng Kiều đối với kiếp hồng nhan bạc mệnh, thấy được tài hoa của Kiều (được Đạm Tiên nhờ: “Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời”) Và nhất là sẽ thấy được tương lai đoạn trường, gian khổ sắp tới của Kiều “Trong sổ đoạn trường có tên”

b Phương châm về chất

- Đừng nói những điều mà anh tin rằng không đúng

- Đừng nói điều mà anh không có bằng chứng xác thực [3,230]

Trong đoạn thoại của Thúy Kiều và hoa tì trong hoàn cảnh Hoạn Thư bắt gặp chàng Thúc tự tình với Kiều ở Quan Âm các, hoa tì đã nói những điều mà cô có bằng chứng xác thực (từ câu 1995 đến 2002):

Hoa rằng: “Bà đã đến lâu,

Trang 36

Đón chừng đứng núp độ đâu nửa giờ Rành rành kẽ tóc chân tơ, Mấy lời nghe hết đã dư tỏ tường

Bao nhiêu đoạn khổ, tình thương:

Nỗi ông vật vã, nỗi nàng thở than

Ngăn tôi đứng lại một bên, Chán tai rồi mới bước lên trên lầu.”

Phương châm về chất giúp ta nhận định độ xác thực trong lời nói Nếu vi phạm phương châm

về chất thì sẽ tạo ra hàm ngôn

c Phương châm quan hệ

Hãy quan yếu, có nghĩa là hãy nói cho đúng chỗ [3,229-232] Về phương châm này, lý thuyết

quan yếu của Wilson và Sperber giải thích một cách rõ ràng, cụ thể hơn Grice (sẽ được trình bày ở

phần sau)

d Phương châm cách thức

Phương châm này đòi hỏi trong giao tiếp các nhân vật phải làm sao để cho phát ngôn của mình phải:

- Tránh nói tối nghĩa

về nhân vật Sở Khanh, Đào Duy Anh trong “Khảo luận về Kim Vân Kiều” đã nói: “Khi Kiều bày tỏ những lẽ đáng ngại thì chàng nói một cách rất quả quyết rằng có thể đảm bảo hết thảy cho nàng được an toàn, song trong lời quả quyết ấy, ta có thể nhận được cái giọng khoác lác của một chàng công tử chơi bời, hứa hẹn đủ điều để cô gái khỏi ngờ vực.” [12, 363]

Trang 37

Như vậy, qua đoạn thoại này, Kiều đã bộc lộ mình là một cô gái luôn cố gắng vươn lên vượt qua số phận Nàng biết, dù đây là một chàng công tử khoác lác, không thật lòng nhưng nàng không còn sự chọn lựa nào khác Là một người phụ nữ ý thức được thân phận của mình, Kiều luôn đấu

tranh để vượt lên mọi trở ngại dù biết:

Nghe lời nàng cũng sinh nghi, Son g đà quá đỗi, quản gì được thân

Phương châm về cách thức thuộc nguyên tắc cộng tác hội thoại Vi phạm bất kì một phương châm nào cũng tạo ra hàm ngôn Bên cạnh nguyên tắc cộng tác thì nguyên tắc điều hành nội dung của cuộc thoại còn có lý thuyết quan yếu Hai nguyên tắc này làm nên quy tắc điều hành nội dung của hội thoại

1.3.2.2 Lý thuy ết quan yếu

Đỗ Hữu Châu cho rằng nguyên tắc quan yếu của Wilson và Sperber là một cơ chế khái quát hóa nhằm giải thích cơ chế tri nhận làm cơ sở cho hoạt động giao tiếp

Wilson và Sperber cho rằng hoạt động thuyết giải các phát ngôn của chúng ta gồm hai giai đoạn: “Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn giải mã phát ngôn để rút ra hình thức logic của phát ngôn đó, cái hình thức logic này sẽ đảm nhiệm vai trò làm đầu vào cho giai đoạn thứ hai: giai đoạn suy ý Suy ý là giai đoạn trung tâm của hoạt động thuyết giải Giai đoạn suy ý trung tâm có nhiệm vụ làm giàu thêm theo ngữ cảnh hình thức logic được mã hóa để từ đó có thể xây dựng được giả thiết về ý định thông tin của người nói.” [3, 244 – 245]

Cả Wilson và Sperber đều cho rằng “một phát ngôn chỉ quan yếu khi nó có hiệu lực nào đó đối với ngữ cảnh” [3, 247]

Thí dụ ta có đoạn hội thoại thứ nhất:

A: Lan có ở nhà không?

B: Chị ấy vừa mới đi học rồi

Và đoạn thoại thứ hai:

A: Lan có ở nhà không?

B: Anh hỏi để làm gì vậy?

Có thể thấy, cùng một câu hỏi nhưng phát ngôn của B ở giai thoại thứ nhất là phát ngôn quan yếu Nói thế vì nó có hiệu lực đối với câu hỏi của nhân vật cùng giao tiếp với B Câu trả lời của B đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của A

Trang 38

Còn phát ngôn của B ở đoạn thoại thứ hai thì ngược lại Nó không có hiệu lực đối với ngữ cảnh Như vậy, phát ngôn ngày không quan yếu

C K Orecchioni thì cho rằng một phát ngôn có thể quan yếu về phuơng diện: ngữ dụng, lập luận, hứng thú và đề tài

- Quan yếu về ngữ dụng: “Một phát ngôn quan yếu về ngữ dụng khi nó có những hệ quả

đối với hành động cách xử sự của những người tham gia hội thoại.” [3, 248] Phát ngôn “Chị Lan có

ở nhà đấy!” sẽ khiến cho A rút ra hệ quả hành động cần thiết như kéo ghế ngồi chờ để B gọi Lan ra mau chóng…

- Quan yếu về lập luận: “Một phát ngôn quan yếu về lập luận khi nó có thể làm cơ sở để

người nghe rút ra được những suy ý làm thay đổi hiểu biết tín điều của mình, hoặc để dẫn tới một lập luận nào đó cho dù phát ngôn có lượng tin hay không” [3, 248]

Thí dụ, ta có một cuộc thoại:

A: Sao suốt ngày cậu cứ đọc sách hoài vậy?

B: Tớ thấy làm một con mọt cũng tốt chứ sao!

Như vậy, câu trả lời của B có vẻ như không quan yếu vì phát ngôn đó không có lượng tin đối với câu hỏi của A Nhưng phát ngôn của B làm cho A hiểu được là B đã khéo léo từ chối một lời mời đi chơi của A

- Quan yếu về hứng thú: “Một phát ngôn được xem là quan yếu khi những thông tin mà nó

cung cấp có một hứng thú, gây được một sự quan tâm nào đấy với người nghe.” [3, 249] Chẳng hạn, thông thường thì một cô bé, cậu bé tuổi vị thành niên nói về nhạc hip – hop với ông bà của mình thì chẳng quan yếu gì Đó là một phát ngôn không có hiệu lực đối với ngữ cảnh

- Quan yếu về đề tài: “Khi tham gia vào hội thoại, mọi người đều nhất trí với nhau một

chấp ước Đó là một phát ngôn được nói ra trong cuộc hội thoại phải có quan hệ với đề tài của cuộc hội thoại.” [3, 249]

Thí dụ, ta có cuộc thoại giữa A và B

A: Tối đi uống cà phê với mình nhé!

B: Hôm nay trời oi bức quá! Có lẽ sắp mưa đấy nhỉ?

Câu trả lời của B có vẻ như không có quan hệ gì với đề tài mà A đã chọn cho cuộc giao tiếp:

Đề nghị uống cà phê Nhưng phát ngôn của B vẫn quan yếu với đề tài: Từ chối lời mời của A một cách kín đáo

Trang 39

Tóm lại, lý thuyết về quan yếu sẽ giúp cho các nhân vật giao tiếp thông hiểu được nội dung thông tin muốn truyền đạt cho nhau qua các cuộc thoại Tìm hiểu quy tắc quan yếu của các cuộc hội thoại trong Truyện Kiều sẽ thấy được tính có đích hay không có đích của các cuộc thoại Từ đó, đặc điểm tính cách của nhân vật sẽ được bộc lộ một cách cụ thể hơn

Trong một cuộc giao tiếp, quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân, phép lịch sự cũng là một quy tắc quan trọng, có vai trò đặc biệt để quyết định sự thành công hay thất bại của cuộc thoại Quy tắc này đã được chú trọng tìm hiểu, nghiên cứu nhằm làm cho các cuộc thoại của chúng ta luôn sinh động và có ý nghĩa sâu sắc

1.3.3 Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự

1.3.3.1 Định nghĩa lịch sự

Trong công trình nghiên cứu về ngữ dụng học của mình, Đỗ Hữu Châu đã dẫn ra một số định nghĩa về lịch sự: [3,255-257]

“Lịch sự là những chiến lược nhằm duy trì hay thay đổi quan hệ cá nhân”

“Phép lịch sự được xem là một (hay một loạt) chiến lược được người nói dùng để hoàn thành một số mục đích như thiết lập hoặc duy trì những quan hệ hài hòa.”

“Lịch sự như là một phương thức để giảm thiểu sự xung đột trong diễn ngôn Những chiến lược lịch sự có nhiệm vụ đặc biệt là làm cho cuộc tương tác được thuận lợi.”

“Phép lịch sự liên quan tới quan hệ hai người tham gia mà chúng ta có thể gọi là “ta” và “ nguời””

Đỗ Hữu Châu cũng dẫn lời C K Orecchioni: “Lịch sự có chức năng giữ gìn tính chất hài hòa quan hệ (ở mức thấp nhất là giải tỏa những xung đột tiềm tàng, tốt hơn nữa là làm cho người này trở thành càng dễ chịu đối với người kia thì càng tốt).”

Nói lịch sự là chiến lược có nghĩa là “nó chỉ hình thành, có mặt và phát huy tác dụng khi có tương tác.”

Còn theo G Yule thì “Lịch sự là bày tỏ sự nhận thức được những nhu cầu thể diện về ảnh-ta trước công chúng của một người.” [38, 179]

hình-Tóm lại, phép lịch sự trong giao tiếp giúp cho người nói và người nghe tạo được không khí bạn bè, thân thiện

Trang 40

1.3.3.2 Các lý thuy ết về lịch sự

Có hai lý thuyết lịch sự Lý thuyết thứ nhất của Lakoff và Leech Lý thuyết lịch sự thứ hai là của Brown và Levinson Lý thuyết thứ nhất nêu ra 3 nguyên tắc về lịch sự Còn Brown và Levinson chú trọng đến thể diện và những chiến lược lịch sự

a Lý thuyết của Lakoff và Leech

R Lakoff nêu ra 3 nguyên tắc lịch sự:

- Quy tắc lịch sự quy thức: “Đó là quy tắc: không được áp đặt Quy tắc này thích hợp với

những ngữ cảnh trong đó giữa những người tham gia tương tác có những khác biệt về quyền lực và cương vị.” [3, 257 - 258] Chẳng hạn, một cán bộ tư pháp nói với người dân về việc làm hồ sơ: “Chị

có thể ghi lại cụ thể nghề nghiệp của anh chị vào mục này.” Trong cuộc hội thoại này, sự khác biệt

về cương vị giữa hai người là rất lớn Tuy vậy, người cán bộ đã không dùng cách nói áp đặt đối với người dân

- Quy tắc thứ hai phi quy thức hơn: “Đó là quy tắc: Dành cho người đối thoại sự lựa chọn

Đó là quy tắc thích hợp với những ngữ cảnh trong đó người tham gia có quyền lực và cương vị gần tương đương nhau nhưng không gần gũi về quan hệ xã hội.” [3, 259] Thí dụ, trong một quán café,

ta có thể nghe được một phát ngôn: “Anh còn cần hũ đường này không?” Hàm ẩn của phát ngôn này là: “Tôi lấy hũ đường nếu anh đã dùng xong” Như vậy, người nói đã làm cho lời đề nghị của mình không được biết đến mà không bị phản bác hay chối từ

- Quy tắc thứ ba là quy tắc về phép lịch sự bạn bè hay thân tình: Đó là quy tắc khuyến

Lòng riêng riêng cũng kính yêu

Hoạn Thư đã khéo léo nhắc lại những việc mà nàng đã “giúp đỡ” Kiều, không hành hạ Kiều nữa Hiệu quả của việc khuyến khích tình cảm bạn bè thân tình đã giúp cho Hoạn Thư được Kiều tha bổng: “Truyền quân xuống lệnh, trướng tiền tha ngay”

Còn Leech, ông đã đưa ra siêu quy tắc lịch sự: “Hãy giảm thiểu biểu hiện của những niềm tin không lịch sự; hãy tăng tối đa biểu hiện của những niềm tin lịch sự.” [3, 260]

Ngày đăng: 30/05/2014, 15:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1989), Từ điển Truyện Kiều, NXB Khoa học xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Truyện Kiều
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội Hà Nội
Năm: 1989
2. Nguyễn Tài Cẩn (2002), Tư liệu Truyện Kiều. Bản Duy Minh Thị 1872, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư liệu Truyện Kiều. Bản Duy Minh Thị 1872
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
3. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 “Ngữ dụng học”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 “Ngữ dụng học”
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
4. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, tập 1, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2003
5. Đỗ Hữu Châu và tác giả khác (2005), Giáo trình ngữ dụng học (dành cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm), Dự án đào tạo Giáo viên Trung học cơ sở Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu và tác giả khác
Năm: 2005
6. Đỗ Hữu Châu (2005), Giáo trình giản yếu về ngữ dụng học (sách dùng cho hệ đào tạo từ xa, Đại học Huế), tái bản lần thứ nhất, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình giản yếu về ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
7. Nguyễn Đức Dân (1998), Logic và tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logic và tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
8. Nguyễn Đức Dân, Trần Thị Ngọc Lang (2001), Câu sai và câu mơ hồ, NXB Giáo dục . 9. Nguyễn Đức Dân (2001), Ngữ dụng học, tập 1, tái bản lần 2, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu sai và câu mơ hồ, "NXB Giáo dục. 9. Nguyễn Đức Dân (2001), "Ngữ dụng học
Tác giả: Nguyễn Đức Dân, Trần Thị Ngọc Lang (2001), Câu sai và câu mơ hồ, NXB Giáo dục . 9. Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: NXB Giáo dục. 9. Nguyễn Đức Dân (2001)
Năm: 2001
10. Nguyễn Đức Dân (2003), Nỗi oan thì, là, mà, tái bản lần 1, NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nỗi oan thì, là, mà
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2003
11. Nguyễn Đức Dân (2007), Ngôn ngữ báo chí – những vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ báo chí – những vấn đề cơ bản
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
12. Trịnh Bá Đĩnh (tuyển chọn, giới thiệu) (2002), Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm, tái bản lần 3, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Trịnh Bá Đĩnh (tuyển chọn, giới thiệu)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
13. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dụng học Việt ngữ
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
14. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
15. Dương Quảng Hàm (2002), Việt Nam Văn học sử yếu, tái bản theo bản in năm 1943, NXB Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam Văn học sử yếu
Tác giả: Dương Quảng Hàm
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn
Năm: 2002
16. Nguyễn Hòa (1999), Lực ngôn trung và các kiểu câu. Những vấn đề ngữ dụng học, kỷ yếu Hội thảo khoa học Ngữ dụng học lần thứ nhất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lực ngôn trung và các kiểu câu. Những vấn đề ngữ dụng học
Tác giả: Nguyễn Hòa
Năm: 1999
17. Phan Văn Hòa (1999), Hệ thống yếu tố ngôn ngữ biểu thị vai tương tác trong tiếng Anh và tiếng Việt. Những vấn đề ngữ dụng học, kỷ yếu Hội thảo khoa học Ngữ dụng học lần thứ nhất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống yếu tố ngôn ngữ biểu thị vai tương tác trong tiếng Anh và tiếng Việt. Những vấn đề ngữ dụng học
Tác giả: Phan Văn Hòa
Năm: 1999
18. Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim (2002), Truyện Kiều - Nguyễn Du, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Kiều - Nguyễn Du
Tác giả: Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2002
19. Đặng Thanh Lê (1972), Truyện Kiều, tái bản lần 3, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Kiều
Tác giả: Đặng Thanh Lê
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1972
20. Đặng Thanh Lê (2002), Giảng văn Truyện Kiều, tái bản lần 5, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảng văn Truyện Kiều
Tác giả: Đặng Thanh Lê
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
21. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Những phương thức cấu tạo hàm ngôn trong hội thoại. Những vấn đề ngữ dụng học, Kỷ yếu hội thảo khoa học Ngữ dụng học lần thứ nhất, HN 4.1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những phương thức cấu tạo hàm ngôn trong hội thoại. Những vấn đề ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Thị Kim Liên
Năm: 1999

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Sơ đồ các nhân tố của một cuộc giao tiếp - hội thoại trong truyện kiều của nguyễn du
Hình 1.1 Sơ đồ các nhân tố của một cuộc giao tiếp (Trang 16)
Hình 1.2.   Sơ đồ quan hệ liên cá nhân - hội thoại trong truyện kiều của nguyễn du
Hình 1.2. Sơ đồ quan hệ liên cá nhân (Trang 20)
Hình 1.2.  Sơ đồ các siêu chiến lược để giảm hiệu lực một FTA - hội thoại trong truyện kiều của nguyễn du
Hình 1.2. Sơ đồ các siêu chiến lược để giảm hiệu lực một FTA (Trang 45)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w