1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG CỦA CHROMIUM HỮU CƠ VÀ SẮT HỮU CƠ LÊN KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA HEO NÁI

63 161 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 743,97 KB

Nội dung

ẢNH HƯỞNG CỦA CHROMIUM HỮU CƠ VÀ SẮT HỮU CƠ LÊN KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA HEO NÁI Tác giả: NGUYỄN THỊ HUỲNH DUYÊN Khóa luận được đệ trình đề tài đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sĩ n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA CHROMIUM HỮU CƠ VÀ SẮT HỮU

CƠ LÊN KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ NUÔI CON

CỦA HEO NÁI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ HUỲNH DUYÊN Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Niên khóa: 2004-2009

Tháng 09 năm 2009

Trang 2

ẢNH HƯỞNG CỦA CHROMIUM HỮU CƠ VÀ SẮT HỮU CƠ LÊN KHẢ

NĂNG SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA HEO NÁI

Tác giả:

NGUYỄN THỊ HUỲNH DUYÊN

Khóa luận được đệ trình đề tài đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sĩ ngành Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn:

PGS.TS DƯƠNG THANH LIÊM

Tháng 09 năm 2009

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Con xin kính dâng cha mẹ, cậu Tư, dì Bảy, dượng Bảy lòng biết ơn sâu sắc Những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ con nên người Những người đã một đời tận tụy với niềm mong ước con sẽ thành đạt và là người có ích cho gia đình và xã hội

Thành kính ghi ơn

GS.TS Dương Thanh Liêm Người thầy đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp

Chân thành biết ơn

Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh; Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y

Toàn thể quí thầy cô đã dạy dỗ, truyền đạt cho chúng em những kiến thức quí báu trong suốt thời gian học tập và thực tập tại trường

Ban giám đốc,cô chú, anh chị em công nhân trong trại chăn nuôi heo Trí Công đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập tại trại

Công ty TNHH MTV Công Nghệ Cách Tân (INNOTECH Co., Ltd.) đã cung cấp nguyên liệu để chúng tôi thực hiện khóa luận

Các anh, chị đã luôn giúp đỡ, ủng hộ em vượt qua mọi khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống

Cuối cùng xin cảm ơn toàn thể bạn bè và tập thể lớp Thú Y 30 đã động viên, cùng chia sẽ những kiến thức và những buồn vui trong suốt thời gian học tập

Tp.HCM, ngày 04 tháng 09 năm 2009 NGUYỄN THỊ HUỲNH DUYÊN

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG vii

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH ix

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ x

TÓM TẮT LUẬN VĂN xi

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 2 U 1.2.1 Mục đích: 2

1.2.2 yêu cầu: 2

CHƯƠNG II CƠ SỞ KHOA HỌC 3

2.1 CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC VÀ DINH DƯỠNG CHO HEO NÁI 3

2.1.1 Giai đoạn chờ phối: 3

2.1.2 Giai đoạn mang thai: 3

2.2 SƠ LƯỢC VỀ VI KHOÁNG 5

2.2.1 Sự hấp thu và lợi dụng các chất khoáng: 5

2.2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu khoáng 6

2.2.3 Vai trò của vi khoáng trong dinh dưỡng của heo nái: 7

2.3 GIỚI THIỆU VỀ CHẾ PHẨM SẮT HỮU CƠ VÀ CHROMIUM HỮU CƠ 7

2.3.1 Khoáng hữu cơ: 7

2.3.1.1 Khái niệm: 7

2.3.1.2 Sự sản xuất khoáng hữu cơ: 8

Trang 5

2.3.1.3 Một số kết quả nghiên cứu về khoáng hữu cơ được tìm thấy

hiện nay 9

2.3.2 Sắt hữu cơ 11

2.3.2.1 Chế phẩm Sắt hữu cơ đã sử dụng trong thí nghiệm (Superior Iron proteinate): 11

2.3.2.2 Vai trò sinh học của sắt: 11

2.3.2.3 Sự hấp thu Sắt (Fe) 12

2.3.3 Chromium hữu cơ 12

2.3.3.1 Chế phẩm Chromium hữu cơ đã sử dụng trong thí nghiệm (Chromium 0,4 %) 12

2.3.3.2 Vai trò sinh học của Chromium 13

2.3.3.2 Cơ chế tác động: 13

2.3.3.3 Vai trò của chromium hữu cơ trên heo nái: 14

CHƯƠNG III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 16

3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP 16

3.1.1 Thời gian: 16

3.1.2 Địa điểm: 16

3.2 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 16

3.3 ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM 17

3.4 THỨC ĂN THÍ NGHIỆM 19

3.5 TỔNG QUAN VỀ TRẠI HEO TRÍ CÔNG 21

3.5.1 Sơ lược về trại: 21

3.5.2 Vị trí địa lí: 21

3.5.3 Cơ sở vật chất của trại: 22

3.5.4 Tình hình chăn nuôi: 22

3.6 CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU 25 U 3.6.1 Chỉ tiêu theo dõi 25

3.6.1.1 Số heo con 25

3.6.1.2 Các chỉ tiêu liên quan đến trọng lượng (P) heo con 26

Trang 6

3.6.1.3 Các chỉ tiêu liên quan đến nái 26

3.6.1.4 Hiệu quả kinh tế: 27

3.6.2 Phương pháp xử lí số liệu 27

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28

4.1 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI 28

4.1.1 Các chỉ tiêu trên heo nái: 28

4.1.1.1 Lượng thức ăn tiêu thụ của heo nái trong thời gian nuôi con đến khi cai sữa: 28

4.1.1.2 Giảm trọng và tỉ lệ giảm trọng của heo nái từ sau khi sinh đến 21 ngày 29

4.1.1.3 Thời gian chờ phối của heo nái 29

4.1.1.4 Sản lượng sữa của heo nái trong 21 ngày nuôi con 30

4.1.2 Các chỉ tiêu trên heo con: 32

4.1.2.1 Số heo con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi: 32

4.1.2.2 Trọng lượng heo con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi: 35

4.1.2.3 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy 37

4.2 HIỆU QUẢ KINH TẾ: 38

CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41

5.1 KẾT LUẬN 41

5.2 ĐỀ NGHỊ 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

PHỤ LỤC 45

Trang 7

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQ: Bình quân

CNH,HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CPTĂ: Chi phí thức ăn

D: Duroc

DYL: Duroc-Yorkshire- Landrace

FMD: Foot and mouth desease

ppb: part per billion

ppm: part per million

P cai sữa: Trọng lượng cai sữa

PD: Pietran-Duroc

PDL: Pietran- Duroc- Landrace

PDYL: Pietran-Duroc-Yorkshire- Landrace

PYL: Pietran- Yorkshire- Landrace

TACB: Thức ăn căn bản

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của việc bổ sung khoáng vi

lượng hữu cơ trên sức sản xuất của heo 9

Bảng 2.2: Ảnh hưởng của chromium hữu cơ lên lứa đẻ của heo nái (Lindermann và cs., 1995) 15

Bảng 3.1: Quy trình phòng bệnh trên heo con: 24

Bảng 3.2: Quy trình phòng bệnh trên heo hậu bị 25

Bảng 3.3: Quy trình phòng bệnh trên heo nái 25

Bảng 3.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm: 16

Bảng 3.5 Công thức thức ăn cho nái mang thai và nái nuôi con 20

Bảng 3.6 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của heo nái mang thai và heo nái nuôi con 20

Bảng 4.1: Lượng thức ăn tiêu thụ của heo nái trong thời gian nuôi con đến khi cai sữa 28

Bảng 4.2: Chỉ tiêu về giảm trọng và tỉ lệ giảm trọng của heo nái từ sau khi sinh đến 21 ngày 29

Bảng 4.3: Thời gian chờ phối của heo nái (ngày) 29

Bảng 4.4: Chỉ tiêu sản lượng sữa trên heo nái 30

Bảng 4.5: Số heo con sơ sinh, còn sống, chọn nuôi, còn sống đến 21 ngày tuổi 32

Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu về trọng lượng heo con (kg) 35

Bảng 4.7: Chỉ tiêu về tỉ lệ ngày con tiêu chảy ở heo con 37

Bảng 4.8: Ước tính chi phí 39

Bảng 4.9 Ước tính hiệu quả: 40

Trang 9

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Qui trình sản xuất khoáng hữu cơ 8

Sơ đồ 2.2: Ảnh hưởng của vi khoáng trên heo nái và heo con (Close, 2002) 10

Sơ đồ 2.3: Cấu trúc phức chất Insulin - Chrom 13

Sơ đồ 2.4: Chức năng của phức chất Insulin – Chrom trong cơ thể 14

Sơ đồ 2.5: Vai trò của chromium hữu cơ lên heo nái 14

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình phân tử Fe hữu cơ 11 Hình 2.2: Mô hình cấu trúc phân tử của Chromium hữu cơ 12

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 : Thời gian chờ phối của heo nái 30

Biểu đồ 4.2: Sản lượng sữa trên heo nái trong 21 ngày nuôi con 31

Biểu đồ 4.3: Số heo con sơ sinh, còn sống, chọn nuôi, còn sống đến 21 ngày tuổi 33 Biểu đồ 4.4: Số thai chết khi sinh 33

Biểu đồ 4.5: Tỉ lệ nuôi sống heo con (%) 35

Biểu đồ 4.7: Trọng lượng heo con toàn ổ lúc cai sữa (Kg) 37

Biểu đồ 4.8: Số ngày con tiêu chảy và tỉ lệ ngày con tiêu chảy giữa các lô 38

Trang 12

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng việc bổ sung khoáng vi lượng Sắt hữu cơ và Chromium hữu cơ vào khẩu phần thức ăn của heo nái mang thai trước khi sinh 30 ngày đến khi cai sữa được thực hiện tại trại chăn nuôi heo Trí Công từ ngày 11/02/2009 đến ngày 31/05/2009 trên 30 con heo nái được chia làm 3 lô, mỗi lô 10 heo nái được phân bố đồng đều về giống, lứa đẻ và thời gian mang thai

Lô 1: Lô đối chứng (Sử dụng thức ăn của trại tự trộn)

Lô 2: Lô thí nghiệm 1 (Sử dụng thức ăn của trại tự trộn + 100ppm Fe)

Lô 3: Lô thí nghiệm 2 (Sử dụng thức ăn của trại tự trộn + 100ppm Fe + 200

ppb Cr) Kết quả thí nghiệm:

1 Trên heo nái:

Heo nái ở lô 3 ăn nhiều hơn heo nái ở lô đối chứng và lô 2 nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05) Mức độ giảm trọng của heo nái ở lô 2 và lô 3 cao hơn lô đối chứng nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa (P>0,05) Thời gian lên giống lại của heo nái sau cai sữa ở lô 2 và lô 3 ngắn hơn lô đối chứng nhưng khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05) Sản lượng sữa của heo nái trong 21 ngày nuôi con đạt cao nhất là lô 3, kế đến là lô 2 và thấp nhất là lô đối chứng Sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05)

Năng suất sinh sản của heo nái về trọng lượng heo con sơ sinh, số con sống đến 21 ngày tuổi ở 2 lô thí nghiệm có cải thiện hơn so với lô đối chứng là có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05) Các chỉ tiêu về số heo con sơ sinh, tỉ lệ nuôi sống đến 21 ngày tuổi, tỉ lệ tiêu chảy,trọng lượng heo con 21 ngày tuổi, trọng lượng heo con cai sữa tuy có cải thiện hơn so với lô đối chứng nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05)

2 Trên heo con:

Số heo con sơ sinh/ ổ ở lô 1 nhiều hơn số con sơ sinh/ ổ ở lô 2 và lô 3 nhưng

tỉ lệ heo con sơ sinh còn sống/ổ ở lô 1 thấp hơn so với lô 2 và lô 3 Và số thai chết ở

Trang 13

lô 1 cao hơn lô 2 và lô 3 đến 3 lần Về mặt thống kê, các sự khác biệt trên đều không có ý nghĩa (P>0,05)

Số heo con còn sống đến 21 ngày/ ổ ở lô 3 là nhiều nhất, kế đến là lô 2 và ít nhất là lô đối chứng Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05)

Tỉ lệ nuôi sống heo con đến 21 ngày tuổi ở lô 3 là cao nhất, kế đến là lô 2 và thấp nhất là lô đối chứng Sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05)

Trọng lượng heo con sơ sinh ở lô 3 đạt cao nhất, kế đến là lô 2 và thấp nhất

là lô đối chứng Và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05) Từ đó, trọng lượng heo con chọn nuôi cũng đạt kết quả tương tự và sự khác biệt này cũng

có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05)

Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ cao nhất là lô 2, kế đến là lô 3 và thấp nhất là lô đối chứng Sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05)

Trọng lượng heo con lúc 21 ngày tuổi toàn ổ và trọng lượng heo con cai sữa

28 ngày tuổi toàn ổ đạt giá trị cao nhất là ở lô 3, kế đến là lô 2, và thấp nhất là lô đối chứng Tuy nhiên, các sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05)

Số ngày con tiêu chảy và tỉ lệ ngày con tiêu chảy ở lô đối chứng là cao nhất,

kế đến là lô 2 và thấp nhất là lô 3 Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05)

Trang 14

Để giảm bớt khuyết điểm này, từ các nhà chăn nuôi đã nghĩ ra nhiều cách thức đến các nhà nghiên cứu khoa học đã tìm ra những sản phẩm nhằm để bổ sung nguồn khoáng vi lượng vào khẩu phần ăn của gia súc Trong đó có bao gồm các hợp chất khoáng vi lượng Fe và Cr Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng rất tốt của Fe và Cr lên sức sản xuất của heo Vậy trong điều kiện chăn nuôi ở miền Nam Việt Nam, bổ sung dưới dạng hữu cơ, Fe và Cr có những tác dụng như thế nào đến khả năng sinh sản và nuôi con của heo nái?

Được sự giúp đỡ của công ty TNHH MTV Công Nghệ Cách Tân (INNOTECH Co., Ltd.), ban quản lý trại chăn nuôi heo Trí Công và sự hướng dẫn của PGS.TS Dương Thanh Liêm, chúng tôi tiến hành đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA CHROMIUM HỮU CƠ VÀ SẮT HỮU CƠ LÊN KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA HEO NÁI”

Trang 15

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1.2.1 Mục đích

Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung khoáng vi lượng Chromium hữu cơ và Sắt hữu cơ vào khẩu phần ăn của heo nái trong thời kì mang thai giai đoạn sau (trước khi sinh 30 ngày ) và thời kì nuôi con đến khi cai sữa

Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế giữa các lô thí nghiệm

Đánh giá và so sánh các kết quả ghi nhận

Trang 16

Chương 2

CƠ SỞ KHOA HỌC

2.1 CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC VÀ DINH DƯỠNG CHO HEO NÁI

2.1.1 Giai đoạn chờ phối

Sau thời gian nuôi con, nái thường mất sữa nên nuôi dưỡng và chăm sóc tốt quyết định sự phục hồi sức khỏe của nái, sự lên giống lại sớm và tỉ lệ thụ thai cao

2.1.2 Giai đoạn mang thai

Sau khi phối giống 21 ngày không thấy nái động dục trở lại xem như đã mang thai Thời gian mang thai kéo dài 114-115 ngày (3 tháng, 3 tuần, 3 ngày) Nếu nái mang thai nhiều con có khả năng sinh từ ngày 113, nếu ít con có thể sinh từ ngày

115 đến 118 Nhưng nếu nái sinh sớm từ ngày 108 trở lại thường rất khó nuôi con,

dù cho có sữa nhưng con rất yếu ớt, sức bú mẹ kém, sức đề kháng kém nên tỉ lệ nuôi sống rất thấp Trong thời kỳ mang thai có thể chia ra làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn chửa kì 1

Thường kéo dài khoảng 60 ngày, thời kì này phôi và thai còn nhỏ, sử dụng ít chất trong máu của mẹ, dưỡng chất này còn lại nái dùng để dự trữ tạo sữa sau này Trong tháng đầu của thai kì, không nên cho nái ăn ở mức năng lượng cao, nái có lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày càng cao thì tỉ lệ phôi sống càng giảm Thiếu dưỡng chất trong thức ăn heo nái giai đoạn này có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phôi thai như tăng hiện tượng tiêu phôi, nái còn ít thai sống khi đẻ mà chứa nhiều thai khô Thừa dưỡng chất cũng gây ảnh hưởng tiêu phôi và làm nái trở nên mập mỡ Nái khi cai sữa quá gầy ốm lại không dự trữ đủ dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ bị thiếu sữa khi cho con bú trong lứa đẻ kế tiếp Vì vậy phải định lượng thức

ăn cho nái ở giai đoạn này là hết sức chặt chẽ, cụ thể:

Nái mập: 2 kg thức ăn / con/ ngày

Nái trung bình: 2,5 kg thức ăn/ con/ ngày

Nái gầy: 3 kg thức ăn/ con/ ngày

Trang 17

Vai trò của bầu tiểu khí hậu cũng rất quan trọng, nái cần được yên tĩnh, nhiệt độ,

ẩm độ chuồng nuôi thích hợp, với điều kiện Việt Nam độ ẩm trung bình 75-80% là đạt yêu cầu Nhiệt độ quá nóng làm nái tiêu thụ ít thức ăn có ảnh hưởng xấu đến thai và sự sống của thai Chuồng phải khô ráo, có độ nhám thích hợp, không trơn trợt dễ gây té ngã Nên nuôi nái trong ô chuồng có ngăn ăn định lượng, nếu nuôi chung thì không nhốt nhiều con chật chội, khác tầm vóc, sự tranh ăn dễ xảy ra tình trạng cắn nhau và phân hóa thành những con quá mập hay quá gầy Thức ăn phải cân bằng dưỡng chất, tránh dư năng lượng, chất béo, thiếu xơ gây táo bón

Giai đoạn chửa kì 2

Khoảng 54- 55 ngày, thời kì này thai đã lớn sử dụng nhiều dưỡng chất trong máu của mẹ để phát triển, do đó thiếu dưỡng chất trong thức ăn của nái sẽ làm heo con sơ sinh nhỏ vóc, khó nuôi, tỉ lệ heo con hao hụt cao Nhưng nếu quá dư thừa dưỡng chất bào thai sẽ tăng trọng nhiều, trở nên lớn vóc làm cho nái đẻ khó, đẻ không ra, phải can thiệp kéo thai, móc thai gây tổn thương bộ phận sinh dục (cổ tử cung, ống dẫn trứng) hoặc nái trở nên vô sinh Vì vậy ở thời kì này cũng cần phân nhóm nái theo thể vóc để cung cấp mức ăn thích hợp:

Nái mập: 1,5 kg thức ăn/ con/ ngày

Nái trung bình: 2 kg thức ăn/ con/ ngày

Nái gầy: 2,5 k thức ăn/ con/ ngày

Khi giảm định lượng ăn như vậy cần bổ sung thêm rau xanh (nếu có) để nái ăn thêm, tránh táo bón và giảm cảm giác đói

Quan sát vùng hông để đoán biết nái mang ít hay nhiều thai để có mức ăn cho phù hợp Sự phát triển bệ sữa ở cuối giai đoạn cũng dự báo khả năng tiết sữa của nái

để có chế độ nuôi dưỡng thích hợp tránh tình trạng nái dư sữa sau khi đẻ hoặc kém sữa

Ở thời kì này, cần cho nái vận động để có hệ cơ tốt, chân khỏe, khung xương chậu nở rộng (đối với nái sắp đẻ lứa đầu) Chuồng trại phải khô nhám tránh trơn trợt, tiểu khí hậu phải thích hợp Nếu có điều kiện nên nuôi riêng từng con trước ngày đẻ để dễ định mức thức ăn, dễ theo dõi tình trạng sức khỏe, dễ vệ sinh kĩ bộ vú

Trang 18

và bộ phận sinh dục, vệ sinh kĩ chuồng đẻ, chăm sóc vết thương hay bọc mủ trên mình nái, dễ theo dõi tình trạng táo bón của nái

Nói chung, trong thời gian mang thai tránh để cho nái dư thừa dưỡng chất, trở nên quá mập, nái mập thường lười rặn, đẻ chậm, thường gây tình trạng ngộp thai, chết thai khi hạ thai và sau khi đẻ dễ mắc hội chứng M.M.A (Metritis, Mastitis, Agalactia: viêm tử cung, viêm vú, mất sữa) Nái mập chịu nóng kém dễ bị say nóng, say nắng gây chết, xoay trở chậm, vụng về dễ đè chết con

Tuy nhiên, nếu nái mang thai quá gầy, lại sinh nhiều thai thì bào thai nhỏ vóc , sức sống không cao sau khi đẻ ra, và nái kém sữa, thiếu sữa cho con bú Nái gầy nuôi nhiều con thì con èo uột, dễ mắc nhiều bệnh, bản thân nái cũng dễ bị bại, yếu chân, chậm lên giống lại sau cai sữa

2.2 SƠ LƯỢC VỀ VI KHOÁNG

2.2.1 Sự hấp thu và lợi dụng các chất khoáng

Giữa các loại chất khoáng thì mức độ và cơ chế hấp thu có khác nhau

Sự hấp thu Na, K, Cl, Mg Sự hấp thu các loại nguyên tố có hóa tri I rất dễ dàng , hầu như ít có yếu tố hạn chế riêng Riêng Ca và Mg phân li dưới dạng ion hấp thu cũng tương đối dễ mặc dù chúng có hóa trị II Song những nguyên tố hóa trị II đều

có yếu tố hạn chế

Các ion kim loại nặng Nguyên tố vi lượng được hấp thu rất phức tạp, thường nó phải liên kết với các protein mang (Binding protein) để tạo thành một phức hợp complex, ta gọi đó là chelate, có 3 loại chelate:

Chelate vận chuyển (Transport chelate)

Chelate dự trữ (Converted chelate)

Chelate trao đổi (Metabolic chelate)

Trên bề mặt của phân tử protein chelate có các acid amin mang điện tích âm liên kết với ion kim loại nặng mang điện tích dương Một chelate có thể mang trên mình

nó nhiều kim loại nặng tạo ra dạng hạt keo Các chelate này khi tiếp xúc với thành

tế bào niêm mạc có sự chuyển nhượng ion qua lại giữa chelate và tế bào chất bên

Trang 19

trong Các chelate trong tế bào dự trữ ion kim loại và lại tiếp tục chuyển nhượng cho các chelate trong máu để vận chuyển đến nơi cần thiết

Ba acid amin có hoạt tính cao trong việc liên kết với ion kim loại nặng trong chelate là cystein, histidin và glycin

Histidin + Fe++ Histidin - Fe

Vật mang ion kim loại khoáng vi lượng gọi là ligandium

Ligandium + Ion kim loại Chelate (là một phức chất)

Tùy theo tính chất của các ligandium mà có sự liên kết chặt chẽ hay lỏng lẻo với ion kim loại Nhờ vào phương pháp này mà nó bảo vệ các ion kim loại nặng tránh được kết tủa với các chất khác trong cơ thể sinh vật

Các nguyên tố vi lượng ở dạng muối chloride hoặc sulfat thì cơ thể hấp thu tốt hơn dạng oxyd hay dạng carbonate Muốn cho dạng oxyd và carbonate được hấp thu tốt thì phải nghiền thật mịn Dưới tác dụng của HCl trong dịch vị mới hòa tan chúng thành ra ion kim loại để thực hiện hấp thu Chính vì thế trong các premix hiện đại, người ta có xu hướng tổng hợp các chelate hữu cơ làm vật mang nguyên tố

vi lượng

2.2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu khoáng

Thiếu các yếu tố xúc tiến sự hấp thu như thiếu vitamin D thì sự hấp thu Ca sẽ kém, thiếu vitamin C thì sự hấp thu Fe bị trở ngại,…

Có những chất ức chế gây kết tủa chất khoáng làm cơ thể không hấp thu được Dạng hóa trị và hóa học của chất khoáng

Có những chất khoáng quá dư, cạnh tranh vị trí hấp thu lẫn nhau trên protein mang

Một số nguyên tố á kim có cơ chế hấp thu phức tạp

Dạng hợp chất khoáng cũng có ảnh hưởng đến sự hấp thu: Dạng oxyd kim loại

và dạng muối carbonate khó hấp thu Dạng muối sulfate và chlorua kim loại rất dễ hòa tan trong nước vì vậy nó hấp thu dễ hơn

Trang 20

2.2.3 Vai trò của vi khoáng trong dinh dưỡng của heo nái

Vi khoáng là yếu tố quan trọng trong việc tổ hợp khẩu phần vì cần phải đảm bảo nhu cầu khoáng cho heo, đặc biệt là heo nái mang thai và nuôi con Chúng có mặt trong tất cả các mô hoàn toàn khỏe mạnh, tham gia các phản ứng sinh lí của cơ thể

Fe họat động (73% tổng số Fe trong cơ thể) có mặt trong hemoglobin, myoglobin, trong các enzyme như catalaze, peroxidase, cytocrom, còn lại 27% dưới dạng Ferritin và hemosiderin Giữa vai trò chức năng sinh lí như phosphoryl-oxy hóa, truyền điện tử Thiếu Fe thú sẽ gầy yếu, kém ăn, không đủ chất dinh dưỡng nuôi thai, thiếu sữa cho con bú

Theo tổng hợp của Brochat (1971), thiếu Mn làm giảm khả năng sinh sản, thậm chí vô sinh trong trường hợp thiếu nghiêm trọng (trích dẫn từ Diệp Thị Nguyên Mai, 2005)

Theo Hedges (1976), tất cả các giai đoạn sinh sản của heo nái từ động dục đến

đẻ, tiết sữa có thể bị ảnh hưởng xấu khi thiếu Zn Heo nuôi bằng khẩu phần thiếu Zn giảm số con / ổ và hàm lượng Zn trong một vài mô của con non giảm xuống , nhưng không có sự phát triển bất thường của thai và tập tính của mẹ Khẩu phần chứa Zn thấp thì tỉ lệ phát triển của heo giảm hơn khẩu phần có Zn cao (trích dẫn từ Diệp Thị Nguyên Mai, 2005)

Gần đây người ta đã biết rằng Se có trong thành phần của enzyme glutathion peroxidase Enzyme nàytham gia bảo vệ hồng cầu chống lại sự dung huyết, phân giải peroxyd của acid béo, bảo vệ màng tế bào Thiếu Selen, theo J.Ungerwood (1997) có những rối loạn sinh hóa và bệnh hoại tử gan ở heo, trích dẫn từ Bùi Đức Lũng và ctv, 1995

2.3 GIỚI THIỆU VỀ CHẾ PHẨM SẮT HỮU CƠ VÀ CHROMIUM HỮU CƠ 2.3.1 Khoáng hữu cơ

2.3.1.1 Khái niệm

Khoáng hữu cơ là hợp chất hóa học nguyên tử khoáng kết hợp với acid amin hoặc chuỗi peptid liên kết với nhau bằng hóa trị tương đồng

Trang 21

2.3.1.2 Sự sản xuất khoáng hữu cơ

Sự sản xuất khoáng hữu cơ được trình bày tóm tắt trong sơ đồ 2.1 (Biotechnology center Alltech Inc,1995)

Protein thực vật

Enzym thủy phân hydrolysic

Peptid ngắn và acid amin (phân tử có trọng lượng chuẩn)

Nhiệt độ, pH trung hòa Muối khoáng phản ứng với hydrolysate

Nhiệt độ thấp

Hoàn thành sản phẩm

Thủy phân

Khoáng hữu cơ Không phải khoáng hữu cơ

Quá trình này có dùng máy phân tích hấp thu phân tử

Sơ đồ 2.1: Qui trình sản xuất khoáng hữu cơ

Protein thực vật được enzyme tiêu hóa phân giải thành peptid ngắn và acid amin

ở pH trung hòa, muối khoáng phản ứng với hydrolysate, ta hạ thấp nhiệt độ tạo ra sản phẩm (chứa tổng số khoáng) Sản phẩm này được thủy phân trong nước, tiếp theo tổng số khoáng được xác định bằng máy hấp thu nguyên tử Sau khi hòa tan thì dung dịch qua máy siêu lọc có áp lực Phần đáy máy được làm kín với màng lọc có

lỗ, những nguyên tử khoáng có kích thước trên 300 Dalton phân tử được giữ lại Vì vậy khoáng hữu cơ sẽ được giữ lại trên màng, không phải khoáng hữu cơ sẽ xuống phần nước lọc

Trang 22

2.3.1.3 Một số kết quả nghiên cứu về khoáng hữu cơ được tìm thấy hiện nay Bảng 2.1: Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của việc bổ sung khoáng

vi lượng hữu cơ trên sức sản xuất của heo

Nái nuôi con Tăng sản lượng sữa, heo con phát

triển tốt và trọng lượng heo con cai sữa tăng

Ashmed, 1996 Fe Nái nuôi con Tăng số heo con sống đến cai sữa,

giảm thời gian chờ phối Zhou et al (1994) Cu Heo con cai

sữa

Tăng lượng thức ăn ăn vào, tăng tỉ

lệ tăng trọng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, và thú mau chóng thích nghi với ngoại cảnh

Skinkles et al

(1996)

Zn Heo con cai

sữa

Tăng khả năng hấp thu Fe

Cheng et al (1998) Zn Heo con cai

sữa

Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn

Mahan & Kim

(1996)

Se Heo nái Giảm tỉ lệ chết thai, tỉ lệ nuôi sống

heo con cai sữa tăng Munoz, 1997 Se Nái khô Tăng chất lượng thức ăn

Campbell,1998 Cr Heo nái Tăng lứa đẻ

Lindemann,1996 Cr Heo nái Tăng số con trong bầy, tỉ lệ nuôi

sống đến cái sữa tăng Bortolozzo Cr Heo nái Tăng tỉ lệ đậu thai

(Source Close,1998; Close, 1999 trích dẫn từ TP Lyons and KA Jacques, 2001)

Trang 23

Tỉ lệ sinh sản

Tỉ lệ sống của bào thai

Số con trong dạ con (trên ổ)

Số heo con sơ sinh

Cu có ảnh hưởng nhiều lên tinh dịch của con đực Từ đó khi phối giống với con cái,

sẽ ảnh hưởng lên tỉ lệ thụ tinh Lượng progesterone được phân tiết nhiều ở con cái tác dụng lên niêm mạc tử cung kết hợp với tác dụng của Fe và vitamin A làm tăng tỉ

lệ đậu thai Các khóang vi lượng Se, Fe, Cr tác động lên tử cung giúp thai được nuôi dưỡng tốt hơn, và số heo con sinh ra tăng Tiếp tục qua sữa, các khoáng vi lượng

Cu, Se, Fe, Cr, Zn làm tăng sức đề kháng của heo con, từ đó tỉ lệ nuôi sống của heo con tới cai sữa tăng Vì vậy thành tích sinh sản của nái được cải thiện nhiều

Trang 24

• Thành phần phân tích được

9 Đạm thô 30,0 % (không dưới 20 %)

9 Béo thô 1,0 % hoặc ít hơn

9 Xơ thô 2,5 % hoặc ít hơn

9 Ẩm độ 5,0 %

9 Sắt 13 % (tối thiểu)

• Trạng thái: Bột có màu nâu đỏ, bao 25 kg

• Liều dùng: Heo giống: 288,46 g/tấn thức ăn

Heo nái: 769 g/ tấn thức ăn

• Lưu trữ: Tồn trữ ở nơi khô thoáng và hạn dùng 12 tháng

2.3.2.2 Vai trò sinh học của sắt

• Thực hiện chức năng hô hấp: Sắt tham gia cấu tạo nên hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi về tất cả các cơ quan tổ chức trong cơ thể

• Tham dự vào quá trình tạo myoglobin, một sắc tố hô hấp của cơ, tạo thành đặc tính dự trữ oxygen cho cơ

Trang 25

• Sắt còn tham gia cấu trúc nhiều enzyme, đặc biệt là trong chuỗi men hô hấp của tế bào

2.3.2.3 Sự hấp thu Sắt (Fe)

Sự hấp thu Fe rất phức tạp, trước tiên vào đến dạ dày, Fe dù hoá trị 3 hay 2 điều phải biến thành hoá trị II Ở hoá trị này Fe++ mới có khả năng liên kết với protein mang Fe không hấp thu được nhiều như các chất dinh dưỡng khác Cơ thể luôn tận dụng nguồn Fe của tế bào hồng cầu già để tái sử dụng Fe từ dạ dày đi xuống ruột non và được hấp thu ở đoạn tá tràng và không tràng

Ở ruột non, Fe được hấp thu qua thành tế bào niêm mạc bằng phương pháp chuyển nhận giữa 2 loại protein mang Fe Fe vào máu liên kết với loại protein mang

để đưa đến tuỷ xương bộ phận tạo hồng cầu hoặc dự trữ cũng dưới dạng liên kết với protein Fe trong tế bào hồng cầu, tham gia cấu tạo hemoglobin (Hb) Những tế bào hồng cầu già chết đi được cơ thể đưa về lách để thu nhận sắt sử dụng trở lại

Fe hữu cơ vận chuyển qua nhau thai vào phôi dễ dàng nên lượng Fe trong thai tăng lên (Ashmead và Graff,1982 trích từ Alltech’s 10th Annual Asia – Parcific Lecture Tour, 1996) cho thấy việc cung cấp Fe hữu cơ cho heo nái trước khi sinh 30 ngày làm tăng lượng Fe dự trữ trong gan cũng như tăng lượng haemoglobin và haematocrit của heo nái và heo con sinh ra

2.3.3 Chromium hữu cơ

2.3.3.1 Chế phẩm Chromium hữu cơ đã sử dụng trong thí nghiệm (Chromium 0,4 %)

Hình 2.2: Mô hình cấu trúc phân tử của Chromium hữu cơ

Trang 26

• Khái quát: Là một loại khoáng hữu cơ được tổng hợp dựa trên phản ứng

glycine kết hợp với crôm (hoá trị III) ở một tỉ lệ thích hợp để tạo ra một phức chất Chromium Triglycine ổn định

• Thành phần phân tích được: Crôm ………… 0,4 %

• Trạng thái: Bột hồng nhạt, bao 25 kg

• Liều dùng: heo giống: Cho ăn với tỉ lệ 50 g/tấn thức ăn thành phẩm (Tỉ lệ

cho ăn này sẽ cung cấp 200 ppb Crôm từ Chromium triglycine)

• Lưu trữ: Tồn trữ ở nơi khô thoáng, tránh xa trẻ em (Hạn dùng trên 12 tháng

nếu được giữ ở nơi khô thoáng)

2.3.3.2 Vai trò sinh học của Chromium

Trước đây người ta coi Chromium (Cr) là nguyên tố rất độc hại, nhưng gần đây người ta coi Cr là yếu tố vi lượng thiết yếu cho động vật Cr được sử dụng trong chăn nuôi là Cr hoá trị III, các hoá trị cao hơn rất độc hại cho cơ thể

• Người ta đã chứng minh rằng khi khẩu phần thiếu Cr, nếu được bổ sung Cr hữu cơ với liều thấp (0,2 ppm) sẽ cải thiện năng suất vật nuôi, nhất là heo

• Cr hữu cơ còn cải thiện đáng kể diện tích thịt thăn trên heo thịt

• Đối với heo nái nó làm nâng cao thành tích sinh sản một cách có ý nghĩa

2.3.3.2 Cơ chế tác động

Cr tham gia cấu tạo nên phức chất với Insulin Lượng đường trong máu nhanh chóng giảm xuống được cơ thể tích trữ trong cơ Từ đó, giúp cơ thể dễ dàng dung nạp và sử dụng lượng glucose được ăn vào qua thức ăn Thú sẽ tăng tính thèm

ăn và tăng sức sản xuất Đối với con nái, cơ thể có đủ năng lượng cho việc mang thai và nuôi con

SH2

SH2

Cr3 +

Sơ đồ 2.3: Cấu trúc phức chất

Insulin - Chrom

Trang 27

Sơ đồ 2.4: Chức năng của phức chất Insulin – Chrom trong cơ thể

2.3.3.3 Vai trò của chromium hữu cơ trên heo nái

Thùy trước tuyến yên

Cr 3+ + INSULIN

Buồng trứng

Tử cung

Tăng số con trong bầy

Tăng tiết Luteinizing hormon (LH)

Tăng tỉ lệ rụng trứng Điều hòa sự chín của trứng Tăng sản xuất Progesterone

Nhiều trứng chín cho quá trình thụ tinh Điều hòa phân tiết các tuyến tử cung

Sơ đồ 2.5: Vai trò của chromium hữu cơ lên heo nái

Phức chất Cr-Insulin có tác dụng kích thích lên thùy trước tuyến yên làm tăng tiết Leuteinizing hormon Release Đồng thời có ảnh hưởng lên buồng trứng kết hợp với tác dụng của Leuteinizing hormon Release làm tăng tỉ lệ rụng trứng rụng, điều hòa sự chín của trứng và tăng sản xuất progesterone Từ đó có tác dụng lớn đến tử cung, sẽ có nhiều trứng chín sẵn sàng cho quá trình thụ tinh thực hiện và khi lượng

Trang 28

progesterone tăng lên trong máu sự phân tiết của các tuyến tử cung đạt được tối đa Kết quả là số phôi thai được đảm bảo an toàn và số con trong bầy tăng lên

Sử dụng chrom hữu cơ cho heo nái mang thai sẽ làm tăng số con/ lứa, số con còn sống đến khi cai sữa và trọng lượng heo cai sữa (Lindemann và ctv,1995 trích

từ Alltech’s 10th Annual Asia – Parcific Lecture Tour, 1995), ta có thể thấy trong bảng 2.2 khi bổ sung 200 ppb Cr hữu cơ vào khẩu phần ăn của heo nái

Bảng 2.2: Ảnh hưởng của chromium hữu cơ lên lứa đẻ của heo nái

(Lindermann và ctv, 1995 trích từ Alltech’s 10 th Annual Asia – Parcific

13,8 12,9

46,5

11,8 11,2 10,3

17,0 16,3

54,6

Trang 29

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố với 3 nghiệm thức và

10 lần lặp lại với các nghiệm thức là:

• Lô I (đối chứng) : Sử dụng thức ăn căn bản do trại tự trộn (TACB)

• Lô II : Sử dụng thức ăn căn bản bổ sung 100 ppm Fe hữu cơ

• Lô III: Sử dụng thức ăn căn bản bổ sung 100 ppm Fe hữu cơ và 200 ppb Chromium hữu cơ

Số nái TN/ ô chuồng 1 1 1

Số lần lặp lại 10 10 10 Tổng số nái TN 10 10 10

Trang 30

3.3 ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM

Đối tượng thí nghiệm: Heo nái mang thai trước khi đẻ 30 ngày

Chuồng nuôi, chăm sóc và nuôi dưỡng đảm bảo đồng đều giữa các lô thí nghiệm

để ít ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm

Chuồng nái mang thai:

Trại áp dụng chăn nuôi cho ăn tập thể và cho ăn cá thể vì thế mà nái mang thai được tập trung nuôi ở một khu riêng biệt, mỗi nái được nuôi vào một khung sắt có chỗ vận động bằng sân lát với diện tích 1,32 m2 (0,6-2,2 m), cao 1,3 m/con

Máng ăn được đặt phía trước rộng 0,6m chiều dài kéo hết dãy và mỗi một khung

có một vòi uống nước tự động đặt phía trước chuồng, cách máng 0,3m

Ưu điểm: kiểm soát được lượng thức ăn, heo nái ít cắn nhau, bốn chân vững chắc tránh được tình trạng bại liệt, thời gian sử dụng nái cao

Chuồng nái đẻ:

Chuồng nái đẻ được tập trung ở một khu riêng biệt, mỗi nái trước khi đẻ 7 ngày thì được đưa vào khu này và nuôi trong chuồng lồng có diện tích 1,62m2/nái, (0,65m x 2,5m), cao 0,5m/heo con, cao 1,3m/heo mẹ, sàn chuồng được nâng cao hơn nền trại 0,75m Trong chuồng có hai vòi nước được bố trí về một bên máng ở hai vị trí khác nhau cách nhau 20cm và 70cm so với mặt sàn chuồng, máng ăn dành cho heo mẹ được đặt phía trước với diện tích 0,4x0,3m, sâu 0,2m

Xung quanh chuồng được che chắn, được lắp đèn hồng ngoại trong suốt quá trình heo con theo mẹ

Ưu diểm: tránh trường hợp mẹ đè lên heo con, chuồng khô ráo hạn chế heo con

bị tiêu chảy và một số bệnh khác, dễ chăm sóc.

Trang 31

Chăm sóc và nuôi dưỡng heo nái nuôi con

Chăm sóc:

Khi nái gần tới ngày đẻ thì ta chuẩn bị đưa nái lên chuồng đẻ, ô chuồng phải được vệ sinh sạch sẽ phun thuốc sát trùng và để trống ít nhất là 3 ngày Nái chửa phải được đưa lên chuồng đẻ trước ngày đẻ từ 5 đến 7 ngày so với ngày đẻ dự kiến Ngày nái sắp đẻ thì phải tắm, cọ hết phân dính trên mình, rửa sạch bầu vú, âm hộ Dụng cụ cọ rửa gồm: nước, bàn chà, xà phòng, giẻ lau

Khi đến ngày nái đẻ thì cần chuẩn bị ô úm, bóng đèn để sưởi ấm cho heo con sơ sinh, khay đựng bột Mistral ( bột Mistral là một loại bột dùng để rắc lên mình heo con sơ sinh có tác dụng diệt khuẩn tốt và làm ấm cho heo con) Thuốc hỗ trợ cho nái trong trường hợp đẻ khó như Oxytocin, thuốc kháng viêm Longicine, vitamin C,

Khi nái bắt đầu đẻ ta tiêm Lutalyse liều 2ml/con, thành phần chính của thuốc này là prostaglandin Mục đích là kích thích co bóp tử cung giúp cho heo mẹ đẻ nhanh hơn, tống hết các chất nhày trong tử cung ra ngoài, tránh được tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục

Sau khi nái đẻ xong thì ta lấy 10ml Theracalcium + 10ml vitamin C tiêm vào tĩnh mạch cho nái giúp tiết sữa nhiều, tránh hiện tượng bại liệt sau khi sinh Sau khi

đẻ 1 ngày tiêm truyền dung dịch glucose 5% + 10ml vitamin C+ 15ml Theracalcium vào xoang bụng, mục đích là giúp cho nái phục hồi sức khoẻ sau khi sinh

Sau khi đẻ xong tiêm Longicine cho nái liều 13ml/con để kháng viêm

Lưu ý : khi trời nắng nóng phải mở hệ thống phun sương làm mát cho heo nái

Nuôi dưỡng:

Trại thường cho ăn tự do, thức ăn do trại tự trộn đảm bảo được các thành phần dinh dưỡng đáp ứng cho nhu cầu duy trì cơ thể mẹ và tiết sữa nuôi con

Ngày đăng: 31/08/2018, 09:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị Dân, 2003. Sinh sản heo nái và sinh lý heo con. NXB Nông Nghiệp TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh sản heo nái và sinh lý heo con
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp TP Hồ Chí Minh
2. Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006. Sinh lý vật nuôi. NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý vật nuôi
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
3. Dương Thanh Liêm và ctv, 2002. Thức ăn và dinh dưỡng động vật. NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thức ăn và dinh dưỡng động vật
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
4. Nguyễn Thị Kim Loan, 2006. Ảnh hưởng của hàm lượng xơ, chất béo, số lần cho ăn và dạng thức ăn đến thành tích sinh sản của heo nái. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Chăn nuôi, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của hàm lượng xơ, chất béo, số lần cho ăn và dạng thức ăn đến thành tích sinh sản của heo nái
5. Bùi Đức Lũng, Vũ Duy Giảng , Hoàng Văn tiến và Bùi Văn Chính, 1995. Dinh dưỡng và thức ăn gia súc, nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dinh dưỡng và thức ăn gia súc
Nhà XB: nhà xuất bản Nông Nghiệp
6. Diệp Thị Nguyên Mai, 2005. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm khoáng hữu cơ trong thức ăn heo nái mang thai và nuôi con. Luận văn tốt nhiệp Kĩ sư Chăn nuôi, Trường Đại học Nông Lâm.Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm khoáng hữu cơ trong thức ăn heo nái mang thai và nuôi con
8. Hồ Trọng Phương, 2005. Ảnh hưởng của acid butyrate đến sự sinh sản và khả năng tiết sữa của heo náivà sự sinh trưởng của heo con. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Thú y, trường Đại học Nông Lâm. Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của acid butyrate đến sự sinh sản và khả năng tiết sữa của heo náivà sự sinh trưởng của heo con
9. Nguyễn Thị Vân Phương, 2005. Khảo sát hiệu quả của chất hấp phụ độc tố Novasil trên heo nái sinh sản. Luận văn tốt nghiệp Kĩ sư Chăn nuôi, trường Đại học Nông Lâm. Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát hiệu quả của chất hấp phụ độc tố Novasil trên heo nái sinh sản
10. Ken Sothou, 2000. Khảo sát hiệu quả kinh tế kỹ thuật của việc bổ sung acid Lacdrytrên heo nái trước khi sinh 30 ngày và sau khi sinh đến cai sữa 24 ngày. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Thú y, trường Đại học Nông Lâm.Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát hiệu quả kinh tế kỹ thuật của việc bổ sung acid Lacdrytrên heo nái trước khi sinh 30 ngày và sau khi sinh đến cai sữa 24 ngày
1. Alltech’s 10 th Annual Asia – Parcific Lecture Tour, 1996, The Living Gut: Bridging the Gap Between Nutrition and Peformance Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Living Gut
2. Biotechnology center Alltech Inc, 1995, Bioplexes trace mineral proteinates 3. Peerafak, 2009, Minerals Nutrition for Life. Hội thảo khoa học tháng 2 năm2009 tại Biên Hòa Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bioplexes trace mineral proteinates "3. Peerafak, 2009, "Minerals Nutrition for Life
4. TP Lyons and KA Jacques, 2001. Science and Technology in the Feed Industry. Proceedings of Altech’s 17 th Annual Symposium. NottingHam University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Science and Technology in the Feed Industry

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w