1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI TẠI TRANG TRẠI HIỀN THOA HUYỆN ĐỨC LINH TỈNH BÌNH THUẬN

66 135 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 443,86 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI TẠI TRANG TRẠI HIỀN THOA HUYỆN... HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y KHÓA LUẬ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN MỘT SỐ NHÓM GIỐNG

HEO NÁI TẠI TRANG TRẠI HIỀN THOA HUYỆN

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN MỘT SỐ NHÓM GIỐNG

HEO NÁI TẠI TRANG TRẠI HIỀN THOA HUYỆN

ĐỨC LINH TỈNH BÌNH THUẬN

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực tập:

ThS VÕ VĂN HIỀN

Năm 2009

Trang 3

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Sinh viên thực hiện :VÕ Y VÂN

Tên đề tài: “KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA MỘT

SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI TẠI TRANG TRAI HIỀN THOA HUYỆN ĐỨC LINH TỈNH BÌNH THUẬN.”

Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và những lời nhận xét , góp ý của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày 25 / 06 / 2009

Giáo viên hướng dẫn

Trang 4

™ Xin chân thành cảm tạ :

Công ơn nuôi dưỡng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ để cho con có được ngày hôm nay

™ Xin chân thành cảm tạ :

ThS Võ Văn Ninh và toàn thể thầy, cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã

tận tình giúp đỡ, dạy bảo và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học và thực tập tốt nghiệp

ThS Võ Văn Hiền chủ trang trại Hiền Thoa và các cô chú, anh chị em công nhân trong trại đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại trại

Cám ơn các bạn lớp Thú Y Bình Thuận và các bạn bè thân hữu khác đã giúp

đỡ và chia sẽ cùng tôi những lúc khó khăn trong thời gian học và thực tập tốt nghiệp

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trang 5

Đề tài được thực hiện từ ngày 17/ 09/2008 đến ngày 04/01/2009 tại trang trại Hiền Thoa huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận Nội dung của đề tài là khảo sát khả năng sinh sản của một số nhóm giống heo nái thuộc các lứa đẻ 1, 2 và 3

Kết quả khảo sát các chỉ tiêu cho thấy, trung bình của quần thể các nhóm giống như sau :

ƒ Điểm ngoại hình thể chất trung bình của quần thể là 86,97điểm

ƒ Tuổi đẻ lứa đầu trung bình của quần thể là 379,56 ngày

ƒ Số heo con đẻ ra trên ổ trung bình của quần thể là 10,31 con

ƒ Số heo con đẻ ra còn sống trung bình của quần thể là 9,60 con

ƒ Số heo con để nuôi trung bình của quần thể là 10,09 con

ƒ Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống trung bình của quần thể là 15,61 kg

ƒ Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống trung bình của quần thể

là 1,55 kg

ƒ Số heo con cai sữa trên ổ trung bình của quần thể là 8,85 con

ƒ Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa trung bình của quần thể là 66,86 kg

ƒ Trọng lượng bình quân heo con cai sữa trung bình của quần thể là 7,53 kg/con

ƒ Số ngày tuổi cai sữa trung bình của quần thể là 28 ngày

ƒ Tỷ lệ heo con cai sữa trung bình của quần thể là 88,06%

ƒ Số ngày chờ phối giống sau cai sữa trung bình của quần thể là 9,32 ngày

ƒ Giám định khả năng sinh sản: các nhóm giống YL, LY,LL đều xếp cấp

II

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

TRANG TỰA i

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii

LỜI CẢM TẠ ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN iii

MỤC LỤC v

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG x

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ xi

Phần I MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1

1.2.1 Mục Đích 1

1.2.2 Yêu Cầu 1

Phần II CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

2.1 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG HEO ĐANG NUÔI TẠI TRANG TRẠI 2

2.1.1 Heo Yorkshire 2

2.1.2 Heo Landrace 2

2.1.3 Heo lai hai máu Yorkshire và Landrace 3

2.2 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI 3

2.2.1 Tính di truyền ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái 3

2.2.2 Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến khả năng sinh sản của heo nái 4

2.2.3 Ảnh hưởng của bệnh đến khả năng sinh sản của heo nái 5

2.3 CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC ĐỂ HẠN CHẾ THAI CHẾT LÚC NÁI MANG THAI VÀ LÚC SANH 5

2.4 QUẢN LÝ LỢN NÁI ĐỂ SINH SẢN CÓ HIỆU QUẢ 6

2.5 CHƯƠNG TRÌNH CHO ĂN SAU CAI SỮA TỚI TRƯỚC KHI PHỐI GIỐNG 7

2.6 CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG HEO CON 7

2.6.1 Sức sống của heo con 7

2.6.2 Điều khiển sự dự trữ năng lượng cho heo sơ sinh 9

Trang 7

2.7 ĐẶC ĐIỂM HEO NÁI ĐẺ LỨA 1, 2 VÀ 3 10

Phần III PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 11

3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 11

3.2 VÀI NÉT VỀ HUYỆN ĐỨC LINH 11

3.3 GIỚI THIỆU VỀ TRANG TRẠI HIỀN THOA 12

3.3.1 Vị trí địa lý 12

3.3.2 Quy mô trang trại 12

3.3.3 Cơ cấu đàn heo (thời điểm 25/12/2008) 12

3.3.4 Chuồng trại 13

3.4 CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG 14

3.4.1 Nái mang thai 14

3.4.2 Nái đẻ 14

3.4.3 Heo con theo mẹ 14

3.4.4 Thức ăn 14

3.5 QUY TRÌNH TIÊM PHÒNG 15

3.6 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT 16

3.6.1 Điểm ngoại hình thể chất 16

3.6.2 Tuổi đẻ lứa đầu 16

3.6.3 Số heo con đẻ ra trên ổ 16

3.6.4 Số heo con đẻ ra còn sống 16

3.6.5 Số heo con để nuôi 16

3.6.6 Trọng lượng toàn ổ heo sơ sinh còn sống 16

3.6.7 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống 16

3.6.8 Số heo con cai sữa trên ổ 17

3.6.9 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa 17

3.6.10 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa 17

3.6.11 Số ngày tuổi cai sữa 17

3.6.12 Tỷ lệ heo con cai sữa 17

3.6.13 Số ngày chờ phối giống sau cai sữa 17

3.6.14 Giám định khả năng sinh sản 17

3.7 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT TẠI TRANG TRẠI HIỀN THOA 18

Trang 8

3.8 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ 18

3.9 XỬ LÝ SỐ LIỆU 18

Phần IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19

4.1 ĐIỂM NGOẠI HÌNH THỂ CHẤT 19

4.2 TUỔI ĐẺ LỨA ĐẦU 20

4.3 SỐ HEO CON ĐẺ RA TRÊN Ổ 21

4.3.1 So sánh giữa các nhóm giống 21

4.3.2 So sánh giữa các lứa đẻ 23

4.4 SỐ HEO CON ĐẺ RA CÒN SỐNG 23

4.4.1 So sánh giữa các nhóm giống 23

4.4.2 So sánh giữa các lứa đẻ 24

4.5 SỐ HEO CON ĐỂ NUÔI 25

4.5.1 So sánh giữa các nhóm giống 25

4.5.2 So sánh giữa các lứa đẻ 26

4.6 TRỌNG LƯỢNG TOÀN Ổ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG 26

4.6.1 So sánh giữa các nhóm giống 26

4.6.2 So sánh giữa các lứa đẻ 28

4.7 TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG 28

4.7.1 So sánh giữa các nhóm giống 28

4.7.2 So sánh giữa các lứa đẻ 29

4.8 SỐ HEO CON CAI SỮA TRÊN Ổ 30

4.8.1 So sánh giữa các nhóm giống 30

4.8.2 So sánh giữa các lứa đẻ 31

4.9 TRỌNG LƯỢNG TOÀN Ổ HEO CON CAI SỮA: 31

4.9.1 So sánh giữa các nhóm giống 31

4.9.2 So sánh giữa các lứa đẻ 32

4.10 TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN HEO CON CAI SỮA 33

4.10.1 So sánh giữa các nhóm giống 33

4.10.2 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa 34

4.11 SỐ NGÀY TUỔI CAI SỮA 34

4.12 TỶ LỆ HEO CON CAI SỮA 35

Trang 9

4.12.1 So sánh giữa các nhóm giống 35

4.12.2 So sánh giữa các lứa đẻ 36

4.13 SỐ NGÀY CHỜ PHỐI GIỐNG SAU CAI SỮA 36

4.13.1 So sánh giữa các nhóm giống 36

4.13.2 So sánh giữa các lứa đẻ 37

4.14.GIÁM ĐỊNH KHẢ NĂNG SINH SẢN 38

Phần V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39

5.1 Kết luận 39

5.2 Đề nghị 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

PHỤ LỤC 43

Trang 10

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Các giống heo

YL : Heo lai có cha là giống Yorkshire và mẹ là giống Landrace

LY : Heo lai có cha là giống Landrace và mẹ là giống Yorkshire

LL : Heo có cha là giống Landrace và mẹ là giống Landrace Các tham số thống kê

n : dung lượng mẫu khảo sát

X : trung bình của nhóm khảo sát

SD : độ lệch tiêu chuẩn

CV : hệ số biến dị

P : xác suất Văn bản

ctv : cộng tác viên

TB : trung bình

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Tỷ lệ chết con theo mẹ trên các loài 7

Bảng 3.1: Tổng đàn gia súc, gia cầm huyện Đức Linh qua các năm 12

Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng thức ăn cho heo tại trang trại Hiền Thoa 15

Bảng 4.1: Điểm ngoại hình thể chất 19

Bảng 4.2: Tuổi đẻ lứa đầu 20

Bảng 4.3.1: Số heo con đẻ ra trên ổ theo các nhóm giống 22

Bảng 4.3.2: Số heo con đẻ ra trên ổ theo các lứa 23

Bảng 4.4.1: Số heo con đẻ ra còn sống theo các nhóm giống 23

Bảng 4.4.2: Số heo con đẻ ra còn sống theo các lứa 24

Bảng 4.5.1: Số heo con để nuôi theo nhóm giống 25

Bảng 4.5.2: Số heo con để nuôi theo lứa 26

Bảng 4.6.1: Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống 27

Bảng 4.6.2: Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo lứa 28

Bảng 4.7.1: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống 28

Bảng 4.7.2: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo lứa 29

Bảng 4.8.1: Số heo con cai sữa trên ổ theo nhóm giống 30

Bảng 4.8.2: Số heo con cai sữa trên ổ theo lứa 31

Bảng 4.9.1: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo nhóm giống 32

Bảng 4.9.2: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo lứa 33

Bảng 4.10.1: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm giống 33

Bảng 4.10.2: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa 34

Bảng 4.11.1: Tỷ lệ heo con cai sữa theo nhóm giống 35

Bảng 4.11.2: Tỷ lệ heo con cai sữa theo lứa 36

Bảng 4.12.1 Số ngày chờ phối giống sau cai sữa theo nhóm giống 36

Bảng 4.13.2: Số ngày chờ phối giống sau cai sữa theo lứa 37

Trang 12

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 4.1: Điểm ngoại hình thể chất 20

Biểu đồ 4.2: Tuổi đẻ lứa đầu 21

Biểu đồ 4.3: Số heo con đẻ ra trên ổ theo các nhóm giống 22

Biểu đồ 4.4: Số heo con đẻ ra còn sống theo các nhóm giống 24

Biểu đồ 4.5: Số heo con để nuôi theo nhóm giống 26

Biểu đồ 4.6: Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống 27

Biếu đồ 4.7: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống 29

Biểu đồ 4.8: Số heo con cai sữa trên ổ theo nhóm giống 30

Biểu đồ 4.9: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo nhóm giống 32

Biểu đồ 4.10: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm giống 34

Biểu đồ 4.11: Tỷ lệ heo con cai sữa theo nhóm giống 35

Biểu đồ 4.12: Số ngày chờ phối giống sau cai sữa theo nhóm giống 37

Trang 13

Ngày nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội, con người yêu cầu nguồn thực phẩm chất lượng cao Trong đó, thịt heo là thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn của mọi gia đình Để cho ra được những sản phẩm thịt heo ngon, sạch, đảm bảo dưỡng chất, đem đến lợi nhuận kinh tế cao thì cần có sự nổ lực rất lớn của nhà chăn nuôi và nhà khoa học như: Cải tạo con giống, áp dụng các quy trình chăn nuôi, quy trình thú y, vệ sinh phòng bệnh… trong đó, công tác giống đóng vai trò quan trọng nhất Sử dụng các giống heo Yorkshire, Landrace, Pietrain, Duroc, và các con lai của chúng đã trở nên quen thuộc đối với các trang trại Điều này đã mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà chăn nuôi, từ đó góp phần mở rộng quy mô chăn nuôi và áp dụng các tiến

bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất

Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự chấp thuận của Khoa Chăn nuôi thú y Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh và được sự hướng dẫn của thạc sĩ

Võ Văn Ninh và thạc sĩ Võ Văn Hiền, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát

khả năng sinh sản một số nhóm giống heo nái tại trang trại Hiền Thoa huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.”

Trang 14

Phần II CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG HEO ĐANG NUÔI TẠI TRANG TRẠI

2.1.1 Heo Yorkshire

Heo Yorkshire có nguồn gốc ở Anh, sắc lông trắng tuyền, ở giữa góc tai và mắt thường có bớt đen nhỏ, hoặc xám, hoặc một nhóm đốm đen nhỏ, lông đuôi dài, lông rìa tai cũng dài, lông trên thân thường mịn, nhưng cũng có nhóm lông xoắn dày Đuôi heo dài, khấu đuôi to thường xoắn thành 2 vòng cong

Heo Yorkshire có tai đứng, lưng thẳng, bụng thon khi nhìn ngang giống như hình chữ nhật Bốn chân khỏe, đi trên ngón, khung xương vững chắc Heo Yorkshire thuộc nhóm bacon, ở 6 tháng tuổi thường đạt thể trọng từ 90 đến 100kg, khi trưởng thành nọc nái có thể đạt trọng lượng từ 250 đến 300 kg

Heo Yorkshire mỗi năm có thể đẻ từ 1,8 đến 2,2 lứa, mỗi lứa trung bình 8 đến 9 con, trọng lượng sơ sinh của heo con đạt từ 1,0 đến 1,8 kg Sản lượng sữa thường cao, nuôi con giỏi, sức đề kháng bệnh cao nhất so với nhóm giống heo ngoại nhập, heo Yorkshire cũng dễ nuôi, thích nghi tốt với các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng của nhà chăn nuôi đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ

(Võ Văn Ninh, 1999)

2.1.2 Heo Landrace

Đây là giống heo cho nhiều nạc, nổi tiếng khắp thế giới Heo xuất xứ từ Đan Mạch, đựơc nhà chăn nuôi khắp nơi ưa chuộng du nhập để làm giống nuôi thuần hoặc

để lai tạo với heo bản xứ tạo dòng cho nạc

Heo Landrace sắc lông trắng tuyền, không có đốm đen nào trên thân, đầu nhỏ, mông đùi to, hai tai xụ bít mắt, chân nhỏ đi trên ngón, nhìn ngang thân hình giống như một tam giác

Ở 6 tháng tuổi, heo Landrace có thể đạt thể trọng từ 80 đến 90 kg, nọc nái trưởng thành có trọng lượng từ 200 đến 250 kg Heo nái mỗi năm đẻ từ 1,8 đến 2,2 lứa, nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể đạt 2,5 lứa Mỗi lứa đẻ nái sinh từ 8 đến 10 con Heo nái Landrace có tiếng là tốt sữa sai con, nuôi con giỏi, tỉ lệ nuôi sống cao

Vì khả năng cho nhiều nạc nên nhu cầu dinh dưỡng của heo Landrace rất cao, thức ăn hằng ngày phải đảm bảo cung cấp đủ protein về lượng và chủng loại acid amin

Trang 15

thiết yếu, nhu cầu các dưỡng chất khác cũng cao hơn các nhóm giống heo ngoại nhập khác Nếu thức ăn không đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất hoặc dưỡng chất không cân bằng, phẩm chất thực liệu không tốt, heo Landrace nhanh chóng giảm sút năng suất cho thịt, tăng trưởng chậm, sinh sản kém, dễ bị mầm bệnh tấn công Vì lý do này nên heo Landrace khó phát triển ở những vùng nông thôn hẻo lánh, chỉ được nuôi ở những trang trại hay những hộ chăn nuôi giỏi, nắm vững kiến thức về dinh dưỡng heo, phòng trị bệnh chu đáo

(Võ Văn Ninh,1999)

2.1.3 Heo lai hai máu Yorkshire và Landrace

Sử dụng đực Yorkshire cho phối với nái Landrace kết quả tạo ra dòng heo 2 máu YorkLand (YL) Sử dụng đực Landrace cho phối với nái Yorkshire kết quả tạo ra heo 2 máu LandYork (LY)

Trong công thức lai này, nhà tạo giống mong muốn sự hoà hợp các ưu điểm của Yorkshire (như dễ nuôi, thịt nạc mỡ) với Landrace (khó nuôi, thịt nạc nhiều, tốt sữa, sai con) nên con lai nếu là đực thì sẽ dễ nuôi, nạc ngon mềm có vân mỡ, hương vị tốt, giá thành hạ Còn nái YL hay LY thì dùng để nuôi sinh sản, có mẫu tính tốt, đẻ sai, nuôi con giỏi, tốt sữa, con dễ nuôi, ít bệnh Dòng nái YL hay LY nếu cho phối với đực cuối như Duroc hay Pietrain sẽ tạo ra heo 3 máu: PYL, DYL hay PLY, DLY tạo ra năng suất thịt cao, dễ nuôi, thịt ngon, đồng đều

(Võ Văn Ninh, 2006)

2.2 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI

2.2.1 Tính di truyền ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái

Blasco và ctv (1993, dẫn liệu của Varley,1995) đã tổng kết tính di truyền của sức sống ở phôi thai như sau:

+ Sức sống của phôi thai bị ảnh hưởng chủ yếu bởi kiểu gen của mẹ và bị ảnh hưởng không nhiều bởi kiểu gen của phôi thai

+ Có sự biến động đáng kể về khả năng di truyền của số trứng rụng Tương quan kiểu gen giữa số trứng rụng và sức sống của phôi có khuynh hướng âm, nghĩa là nhiều trứng rụng trong lúc lên giống thì tỷ lệ chết của phôi tăng Tuy nhiên, những nghiên cứu về lai giống cho thấy ảnh hưởng của gen lên sức sống của phôi thai có thể độc lập với ảnh hưởng của gen lên số trứng rụng

Trang 16

+ Khả năng nuôi thai của tử cung và số trứng rụng ảnh hưởng riêng biệt đến số heo con đẻ ra trên ổ Khả năng nuôi thai của tử cung được định nghĩa là số thai tối đa

mà heo nái có thể mang cho đến lúc sanh

Theo Trần Thị Dân để tăng số con đẻ ra còn sống trên ổ ta chọn dòng đực mắn

đẻ và dòng nái mắn đẻ Chọn con đực từ mẹ thuộc nhóm tốt 10% và chọn con nái từ

mẹ thuộc nhóm tốt 33% Một nái sẽ bị loại thải nếu có một con nái hậu bị với chỉ số chọn lọc cao hơn nái đó để thay thế nó Những nái có chỉ số chọn lọc thật cao sẽ được giữ lại trong đàn cho đến khi nào nó vẫn đóng góp tốt vào tiến bộ di truyền

Nhiều nhà sản xuất thường loại thải heo nái ở lứa 1 hoặc 2 dựa vào tiêu chuẩn sinh sản Điều này thường không cải thiện thành tích của đàn vì phải bổ sung heo nái

tơ vào đàn mà sức sản xuất của heo tơ vẫn thấp hơn heo rạ và hệ số lặp lại của số con

đẻ ra trong ổ là hệ số tương quan giữa số con đẻ ra ở các lứa trên cùng một nái, hệ số lặp lại thấp nghĩa là người chăn nuôi không thể tiên đoán số con đẻ ra ở lứa sau nếu chỉ dựa vào số con đẻ ra ở lứa trước

(Trần Thị Dân, 2003)

2.2.2 Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến khả năng sinh sản của heo nái

Trong tháng đầu của thai kỳ, không nên cho heo nái ăn ở mức năng lượng cao Nái có lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày càng cao (nhiều hơn 1,5 kg/ nái) thì tỷ lệ phôi sống càng giảm Khi nái ăn 1,5 kg/ ngày thì tỷ lệ phôi sống 82,8%, còn 3kg/ngày cho tỉ

lệ phôi sống 71,9% (Dyck và ctv, 1980)

Số lượng tế bào cơ của thai bắt đầu tăng từ ngày thứ 25 trở đi và tăng đến mức tối đa vào ngày thứ 90 Do đó, tăng gần gấp đôi lượng thức ăn cho heo nái mang thai vào giai đoạn 25-26 ngày sẽ làm tăng lượng tế bào cơ của thai lên 9-13%, nghĩa là heo con có nhiều nạc hơn (Penny 2001)

Hệ thống nang tuyến vú bắt đầu phát triển từ ngày mang thai 45 Giai đoạn mang thai 75-90 ngày là giai đoạn phát triển các mô tạo sữa Ở giai đoạn này, nếu năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu duy trì và phát triển của bào thai thì sẽ tạo mỡ làm giảm sản lượng sữa

Vào giai đoạn 90-100 ngày của thai kỳ nên tăng khẩu phần năng lượng cho nái

để đáp ứng sự phát triển của bào thai nhưng không vượt quá 2,5-3kg/ ngày, vì khẩu phần năng lượng cao hơn sẽ làm cho nái mập mỡ, đẻ khó và nái sẽ ăn ít cũng như giảm trọng lượng nhiều trong lúc nuôi con

Trang 17

Trong 10 ngày trước khi đẻ, lượng thức ăn cung cấp cho nái thường giảm để giới hạn những xáo trộn khi sanh (đẻ khó, viêm đường sinh dục, viêm vú) Khẩu phần

bổ sung 5-10% chất béo trong khoảng 10 ngày cuối của thai kỳ đã làm tăng lượng béo trong sữa và nhờ vậy làm tăng sức sống của heo con

(Trần Thị Dân, 2003)

Ngoài ra, bổ sung chất béo giai đoạn mang thai cuối còn để cải thiện: trọng lượng heo con sơ sinh, trọng lượng lúc 21 ngày tuổi, lượng glucose trong máu, lượng glycogen trong gan lợn con lúc sinh và chất béo trong sữa đầu của nái lúc sinh Nhưng tránh tăng trọng quá mức ở giai đoạn cuối nuôi con

(Wayne Singleton, 2005)

2.2.3 Ảnh hưởng của bệnh đến khả năng sinh sản của heo nái

Vi khuẩn Leptospira sp p , Brucella sp p gây sảy thai, chết lưu hoặc heo sơ sinh yếu ớt.Virus: Parvovirus, Aujeszky,s, cúm heo, enterovirus, virus gây mụn nước, virus dịch tả heo… làm thai chết ở bất kỳ giai đoạn tuổi Ký sinh trùng, nấm: gây sảy thai, thai lưu, heo con yếu Thiếu vitamin A và khoáng, iode: gây thai khô, thai lưu, heo con

Chọn nọc không có liên hệ thân tộc với nái, chủ nuôi nọc có uy tín, cho nọc làm việc đúng quy trình kỹ thuật không khai thác nọc quá sức

Nên tiêm chủng các loại vaccine sau khi cai sữa và nái đang chờ phối giống để lứa con sau thừa hưởng kháng thể chống bệnh qua sữa đầu

Theo dõi kỹ diễn biến của các phản xạ khi nái hạ thai, phát hiện thai nằm sai vị trí bình thường Nếu nái lười rặn thì ta dùng thuốc dục oxytocin để kích thích rặn nhưng phải đúng liều lượng và thai ở tư thế bình thường

Trang 18

Cần chú tâm cột rốn thật kỹ, tránh cho heo sơ sinh nút rốn lẫn nhau Tốt nhất nên cho chúng bú mẹ tạo điều kiện kích thích não thùy tiết oxytocin vừa có tác dụng xuống sữa cho heo con bú sữa đầu, vừa co thắt tử cung giúp nái sinh con nhanh, mau tống nhau thai ra ngoài Nái sinh con cùng với bọc thai cần mau lẹ xé bọc và lau nhớt mũi, miệng, hô hấp nhân tạo ngay

(Võ Văn Ninh, 2001)

2.4 QUẢN LÝ LỢN NÁI ĐỂ SINH SẢN CÓ HIỆU QUẢ

Lợn nái hậu bị thường thành thục tính dục vào lúc 6-8 tháng tuổi Việc chọn lọc thành thục sớm sẽ làm cải tiến di truyền về tính trạng này Hạn chế mức năng lượng sau khi lợn cái hậu bị đạt 79,38 - 90,72 kg sẽ tạo được những lợn thay thế chóng “rộ”

và không chậm trể sự thành thục Việc lợn cái hậu bị rộ trong vòng 7-10 ngày sau khi ngừng kéo dài thời kỳ hạn chế mức năng lượng ăn vào, sẽ nâng cao số lợn con sơ sinh trong ổ

Những lợn cái hậu bị được sinh ra trong mùa thu sẽ thành thục sớm hơn những lợn sinh ra trong mùa xuân Thời kỳ chiếu sáng (độ dài ngày) không gây ảnh hưởng đến tuổi thành thục, nhưng không phải tất cả các công trình nghiên cứu đều cho thấy rằng về mùa thu và mùa đông, việc cấp nhiều ánh sáng hơn là bình thường và quan trọng để rút ngắn tuổi thành thục

Việc nuôi nhốt hoàn toàn không làm chậm sự thành thục ở lợn cái hậu bị và làm tăng nguy cơ không động dục theo tập tính Việc nuôi nhốt mật độ chật bị nghi ngờ làm ức chế thành thục, nhưng nếu diện tích chuồng cho mỗi lợn là 0,74 m2 và quy mô nhóm không quá 24 con mỗi lô nhốt thì sự phát triển thành thục vẫn xảy ra một cách bình thường

Nhốt cách ly lợn cái hậu bị trong các chuồng cá thể (hoặc cũi) (nuôi nhốt hoặc thả ra ngoài) đều làm chậm thành thục, làm tăng động dục ngầm và có những chu kỳ động dục bất bình thường Muốn có được tối đa việc phát triển tính dục sớm, nên cho lợn cái hậu bị và lợn đực gặp gỡ nhau không chậm sau 165 ngày tuổi Đưa cái hậu bị đến chuồng mới và cho gặp lợn đực (trực tiếp hoặc nhìn qua chấn song) vào lúc 21 ngày trước khi định phối giống, sẽ làm rộ lên đến mức tối đa những lợn cái hậu bị thay thế

(Nhà xuất bản nông nghiệp, 2000)

Trang 19

2.5 CHƯƠNG TRÌNH CHO ĂN SAU CAI SỮA TỚI TRƯỚC KHI PHỐI

GIỐNG

Tiếp tục cho nái ăn khẩu phần năng lượng cao trong thời kỳ nuôi con từ khi cai

sữa cho tới khi nái được phối, nên phối ngay lần động dục đầu tiên sau khi cai sữa

Cho ăn theo ý thích trong suốt thời gian này Nái sẽ giảm ăn vào theo nhu cầu

duy trì cộng dinh dưỡng để tái tạo lại cơ thể

Khi cho nái ăn khẩu phần năng lượng cao bổ sung 4-5% chất béo trong suốt

thời gian nuôi con là để duy trì tình trạng cơ thể nái và nó sẽ động dục trở lại 4-5 ngày

sau cai sữa Lợi ích của việc cho ăn khẩu phần nuôi con chất béo (năng lượng) cao để

giảm thời gian cai sữa tới động dục lại

(Ray Washam, 2005)

2.6 CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG HEO CON

Trong chăn nuôi heo, phần lớn hao hụt xảy ra vào giai đoạn theo mẹ Tỷ lệ chết

trong thời kỳ 1-21 ngày tuổi có thể 15-30% và một nửa số chết thường xảy ra trong

vòng vài ngày sau khi sanh So với các loài thú khác, heo con theo mẹ có tỷ lệ chết khá

cao (bảng 2.1) Tổn thất do heo theo mẹ chết có thể chiếm đến 15% của doanh thu

Bảng 2.1 Tỷ lệ chết con theo mẹ trên các loài

2.6.1 Sức sống của heo con

Tầm quan trọng của gen đối với sức sống của heo con thường được lưu ý vì sức

sống của heo con bị ảnh hưởng rõ bởi lai giống hay đồng huyết Giống heo nhiều mỡ

thường có trọng lượng sơ sinh thấp nhưng đề kháng tốt với lạnh và đói, do đó tỷ lệ

chết thấp hơn heo châu Âu nhiều nạc Việc cho lai giữa heo châu Âu và heo Trung

Quốc cho thấy có ảnh hưởng của di truyền lên tỷ lệ heo con chết Lai giống thường

Trang 20

làm cải thiện số heo con sơ sinh còn sống, tuy nhiên đồng huyết (do phối nọc và nái có quan hệ thân tộc 3 đời) gây chết phôi

Dị tật do di truyền xảy ra tương đối ít trong tổng số các ca chết ở heo sơ sinh, số heo con chết do dị tật bẩm sinh thường chiếm khoảng 0,5-3%, nhưng mỗi loại dị tật gây chết với tỷ lệ rất thấp (nhỏ hơn 1%) (dẫn liệu của Varley, 1995) Có khoảng 20 loại dị tật thường gặp, sa ruột qua thành bụng hoặc sa ruột vào da bao dịch hoàn là một loại dị tật do di truyền Không nên cho nọc phối lại cùng nái khi chúng đã có đàn con

bị sa ruột ở lứa trước

Lai giống là phương cách hữu hiệu để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của bộ gen ở heo con và heo cha mẹ lên sự biến động của sức sống heo con Tuy nhiên, việc giải thích kết quả từ các nghiên cứu này cũng khá phức tạp vì biến động giữa các giống có thể bị gây nhiễu bởi biến động của số heo con trên ổ lúc sơ sinh (có sự gia tăng của số heo con chết khi số heo con trên ổ tăng) Mặc dù có thể có ảnh hưởng của

số mẫu khảo sát, điều kiện môi trường và khác biệt di truyền giữa các nhóm trong một giống, người ta ghi nhận heo Landrace và Yorkshire có tỷ lệ sống cao nhất, kế đến là Duroc, Landrace Bỉ, Pietrain và sau cùng là Hampshire Tỷ lệ sống sót của heo lai có thể tăng thêm 57% so với heo thuần Ưu thế lai xuất hiện khi cho lai giữa các giống và được xác định bằng cách tính sự chênh lệch về năng suất giữa đời con với năng suất trung bình của đời cha mẹ

Phối cha mẹ với con thì hệ số đồng huyết 25%, phối anh chị em cùng cha khác

mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thì hệ số đồng huyết 12,5% Hệ số đồng huyết thường tăng trong quần thể nhỏ hoặc quần thể được chọn lọc bởi người làm công tác giống Hệ số đồng huyết cũng tăng trong các chương trình tạo đàn hạt nhân Nhà sản xuất cố gắng kiểm soát tốc độ tăng mức đồng huyết ở mỗi thế hệ sao cho mức đồng huyết ở khoảng 0,5-10% mỗi năm Khi ổ đẻ có mức đồng huyết tăng 10% thì số heo con sơ sinh trên ổ giảm 0,13 và số heo lúc 56 ngày giảm 0,34 con trong ổ Nếu heo mẹ tăng đồng huyết 10% thì số heo con sơ sinh hoặc cai sữa đều giảm 0,23 Điều này cho thấy đồng huyết

ở heo mẹ ảnh hưởng lớn đến số heo sơ sinh trong khi đồng huyết ở heo con ảnh hưởng đến số heo cai sữa trên ổ Ở heo con đồng huyết tăng 10% sẽ làm tỷ lệ chết tăng 1%

(Trần Thị Dân, 2003)

Trang 21

2.6.2 Điều khiển sự dự trữ năng lượng cho heo sơ sinh

Tăng trọng của thai nhanh nhất vào 10 ngày cuối của thời gian mang thai Do

đó, người ta cố gắng cải thiện trọng lượng sơ sinh và thành phần cơ thể của thai bằng cách giải quyết thức ăn cho heo mẹ Thêm chất béo vào thức ăn heo mẹ (5-10%) trong 7-10 ngày trước khi sanh là phương cách thường được thực hiện Số heo con cai sữa cải thiện 0,3 con trên ổ và tỷ lệ heo con sống trong giai đoạn theo mẹ tăng 2,6% (Moser và Levois,1981)

Cung cấp chất dinh dưỡng cho heo con sau khi sanh đang được áp dụng để cải thiện sức sống của heo con Glucose, lactose, acid oleic và dầu bắp đã được thử nghiệm với vài kết quả thành công Cho nái mang thai ăn 1-3 butanediol (acid béo chuổi trung bình, dẫn xuất của alcohol) ở mức 20% của năng lượng tiêu thụ mỗi ngày thì chất này được chuyển hoá thành thể ketone để qua nhau và dự trữ trong thai dưới dạng lipid hoặc carbohydrate Kết quả là tăng số heo con đẻ ra còn sống trên ổ.Trọng lượng sơ sinh và tăng số con cai sữa

Giữ ấm heo con là ưu tiên hàng đầu bởi vì heo con ít mỡ nâu và dự trữ năng lượng Ở Việt Nam, thí nghiệm đặt một đèn úm 100W ngay tại nơi heo con được sinh

ra khỏi cơ thể mẹ để nhiệt độ ở vùng âm môn của nái đẻ khoảng 35 0C và sau đó tiếp tục úm heo con đã tăng 4,5% số heo con cai sữa, cải thiện 20 gam tăng trọng trên con trên ngày trong 21 ngày theo mẹ và giảm 5% tỷ lệ ngày con tiêu chảy so với lô không đặt đèn úm tại nơi heo con được sinh ra Kết quả này giống nhau ở cả hai mùa và phù hợp với ghi nhận của Hughes (1996) ở Úc và Chiba (1996) ở Mỹ

Tập heo con ăn sớm: heo con bú sữa mẹ có thể bị giới hạn tăng trưởng Đó là

do lúc sức sản xuất sữa của heo nái thường không đủ cho heo con từ 8-10 ngày tuổi trở

đi và khả năng tăng trưởng của mô bị ảnh hưởng bởi thành phần sữa của từng nái Tỷ

lệ protein so với mỡ sữa tương đối thấp nên kích thích heo con tích tụ mỡ dưới da để

dự trữ năng lượng và tạo lớp cách nhiệt dưới da Như vậy, sữa heo nái được dùng vào việc tạo mỡ nhiều hơn tạo nạc, nhất là trong ba tuần đầu sau khi sinh Do đó, nên cho heo ăn dặm trong giai đoạn theo mẹ

(Trần Thị Dân, 2003)

Trang 22

2.7 ĐẶC ĐIỂM HEO NÁI ĐẺ LỨA 1, 2 VÀ 3

Trang 23

Phần III PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Thời gian thực tập: từ 17/09/2008 đến 04/01/2009

Địa điểm thực tập: Trang trại chăn nuôi heo Hiền Thoa, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận

3.2 VÀI NÉT VỀ HUYỆN ĐỨC LINH

Vị trí địa lý: Đức Linh là một huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Bình Thuận, cách trung tâm tỉnh 140km Diện tích tự nhiên 53.491 km2, dân số 13 vạn người Nằm ở vị trí chuyển tiếp của vùng Nam Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Huyện Đức Linh có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hoá với vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Trung Bộ tiếp giáp các đường giao thông quan trọng như: quốc lộ 20 đi Thành phố Hồ Chí Minh, gần quốc lộ 1A đường giao thông Bắc Nam, gần các địa bàn kinh tế trọng điểm như: Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và năng động Tạo điều kiện cho huyện tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học – kỹ thuật, hội nhập với nền kinh tế thị trường

Là địa bàn phát triển và tiêu thụ nông - súc sản, hàng hoá, trong đó có các loại cây trồng như: lúa, cao su, điều, heo, gia cầm…

Huyện Đức Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điển hình phân ra 2 mùa khô và mưa rõ rệt Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm, không có mùa đông khắc nghiệt

Nhiệt độ: nhiệt độ bình quân cả năm là 28,42 0C, nhiệt độ cao nhất là 38 0C, thấp nhất là 14 0C, tháng có nhiệt độ nóng nhất là tháng 4 và tháng 5:29 0C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 và tháng 2: 24 - 25 0C

Ẩm độ cao nhất 91% vào tháng 8 và tháng 9, ẩm độ thấp nhất 71% vào tháng 2,

ẩm độ trung bình 81,83%

Lượng mưa trung bình hàng năm dao động khoảng từ 1800 mm đến 2800 mm, nhưng phân bố không đều trong năm, mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm tới 90% tổng lượng mưa trong năm

Về mặt hành chính, Đức Linh giáp các huyện sau: phía Bắc giáp huyện Đaoai tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, phía Đông giáp huyện

Trang 24

Tánh Linh tỉnh Bình Thuận và phía Tây giáp huyện Định Quán và Tân Phú tỉnh Đồng Nai

Tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện Đức Linh qua các năm gần đây theo bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1: Tổng đàn gia súc, gia cầm huyện Đức Linh qua các năm

Loại gia súc, gia cầm (con) Năm

Bò Trâu Dê Heo Gà Vịt

3.3.2 Quy mô trang trại

Trang trại được thành lập và đưa vào hoạt động từ tháng 7/2005 Quy mô xây dựng là 400 nái sinh sản, 1.500 heo thịt

Bên cạnh việc giải quyết được việc làm cho người lao động, trang trại cũng đã cung cấp một lượng lớn thịt heo và con giống cho huyện Đức Linh và các huyện, tỉnh lân cận

3.3.3 Cơ cấu đàn heo (thời điểm 25/12/2008)

Đực giống: 5 con

Nái hậu bị: 39 con

Nái sinh sản: 270 con

Heo thịt: 561 con

Trang 25

Heo con cai sữa: 273 con

Heo con theo mẹ: 441 con

3.3.4 Chuồng trại

Chuồng trại được xây dựng với việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và toàn bộ hệ thống máng ăn, máng uống đều tự động Hiện tại, trang trại gồm có 7 dãy chuồng xếp song song nhau:

Dãy 1: nuôi heo nọc, hậu bị, nái khô chờ phối, nái mới phối

Dãy 2: nuôi nái mang thai

Dãy 3: nuôi nái đẻ

Dãy 4: nuôi nái đẻ và nuôi heo con cai sữa

Dãy 5: nuôi heo con cai sữa

Dãy 6: nuôi heo thịt

Dãy 7: nuôi heo thịt

Các dãy chuồng được xây dựng trên nền đất cứng và xếp song song với nhau Kích thước dãy chuồng từ dãy 1 đến dãy 5 chiều rộng 8 m, chiều dài 60m, khoảng cách giữa 2 dãy chuồng là 8m Dãy chuồng 6 và 7 chuyên nuôi heo thịt với kích thước chiều rộng 13m, chiều dài 60m, khoảng cách giữa 2 dãy chuồng là 8m, khoảng cách giữa dãy chuồng heo cai sữa thứ 5 và dãy chuồng heo thịt thứ 6 là 25m Khoảng cách giữa các chuồng được trồng xen kẻ bởi những hàng xà cừ xanh mượt, bên cạnh việc đem lại bóng mát cho các dãy chuồng thì chúng còn ngăn cản bớt những bụi bặm và mầm bệnh từ bên ngoài vào

Chuồng trại được thiết kế thuận lợi trong việc lừa heo nái lên chuồng đẻ, heo con cai sữa cũng như heo thịt xuất chuồng Ngoài ra, trang trại còn xây dựng hệ thống phun sương giúp heo mát mẻ hơn vào những mùa nắng nóng khắc nghiệt

Trang trại rất chú trọng đến việc xử lý chất thải, chất thải được xử lý bằng hệ thống Biogas hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm môi trường xung quanh Khâu quản lý của trang trại cũng rất nghiêm ngặt, công nhân trong trại tất cả đều phải mặc đồng phục, mang giày bảo hộ và lội qua hố sát trùng rồi mới được vào chuồng heo

Hàng năm, trại cũng tiếp đón những đoàn khách tham quan và sinh viên thực tập đến trại, tất cả cũng đều phải mặc đồng phục, áo blouse, mang giày bảo hộ, đi qua

hố sát trùng rồi mới vào khu vực nuôi heo giống như công nhân trong trại Giờ làm

Trang 26

việc của công nhân được quản lý tốt, khi ra vào trang trại cũng phải được khoá cổng cẩn thận, khách tham quan phải đăng ký trước Hàng tuần trại đều tiến hành phun xịt thuốc sát trùng chuồng trại bằng các loại chế phẩm sát trùng có trên thị trường như: Iodine (Vimedim), TH4 (Merial) Định kỳ 17 ngày trại phun thuốc phòng và trị bệnh ngoài da cho heo bằng Taktic (amitraz)

3.4 CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG

3.4.1 Nái mang thai

Nái mang thai mỗi ngày cho ăn 2 lần, mỗi lần từ 1-1,5kg thức ăn, buổi sáng lúc 7h còn buổi chiều lúc 15h Mỗi ngày nái mang thai được tắm 1 lần vào lúc 8 giờ sáng

và dọn phân, vệ sinh sạch sẽ Sau khi mang thai còn khoảng 10-15 ngày nữa sanh thì được chuyển sang dãy chuồng heo đẻ

3.4.2 Nái đẻ

Sau khi sanh nái thường mệt, biếng ăn nên chỉ cho nái ăn khoảng 1kg thức ăn mỗi ngày Nếu nái bị viêm tử cung thì tiến hành thụt rửa tử cung bằng Iodine pha loãng, chích thuốc viêm Tobramicin (Vimedim) và kèm theo thuốc bổ tổng hợp Vimekat (Vimedim) Vài ngày sau nái khỏe cho nái ăn tự do để có nhiều sữa nuôi dưỡng heo con

3.4.3 Heo con theo mẹ

Sau khi sanh heo con rất yếu ớt, dùng khăn lau móc nước nhớt trong miệng, mũi và rải một lớp bột ấm Mistral lên mình heo, tấm lót trong ổ úm, sàn chuồng Bột Mistral có tác dụng sát khuẩn, làm khô ráo chuồng trại, phòng nhiễm trùng đường sinh dục của heo nái, giúp giữ nhiệt cho heo con và có hiệu quả tốt đỡ đẻ cho heo, công nhân không cần sử dụng giẻ lau cho heo con Sau khi heo nái sanh xong thì heo con tự tìm đến bú vú mẹ, sau đó thì bấm răng, ba ngày sau cắt đuôi, chích sắt

Trang 27

Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng thức ăn cho heo tại trang trại Hiền Thoa

Loại thức ăn Thành Phần Porcy

18A

Porcy 18B

Xơ thô (max %)

16,5

7

13

2.900 0,7 1,4 0,6 0,3 0,8

20

5

13

3.400 0,7 1,4 0,7 0,3 0,8

19

5

13

3.300 0,7 1,4 0,6 0,3 0,8

18

5

13

3.100 0,7 1,4 0,5 0,3 0,8

16

6

13

3000 0,7 1,4 0,5 0,3 0,8

Trong đó:

Porcy 18A: Sử dụng cho heo nái mang thai, hậu bị, nái chờ phối

Porcy 18B: Sử dụng cho nái chờ đẻ, nái nuôi con, đực giống

Delice A: Sử dụng cho heo con tập ăn đến 8 kg

Delice B: Sử dụng cho heo con từ 8 đến 15 kg

Porcy 15: Sử dụng cho heo từ 15-30kg

Porcy 16: Sử dụng cho heo thịt từ 30 kg đến xuất chuồng

Trang 28

Heo con theo mẹ: (tính theo ngày tuổi) 3 ngày tiêm sắt, 7 ngày tiêm Mycoplasma1, 21 ngày tiêm Mycoplasma, 28 ngày tiêm Pestvac 1

Heo con cai sữa (tính theo ngày tuổi) 50 ngày tiêm Pestvac 2, 55 ngày FMD

3.6.2 Tuổi đẻ lứa đầu

Là số ngày tuổi tính từ khi nái được sinh ra cho đến ngày nái đẻ lần đầu tiên Đơn vị tính: ngày

3.6.3 Số heo con đẻ ra trên ổ

Là số heo con mỗi nái đẻ ra ngoài, tính cả số heo sống và số heo chết

Đơn vị tính: con

3.6.4 Số heo con đẻ ra còn sống

Là số heo con mỗi nái đẻ ra trên ổ chỉ tính số heo sống

Đơn vị tính: con

3.6.5 Số heo con để nuôi

Là số heo con mỗi nái nuôi

Đơn vị tính: con

3.6.6 Trọng lượng toàn ổ heo sơ sinh còn sống

Là tổng trọng lượng của tất cả heo con sơ sinh còn sống trên mỗi ổ đẻ

Đơn vị tính: kg

3.6.7 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống

Được tính theo công thức:

TLBQHCSSCS =TLTOHCSSCS / SHCSSCS

Đơn vị tính: kg

Trong đó:

TLBQHCSSCS: trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống

TLTOHCSSCS: trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống

SHCSSCS: số heo con sơ sinh còn sống

Trang 29

3.6.8 Số heo con cai sữa trên ổ

Là số heo con còn sống đến lúc cai sữa trên mỗi ổ nuôi

Đơn vị tính: kg

3.6.9 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa

Là tổng trọng lượng heo con còn sống đến lúc cai sữa trên mỗi ổ nuôi

Đơn vị tính: kg

3.6.10 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa

Được tính theo công thức:

TLBQHCCS =TLTOHCCS / SHCCSTO

Đơn vị tính: kg

Trong đó:

TLBQHCCS: trọng lượng bình quân heo con cai sữa

TLTOHCCS: trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa

SHCCSTO: số heo con cai sữa trên ổ

3.6.11 Số ngày tuổi cai sữa

Là số ngày tuổi tính từ lúc heo con được sinh ra đến khi cai sữa

Đơn vị tính: ngày

3.6.12 Tỷ lệ heo con cai sữa

Là phầm trăm của số heo con còn sống đến lúc cai sữa so với số heo con để nuôi

Đơn vị tính: %

3.6.13 Số ngày chờ phối giống sau cai sữa

Tính từ lúc cai sữa heo con đến lúc được phối lại

Đơn vị tính: ngày

3.6.14 Giám định khả năng sinh sản

Giám định khả năng sinh sản của đàn nái khảo sát dựa theoTCVN – 3667 - 89

Từ số heo con đẻ ra còn sống trên lứa và số heo con cai sữa trên lứa tính số điểm cho từng nái

Đơn vị tính: điểm

Trang 30

3.7 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT TẠI TRANG TRẠI HIỀN THOA

- Lập phiếu nái đẻ và nuôi con để theo dõi heo nái và heo con sơ sinh

- Sử dụng tài liệu có liên quan

- Kết hợp với người phụ trách kỹ thuật của trại đánh giá ngoại hình thể chất heo nái

- Trực tiếp thực hiện các thao tác và thu thập số liệu

3.8 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ

Đối tượng khảo sát và đánh giá là các heo nái mang thai, nái nuôi con lứa 1, 2,

3 thuộc các giống YL, LY, LL

Dựa vào các số trung bình so sánh và đánh giá các nhóm giống trong trại

Từ những khảo sát, nghiên cứu đánh giá tình hình cai sữa heo con tại trại và so sánh giữa các trại

3.9 XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm thống kê Minitab 12.21 for windows và phần mềm Excel 2003

Trang 31

Phần IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 ĐIỂM NGOẠI HÌNH THỂ CHẤT

Kết quả khảo sát được trình bày qua bảng 4.1

Bảng 4.1: Điểm ngoại hình thể chất

Giống TSTK

Điểm ngoại hình thể chất trung bình của quần thể thuộc các nhóm giống là

86,97 điểm Trong đó, cao nhất là nhóm giống LY(87,61điểm), kế đến là nhóm giống

LL(87,41điểm) và thấp nhất là nhóm giống YL(86,45điểm)

Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về điểm ngoại hình thể chất giữa các

nhóm giống là khác biệt không có ý nghĩa với P > 0,05

Dựa vào thang điể m dùng để xếp cấp (theo TCVN – 3667) thì điểm ngoại hình

thể chất của 66 nái được khảo sát thuộc loại đặc cấp ( >85 điểm)

Kết quả điểm ngoại hình thể chất của đàn nái thấp hơn so với kết quả báo cáo

của Đào Đức Trụ (2006) tại Trang trại Hiền Thoa (89,95điểm) nhưng kết quả này

hoàn toàn cao hơn so với các báo cáo của Nguyễn Minh Quang (2007) tại trại heo

giống CP Mai Thị Phúc (85,76điểm), Lê Thị Duy Phước (2004) tại trại heo Nam Hòa

(82,92 điểm)

Trang 32

Tuổi đẻ lứa đầu là một chỉ tiêu cũng rất quan trọng trong chọn giống Mỗi nhóm

giống có độ tuổi phát triển khác nhau, nếu cho sinh sản ở độ tuổi thích hợp thì sẽ đem

đến khả năng sản xuất ở mức cao nhất

Kết quả khảo sát tuổi đẻ lứa đầu của 66 nái được trình bày qua bảng 4.2

Bảng 4.2: Tuổi đẻ lứa đầu

Giống TSTK

Tuổi đẻ lứa đầu trung bình của quần thể là 379,56 ngày Trong đó, cao nhất là

nhóm giống LY (386,14 ngày), kế đến là nhóm giống LL (378,58 ngày) và thấp nhất là

nhóm giống YL (375,73 ngày)

Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về tuổi đẻ lứa đầu giữa các nhóm

giống là khác biệt không có ý nghĩa với P > 0,05

Điểm

Nhóm giống

Trang 33

Biểu đồ 4.2: Tuổi đẻ lứa đầu

Kết quả khảo sát cho thấy tuổi đẻ lứa đầu thấp hơn so với báo cáo của Đào Đức Trụ (2006) tại Trang trại Hiền Thoa (427,31 ngày) Nhưng so với báo cáo của Nguyễn Minh Quang (2007) tại trại heo giống CP Mai Thị Phúc (370,68 ngày), Lê Thị Duy Phước (2004) tại trại chăn nuôi heo Nam Hòa (354,27 ngày) thì các nhóm giống ở trại đều có tuổi đẻ lứa đầu cao hơn

Vì trại muốn có một đàn nái cơ thể phát triển hoàn thiện đảm bảo cho việc sinh sản và nuôi con sau này nên trước khi đưa vào phối giống lần đầu thì trại đã bỏ qua 2 chu kỳ lên giống, vì vậy mà tuổi đẻ lứa đầu có phần cao hơn các trại khác

4.3 SỐ HEO CON ĐẺ RA TRÊN Ổ

Số heo con đẻ ra trên ổ cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản của mỗi nái Số heo con đẻ ra trên ổ nhiều quá hay ít quá cũng đều không tốt, nếu

ít quá thì heo to gây khó sinh hay nhiều quá làm cho trọng lượng heo con sơ sinh thấp gây khó nuôi, giảm tỷ lệ nuôi sống ở heo con

Ngày đăng: 31/08/2018, 09:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Văn Chính, 2004. Giáo trình thực hành “ Giống Đại Cương”. Tủ sách Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giống Đại Cương
2.Trần Văn Chính, 2005. “Thống kê sinh học”. Bộ môn Di Truyền Giống – Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê sinh học
3.Trần Văn Chính, 2006. Hướng dẫn thực tập “Phần mềm thống kê Minitab 12.21 for windows”. Bộ môn Di Truyền Giống Động Vật – Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phần mềm thống kê Minitab 12.21 for windows
4.Trần Thị Dân, 2003. “Sinh sản heo nái và sinh lý heo con”. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh sản heo nái và sinh lý heo con
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh
5. Bùi Thị Mỹ Lệ, 2004. “Khảo sát sức sinh sản của heo nái thuộc một số giống tại Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I”. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y,Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát sức sinh sản của heo nái thuộc một số giống tại Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I
6. Trần Thị Ban Mai, 2003. “ Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản trên heo nái của một số nhóm giống tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phước Long.” Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trương Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản trên heo nái của một số nhóm giống tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phước Long
7. Võ Văn Ninh, 1999. Bài giảng “ Chăn Nuôi Heo”. Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn Nuôi Heo
9. Võ Văn Ninh và Hồ Mộng Hải, 2006. “ Nuôi heo thịt năng suất cao và các bệnh thông thường trên heo”. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi heo thịt năng suất cao và các bệnh thông thường trên heo
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh
10. Lê Thị Duy Phước, 2004 “ Khảo sát sức sinh sản của một số nhóm giống tại Trại Chăn Nuôi Heo Nam Hòa”. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát sức sinh sản của một số nhóm giống tại Trại Chăn Nuôi Heo Nam Hòa
11. Nguyễn Minh Quang, 2007. “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của các giống heo nái tại trại heo giống CP Mai Thị Phúc, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của các giống heo nái tại trại heo giống CP Mai Thị Phúc, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
12. Huỳnh Thị Thu Sang, 2004 “Khảo sát sức sinh sản của heo nái thuộc giống Thuần Duroc, Pietrain và một số giống lai tại Trại Chăn Nuôi Heo Giống 2-9”. Luận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát sức sinh sản của heo nái thuộc giống Thuần Duroc, Pietrain và một số giống lai tại Trại Chăn Nuôi Heo Giống 2-9
13. Trương Đình Toàn, 2004. “Khảo sát sức sinh sản của heo nái thuộc một số nhóm giống Thuần và lai tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Gò Sao”. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát sức sinh sản của heo nái thuộc một số nhóm giống Thuần và lai tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Gò Sao
14. Trịnh Ngọc Thu Trang, 2004. “ Khảo sát sức sinh sản của heo nái thuộc một số nhóm giống tại Xí Nghiệp Heo Giống Đông Á”. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trương Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát sức sinh sản của heo nái thuộc một số nhóm giống tại Xí Nghiệp Heo Giống Đông Á
15. Đào Đức Trụ, 2006. “Khảo sát khả năng sinh sản của một số nhóm giống heo nái tại trang trại Hiền Thoa huyện Đức Linh tỉnh Bình thuận.” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát khả năng sinh sản của một số nhóm giống heo nái tại trang trại Hiền Thoa huyện Đức Linh tỉnh Bình thuận
16. Jack W.Parker, Đại học bang Carolina Bắc, 2000. “ Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp”. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
18. Wayne Singleton, 2005. “ Quản lý và chăn nuôi lợn để đạt hiệu suất cao tại Việt Nam”. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và chăn nuôi lợn để đạt hiệu suất cao tại Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
17. Ray Washam, 2005. “Quản lý và chăn nuôi lợn để đạt hiệu suất cao tại Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w