1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH NGOÀI DA DO DEMODEX, SARCOPTES VÀ NẤM DA TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y PETCARE Sinh

52 645 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH NGOÀI DA DO DEMODEX, SARCOPTES VÀ NẤM DA TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN Tháng 05/2009... Huỳnh Thị Thanh Ngọc và BSTY Nguyễn Thị Quỳnh Hoa

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH NGOÀI DA DO DEMODEX, SARCOPTES VÀ NẤM DA TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN

THÚ Y PETCARE

     

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HỒNG TƯƠI Ngành: THÚ Y

Niên khóa: 2003 - 2008

     

Tháng 05/2009

Trang 2

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH NGOÀI DA DO DEMODEX,

SARCOPTES VÀ NẤM DA TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN

Tháng 05/2009

Trang 3

ii

LỜI CẢM ƠN

Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn quí thầy, cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM đã tận tâm chỉ dạy, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quí báu trong những năm học ở trường Đặc biệt PGS.TS Lê Văn Thọ đã hướng dẫn và giúp đỡ rất nhiều trong thời gian em thực hiện và hoàn thành bài báo cáo

Em xin chân thành cảm ơn

Ths Huỳnh Thị Thanh Ngọc và BSTY Nguyễn Thị Quỳnh Hoa cùng các anh, chị đang công tác tại Bệnh Viện Thú Y Petcare đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập và hoàn thành bài luận văn

Trang 4

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài của chúng tôi được thực hiện từ 15/07 đến 15/11 tại viện thú y Petcare Tp.HCM

Mục đích đề tài ghi nhận tỷ lệ bệnh do Demodex, Sarcoptes và nấm da trên chó

và theo dõi kết quả điều trị tại bệnh viện thú y Petcare Qua đó, giúp việc chẩn đoán và hiệu quả điều trị ngày càng tốt hơn

Qua khảo sát thực tế 114 trường hợp bệnh da chúng tôi ghi nhận được kết quả:

- Tỷ lệ bệnh:

Demodex: số con nhiễm 45, tỷ lệ mắc bệnh 6,20%

Sarcoptes: số con nhiễm 34, tỷ lệ mắc bệnh 4,68%

Nấm: số con nhiễm 26, tỷ lệ mắc bệnh 3,58%

Nguyên nhân khác: số con nhiễm 9, tỷ lệ mắc bệnh 1,24%

- Kết quả điều trị:

Demodex: điều trị 45 trường hợp, chữa khỏi 100%

Sarcoptes: điều trị 34 trường hợp, chữa khỏi 100%

Nấm: điều trị 26 trường hợp, chữa khỏi 100%

Nguyên nhân khác: điều trị 9 trường hợp, chữa khỏi 100%

 

 

Trang 5

iv

MỤC LỤC

Trang tựa i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ viii

Chương 1 MỞ ĐẦU 1 U 1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích và yêu cầu 2

1.2.1 Mục đích 2

1.2.2 Yêu cầu 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 CẤU TẠO DA 3

2.1.1 Biểu bì 3

2.1.2 Chân bì 4

2.1.3 Hạ bì 4

2.2 SỰ TUẦN HOÀN VÀ HỆ THẦN KINH CỦA DA 4

2.2.1 Mạch máu 4

2.2.2 Mạch bạch huyết 5

2.2.3 Thần kinh 5

2.3 NHỮNG YẾU TỐ PHỤ THUỘC DA 5

2.3.1 Lông 5

2.3.2 Tuyến bả 5

2.3.3 Tuyến mồ hôi 6

2.3.4 Tuyến sữa 6

2.4 CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA DA 6

2.4.1 Chức năng bài tiết 6

2.4.2 Chức năng bảo vệ 7

2.5 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỆNH VỀ DA 7

Trang 6

2.5.1 Môi trường 7

2.5.2 Dinh dưỡng 7

2.6 GIỚI THIỆU VỀ DEMODEX, SARCOPTES VÀ NẤM DA 11

2.6.1 Demodex 11

2.6.2 Sarcoptes 15

2.6.3 Nấm da 18

2.7 MỘT SỐ LOẠI THUỐC DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ 22

2.7.1 Ivermectin 1% 22

2.7.2 Amitraz 23

2.7.3 Griseofulvine 24

2.7.4 Dầu tắm Bio – Derma 25

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 26

3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 26

3.2 DỤNG CỤ VÀ THUỐC 26

3.3 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 26

3.4 NỘI DUNG 26

3.4.1 Khảo sát tỷ lệ nhiễm Demodex, Sarcoptes và nấm ngoài da trên chó đem đến khám và điều trị tại bệnh viện thú y Petcare 26

3.4.2 Ghi nhận kết quả điều trị .26

3.5 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 27

3.5.1 Khảo sát tỷ lệ bệnh ngòai da trên chó do Demodex, sarcoptes và nấm 27

3.5.2 Khảo sát kết quả điều trị 28

3.6 Các công thức tính 29

3.7 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 29

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30

4.1 TỶ LỆ BỆNH VỀ DA 30

4.2 TỶ LỆ BỆNH DO DEMODEX, SARCOPTES VÀ NẤM 30

4.3 TỶ LỆ BỆNH DO DEMODEX, SARCOPTES VÀ NẤM THEO GIỐNG 32

4.4 TỶ LỆ BỆNH DO DEMODEX, SARCOPTES VÀ NẤM THEO LỨA TUỔI 34

4.5 TỶ LỆ BỆNH DO DEMODEX, SARCOPTES VÀ NẤM THEO GIỚI TÍNH 35

4.7 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DEMODEX, SARCOPTES VÀ NẤM 37

Trang 7

vi

Chương 5 KẾT LUẬNVÀ ĐỀ NGHỊ 40

5.1 KẾT LUẬN 40

5.2 ĐỀ NGHỊ 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Tỷ lệ chó bệnh về da 30

Bảng 4.2: Tỷ lệ bệnh do Demodex, Sarcoptex và nấm da 31

Bảng 4.3: Tỷ lệ bệnh do Demodex, Sarcoptex và nấm theo giống 33

Bảng 4.4: Tỷ lệ bệnh do Demodex, Sarcoptex và nấm theo lứa tuổi 34

Bảng 4.5: Tỷ lệ bệnh do Demodex, Sarcoptex và nấm theo giới tính 34

Bảng 4.6: Kết quả điều trị bệnh do Demodex, Sarcoptex và nấm 41 

Trang 9

viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 2.1: Demodex canis 11

Hình 2.2: Vị trí ký sinh của Demodex canis ở bao lông và tuyến nhờn 12

Hình 2.3: Vòng đời của Demodex canis 13

Hình 2.4: Chó nhiễm Demodex dạng cục bộ 14

Hình 2.5: Sarcoptes scabiei var canis 15

Hình 2.6: Vòng đời Sarcoptes 16

Hình 2.7: Chó bị rụng lông từng mảng lớn 17

Hình 2.8: Hình nấm Microsporum canis 18

Hình 2.9: Hình nấm Microsporum gypseum 19

Hình 2.10: Hình nấm Trichophyton metagrophytes 20

Hình 2.11: Chó bị nấm da 21

Hình 2.12: Thuốc Ivermectin 22

Hình 2.13: Thuốc Amitraz 23

Hình 2.14: Dầu tắm derma 25

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ bệnh do Demodex, Sarcoptes và nấm 31

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ nhiễm Demodex, Sarcoptes theo giống 33

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ bệnh do Demodex, Sarcoptes và nấm theo lứa tuổi 35

Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ bệnh do Demodex, Sarcoptes và nấm theo giới tính 36

Trang 10

an ninh quốc phòng mà còn nuôi để làm cảnh, làm người bạn thân thiết của trẻ em và những người lớn tuổi, vì vậy số lượng đàn chó tăng một cách đáng kể, xuất hiện bên cạnh những giống chó nội là những giống chó ngoại cực quí hiếm.

Tuy nhiên, việc chăm sóc nuôi dưỡng chó gặp phải những vấn đề khó khăn do

bệnh tật như: Bệnh Carré, bệnh Leptospira, bệnh Parvovirus… ngoài những bệnh

nguy hiểm trên còn có một số bệnh có khả năng gây chết thấp nhưng ảnh hưởng đến

sức khoẻ và thẩm mỹ của chó, trong đó có bệnh do Demodex, Sarcoptes và nấm da

tài “ Khảo sát tình hình bệnh ngoài da do Demodex, Sarcoptes và Nấm da trên chó

và ghi nhận kết quả điều trị tại Bệnh viện Thú y Petcare”

Trang 11

2

1.2 Mục đích và yêu cầu

1.2.1 Mục đích

Ghi nhận tỷ lệ bệnh do Demodex, Sarcoptex và Nấm da xảy ra trên chó và theo

dõi kết quả điều trị tại Bệnh viện Thú y Petcare Qua đó, giúp việc chẩn đoán và hiệu quả điều trị ngày càng tốt hơn

1.2.2 Yêu cầu

Thu thập mẫu ở vùng da có biểu hiện lâm sàng viêm da có vẩy, mẫn đỏ, rụng lông…

Xét nghiệm nhằm khảo sát tỷ lệ bệnh do Demodex, Sarcoptes, Nấm da trên chó

Theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị, tỷ lệ tái bệnh trong thời gian làm luận văn tại Bệnh viện Thú y

Trang 12

tế bào biểu bì không có mạch máu tới, nên dinh dưỡng thực hiện nhờ sự thẩm thấu từ các mao mạch bên dưới

Lớp biểu bì có tác dụng:

- Lót mặt ngoài và bảo vệ cơ thể nhờ sừng hóa

- Chứa sắc tố tế bào, là những tế bào tạo ra sắc tố có tác dụng chống tia cực tím

- Do không chứa mạch máu nên ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể

Trang 13

2.1.2 Chân bì

Là lớp mô liên kết sợi vững chắc nằm dưới lớp biểu bì, chứa nhiều mạch máu

và thần kinh Kết cấu gồm 98% keo sợi và 1,5% sợi đàn hồi Lớp chân bì quyết định tính bền và tính đàn hồi của da Chân bì thường lồi lên biểu bì và tạo thành những nhú chân bì, chân bì được chia thành 3 lớp :

mạch và tĩnh mạch sẽ tạo thành lưới mạch máu nông và lưới mạch máu sâu

2.2.1.1 Lưới mạch máu nông

Từ dưới động mạch sâu sẽ phân nhánh tạo ra những động mạch nhỏ, xuyên qua lớp dạng gân của chân bì, lên tới lớp nhú và tạo thành lưới mao mạch nông Lớp này lại phân nhánh ra những mao mạch hình quai để tiếp xúc với tĩnh mạch của nhú

2.2.1.2 Lưới mạch máu sâu

Những mao mạch từ lớp dưới da vào hạ bì rồi lên đến lớp dưới chân bì và phân nhánh ra dưới dạng động mạch sâu Song song với hệ thống động mạch cũng có một

hệ thống tĩnh mạch ngược lại

Trang 14

2.2.2 Mạch bạch huyết

Bắt nguồn từ những mao mạch kín nằm trong nhú chân bì sau đó đổ vào lưới mạch bạch huyết dưới nhú, đến tần sâu của chân bì tạo thành lưới bạch huyết trong chân bì nằm giữa mao mạch nông và sâu Lưới này lại đổ vào tĩnh mạch bạch huyết rồi xuyên qua hạ bì để đến mạch bạch huyết dưới da

2.2.3 Thần kinh

Những nhánh thần kinh của da có 2 nguồn gốc: giao cảm và não tủy Những nhánh thần kinh này đan với nhau tạo thành đám rối nằm ở hạ bì và có hai loại:

- Đám rối thần kinh có bao myelin gồm những nhánh thần kinh cảm giác

- Đám rối thần kinh không có myelin gồm những sợi thần kinh giao cảm tiếp xúc quanh mạch máu và các tuyến dưới da

Được tạo thành bởi một khối đặt tế bào, khối này chia thành nhiều thùy nhưng

có chung một ống bài suất, ống này đổ vào nang lông hoặc đổ thẳng ra bề mặt của da Tuyến được bao phủ bởi một mô liên kết đàn hồi, kế là màng đáy bên trong là những

tế bào tuyến có hình khối hoặc đa diện, nhân tế bào hình trứng có mức biệt hóa thấp gián phân mạnh

2.3.2.2 Hoạt động của tuyến

Chất bả của da chứa nhiều acid béo tự do, một ít cholesterol và các ester của nó Lúc mới tiết chất bã lỏng sau đó cô đặc rất nhanh Các sợi đàn hồi ở bao liên kết luôn

co rút nhẹ để đẩy sản phẩm ra bề mặt da

Trang 15

6

2.3.3 Tuyến mồ hôi

Nằm sâu trong lớp chân bì thường được chia làm ba giai đoạn

2.3.3.1 Tiểu cầu mồ hôi

Đoạn ống này cong queo nằm trong hạ bì, đó là phần chế tiết ra mồ hôi Đường kính ống lớn hơn ống bài suất, cao 20 – 25 µm Vách ống cấu tạo bởi hai màng tế bào

Tế bào tuyến: nằm bên trong, tùy giai đoạn mà có hình khối hay hình trụ đơn Nhân tế

bào to, bào tương chứa nhiều bào quan và các chất vùi glycogen, lipid, hạt sắc tố Có hai loại bào tuyến: loại sẫm màu có hạt ưa bazơ, loại sáng màu có hạt ưa acid

Tế bào biểu mô cơ nằm bên ngoài: tế bào này có khả năng co bóp để đẩy chất tiết ra

khỏi tiểu cầu Chung quanh tiểu cầu có nhiều sợi đàn hồi và mạch máu Sự tiết mồ hôi được chi phối bởi thần kinh giao cảm

2.3.3.2 Ống bài suất

Đoạn này chạy xuyên qua chân bì đến lớp mầm của biểu bì Vách của ống được cấu tạo bởi hai màng tế bào nằm trên màng đáy là khối đơn Tế bào ở hàng ngoài sẫm màu, tế bào bên trong có tính bắt màu acid mạnh

2.3.3.3 Đường mồ hôi

Đoạn này xoắn trong biểu bì lên đến mặt da Tùy theo tính chất của chất tiết mà tuyến mồ hôi được phân chia làm hai loại:

Dịch đậm đặc: có nhiều hạt protid và có mùi riêng biệt đới với từng loài, có khi với

từng cá thể Loại này có lòng ống rộng đổ ra bệ lông và phân bố ra toàn mặt da

Dịch loãng: không mùi thường có ở những vùng lông ít hay không có lông

2.3.4 Tuyến sữa

Là loại tuyến mồ hôi biến đổi để thích ứng với chức phận tạo sữa Tuyến này chỉ thấy trên thú cái là nột khối tròn dẹp nằm trong hạ bì đẩy da phồng lên

2.4 CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA DA

2.4.1 Chức năng bài tiết

Tiết mồ hôi: giữ vai trò quan trọng trong điều hòa thân nhiệt

Tiết chất béo: ức chế sự phát triển của vi khuẩn

Trang 16

2.4.2 Chức năng bảo vệ

Bảo vệ cơ thể tránh những ảnh hưởng của những yếu tố bên ngoài như: những

va chạm cơ học, sự xâm nhập của những vi sinh vật gây bệnh, ngăn cản sự xâm nhập của tia tử ngoại và hóa chất

Duy trì tính chất không thay đổi của môi trường bên trong cơ thể, nhờ có sự không thấm nước và ngăn cản sự thoát nước bên trong cơ thể

Tổng hợp 7_dehydrocholesterol để chuyển thành vitamin D3 bởi tia cực tím Tham gia quá trình trao đổi chất, hô hấp nhờ mạng lưới mao mạch và các tuyến nằm ở da

2.5 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN KHÁC GÂY BỆNH TRÊN DA THƯỜNG GẶP 2.5.1 Môi trường

Môi trường xung quanh có thể là nguồn lây nhiễm các ngoại ký sinh trùng Điều này thấy rõ ở những nơi nuôi chó nhốt ở mật độ cao, tạo điều kiện tốt cho sự xâm

nhập của ngoại ký sinh trùng như ve, Demodex, Sarcoptex và Nấm da Ngoài ra nguồn

nước và loại shampoo thường dùng để tắm cho vật nuôi cũng là một trong những yếu

tố môi trường sẽ có biểu hiện bệnh ngoài da

2.5.2 Dinh dưỡng

2.5.2.1 Thiếu acid béo

Thường gặp trên thú chỉ nuôi bằng thức ăn hỗn hợp, thức ăn khô, bảo quản kém hay quá hạn sử dụng Thường thì mỡ bị thiu đối với thức ăn hộp sau 1 năm và thức ăn khô sau 6 tháng ở môi trường quá nóng Nó cũng làm hư vitamine D, E, biotine

Bệnh có thể gặp trên những thú kém hấp thu ở ruột (phân loãng), suy tụy, suy gan mãn Phải nhiều tháng cung cấp thiếu acid béo những triệu chứng trên da rõ ràng

Thiếu acid béo làm lông khô bạc màu, da dày có vẩy nhẹ, lâu ngày da tiết nhiều

bả nhờn dể dẫn đến viêm da có mủ thứ phát nhất là ở giữa các ngón chân

2.5.2.2 Thiếu đạm

Việc mọc lông bình thường và hóa sừng trên mặt da cần 25 - 30% lượng đạm cung cấp hàng ngày Thiếu đạm sẽ nhanh chóng dẫn đến tổn thương da nhất là thú đang lớn

Làm tăng sừng hóa, lông bị bạc màu, rụng lông từng mãng, lông trở nên mỏng, khô, dễ đứt và mọc chậm, đóng vẩy có thể đối xứng ở đầu, lưng, ngực, bụng và chân

Trang 17

Tiêm 1 mũi duy nhất với liều 6000 UI vitamine A/kg sẽ chữa khỏi bệnh

2.5.2.4 Thiếu vitamin E

Vitamine E, selenium, acid béo có mối liên quan cân bằng Cung cấp quá nhiều

béo hay thiếu vitamine E dẫn đến tiết bã nhờn giống như bị Demodex Ta chỉ cần cung

cấp 10mg/kg vitamine E là đủ đáp ứng Ở liều cao hơn 400 đơn vị, dùng 2 lần/ngày cho kết quả trong những bệnh mà biểu bì bị ảnh hưởng

2.5.2.5 Thiếu vitamin nhóm B

Thường rất hiếm Tuy vitamine nhóm B được tổng hợp từ hệ vi sinh vật đường ruột, nhưng là do vitamine tan trong nước và không dự trữ nên cần cung cấp hàng ngày Thiếu biotine, B2, niacine sẽ có những biểu hiện trên lâm sàng

- Biotine có thể bị vô hoạt trong khẩu phần có nhiều trứng sống vì có chứa avidine, kết hợp với biotine làm nó mất tác dụng Điều trị bằng kháng sinh cho uống kéo dài cũng làm thiếu biotine Dấu hiệu đặc trưng nhất là rụng lông vòng tròn quanh mặt và mắt Nặng hơn sẽ thấy đóng vảy bất kỳ nơi nào đi đôi với ngủ lịm, tiêu chảy, gầy

- Thiếu B2 sẽ có các triệu chứng: viêm da bã nhờn khô quanh mắt, bụng Thường hiếm khi thiếu B2 vì vài miếng thịt nhỏ hay 1 ít sữa cũng cung cấp đủ nhu cầu

- Niacine: chỉ thiếu trong khẩu phần ít đạm, nhiều thức ăn từ lúa mì Lúa mì chứa ít tryptophane, tiền chất của niacine (mèo không thể chuyển hóa tryptophane thành niacine) Triệu chứng khi thiếu: loét, tiêu chảy, gầy, viêm da ngứa chi sau và bụng

2.5.2.6 Thiếu đồng

Chỉ thiếu khi khẩu phần chứa quá nhiều kẽm Triệu chứng: khiếm khuyết trong tạo sắc tố, hóa sừng không tốt, nang lông cũ và khô

Trang 18

2.5.2.7 Thiếu kẽm

- Hội chứng 1: bệnh gây ra đặc biệt trên những giống chó kéo (Sibérie, Alasca), Doberman và Dogue Đức Triệu chứng: da ửng đỏ, rụng lông, mưng mủ ở cằm, xung quanh miệng, mắt, tai, âm hộ, bìu dái, bao qui đầu, vùng xung quanh hậu môn Lông

cũ, tiết nhiều bã nhờn Vảy dày ở cùi chỏ và các khớp khác nhau Gan bàn chân có thể phát triển sừng hóa Các thú nhận khẩu phần nhiều Ca, ngủ cốc (chứa nhiều phytase) hay tiêu chảy mãn tính dẫn đến kém hấp thu kẽm

- Hội chứng 2: có thể thấy trên những chó con đang tăng trưởng nhận quá nhiều vitamine và khoáng Có nhiều triệu chứng trên cùng một đàn: có con bình thường, con thì bỏ ăn, ủ rũ Có những mảng tăng sừng hóa ở những điểm chịu áp lực như gan bàn chân và những vùng dày lên có thể có những vết nứt sâu Ta có thể thấy bội nhiễm đóng vảy đi đôi với phản ứng nổi hạch

2.5.2.8 Điều trị chung cho bệnh da do dinh dưỡng

Theo Huỳnh Thị Thanh Ngọc, 2001 phương pháp điều trị bệnh da do dinh dưỡng

Công thức cho 1 chó 10 – 15kg để điều chỉnh phần lớn các bệnh da do dinh dưỡng:

- Dầu thực vật: 1 muỗng cà phê

- Gan sống 50 - 75g

- Sulfate kẽm: 100 mg

- 1 giọt iode

Trộn vào khẩu phần 1 lần/ngày Như vậy đã cung cấp thêm béo, đạm, vitamine

A, E, biotine, B2, niacine, iod và kẽm

2.5.3 Sự nhiễm ve và bọ chét

Ve: khi bám vào cơ thể thú làm khó chịu, ve cấn làm chó ngứa, nước bọt của ve cũng là nguyên nhân gây dị ứng kích thích miễn dịch dữ dội trên da Chó bị nhiễm nhiều ve sẽ tự cắn hoặc gãi quá mức làm trầy da, rụng lông nhiều, dễ nhiễm trùng

Bọ chét: là loại ký sinh ăn bám ngoài da chó, hút máu, cắn rách da, gây ngứa khó chịu và làm viêm da Bọ chét cũng là nguyên nhân chính để truyền nhiễm nội ngoại ký sinh trùng khác

Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, môi trường sống ẩm thấp và không dùng thuốc phòng trừ ký sinh ngoài da Những ký sinh trùng này không làm chó chết mà làm cơ thể suy nhược, giảm sức đề kháng, gây viêm da, dị ứng và truyền lây một số bệnh ký sinh trùng đường máu

Trang 19

10

3.5.4 Rụng lông do rối loạn hormone

Sự rối loạn hormone (estrogen, thyroxin,hormone tuyến thượng thận) thường dẫn đến tình trạng rụng lông, viêm da trên chó Bệnh có tính đối xứng hai bên Lớp da ngoài dày lên, màu da khác thường, da tróc vẩy, có thể rụng lông sau vài tháng Những vùng thường bị nhiễm là ngực, cổ, hông, đùi

3.5.5 Rối loạn sắc tố

Bệnh xảy ra trên hầu hết giống chó Triệu chứng điển hình là sự dày lên ở lớp biểu bì ở cả hai nách với sự rụng lông và da trở nên sậm màu quá mức Chó dưới 6 tháng sẽ phát triển ở cả giữa ngực nên có thể rất giống với trường hợp do Demodex hay nấm da Những chó lớn hơn thường bị dưới dạng mãn tính nên dẫn đến tình trạng

da dưới cổ, nách, đùi, mặt, giữa tay, chân sậm lại, da dày lên có nếp gấp và nhờn Nếu chó được chữa trị tốt thì da sẽ được phục hồi, bệnh khỏi

3.5.6 Ngứa do nhiều nguyên nhân

Ngứa có thể do một trong những nguyên nhân sau:

- Tổn thương trên da hay sự nhiễm trùng ở các mức độ

- Da chó tăng tính mẩn cảm đối với các tác nhân: chất hóa học, môi trường, thức ăn làm chó dị ứng gây ngứa dử dội

- Sự thiếu hụt một số Vitamin và acid béo cần thiết do chế độ dinh dưỡng trên chó ở các lứa tuổi và các giống làm da tróc vẩy, ngứa,…

- Sự xâm nhập các ngoại ký sinh khác: ve, bọ chét,… cũng gây ngứa

3.5.7 Sự tróc vẩy ở da (Skin sealing)

Da tróc vẩy dạng như gàu, thường do:

- Viêm da do tăng chất bả nhờn, da rụng lông, có vẩy nhờn và viêm

- Da sừng hóa: lớp bì bên ngoài da bị dày lên bất thường Thường là do những thay đổi thứ phát của các bệnh da khác như rụng lông do hormone, viêm da mãn tính

3.5.8 Bệnh chảy mủ ngoài da

Do nhiễm trùng ngoài da một diện tích rộng hoặc ăn sâu xuống thịt, xung quanh nơi da bị nhiễm trùng thường có nhiều mủ màu xanh hay màu trắng đục, bệnh thường gặp trên chó con

Mủ thường thấy ở dưới cằm, môi, tai, mép ở cạnh sườn bụng, mủ ở quanh miệng

Trang 20

2.6 GIỚI THIỆU VỀ DEMODEX, SARCOPTES VÀ NẤM DA 2.6.1 Demodex

Loài: Demodex canis

2.6.1.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo

Hình 2.1: Demodex canis

(Nguồn: www.icb.usp.br/~marcelcp/demodex.htm)

Trang 21

Demodex thường

tìm thấy một số ít trên thú khỏe

Là loại mò nhỏ dài 0,1 - 0,39 mm, không có lông ký sinh ở nang chân lông,

tuyến nhờn bao lông (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1999)

Cấu tạo cơ thể chia làm ba phần: đầu, ngực và bụng

Đầu: là đầu giả, ngắn, hình móng ngựa gồm một đôi xúc biện (palpe) có ba đốt, đốt cuối có 3 - 4 tơ hình que, một đôi kìm (chelicera), một tấm dưới miệng

(hypotomes)

Bụng: dài có vân ngang ở mặt lưng và mặt bụng

Demodex đực: có dương vật nhô lên ở phần ngực của mặt lưng

Demodex cái: có âm hộ nằm chính giữa phần thân của mặt bụng, kể từ gốc chân

thứ tư lui xuống phía dưới phần bụng

Trứng Demodex có hình bầu dục, có kích thước 0,07 - 0,09 mm

12

Trang 22

Larvae

Trưởng thành Trứng

Sự lây truyền từ mẹ sang con

Hình 2.3: Vòng đời của Demodex canis

(Nguồn: www.biosci.ohio-stae.edu/ /demodex.html)

Vòng đời của Demodex khoảng 20 - 35 ngày, toàn bộ quá trình của vòng đời

diễn ra ở nang bao lông và trải qua bốn giai đoạn: trứng _larva_protonymph_Nymph_trưởng thành

Mò ký sinh ở nang lông ăn các tuyến nhờn ở da, các loài mò sống không lâu nếu thiếu vật chủ Con cái đẻ trứng có larva, sau đó lột xác tạo larva II Larva này chui khỏi trứng tạo thành Nymph sau đó biến đổi thành dạng trưởng thành

2.6.1.4 Cách sinh bệnh

Khi còn nhỏ chó có thể bị nhiễm Demodex nhưng chưa phát bệnh, khi nào sức

đề kháng giảm sẽ tạo cơ hội tốt cho Demodex phát triển và gây bệnh

Demodex vào bao lông và tuyến nhờn gây viêm mãn tính làm da ửng đỏ và rụng

lông Khi phụ nhiễm vi khuẩn tạo thành mụn mủ có thể gây nhiễm trùng máu làm ký chủ gầy ốm, suy kiệt và chết

Trang 23

2.6.1.5 Triệu chứng

Dạng cục bộ: có những đốm tròn trên mặt hay các chi

Hình 2.4: Chó nhiễm Demodex dạng cục bộ

Dạng toàn thân: tiên lượng ít thuận lợi Có sự rụng lông không đều, lan tràn

Trong những trường hợp điển hình khi sờ vào ta có thể có cảm giác không đều, bề mặt

da giống như giấy nhám Sau đó bã tiết gia tăng, da trở nên nhờn và có mùi đặc trưng

Thường thì dạng này không ngứa nhưng chúng ta có thể gặp những trường hợp ngứa hoặc rất ngứa (Nguyễn Phước Trung, 2002)

Các dấu hiệu lâm sàng chủ yếu là: rụng lông, tăng tiết bã nhờn và hóa sừng nang lông Bệnh chủ yếu gây trên chó con nhỏ lứa tuổi 3 -12 tháng đến 2 năm Tuy nhiên ta có thể gặp trên chó trưởng thành đến những chó già hơn 10 tuổi

2.6.1.6 Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng và bệnh tích

Dựa vào kết quả xem tươi bệnh phẩm da: dùng dao cạo da bị bệnh lấy mẫu da cho lên lame nhỏ thêm 1- 2 giọt lactophenol xem dưới kính hiển vi 10 x 10 xem có sự

hiện diện của Demodex hay không

14

Trang 24

Ivermectin chích dưới da liều 0,006 mg/kg P

Ngoài ra có thể sử dụng Fenchlophos, Trichlorphon Amitraz cho hiệu quả tốt Nếu viêm nhiễm kế phát dùng kháng sinh chích cho chó (Lương Văn Huấn và

Lê Hữu Khương, 1999)

Loài: Sarcoptes scabiei var canis

2.6.2.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo

Hình 2.5: Sarcoptes scabiei var canis

(Nguồn:http://www.anova.com.vn/image_taitieu/ngoaiky0_gif.mht!http://www.anova.com.vn/contents/article.asp?id=317&detail=16&ucat=45)

Cơ thể hình tròn hay hình bầu dục, kích thước khoảng 0,2 - 0,5 mm Trên mình

phủ nhiều lông tơ Đầu giả (capitulum) có hình nón, chiều ngang lớn gấp hai lần chiều

dọc Mặt lưng có nhiều đường vân song song Có bốn đôi chân ngắn nhú ra như măng mọc, đôi chân thứ 3 và thứ 4 hướng về phía sau Mỗi chân có 5 đốt, cuối bàn chân có giác tròn với ống cán dài và có nhiều lông tơ

Ghẻ đực có giác bàn chân ở đôi chân 1, 2, 4, lỗ sinh dục ở đôi chân thứ 4

Trang 25

Ghẻ cái có lỗ âm môn ở phía sau mặt lưng, có giác bàn chân ở đôi chân 1 và 2 Trứng hình bầu dục, màu trắng xám hoặc hơi vàng

Việc định danh loài ghẻ dựa theo vật chủ đặc hiệu nhưng vật chủ đặc hiệu này không hoàn toàn và ghẻ này có thể lây từ vật chủ này sang vật chủ khác

Larva

9 ngày Nymph

Trưởng thành

4-6 ngày

Hình 2.6: Vòng đời Sarcoptes

(nguồn: http://www.exopol.com/ /circulares/141/html)

Vòng đời của Sarcoptes trải qua 5 giai đoạn phát triển:

trứng_larva_protonymph (nymph)_deutonymph_trưởng thành Toàn bộ chu kỳ phát triển mất 17-21 ngày và xảy ra trên cơ thể gia súc

Ghẻ thụ tinh đào rãnh dưới da, đẻ trứng, trứng nở thành larva sau 3 - 5 ngày lột xác thành nymph, trưởng thành và sau đó thụ tinh

16

Trang 26

2.6.2.4 Triệu chứng

Hình 2.7: Chó bị rụng lông từng mảng lớn

(Nguồn:http://www.anova.com.vn/image_taitieu/ngoaiky0_gif.mht!http://www.anova.com.vn/contents/article.asp?id=317&detail=16&ucat=45)

Ba triệu chứng điển hình của bệnh ghẻ: ngứa, rụng lông, tạo vẩy

Ngứa: ngứa nhất là lúc trời nóng và lúc vận động Chó bị ghẻ hay gãi và cắn chỗ ngứa

Rụng lông: rụng lông từng đám, lúc đầu nhỏ càng về sau càng lan rộng cùng với sự sinh sản của ghẻ cái

Tạo vảy: chổ bị ngứa tạo vẩy dính chặt vào da và lông, tiếp tục lan rộng sau 5-6 tháng da hoàn toàn trơ trụi, đóng vẩy dày và nhăn nheo, bóc mùi hôi

2.6.2.5 Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng và bệnh tích

Dựa vào kết quả xem tươi trên kính hiển vi

2.6.2.6 Điều trị

Temadex mỗi gam thuốc có 250 mg Benzyl benzoate, 8 mg kẽm, Lindane 1,25

mg Dùng thuốc thoa vào da cho chó mèo, hoặc thấm vào giẻ bôi 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 – 3 ngày

Chloroform 2% bôi vào chổ bị ghẻ cho gia súc

Acrodeck 14% bôi

Cevine 3% bôi

Ichthion 30 – 50% bôi hoặc rửa cho chó

Ngày đăng: 31/08/2018, 09:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001. Giáo trình vi khuẩn và nấm gây bệnh thú y. Tủ sách Trường Đại học Nông Lâm TpHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: trình vi khuẩn và nấm gây bệnh thú y
3. Nguyễn Ngọc Đoan, 2005. Khảo sát tỷ lệ nhiễm nấm da, Demodex, Sarcoptex trên chó và hiệu quả điều trị tại Bệnh xá Thú y. LVTN Bác sĩ thú y. Đại Học Nông Lâm Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Demodex, Sarcoptex
4. Đồng Minh Hiển, 2001. Khảo sát tình hình bệnh ngoài da do Demodex và sarcoptes trên chó và ghi nhận kết quả điều trị bằng ivermectin và amitraz. LVTN Bác sĩ thú y. Đại Học Nông Lâm Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Demodex" và "sarcoptes
5. Lâm Thị Thu Hương, 2002. Giáo trình Mô học thú y. Tủ sách Trường Đại học Nông Lâm TpHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Mô học thú y
7. Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1999. Giáo trình Kí sinh và bệnh kí sinh ở gia súc, gia cầm tập II. Tủ sách Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kí sinh và bệnh kí sinh ở gia súc, gia cầm tập II
8. Nguyễn Vũ Thụy Hồng Loan, 2000. Khảo sát bệnh do Demodex, Sarcoptes và nấm ngoài da trên chó được điều trị tại Bệnh xá Thú y. LVTN Bác sĩ thú y. Đại Học Nông Lâm Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Demodex, Sarcopte
10. Nguyễn Như Pho, 2006. Giáo trình Dược lý Thú y. Tủ sách Trường Đại học Nông Lâm TpHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Dược lý Thú y
12. Lương Tấn Phước, 2006. Khảo sát tình hình bệnh do Demodex, sarcoptex và nấm da trên chó tại Bệnh Viện Thú y Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Demodex, sarcoptex
13. Phạm Ngọc Mỹ Thể, 2000. Khảo sát tình hình bệnh ngoài da do Demodex và sarcoptes trên chó và ghi nhận kết quả điều trị bằng ivermectin và amitraz. LVTN Bác sĩ thú y. Đại Học Nông Lâm Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Demodex" và "sarcoptes
2. Phan Nguyễn Thế Dũng, 2006. Khảo sát tỷ lệ bệnh về da trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại Bệnh xá Thú y. TLTN Bác sĩ thú y. Đại Học Nông Lâm Tp.HCM Khác
6. Nguyễn Thị Thanh Hương, 2001. Khảo sát một số ngoại ký sinh trên chó được điều trị tại Chi cục Thú y Tp.HCM. LVTN Bác sĩ thú y. Đại Học Nông Lâm Tp.HCM Khác
9. Huỳnh Thị Thanh Ngọc, 2001. Một số bất thường về lông và da trên chó mèo. Chuyên đề lớp cao học thú y 2001 Khác
11. Trịnh Thanh Phong, 2007. Khảo sát tình hình bệnh do Demodex, sarcoptex và nấm da trên chó tại Bệnh Viện Thú y Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w