1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y QUẬN 2 VÀ PHÒNG KHÁM THÚ Y TRẦN NÃO TRÊN NHÓM CHÓ ĐƯỢC MUA TỪ CÁC TIỆM THÚ CẢNH

63 274 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y **************** NGUYỄN THỊ KIM NGÂN KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y QUẬN 2 VÀ PHÒNG KHÁM THÚ Y TRẦN NÃO TRÊN NHÓM CHÓ

ĐƯỢC MUA TỪ CÁC TIỆM THÚ CẢNH

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN Lớp: DH07DY

Ngành: Dược Thú Y Niên khoá: 2007 – 2011

Tháng 08/2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

****************

NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y QUẬN 2 VÀ PHÒNG KHÁM THÚ Y TRẦN NÃO TRÊN NHÓM CHÓ

ĐƯỢC MUA TỪ CÁC TIỆM THÚ CẢNH

Khoá luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng bác sĩ Thú Y

Giáo viên hướng dẫn

TS NGUYỄN VĂN NGHĨA

Tháng 08/2012

Trang 3

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

Tên khóa luận: “Khảo sát các bệnh thường gặp và ghi nhận kết quả điều trị tại phòng khám thú y Quận 2 và phòng khám thú y Trần Não trên nhóm chó được mua từ các tiệm thú cảnh”

Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng tốt nghiệp khoa Chăn nuôi – Thú y, trường đại học Nông Lâm TP HCM ngày 16/08/2012

Ngày tháng năm 2012

Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Văn Nghĩa

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

 

Sau 5 năm học tập và nghiên cứu, nay tôi đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp bác sĩ thú y Thành quả tôi có được ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của mọi người

Trước hết tôi muốn gửi lời cám ơn đến cha mẹ và những người thân trong gia đình đã mang đến cho tôi nguồn động lực học tập trong suốt thời gian qua

Tôi xin chân thành cám ơn:

Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y

Quý thầy cô đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường

Cám ơn bác sĩ Huỳnh Thanh Kim Tâm, bác sĩ Nguyễn Ngũ Yến cùng các anh, chị, bạn bè thực tập tại phòng khám thú y Quận 2 và phòng khám thú y Trần Não đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Văn Nghĩa đã hết lòng hướng dẫn và gíup đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp để hoàn thành khoá luận này

Nguyễn Thị Kim Ngân

 

Trang 5

TÓM TẮT KHOÁ LUẬN

Đề tài “Khảo sát các bệnh thường gặp và ghi nhận kết quả điều trị tại phòng khám thú y Quận 2 và phòng khám thú y Trần Não trên nhóm chó được mua từ các tiệm thú cảnh” được tiến hành tại 2 phòng khám thú y là phòng khám

thú y Trần Não và phòng khám thú y quận 2 từ 06/02/2012 đến 06/06/2012

Quá trình khảo sát đã ghi nhận được 96 trường hợp là chó được mua mang đến khám và điều trị, trong đó có 78 ca mắc bệnh và được chia thành 7 nhóm với 15 bệnh khác nhau Kết quả ghi nhận như sau: bệnh kí sinh trùng (29,49 %), bệnh truyền nhiễm (24,36 %), bệnh trên đường hô hấp (14,10 %), bệnh trên đường tiêu hóa (10,26 %), bệnh mắt (8,97 %), bệnh tai (5,13 %) và nhóm các trường hợp khác (7,69 %) Trong đó nhóm bệnh kí sinh trùng và bệnh truyền nhiễm chiếm tỉ lệ cao

Kết quả điều trị khỏi trung bình là 87,18 % Tùy theo từng nhóm bệnh mà tỉ

lệ điều trị khỏi dao động từ 55 % đến 100 % Nhóm bệnh có tỉ lệ điều trị khỏi cao nhất là nhóm bệnh kí sinh trùng, bệnh trên đường hô hấp, bệnh trên đường tiêu hóa

và nhóm bệnh tai đều đạt 100 % Kế đến là nhóm các trường hợp khác đạt tỉ lệ 83,33 % nhóm bệnh mắt đạt 85,71 % Nhóm bệnh có tỉ lệ điều trị khỏi thấp nhất là nhóm bệnh truyền nhiễm 57,89 %

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

TRANG TỰA i

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii

LỜI CẢM ƠN iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN iv

MỤC LỤC v

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT x

DANH SÁCH CÁC BẢNG xi

DANH SÁCH CÁC HÌNH xii

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích – yêu cầu 2

1.2.1 Mục đích 2

1.2.2 Yêu cầu 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Một số chỉ tiêu sinh lý bình thường trên chó 3

2.1.1 Thân nhiệt 3

2.1.2 Nhịp tim 3

2.1.3 Tần số hô hấp 3

2.1.4 Tuổi trưởng thành động dục 3

2.1.5 Chu kì lên giống 4

2.1.6 Số con đẻ ra trong một lứa và tuổi cai sữa 4

2.2 Phương pháp cầm cột 4

2.2.1 Phương pháp khớp mõm 4

2.2.2 Phương pháp banh miệng 5

2.2.3 Phương pháp giữ trên gáy 5

2.2.4 Phương pháp khống chế thú trên bàn mổ 5

Trang 7

2.2.5 Vòng đeo cổ 5

2.3 Phương pháp chẩn đoán bệnh trên chó 5

2.3.1 Đăng kí hỏi bệnh 6

2.3.2 Chẩn đoán lâm sàng 6

2.3.3 Chẩn đoán phòng thí nghiệm 7

2.3.4 Các chẩn đoán đặc biệt 8

2.4 Các liệu pháp điều trị bệnh trên chó 8

2.5 Một số bệnh thường gặp trên chó và liệu pháp điều trị 8

2.5.1 Viêm thanh khí quản 8

2.5.1.1 Nguyên nhân 8

2.5.1.3 Chẩn đoán 8

2.5.1.4 Điều trị 8

2.5.2 Viêm phổi 9

2.5.2.1 Nguyên nhân 9

2.5.2.2 Triệu chứng 9

2.5.2.3 Chẩn đoán 9

2.5.2.4 Điều trị 9

2.5.3 Bệnh viêm dạ dày-ruột 9

2.5.3.1 Nguyên nhân 9

2.5.3.2 Triệu chứng 9

2.5.3.3 Chẩn đoán 10

2.5.3.4 Điều trị 10

2.5.4 Bệnh do giun đũa 10

2.5.4.1 Triệu chứng 10

2.5.4.2 Chẩn đoán 10

2.5.4.3 Phòng trị 11

2.5.5 Bệnh do giun móc 11

2.5.5.1 Triệu chứng và tác hại 11

2.5.5.2 Chẩn đoán 12

Trang 8

2.5.5.3 Phòng trị 13

2.5.6 Bệnh do Leptospira 13

2.5.6.1 Triệu chứng 13

2.5.6.2 Chẩn đoán 14

2.5.6.3 Điều trị 14

2.5.6.4 Phòng bệnh 14

2.5.7 Bệnh Carré 14

2.5.7.1 Triệu chứng 15

2.5.7.2 Chẩn đoán 15

2.5.7.3 Điều trị 16

2.5.7.4 Phòng bệnh 16

2.5.8 Bệnh do Parvovirus 16

2.5.8.1 Triệu chứng 16

2.5.8.2 Chẩn đoán 16

2.5.8.3 Phòng bệnh 17

2.5.9 Bệnh ho cũi chó 17

2.5.9.1 Triệu chứng 18

2.5.9.2 Chẩn đoán 18

2.5.9.3 Điều trị 18

2.5.9.4 Phòng ngừa 18

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 19

3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát 19

3.2 Đối tượng khảo sát 19

3.3 Điều kiện khảo sát 19

3.4 Nội dung khảo sát 19

3.5 Dụng cụ chẩn đoán và vật liệu thí nghiệm 19

3.5.1 Dụng cụ chẩn đoán 19

3.5.2 Vật liệu thí nghiệm 20

3.6 Các loại thuốc điều trị 20

Trang 9

3.7 Phương pháp khảo sát 20

3.7.1 Đăng kí hỏi bệnh 20

3.7.2 Chẩn đoán lâm sàng 21

3.7.3 Chẩn đoán cận lâm sàng 21

3.8 Một số triệu chứng lâm sàng của bệnh 22

3.9 Phân loại theo từng nhóm bệnh 22

3.9.1 Bệnh truyền nhiễm 22

3.9.2 Bệnh nội khoa 22

3.9.3 Bệnh ngoại khoa 22

3.9.4 Bệnh do kí sinh trùng và bệnh ngoài da 22

3.10 Ghi nhận kết quả điều trị 22

3.11 Chỉ tiêu khảo sát 23

3.12 Xử lý số liệu 23

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24

4.1 Tình hình các cửa hàng bán thú cảnh tại TP HCM 24

4.2 Tỉ lệ chó được mua mang đến khám và điều trị 26

4.3 Tình trạng chủng ngừa vaccin của chó được mua 26

4.4 Tỉ lệ chó được mua mắc bệnh theo giống, tuổi, giới tính 27

4.4.1 Tỉ lệ chó được mua mắc bệnh 27

4.4.2 Tỉ lệ chó được mua mắc bệnh theo tuổi 27

4.4.3 Tỉ lệ chó được mua mắc bệnh theo giống và giới tính 27

4.5 Tỉ lệ chó được mua mắc bệnh theo nhóm 28

4.6 Bệnh trên đường hô hấp 29

4.6.1 Bệnh viêm phổi 29

4.6.2 Bệnh viêm thanh khí quản 30

4.7 Bệnh truyền nhiễm 31

4.7.1 Bệnh do Parvovirus 32

4.7.2 Bệnh Carré 34

4.7.3 Bệnh ho cũi chó 36

Trang 10

4.8 Bệnh trên đường tiêu hóa 37

4.9 Bệnh kí sinh trùng 38

4.9.1 Chó nhiễm nội kí sinh 38

4.9.2 Chó nhiễm ve, bọ chét 39

4.9.3 Chó nhiễm Demodex 40

4.10 Bệnh mắt 41

4.10.1 Viêm kết mạc 41

4.10.2 Loét giác mạc 42

4.11 Bệnh tai 43

4.11.1 Viêm tai 44

4.11.2 Ghẻ tai 45

4.12 Các trường hợp khác 45

4.12.1 Ngộ độc 46

4.12.2 Hernia 47

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48

5.1 Kết luận 48

5.2 Đề nghị 49

5.2.1 Đối với chủ nuôi 49

5.2.2 Đối với bác sĩ thú y 49

5.2.3 Đối với các cửa hàng thú cảnh 49

5.2.5 Đối với khóa sau 49 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 

Trang 11

PO: Oral, per os (đường uống, ăn)

IM: Intramuscular injection (tiêm bắp)

IV: Intravenous injection (tiêm tĩnh mạch)

Trang 12

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang  

Bảng 4.1 Tỉ lệ chó được mua đến khám 26

Bảng 4.2 Tỉ lệ chó được mua mắc bệnh 27

Bảng 4.3 Ti lệ chó được mua mắc bệnh theo giống và giới tính 27

Bảng 4.4 Tỉ lệ chó được mua mắc bệnh theo nhóm bệnh 28

Bảng 4.5 Tỉ lệ chó được mua mắc bệnh trên hệ hô hấp 29

Bảng 4.6 Tỉ lệ chó được mua mắc bệnh truyền nhiễm 32

Bảng 4.7 Tỉ lệ chó được mua mắc bệnh trên hệ tiêu hóa 37

Bảng 4.8 Tỉ lệ chó được mua nhiễm kí sinh trùng 38

Bảng 4.9 Tỉ lệ chó được mua bị bệnh mắt 41

Bảng 4.10 Tỉ lệ chó được mua mắc bệnh tai 44

Bảng 4.11 Tỉ lệ chó được mua mắc các trường hợp khác 46   

Trang 13

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Cách buộc mõm chó 4

Hình 2.2 Trứng giun đũa Toxocara canis 11

Hình 2.3 Trứng giun móc 12

Hình 4.1 Nhiều chó con bị nhốt chung vào một chuồng 24

Hình 4.2 Chó bị xích trên vỉa hè 25

Hình 4.3 Chó bị xích vào gốc cây giữa trời nắng 25

Hình 4.4 Toàn cảnh một tiệm bán thú cảnh trên đường Lê Hồng Phong, Q10 26

Hình 4.5 Sử dụng máy xông trong điều trị bệnh viêm phổi 30

Hình 4.6 Chó bị chảy dịch mũi 31

Hình 4.7 Test Parvovirus dương tính 33

Hình 4.8 Chó nổi mụn nước ở bụng 34

Hình 4.9 Chó bị sừng hóa mũi 35

Hình 4.10 Demodex canis 40

Hình 4.11 Mắt chó sưng và đỏ 42

Hình 4.12 Chó bị loét giác mạc 43

Hình 4.13 Viêm tai trên chó 44 

Trang 14

Việc tìm được một chú chó cảnh vừa ý là rất quan trọng Hiện nay đã xuất hiện rất nhiều cửa hàng bán thú cảnh ở khắp nơi Nhiều người sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua được một chú chó cảnh vừa ý Nhưng với tình trạng mua bán thú cảnh diễn ra không được kiểm soát như hiện nay thì liệu chất lượng của chúng có được đảm bảo hay không? Chó cảnh mua trong các cửa hàng thường mắc các bệnh

gì và có gây hại gì cho con người hay không?

Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi-Thú Y và Bộ Môn Nội Dược, cùng với sự hướng dẫn của TS Nguyễn Văn Nghĩa, chúng tôi thực

hiện đề tài “Khảo sát các bệnh thường gặp và ghi nhận kết quả điều trị tại phòng khám thú y Quận 2 và phòng khám thú y Trần Não trên nhóm chó được mua từ các tiệm thú cảnh”

Trang 15

1.2 Mục đích – yêu cầu

1.2.1 Mục đích

Khảo sát tình hình nhiễm bệnh trên nhóm chó được mua từ các tiệm thú cảnh,

Khảo sát kết quả điều trị trên nhóm chó này

Nâng cao hiểu biết và rút ra những kinh nghiệm thực tế cho bản thân

Trang 16

2.1.4 Tuổi trưởng thành động dục

Chó đực: 7-10 tháng

Chó cái: 6-12 tháng

Trang 17

Thời gian mang thai của chó là 58-63 ngày

Ngoài ra sự trưởng thành sinh dục thường xuất hiện sớm ở những giống chó nhỏ và muộn ở những giống chó lớn Ở chó thường gặp hiện tượng mang thai giả (Vương Đức Chất và Lê Thị Lài, 2004)

2.1.5 Chu kì lên giống

Ở chó chu kì rụng trứng là 180 ngày, nên mỗi năm chó có 2 chu kì lên giống Thời gian động dục trung bình là 12 – 20 ngày Thời gian phối giống thích hợp là từ ngày 9 – 13 kể từ khi có biểu hiện lên giống đầu tiên Khi phối giống thì nên phối 2 lần cách nhau 1 ngày để đảm bảo sự thụ tinh chắc chắn

2.1.6 Số con đẻ ra trong một lứa và tuổi cai sữa

Phụ thuộc vào giống lớn hay nhỏ con, thông thường số con dao động trong khoảng 3 – 15 con/lứa Tuổi cai sữa khoảng 8 – 9 tuần tuổi

2.2 Phương pháp cầm cột

2.2.1 Phương pháp khớp mõm

Phương pháp này được áp dụng đối với những chó hung dữ, để tránh nguy hiểm cho bác sĩ thú y trong lúc chẩn đoán và điều trị

Hình 2.1 Cách buộc mõm chó (Lê Văn Thọ, 2009)

Có thể dùng dây buộc vải mềm (dây dù) hay dây nilon để thắt chặt mõm chó,

để nút cột nằm trên mũi, sau đó đưa hai đầu dây xuống hàm dưới rồi làm thêm một nút đơn giản dưới cằm Sau đó đưa hai sợi dây lên cổ và làm nút để cố định ở ngay sau tai

Trang 18

2.2.2 Phương pháp banh miệng

Dùng trong trường hợp khám vùng miệng chó, chó thường kháng cự khimở

miệng chúng để đưa dụng cụ vào, vì thế việc dùng thuốc an thần, thuốc mê là cần

thiết

Trong trường hợp không có dụng cụ banh miệng có thể dùng hai vòng dây

cho vào hàm trên và hàm dưới rồi kéo mạnh về hai phía để mở miệng chó ra

2.2.3 Phương pháp giữ trên gáy

Động tác này áp dụng đối với những chó hung dữ và không có chủ bên cạnh

lúc điều trị

Dùng lúc khám, đo thân nhiệt, chích thuốc, tránh trường hợp chó quay lại

cắn

Cần chú ý đối với những giống chó mõm ngắn, mắt lồi (như giống chó Bắc

Kinh) vì dễ gây tổn thương mắt của chúng

2.2.4 Phương pháp khống chế thú trên bàn mổ

Khi buộc chó trên bàn mổ cần thao tác nhẹ nhàng, tránh gây kích động stress

cho chó

Tùy theo mục đích của cuộc giải phẫu và vị trí vết mổ, người ta buộc chó

theo nhiều cách khác nhau: nằm ngửa, nằm sấp, nằm nghiêng một bên

2.2.5 Vòng đeo cổ

Dùng để ngăn ngừa chó cắn, liếm vào vết thương Vòng có thể được làm

bằng tấm bìa cứng Ở giữa cắt một vòng tròn lớn hơn cổ chó, đặt cổ thú vào vòng

tròn sau đó uống cong tấm bìa như hình chiếc phễu ôm vào đầu thú Có thể làm

thêm các nút cài để có thể thay đổi kích thước vòng

2.3 Phương pháp chẩn đoán bệnh trên chó

Nhằm giúp việc chẩn đoán bệnh được chính xác, không bị thiếu sót, từ đó

xác định được liệu pháp điều trị có hiệu quả, việc khám bệnh cần được tiến hành

theo các trình tự dưới đây:

Trang 19

2.3.1 Đăng kí hỏi bệnh

Lập bệnh án riêng cho mỗi ca đến khám để theo dõi: ngày đến khám, tên thú, giống, tuổi, giới tính, trọng lượng và ghi tên chủ nuôi, địa chỉ, số điện thoại liên lạc khi cần

Hỏi chủ nuôi về nguồn gốc của thú, nếu là thú mua thì mua ở đâu, mua được bao lâu, lịch tiêm phòng, lịch tẩy ký sinh trùng, cách chăm sóc nuôi dưỡng, tình trạng ăn uống, thời gian mắc bệnh kể từ lúc mua, những biểu hiện triệu chứng khi chó bệnh, đã điều trị ở đâu chưa và kết quả như thế nào để có hướng chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp

Kiểm tra tần số hô hấp, thể hô hấp và tính cân đối khi hô hấp

Kiểm tra mũi, gương mũi, dịch mũi (màu sắc, mùi)

Kiểm tra khí quản, phế quản, phản xạ ho

Quan sát, sờ nắn, nghe vùng phổi và xem phản ứng của thú

Khám hệ tim mạch

Nghe tim để phát hiện những tiếng tim bất thường

Sờ nắn vùng tim để xem phản xạ đau của thú

Trang 20

Khám hệ niệu dục

Quan sát những bất thường khi thú đi tiểu, kiểm tra màu và lượng nước tiểu

Sờ nắn vùng thận, bàng quang, và xem phản ứng của thú

Đối với thú cái xem âm hộ có chảy nước hay rỉ dịch

Đối với thú đực kiểm tra dương vật

Khám cơ quan cảm giác và phản xạ thần kinh

Kiểm tra nước tiểu: quan sát màu sắc, đo tỷ trọng, độ nhớt, độ pH, glucose, nitrit, xét nghiệm vi sinh vật, sự hiện diện bạch cầu, hồng cầu, cặn nước tiểu

Kiểm tra phân: kiểm tra ký sinh trùng đường ruột bằng phương pháp phù nổi với nước muối bão hòa

Kiểm tra dịch chọc dò: để xác định lượng protein trong dịch chọc dò, để phân biệt dịch viêm hay dịch phù (bằng phản ứng Rivalta)

Kiểm tra chất cạo từ lông, da

Xét nghiệm dịch mũi, nuôi cấy, phân lập, thử kháng sinh đồ

Trang 21

2.3.4 Các chẩn đoán đặc biệt

Chẩn đoán hình ảnh bằng chụp X- quang, siêu âm

2.4 Các liệu pháp điều trị bệnh trên chó

Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh: liệu pháp này có hiệu quả điều trị rất cao nhưng phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh

Điều trị theo cơ chế sinh bệnh: từ khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể đến khi gây thành bệnh, cơ thể thú trải qua nhiều thời kì Điều trị theo cơ chế sinh bệnh

là dùng các biện pháp điều trị để cắt đứt bệnh ở một khâu nào đó nhằm ngăn chặn hậu quả kế tiếp xảy ra

Điều trị theo triệu chứng: nhằm ngăn chặn các triệu chứng nguy kịch có khả năng đe dọa đến con vật

Liệu pháp hỗ trợ: đây là liệu pháp rất quan trọng được áp dụng điều trị trong các bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch và tạo mọi thuận lợi cho thú vượt qua bệnh, đặc biệt là trong bệnh truyền nhiễm

2.5 Một số bệnh thường gặp trên chó và liệu pháp điều trị

2.5.1 Viêm thanh khí quản (Nguyễn Như Pho, 2000)

2.5.1.1 Nguyên nhân

Nguyên phát: do các tác động cơ giới làm niêm mạc của chó bị tổn thương,

do hít phải khí độc, chăm sóc nuôi dưỡng không tốt

Thứ phát: do kế phát từ các bệnh kí sinh trùng, bệnh nội khoa

Kháng sinh: amoxicillin+ clavulanate

Kháng viêm: prednisolone, dexamethasone

Giảm ho, long đờm: acetylcystein, bromhexidine

Trang 22

2.5.2 Viêm phổi (Nguyễn Như Pho, 2000)

2.5.2.1 Nguyên nhân

Do các tác nhân kích thích như khí độc, thời tiết thay đổi đột ngột, nấm, kí sinh trùng hay sặc thức ăn, nước uống vào đường hô hấp

Nhiễm trùng hô hấp do Streptococcus pneumoniae, Haemophillus,

Pasteurella… hay nhiễm trùng kế phát từ bệnh đường hô hấp trên, bệnh truyền

Kháng sinh: enrofloxacin, amoxicillin+ clavulanate

Giảm ho, long đờm: acetylcystein, bromhexidine

Kháng viêm: prednisolone, dexamethasone

Thuốc giãn phế quản: theophylline

Bổ sung vitamin nhóm B, vitamin C

Trang 23

Đau bụng, ói mửa liên tục

Phân lúc này hơi khô, sau 1-2 ngày thì tiêu chảy dữ dội, mùi hôi thối, trong phân có lẫn niêm mạc ruột, thức ăn chưa tiêu hóa

Chó mất nước, da khô, mắt hõm xuống mệt mỏi

Chó đi xiêu vẹo, nhai giả, co giật bắp thịt

Bảo vệ niêm mạc ruột: Actapulgite, Phospholugel

Giảm tiết dịch và co thắt dạ dày-ruột: atropin sulfate

Thải trừ các chất trong ruột: MgSO4, Na2SO4

Bổ sung năng lượng, nước và chất điện giải bằng dung dịch glucose 5%, Lactate Ringer

Bổ sung vitamin nhóm B, vitamin C

Cho chó nhịn ăn 1-2 ngày đến khi hết tiêu chảy thì cho ăn thức ăn dễ tiêu đến khi bình phục hoàn toàn

Ấu trùng di hành qua mặt thận, gan, phổi, não gây hoại tử các cơ quan và gây viêm phổi, phù thủng, xuất huyết

2.5.4.2 Chẩn đoán

Lâm sàng: dựa vào các triệu chứng kể trên

Trang 24

Cận lâm sàng: xét nghiệm phân theo phương pháp phù nổi tìm trứng giun

Hình 2.2 Trứng giun đũa Toxocara canis

Trang 25

Giun bám chặt vào thành ruột làm hư hại lớp nhung mao, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt, vitamin B2, B12 và C

Chó thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, gầy còm, suy nhược Khi nhiễm nặng chó bỏ ăn, kiết lỵ, táo bón, phân có lẫn máu

Giai đoạn ấu trùng xâm nhập qua da thường tạo phản ứng cục bộ để lại những nốt xuất huyết hoặc gây viêm da Biểu hiện của bệnh giun móc có 4 thể:

Thể quá cấp: thường xuất hiện trên chó con vài tuần (ngày thứ 15) sau khi

sinh Tuần đầu thấy chó vẫn khỏe nhưng tuần thứ 2 chó đột ngột bệnh, thiếu máu nặng và chết nhanh Xét nghiệm phân không có trứng giun

Thể cấp: thiếu máu, gầy yếu, chết kéo dài, xét nghiệm thấy trứng giun trong

phân

Thể mãn: chó có khả năng tái tạo bù đắp lượng máu bị mất, thể trạng chung

bình thường, xét nghiệm phân có trứng giun

Thể thứ phát: xuất hiện dấu hiệu của bệnh tim mạch do tình trạng thiếu máu

kéo dài, lâu dần khả năng tái tạo máu không bù đắp nổi lượng máu bị thất thoát (Lê Hữu Khương, 2008)

Trang 26

Có thể dùng fenbendazole liều 50 mg/kg thể trọng liên tục 3 tuần trước khi sinh đến 2 ngày sau khi sinh để ngăn ngừa giun móc cho chó con và chó mẹ

Chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo để nâng cao sức đề kháng Nếu thấy chó gầy

ốm, thiếu máu cần kiểm tra phân hoặc cho uống các loại thuốc trên để tẩy giun móc

Phát quang các bụi cây xung quanh nhà để có ánh nắng chiếu trực tiếp, có tác dụng diệt trứng và ấu trùng (Lê Hữu Khương, 2008)

2.5.6 Bệnh do Leptospira

Đây là bệnh truyền nhiễm chung giữa người và nhiều loài động vật, do xoắn

khuẩn Leptospira interrogans gây ra Trong thể cấp tính chó thường có biểu hiện

viêm dạ dày ruột xuất huyết, ói ra máu và đi phân sậm màu (thể thương hàn) hoặc gây hoàng đản, nước tiểu vàng sậm (thể hoàng đản), tỷ lệ chết có thể lên đến 60-90

% (Trần Thanh Phong, 1996)

2.5.6.1 Triệu chứng

Thời gian nung bệnh 5-15 ngày

Thể cấp tính: bại huyết phát triển nhanh sau vài giờ nhiễm, chó sốt cao và suy nhược nặng nề, có thể chia làm 2 thể:

- Thể thương hàn: chó có biểu hiện xuất huyết trầm trọng, viêm kết mạc mắt, ói ra máu, phân sậm màu Do niêm mạc bị loét nên thú thở có mùi hôi, mất nước rất nhanh, thân nhiệt giảm và chết trong vòng 2-4 ngày

- Thể hoàng đản: chó có biểu hiện viêm kết mạc mắt, hoàng đản, nước tiểu sậm màu, khó thở tăng dần kèm theo kém ăn, ói mửa…Vào giai đoạn cuối thân nhiệt chó tăng cao, khó thở, hơi thở hôi, tiêu chảy, đôi khi xuất huyết và có những biểu hiện viêm não trước khi hấp hối

Trang 27

Thể bán cấp tính và mãn tính: thể này tương ứng với sự phát triển hội chứng urê huyết, viêm thận với biểu hiện đa niệu, khát nước nhiều, nôn mửa, tiêu chảy Sau một thời gian hôn mê do urê huyết chó sẽ chết Những xáo trộn ở thận và gan

có thể dẫn đến sự suy giảm sức khỏe chó Chó sẽ khó thở, có mùi urê ở miệng, xáo trộn hô hấp, viêm màng mống mắt, viêm cơ…

2.5.6.2 Chẩn đoán

Lâm sàng: dựa vào các triệu chứng nói trên

Cận lâm sàng: soi tươi dưới kính hiển vi nền đen, nuôi cấy phân lập, tiêm truyền thú thí nghiệm, phản ứng vi ngưng kết MAT, phản ứng ELISA

Chẩn đoán phân biệt

Trong trường hợp hoàng đản cần phân biệt với viêm gan truyền nhiễm, ký sinh trùng đường máu, trúng độc

Trong trường hợp xáo trộn tiêu hóa, ói mửa, tiêu chảy ra máu cần phân biệt

với bệnh Carré, bệnh do Parvovirus

2.5.6.3 Điều trị

Kháng sinh: erythromycine, enrofloxacin

Kháng viêm: dexamethasone, prednisolone

Cung cấp nước chất điện giải bằng dung dịch Lactate Ringer

Truyền glucose 5 % để cung cấp năng lượng

Bổ sung vitamin nhóm B, vitamin C

2.5.6.4 Phòng bệnh

Cách ly chó khỏe với chó bệnh

Vệ sinh sát trùng sạch sẽ nơi ở của chó để tránh lây lan mầm bệnh

2.5.7 Bệnh Carré (Trần Thanh Phong, 1996)

Bệnh Carré là một bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxoviridae

gây nên với đặc điểm là gây chết với tử số cao trên thú ăn thịt, đặc biệt cho loài chó

Trên chó non bệnh thường lây lan rất mạnh với các biểu hiện sốt, viêm phổi, viêm ruột, nổi những nốt mụn ở vùng da ít lông… ở giai đoạn cuối thường có triệu chứng thần kinh

Trang 28

Sự kế phát các vi khuẩn ký sinh ở niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa làm bệnh trầm trọng hơn

2.5.7.1 Triệu chứng

Biểu hiện lâm sàng thay đổi nhiều tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi chó mắc bệnh, giống chó, tình trạng sức khỏe, chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng, độc lực của chủng virus…

Thời kỳ nung bệnh biến đổi 3-8 ngày, có thể xuất hiện những triệu chứng như viêm kết mạc mắt, viêm xoang mũi chảy nhiều dịch lỏng lúc đầu sau đặc dần rồi có mủ… Ở thời kỳ này có thể thấy giảm bạch cầu đặc biệt là bạch cầu lympho

Thể cấp tính: sốt 2 pha, số lượng bạch cầu giảm Chó có biểu hiện xáo trộn

hô hấp (thở khò khè, âm rale ướt, khóe mũi có lẫn cả máu với biểu hiện viêm phổi…) hoặc xáo trộn tiêu hóa (đi phân lỏng, tanh, có thể lẫn máu hoặc lẫn niêm mạc ruột bị bong tróc) hoặc những biểu hiện viêm não (co giật, bại liệt), nổi mụn

mủ ở da

Thể bán cấp tính: những biểu hiện hô hấp và tiêu hóa có thể thầm lặng, kéo

dài 2-3 tuần trước khi xuất hiện những biểu hiện thần kinh, thường xuất hiện trên những chó có chứng sừng hóa da gan bàn chân

2.5.7.2 Chẩn đoán

Lâm sàng: dựa vào các triệu chứng chủ yếu sau: sốt hai pha, bệnh kéo dài trên ba tuần, xáo trộn hô hấp, chảy nhiều chất tiết ở mắt và mũi, ho, tiêu chảy, sừng hóa mõm và gan bàn chân, xáo trộn thần kinh

Cận lâm sàng: dùng test Anigen Rapid CDV Ag tìm virus gây bệnh

Chẩn đoán phân biệt

Viêm gan truyền nhiễm: gan sưng to dễ vỡ, đục giác mạc

Bệnh do Parvovirus: viêm dạ dày ruột xuất huyết, viêm cơ tim trên chó non Bệnh do Leptospira: viêm dạ dày ruột chảy máu, viêm loét miệng và thường

xuất huyết ở chó lớn, vàng da và niêm mạc trên chó con

Trang 29

Thuốc chống co giật: phenobarbitan, atropin sulfate

Kháng viêm: dexamethasone, prednisolone

2.5.8 Bệnh do Parvovirus (Trần Thanh Phong, 1996)

Là bệnh truyền nhiễm do Parvovirus gây nên với đặc điểm là tiêu chảy phân

lẫn máu, giảm thiểu số lượng bạch cầu, tử số cao trên chó con còn bú

2.5.8.1 Triệu chứng

Thể đường ruột: thời gian nung bệnh 3-5 ngày và chấm dứt bằng những

triệu chứng ngủ liệm hay liệt nhược, chó có triệu chứng dạ dày ruột (ói mửa, tiêu chảy, phân có lẫn máu)

Thể viêm cơ tim: thường gặp trên chó 1-2 tháng tuổi, có thể gây chết đột

ngột Chó có biểu hiện khó thở, rên rỉ và kiệt sức, chết trong vòng vài giờ hoặc vài phút Những chó con còn sống có thể có những bất thường về điện tâm đồ, tiếng thổi của tim, suy tim

2.5.8.2 Chẩn đoán

Lâm sàng: dựa vào các triệu chứng: viêm dạ dày- ruột rất lâu, thường có xuất huyết với các biểu hiện như nôn ói, tiêu chảy lẫn máu tươi có mùi tanh đặc trưng, sốt nhưng không cao

Trang 30

Cận lâm sàng: sử dụng bộ test Anigen Rapid CPV Ag để phát hiện virus gây bệnh

Chẩn đoán phân biệt

Viêm ruột do Coronavirus: lây rất nhanh nhưng thường phát triển rất chậm

và rất nhẹ

Viêm ruột do virus Carré: sốt cao nhiều ngày, viêm phổi, viêm ruột, có mụn

mủ ở vùng da ít lông

Viêm ruột do vi trùng Salmonella, Shigella, Campylobacter, Leptospira…

hay tiêu chảy do trúng độc có nguồn gốc từ thức ăn

2.5.8.3 Điều trị: bệnh không có thuốc đặc trị, việc điều trị chỉ nhằm tăng cường sức

chóng chọi với bệnh, chữa triệu chứng và chống những vi trùng kế phát

Truyền dung dịch Lactate Ringer, glucose 5% để cung cấp nước, chất điện giải và năng lượng

Kháng sinh: amoxicillin, doxycycline, enrofloxacin

Chống ói: metoclopramide, atropin

2.5.9 Bệnh ho cũi chó (Craig E Greene, 2005)

Bệnh ho cũi chó hay viêm khí phế quản truyền nhiễm (IBT) là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất dễ lây trên đường hô hấp của chó, đặc trưng bởi khởi phát đột ngột, ho kịch phát, có đờm và dịch mũi Các dấu hiệu lâm sàng là do chó bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn hoặc virus hoặc cả hai có ở biểu mô của khoang mũi, thanh quản

và khí quản, phế quản, tiểu phế quản, và phổi

Tác nhân gây nhiễm trùng trong bệnh ho cũi chó

Trang 31

Virus: virus Carée, Adenovirus type 2, Herpesvirus, Canine Parainfluenza

virus

Vi khuẩn: Mycoplasma, Bordetella bronchiseptica, Streptococcus spp

2.5.9.1 Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh: 3-10 ngày

Chó đang khỏe mạnh bất ngờ ho dữ dội, có biểu hiện muốn nôn

Có thể thấy hoặc không thấy dịch tiết vì chỉ có 1 lượng nhỏ hoặc cũng có trường hợp chó nuốt vào

2.5.9.2 Chẩn đoán

Chủ yếu căn cứ vào triệu chứng và dịch tễ học (phương thức lây lan)

Xét nghiệm phân lập virus, vi khuẩn trong phòng thí nghiệm kết quả không cao và không kịp thời

Nuôi dưỡng chăm sóc tốt cho chó

Tiêm phòng vaccin khi chó được 7-8 tuần tuổi và lặp lại mỗi năm

Ngày đăng: 22/07/2018, 01:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Vương Đức Chất và Lê Thị Lài, 2004. Bệnh thường gặp ở chó – mèo và cách phòng trị. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, trang 126 – 128 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh thường gặp ở chó – mèo và cách phòng trị
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội
2.Trần Thị Dân-Dương Nguyên Khang, 2006. Sinh lý vật nuôi. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 358 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý vật nuôi
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
3.Lê Hữu Khương, 2010. Ký sinh trùng thú y, trang 93-99 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh trùng thú y, t
4.Nguyễn Như Pho, 2000. Giáo trình Nội Chẩn.  Tủ sách Trường Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, trang 2-139 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nội Chẩn
5.Trần Thanh Phong, 1996. Một số bệnh truyền nhiễm chính trên chó. Tủ sách Trường Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, trang 59-98 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số bệnh truyền nhiễm chính trên chó
6.Lê Văn Thọ, 2009. Ngoại khoa thú y (Chó- Mèo). Nhà xuất bản Nông Nghiệp, trang 170-173 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngoại khoa thú y (Chó- Mèo)
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
8.Ian Ramsay, 2008. BSAVA small animal formulary, UK, pp 404 Sách, tạp chí
Tiêu đề: BSAVA small animal formulary
9.Craig E. Greene,2005. Infectious diseases of the dog and cat, Saunders Elsevier, pp 25-71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Infectious diseases of the dog and cat

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w