1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn và xác định các mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng một số loại rau trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp)

76 264 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 768,79 KB

Nội dung

Đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn và xác định các mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng một số loại rau trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn và xác định các mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng một số loại rau trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn và xác định các mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng một số loại rau trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn và xác định các mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng một số loại rau trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn và xác định các mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng một số loại rau trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn và xác định các mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng một số loại rau trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn và xác định các mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng một số loại rau trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn và xác định các mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng một số loại rau trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn và xác định các mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng một số loại rau trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp)

Trang 1

LOẠI RAU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Công nghệ Thực phẩm Khoa : CNSH - CNTP

Khóa học : 2013 – 2017

Thái Nguyên, 2017

Trang 2

LOẠI RAU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Công nghệ Thực phẩm

Khoa : CNSH - CNTP Khóa học : 2013 – 2017 Giảng viên hướng dẫn : 1.KS Đào Thị Hà Thu

2 ThS Nguyễn Thị Đoàn

Thái Nguyên, 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Khóa Luận này là trung thực

Tôi xin cam đoan rằng, mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện Khóa Luận

đã đƣợc cảm ơn và thông tin đƣợc trích dẫn trong Khóa Luận này đã đƣợc ghi

rõ nguồn gốc

Thái nguyên, ngày tháng năm 2017

Sinh viên

Bàn Quang Dự

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, gia đình, bạn bè , nhiều cá nhân và tập thể

Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn ThS Nguyễn Thị Đoàn – Giảng viên khoa CNSH- CNTP, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến KS.Đào Thị Hà Thu – Chuyên viên Chi cục quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Tuyên Quang đã giúp đỡ tận tình tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt thành của các cô, chú, anh, chị trong chi cục quản lý chất lượng Nông Lâm sản và thủy sản Tuyên Quang, Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang đã giúp đỡ tôi thực hiên tốt đề tài này

Đồng thời tôi xin cảm ơn các cô chú Trong ban chủ nhiệm HTX nông nghiệp Ỷ La, các cô bác trong tổ 3, phường Tân Hà đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu thực tế sản xuất rau tại địa phương

Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017

Sinh viên

Bàn Quang Dự

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Mức giới hạn tối đa cho phép Hàm lượng nitrat (NO3) trong sản

phẩm rau tươi 12

Bảng 2.2: Mức giới hạn tối đa cho phép một số kim loại nặng 14

trong rau 14

Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 2010– 2014 21

Bảng 2.4 Số liệu thống kê sơ bộ xuất khẩu rau quả 22

10 tháng đầu năm 2015 22

Bảng 4.1 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ lực tỉnh Tuyên Quang năm 2014- 2015 35

Bảng 4.2 Diện tích Trồng rau phân theo huyện, thành phố 37

năm 2014, 2015 và 2016( Vụ xuân + vụ mùa) 37

Bảng 4.3 Diện tích và sản lượng một số loại rau chính của toàn tỉnh năm 2014, 2015, 2016( Vụ xuân + Vụ mùa) 39

Bảng 4.4 Bảng Kết quả phân tích mẫu đất nước 41

Bảng 4.5 Diện tích và năng suất giữa ruộng mô hình và ruộng đại trà 42

Bảng 4.6 Phương thức luân canh sản xuất RAT 43

Bảng 4.7 Bảng kết quả phân tích mẫu đất 43

Bảng 4.8 Đặc điểm nhân khẩu và sản xuất của nông hộ trồng rau tại tổ 3 phương Tân Hà 44

Bảng 4.9 Kinh nghiệm trồng rau tại các hộ điều tra 45

Bảng 4.10 Quy mô diện tích sản xuất RAT quy mô hộ gia đình tại tổ 3, phường Tân Hà 46

Bảng 4.11 Các loại rau chính được sản xuất tại tổ 3, phường Tân Hà 46

Bảng 4.12 Các dự án trồng rau tại tỉnh Tuyên Quang 48

Bảng 4.13.Quy hoạch phát triển cây rau tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 49

Trang 6

Bảng 4.14.Quy hoạch các vùng sản xuất rau tập trung tỉnh Tuyên Quang đến

năm 2020 50

Bảng 4.15 Quy hoạch các vùng sản xuất rau VietGAP tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 50

Bảng 4.16 Bảng kết quả phân tích dƣ lƣợng Nitrat 51

Bảng 4.17 Bảng kết quả phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật 52

Bảng 4.18 Kết quả phân tích dƣ lƣợng thuốc BVTV 52

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATTP An toàn thực phẩm

BVTV Bảo vệ thực vật

DDT Dichliro diphenyl trichlorothane

FAO Food and Agriculture Organization ( Tổ chức nông

nghiệp và lương thực Liên Hiệp Quốc)

PTNT Phát triển nông thôn

VietGAP Vietnamese Good Agricultural Practices ( Thực hành sản

xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi ở Việt Nam)

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC BẢNG iii

MỤC LỤC vi

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích và yêu cầu 2

1.2.1 Mục đích 2

1.2.2 Yêu cầu 3

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

1.3.1 Ý nghĩa khoa học 3

1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4

2.1.1 Khái quá chung về rau an toàn 4

2.1.1.1 Khái niệm rau an toàn 4

2.1.1.2.Quy trình sản xuất rau an toàn 4

2.1.2 Các mối nguy và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng của rau an toàn 9

2.1.2.1 Mối nguy hóa học 9

2.1.2.2 Mối nguy sinh học 14

2.1.2.3 Mối nguy vật lý 15

2.2 Tình hình sản xuất rau an toàn trên thế giới và Việt Nam 16

2.2.1 Tình hình sản xuất rau an toàn trên thế giới 16

2.2.2 Tình hình sản xuất rau an toàn ở Việt Nam 19

Trang 9

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU 23

3.1 Đối tượng nghiên cứu 23

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23

3.3 Nội dung nghiên cứu 23

3.4 Phương pháp nghiên cứu 23

3.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu 23

3.4.1.1 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp 23

3.4.1.2 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 23

3.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa 24

3.4.3 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu nông sản 24

3.4.4 Phương pháp phân tích 25

3.4.4.1 Xác định dư lương thuốc bảo vệ thực vật theo phương pháp sắc kí 25

3.4.4.2 Phân tích Colifoms theo TCVN 4882- 2007 31

3.4.4.3 Xác định E.coli theo TCVN 7904:2008 32

3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu 33

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34

4.1 Đánh giá điều về kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Tuyên Quang 34

4.2 Đánh giá tình hình sản xuất rau và công tác quản lý chất lượng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 35

4.2.1 Đánh giá tình hình sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 35

4.2.2 Công tác quản lý chất lượng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 39

4.2.2.1 Mô hình sản xuất RAT tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 40

4.2.2.2 Mô hình sản xuất RAT tại HTX Ỷ La, thành phố Tuyên Quang 42

Trang 10

4.2.2.3 Công tác quản lý và tình hình sản xuất RAT tại các nông hộ tổ 3,

phường Tân Hà thuộc HTX Ỷ La 44

4.2.2.4 Chính sách phát triển sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 47 4.3 Xác định một số mối nguy ảnh hưởng tới chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của một số loại rau trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 51

4.3.1 Hàm lượng Nitrat 51

4.3.2 Chỉ tiêu Vi sinh vật 51

4.3.3 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 52

4.4 Đề xuất những giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo vệ sinh môi trường 53

4.4.1 Giải pháp về kỹ thuật sản xuất 54

4.4.2 Giải pháp về tiêu thu sản phẩm 55

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

5.1 Kết luận 56

5.2 Kiến nghị 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 11

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Rau là một thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày của con người, đó là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của con người đặc biệt là các Vitamin, chất khoáng, axit hữu cơ…Do đó an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất rau xanh đang thực sự trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội

Xu hướng sản xuất hàng hóa ngày càng gia tăng, chạy theo lợi nhuận

đã dẫn đến tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trong nông sản ở Việt Nam nói chung và ở Tuyên Quang nói riêng nhất là trong sản xuất rau xanh đang là vấn đề gây nhiều lo lắng Tình trạng rau bị tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, Nitrat, kim loại nặng, vi sinh vật…Là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp và mãn tính cho người sử dụng, gây ảnh hưởng nghiên trọng đến sức khỏe cộng đồng

Hơn nữa không giống như những cây trồng khác, cây rau được gieo trồng với nhiều chủng loại phong phú, có thời gian sinh trưởng ngắn nên đòi hỏi lượng nước, phân bón cũng như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng nhiều hơn, từ đó phát sinh các vấn đề như tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, tồn dư lượng đạm trong rau, nhiễm một số loại kí sinh trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng do vậy việc sản xuất và cung cấp rau an toàn cho thị trường đảm bảo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng Nitrat, kim loại nặng dưới mức cho phép đang là nhu cầu hết sức cần thiết

Thực tế trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, việc quản

lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn còn gặp nhiều khó khăn từ nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng, kết quả còn nhiều hạn chế, chưa có một cơ chế quản lý nào đồng bộ từ sản xuất đến tiêu thụ

Trang 12

Trong khi đó người trồng rau vẫn còn mối lo cho đầu ra sản phẩm khi người tiêu dùng còn “đánh đồng” RAT với các loại rau khác, giá bán RAT chỉ bằng các loại rau thông thường, hơn nữa người nông dân vẫn còn khó khăn trong việc đầu tư thâm canh, chăm bón, quy trình sản xuất vẫn chưa hoàn thiện nên ảnh hưởng đến chất lượng và việc tiêu thụ sản phẩm

Vì vậy, phát triển rau an toàn đang là yêu cầu bức bách và là mối quan tâm toàn xã hội, vì sự an toàn sức khoẻ của cộng đồng, tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững Đó cũng là yêu cầu trách nhiệm của người sản xuất đối với xã hội, vừa đảm bảo tốt môi trường vì sự an toàn của con người, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm, giúp nông dân cải thiện đời sống Để ngày càng có nhiều người sản xuất, nhiều vùng sản xuất rau an toàn

và hình thành, ổn định mạng lưới cung ứng, tiêu thụ rau an toàn hơn, cần phải đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước qua các hoạt động tuyên truyền giáo dục, vận động người trồng rau và người tiêu dùng thay đổi thói quen canh tác

và tiêu dùng

Từ những vấn đề trên xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng và thực tế sản xuất

chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng sản xuất rau an

toàn và xác định các mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng một số loại rau trên địa bàn tỉnhTuyên Quang”

1.2 Mục đích và yêu cầu

1.2.1.Mục đích

Đánh giá thực trạng sản xuất và quản lý chất lượng rau an toàn, xác định các mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh của một số loại rau trên địa bàn tỉnhTuyên Quang làm cơ sở đưa ra các giải pháp thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

Trang 13

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Đề tài có ý nghĩa trong bảo vệ sức khỏe con người

- Phổ biến, tuyên truyền cho người dân về thực trạng sản xuất rau từ đó

có được biện pháp phát triển, đề phòng và có ý thức hơn trong vấn đề vệ sinh

an toàn thực phẩm

- Làm căn cứ để tuyên truyền vận động mọi người sử dụng rau sạch, rau an toàn

Trang 14

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.1.1 Khái quá chung về rau an toàn

2.1.1.1 Khái niệm rau an toàn

Theo Quyết định số 67/1998/QĐ-BNN-KHKT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Quy định tạm thời sản xuất rau an toàn” thì rau an toàn (RAT) được hiểu là “Những sản phẩm rau tươi có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hóa chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gọi tắt là rau an toàn”[22]

Căn cứ theo quyết định số 04/2007/QĐ – BNN, ngày 19/01/2007 của

Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn, khái niệm RAT được hiểu như sau: “Là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm…) được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản theo quy định kỹ thuật bảo đảm tồn dư về vi sinh vật, hóa chất độc hại dưới mức giới hạn tối đa cho phép”[24]

2.1.1.2.Quy trình sản xuất rau an toàn

Tiêu chuẩn VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam - Vietnamese Good Agricultural Practices): Là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch,

sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm [26]

Quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP:

Trang 15

1 Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất

- Vùng sản xuất rau, quả áp dụng theo VietGAP phải được khảo sát, đánh giá sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với qui định hiện hành của nhà nước đối với các mối nguy gây ô nhiễm về hóa học, sinh học và vật

lý lên rau, quả

- Vùng sản xuất rau, quả có mối nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học, vật

lý cao và không thể khắc phục thì không được sản xuất theo VietGAP

Từng vụ phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá học, sinh học và vật lý do

sử dụng phân bón và chất phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ Nếu xác định

có nguy cơ ô nhiễm trong việc sử dụng phân bón hay chất phụ gia, cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lên rau, quả

5 Nước tưới

- Nước tưới cho sản xuất và xử lý sau thu hoạch rau, quả phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn mà Việt Nam đang

áp dụng

Trang 16

- Việc đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng cho: tưới, phun thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng cho bảo quản, chế biến,

xử lý sản phẩm, làm sạch và vệ sinh, phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ

-Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn, phải thay thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và kiểm tra đạt yêu cầu về chất lượng Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra và lưu trong hồ sơ

6 Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật)

- Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải được tập huấn về phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp sử dụng bảo đảm an toàn

- Trường hợp cần lựa chọn các loại thuốc bảo vệ thực vật và chất điều hòa sinh trưởng cho phù hợp, cần có ý kiến của người có chuyên môn về lĩnh vực bảo vệ thực vật

- Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

- Chỉ được phép mua thuốc bảo vệ thực vật từ các cửa hàng được phép kinh doanh

- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng

- Sau mỗi lần phun thuốc, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra Nước rửa dụng cụ cần được xử lý tránh làm ô nhiễm môi trường

- Kho chứa hoá chất phải đảm bảo theo quy định, xây dựng ở nơi thoáng mát, an toàn, có nội quy và được khóa cẩn thận

Trang 17

- Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hoá chất Những vỏ bao bì, thùng chứa phải thu gom và cất giữ ở nơi an toàn cho đến khi xử lý theo qui định của nhà nước

7 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

- Khu vực xử lý, đóng gói và bảo quản sản phẩm rau quả phải tách biệt khu chứa xăng, dầu, mỡ và máy móc nông nghiệp để phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm

Trang 18

- Người lao động cần được tập huấn kiến thức và cung cấp tài liệu cần thiết về thực hành vệ sinh cá nhân và phải được ghi trong hồ sơ

- Nội qui vệ sinh cá nhân phải được đặt tại các địa điểm dễ thấy

 Bảo quản và vận chuyển

- Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch trước khi xếp thùng chứa sản phẩm

- Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm

- Nhà làm việc thoáng mát, mật độ người làm việc hợp lý

- Điều kiện làm việc phải đảm bảo và phù hợp với sức khỏe người lao động Người lao động phải được cung cấp quần áo bảo hộ

10.Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

- Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả theo VietGAP phải ghi chép và lưu giữ đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về bảo vệ thực vật, phân bón, bán sản phẩm, v.v

Trang 19

- Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tự kiểm tra hoặc thuê kiểm tra viên kiểm tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu trữ

hồ sơ đã đạt yêu cầu chưa Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải có biện pháp khắc phục và phải được lưu trong hồ sơ

- Hồ sơ phải được thiết lập cho từng chi tiết trong các khâu thực hành VietGAP và được lưu giữ tại cơ sở sản xuất

11 Kiểm tra nội bộ

- Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần

- Việc kiểm tra phải được thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá, sau khi kiểm tra xong, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc kiểm tra viên có nhiệm vụ

ký vào bảng kiểm tra đánh giá Bảng tự kiểm tra đánh giá, bảng kiểm tra (đột xuất và định kỳ) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ

- Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu

12.Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

- Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu

- Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ

2.1.2 Các mối nguy và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng của rau

an toàn

2.1.2.1 Mối nguy hóa học

1) Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV)

Trang 20

Từ lâu người trồng rau đã biết sử dụng hóa chất BVTV để phòng trừ bệnh hại cho cây rau Dùng chất hóa học để phòng trừ dịch bệnh mang lại hiệu quả nhanh, hiệu lực của thuốc được duy trì lâu dài, thao tác thuận tiện, những tác dụng tích cực của hóa chất BVTV mang lại cho người sản xuất dễ dàng quan sát thấy nhưng sự tồn dư hóa chất BVTV trong bộ phận cây rau lại không thể nhìn thấy bằng mắt thường Việc lạm dụng hóa chất BVTV trong sản xuất rau dẫn tới dư lượng thuốc BVTV trong các bộ phận của rau vượt quá ngưỡng cho phép hậu quả làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người và động vật, gây ngộ độc thực phẩm Mặt khác việc sử dụng hóa chất BVTV không chính xác và khoa học còn phá vỡ quần thể tự nhiên, nhiều loài thiên địch cũng bị tiêu diệt Bên cạnh đó việc sử dụng hóa chất BVTV không đúng còn gây ô nhiễm môi trường đất và nước [10]

Theo Charles( 2004) cho thấy thuốc BVTV có hiện tượng gây ô nhiễm không chỉ ngay ở vùng sử dụng mà còn lan sang các vùng lân cận do sự rửa trôi [28].Thuốc BVTV được cây hấp thụ, vận chuyển và tích lũy ở các bộ phận sinh trưởng và dự trữ chất dinh dưỡng nên ở rau thuốc BVTV thường tích trữ nhiều ở lá và củ, mức độ phân giải và chuyển hóa thuốc BVTV trong cây tùy thuộc vào độ bền vững hoạt chất trong, mức độ hoạt động của cây và điều kiện ngoại cảnh bên ngoài [11].Đa số hóa chất BVTV phân hủy chậm trong đất (từ 6 đến 24 tháng), tạo ra dư lượng trong đất Trung bình có khoảng 50% lượng thuốc BVTV rơi xuống đất và tham gia vào chu trình đất – nước - cây trồng – động vật – con người Theo nghiên cứu của Lichtentei, sau khi phun 1 năm thì thuốc DDT còn 80% trong đất, Lindan là 60%, Andrin còn 20%, sau 3 năm DDT vẫn còn dư lượng đến 50% [12] Ở Bắc Mỹ, hàng năm

có hàng nghìn người bị ngộ độc thuốc BVTV; còn ở các nước đang phát triển, hàng triệu người bị ngộ độc cấp tính và hàng nghìn người bị chết do sử dụng thuốc BVTV Con số người bị ngộ độc mãn tính còn lớn hơn nhiều [29]

Trang 21

Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay, các loại hóa chất bảo vệ thực vật đang được xem như loại vật tư chủ yếu để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng Đặc biệt tại những vùng sản xuất rau, lượng hóa BVTV được sử dụng ngày một nhiều hơn

2) Tồn dư Nitrat (NO 3

và đặc biệt là bón phân đạm ảnh hưởng rất lớn tới tồn dư NO3- trong rau, thời gian cách ly từ lần bón cuối cho đến lúc thu hoạch cũng ảnh hưởng tới dư lượng NO3-

trong rau, tồn dư NO3

trong rau ăn lá và rau ăn quả cao nhất là khoảng từ 10 đến 15 ngày kể từ lần bón cuối tới lúc thu hoạch đồi với rau ăn

củ thời gian đó là 20 ngày Những ảnh hưởng của môi trường như khi trời râm

và độ ẩm cao, hoặc khi trời nắng và nhiệt độ cao thì lượng Nitrat tích lũy trong cây cao gấp nhiều lần trong điều kiện bình thường, trong khi đó với điều kiện trời nắng và nhiệt độ thấp thì lượng NO3

-tích tụ có xu hướng giảm đi nhiều Bên cạnh đó, khả năng tích lũy Nitrat còn phụ thuộc vào từng chủng loại nông sản và các bộ phận khác nhau trên cây [18]

Dư lượng NO3

là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lượng rau quả NO3

lần đầu tiên được phát hiện như dạng độc chất tồn

dư trong nông sản, gây hại sức khỏe con người vào năm 1945 Mặc dù NO3

-không độc với thực vật nhưng nếu sản phẩm cây trồng được con người sử dụng, đặc biệt là bộ phận lá, NO3- được khử thành NO2- trong quá trình tiêu hóa lại là một chất độc, vì NO2- dễ phản ứng với amin tạo thành nitrosamin, là

Trang 22

chất gây ung thư dạ dày Mặt khác, trong cơ thể con người, do sự khử NO3

-nhanh hơn sự chuyển đổi NO2-

nên nhanh chóng bị tích tụ, làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu, đồng thời hạ huyết áp và ở nồng độ cao cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tăng nguy cơ sảy thai ở người [18]

sẽ phản ứng với các axit amin thành chất gây ung thư gọi là nitrosamin [18]

7 Đậu ăn quả, Măng tây, ớt ngọt 200

Nông nghiệp & PTNT về quy định quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn)

3) Tồn dư kim loại nặng

Trang 23

Hiện nay, quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển diện tích đất nông nghiệp trên thế giới bị thu hẹp trầm trọng Người sản xuất phải trồng rau gần các khu đô thị, khu công nghiệp, đường giao thông để tăng diện tích, đồng thời việc tăng cường bón phân vô cơ, phun thuốc BVTV nhằm nâng cao sản lượng rau cũng là những nguyên nhân gây tồn dư kim loại nặng Chính bởi những lý do trên mà sản phẩm của các vùng trồng rau đang bị nhiễm kim loại trầm trọng Các kim loại nặng như Pb, Ag, Hg….không phân hủy được sẽ tích

tụ dần trong thực vật rồi đến cơ thể con người

Các loại rau được trồng ở ven đường có nguy cơ nhiễm kim loại rất cao Đó là do khói bụi từ các phương tiện giao thông thải ra khiến cho rau dễ

bị nhiễm kim loại nặng, nhất là chì Trong trường hợp rau trồng gần các nhà máy xi măng, nhà máy sản xuất thép, nhà máy khai thác khoáng sản, cơ sở làm gốm, làm thủy tinh… khói bụi từ các nhà máy này sẽ tồn tại trong không khí, khi nó rơi xuống đất sẽ làm cho đất nhiễm kim loại và các loại rau trồng trên mảnh đất đó cũng nhiễm kim loại Rau diếp, cần tây, cải bắp có xu hướng tích lũy Cd khá cao trong lá, Asennic thường tích lũy nhiều nhất trong các loại rau họ cải Để phân biệt kim loại nặng có trong rau là rất khó vì nó không

có mùi vị lạ hay phản ứng hóa học gì trong quá trình nấu để nhận biết ra Những loại rau bị nhiễm kim loại nặng không thể nào xử lý hết chất độc trên rau cho dù đã được rửa sạch bằng nước rửa rau, kể cả nấu chín cũng không có tác dụng [19]

Trong tự nhiên có 70 nguyên tố là kim loại nặng, nhưng chỉ khoảng 10 nguyên tố có những ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người[2] Theo Sposito và Praga (1984) các kim loại nặng như : chì, thuỷ ngân, kẽm, chì và đồng có nguồn gốc phát sinh từ hoạt động của con người lớn hơn từ 1-

3 lần từ tự nhiên [30]

Trang 24

Khi lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, các hoá chất có thể rửa trôi xuống mương và ao hồ, sông, thâm nhập vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước Các kim loại nặng tiềm ẩn trong đất trồng còn thẩm thấu, hoặc từ nguồn nước thải thành phố và khu công nghiệp chuyển trực tiếp qua nước tưới được rau xanh hấp thụ Ngoài ra việc bón lân cũng có thể làm tăng Cadimi trong đất và trong sản phẩm rau (1 tấn super Lân có thể chứa 50-170gr Cd) [8]

Như vậy để kiểm soát tình trạng nhiễm kim loại nặng trong rau chúng

ta cần phải quan tâm đến công tác quy hoạch vùng sản xuất, kiểm tra nguồn đất và nước trước khi sử dụng để trồng rau

Bảng 2.2: Mức giới hạn tối đa cho phép một số kim loại nặng

Nông nghiệp & PTNT về quy định quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn)

2.1.2.2 Mối nguy sinh học

Những vi sinh vật rất nhỏ chỉ có thể nhìn thấy được dưới kính hiển vi Chúng được tìm thấy ở khắp mọi nơi trong môi trường và có thể nhiễm vào

Trang 25

rau, quả theo đường ăn uống có thể gây bệnh cho người Tác nhân gây bệnh thông thường nhất của vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, ký sinh [21].

1)Vi khuẩn

Các loài vi khuẩn thường gây ô nhiễm rau quả tươi gồm: Salmonella,

Escherichia coli (E coli), Staphylococcus aureus, Bacillus cereus Một số vi

khuẩn có thể tìm thấy trong đất (Listeria sp, Bacillus cereus) và xâm nhiễm

vào cây trồng qua tiếp xúc trực tiếp với đất, các hộp và dụng cụ bị nhiễm bẩn Một số vi khuẩn khác làm nhiễm bẩn trên rau, quả qua phân chuồng, nguồn nước bị ô nhiễm bẩn và quy trình cất giữ sau thu hoạch

2) Ký sinh

Là những vi sinh vật kí sinh hay sống nhờ trên sinh vật khác, những sinh vật bị chúng kí sinh hay sống nhờ được gọi là vật chủ, chúng chiếm các chất dinh dưỡng của vật chủ để sống và sinh sản và không thể phát triển nếu không có vật chủ Ký sinh thường có trên rau, quả bị nhiễm bẩn

2.1.2.3 Mối nguy vật lý

Các tác nhân vật lý là một tác nhân ảnh hưởng không nhỏ tới thực phẩm nói chung và rau quả nói riêng, tuy rằng mức độ gây hại không nhiều so với hai mối nguy trên Mối nguy vật lý có thể xảy ra ở bất kỳ công đoạn nào trong quá trình sản xuất

Các mối nguy vật lý bao gồm: các vật rắn như mẩu thủy tinh, sắt, gỗ, nhựa, cát, bụi, đá, trang sức bị lẫn vào sản phẩm trong quá trình thu hoạch

và bảo quản nông sản Nguyên nhân gây ra mối nguy vật lý có thể là do bất cẩm để các vật liêụ trên rơi vào rau quả hoặc do người lao động không tuân thủ các quy định thực hành sản xuất an toàn Vì vậy người trồng cần phải quan tâm giảm thiểu mối nguy hại này trong lúc thu hoạch và sơ chế sản phẩm mới có các sản phẩm rau củ quả an toàn như mong muốn

Trang 26

2.2 Tình hình sản xuất rau an toàn trên thế giới và Việt Nam

2.2.1 Tình hình sản xuất rau an toàn trên thế giới

Rau xanh là một trong những loại cây trồng được phát triển mạnh ở tất

cả các nước trên thế giới, hiện có 120 chủng loại rau được sản xuất ở các vùng khác nhau, nhưng chỉ có 12 loại chủ yếu được trồng nhiều, chiếm khoảng 80% diện tích rau toàn thế giới [17]

Theo thống kê của FAO ( 2008) [31]: Năm 1980 toàn thế giới sản xuất được 375 triệu tấn rau, năm 1990 là 441 triệu tấn, năm 1997 là 596,6 triệu tấn

và năm 2001 đã lên tới 678 triệu tấn Chỉ riêng cải bắp và cà chua sản lượng tương ứng là 50,7 triệu tấn và 88,2 triệu tấn với năng suất tương ứng 24,4 tấn/ha Lượng tiêu thụ rau bình quân theo đầu người là 110 kg/người/năm

Trung Quốc

Hiện nay sản xuất RAT trên thế giới đã được hoàn thiện với trình độ cao Việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch không sử dụng đất trong nhà kính và đặc biệt là trong nhà màng đã trở nên phổ biến, Các công nghệ ứng dụng trong nhà kính, nhà màng càng ngày càng hiện đại với hệ thống điều khiển tự động được lập trình và xử lý qua hệ thống máy tính thông qua các cảm biến về nhiệt độ, ẩm độ, pH…Tại Trung Quốc cùng với sự phát triển mạnh của các khu Nông nghiệp công nghệ cao thì công nghệ trồng cây trong nhà kính cũng được mở rộng Tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã hình thành vùng sản xuất rau khoảng 2.000 ha, hầu hết được trồng trong nhà kính, có hệ thống sưởi ấm về mùa đông và làm mát về mùa hè Những nhà kính này chủ yếu được điều khiển bán tự động để có chi phí thấp nhất, đảm bảo cho việc sản xuất có hiệu quả kinh tế cao Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, những mô hình nhà kính đầu tiên được nhập ở các công ty nước ngoài sau đó cải tiến phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của vùng [20]

Trang 27

Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về sản lượng và diện tích trồng rau quả kể từ hai thập kỷ trước Năm 2013, sản xuất hoa quả của Trung Quốc đạt gần 251 tấn, chiếm tới 13% tổng sản lượng rau quả cả năm của toàn cầu; sản lượng rau đạt 735 tấn, chiếm hơn 1/8 sản lượng rau của thế giới Là một nước sản xuất rau quả lớn, Trung Quốc cũng là nước sản xuất đa dạng nhiều chủng loại rau quả khác nhau Trong một vài năm vừa qua, thị trường rau quả Trung Quốc đã tăng trung bình khoảng 20%/năm [6]

củ chế biến dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng hàng năm ở mức 8% năm 2015 trong giai đoạn 2015-2020 [4]

Mỹ

Công nghệ trồng cây không sử dụng đất (soilless culture) đã xuất hiện

từ khá lâu trên thế giới và đã trở nên quen thuộc và phổ biến ở nhiều quốc gia

và ở Mỹ công nghệ này được áp dụng rất phổ biến, tại bang Forida 76.4% áp dụng kiểu canh tác không dùng đất Năng suất cây trồng trong nhà kính, nhà màng đạt khá cao: Dưa lê từ 244 – 287 tấn/ha.năm, cà chua 450 – 600 tấn/ha.năm, dưa leo 250 tấn/ha.năm cao hơn 10 – 20 lần so với trồng ở bên ngoài [20]

Trang 28

Năm 2014, Hoa Kỳ đã sản xuất khoảng 572,3 nghìn tấn rau tươi đạt giá trị khoảng 10 tỷ USD Ba sản phẩm có khối lượng sản xuất cao nhất bao gồm hành tây, xà lách và cà chua, chiếm tới 40% tổng sản lượng rau tươi Khối lượng sản xuất của các sản phẩm hành tây, cà chua, cà rốt, cải bắp, cần tây, rau diếp lấy lá, hạt tiêu và bí ngô đều tăng lên trong năm qua Xét về giá trị sản xuất, ba sản phẩm có giá trị cao nhất bao gồm cà chua, rau diếp và hành tây, chiếm tổng cộng 32% tổng giá trị sản xuất và có giá trị sản xuất tương ứng là 1,1 tỷ USD, 1,1 tỷ USD và 934 triệu USD Mặc dù xảy ra tình trạng hạn hán và thiếu nước, California vẫn tiếp tục là bang có sản lượng rau tươi cao nhất của Hoa Kỳ, chiếm tới 54% tổng khối lượng sản xuất và 61% về mặt giá trị [3]

EU

Các ứng dụng công nghệ cao trong trồng và sản xuất rau như công nghệ trồng rau trong nhà kính, công nghệ trồng rau không sử dụng đất được các nước trong khối liên minh Châu Âu ứng dụng rất nhiều nhằm tăng năng suất

và có được một sản phẩm an toàn Các quốc gia châu Âu dẫn đầu về diện tích nhà kính nhà màng là Tây Ban Nha 46000ha, Ý 25000ha, Pháp 9500ha Ở Anh người ta ứng dụng hệ thống màng dinh dưỡng ( Nutrient Film Techinique – NFT) sử dụng nhiệt thừa của nhà máy điện với diện tích 8,1ha

để trồng cà chua, và một vườn ươm với diện tích 0,46ha ứng dụng công nghệ NFT để trồng cà chua trái vụ [20]

EU là khu vực sản xuất nhiều các loại rau với sản lượng năm 2008 đạt gần 20 triệu tấn Các nước sản xuất lớn nhất trong khối EU là các nước miền nam châu Âu như Ý (32%), Tây Ban Nha (23%), Pháp (8,1%), Hy Lạp (7,5%) và Bồ Đào Nha (6,0%) Các nước này chiếm 77% tổng sản lượng rau quả của EU Trong vài năm trở lại đây, sản lượng rau quả của EU có xu hướng giảm dần tại hầu hết các nước sản xuất lớn Nguyên nhân một phần là

Trang 29

do bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết xấu trong các mùa vụ Rau sản xuất ở

EU phần lớn được bán tại các thị trường nội địa và một số các nước khác ngoài EU [5]

Israel

Israel có diện tích rất nhỏ, trên 20000 km2, tức là chỉ lớn hơn tỉnh Nghệ

An của Việt Nam chút ít Tuy nhiên Israel lại được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước Chỉ với 2,5% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu chừng 3 tỷ USD nông sản, là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới Ít ai biết rằng, những sản phẩm rau quả từ Arava một trong những nơi khô cằn nhất thế giới lại chiếm tới trên 60% tổng sản lượng xuất khẩu rau của Israel

và 10% tổng sản lượng hoa xuất khẩu [2]

Tất cả cây trồng đều được ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt Chất dinh dưỡng theo các ống dẫn nước tới từng gốc cây, gốc rau và được tưới bón nhỏ giọt tùy theo từng loại cây củ quả bởi một phần mềm điều khiển tự động sau khi đã nạp đủ thông tin về độ ẩm không khí, đất đai, tuổi và nhu cầu tăng trưởng của từng loại cây Hệ thống này tự động đóng mở van khi độ ẩm của

rễ cây đạt tới mức nhất định thông qua các cảm biến điện tử [2]

2.2.2 Tình hình sản xuất rau an toàn ở Việt Nam

Việt Nam có lịch sử trồng rau từ lâu đời Từ thời Vua Hùng, người ta

đã phát hiện rau bầu bí trong vườn của gia đình Theo sử sách thì rau được nhập vào nước ta từ đầu thế kỷ thứ X Năm 1721 - 1783, Lê Quý Đôn đã tiến hành tổng kết các vùng phân bố rau Năm 1029, nước ta đã tiến hành trồng thử rau cải trắng và khoai tây, như vậy nghề trồng rau nước ta ra đời từ rất sớm [10]

Ở nước ta hiện nay, trình độ kỹ thuật canh tác rau nói chung đến nay cũng đã có những tiến bộ đáng kể Gần đây cũng đã xuất hiện nhiều mô hình

Trang 30

nhà kính, màng trồng rau từ đơn giản đến hiện đại tập trung ở các thành phố lớn trong cả nước Nhà màng dạng đơn giản ở Đà Lạt để ươm rau giống, trồng các loại rau hoa cao cấp như hoa Hồng, hoa Cúc, ớt ngọt, xà lách Nhà kính có hệ thống điều khiển tự động theo công nghệ Thụy Điển tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Tp HCM; Nhà màng bán tự động của các nhà đầu tư tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao; Nhà màng có hệ thống điều khiển tự động theo công nghệ Israel ở các Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng Nhiều mô hình trồng rau an toàn trong nhà kính, nhà lưới sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt từ hoàn toàn tự động đến bán tự động đã được áp dụng khá phổ biến ở các địa phương Trong đó phải kể đến các tỉnh đi đầu như: tỉnh Lâm Đồng với khoảng 1000 ha nhà màng, nhà kính (trong đó có 240 ha trồng rau) và 242 ha nhà lưới (114,5 ha trồng rau), tỉnh Vũng Tàu 40 ha nhà màng Việc áp dụng công nghệ này đang trở nên phổ biến tuy nhiên để đánh giá đúng hiệu quả về mặt kinh tế như thế nào để có thể phổ biến cho các hộ nông dân có điều kiện đầu tư thì hầu như chưa có đánh giá một cách khoa học Tuy nhiên, việc ứng dụng các mô hình trồng cây trong nhà màng ở hầu hết các mô hình trồng cây trong nhà màng ở hầu hết các địa phương cho đến thời điểm hiện nay phần lớn mang tính phong trào, chưa thực

sự có những khảo sát nghiên cứu đầy đủ Các mô hình nhà màng đang được

áp dụng tại Đà Lạt, Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi tại Tp Hồ Chí Minh hoặc sao chép nguyên mẫu từ một số mẫu ở nước ngoài, hoặc từ mẫu nước ngoài nhưng thay đổi vật liệu để phù hợp với điều kiện kinh tế, do vậy chưa đạt được kết quả cao như mong đợi [20]

Nước ta được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, miền Bắc có 4 mùa rõ rệt, miền Nam có 2 mùa (khô và mưa), chính vì thế Việt Nam có khả năng sản xuất đủ rau cho tiêu dùng và xuất khẩu, giá thành rau tại ruộng rẻ Các vùng trồng rau hàng hóa và rau chuyên canh ở nước ta gồm vùng Trung du và đồng

Trang 31

bằng Bắc Bộ, vùng rau Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh và các khu lân cận, vùng đồng bằng sông Cửu Long Chủng loại rau hiện tại có tại đồng ruộng và thị trường rau Việt Nam gồn 60 loại, trong đó các loại rau nhập nội

và lại tạo có gần 10 loại Rau vụ đông có nhiều chủng loại hơn rau mùa hè và năng suất cao hơn, rau vụ đông là thế mạnh so với các nước trong khu vực Phân nhón theo cách sử dụng thì loại rau ăn thân và ăn lá chiếm từ 55%- 56%, rau ăn củ quả chiếm 30%- 35%, rau thơm và rau gia vị chiềm 2%- 3% [26]

Hiện nay diện tích trồng rau quả của Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn trong diện tích đất trồng trọt Sản lượng rau quả hàng năm đạt khoảng 7 triệu tấn, trong số này chiếm đến 90% là tiêu thụ nội địa, chỉ có khoảng 10% phục vụ xuất khẩu Tính đến năm 2014, Việt Nam có diện tích gieo trồng rau các loại khoảng 850 nghìn ha, năng suất tính bình quân cho các loại rau nói chung cả nước mới đạt khoảng 18 tấn/ha, sản lượng rau các loại cũng ước đạt 15 triệu tấn Rau các loại diện tích gieo trồng trên cả nước đạt 873 nghìn ha, năng suất bình quân đạt xấp xỉ 175 tạ/ha, sản lượng ước đạt 15,3 triệu tấn; so với năm trước diện tích tăng 25,8 ngàn ha (tương đương 3%); năng suất tăng 2,3 tạ/ha (1,3%), sản lượng tăng gần 650 nghìn tấn (4,4%) [4]

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 5 năm qua tăng trưởng ở mức cao, bình quân 26,5% mỗi năm, từ 439 triệu USD năm 2009 lên gần 1,1 tỉ USD vào năm 2013 và đến 2014 đã chạm 1,6 tỉ USD Trong đó, các thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia… đang mở rộng cửa cho nhiều loại trái cây tươi của Việt Nan [4]

Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 2010– 2014

Trang 32

Hiện nay các mặt hàng rau quả của Việt Nam đã có mặt trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ Trong đó 10 thị trường chủ lực gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan, Hà Lan, Malaysia, Thái Lan, Singapore

Trang 33

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các loại rau: Bắp cải, xu hào,… trồng theo quy trình sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Tại chi cục quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tỉnh Tuyên Quang

- Thời gian: Từ tháng 11/2016 đến tháng 5/2017

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Nôi dung 1: Đánh giá về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Tuyên Quang

- Nội dung 2: Đánh giá tình hình sản xuất rau và công tác quản lý chất lượng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

- Nội dung 3: Xác định một số mối nguy ảnh hưởng tới chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của một số loại rau trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

- Nội dung 4: Đề xuất những giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau

an toàn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1: Phương pháp thu thập tài liệu

3.4.1.1 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

Tiến hành điều tra phỏng vấn các hộ dân sản xuất RAT tại tổ 3, phường Tân Hà thuộc HTX nông nghiệp Ỷ La, Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang Tiến hành điều tra 13 phiếu phong vấn thuộc 13 hộ sản xuất RAT tại

tổ 3, phường Tân Hà với bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn

3.4.1.2 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

- Thu thập thông tin từ các quyết định, thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các kết quả nghiên cứu về rau được thực hiện ở trong nước và của nước ngoài

Trang 34

- Các báo cáo, quyết định, dự án của sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang, chi cục quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Tuyên Quang, HTX nông nghiệp Ỷ La về tình hình sản xuất rau

3.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Tiến hành khảo sát trực tiếp bằng cách quan sát trực tiếp, ghi chép tình hình sản xuất rau an toàn trên địa bàn

3.4.3 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu nông sản

a Phương pháp lấy mẫu

Lấy mẫu theo tiêu chuẩn 10 TCN- 99 Ban hành theo quyết định số:116/1999/QĐ- BNN-KHCN ngày 4 tháng 8 năm 1999

Phương pháp lấy mẫu được bố trí như bảng sau:

STT Loại nông

sản

Số điểm lấy mẫu

Trọng lượng mẫu (kg)

Trọng lượng mẫu (kg) –test kit

Phần bộ phận mẫu được lấy

1

Bắp cải Tối thiểu 5

Lấy toàn bộ phận

2 Su hào Tối thiểu 5

Lấy toàn bộ phận

Mẫu nông sản được lấy để kiểm định là các mẫu rau được lấy tại ruộng của 3 hộ sản xuất RAT, mẫu được lấy theo hình chữ X tương ứng với 5 điểm trên ruộng rau của 3 hộ sản xuất RAT Lấy mẫu 3 lần mỗi lần cách nhau 10 ngày

Trang 35

Mẫu nông sản được lấy bằng cách dùng cắt từng gốc và được lấy toàn

bộ phận, mỗi điểm lấy mẫu lấy 1kg tương ứng 1 ruộng lấy 5kg mẫu, từ 5kg

đó sẽ lấy 1kg mẫu trung bình để kiểm định ( theo 10 TCN- 99)

b Phương pháp bảo quản và vận chuyển

Mẫu phân tích được đựng trong thùng xốp được niêm phong và ghi nhãn rõ ràng, mẫu thí nghiệm phải được gửi đi ngay và phải được phân tích sớm tránh các biến đổi ảnh hưởng tới kết quả phân tích Nếu chưa được phân tích ngay thì mẫu phải được bảo quản ở trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 – 5oC trong vòng 1 đến 2 ngày

b Hóa chất

- Axeton, diclometan, ete petrol tinh khiết phân tích

- Natri sunfat khan tinh khiết

- Chất chuẩn của nhóm chất BVTV nhóm photpho hưu cơ

c Cách tiến hành

- Xây dựng đường chuẩn

+ Dung dịch chuẩn gốc 100ppm: Cân 0,01g chất chuẩn cho vào bình định mức 100ml, thêm n- hexan đến vạch định mức

+ Dung dịch chuẩn làm việc

Hút 0,5; 1,0; 2,0 ml chuẩn gốc ở trên cho vào bình định mức 10ml và pha loãng tới vạch bằng n- hexan được các nồng độ chuẩn tương ứng là 5; 10;

20 ppm

Trang 36

Bơm vào máy để lập đường chuẩn và xác định thời gian lưu, diện tích pic

- Tiến hành chiết mẫu

Mẫu được thái nhỏ và trộn đều cẩn thận Cân chính xác 100g mẫu cho

vào bình nón 250ml, thêm 200ml axeton nghiền đồng nhất trong 1 phút Lọc

qua thiết bị lọc hút chân không, thu dịch chiết trong bình hút 500ml Cho

80ml dịch lọc mẫu vào phiễu triết 1 lít, thêm 100ml ete petrol và 100ml

diclometan, lắc mạnh trong 1 phút Lớp hưu cơ bên trên của phiễu chiết ban

đầu được làm khô bằng cách cho chạy qua phễu lọc đường kính 10cm có chứa

Natri sunfat bằng 50ml diclometan Cô đặc và bay hơi chậm bằng máy cô

quay chân không ở 45oC Khi cô đặc còn khoảng 2ml, thêm 10ml axeton và

lại cô đến khoảng 2ml Lặp lại việc cô đặc 2 lần với 10ml axeton Không cô

khô để tránh phân hủy mẫu

- Phân tích hỗn hợp photpho hữu cơ và nitơ hữu cơ

+ Hòa tan cặn dịch cô đến 10ml bằng axeton

+ Bơm 1µm dung dịch này vào máy sắc kí khí, sử dụng detector FPD

với các điều kiện sau: Cột SPB – 5( 30m x 0,25mm x 0,25µm) Nhiệt độ cột

50oC ( 1 phút), tăng 20oC/phút đến 120oC, tăng 50oC/phút đến 250o

C Chế độ bơm: Không chia dòng, tốc độ 1ml/phút Nhiệt độ buồng bơm mẫu 250o

C, áp suất mang 100kPa

d Kết quả

So sánh thời gian lưu của mỗi đỉnh so với chất chuẩn để định tính

So sánh diện tích hoặc chiều cao của mỗi pic và pic chuẩn để định lượng

Hàm lượng của từng loại chất BVTV được tính theo công thức

Xi=

Trang 37

Trong đó:

Xi : Hàm lượng hóa chất BVTV “i” có trong 1kg mẫu (mg/kg)

Si : Diện tích pic tương ứng với mẫu chất “i”

Sm : Diện tích pic tương ứng với mẫu chuẩn có chất “i”

Ci : Hàm lượng chất “i” có trong 1ml dung dịch chuẩn (µm/ml)

V : Thể tích dich chiết mẫu cuối cùng

m : Khối lượng mẫu lấy phân tích

3.4.4.2 Xác định hàm lượng Nitrat theo TCVN 7814: 2007

a Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định hàm lượng nitrat trong rau và sản phẩm rau, bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)/trao đổi ion (IC) Phương pháp này có thể dùng để xác định hàm lượng nitrat trong dải nồng độ từ 50 mg/kg đến 3000 mg/kg

b Nguyên tắc

Nitrat trong mẫu thực phẩm được chiết ra bằng nước nóng và các chất gây nhiễu được loại bỏ bằng cách làm sạch với thuốc thử Carrez hoặc bằng cách tinh sạch với các cột chiết pha rắn Xác định bằng HPLC pha đảo có phát hiện bằng cực tím (UV) hoặc bằng IC có phát hiện bằng tính dẫn điện

Trang 38

+ Mẫu dạng đặc: Cân phần mẫu thử (không nhỏ hơn 10g) chứa khoảng

15 mg nitrat của mẫu dạng rắn cho vào bình nón 500 ml, thêm khoảng 400 ml nước nóng và để yên bình 15 phút trong nồi cách thủy Làm nguội bình đến nhiệt độ phòng, chuyển dung dịch sang bình định mức 500 ml, pha loãng đến vạch, lắc kỹ và lọc qua giấy lọc gấp nếp Làm sạch hoặc tinh sạch phần dịch lọc

+ Mẫu dạng lỏng: Làm sạch hoặc tinh sạch mẫu, nếu cần hoặc pha loãng trước mẫu bằng nước để có được dung dịch chứa khoảng 25 mg nitrat trên lít

+ Mẫu dạng nhão: Cân phần mẫu thử (không nhỏ hơn 10g) chứa khoảng 15 mg Nitrat của mẫu dạng nhão đã được chuẩn bị ở trên cho vào bình nón 500 ml, thêm khoảng 400 ml nước nóng và để yên bình 15 phút trong nồi cách thủy Làm nguội bình đến nhiệt độ phòng, chuyển dung dịch sang bình định mức 500 ml, pha loãng đến vạch, lắc kỹ và lọc qua giấy lọc gấp nếp Làm sạch hoặc tinh sạch phần dịch lọc

- Chuẩn bị dung dich mẫu thử

Dùng xylanh rút đến 10 ml của mỗi dung dịch mẫu dạng đặc, lỏng, nhão đã trược chiết ở trên, đầu tiên chuyển 2ml và sau đó 8ml sang cột chiết pha rắn trước đó đã được dội rửa bằng 2 ml metanol và 5ml nước Loại bỏ 2ml đầu tiên và lọc phần còn lại (nghĩa là dung dịch mẫu thử) qua màng lọc

- Dựng đường chuẩn

Để dựng đường chuẩn chuẩn bị một dãy các dung dịch chuẩn có nồng

độ thích hợp (ít nhất là ba dung dịch khác nhau và một dung dịch trắng)

- Phương pháp xác định (sử dụng phương pháp trao đổi ion IC)

+ Điều kiện thao tác: IC Pha động: Dùng pipet lấy 50 ml dung dịch Natri cacbonat/Natri hydro cacbonat cho vào bình định mức 5 lít, pha loãng bằng nước đến vạch và trộn 1lít dung dịch này chứa 0,0028mol Natri cacbonat và 0,0022 mol Natri hydro cacbonat

Ngày đăng: 28/08/2018, 08:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Cường (2015), Cận cảnh nền nông nghiệp cao của israel, báo Bắc giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cận cảnh nền nông nghiệp cao của israel
Tác giả: Nguyễn Cường
Năm: 2015
3. Bộ công thương, Cục xúc tiến thương mại (2015), Báo cáo thị trường hoa quả tươi Hoa Kỳ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ công thương, Cục xúc tiến thương mại (2015)
Tác giả: Bộ công thương, Cục xúc tiến thương mại
Năm: 2015
4. Bộ công thương, Cục xúc tiến thương mại (2016), Ấn Độ ngành hàng trái cây, rau quả chế biến và dự đoán đến năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ công thương, Cục xúc tiến thương mại (2016)
Tác giả: Bộ công thương, Cục xúc tiến thương mại
Năm: 2016
5. Bộ công thương, Cục xúc tiến thương mại (2016), Triển vọng xuất khẩu rau quả tươi sang thị trường EU Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ công thương, Cục xúc tiến thương mại (2016)
Tác giả: Bộ công thương, Cục xúc tiến thương mại
Năm: 2016
6. Bộ công thương, Cục xúc tiến thương mại (2016), Bản tin rau quả tháng 6/2016 thị trường tiềm năng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ công thương, Cục xúc tiến thương mại (2016)
Tác giả: Bộ công thương, Cục xúc tiến thương mại
Năm: 2016
8. Nguyễn Văn Bộ (2001), Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các nguồn phân bón, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các nguồn phân bón
Tác giả: Nguyễn Văn Bộ
Năm: 2001
9. Nguyễn Minh Chung, (2012), Nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thuỷ canh”, Luận văn tiến sĩ, Đại Học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thuỷ canh
Tác giả: Nguyễn Minh Chung
Năm: 2012
10. Tạ Thị Cúc (2005), Giáo trình kỹ thuật trồng rau, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kỹ thuật trồng rau
Tác giả: Tạ Thị Cúc
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2005
11. Hoàng Thị Hợi, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2004), giáo trình hóa bảo vệ Thực Vật, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình hóa bảo vệ Thực Vật
Tác giả: Hoàng Thị Hợi, Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2004
12. Lê Thị Kim Oanh (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến diễn biến số lượng quần thể, đặc điểm sinh học của một số loài sâu haị họ thập tự và thiên dịch của chúng ở ngoại thành Hà Nội và phụ cận, Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến diễn biến số lượng quần thể, đặc điểm sinh học của một số loài sâu haị họ thập tự và thiên dịch của chúng ở ngoại thành Hà Nội và phụ cận
Tác giả: Lê Thị Kim Oanh
Năm: 2003
17. Trần Khắc Thi, Phạm Mỹ Linh (2007), Rau an toàn cơ sở khoa học và kỹ thuật canh tác, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rau an toàn cơ sở khoa học và kỹ thuật canh tác
Tác giả: Trần Khắc Thi, Phạm Mỹ Linh
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2007
18. Trần khắc Thi, Lê Thị Thủy, Tô Thị Hà Thu (2008), Rau ăn quả- trồng rau an toàn năng suất chất lượng cao, Nxb khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rau ăn quả- trồng rau an toàn năng suất chất lượng cao
Tác giả: Trần khắc Thi, Lê Thị Thủy, Tô Thị Hà Thu
Nhà XB: Nxb khoa học tự nhiên và công nghệ
Năm: 2008
20. Nguyễn Quang Tuấn, Hoàng Anh Tuấn (2013), Xây dựng mô hình sản xuất dưa lê, dưa leo trong nhà màng theo hướng VietGAP tại huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quang Tuấn, Hoàng Anh Tuấn (2013)
Tác giả: Nguyễn Quang Tuấn, Hoàng Anh Tuấn
Năm: 2013
22. Quyết định số 67/1998/QĐ-BNN-KHKT, ngày 28/4/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Quy định tạm thời sản xuất rau an toàn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định tạm thời sản xuất rau an toàn
24. Quyết định số 04/2007/QĐ – BNN, ngày 19/01/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành “ Quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn
25. Quyết định số 106/2007/QĐ-BNN, ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT về “Quy định quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn
26. Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN,ngày 28 /01 /2008 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT về “Ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả an toàn ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả an toàn
27. Tổng cục thống kê (2002) , Điều tra các trung tâm thương các mại siêu thị và các cửa hàng tự phục vụ Hà Nội, Nxb Thông kê, Hà Nội.II. Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra các trung tâm thương các mại siêu thị và các cửa hàng tự phục vụ Hà Nội
Nhà XB: Nxb Thông kê
28. Charles M.B (2004), The pesticde residue question, Eco – farm conference in monterey, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: The pesticde residue question
Tác giả: Charles M.B
Năm: 2004
29. Stephenson G.R. (2003), Pesticide use and world food production, American Chemical Society, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pesticide use and world food production
Tác giả: Stephenson G.R
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w