mô hình các nước XHCN còn lại từ năm 1991-nay, tình hình, tương lai, triển vọng
MỞ ĐẦU Trong lịch sử phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, chủ nghĩa xã hội hiện thực đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Chủ nghĩa xã hội hiện thực là thành quả chung của cả phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Cuộc đấu tranh về tư tưởng và lý luận của các đảng cộng sản và công nhân đã tạo tiền đề về lý luận, đưa cách mạng Tháng Mười Nga đi đến thắng lợi. Chính sự đấu tranh kiên cường của giai cấp công nhân Nga và các đảng cộng sản công nhân toàn thế giới đã tạo nên sức mạnh chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai, bảo vệ nhà nước Xô Viết công nông đầu tiên của thế giới, xây dựng chủ nghĩa xã hội thành hệ thống trên thế giới. Phong trào đấu tranh của các đảng cộng sản và công nhân với nhân loại tiến bộ đã là cơ sở vững chắc, tạo nên sức mạnh tổng hợp để Việt Nam - một nước nhỏ, nghèo nàn - giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trên tuyến đầu đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội hiện thực là bộ phận tiên phong trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế; trực tiếp thực hiện sứ mệnh cải tạo xã hội tư bản, sáng tạo ra lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, chủ nghĩa xã hội hiện thực còn là chỗ dựa vững chắc về tinh thần, vật chất cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. NỘI DUNG I. Bối cảnh thế giới tác động đến các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay. 1. Cuộc khủng hoảng của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực: Mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời từ kết quả thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga, dựng lên nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới vào năm 1917. Khoảng giữa thế kỷ XX, mô hình này đã được xác lập ở nhiều nước và trở thành một hệ thống thế giới, trở thành một cực cân bằng tạm thời với chủ nghĩa tư bản cho đến đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX; biến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trở thành nhân tố quyết định tiến trình đi lên của lịch sử nhân loại, nhất là trong việc diệt họa phát xít, bảo vệ hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập… Nhưng đến cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào khủng hoảng sâu sắc và toàn diện, dẫn đến sự sụp đổ ở các nước Đông Âu và Liên Xô. Nó không những làm tổn thất to lớn về cơ sở vật chất mà cả về cơ sở tinh thần, gây tâm lý hoang mang và khủng hoảng niềm tin của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa về mô hình Chủ nghĩa xã hội mà họ đang xây dựng. Từ sự sụp đổ về mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội không phù hợp của các nước Liên Xô và Đông Âu, mà các nước xã hội chủ nghĩa còn lại rút ra nhiều bài học thất bại đó để tiến hành cải cách, đổi mới đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước mình. 2. Sự điều chỉnh, cải cách của chủ nghĩa tư bản toàn cầu: Trước sự tàn phá và khủng hoảng kinh niên của nền kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa, trong quá trình vận động lịch sử của mình, về mặt chủ quan, chủ nghĩa tư bản tất yếu có sự điều chỉnh để tồn tại và phát triển. Đặc biệt, về mặt khách quan, đứng trước sự tồn tại song song mang tính chất phản chiếu của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội hiện thực, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng khoa học – công nghệ đương đại diễn ra mạnh mẽ, buộc chủ nghĩa tư bản phải có những điều chỉnh thích hợp, nhằm hạn chế sự đổ vỡ và cáo chung theo quy luật xã hội mà nó không thể tránh khỏi sớm hay muộn. Trong quá trình điều chỉnh đó, nó đã củng cố được tính hợp lý mới của tồn tại, đồng thời tìm thấy và bắt tay với “đồng minh” của mình là những người thỏa hiệp mang tư tưởng đòi dân chủ và tiến bộ xã hội (vốn có nguồn gốc từ phong trào cộng sản và công nhân) ở ngay trong lòng chủ nghĩa tư bản. Sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản đã tạo nên sự phát triển cho các nước tư bản, đem lại cho các nước xã hội chủ nghĩa nhiều bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế, các chính sách xã hội. 3. Sự lan truyền bão táp của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đương đại: Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đương đại đã phát triển như vũ bão kể từ giữa thế kỷ XX đến nay, mang tính tích hợp rất cao và thể hiện chủ yếu trên các lĩnh vực: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới, công nghệ tự động hóa, công nghệ hải dương học, công nghệ vũ trụ, công nghệ siêu vi mô (nanotechnology)… Nó đang từng năm từng tháng từng ngày làm thay đổi đời sống con người, làm biến đổi lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, làm thay đổi phương thức sống và phương thức tư duy. Trong đó, có sự chuyển biến to lớn bên trong cơ cấu giai cấp công nhân, với những người lao động trình độ cao ngày càng gia tăng nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực, đồng thời làm thay đổi tận gốc rễ nền kinh tế - xã hội, chuyển từ “văn minh công nghiệp” lên “văn minh hậu công nghiệp” hay “văn minh trí tuệ”, hình thành nên một đội ngũ công nhân được đào tạo cơ bản và có trình độ học vấn cao (“công nhân cổ cồn”, “công nhân cổ trắng”…). Nghĩa là, nó đã làm biến đổi cả về lượng lẫn về chất trong đội ngũ giai cấp công nhân nói riêng và người lao động nói chung, ảnh hưởng không nhỏ tới phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ đó tạo điều kiện cho các nước phát triển kinh tế theo chiều sâu, thoát khỏi khủng hoảng, từng bước đưa kinh tế, xã hội đi lên. 4. Tính hai mặt của toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa (globalization) là một khái niệm mới xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ XX, nhằm nói đến quá trình không ngừng gia tăng các mối quan hệ, hợp tác, liên kết xuyên quốc gia, khu vực và quốc tế. Điều này đã được Mác diễn đạt trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” viết năm 1848 và một số tác phẩm khác thông qua các thuật ngữ như "sự phụ thuộc phổ biến của các dân tộc", "tính chất thế giới", "thị trường thế giới", "tự do mậu dịch"… Cũng như các quá trình lịch sử khác, toàn cầu hóa mang tính hai mặt rõ nét. Mặt tích cực, nó tạo cơ hội tiến tới một “thế giới phẳng”, công bằng và nhân bản hơn, xóa mờ đi các đường biên giới ngăn cách giữa người với người, cả về vật chất lẫn tinh thần. Ngược lại, về mặt tiêu cực (mặt trái), nó có thể dẫn đến “toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa”, sự bất bình đẳng càng bị khoét sâu hơn nữa, hoặc bị lợi dụng và thao túng bởi thế lực của “kẻ mạnh” và chủ nghĩa bá quyền, v.v . Tất cả đều tác động sâu sắc đến đời sống mọi mặt của nhân loại, trong đó có phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đặc biệt là trong việc tập hợp lực lượng đứng lên đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa (vốn do chủ nghĩa tư bản thao túng). Toàn cầu hóa cũng tạo ra thời cơ thách thức đối với các nước xã hội chủ nghĩa đang phát triển. Thời cơ đó là các nước có điều kiện mở rộng giao lưu quốc tế, nhưng mặt khác cũng đứng trước nguy cơ tụt hậu, nguy cơ chống phá của các thế lực phản động muốn tiêu diệt chủ nghĩa xã hội. II. Mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa ngày nay. 1. Mô hình Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục khẳng định phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong quá trình cải cách, mở cửa đã tạo ra một bước nhảy vọt thần kỳ đưa Trung Quốc phát triển hài hòa và trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới. Lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là đỉnh cao nhất của lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc hiện nay. Sự hình thành lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc Theo các nhà lý luận Trung Quốc, chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc chính là thành tựu quan trọng nhất của sự phát triển lý luận cách mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong quá trình lãnh đạo nhân dân Trung Quốc xây dựng chủ nghĩa xã hội mấy chục năm qua. Đó chính là đỉnh cao của quá trình Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác trong thời đại ngày nay. Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác là sự vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt lý luận của chủ nghĩa Mác vào thực tiễn cách mạng Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác lần thứ nhất đã được Mao Trạch Đông thực hiện thành công trong cách mạng giải phóng đất nước và thực hiện bước chuyển từ chủ nghĩa dân chủ mới sang chủ nghĩa xã hội và đã tạo ra bước nhảy vọt lý luận lịch sử lần thứ nhất. Nó là thành quả của sự kết hợp lý luận giữa tư tưởng Mao Trạch Đông và chủ nghĩa Mác. Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác lần thứ hai do Đặng Tiểu Bình khởi xướng cùng với quá trình cải cách, mở cửa đã tạo ra sự phát triển thần kỳ của Trung Quốc thời gian qua. Về mặt lý luận, bước nhảy vọt lý luận lần thứ hai này là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác trong bối cảnh mới của cả Trung Quốc và thế giới. Với những thành tựu lý luận nổi bật là: lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng “ba đại diện” do Giang Trạch Dân chủ trương, quan điểm phát triển khoa học và lý luận về xây dựng xã hội hài hòa do Hồ Cẩm Đào chủ trương. Thực tiễn xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc diễn ra một cách toàn diện ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là: kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, dân chủ XHCN đặc sắc Trung Quốc, Nhà nước pháp quyền XHCN đặc sắc Trung Quốc, văn hóa XHCN đặc sắc Trung Quốc, xã hội hài hòa XHCN đặc sắc Trung Quốc… Đặc điểm nổi bật của lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc là hệ thống lý luận mở, mang trong mình tiềm năng sáng tạo to lớn. Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác, nó cơ bản xuất phát từ thực tiễn xây dựng CNXH ở Trung Quốc trong thời đại toàn cầu hóa. Vì lẽ đó, nó hứa hẹn sẽ tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện và phát triển không ngừng. Có thể khẳng định, lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc được phát triển hết sức linh hoạt, sáng tạo, uyển chuyển gắn liền với thực tiễn cải cách, mở cửa, thực tiễn thực sự trở thành tiêu chuẩn của lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc. Cơ sở và ý nghĩa của lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc Là một hệ thống lý luận đóng vai trò dẫn dắt quá trình xây dựng CNXH ở một quốc gia đông dân nhất thế giới và đã tạo ra sự phát triển nhanh chóng chưa từng có trong lịch sử nhân loại, CNXH đặc sắc Trung Quốc được hình thành và phát triển bởi sự kết hợp sáng tạo giữa chủ nghĩa Mác và những thành tựu lý luận đặc sắc của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo các nhà lý luận Trung Quốc, sự hình thành và phát triển của nó dựa trên các căn cứ sau: căn cứ lý luận đó là những nguyên tắc cơ bản của CNXH khoa học của chủ nghĩa Mác; căn cứ lịch sử đó là thực tiễn và kinh nghiệm của Trung Quốc và các nước xây dựng CNXH; căn cứ thực tiễn của sự ra đời và phát triển lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc chính là hiện thực công cuộc cải cách, mở cửa và thực hiện hiện đại hóa XHCN của Trung Quốc; căn cứ thời đại của lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc đó chính là quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc đó là sáng tạo lý luận đặc thù của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong quá trình lãnh đạo nhân dân xây dựng CNXH đặc thù ở Trung Quốc trong thời đại ngày nay. Đó là lý luận xây dựng CNXH ở Trung Quốc. Nó không phải là lý luận xây dựng chủ nghĩa tư bản đặc sắc Trung Quốc hay xây dựng CNXH dân chủ của Trung Quốc. Điều này có nghĩa, trên cơ sở phổ biến của lý luận CNXH khoa học của chủ nghĩa Mác, Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác sáng tạo ra lý luận đặc thù CNXH đặc sắc Trung Quốc. Lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc chính là hệ thống lý luận khái quát hóa những thành tựu mới nhất của lý luận Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác trên cơ sở thực tiễn cách mạng của nhân dân Trung Quốc; trong đó, đề cao chiến lược quan trọng của quan điểm phát triển khoa học, quan điểm xây dựng xã hội hài hòa trong hệ thống lý luận CNXH đắc sắc Trung Quốc; đồng thời, cũng là sự khái quát quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản, quy luật vận động và phát triển của CNXH, cũng như quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người trong thời đại ngày nay. Với những ý nghĩa như thế, lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc chính là hệ thống lý luận xây dựng Trung Quốc trở thành quốc gia XHCN phồn vinh, giầu mạnh, nhân dân cùng giầu có. Đây cũng là một bước quan trọng phát triển chủ nghĩa Mác, tư tưởng Mao Trạch Đông trong thời đại ngày nay. Những nội dung cơ bản của lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc CNXH đặc sắc Trung Quốc được hình thành và phát triển trong quá trình Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc cải cách, mở cửa. Cùng với những thành tựu vĩ đại về kinh tế - xã hội của sự nghiệp cải cách, mở cửa, hệ hống lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc cũng từng bước phát triển và hoàn thiện. Mặc dù là một hệ thống lý luận có kết cấu mở, được xây dựng và khái quát hết sức linh hoạt, uyển chuyển, sáng tạo và gắn liền với thực tiễn cải cách, mở cửa của nhân dân Trung Quốc, nhưng theo các nhà lý luận Trung Quốc thì hệ thống lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc có thể khái quát thành một số nội dung cơ bản sau: - Kiên trì giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, tiến cùng thời đại. Xuất phát từ thực tiễn giai đoạn đầu của CNXH, nắm chắc các mâu thuẫn chủ yếu của giai đoạn đầu của CNXH và biểu hiện cụ thể của nó trong từng giai đoạn. - Cần quán triệt tư tưởng hòa bình và phát triển là đặc điểm quan trọng nhất của thời đại, nắm chắc cơ hội lịch sử, chủ động kế thừa và tận dụng mọi thành quả của văn minh nhân loại. - Lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, quán triệt quan điểm phát triển khoa học phát triển toàn diện, nhịp nhàng, bền vững, đi theo con đường công nghiệp hóa kiểu mới, xây dựng nông thôn mới XHCN, xây dựng nhà nước mô hình sáng tạo và mô hình phát triển tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường, có những bước đi cụ thể thích hợp để thực hiện hiện đại hóa XHCN. - Kiên trì quan điểm lấy con người làm gốc, luôn luôn coi thực hiện, bảo vệ, phát triển tốt nhất lợi ích căn bản của đông đảo nhân dân làm xuất phát điểm và mục tiêu hoạt động của Đảng và Nhà nước. - Tiếp tục cải cách, mở cửa, thúc đẩy cải cách thể chế một cách toàn diện cả kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật; tích cực tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế và cạnh tranh bình đẳng cùng có lợi trên thị trường thế giới. - Đẩy mạnh xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN, lấy chế độ công hữu làm chủ, thực hiện cùng phát triển nhiều hình thức sở hữu, thực hiện kết hợp chế độ phân phối theo lao động và nhiều hình thức phân phối khác. - Thực hiện chế độ chính trị thống nhất giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và quản lý đất nước theo pháp luật, mở rộng sự tham gia vào đời sống chính trị của nhân dân, hoàn thiện dân chủ XHCN, kiện toàn pháp chế XHCN, xây dựng văn minh chính trị XHCN. - Xây dựng hệ thống giá trị XHCN, làm phồn vinh nền văn hóa hài hòa, tiên tiến XHCN, xây dựng văn minh tinh thần XHCN, xây dựng tư tưởng đạo đức, tố chất văn hóa khoa học và tố chất sức khỏe của dân tộc Trung Hoa. - Tăng cường xây dựng xã hội lấy dân sinh làm trung tâm, hoàn thiện cơ chế an sinh xã hội, hoàn thiện chế độ phúc lợi, từ thiện xã hội; quản lý tốt xã hội, thúc đẩy công bằng chân chính, xây dựng thành công xã hội hài hòa XHCN. - Kiên trì đi theo con đường phát triển hòa bình, thuận theo trào lưu thời đại hòa bình; thực hiện phát triển, hợp tác, ngoại giao hòa bình, độc lập, tự chủ, cùng nhân dân thế giới xây dựng thế giới hài hòa, hòa bình lâu dài, cùng phồn vinh. - Dựa vào khối đoàn kết công nhân, nông dân, trí thức xây dựng thành công CNXH đặc sắc Trung Quốc; cần khẳng định và coi trọng các tầng lớp mới xuất hiện trong cải cách, mở cửa cũng là chủ nhân xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc; nhất quán tôn trọng lao động, tôn trọng tri thức, tôn trọng người tài, tôn trọng sáng tạo; chủ động phát huy và chủ động tận dụng mọi nhân tố tích cực để xây dựng thành công CNXH đặc sắc Trung Quốc. - Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc; tăng cường xây dựng Đảng theo tinh thần cải cách sáng tạo, tăng cường ý thức cầm quyền, cải cách phương thức cầm quyền, nâng cao năng lực cầm quyền; kiên quyết cầm quyền theo khoa học, dân chủ, pháp luật, cầm quyền chân chính vì nhân dân. 2. Mô hình Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) của Đảng, mô hình chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng đã được phác họa với sáu đặc trưng. Đại hội lần thứ X (2006) của Đảng đã bổ sung, phát triển, làm cho mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam toàn diện hơn, gồm tám đặc trưng. Trong Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung và phát triển 2011) Đảng ta tiếp tục xác định tám đặc trưng trên cơ sở kết hợp, bổ sung, phát triển những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội trong hai Văn kiện nêu trên. Các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng được nêu trong Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) là thành quả của công cuộc đổi mới, trước hết là thành quả của đổi mới nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Đó là thành quả của sự kết hợp hài hòa giữa “cái phổ biến” và “cái đặc thù,” cái chung và cái riêng để tạo nên một mô hình: chủ nghĩa xã hội Việt Nam . Công cuộc đổi mới đất nước đã và đang thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng đã thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội Việt Nam. - Đặc trưng thứ nhất: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là đặc trưng tổng quát nhất chi phối các đặc trưng khác, bởi nó thể hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ở nước ta, tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội phải được biểu hiện cụ thể thiết thực, trên cơ sở kế thừa quan điểm Mac-Lenin về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, đồng thời vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh…là công bằng, hợp lý, mọi người đều được hưởng quyền tự do, dân chủ, được sống cuộc đời hạnh phúc… . chủ XHCN, kiện toàn pháp chế XHCN, xây dựng văn minh chính trị XHCN. - Xây dựng hệ thống giá trị XHCN, làm phồn vinh nền văn hóa hài hòa, tiên tiến XHCN, . Trung Quốc, dân chủ XHCN đặc sắc Trung Quốc, Nhà nước pháp quyền XHCN đặc sắc Trung Quốc, văn hóa XHCN đặc sắc Trung Quốc, xã hội hài hòa XHCN đặc sắc Trung