Một số bài học của quá trình đổi mới chủ nghĩa xã hội hiện thực

Một phần của tài liệu tieu luan cac nuoc XHCN từ 1991 nay (Trang 28 - 36)

Thành tựu mà trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Lào giành được trong cải cách mở cửa, đổi mới là đóng góp rất quan trọng vào quá trình phục hồi từng bước của phong trào cộng sản quốc tế thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Ba lĩnh vực được các nước này chú trọng tiến hành là; đổi mới hệ thống chính trị và hành chính cải cách, mở cửa và đổi mới chính sách đối ngoại. Do đó họ đã khắc phục được khủng hoảngduy trì tình hình chính trị xã hội ổn định; phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân; nâng cao vị thế trên trường quốc tế làm thất bại âm mưu của các thế lực đế quốc thù địch thông qua chiến lược diễn biến hòa bình.

Các Đảng cộng sản cầm quyền cũng đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước . Rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ của một số nước xã hội chủ nghĩa và Đảng cộng sản, các Đảng cộng sản cầm quyền khẳng định kiên trì những nguyên tắc nền tảng của chủ nghĩa Mác- Lênin, đổi mới và phát triển sáng tạo về lý luận con đường chủ nghĩa xã hội , tăng cường phát triển quan hệ gữa các nước xã hội chủ nghĩa trên nhiều lĩnh vực chính trị, tư tưởng lý luận, kinh tế, an ninh quốc phòng. Đảng cộng sản Việt Nam cùng với Đảng cộng sản Cuba thường xuyên gặp gỡ cấp cao song phương để trao đổi kinh nghiệm lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, bày tỏ quan điểm về những vấn đề quốc tế cùng quan tâm…Sự lớn mạnh của các Đảng cộng sản cầm quyền đã trở thành nhân tố hết sức quan trọng đối với tiến trình lịch sử của chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước và trên thế giới.

Sau hơn hai thập niên cải cách mở của và hiện đại hóa, Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Với đường lối xây dựng kinh tế là trung tâm , Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải cách từ lĩnh vực kinh tế, liên tục đạt tốc đọ tăng trưởng đứng đầu thế giới. Thành công trong phát triển kinh tế đã tạo điều kiện tăng trưởng thực tế về mọi mặt. Viêc Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ có người lái “Thần Châu 5”, “Thần Châu 6” đã đưa các nước này vào danh

sách các quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực chinh phục khoảng không vũ trụ.

Sự nghiệp đổi mới của Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu rất quan trọng về mọi mặt nhất là về kinh tế. Điều đó khẳng định sự lựa chọn mục tiêu, bước đi đổi mới là thích hợp và sáng tạo.

Sự nghiệp đổi mới cải cách của các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội:

Bài học thứ nhất: phải kiên trì đường lối, mục tiêu và nguyên tắc xã hội

chủ nghĩa trong cải cách, cải tổ, đổi mới chủ nghĩa xã hội hiện thực.

Đây là bài học kinh nghiệm, mang tính bao trùm nhất, bởi vì kiên trì đường lối mục tiêu và nguyên tắc xã hội chủ nghĩa là con đường phát triển duy nhất đúng cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên thực tế tất cả các Đảng cộng sản cầm quyền nếu không kiên định giữ vững nguyên tắc cách mạng, kết hợp sự kiên định về nguyên tắc và chiến lược cách mạng với sự linh hoạt sáng tạo trong sách lược, nhạy cảm nắm bắt cái mới, thì sớm hay muộn đều dẫn đến sai lầm nghiêm trọng và phải chịu thất bại. Cải cách, cải tổ, đổi mới tuyệt nhiên không thể là xa rời và từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà chính là nhằm đạt được muc tiêu đó một cách có hiệu quả hơn bằng con đường, hình thức, phương pháp và bước đi thích hợp. Sự đổ vỡ đầy kịch tính của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là một thất bại lớn của chủ nghĩa xã hội và nó sẽ để lại những hậu quả lâu dài đối với thế giới. Đây là một yếu tố không thuận lợi đối với tiến trình cách mạng thế giới trong một , hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Sự kiện này có nguồn gốc từ sự xa rời đường lối, mục tiêu và nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội trong quá trình cải tổ và cải cách. Sự mơ hồ, dao động về mục tiêu cách mạng khiến cho hàng ngũ một số Đảng cộng sản cầm quyền ở Đông Âu và Liên Xô nhanh chóng xa vào lập trường cơ hội, hữu khuynh đầu hàng giai cấp, thậm chí phản bội lại chủ nghĩa Mác- Lênin và sự nghiệp cách mạng

của giai cấp công nhân.Điều đó dẫn đến những sai lầm nghiêm trọngvề nguyên tắc trong đường lối cải tổ, trong hệ tư tưởng, đặc biệt trong đường lối tổ chức cán bộ… Cộng với sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc, thù địch từ bên ngoài vốn đang khủng hoảng nặng nề đã không thể trụ lại được.

Mặt khác, các Đảng cộng sản và giai cấp công nhân cần chống lại khuynh hướng lẫn lộn giữua việc giữ vững nguyên tắc, lập trường cách mạng với sự giáo điều, bảo thủ; không được đồng nhất giữa cải cách, cải tổ, đổi mới với làm lại cách mạng, từ bỏ mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Cần có sự phân biệt thật rõ ràng giữa hai khuynh hướng cách mạng và bảo thủ để có thái độ đúng đắn, nhằm thúc đẩy cải cách, đổi mới phát triển theo đúng quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Bài học thứ hai: phải tiến hành đổi mới toàn diện và đồng bộ các mặt của đời sống xã hội, song phải có bước đi thích hợp.

Để cải cách, cải tổ, đổi mới thắng lợi, vấn đề trước hết là phải xử lý đúng đắn giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị. Đây thực chất là đòi hởi phải giải quyết 1 cách linh hoạt và sáng tạo mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị, nhằm xác định trúng khâu đột phá, định ra những bước đi phù hợp, đảm bảo sự tác động và hỗ trợ lẫn nhau giữa hai lĩnh vực trong quá trình cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì đổi mới cũng không được gây rối loạn chính trị - xã hội mà phải dựa trên sự ổn định về chính trị, đây là tiền đề- điều kiện có ý nghĩa tiên quyết để đổi mới kinh tế. Khước từ hoặc cố tình trì hoãn đổi mới chính trị cũng có ý nghĩa là từ bỏ việc tạo ra một công cụ, một phương tiện để thục hiện nhiệm vụ đổi mới trên các lĩnh vực khác, do đó không thể đi đến thắng lợi.

Đổi mới kinh tế và đổi mới về chính trị là những nội dung cơ bản nhất, đồng thời cũng là sự nghiệp khó khăn phức tạp nhất. Phải thấy rõ vị trí của mỗi lĩnh vực và mối quan hệ biện chứng để xác định đúng những việc cần làm , những bước đi phù hợp, chỉ như vậy mới bảo đảm cho đổi mới thành công.

Không thể có hoạt động kinh tế thuần túy cũng như không thể có hoạt động chính trị mà không nhằm mục đích kinh tế. Kinh tế là yếu tố suy cho cùng quyết định sự thành bại của chính trị, nhưng chính trị lại là điều kiện tiên quyết mở đường cho kinh tế cũng như các lĩnh vực khác của xã hội phát triển.

Bài học thứ ba: Mở rộng và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Dân chủ hóa là một trong những nội dung quan trọng nhất của cải cách, cải tổ, đổi mới chủ nghĩa xã hội hiện thực. Đó là nhu cầu bức xúc của nhân dân vì trong cơ chế cũ, tuy các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt được những bước tiến to lớn về xây dựng và thực hành dân chủ, nhưng trên không ít lĩnh vực của đời sống xã hội vẫn có những biểu hiện thiếu dân chủ, nhất là việc phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân lao động. Trong cải cách, đổi mới, tính giai cấp của dân chủ cần phải được xác định rõ ràng, trước hết là đối với công nhân, trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động. Mục tiêu chủ yếu của đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, khơi dậy và phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của nhân dân trong việc tham gia quản lý mọi mặt đời sống xã hội.

Mở rộng phát huy dân chủ phải được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Trong đó dân chủ về kinh tế là khâu trọng yếu nhất của quá trình dân chủ hóa. Bởi vì, thực tế cho thấy, dân chủ hóa trong các các lĩnh vực khác sẽ làm giảm ý nghĩa và khó có điều kiện thực hiện đầy đủ, nếu không có có dân chủ thực sự trong lĩnh vực kinh tế. Mở rộng dân chủ không đồng nghĩa với việc tự do vô chính phủ, dân chủ không thể không đi đôi với trách nhiệm, kỉ luật, kỉ cương: dân chủ không thể tách rời tập trung, với việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức hoạt động của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Dân chủ hóa phải tiếp cận với quá trình cách mạng, mọi kết quả của nó đều quyết định tốc độ và sự thành bại của sự nghiệp cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội hiện thực.

Bài học thứ tư: cải cách, đổi mới phải bắt đầu từ Đảng.

Trong các nước xã hội chủ nghĩa, Đảng cộng sản là lãnh tụ chính trị của xã hội, khời xướng và trực tiếp lãnh đạo toàn diện sự nghiệp cải cách, cải tổ, đổi mới. Bởi vậy cải cách, cải tổ, đổi mới trước tiên phải bắt đầu từ Đảng, và xét đến cùng, điều quyết định nhất để giành thắng lợi là Đảng phải tự đổi mới về mọi mặt từ chính trị, tư tưởng đến tổ chức, từ nội dung đến phương thức lãnh đạo của Đảng.

Đổi mới không phải là thay đổi bản chất của Đảng mà là làm sáng rõ hơn bản chất cách mạng của Đảng thông qua sự lãnh đạo toàn diện đối với công cuộc cải cách , đổi mới. Trước hết là phải nhận thức một cách sâu sắc và đúng đắn vai trò của lãnh đạo của Đảng trong điều kiện toàn bộ quyền lực nằm trong tay nhân dân. Đổi mới Đảng là phải đi liền với dân chủ hóa Đảng, khắc phục hiện tượng thiếu dân chủ, gây mất đoàn kết, làm phương hại đến sức mạnh đoàn kết của Đảng. Sự mất dân chủ trong Đảng làm cho Đảng xa rời đời sống thực tiễn xã hội, thiếu gắn bó với nhân dân, trở nên quan liêu, xa rời nhân dân làm tăng trạng thái thiếu dân chủ trong xã hội. Cho nên quá trình dân chủ hóa mọi măth trong đời sống xã hội phải được bắt đầu từ trong Đảng. Thực hiện dân chủ hóa trong Đảng phải đi đôi với giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ gắn dân chủ với kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm.

Đồng thời, cần sắp xếp lại bộ máy tổ chức Đảng theo hướng gọn nhẹ, chú trọng chất lượng , đặc biệt phải kiên quyết loại bỏ những phần tử thái hóa, biến chất, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đặc quyền đặc lợi, cơ hôi. Mặt khác cần coi trọng việc làm giàu trí tuệ của Đảng, củng cố bản lĩnh chính trị của Đảng bằng cách không ngừng nâng cao trình độ lí luận chính trị, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, rèn luyện, củng cố bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nói cách khác, đổi mới Đảng là tăng cường xây dựng

và chỉnh đốn Đảng để Đảng đủ sức gánh vác trọng trách lãnh đạo thành công sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong quá trình đổi mới Đảng về mọi mặt, tích cực đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, hạ thấp hoặc phủ nhận, xuyên tạc nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Thực tiễn cải tổ, cải cách ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở đông âu trước đây cho thấy do không quan tâm đúng mức đến vấn đề này, nên các lực lượng thù địch đã ra sức tuyên truyền kích động chống Đảng cộng sản gây chia rẽ sâu sắc giữa đảng và nhân dân làm mất uy tín của đảng, tạo dựng các lực lượng chính trị đối lập, đẩy Đảng cộng sản ra khỏi vai trò lãnh đạo xã hội và vị trí cầm quyền. Xét cho cùng thì vai trò lãnh đạo của đảng phụ thuộc một cách quyết định vào khả năng đổi mới chính bản thân đảng. Đây cũng là con đường duy nhất đúng nhằm khôi phục, nâng cao uy tín của đảng trong xã hội với tư cách là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiếp cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội.

Bài học thứ năm: Phải hết sức khách quan và thận trọng khi đánh giá lịch

sử và cách mạng. Phân tích, đánh giá lịch sử cách mạng để rút ra những bài học luôn là việc làm cần thiết nhằm xây dựng, hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng cộng sản. Song việc đánh giá đó phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, toàn diện và có cơ sở khoa học. Nếu làm trái lại, xẽ rất khó tránh khỏi rơi vào cực đoan hoặc chỉ tô hồng, hoặc chỉ bôi đen lịch sử và sẽ gây ra những hậu quả to lớn, khó lường. Trong cải cách, cải tổ do không quán triệt nguyên tắc này nên không ít Đảng cộng sản đã phải trả giá đắt. Các lực lượng thù địch chống cộng luôn lợi dụng việc phê phán, đánh giá lịch sử để bôi nhọ các Đảng cộng sản, xuyên tạc chủ nghĩa Mác- Lênin, lý tưởng cộng sản, từ đó xóa nhòa các giá trị xã hội chủ nghĩa. Lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng và đáng tự hào của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã từng bị xuyên tạc thành những trang đen tối dưới bàn tay phù phép của các lực lượng trống đối. Theo đó,

Đảng cộng sản bị phê phán bị buộc tội bởi những động cơ chính trị thâm độc mà hệ quả là ảnh hưởng của đảng trong xã hội bị suy giảm. Sự phê phán lịch sử không khách quan thường dẫn đến xuyên tạc lịch sử, và luôn được sử dụng để phủ nhận sạch trơn những thành tựu của Đảng cộng sản, của chủ nghĩa xã hội, gây rối loạn xã hội.

Mặt khác nếu không nghiêm túc và dũng cảm nhìn vào sự thật, nói đúng sự thật cũng là hỗ trợ cho chủ nghĩa hình thức phát triển, lấp liếm khuyết điểm, thổi phồng thành tích, làm rối loạn mọi thước đo giá trị, ảnh hưởng rất tiêu cực đến đời sống chính trị và đạo đức xã hội. Bởi vậy quan điển khách quan toàn diện và cụ thể khi xem xét lịch sử phải thực sự trở thành nguyên tắc, một bài học kinh nghiệm đối với tất cả các Đảng cộng sản.

KẾT LUẬN

Thực tiễn cải cách đổi mới của các nước đã và đang khẳng định sức sống, tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác- Lênin, hệ tư tưởng tiến bộ nhất của loài người trong thời đại ngày nay. Các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay với tư cách là là bộ phận nòng cốt của phong trào cộng sản quốc tế, đang năng động hoàn thiện mô hình, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước. Với những thành tựu đạt được trong xây dựng chủ nghĩa xã hội họ tăng cường sưc mạnh quốc gia, trở thành chủ thể trong quan hệ quốc tế không thể không tính đến trong cán cân so sánh lực lượng thế giới, góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh vì những mục tiêu mang tính thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS, TS Trương Giang Long: Chủ nghĩa xã hội hiện thực đổi mới và phát triển, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003.

2. Hoàng Chí Bảo, Chủ nghĩa xã hội hiện thực : Khủng hoảng, đổi mới và xu hướng phát triển,. - NXB Chính trị quốc gia, 1993.

3. V.I.Lênin: Toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, matxcova.1981.

Một phần của tài liệu tieu luan cac nuoc XHCN từ 1991 nay (Trang 28 - 36)