văn hóa kinh doanh của nước đức
LỜI MỞ ĐẦU. Quá trình toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, hoạt động kinh doanh quốc tế càng được đẩy mạnh hơn.Tuy nhiên môi trường kinh doanh quốc tế hết sức phức tạp, và gây nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư, của doanh nghiệp mà nguyên nhân chủ yếu là sự đa dạng văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc trên thế giới. Vậy văn hóa là gì, kinh doanh quốc tế là gì, mối quan hệ hữu cơ giữa chúng ra sao?Đó chính là mục đích tìm hiểu của chúng em trong bài nghiên cứu này, đặc biệt chúng em đi sâu về nước Đức- một cường quốc hùng mạnh trong Liên minh Châu Âu, một đất nước đa dạng về văn hóa.Trên cơ sở đó áp dụng phương pháp, cách thức kinh doanh của Việt Nam vào Đức để đẩy mạnh hoạt động kinh tế nước nhà. Trước hết, văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Văn hóa được thể hiện qua ngôn ngữ, tôn giáo, trang phục……Còn kinh doanh quốc tế được hiểu là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thoả mãn các mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức quốc tế. Văn hóa có tác động rất lớn đến kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tại thị trương một nước thì phải am hiểu được văn hóa nước đó, con người nước đó như thế mới có thế thâm nhập vào thị trường để nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu làm cơ sở để tiến hành sản xuất, kinh doanh. Như vậy muốn hoạt động kinh doanh quốc tế hiệu quả thì không thể tách rời với các yếu tố văn hóa mà phải nghiên cứu nó thật rõ. Nhận thấy tầm quan trọng này nhóm chúng em đã tiến hành tìm hiểu đề tài “Văn hóa nước Đức và ảnh hưởng của nó đến kinh doanh quốc tế”. Bài làm của chúng em không tránh những sai sót, rất mong sự đóng góp của cô để bài chúng em được hoàn thiện và chính xác hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! I. LÝ THUYẾT CHUNG: 1.Văn hoá là gì? - Văn hoá là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. - Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận vá đánh giá khác nhau. - Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Nhìn chung, văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong qua trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường (môi tự nhiên và xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng. 1.1. Các yếu tố văn hoá 1.1.1. Ngôn ngữ: Là sự thể hiện rõ rệt của văn hoá vì đó là phương tiện truyền thông và ý tưởng. Sự hiểu biết về ngôn ngữ địa phương có hữu ích cho các nhà doanh nghiệp về 4 vấn đề: - Giúp hiểu rõ về tình huống đang xảy ra. - Giúp trực tiếp tiếp cận người dân địa phương - Sự hiểu biết rõ về ngôn ngữ cho phép nhận biết sắc thái, nhấn mạnh ý nghĩa, và những thông tin không trình bày rõ ràng. - Ngôn ngữ giúp con người hiểu văn hoá tốt hơn. 1.1.2. Tôn giáo: Có một số tôn giáo chủ yếu trên thế giới bao gồm: Thiên Chúa, Tin Lành, Do Thái, Hồi giáo, Ấn Độ, Phật giáo, và Khổng giáo… - Tôn giáo ảnh hưởng đến cách sống, niềm tin, giá trị, thái độ và có thể ảnh hưởng đáng kể đến cách cư xử của con người trong xã hội với nhau và với xã hội khác. - Tôn giáo cũng ảnh hưởng đến thói quen làm việc của mỗi người. Các quốc gia có các tôn giáo khác nhau thì có thói quen, đạo đức làm việc khác nhau. - Tôn giáo cũng ảnh hưởng đến chính trị và kinh doanh. Niềm tin tôn giáo của mỗi quốc gia ảnh hưởng đến các quyết định về chính trị và kinh tế của các nước. 1.1.3. Giá trị và thái độ Giá trị là những niềm tin vững chắc làm cơ sở để con người đánh giá những điều đúng và sai, tốt và xấu, quan trọng và không quan trọng. Thái độ là những khuynh hướng không đổi của sự cảm nhận và hành vi theo một hướng riêng biệt về một đối tượng. - Giá trị ảnh hưởng đến văn hoá. Những quốc gia khác nhau hướng đến những giá trị khác nhau. - Một cách để xem xét sự khác nhau của các nền văn hoá là thông qua việc dùng hệ thống thứ bậc của giá trị. Bảng hệ thống thứ bậc giá trị Hệ thống thứ bậc giá trị Hệ thống giá trị thứ bậc Một quan điểm của con người về cơ bản thường là xấu Một quan điểm của con người về cơ bản thường là tốt. Sự lẫn tránh hoặc sự đánh giá tiêu cực của cá nhân Khuyến khích cá nhân hành động như bản chất Quan điểm của một cá nhân là không thay đổi Sự đánh giá của cá nhân là một tiến trình. Sự khác biệt giữa việc phản kháng và sợ hãi của cá nhân Sự khác biệt giữa chấp nhận và lợi dụng cá nhân. Việc sử dụng một cá nhân về cơ bản liên quan đến loại công việc. Xem xét một cá nhân một cách toàn diện. Ngăn chặn sự biểu lộ cảm xúc Có thể biểu lộ cảm xúc một cách thích hợp và sử dụng cảm giác. Nguỵ trang và mưu đồ. Hành động trung thực. Sử dụng ưu thế để duy trì quyền lực và thanh danh. Sử dụng uy thế cho những mục đích xác đáng, tập thể. Nghi ngờ mọi người. Tin cậy mọi người. Lản tránh việc đối mặt với những sự kiện. Tạo thế đối đầu thích hợp. Lẩn tránh rủi ro Sẵn sàng chập nhận rủi ro. Nhấn manh đến sự cạnh tranh. Nhấn mạnh hơn đến sự cộng tác. Đa số các quốc gia phát triển phương Tây đang đang dần chuyển đổi hệ thống thứ bậc giá trị sang cột bên phải, nhằm tạo ra sự bình đẳng cho mọi người nơi làm việc. - Thái độ có những ảnh hưởng từ giá trị, và có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh quốc tế. Thái độ tích cực hay tiêu cực của nhân dân một nước đối với hàng hoá nước ngoài ảnh hưởng lớn đến chiến lược sản xuất, marketing, phân phối sản phẩm tại nước đó. 1.1.4. Thói quen và cách ứng xử Thói quen là những cách thực hành phổ biến hoặc đã hình thành từ trước. Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn trong một xã hội riêng biệt. Các công ty dựa váo thói quen và cách cư xử để có những chiến lược quảng cáo, tiếp thị thích hợp. 1.1.5. Văn hoá vật chất Văn hoá vật chất là những đối tượng con người làm ra. Xem xét văn hoá vật chất là xem xét cách thức (kỹ thuật), và tình huống tạo ra chúng. Tiến bộ khoa học kỹ thuật trong một xã hội quan trọng, vì ảnh hưởng đến tiêu chuẩn mức sống và giúp giải thích giá trị và niềm tin của xã hội đó. Ở những quốc gia có kỹ thuật phát triển, những giá trị của hộ thiên về vật chất vì mức sống của họ cao. Các doanh nghiệp kinh doanh ở những quốc gia này cần liên tục cải tiến sản phẩm tốt hơn, nhiều tiện ích hơn. Trong khi đó, ở các quốc gai có kỹ thuật kém phát triển các sản phẩm này có thể khó để sử dụng vì vượt quá yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật. 1.1.6. Thẩm mỹ Thẩm mỹ liên quan đến thị hiếu nghệ thuật của văn hoá. Những quốc gia có cái nhìn về cái đẹp khác nhau thì xu hướng tiêu dùng của họ khác nhau. 1.1.7. Giáo dục Giáo dục ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của văn hoá. - Giáo dục là yếu tố quan trọng để hiểu văn hoá. - Năng lực sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng được quyết định chủ yếu bởi giáo dục. 1.2. Văn hoá và thái độ Những khía cạnh văn hoá: Theo Geert Hoftede, một nhà nghiên cứu Hà Lan, có 4 khía cạnh văn hoá khác nhau: - Sự cách biệt quyền lực: Các tầng nấc quyền lực được chấp nhận giữa cấp trên và cấp dưới trong tổ chức. Trong những nền văn hoá có sự cách biệt quyền lực cao, nhà quản trị có những quyết định độc tài và gia trưởng, thuộc cấp phải tuân thủ quyền lực vô điều kiện. Ở những nước có sự cách biệt quyền lực ở mức trung bình đến thấp, người ta coi trọng giá trị độc lập, nhà quản trị hỏi ý kiến thuộc cấp trước khi quyết định và có sự bình đảng hơn trong công việc. - Lẩn tránh rủi ro Là khả năng con người cảm thấy sợ hãi bởi những tình huống rủi ro và cố gắng tạo ra những cơ sở và niềm tin nhằm tối thiểu hoặc lẫn tránh những điều không chắc chắn. - Chủ nghĩa cá nhân Là khuynh hướng con người chú trọng đến bản thân họ và những điều liên quan trực tiếp họ. Đối nghịch là chủ nghĩa tập thể, là khuynh hướng con người dựa váo nhóm để làm việc và trung thành với nhau. Theo quan sát của Hoftede, những quốc gia có kinh tế phát triển có khuynh hướng chú trọng chủ nghĩa cá nhân hơn những nươc nghèo. - Sự cứng rắn Là loại giá trị thống trị xã hội bằng “sự thành công, tiền bạc, của cải”, khía cạch trái ngược là sự mềm mỏng, đo lường bằng “sự nhận đạo và chất lượng cuộc sống”. Những nước cúng rắn cao: Nhật, Úc, Mexico… đánh giá co tầm quan trọng của thu nhập, sự thừa nhận, sự thăng tiến và sự thử thách. Những nền văn hoá này thường có hướng ủng hộ những công ty có quy mô lớn và sự phát triển kinh tế được xem là rất quan trọng. - Sự kết hợp những khía cạnh này: bốn khía cạnh trên ảnh hưởng đến nền văn hoá chung của xã hội và dẫn đến một môi trường thống nhất. Các khuynh hướng thái độ: - Dựa trên sự tương đồng về những tiêu chuẩn cốt lõi nhất của mỗi nước về sự lãnh đạo, sự mô tả vai trò và động lực, chia làm 5 nhóm nước khác nhau: các nước nói tiếng Anh, Bắc Âu, Nam Mỹ, Châu Âu Latin và Trung Âu. 2.Kinh doanh quốc tế Kinh doanh quốc tế được hiểu là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thoả mãn các mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức quốc tế. 3.Sự ảnh hưởng của văn hoá quốc gia đến hoạt động kinh doanh quốc tế: Các quốc gia khác nhau có những giá trị văn hoá khác nhau. Chính điều này tạo nên sự đa dạng, đặc sắc trong văn hoá quốc tế. Tuy nhiên, cũng chính yếu tố văn hoá có những chi phối, ảnh hưởng nhất định đến hoạt động giao thương giữa các nền kinh tế với nhau. Môi trường văn hoá ảnh hưởng đến nhiều yếu tố, trong đó nổi bật là: - Marketing Văn hoá với tư cách là yếu tố của môi trường Marketing ảnh hưởng toàn diện đến marketing của các doanh nghiệp, cụ thể: Văn hoá ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề có tính chất chiến lược trong marketing như: lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn chiến lược marketing chung, các quyết định về mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp và marketing tại thị trường một quốc gia, một khu vực cụ thể nào đó. Văn hoá cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các sách lược, các chiến thuật, các biện pháp cụ thể, các thao tác, hành vi cụ thể của nhà kinh doanh tại thị trường. Văn hoá hầu như ảnh hưởng một cách toàn diện đến các công cụ khác nhau của hệ thống marketing mix, trong đó đáng lưu ý là sản phẩm, phân phối và xúc tiến hỗn hợp. Ở các quốc gia khác nhau, các công đoạn này phải được thực hiện khác nhau. - Cách sử dụng các nguồn tài chính của doanh nghiệp, chi tiêu của người dân các nước. - Quản trị nhân sự: sự khác biệt nhau yếu tố con người ở các nước khác nhau đòi hỏi các chiến lược về nhân sự phải có sự linh hoạt giữa các quốc gia. - Sản xuất: các quốc gia khác nhau có sự khác nhau về các yếu tố vật chất, đặc biệt là sự phát triển của khoa học công nghệ không đồng đều giữa các quốc gia ảnh hưởng lớn tới dây chuyền sản xuất, thiết kế sản phẩm cũng như mức độ tiêu thụ hứa hẹn của sản phẩm. II. CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA TẠI ĐỨC: 1.Nước Đức: a)Một số điểm nổi bật: Tên nước: Cộng hòa Liên Bang Đức (Federal Republic of Germany) Thể chế chính trị: Cộng hòa Liên bang Quốc khánh: 03/10/1990 (ngày thống nhất nước Đức) Thủ đô và trụ sở của chính phủ Đức nằm tại Berlin song các cơ quan liên bang vẫn còn ở tại Bonn (thủ đô của Liên bang trước đây). Vị trí địa lý: Nằm ở trung tâm châu Âu với 16 tiểu bang tiếp giáp với 9 nước láng giềng. Phía Bắc giáp Đan Mạch, trông ra Biển Bắc và biển Baltic; phía Tây giáp Hà Lan, Bỉ, Luxembourg và Pháp; phía Nam giáp Thụy Sĩ và Áo; phía Đông giáp Séc và Ba Lan. Vì vậy, Đức được coi là nước có vị trí bản lề giữa Tây Âu và Đông Âu; giữa bán đảo Scandinavia và khu vực Địa Trung Hải. Khí hậu: nằm trong vùng khí hậu ôn hòa Trung Âu với 4 mùa rõ rệt, chuyển tiếp giữa khí hậu biển trong Tây Âu và khí hậu lục địa Đông Âu, hiếm khi xảy ra những chênh lệch lớn về nhiệt độ. Diện tích: 357.500 km2. Dân số: hơn 83 triệu người, là nước có số dân đông nhất trong Liên minh châu Âu và có số dân nhập cư lớn thứ ba trên thế giới, đó là những người đóng vai trò trong việc tạo nên bộ mặt nước Đức hôm nay. Dân tộc: người Đức (91,5%), người Thổ Nhĩ Kỳ (2,4%); các dân tộc khác (6,1%). Tôn giáo: Đạo Tin lành (34%), Đạo Thiên chúa (34%), Đạo Hồi (1,7%), tôn giáo khác hoặc không xác định (26,3%). Ngôn ngữ: Tiếng Đức. Hành chính: Nước Đức có tất cả 16 bang mà trong đó có 5 bang được chia thành 22 vùng hành chính. Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro Đức là sáng lập viên của Liên minh Châu Âu, thành viên của Liên Hiệp Quốc, khối NATO và G8. Đức lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 23/9/1975. b)Lịch sử hình thành và phát triển của nước Đức Từ thời cổ đại, vùng đất Germania là nơi sinh sống của nhiều man tộc German, có cội nguồn từ người Aryan- một dân tộc châu Á thời cổ đại. Người German cổ theo Đa Thần giáo, tôn thờ các vị thần của người Aryan xưa. Họ trọng đạo, dũng cảm, trung thành, hiếu khách, song không có văn minh, chữ viết và văn nghệ, quân dân German hết mực can trường, mãnh liệt và có một khát vọng độc lập tự do cao cả. Vào năm 100, nhà sử học La Mã vĩ đại Tacitus có viết cuốn sử Germania về dân tộc German sinh sống tại vùng đất này, qua đó ông ca ngợi bản lĩnh cao đẹp, mãnh liệt của người German hào hùng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc vẻ vang của nhân dân Đức. Tác phẩm này cũng cho thấy người German thời bấy giờ không bao giờ sống lề mề, tham nhũng. Tiếp đó, sự pha trộn với những bộ tộc lớn mạnh như người Celt gốc Indogerman, người La Mã, người Slavơ và người Sarmante… ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ với nền văn hóa Đức mà còn góp phần xây dựng một nền văn hóa Châu Âu trên những vùng đất đai rộng lớn. Dưới thời vua Friedrich II, kinh tế và pháp luật được cải cách theo hướng tiến bộ, đề cao quyền tự do tôn giáo và quyền tự do báo chí của thần dân. Với lòng trung thành mãnh liệt của thần dân Đức, một dân tộc dưới ngọn cờ lãnh đạo của một vị vua yêu văn hóa nghệ thuật đã đưa nền văn hóa Đức phát triển rầm rộ và xây dựng một vương quốc hùng mạnh thời bấy giờ. Trong thời kì tái kiến thiết những năm thế kỉ XIX, Thủ tướng Phổ Bismarck đã tiến hành một cuộc cách mạng thiết lập nên đế chế Đức bao gồm nhiều vương quốc và lãnh địa nhỏ. Dưới triều đại của vị anh quân, Đức đã vươn lên thành một trong những siêu cường Âu Châu và cả thế giới, mang lại niềm vinh quang cho dân tộc. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, nước Đức bại trận và phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề, đất nước rối loạn và mâu thuẩn xã hội gay gắt. Trong thời gian này, phong trào cách mạng dâng cao dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đức mà nổi bật nhất là cuộc nổi dậy của công nhân Ba-vi-e thành lập Cộng hòa Ba-vi-e. Từ năm 1925, sản xuất công nghiệp Đức phát triển mạnh và đến năm 1929 đã vượt qua Anh, Pháp, đứng đầu châu Âu, quá trình tập trung sản xuất diễn ra mạnh, các tập đoàn tư bản lớn xuất hiện , thâu tóm các ngành kinh tế chính . Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, chế độ độc tài phát xít Hitler đã thảm sát hàng triệu người, gây thảm họa cho nhân loại. Một trong những thảm họa đó là cuộc Đại đồ sát người Do Thái, việc giết người này mang tính công nghiệp hóa gọi là “ giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do Thái”. Bên cạnh đó là việc giết tập thể những người thuộc các chủng tộc khác mà theo hệ tư tưởng Quốc Xã là người hạ đẳng, đặc biệt là người Ba Lan, người Nga và người Roma. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, nước Đức bị chia cắt thành hai quốc gia: Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) do Mỹ, Anh, Pháp chiếm đóng vào ngày 7/9/1949; còn khu vực do Liên Xô (cũ) kiểm soát đã lập thành nước Cộng hòa dân chủ Đức (Đông Đức) vào ngày 7/10/1949 đi theo con đường Chủ nghĩa xã hội. Cộng hòa Liên bang Đức đã tiến hành khôi phục kinh tế đến mức thần kỳ, đưa đất nước trở thành một trong những nền kinh tế công nghiệp hàng đầu thế giới, đạt những thành tựu ngoại giao vang dội, nhờ đó tích cực tham gia chính trường Âu châu. Ngày 3/10/1990, sự sụp đổ của bức tường Berlin đánh dấu một kỷ nguyên mới của nước Đức và cả châu Âu. Sau nhiều thập kỷ bị chia rẽ sâu sắc, Đức và cả châu Âu đã được thống nhất. Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ của Đức đã thoát ra khỏi tình trạng suy yếu của những năm 1990. Nhưng để hiện đại hoá và hoà nhập nền kinh tế của miền đông nước Đức với miền tây sau thống nhất, nước Đức đã phải mất nhiều tiền của và công sức giúp cho phần phía đông đạt tiêu chuẩn của phương tây. Sau những năm tháng chiến tranh tàn khốc và một thời kì chiến tranh lạnh kiến đất nước bị chia cắt, người Đức càng bộc lộ những phẩm chất đáng nể, thông minh, thượng đẳng, họ tự hào và kiêu hãnh về sự vĩ đại của dân tộc mình. Từ trong đổ nát, đất nước vươn lên dẫn đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực và trở nên cực kì hiện đại, văn minh. Tây Đức là thành viên sáng lập của Các cộng đồng châu Âu (EC) vào năm 1957, trở thành Liên minh châu Âu năm 1993. Đức thuộc khu vực Schengen và dùng đồng Euro năm 1999. Nước Đức có lịch sử lâu đời với sự thống trị của nhiều thế lực khác nhau. Từ Đế Chế La Mã thần thánh, trải qua phong trào nhà thờ thánh Phao-lô, Đế chế Hoàng đế Đức, rồi đến nền dân chủ Weimar, Chủ nghĩa Quốc xã, cho đến sự phân chia thành 2 quốc gia và cuối cùng lại sáp nhập vào năm 1990. Nước Đức ngày nay là sự thống nhất của những vương quốc nhỏ, nhiều bộ lạc, chủng tộc, nhiều tôn giáo, tín ngưỡng. Những truyền thống riêng biệt của từng khu vực đã tạo cho nền văn hóa đất nước sự đa dạng và đặc sắc, từ chất giọng, khẩu ngữ, tính cách con người cho đến những công trình kiến trúc đồ sộ là biểu tượng của từng thời kì, từng khu vực trong một chỉnh thể thống nhất. 2.Ngôn ngữ : Tiếng Đức là một trong những ngôn ngữ văn hóa, khoa học và giao lưu quan trọng nhất và là một trong mười ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Tiếng Đức là ngôn ngữ German thuộc nhánh miền Tây,phổ biến nhất ở châu Âu bên cạnh tiếng Nga. Ngoài ở nước Đức, tiếng Đức còn được nói tại Áo, tại nhiều vùng rộng lớn của Thụy Sĩ, tại Liechtenstein, Luxemburg cũng như nhiều vùng miền bắc nước Ý, miền đông nước Bỉ và miền đông nước Pháp. Tiếng Đức là ngôn ngữ chính thống duy nhất hoặc theo từng địa phương tại . mãn các mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức quốc tế. 3.Sự ảnh hưởng của văn hoá quốc gia đến hoạt động kinh doanh quốc tế: Các. Tôn giáo cũng ảnh hưởng đến chính trị và kinh doanh. Niềm tin tôn giáo của mỗi quốc gia ảnh hưởng đến các quyết định về chính trị và kinh tế của các nước.