Cơ hội và thách thức:

Một phần của tài liệu VĂN hóa ẢNH HƯỞNG KINH DOANH ở đứcx (Trang 63 - 68)

IV. VẬN DỤNG NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ VĂN HÓA ĐỨC CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIỆT NAM:

2.Cơ hội và thách thức:

1.Cơ hội:

Nước Đức là một thị trường có qui mô rộng lớn và tiềm năng rất cao, vì vậy việc các công ty Việt Nam thành lập và mở rộng các cơ sở kinh doanh tại đây là hết sức cần thiết. Ta biết rằng, nền văn hóa vật chất của Đức rất phát triển, ở vị trí hàng đầu thế giới về cơ sở hạ tầng kinh tế, giao thông, thông tin liên lạc, giáo dục, khoa học kỹ thuật... Vì thế, đây là một cơ hội lớn để các nhà đầu tư Việt Nam đưa doanh nghiệp của mình tiếp cận với nền văn kinh và kinh tế bậc nhất châu Âu, nhằm học hỏi các kinh nghiệm và kiến thức để cắt giảm chi phí, gia tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh.

Trong mối bang giao ngày càng phát triển của 2 nước, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp Đức đã bắt đầu kinh doanh ở thị trường Việt Nam. Đây là một cơ hội lớn để các doanh nghiệp, người lao động Việt Nam học hỏi các kỹ năng quản lý, làm việc và tiếp xúc với những kỹ thuật công nghệ hiện đại từ Đức.

Người Đức nói chung vốn có tính cách khá bảo thủ. Tuy nhiên, nếu như bạn đưa ra lý lẽ hợp lý và chặt chẽ thì vẫn có thể làm cho họ thay đổi suy nghĩ của mình. Vì vậy, các chiến lược tung ra sản phẩm mới tại thị trường này phải hết sức thận trọng. Nếu sản phẩm của chúng ta có tính độc đáo, mới mẻ cũng như gây ấn tượng mạnh, thì đó là một trong những động lực để người Đức sử dụng nó.

Hệ thống giá trị và tiêu chuẩn của một nước có ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh của nước đó. Không chỉ trong môi trường kinh doanh mà ở tất cả các lĩnh vực khác, người Đức luôn đặt vấn đề đúng giờ là ưu tiên số một. Thời gian đối với họ phải được sử dụng một cách tối ưu nhất,

không được để lãng phí bất kì giây phút nào. Và nếu như chúng ta học tập được tác phong làm việc chuyên nghiệp đó thì sẽ là một lợi thế lớn để giảm chi phí kinh doanh.

Đặc trưng đề cao chủ nghĩa cá nhân và sự độc lập trong suy nghĩ, hành vi là một lợi thế để các doanh nghiệp có thể tiến hành phân khúc khách hàng cụ thể và hợp lý hơn. Dựa theo sở thích, nhu cầu, thị hiếu của từng phân khúc mà các doanh nghiệp đề ra các sản phẩm nhằm thỏa mãn cao nhất mong muốn của khách hàng.

Sự quản lý không được quan tâm như là một môn học riêng rẽ tại Đức, mà họ chủ yếu tập trung vào chuyên môn của quản trị doanh nghiệp hoặc một cấp độ quản lý cao hơn. Do đó, nhà kinh doanh có thể tiếp cận và học hỏi rất nhiều kiến thức bổ ích về quản trị doanh nghiệp từ các công ty Đức.

Bên cạnh đó, chúng ta phải biết hợp tác để tận dụng nền tảng giáo dục tiên tiến của Đức đào tạo những nhân viên, nhà quản lý toàn cầu cho doanh nghiệp Việt, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai, và đó cũng là một hướng đầu tư vô cùng đúng đắn.

Người tiêu dùng Đức rất quan tâm đến thương hiệu của sản phẩm. Vì thế, một số doanh nghiệp của Việt Nam đã có được sự công nhận trên thị trường quốc tế phải biết tận dụng lợi thế này để tiến hành chiến lược xâm nhập thị trường. Chúng ta có thể bắt đầu bằng hình thức nhượng quyền thương mại, sau khi đã gầy dựng thương hiệu trên thị trường thì tiến hành đầu tư mới hoàn toàn hoặc liên doanh với một công ty nội địa.

2.Thách thức:

Điều đầu tiên và quan trọng nhất đối với một sản phẩm khi muốn đặt chân vào một thị trường mới, không chỉ riêng ở Đức mà hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, thì chất lượng phải là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Đặc biệt, với những nước có nền văn hóa vật chất cao như Đức thì người tiêu dùng không bận tâm quá nhiều về giá cả mà họ quan tâm nhất đến thương hiệu và chất lượng sản phẩm. Tất cả các sản phẩm muốn đưa vào thị trường Đức đều phải trải qua những qui trình kiểm tra chất lượng vô cùng nghiêm ngặt và khắt khe, mà đó cũng chính là điểm

yếu của các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. Người Đức luôn nói không với những sản phẩm có yếu tố độc hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ.

Hiện nay, thói quen mua sắm trên thị trường Đức đang có những thay đổi như: không thích sử dụng đồ nhựa và thích dùng đồ gỗ, thích ăn thuỷ hải sản hơn thịt, yêu cầu về mẫu mốt và kiểu dáng hàng hoá thay đổi nhanh. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sở thích và thói quen tiêu dùng trên thị trường này thay đổi rất nhanh. Người tiêu dùng Đức cần nhiều chủng loại hàng hoá với số lượng lớn và có vòng đời ngắn, giá rẻ hơn với các điều kiện về dịch vụ bán hàng cũng như sau bán hàng tốt hơn, thay vì sử dụng những sản phẩm có chất lượng cao, giá đắt, vòng đời sản phẩm dài như trước đây. Tuy nhiên, chất lượng hàng hoá vẫn là yếu tố quyết định đối với phần lớn các mặt hàng được tiêu thụ trên thị trường này.Ngoài ra, xu hướng tiêu dùng “xanh” ngày càng trở nên phổ biến. Khách hàng quan chú trọng đến các khía cạnh về môi trường và xã hội liên quan đến sản xuất hàng hóa. Thị phần hàng thực phẩm thân thiện với môi trường trên cả hai phương diện (giảm lượng hoá chất trong thực phẩm và không gây ô nhiễm môi trường) tăng lên nhanh chóng. Bao bì có khả năng tái sinh và ngay cả việc quảng cáo được tiến hành theo cách thân thiện môi trường luôn giành được sự ưu ái của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, người Đức còn trở nên khắt khe hơn trong việc lựa chọn hàng hoá xuất khẩu từ quan điểm đạo đức. Hàng hoá có được sản xuất với sự phân chia thu nhập công bằng cho người lao động thực sự, trong những điều kiện lao động phù hợp, không lạm dụng lao động trẻ em… đang là mối quan tâm lớn của thị trường.

Cách thức quản trị của chúng ta vẫn chưa có được sự nhất quán, chuyên nghiệp, mà đó là điều mà các nhà kinh doanh của Đức rất quan tâm. Doanh nhân Đức họ rất cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất. Các doanh nghiệp Đức rất quan tâm đến cạnh tranh, nhưng không phải để chiếm lĩnh thị trường mà chủ yếu là mở rộng thị phần- một điều có vẻ trái ngược với triết lý kinh doanh của người Việt Nam. Cũng như khi đàm phán kinh doanh với các công ty Đức, thì họ thường xem thường sự cạnh tranh về giá, mà thay vào đó, họ muốn cạnh tranh dựa trên chính đặc tính và sở trường trên sản phẩm của mình.Nhà quản lý Ðức và êkip làm việc của họ có xu hướng thiên về sản phẩm, và tin tưởng rằng một sản phẩm tốt thì khách hàng sẽ tự tìm đến nó. Các nhà lãnh đạo người Đức không cần nhìn thấy một bản báo cáo tài chính thật đẹp, mà điểm

cốt yếu là họ muốn thấy sự thành công trong sản xuất của nhà máy. Một quản lý người Ðức tin tưởng rằng một dây chuyền sản xuất chất lượng tốt và một sản phẩm tốt sẽ làm được nhiều điều cho điểm cốt yếu hơn bất cứ điều gì . Giữa các quản lý người Ðức và công nhân thường gần gũi vì họ tin rằng họ đang làm việc cùng với nhau để tạo ra một sản phẩm.

Một bất lợi lớn khác là chi phí để thâm nhập vào thị trường lớn nhất châu Âu này là rất cao vì nơi đây có một nền văn hóa vật chất phát triển, đồng thời chi phí nhân công và chi phí sản xuất khác cũng nằm ở mức cao. Vì vậy doanh nghiệp cần phải có nguồn tài chính vững mạnh và có kế hoạch huy động đầu tư trên thị trường hiệu quả.

3.Cơ hội và thách thức đối với 2 ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào EU 3.1. Thuỷ hải sản:

Thói quen tiêu dùng thuỷ sản nhiều hơn thịt của người Đức là cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, nhất là khi Đức luôn là nước dẫn đầu trong khối EU về nhập khẩu tôm của Việt Nam, và là nước có lượng lớn nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản khác.

Tuy nhiên, cũng chính điều này là thách thức to lớn cho các doanh nghiệp thuỷ hải sản của Việt Nam khi các yêu cầu về chất lượng thực phẩm ngày càng tăng. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém về cách chế biến, bảo quản.

3.2. May mặc

Đức là thị trường tiềm năng cho hàng dệt may Việt Nam nói riêng và các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển khác nói chung do dân số Đức đông và thu nhập đầu người rất cao. Đức là mảnh đất tiềm năng nhất trong Liên minh Châu Âu (EU) vì nó có tỷ trọng nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất khu vực. Đặc biệt, người dân Đức chỉ chú trọng đến chất lượng thành phẩm và sự kỳ công của nhà sản xuất được thể hiện qua mũi kim đường chỉ. Còn kiểu cách, mẫu mã đối với họ không quá khắt khe. Trong khi đó, Việt Nam lại có nhiều lợi thế về điều này nên chắc khi xuất khẩu hàng dệt may vào Đức sẽ hút khách.

Mặc dù hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Đức tuy có mẫu mã đa dạng nhưng chất lượng thành phẩm vẫn chưa làm hài lòng người tiêu dùng nơi đây. Mặt khác, người Đức không muốn lệ thuộc hoàn toàn vào hàng của Trung Quốc, do đó đã chuyển xu hướng thích sử dụng hàng hóa

của các quốc gia khác. Vì thế, đây sẽ là cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam để thâm nhập sâu hơn.

Một thuận lợi khác là mức tiêu thụ hàng may mặc của người dân Đức rất lớn.

Từ năm 2004 trở về trước, khi EU còn áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, thị phần hàng dệt may Việt Nam tại Đức đạt khoảng 30%, trong khi Trung Quốc chỉ bằng một nửa. Trong hệ thống siêu thị Metro tại Đức, hàng dệt may của Việt Nam cũng chiếm thị phần rất lớn. Doanh số bán cũng luôn cao hơn so với các nước trong khu vực. Nhưng kể từ ngày 1/1/2004 khi EU chính thức gỡ bỏ hàng rào hạn ngạch thì Việt Nam lại gặp nhiều khó khăn do giá thành sản phẩm của Trung Quốc rất cạnh tranh và người Đức rất quan tâm đến vấn đề giá.

KẾT LUẬN.

Qua những phân tích ở trên ta thấy văn hóa mang một nội hàm rộng lớn, nó bao gồm nhiều khía cạnh, có tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh quốc tế. Giữa văn hóa và kinh doanh có quan hệ chặt chẽ với nhau, văn hóa làm nền tảng cho kinh doanh quốc tế phát triển và ngược lại kinh doanh quốc tế làm cho văn hóa đa sắc màu hơn.Không một quốc gia nào có nền văn hóa hoàn toàn giống nhau cho nên chiến lược kinh doanh cho từng quốc gia

sẽ không có sự trùng lắp nó đòi hỏi doanh nghiệp phải thông minh, sáng tạo nắm bắt được các đặc điểm của thị trường để có các chính sách, chiến lược phù hợp.

Hơn nữa,qua tìm hiểu chuyên sâu về Đức, nhận thấy rằng văn hóa nước Đức thật sự đa dạng, để kinh doanh thành công ở Đức không phải là điều đơn giản, bởi lẽ đây là thị trường của những con người khó tính, đòi hỏi sự chỉn chu, vì vậy phân tích kĩ càng văn hóa trước khi thâm nhập vào thị trường này là vấn đề bức thiết và quan trọng.

Việt Nam và Đức trong những năm qua đã có nhiều hoạt động thương mại, kinh tế bên cạnh những thành công to lớn đạt được lại có những thất bại đáng tiếc. Cho nên Việt Nam cần tìm hiểu rõ về thị trường Đức hơn nữa, văn hóa Đức hơn nữa để có những bước đi chính xác hơn, mang lại doanh thu hơn, thu được nhiều kinh nghiệm hơn. Từ đó làm cơ sở đẩy mạnh hoạt động kinh doanh quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa, hiện đại hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu VĂN hóa ẢNH HƯỞNG KINH DOANH ở đứcx (Trang 63 - 68)