Quan hệ hợp tác phát triển:

Một phần của tài liệu VĂN hóa ẢNH HƯỞNG KINH DOANH ở đứcx (Trang 57 - 61)

III. VĂN HÓA ĐỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ VÀO HOẠT ĐỘNG THƯƠNGMẠI QUỐC TẾ:

3. Quan hệ hợp tác phát triển:

Đức là một trong những nước viện trợ nhiều và thường xuyên ODA cho Việt Nam. Từ năm 1990 đến nay, Đức đã cung cấp trên 1 tỷ Euro cho các dự án ODA tại Việt Nam.

ODA của Đức tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực trọng tâm sau đây: - Hỗ trợ cải cách kinh tế, phát triển kinh tế bền vững.

- Chính sách môi trường, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm cung cấp nước và xử lý nước và rác thải.

- Y tế, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống HIV/AIDS.

Về hình thức viện trợ: Chính phủ Đức một mặt vẫn duy trì các khoản viện trợ truyền thống, mặt khác mở ra một kênh vay vốn mới là vốn vay phát triển. Nguồn vốn này gồm 50% do Chính phủ Đức tài trợ thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, 50% còn lại được Ngân hàng Tái thiết Đức huy động trên thị trường với lãi suất niêm yết từng thời kỳ.

Về quy mô cam kết: từ cuối năm 2009 và đầu năm 2010, Chính phủ Đức đã cam kết viện trợ cho Việt Nam 203,4 triệu Euro, trong đó có 12,4 triệu Euro được tái cam kết cho các dự án; 9 triệu Euro vốn vay ưu đãi dành cho "Chương trình phát triển đô thị/ hệ thống vệ sinh"; 9 triệu Euro vốn không hoàn lại dành cho giai đoạn tiếp theo của một số dự án hỗ trợ kỹ thuật; 3 triệu Euro vốn không hoàn lại cho dự án về đa dạng sinh học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; và 170 triệu Euro vốn vay phát triển IKLU dành cho dự án "Cải tạo lưới điện nông thôn" (120 triệu Euro) và "Chương trình bảo vệ môi trường và vùng khí hậu" (50 triệu Euro).

Tại cuộc họp đàm phàn Chính phủ Việt - Đức (25-26/10/2010 tại Berlin), Chính phủ Đức đã cam kết dành cho Việt 283,8 triệu Euro cho hai năm 2011-2012, trong đó có 26,3 triệu Euro về hợp tác kỹ thuật (TC) và 257,5 triệu Euro về hợp tác tài chính (FC). Trong tổng vốn cam kết, lượng vốn vay là 257,5 triệu Euro, trong đó 57,5 triệu Euro vay theo điều kiện IDA (thời gian trả nợ 40 năm, 10 năm ân hạn, lãi suất 0,75%/năm), và 200 triệu Euro vốn vay phát triển (điều kiện tài chính sơ bộ: thời gian trả nợ từ 12-15 năm, ân hạn có thể đến 3 năm, lãi suất từ 2,5 - 3%/năm). Các dự án được cam kết vốn cho giai đoạn 2011-2012 được dựa trên danh mục dự án và chủ trương đàm phán đã được TTg Chính phủ đồng ý tại công văn số 7628/VPCP-QHQT ngày 25/10/2010.

Ngoài ra, Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân CHLB Đức đã có khoản cam kết trị giá 15,733 triệu Euro cho 5 dự án của Việt Nam thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là khoản cam kết mới ngoài khuôn khổ chương trình hợp tác truyền thống.

Cùng với số vốn cam kết vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010, tổng số vốn cam kết của Chính phủ Đức cho Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012 đạt mức 502,933 triệu Euro, cao hơn mức cam kết năm 2008 (117 triệu Euro cho năm 2008-2009)

Trước năm 1995, hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và CHLB Đức được thực hiện chủ yếu thông qua các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ cho các cán bộ nghiên cứu với sự tài trợ của Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD), Quỹ khoa học trẻ Alexander & Humboldt, Quỹ đào tạo chuyên gia trong ngành công nghiệp (CDG), Quỹ phát triển (DSE)...

Kể từ sau khi ký Nghị định thư hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) và Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức (BMBF) năm 1997, hợp tác về khoa học, công nghệ giữa hai nước đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn nghiên cứu khoa học, tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên ngành và triển khai các dự án nghiên cứu chung với sự tham gia của các chuyên gia hai bên. Hiện nay, Việt Nam là một trong ít nước ở Châu Á có chương trình hợp tác tương đối lớn với Đức về khoa học-công nghệ.

Một số chương trình, dự án hợp tác điển hình:

+ Bộ KHCN và Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức ký Bản ghi nhớ về việc đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học tháng 9/2000, theo đó Đức đào tạo 15 tiến sĩ cho Việt Nam trong lĩnh vực này với tổng kinh phí 3,6 triệu Euro trong thời gian từ 2003-2008. Hiện 15 tiến sỹ được đào tạo trong chương trình này đang làm việc tại các cơ sở nghiên cứu của ta, góp phần phát triển ngành công nghệ sinh học của Việt Nam.

+ Bộ KHCN và Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức ký Bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu môi trường và xử lý nước thải tháng 10/2005, theo đó Đức cấp khoảng 23 triệu Euro cho Chương trình hợp tác nghiên cứu này.

+ Ngoài ra, phía Đức đã cử một số chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm sang công tác tại Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ của Bộ KHCN để hỗ trợ thường xuyên về nghiên cứu chính sách trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cho Việt Nam“ v.v...

Phát triển bền vững không chỉ mang tính đạo đức mà còn là trách nhiệm đối với các thế hệ sau. Theo đó, các đô thị đang phát triển mạnh mẽ như Hà Nội, TPHCM… cần quan tâm đến vấn đề xử

lý rác thải, năng lượng, điện, chất lượng sống. “Người dân đô thị phải có niềm tin vào chất lượng cuộc sống. Vấn đề đào tạo, giáo dục thanh niên cũng rất quan trọng đối với các nước phát triển như Việt Nam nhằm bảo đảm tính bền vững” – tiến sĩ Axel Stepken nói. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng cho biết chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2020 sẽ gồm 4 mục tiêu: Chất lượng hiệu quả cao; khuyến khích mạnh mẽ chuyển giao công nghệ; phát triển nguồn nhân lực, kỹ thuật chất lượng cao và phát triển bền vững

DN Đức sẵn sàng tham gia các dự án hiện đại hóa

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết thế mạnh của DN Đức là y tế, giáo dục nhưng cũng sẵn sàng tham gia các dự án hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của Việt Nam như tàu điện ngầm. DN Đức cần khuôn khổ pháp lý đáng tin cậy, nền hành chính không quan liêu bao cấp và hệ thống cơ sở hạ tầng hoạt động tốt.

Cộng đồng DN Đức mong muốn Việt Nam ổn định môi trường đầu tư, bảo đảm sự cải thiện và sự minh bạch về pháp lý để các DN CHLB Đức an tâm đầu tư vào Việt Nam.

Đến nay, Đức có 184 dự án đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 904 triệu USD, xếp thứ 24 trong số 95 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. CHLB Đức cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở Châu Âu thông qua tổng giá trị trao đổi thương mại song phương năm 2011 đạt xấp xỉ 6 tỷ Euro.

Tăng cường hợp tác PPP

Việt Nam và Đức đã thống nhất thành lập tổ công tác bàn về các dự án PPP (mô hình đối tác công - tư) trong tương lai tại Việt Nam.Tổ công tác về PPP này gồm đại diện phía Việt Nam là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện phía Đức là Đại sứ quán Đức tại Việt Nam.

Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ Đức cho biết “ Mục tiêu là dựa vào một dự án khí đốt cụ thể sẽ biến thành một mô hình của các dự án PPP trong tương lai trong các lĩnh vực khác ở Việt Nam.” Theo Bộ trưởng Vinh, “Những dự án như vậy không chỉ tạo nguồn lực thêm cho Việt Nam mà còn chuyển giao cho Việt Nam những kinh nghiệm tiên tiến trong vấn đề quản lý điều hành lĩnh vực kinh tế cũng như những lĩnh vực khác, làm cho Việt Nam ngày càng khơi thông nguồn vốn tốt hơn trong lĩnh vực tư nhân tham gia vào các dự án do Nhà nước phụ trách.”

Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ Đức cùng đoàn doanh nghiệp Đức lần này, hai bên Đức và Việt Nam còn cùng nhau trao đổi những dự án hợp tác trong tương lai trong lĩnh vực kinh tế cũng như trong lĩnh vực thương mại bán buôn và bán lẻ.

Việt Nam có quan hệ truyền thống chặt chẽ với CHLB Đức. Đức hiện là đối tác quan trọng nhất của Việt Nam trong EU. Quan hệ kinh tế giữa hai nước phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt sau khi hai nước nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2011. Thương mại song phương năm 2011 giữa hai nước tăng 28% lên mức 5,7 tỉ euro so với năm 2010.

Ưu tiên năng lượng tái tạo

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Roesler cũng khẳng định: “ Đức sẵn sàng chuyển giao kinh nghiệm về năng lượng tái tạo cho Việt Nam.” Theo Bộ trưởng Roesler, Đức là nước có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này với bằng chứng là mức độ năng lượng tái tạo chiếm từ 20-25% tổng số năng lượng được sử dụng tại Đức. Đức nắm được quyết tâm nâng cao tỷ lệ năng lượng tái tạo trong toàn bộ nguồn năng lượng của Việt Nam, vì thế Đức sẽ ưu tiên hợp tác với Việt Nam trong vấn đề này.

Ngoài việc nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo, Bộ trưởng Roesler và Bộ trưởng Vinh đã thống nhất tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực Công nghệ, Y tế và một số lĩnh vực khác.

Với ấn tượng tốt đẹp, Bộ trưởng Đức Roesler cho hay, các doanh nghiệp trong đoàn “đã quyết định mang những tín hiệu tốt đẹp này để truyền đạt, giới thiệu cho các doanh nghiệp khác của Đức rằng, Việt Nam luôn là đối tác tin cậy, tốt đẹp của các doanh nghiệp Đức.”

Một phần của tài liệu VĂN hóa ẢNH HƯỞNG KINH DOANH ở đứcx (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w