1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tốt nghiệp Tổng công ty Điện lực miền Nam

89 1,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 23,88 MB

Nội dung

Lời đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Đặng Mạnh Cường Trưởng khoa, cũng là giáo viên hướng dẫn đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM Để hoàn thành báo cáo thực tập, em đã trải qua ba tháng thực tập học hỏi, nghiên cứu tại Tổng công ty Điện lực miền Nam, xin trân trọng và gửi lời cảm ơn đến các Chú, các anh ở Phòng Điều Độ của quý Tổng công ty đã tận tình quan tâm, hướng dẫn và hỗ trợ giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa trên lý thuyết và thời gian hạn hẹp nên bài báo cáo không thể tránh những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóngLời đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Đặng Mạnh Cường Trưởng khoa, cũng là giáo viên hướng dẫn đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM Để hoàn thành báo cáo thực tập, em đã trải qua ba tháng thực tập học hỏi, nghiên cứu tại Tổng công ty Điện lực miền Nam, xin trân trọng và gửi lời cảm ơn đến các Chú, các anh ở Phòng Điều Độ của quý Tổng công ty đã tận tình quan tâm, hướng dẫn và hỗ trợ giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa trên lý thuyết và thời gian hạn hẹp nên bài báo cáo không thể tránh những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 3

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

GIỚI THIỆU VỀ EVN SPC 6

BAN KỸ THUẬT SẢN XUẤT 9

CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG SCADA 11

1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG SCADA 11

1.1 Tổng quan SCADA/DMS 11

1.2.Lịch sử phát triển SCADA/DMS trong EVN 12

1.3.Tình hình vận hành của các hệ thống SCADA/DMS 13

1.4.Mục tiêu phát triển, hoàn thiện hệ thống SCADA 15

CHƯƠNG II: HỆ THỐNG SCADA TẠI TRẠM 110/22KV 19

1 SCADA TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN 19

1.1 Sơ lược phát triển SCADA trong hệ thống điện: 19

1.2 Phân cấp SCADA/EMS/DMS trong hệ thống Điện: 19

1.3 Các chức năng của SCADA: 20

2 TỔNG QUAN SCADA TẠI TRẠM 110/22KV 22

2.1 Quy định các thiết bị bảo vệ và ký hiệu chuẩn tại trạm 100/22kV: 22

2.2 DANH SÁCH DỮ LIỆU CHUẨN CỦA HỆ THỐNG SCADA – EVN SPC: 27

3 RTU 560C DO HÃNG ABB (Thụy Sĩ) CHẾ TẠO 36

4 Cách thức thu thập và xử lý dữ liệu theo phương thức truyền thông của hệ thống SCADA/RTU tại trạm 41

5 Các phần mềm (Tool) phục vụ cho cấu hình RTU 46

Trang 2

5.1 Phần mềm RTUtil560 46

5.2 RTU560 Web – Server 49

5.3 Giao diện người – máy (HMI) 50

CHƯƠNG III: GIAO THỨC TRUYỀN THÔNG VÀ MẠNG TRUYỀN DẪN TẠI TRẠM 53

1 TỔNG QUAN GIAO TIẾP TRUYỀN THÔNG TẠI TRẠM 53

1.1 Khái niệm giao thức: 53

1.2 Lịch sử phát triển giao thức: 53

2 GIAO THỨC TRONG TRUYỀN THÔNG GIAO TIẾP TẠI TRẠM 54

2.1 MODBUS 54

2.2 IEC 60870-5: 57

2.4 DNP3: 72

1 NỘI DUNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 75

1.1 Yêu cầu cấu hình Client 75

1.2.Yêu cầu dữ liệu đầu vào 75

2 LƯU ĐỒ VẬN HÀNH MÔ HÌNH LƯỚI ĐIỆN 76

3 NỘI DUNG THỰC HIỆN CHI TIẾT 76

3.1.Đăng nhập hệ thống 76

3.2.Phân quyền người dùng 76

4 CẬP NHẬT LƯỚI ĐIỆN 78

5 VẬN HÀNH 79

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN 82

CHƯƠNG V: TỰ NHẬN XÉT VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BẢN THÂN 83

1 TỰ NHẬN XÉT BẢN THÂN TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP 83

2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN 83

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Đặng Mạnh Cường Trưởng khoa, cũng là giáo viên hướng dẫn đã giúp đỡ em trong quá trình học tậptại trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM

-Để hoàn thành báo cáo thực tập, em đã trải qua ba tháng thực tập học hỏi,nghiên cứu tại Tổng công ty Điện lực miền Nam, xin trân trọng và gửi lời cảm ơnđến các Chú, các anh ở Phòng Điều Độ của quý Tổng công ty đã tận tình quan tâm,hướng dẫn và hỗ trợ giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này

Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế,chỉ dựa trên lý thuyết và thời gian hạn hẹp nên bài báo cáo không thể tránh nhữngthiếu sót Rất mong nhận được ý kiến đóng để có thể hoàn chỉnh kiến thức để phục

vụ cho công việc sau này

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM:

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

ĐIỂM ĐÁNH GIÁ ………

………

………

KÝ TÊN VÀ ĐÓNG DẤU

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 5

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

(Ký tên của giáo viên hướng dẫn)

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU VỀ EVN SPC

Thực hiện văn bản số 60/TTg – ĐMDN ngày 12-01-2010 của Thủ tướngChính phủ và Quyết định số 799/QD9-BCT ngày 05-02-2010 của Bộ Công thương

về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực miền Nam thuộc Tập đoànĐiện lực Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Công ty Điện lực 2 và tiếp nhận quyềnđại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại Công tyTNHH MTV Điện lực Đồng Nai

Tổng công ty Điện lực miền Nam quản lý lưới điện phân phối từ 110 kV trởxuống và kinh doanh bán điện trên địa bàn 21 tỉnh / thành phố phía Nam với cácnhiệm vụ và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ( kể cả Đồng Nai ) dự kiến như sau:

Địa bàn hoạt động:

21 Tỉnh/Thành phố phía Nam: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, BếnTre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, ĐồngTháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Lâm Đồng, Long An, Ninh Thuận, Sóc Trăng, TâyNinh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long

Bộ máy tổ chức:

Gồm 17 Ban nghiệp vụ tại Văn phòng Tổng công ty, 20 Công ty Điện lực Tỉnh/Thành phố, Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai, Công ty Thí nghiệm điện miền Nam, Công ty TNHH MTV Tư vấn điện miền Nam, Công ty Lưới điện cao thế miền Nam, Ban Quản lý dự án điện lực miền Nam và Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Nam

Thành tích, danh hiệu tiêu biểu:

Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (năm 2005), 1 Huân chương Độc lậphạng Nhì, 1 Huân chương Độc lập hạng Ba, 1 Huân chương Lao động hạng Nhất, 1Huân chương Lao động hạng Nhì, 2 Huân chương Lao động hạng Ba, 1 Huânchương Lao động hạng Nhất (năm 2014)

Đầu tư phát triển

- Triển khai các dự án cấp điện cho 45.000 hộ dân tộc người Khmer tại Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu

Trang 7

- Triển khai dự án cáp ngầm xuyên biển Hà Tiên-Phú quốc và các công trình liên quan cấp điện cho Huyện đảo Phú Quốc, dự kiến hoàn thành năm 2014.

- Bảo đảm cấp điện cho các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các địa phương

- Phối hợp với các địa phương xây dựng và trình duyệt qui hoạch điện giai đoạn

2011 đến 2015 có tính đến năm 2020, bàn các giải pháp để cấp điện cho tưới tiêu nông nghiệp, phát triển nông nghiệp và phục vụ xuất khẩu, cho điện khi hóa phần còn lại của vùng nông thôn

- Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao công tác quản lý điều hành, xây dựng hệ thống Scada và trạm 110 KV không người trực, cải tiến công tác dịch vụ chăm sóc khách hàng, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, phối hợp với các Ngân hàng để cải tiến công tác thu tiền điện, xây dựng các qui chế, quiđịnh phù hợp với chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các qui định của pháp luật

- Quan tâm chăm lo đời sống và thu nhập của CBCNV, thực hiện tốt việc nộp ngân sách và các hoạt động xã hội

Ngành nghề kinh doanh

Công nghiệp điện năng: sản xuất, phân phối, kinh doanh điện năng; Xuấtnhập khẩu điện năng đến cấp 110kV; Chế tạo và sửa chữa thiết bị điện; Xây lắpđường dây và trạm điện; Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị chuyên ngành Điện; Kinhdoanh vật tư, thiết bị điện; Khảo sát, lập quy hoạch lưới điện cấp quận, huyện;Khảo sát, thiết kế, lập dự án đầu tư, quản lý đấu thầu, xây dựng công trình thủyđiện vừa và nhỏ; Nhận thầu, thẩm định thiết kế, dự toán và giám sát thi công cáccông trình lưới điện đến cấp điện áp 500 kV; Tư vấn, lập dự án đầu tư, đấu thầuđường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 500 kV; Thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bịđiện đến cấp điện áp 500 kV; Sản xuất phần mềm, thiết kế trang web Xây dựng,khai thác và lưu trữ dữ liệu; Tư vấn về phần cứng; thiết kế hệ thông máy tính tíchhợp với hệ thống phần cứng, phần mềm và với các công nghệ truyền thông, quản

lý máy tính và tích hợp mạng cục bộ; Quảng cáo thương mại

Địa chỉ: 72 Hai Bà Trưng, P Bến Nghé, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (84 8) 3822 1605 Fax: (84 8) 3822 1751 – 3939 0138

Trang 8

Email: info@evnspc.vn Website: http://evnspc.vn

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ SƠ ĐỒ CÁC PHÒNG BAN

Trang 9

BAN KỸ THUẬT SẢN XUẤT

Tham mưu cho lãnh đạp EVN SPC chỉ đạo điều hành công tác quản lý kỹthuật, quản lý vận hành nguồn và lưới điện; công tác sửa chữa lớn; công tác sangkiến; nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào các hoạtđộng sản xuất kinh doanh của EVN SPC; công tác môi trường

I Chủ trì giải quyết các công tác:

- Xây dựng, thẩm tra, xét duyệt và giao các chỉ tiêu về tỉ lệ điện dung để phânphối, suất hao nhiên liệu, điện tự dùng để sản xuất điện cho các Đơn vị thành viên

- Thực hiện các giải pháp, biẹn pháp kỹ thuật để khai thác vận hành nguồn, lướiđiện đảm bảo được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về tỉ lệ điện dùng để phân phốiđiện, suất sự cố, suất hao nhiên liệu, điện tự dùng để sản xuất điện, công suất khảdụng theo nhiệm vụ kế hoạch được giao

- Điều tra sự cố lưới điện, nguồn điện nghiêm trọng thống kê, phân tích tìnhhình sự cố lưới điện, nguồn điện và đưa ra các biện pháp khắc phục và phòng ngừa

- Đánh giá chật lượng vật tư thiết bị vận hành trên hệ thống điện

- Hướng dẫn biên soạn và quản lý các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật, các quy trình vềvận hành HTĐ, quy trình về điều độ HTĐ, các quy trình về hướng dẫn lắp đặt vậnhành, bảo dưỡngcasc thiết bị HTĐ

- Hướng dẫn các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho vật tư thiết bị, thiết kế, thicông, vận hành, thí nghiệm, nghiệm thu, bàn giao công trình sửa chữa lớn và đàu

tư xây dựng

- Chỉ đạo công tác điều độ lưới điện theo sự điều hành của các Điều độ A0, A2

- Phân bố công suẩn, sản lượng theo từng thời kỳ, dưới sự chỉ đạo của EVN

- Theo dõi phụ tải lưới điện, trạm điện để đề xuất giải pháp chống quá tải, điềuchỉnh cấu trúc lưới điện

Trang 10

- Quản lý công tác sửa chữa lớn.

- Quản lý công tác thí nghiệm điện, công tác thí nghiệm định kỳ các công trìnhnguồn lưới điện, công tác nghiệm thu đóng điện đưa các công trình mới vào vậnhành

- Kiểm tra công tác sửa chữa lớn

- Quản lý công tác sáng kiến, nghiên cứu khoa học, cải tiến công nghệ, hợp lýhoá sản xuất trong toàn EVN SPC

- Áp dụng công nghệ thông tin và tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản

- Thiết lập đơn hàng, đặc tính kỹ thuật về tiêu chuẩn

- Xem xét trình duyệt điểm đấu nối các công trình nguồn điện và lưới điện

- Quản lý công tác môi trường các công trình điện

- Kiểm tra và báo cáo công tác quản lý kỹ thuật

- Chuẩn bị các nôi dung họp giao ban sản xuất của EVN SPC và EVN

- Quản lý tổ công tác SCADA, đề xuất giải quyết các vấn đề liên quan đến hệthống thông tin liên lạc, đường truyền của dự án SCADA và TBA không ngườitrực

- Thực hiện các công tác khác theo sự phân công của lãnh đạo EVN SPC

II Tham gia giải quyết các công tác:

- Quy hoạch và phát triển lưới điện và nghiệm thu các công trình điện

- Thanh lý tài sản

Trang 11

- Xây dựng định mức lao động và các định mức kinh tế kỹ thuật liên quan côngtác vận hành và sửa chữa lưới điện, nguồn điện.

- Ban chống lụt bão và bảo hộ lao động

- Thông qua danh mục chuẩn bị sản xuất các công trình điện

- Lập báo cáo định kỳ, báo cáo sơ kết, tổng kết của EVN SPC

- Xét thầu tại các EVN SPC cổ phần hoạc các Đơn vị thành viên mà EVN SPC

có phần góp vốn khi có yêu cầu của lãnh đạo EVN SPC

- Áp dụng có hiệu lực HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và thườngxuyên cải tiến liên tục hệ thống

- Tham gia chấm điểm thi đua đối với các Đơn vị thành viên

- Tham gia đàm phán mua điện tại các nhà máy điện độc lập công suất từ30MW trở xuống

- Tham gia thu thập số liệu tính toán giá bán điện cho EVN SPC

CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG SCADA

1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG SCADA

1.1 Tổng quan SCADA/DMS

SCADA - Supervisory Control And Data Acquisition là hệ thống giám sátđiều khiển và thu thập dữ liệu Hệ thống SCADA trong ngành điện thực hiện việcthu thập các thông tin về trạng thái, thông số vận hành trực tuyến của các thiết bịtrên hệ thống điện và cho phép điều khiển từ xa các thiết bị

DMS - Distribution Management System là hệ thống quản lý phân phối điệngồm các công cụ phần mềm tính toán, phân tích trợ giúp nhân viên điều hành điều

độ lưới điện phân phối tối ưu nhất

SCADA/DMS là hệ thống để điều hành hệ thống điện theo thời gian thực từkhâu phát điện, truyền tải đến khâu phân phối trợ giúp nhân viên điều độ giám sát

hệ thống không vượt qua các giới hạn bất lợi đảm bảo an toàn, tin cậy, tối ưu tràolưu công suất tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất

Trang 12

Các hệ thống SCADA/DMS được trang bị cho các cấp điều độ: Trung tâmĐiều độ quốc gia, các Trung tâm Điều độ miền (Ax), các Trung tâm Điều độ lướiđiện phân phối (thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) và các phòng Điều độcủa các Công ty Điện lực tỉnh

Thành phần cơ bản của một hệ thống SCADA/DMS như sau:

và máy tính dao diện người máy

- Hệ thống hiển thị là màn hình lớn hiển thị sơ đồ hệ thống điện với các thông

số trạng thái, đo lường đang vận hành

- Các máy tính giao diện người máy HMI (Human Machine Interface) để hiểnthị sơ đồ vận hành với các dữ liệu thời gian thực giúp nhân viên điều độ giám sát

hệ thống điện trực tuyến

- Máy chủ cơ sở dữ liệu lịch sử (Historical Database Server) lưu trữ các dữ liệutrạng thái, đo lường theo một chu kỳ thời gian (1/4 giờ 1 giá trị hoặc 1 giời một giátrị), các dữ liệu sự kiện theo thứ tự xảy ra… Cơ sở dữ liệu lịch sử cung cấp dữ liệucho các tính toán, mô phỏng, phân tích hệ thống (ví dụ như tính toán dự báo phụtải, chế độ ổn định, giới hạn truyền tải, mô phỏng, phân tích sự cố…)

- Máy chủ ứng dụng DMS hoặc DMS là máy chủ thực hiện các chức năng củaEMS, DMS

- Thiết bị GPS để đồng bộ thời gian tất cả các thiết bị trong hệ thống

- Các thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ: máy tính, máy in, mạng LAN, tườnglửa…

- Máy chủ kết nối (Communication Server) để điều khiển việc kết nối tới thiết

bị đầu cuối (Remote Terminal Unit – RTU) đặt tại các nhà máy điện, trạm biến áp

để thu thập tín hiệu trạng thái, tín hiệu đo lường và truyền tới những tín hiệu điều

Trang 13

khiển Máy chủ kết nối cũng có thể dùng để kết nối giữa các Trung tâm điều độ vớinhau.

b) Kênh truyền

Kênh truyền là thành phần quan trọng kết nối giữa hệ thống trung tâm đếncác thiết bị đầu cuối đặt ở từng NMĐ, TBA và giữa các trung tâm điều độ Thànhphần gồm:

- Thiết bị ghép kênh

- Thiết bị tạo kênh luồng theo các phương tiện truyền dẫn: cáp quang, cápđồng, sóng vô tuyến, tải ba

- Các thiết bị giám sát kênh truyền

- Các giá phối dây

c) Thiết bị đầu cuối

Thiết bị đầu cuối - RTU một phía nối đến các thiết bị điện của NMĐ, TBA

để thu thập dữ liệu, truyền lệnh thao tác; Một phía nối với kênh truyền để truyền,nhận dữ liệu với máy chủ kết nối của hệ thống trung tâm Đối với các NMĐ, TBAtrang bị các thiết bị điều khiển, bảo vệ điện tử thông minh hoặc thiết bị điều khiểnphân tán (DCS) các thiết bị đầu cuối còn được gọi là Gateway

Hệ thống SCADA quy mô nhỏ đầu tiên được lắp đặt tại Tổng công ty Điệnlực thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1990 – 1991, thời kỳ đó Mỹ còn cấm vậnViệt Nam nên hệ thống chưa có những máy chủ chuyên dụng, chưa có DMS Sau

đó hệ thống này được nâng cấp, mở rộng thêm nhưng cũng chưa có máy chủ dữliệu lịch sử và DMS

Dự án SCADA quy mô toàn quốc cũng được đầu tư cho A0 cùng với xâydựng đường dây 500 kV Bắc - Nam, đưa vào vận hành năm 1994 Hệ thống nàyban đầu gồm hệ thống giám sát tại A0 và 15 thiết bị đầu cuối đặt tại 4 NMĐ (HòaBình, Phả Lại, Trị An, Đa Nhim), 5 TBA 500 kV (Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng,Pleiku, Phú Lâm), 6 TBA 220 kV (Hà Đông, Chèm, Thanh Hóa, Thủ Đức, HócMôn, Long Bình) Sau đó đến năm 1999 hệ thống được nâng cấp trang bị thêmEMS và các kết nối liên trung tâm điều độ với A1, A2, A3

Trang 14

Các dự án SCADA/EMS được trang bị cho các Trung tâm Điều độ miềntrong các năm 1999 – 2001.

Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội cũng trang bị hệ thống SCADAphân phối vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước Tổng công ty Điện lực miềnNam trang bị các hệ thống SCADA phân phối quy mô nhỏ (miniSCADA) cho cácthành phố Vũng Tàu, Cần Thơ, Đà Lạt, Biên Hòa Tổng công ty Điện lực miềnTrung cũng trang bị một số hệ thống miniSCADA cho các thành phố: Đà Nẵng,Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Đắk Lắk

Như vậy, trong khoảng 10 năm cuối Thế kỷ 20 hệ thống SCADA/EMS đãhình thành trong hệ thống điện Việt Nam Chỉ riêng Tổng công ty Điện lực miềnBắc là chưa có hệ thống SCADA

Tuy nhiên, các hệ thống SCADA này khi xây dựng chỉ chọn một số NMĐ vàTBA để lắp đặt thiết bị đầu cuối nên số lượng dữ liệu của hệ thống điện thu thậpđược về các Trung tâm Điều độ cũng rất hạn chế không đủ để giám sát và cung cấp

dữ liệu đầu vào cho chức năng EMS hoạt động

Trong thời gian đầu những năm 2000, sau khi các hệ thống SCADA như nêutrên được xây dựng, hệ thống chỉ thực hiện chức năng thu thập thông tin vận hành

và hiển thị để giám sát tại các đơn vị điều độ chứ chưa vận hành ở chế độ điềukhiển từ xa Ở thời điểm đó, các hệ thống SCADA cũng chỉ thu thập được thôngtin ở những NMĐ, TBA nằm trong phạm vi xây dựng ban đầu của dự án, không

mở rộng kết nối thêm các NMĐ, TBA đưa vào vận hành sau công trình SCADA.Vào những năm 2003 – 2006 EVN có khuyến khích các NMĐ, TBA đã trang bịthiết bị đầu cuối lắp đặt bổ sung thêm tín hiệu khi mở rộng, các NMĐ, TBA đầu tưmới cần trang bị kèm theo thiết bị đầu cuối SCADA Tuy nhiên, việc thực hiện củacác đơn vị còn rất hạn chế Một hạn chế nữa là thời kỳ này mạng viễn thông củaViệt Nam chưa phát triển nên kênh truyền SCADA từ các Trung tâm Điều độ đếnnhiều NMĐ, TBA không có hoặc không đảm bảo chất lượng

Năm 2006, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ban hành Quy định

đấu nối vào hệ thống điện quốc gia theo Quyết định 37/2006/QĐ-BCN ngày

16/10/2006, sau này là Quy định hệ thống điện truyền tải và Quy định hệ thống

điện phân phối (ban hành theo Thông tư số 12/2010/TT-BCT ngày 15/4/2010 và

Trang 15

Thông tư số 32/2010/TT-BCT ngày 30/7/2010 của Bộ Công Thương) nay đượcthay thế là Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015, đã quy định

cụ thể trách nhiệm các chủ đầu tư xây dựng NMĐ và TBA phải lắp đặt thiết bị đầucuối SCADA để kết nối với các Trung tâm Điều độ Trong suốt thời gian dài trước

đó, mặc dù đã có SCADA nhưng dữ liệu từ các NMĐ và TBA thiếu rất nhiều, hiệuquả khai thác SCADA đạt được thấp

Những năm gần đây, EVN đã chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốcgia thực hiện các dự án Nâng cao năng lực các Trung tâm Điều độ lưới truyền tảilắp đặt thêm 181 thiết bị đầu cuối (miền Bắc: 129, miền Nam: 72) Đồng thời EVNcũng đôn đốc quyết liệt các đơn vị trực thuộc hoàn thiện kết nối SCADA nên kếtquả đã có nhiều chuyển biến tích cực Kết quả kết nối SCADA của các đơn vị vềcác Trung tâm điều độ quốc gia và điều độ miền tính đến tháng 7/2015 như trongbảng dưới đây:

Trang 16

I.4 Mục tiêu phát triển, hoàn thiện hệ thống SCADA

Với hiện trạng các hệ thống SCADA còn nhiều bất cập và nhằm hiện đại hóacông tác chỉ huy điều độ hệ thống điện ở tất cả các cấp điều độ cũng như xây dựngnền tảng cho việc áp dụng TBA không người trực vận hành việc phát triển, hoànthiện hệ thống SCADA là cấp thiết và cần đạt các mục tiêu sau:

- Đến hết năm 2016 hoàn thiện đủ tín hiệu từ các TBA từ 110kV trở lên, cácNMĐ kết nối về các Trung tâm Điều độ

- Trung tâm điều độ quốc gia, Điều độ miền vận hành hiệu quả hệ thống EMSvào cuối năm 2016

- Đến hết năm 2017 các Trung tâm Điều độ, phòng Điều độ phân phối đượctrang bị SCADA và vận hành hiệu quả một số chức năng DMS phù hợp

- Đến năm 2020: Hệ thống SCADA/DMS cho các Tổng công ty Điện lực đượctrang bị hoàn chỉnh, khai thác chức năng DMS hiệu quả

- Các hệ thống SCADA của các cấp điều độ được liên kết và trao đổi được dữliệu với nhau; hỗ trợ cung cấp dữ liệu cho việc tính toán, phân tích hệ thống điện

- SCADA trở thành hạ tầng kỹ thuật đảm bảo thực hiện điều khiển từ xa cácTBA an toàn

- Các đơn vị phải xây dựng nguồn nhân lực, phương tiện làm chủ được côngnghệ của các hệ thống SCADA

CONSOLE

EVN SPC đang triển khai “Dự án xây dựng hệ thống SCADA và trạm biến

áp 110 kV không người trực” với mục tiêu: Hiện đại hóa lưới điện, nâng cao hiệuquả, độ tin cậy cung cấp điện, giảm thiểu chi phí vận hành và tăng năng suất laođộng Hợp đồng giữa EVN SPC với nhà thầu SIEMENS có hiệu lực từ ngày28/11/2014, hoàn thành sau 23 tháng

Hệ thống SCADA sẽ làm nhiệm vụ điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệutoàn bộ các trạm 110kV và các Recloser trung thế trên địa bàn quản lý Dự án cũng

sẽ phục vụ cho việc ghép nối và hoàn thiện các tín hiệu SCADA của các trạm

Trang 17

RTU RTU RTU

104 104 104

RTU

104

A2 Scada System

SS 101

GPRS

TASE 2 (ICCP )

MV Reclosers

Tcp :Ip

Tcp :Ip Tcp :Ip

SPC Backup Scada System

110kV do EVN SPC quản lý với hệ thống SCADA/EMS của Trung tâm điều độA2 theo yêu cầu EVN để phục vụ cho công tác điều độ lưới điện Ngoài ra hệthống SCADA của EVN SPC cũng có khả năng trao đổi dữ liệu với hệ thốngSCADA tại A2 bằng giao thức ICCP

Cấu trúc hệ thống SCADA của EVN SPC bao gồm:

- Một trung tâm điều khiển chính tại văn phòng EVN SPC, có 6 vị trí điều hành

để giám sát vận hành hệ thống điện, mỗi vị trí được trang bị 3 màn hình đồ họa30’’

- Một trung tâm dự phòng ở Tổng kho Thủ Đức, tại đây có 2 vị trí điều hành,mỗi vị trí trang bị 3 màn hình đồ họa 30’’

- Tại Phòng điều độ mỗi Công ty Điện lực tỉnh đặt một hệ thống điều khiển từ

xa được nối với hệ thống SCADA chính

- Tại Chi nhánh điện cao thế mỗi tỉnh đặt một hệ thống điều khiển từ xa đượcnối với hệ thống SCADA chính

- Một hệ thống điều khiển từ xa đặt tại Công ty Lưới điện cao thế miền Nam

- Giao thức TASE 2 cho phép trao đổi thông tin giữa trung tâm điều khiển củaA2 và trung tâm điều khiển của EVN SPC

- Kết nối 104 trạm biến áp 110kV và 880 Recloser trung thế

Sơ đồ kết nối hệ thống SCADA được trình bày như hình sau:

Trang 18

Đây là hệ thống SCADA tập trung, toàn bộ dữ liệu trạm biến áp 110kV vàlưới trung thế đều tập trung về Trung tâm điều khiển chính và dự phòng Từ Trungtâm điều khiển chính này có thể giám sát thông số vận hành và điều khiển toàn bộtrạm biến áp 110kV và các recloser trên lưới điện trung thế thuộc quyền quản lýcủa EVN SPC hoặc phân cấp cho các Công ty Điện lực, Chi nhánh điện cao thếgiám sát điều khiển từ xa các thiết bị thuộc phạm vi địa bàn quản lý hoặc của đơn

vị lân cận trong trường hợp cần thiết

Các tính năng của hệ thống SCADA/DMS:

a) Các tính năng cơ bản của hệ thống SCADA

- Thu thập, xử lý dữ liệu, phân phối dữ liệu và lưu trữ cơ sở dữ liệu

- Giám sát điều khiển, thao tác và giám sát thao tác

- Thu thập dữ liệu sự cố để phân tích trạng thái lưới điện trước và sau sự cố.b) An ninh hệ thống thông tin (Cyber Security): đảm bảo an toàn hệ thống baogồm 1 quá trình khắt khe từ kiểm tra các nhân viên được quyền truy cập đếncác thiết bị, giới hạn quyền truy cập đến các thiết bị hệ thống quan trọng hoặc

cơ sở dữ liệu, các quyền truy cập điều khiển thiết bị và bảo mật thông tin quantrọng

 Các ứng dụng cho lưới phân phối (Distribution Network Applications) đểnâng cao hiệu quả và độ tin cậy của lưới điện:

- Trào lưu công suất

- Quản lý sự cố: định vị sự cố, cô lập sự cố và tái lập cung cấp điện

- Kiểm soát điện áp và công suất phản kháng

- Tính toán ngắn mạch

- Tối ưu hóa cấu hình phát tuyến trung thế

 Hệ thống thông tin lưu trữ (HIS)

 Trao đổi dữ liệu với hệ thống SCADA của A2 bằng giao thức ICCP

Hệ thống Front-End độc lập

Trang 19

 Hệ thống quản lý thông tin.

 Sa thải phụ tải

 Các trung tâm điều khiển vận hành phân tán (Multisite operation)

 Mô phỏng đào tạo điều hành viên

 Quản lý các thủ tục đóng cắt

 Giao diện người dùng

CHƯƠNG II: HỆ THỐNG SCADA TẠI TRẠM 110/22KV

1 SCADA TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

1.1 Sơ lược phát triển SCADA trong hệ thống điện:

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ứng dụng của các hệ thốngthông tin, đo lường, điều khiển từ xa ngày càng rộng Xét trong phạm vi một nhàmáy điện thì đó là hệ thống tự động hoá nhà máy, đối với trạm biến áp là hệ thống

tự động hoá trạm (Substation Automation System - SAS) Từ năm 1994 cùng vớiviệc xây dựng hệ thống truyền tải điện500 kV, Trung tâm Điều độ Hệ Thống Điệnquốc gia ra đời với phần trung tâm của nó là hệ thống SCADA Sau đó lưới điện

Trang 20

phân phối của các công ty Điện lực cũng từng bước được áp dụng hệ thốngSCADA/DMS (Distribution Management System), mở ra một triển vọng vận hànhHTĐ an toàn, liên tục và kinh tế.

1.2 Phân cấp SCADA/EMS/DMS trong hệ thống Điện:

Phân cấp SCADA trong hệ thống điện

1.3 Các chức năng của SCADA:

Thu thập dữ liệu: Dữ liệu từ các trạm biến áp và các nhà máy điện được chia làm

Trang 21

Các dữ liệu trạng thái từ các rơ le trung gian được đưa vào các đầu vào sốcủa RTU, còn các dữ liệu tương tự từ cuộn thứ cấp của máy biến dòng điện và điện

áp được đưa vào các bộ biến đổi (transducer), đầu ra của bộ biến đổi được đưa vàocác cổng đầu vào tương tự của RTU

Tại RTU dữ liệu được số hoá và thông qua kênh truyền (giao thức) gửi vềtrung tâm điều độ

Điều khiển: Lệnh điều khiển từ hệ thống SCADA của trung tâm điều độ thông quakênh truyền gửi đến RTU, một lệnh điều khiển tạo nên một thay đổi trạng thái vậnhành của một thiết bị, các lệnh điều khiển có thể là:

- Lệnh đóng cắt máy cắt, dao cách ly, dao tiếp địa (open/close)

- Lệnh điều khiển tăng giảm (Raise/Lower)

- Lệnh điều khiển thay đổi giá trị đặt (Setpoint)

Giám sát: Dữ liệu thu thập từ các trạm về trung tâm điều khiển sẽ được máy tính

xử lý:

Hiển thị trên các sơ đồ, bảng biểu và các dạng đồ thị

- Đối với dữ liệu trạng thái (máy cắt, dao cách ly, cảnh báo v.v ) khi phát hiện

ra có sự thay đổi trạng thái, hệ thống SCADA sẽ phát cảnh báo bằng âm thanh vàdòng thông báo để gây sự chú ý đến người vận hành

- Đối với dữ liệu giá trị đo xa, dữ liệu nhận được sẽ được kiểm tra so sánh vớicác ngưỡng dưới và ngưỡng trên (đã được định trước), nếu giá trị đo được bị viphạm thì hệ thống sẽ phát cảnh báo cho người vận hành

-1.3.1 Các Chức năng EMS trong lưới truyền tải:

Hệ thống quản lý năng lượng (EMS- Energy Management Systems) cungcấp cho trung tâm điều độ phương tiện để điều khiển và vận hành một cách tối ưuHTĐ Các chức năng chính của bộ chương trình EMS đáp ứng yêu cầu vận hành

an toàn và kinh tế Các chương trình ứng dụng bao gồm:

- Thiết lập trạng thái kết dây và đánh giá trạng thái

Trang 22

- Phân tích đột biến (bao gồm cả tự động lựa chọn trường hợp đột biến).

- Trào lưu công suất cho kỹ sư điều hành

- Vận hành kinh tế trong điều kiện có ràng buộc

- Phần mềm huy động thủy điện

- Tự động điều khiển phát điện

- Trào lưu công suất tối ưu

để quản lý vận hành lưới điện phân phối cao áp người ta sử dụng hệ thốngSCADA/DMS Trong đó DMS (Distribution Management System) là các ứngdụng đi cùng với hệ thống SCADA phục vụ quản lý lưới điện phân phối Ngoài ra

để phục vụ cho quản lý vận hành lưới trung thế phân phối còn có hệ thống tự độnghóa lưới phân phối DAS (Distribution Automation System)

1.3.2 Các Chức Năng DMS trong Lưới Phân Phối:

Các chức năng DMS giúp vận hành lưới điện phân phối an toàn và hiệu quảnhất, các chức năng điển hình như sau:

- Tô màu động theo phân cấp điện áp, phân loại thiết bị hoặc theo mức mangtải v.v

- Tính toán trào lưu công suất

- Tính toán ngắn mạch

- Cân bằng phụ tải cho các xuất tuyến hoặc các máy biến áp

- Tối thiểu hóa tổn thất công suất theo ràng buộc lưới

Trang 23

- Định vị sự cố

- Cô lập điểm sự cố và khôi phục lưới

- Lập kế hoạch sửa chữa lưới điện

- Sa thải phụ tải

- Mô phỏng phục vụ đào tạo điều độ viên

Hiện nay EVN có một số đơn vị đã đưa hệ thống SCADA/DMS vào vậnhành, có một số hệ thống do ABB cung cấp, hệ thống cũ hơn vận hành tại TổngCông ty Điện lực TP Hồ Chí Minh, hệ thống mới vận hành tại Tổng Công ty Điệnlực Hà Nội Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai, các Điện lực Cần Thơ, LâmĐồng thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Nam cũng đã triền khai thành công hệthống SCADA/DMS trên lưới điện phân phối

2 TỔNG QUAN SCADA TẠI TRẠM 110/22KV

2.1 Quy định các thiết bị bảo vệ và ký hiệu chuẩn tại trạm 100/22kV:

2.1.1 Quy định về cấu hình hệ thống bảo vệ, quy cách kỹ thật của Relays bảo vệ cho đường dây và trạm biến áp 110kV:

2.1.1.1 Cấu hình hệ thống relay bảo vệ đường dây 110KV truyền tin bằng cápquang:

a) Bảo vệ chính: được tích hợp các chức năng bảo vệ 87L, 21/21N, 67/67N, 50/51,50/51N, 50BF, 85, 74

b) Bảo vệ dự phòng: được tích hợp các chức năng bảo vệ 67/67N, 50/51, 50/51N,79/25, 27/59, 85, 74

Chức năng 50BF, 79/25, 27/59 không cần phải dự phòng Có thể được tích hợp ởmột trong hai bộ bảo vệ nêu trên

2.1.1.2 Cấu hình hệ thống bảo vệ so lệch thanh cái 110KV:

Sử dụng một bộ bảo vệ so lệch thanh cái theo nguyên tắc tổng trở thấp, so sánhdòng kết hợp với so sánh hướng

2.1.1.3 Cấu hình hệ thống rơ le bảo vệ ngăn máy cắt phân đoạn 110KV:

Trang 24

Hợp bộ bảo vệ được tích hợp các chức năng bảo vệ 21/21N, 67/67N, 50/51,50/51N, 27/59, 50BF, 74.

2.1.1.4 Cấu hình hệ thống relay bảo vệ máy biến áp 110KV:

a) Bảo vệ chính: được tích hợp các chức năng bảo vệ 87T, 49, 64 (theo nguyên lýtổng trở thấp), 50/51, 50/51N, tín hiệu dòng điện được lấy từ máy biến dòng ngănmáy cắt đầu vào các phía máy biến áp

b) Bảo vệ dự phòng cho cuộn dây 110KV: được tích hợp các chức năng bảo vệ67/67N, 50/51, 50/51N, 27/59, 50BF, 74 Tín hiệu dòng điện được lấy từ máy biếndòng chân sứ110KV của MBA, tín hiệu điện áp được lấy từ máy biến điện ápthanh cái 110KV

c) Bảo vệ dự phòng cho cuộn dây trung áp 1: Được tích hợp các chức năng bảo vệ50/51, 50/51N, 50BF, 74 Tín hiệu dòng điện được lấy từ máy biến dòng chân sứcuộn trung áp 1 của MBA

d) Bảo vệ dự phòng cho cuộn dây trung áp 2: Được tích hợp các chức năng bảo vệ50/51, 50/51N/51G, 50BF, 74 Tín hiệu dòng điện được lấy từ máy biến dòng chân

sứ cuộn trung áp 2 của MBA

Chức năng relay bảo vệ nhiệt độ dầu/cuộn dây MBA (26), relay áp lực MBA(63),relay gas cho bình dầu chính và ngăn điều áp dưới tải (96), rơ le báo mức dầu tăngcao (71) được trang bị đồng bộ với máy biến áp, được gửi đi cắt trực tiếp máy cắt

ba phía thông qua rơ le chỉ huy cắt hoặc được gửi đi cắt đồng thời thông qua bảo

vệ chính và dự phòng phía 110KV của MBA (87T, 67/67N)

2.1.1.5 Cấu hình cho hệ thống relay bảo vệ ngăn máy cắt trung áp của lưới trungtính nối đất trực tiếp:

Hợp bộ bảo vệ được tích hợp các chức năng bảo vệ 67/67N, 50/51, 50/51N, 50BF,

Trang 25

Bảng mã chức năng các loại rơ le

Trang 26

2.1.2 Quy định ký hiệu chuẩn cho TBA:

2.1.2.1 Chữ số đặc trưng cho cấp điện áp được quy định như sau:

Ví dụ: thanh cái C11 là thanh cái 110 kV số 1

2.1.2.3 Quy định về đánh số trong máy cắt:

- Ký tự thứ nhất chỉ cấp điện áp của máy cắt Đối với máy cắt tụ ký tự thứ nhất

là chữ T, đối với kháng điện ký tự thứ nhất là chữ K, còn ký tự thứ hai mới chỉ cấpđiện áp

- Ký tự thứ hai (ba đối với máy cắt kháng và tụ) đặc trưng cho thiết bị đượcbảo vệ của máy cắt

Trang 27

Bảng quy định đánh số trong máy cắt.

- Ký tự thứ ba thể hiện số thứ tự của máy cắt

Ví dụ: máy cắt 271 thể hiện máy cắt đường dây 220 kV số 1

2.1.3.4 Quy định về đánh số trong dao cách ly:

- Các ký tự đầu là tên của máy cắt nối trực tiếp với dao cách ly

- Ký tự tiếp theo được ký hiệu như sau:

Bảng quy định đánh số trong dao cách ly:

2.1.3.5 Quy định về đánh số trong dao tiếp đất:

Trang 28

- Ký tự đầu tiên là tên cầu dao (hoặc thiết bị) có liên quan trực tiếp

- Ký tự tiếp theo đặc trưng cho tiếp đất, được quy định như sau:

Bảng quy định đánh số trong dao tiếp đất:

2.1.3.6 Quy định về đánh số máy biến áp:

- Một hoặc hai ký tự đầu được ký hiệu như sau: đối với máy biến áp lực kí hiệu

là chữ T (Transformer), đối với máy biến áp tự ngẫu là AT (Auto Transformer), đốivới máy biến áp tự dùng ký hiệu là TD

- Ký tự tiếp theo là số thứ tự của máy biến áp

2.1.3.7 Quy định về đánh số trong máy biến điện áp:

- Hai ký tự đầu là TU

- Các kí tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến điện áp đấu vào

2.1.3.8 Quy định về đánh số trong máy biến dòng điện:

- Hai ký tự đầu là TI

- Ký tự thứ ba là dấu phân cách “-“

- Ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị được bảo vệ

2.2 DANH SÁCH DỮ LIỆU CHUẨN CỦA HỆ THỐNG SCADA – EVN SPC:

2.2.1 Ngăn 110kV:

2.2.1.1 Đường dây trên không :

Trang 29

Trạng thái kép (Double Status) :

- Máy cắt

- Dao cách ly thanh cái

- Dao cách ly đường dây

- Dao nối đất

Trạng thái đơn (Single Status):

- Máy cắt từ xa/tại chỗ

- Dao cách ly thanh cái từ xa/tại chỗ

- Dao cách ly đường dây từ xa/tại chỗ

- Dao nối đất từ xa/tại chỗ

- Máy cắt không sẵn sàng

- Dao cách ly thanh cái không sẵn sàng

- Dao cách ly đường dây không sẵn sàng

- Dao nối đất không sẵn sàng

- Bảo vệ quá áp

- Bảo vệ thấp áp

- Bảo vệ khoảng cách vùng 1/bảo vệ chính

- Bảo vệ khoảng cách vùng 2/bảo vệ chính

- Bảo vệ khoảng cách /bảo vệ chính

- Bảo vệ khoảng cách vùng 1/bảo vệ dự phòng

- Bảo vệ khoảng cách vùng 2/bảo vệ dự phòng

- Bảo vệ khoảng cách/bảo vệ dự phòng

- Bảo vệ khoảng cách vùng 3

Trang 30

- Bảo vệ khoảng cách vùng 4.

- Bảo vệ so lệch đường dây

- Bảo vệ quá dòng chạm đất có hướng

- Bảo vệ quá dòng có hướng

- Bảo vệ quá dòng

- Bảo vệ quá dòng cắt nhanh 50/50N

- Bảo vệ quá dòng cắt có thời gian 51/51N

- Tín hiệu trip – gửi (Inter Trip Sent)

- Tín hiệu trip – nhận

- Trình tự tự đóng lại

- Bảo vệ quá tải – cắt

- Bảo vệ quá tải – báo động

- Dao cách ly thanh cái

- Dao cách ly đường dây

- Dao nối đất

Đo lường (measurement):

- Công suất hữu công

- Công suất vô công

Trang 31

- Điện áp.

- Dòng điện

2.2.1.2 Bù ngang (cuộn kháng hoặc tụ bù):

Trạng thái kép (Double Status) :

- Máy cắt

- Dao cách ly thanh cái

Trạng thái đơn (Single Status):

- Sự cố thiết bị

- Tín hiệu trip – gửi

- Cắt bảo vệ quá tải

- Bảo vệ không cân bằng áp thiết bị tụ bù

- Dao cách ly thanh cái

Đo lường (measurement):

- Công suất vô công

2.2.1.3 Bù dọc (cuộn kháng hoặc tụ bù):

Trạng thái đơn (Single Status) :

Trang 32

- Sự cố thiết bị.

- Bảo vệ hư hỏng máy cắt 50BF

- Tín hiệu trip – gửi

- Cắt bảo vệ quá tải

- Bảo vệ không cân bằng áp thiết bị tụ bù

- Bảo vệ quá dòng

- Cắt thiết bị

2.2.1.4 Ngăn máy biến áp:

Trạng thái kép (Double Status) :

- Máy cắt

- Dao cách ly thanh cái

Trạng thái đơn (Single Status):

- Dao cách ly thanh cái

2.2.1.5 Ngăn máy cắt phân đoạn:

Trạng thái kép (Double Status) :

- Máy cắt

- 2 Dao cách ly thanh cái

Trang 33

Trạng thái đơn (Single Status):

- Máy cắt từ xa/tại chỗ

- 2 Dao cách ly thanh cái từ xa/tại chỗ

- Máy cắt không sẵn sàng

- 2 Dao cách ly không sẵn sàng

Đo lường (measurement):

- Công suất hữu công

- Công suất vô công

Điều khiển kép (Double control):

- Máy cắt

- 2 dao cách ly thanh cái

2.2.1.6 Ngăn dao cách ly phân đoạn:

Trạng thái kép (Double Status) :

- Dao cách ly thanh cái

Trạng thái đơn (Single Status):

- Dao cách ly thanh cái từ xa/tại chỗ

- Dao cách ly không sẵn sàng

Điều khiển kép (Double control):

- Dao cách ly thanh cái

2.2.1.7 Ngăn điều khiển thanh cái:

Trạng thái đơn (Single Status):

- Bảo vệ thanh cái – bảo vệ chính

- Bảo vệ thanh cái – bảo vệ dự phòng

Trang 34

- Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt.

2.2.2.1 Đường dây trên không:

Trạng thái kép (Double Status) :

- Máy cắt

- Công tắc tại chỗ/từ xa

- Dao cách ly thanh cái

- Dao cách ly đường dây

- Hành trình tự đóng lại (Hiện hữu)

- Cho phép/không cho phép tự đóng lại

- Chống hư hỏng máy cắt

Đo lường (measurement):

- Dòng điện

Trang 35

Điều khiển kép (Double control):

- Máy cắt

2.2.2.2 Bù ngang (cuộn kháng hoặc tụ bù):

Trạng thái kép (Double Status) :

- Dao cách ly thanh cái

Trạng thái đơn (Single Status):

- Sự cố thiết bị

- Tín hiệu trip – gửi

- Bảo vệ quá tải trip

- Bảo vệ không cân bằng áp (tụ bù)

- Dao cách ly thanh cái

Đo lường (measurement):

- Công suất phản kháng

2.2.2.3 Ngăn máy biến áp:

Trạng thái kép (Double Status) :

- Máy cắt

Trang 36

- Dao cách ly thanh cái.

Trạng thái đơn (Single Status):

2.2.2.4 Ngăn máy cắt phân đoạn:

Trạng thái kép (Double Status):

- Máy cắt

- 2 Dao cách ly thanh cái

Trạng thái đơn (Single Status):

- 2 dao cách ly thanh cái

Đo lường (measurement):

- Công suất hữu công

Trang 37

- Công suất vô công.

2.2.2.5 Ngăn dao cách ly phân đoạn:

Trạng thái kép (Double Status) :

- Dao cách ly thanh cái

Trạng thái đơn (Single Status):

- Dao cách ly thanh cái từ xa/tại chỗ

- Dao cách ly không sẵn sàng

Điều khiển kép (Double control):

- Dao cách ly thanh cái

2.2.2.6 Ngăn điều khiển thanh cái:

Trạng thái đơn (Single Status):

- Bảo vệ thanh cái – Bảo vệ chính

- Bảo vệ thanh cái – bảo vệ dự phòng

- Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt

- Bảo vệ quá áp

- Bảo vệ thấp áp

Đo lường (measurement):

- Điện áp thanh cái

- Tần số

2.2.3 Ngăn máy biến áp tổng:

Trạng thái đơn (Single Status):

- Bảo vệ quá tải cắt

- Bảo vệ quá tải báo động (chuông còi)

Trang 38

- Bảo vệ thiết bị không cân bằng áp.

- Bảo vệ so lệch thiết bị

- Bảo vệ quá dòng thiết bị

- Bảo vệ chạm đất thứ tự không máy biến áp

- Bảo vệ hơi máy biến áp

- Bảo vệ nhiệt độ cuộn dây trip máy biến áp

- Bảo vệ nhiệt độ cuộn dây alarm máy biến áp

- Bảo vệ nhiệt độ dầu trip máy biến áp

- Bảo vệ nhiệt độ dầu alarm máy biến áp

- - Bảo vệ dòng dầu trip máy biến áp

- Bảo vệ áp suất đột biến trip máy biến áp

- Cắt thiết bị

- Bảo vệ áp suất đột biến cắt chuyển nấc

- Thay đổi nấc tại chỗ/từ xa

- Sự cố OLTC

- Chế độ thay đổi nấc bằng tay/tự động

- Báo động hệ thống chữa cháy tự động

Điều khiển đơn (Single control):

- Tăng nấc

- Giảm nấc

Đo lường (measurement):

- Công suất hữu công phía 110KV

- Công suất vô công phía 110KV

Trang 39

- Dòng điện phía 110KV.

- Công suất hữu công phía 22KV

- Công suất vô công phía 22KV

- Điều khiển từ xa RTU

- Báo động cửa phòng điều khiển mở

- Cửa trạm biến áp

2.2.5 Tín hiệu báo động thiết bị viễn thông:

Trạng thái đơn (Single Status):

- Sự cố bộ ghép kênh viễn thông

- Sự cố PABX (Private Auto Board Exchange)

Trang 40

- Sự cố đường dây thông tin liên lạc.

- Lỗi hệ thống GPRS

2.2.6 Các Recloser (trên pháp tuyến trung thế):

Trạng thái kép (Double Status) :

- Trạng thái tự đóng lại

Trạng thái đơn (Single Status):

- Trạng thái không tự đóng lại

- Trạng thái cắt tối thiểu

- Trạng thái khóa cắt chạm đất

- Trạng thái lỗi chức năng

- Trạng thái công suất

Điều khiển kép (Double control):

- Cắt và khóa từ xa/Giám sát đóng

Điều khiển đơn (Single control):

- Giám sát không tự đóng lại

- Giám sát cắt tối thiểu

- Giám sát khóa cắt chạm đất

3 RTU 560C DO HÃNG ABB (Thụy Sĩ) CHẾ TẠO

Hiện nay, các thế hệ RTU mới nhất, đang được EVN trang bị hàng loạt theocác dự án cho các trạm biến áp sau này Một trong số đó là dòng sản phẩmRTU560C mới xuất hiện gần đây của hãng ABB Đây là loại RTU hiện nay đangđược lắp đặt khá nhiều trong các trạm điện của hệ thống điện Việt Nam Đây là cấuhình thông thường của 1 hệ thống RTU560C

Ngày đăng: 07/08/2018, 20:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w