1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam. Từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng

50 2,9K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 106,86 KB

Nội dung

MỤC TIÊU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tiểu luận là tập trung nghiên cứu các quy địnhcủa pháp luật hình sự về tội lừa

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Từ lâu quyền sở hữu tài sản đã được xem là một trong những quyền cơ bảnnhất đối với mỗi người Qua từng giai đoạn kinh tế xã hội khác nhau, Nhà nước sẽ

có những biện pháp cụ thể khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu của công dân Tuynhiên trong bất kì giai đoạn nào thì quyền sở hữu của công dân vẫn luôn được xemtrọng, thể hiện qua việc Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm trái phép đếnquyền sở hữu của công dân Thông qua những chế tài nghiêm khắc đối với hành vinày, Nhà nước luôn thể hiện được một thái độ nghiêm khắc, không khoan nhượngđối với những hành vi xâm phạm trái phép đến quyền sở hữu của công dân

Ở Việt Nam, ngay trong Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và các văn bản phápluật khác của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước ta đã khẳng định côngdân có quyền sở hữu tài sản và được bảo vệ1 Trong đó, pháp luật hình sự với nhữngchế tài nghiêm khắc nhằm răn đe, hạn chế những hành vi xâm phạm quyền sở hữucủa công dân trở thành công cụ hữu hiệu nhất của Nhà nước trong việc phòng chốngtội phạm xâm phạm sở hữu

Qua thống kê thực tiễn cho thấy, trong những năm gần đây trên địa bàn cảnước nhóm tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nóiriêng diễn biến khá phức tạp Không những gây thiệt hại về tài sản của công dân màcòn làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của nềnkinh tế, làm giảm đi tính nghiêm minh của pháp luật Trong nhóm tội phạm xâmphạm sở hữu thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội có tỷ lệ xảy racao, không ngừng tăng nhanh về số lượng cũng như thủ đoạn ngày một tinh vi, xảoquyệt Không nằm ngoài xu thế diễn biến tội phạm trên cả nước trong những nămvừa qua từ thực tế điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh SócTrăng cho thấy, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản luôn chiếm một tỉ lệ đáng kể trong cơcấu tội phạm và có diễn biến khá phức tạp Việc đấu tranh với tội lừa đảo chiếmđoạt tài sản là một vấn đề cấp thiết trong toàn xã hội Đây là nhiệm vụ của toàn thể

1 Điều 12 Hiến pháp năm 1946

Trang 2

người dân mà nòng cốt là Cơ quan điều tra, Tòa án và Viện kiểm sát Những nămvừa qua trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, việc áp dụng pháp luật về tội lừa đảo chiếmđoạt tài sản vào thực tế tuy đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ nhưng cũng gặpkhông ít bất cập, vướng mắc

Từ những lý do nêu trên người viết quyết định chọn đề tài “Tội lừa đảo chiếm

đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam Từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng” để làm

đề tài cho bài tiểu luận tốt nghiệp cử nhân luật

2 MỤC TIÊU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tiểu luận là tập trung nghiên cứu các quy địnhcủa pháp luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, phân tích dấu hiệu pháp lý

và hình phạt cụ thể cho từng hành vi Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vớimột số tội khác tương tự được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Sóc Trăng, đề tài nghiên cứu sẽgiúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về hiệu quả của công tác áp dụng pháp luật vềtội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam vào thực tế Nhữngbất cập, vướng mắc và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luậthình sự Việt Nam Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống loại tộiphạm, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về những quy định của phápluật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnhSóc Trăng Vì vậy người viết chỉ tập trung nghiên cứu quá trình phát triển của phápluật hình sự Việt Nam nói chung và các quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sảnnói riêng trong giai đoạn từ năm 1945 đến nay Ngoài ra người viết chỉ tập trungnghiên cứu thực tiễn áp dụng cũng như những thiếu sót, bất cập trong việc áp dụngcác quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Từ đó,

có thể đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng cũng như hoàn thiệnhơn những quy định của pháp luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

2.3 Ý nghĩa của đề tài

Trang 3

Thông qua những kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ góp phần hoàn thiện hơnnhững quy định của pháp luật hình sự nói chung và pháp luật hình sự về tội lừa đảochiếm đoạt tài sản nói riêng Những đề xuất và giải pháp của đề tài sẽ có tính chấttham khảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói riêngcủng như trên địa bàn cả nước nói chung Góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng cácquy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nâng caotính pháp chế xã hội chủ nghĩa.

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm cơ bản của Chủnghĩa Mác-Lenin về Nhà nước và Pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta vềphòng chống tội phạm trong tình hình mới Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứuduy vật biện chứng, phân tích, so sánh, tổng hợp ngoài ra đề tài tiểu luận còn sửdụng một số phương pháp nghiên cứu tội phạm học như: Phương pháp thống kêhình sự, phương pháp quan sát,…

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI LỪA ĐẢO

CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

1.1.1 Khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Để tìm hiểu khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trước tiên cần phải làm rõ

khái niệm tội phạm Bộ luật hình sự hiện hành định nghĩa về tội phạm như sau: Tội

phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ

Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử

lý hình sự 2 Nhìn chung khái niệm tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Namkhông có nhiều thay đổi qua các thời kì So với Bộ luật hình sự năm 1999 thì kháiniệm tội phạm ở Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 ( sau đây gọitắt là Bộ luật hình sự năm 2015 ) có một số sửa đổi, bổ sung nhằm phù hợp với tìnhhình diễn biến tội phạm củng như phù hợp hơn với pháp luật quốc tế, cụ thể bổ sung

thêm chủ thể “ pháp nhân thương mại ”, thay cụm từ “ xâm phạm tính mạng, sức

khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do ” thành cụm từ “ xâm phạm quyền con người ”,

thay cụm từ “tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân” thành cụm từ

“ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân ”, đồng thời bổ sung thêm cụm từ “ mà theo

2 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015

Trang 5

quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự ”.

Như vậy, một hành vi được xem là tội phạm khi thỏa mãn các yếu tố sau:

Hành vi đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự, người thực hiện hành vi phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi phải là người có lỗi, xâm phạm đến quan hệ xã hội cụ thể được pháp luật hình sự bảo vệ

Đến thời điểm hiện tại trong những quy định của Bộ luật hình sự củng như cácvăn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước vẫn chưa có khái niệm cụ thể về tộilừa đảo chiếm đoạt tài sản, chúng ta chỉ có thể tìm hiểu các khái niệm này trong một

số tài liệu khoa học pháp lý Do nằm trong nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu nêntrước hết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải thỏa mãn các đặc điểm chung của

nhóm tội xâm phạm sở hữu như sau: “ là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được

quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến quan hệ sở hữu của cơ quan, tổ chức và cá nhân”3 Ngoài những đặc điểm chung nêu trên vì là một tội phạm độc lập nên tộilừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn có một số đặc điểm riêng để phân biệt với các tộikhác trong Bộ luật hình sự Theo quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự

năm 2015: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có

giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm 4 Từ đó có thể hiểu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùngthủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác Người phạmtội đã dùng thủ đoạn gian dối, có thể bằng lời nói hay hành động sai sự thật nhằmmục đích khiến người có tài sản hoặc người trông giữ tài sản tin là sự thật và giaotài sản cho người phạm tội

Qua những phân tích, viện dẫn nêu trên người viết định nghĩa khái niệm tội

Trang 6

lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: “ Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm

nằm trong nhóm tội xâm phạm sỡ hữu được quy định trong Bộ luật hình sự, người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác

có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm do người có năng lực pháp luật hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến quyền sở hữu về tài sản của nhà nước, tổ chức và cá nhân”.

1.1.2 Đặc điểm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Vì là một tội phạm độc lập được quy định trong Bộ luật hình sự tội lừa đảo

chiếm đoạt tài sản có một số đặc điểm riêng để phân biệt với các tội khác trong Bộluật hình sự, cụ thể như sau:

Thứ nhất, hành vi của người thực hiện có tính nguy hiểm cho xã hội, nghĩa là

người phạm tội xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Hành vi gâynguy hiểm cho xã hội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạngian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác Người phạm tội đãdùng thủ đoạn gian dối, có thể bằng lời nói hay hành động sai sự thật nhằm mụcđích khiến người có tài sản hoặc người trông giữ tài sản tin là thật và giao tài sảncho người phạm tội Tuy nhiên cần lưu ý trong Bộ luật hình sự Việt Nam ngoài tộilừa đảo chiếm đoạt tài sản còn có một số tội phạm khác củng có tình tiết dùng thủđoạn gian dối Nếu hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt thì tùy từngtrường hợp cụ thể, mà người có hành vi gian dối bị truy cứu trách nhiệm hình sự vềtội khác tương ứng nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội đó hoặc chỉ là quan hệ pháp luậtdân sự, hành chính, thương mại

Thứ hai, chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải là người có năng lực

trách nhiệm hình sự Tức là, người thực hiện hành vi lừa đảo nhằm mục đích chiếmđoạt tài sản của người khác bắt buộc phải có năng lực trách nhiệm hình sự Bộ luậthình sự cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luậtViệt Nam không quy định thế nào là người có năng lực trách nhiệm hình sự, mà chỉquy định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự Cụ thể, Bộ luật hình sự

Trang 7

quy định về người không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau: “Người thực

hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự 5 ” Theo đó, một người hực hiện hành vi lừa

đảo nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác chỉ phải chịu trách nhiệmhình sự khi người đó có năng lực trách nhiệm hình sự Tức là người đó phải đủ tuổitheo quy định Bộ luật hình sự, có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vicủa mình

Thứ ba, Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng trở lên Đây là tội

phạm cấu thành vật chất, vì vậy một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khingười đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên Tuy nhiênnếu người phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính vềhành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích

mà còn vi phạm thì mặc dù giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thìngười đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thứ tư, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải có lỗi cố ý trực tiếp.

Theo Bộ luật hình sự năm 2015 lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp người phạm tội nhậnthức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi

đó và mong muốn hậu quả xảy ra6 Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ngườiphạm tội phải ý thức được rằng những thông tin mà mình đưa ra là hoàn toàn không

có thật, người phạm tội dùng những thủ đoạn cụ thể để khiến người khác tin vàonhững thông tin mình đưa ra là sự thật, nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người

đó, ý định chiếm đoạt tài sản phải nảy sinh trước khi thực hiện hành vi lừa đảo.Người phạm tội ý thức được hành vi phạm tội của mình là nguy hiểm cho xã hộinhưng mong muốn hậu quả đó xảy ra Đây chính là đặc điểm để phân biệt Tội lừađảo chiếm đoạt tài sản với các tội phạm khác trong Bộ luật hình sự

Thứ năm, Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải xâm phạm đến quyền sở

hữu của công dân Như đã nói ở trên quyền tài sản của công dân là một trong nhữngquyền quan trọng nhất của công dân được pháp luật bảo vệ, được quy định tại Điều

5 Điều 21 Bộ luật hình sự 2015

6 Điều 10 Bộ luật hình sự 2015

Trang 8

32 Hiến pháp năm 2013 và Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 Mọi hành vi xâmphạm trái phép quyền sở hữu của công dân đều bị pháp luật nghiêm cấm, tội lừa đảochiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 Pháp luậthình sự Việt Nam quy định chỉ những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy địnhtrong Bộ luật hình sự mới là tội phạm, ngoài Bộ luật hình sự ra không có văn bảnnào khác quy định tội phạm

1.2 LỊCH SỬ LẬP PHÁP CỦA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ

1.2.1 Giai đoạn trước Bộ luật hình sự năm 1985

Trong giai đoạn này nhiệm vụ chính của luật hình sự là trừng trị bọn Việt gianphản động, góp phần vào công cuộc khán chiến chống giặc ngoại xâm và bảo vệthành quả cách mạng Vì vậy ngay sau thành công của Cách mạng tháng 8 năm

1945, Nhà nước ta đã có một số văn bản nhằm trừng trị các tội xâm phạm tài sản xãhội chủ nghĩa Đặc biệt là Thông tư 442-TTg ngày 19/1/1955 của Thủ tướng Chínhphủ về mộ số tội phạm trong đó có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa.Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của thông tư này là chỉ nêu được tội danh nhưng chưamiêu tả một cách cụ thể hành vi phạm tội, gây khó khăn khi áp dụng vào thực tế Đểkhắc phục những thiếu sót đó, Nhà nước ta tiếp tục ban hành một số văn bản mới cụthể ngày 21/10/1970 Nhà nước ta đã thông qua hai pháp lệnh mới quy định về tộixâm phạm sở hữu

- Pháp lệnh thứ nhất là: Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hộichủ nghĩa số 149-LCT ngày 23/10/1970

- Pháp lệnh thứ hai là: Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng củacông dân số 150 - LCT ngày 23/10/1970

Trong hai pháp lệnh này hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định vớihai tội danh cụ thể, tương ứng với hai hình thức sở hữu được quy định lúc đó là sởhữu tài sản xã hội chủ nghĩa và sở hữu tài sản riêng của công dân Về cơ bản hai tộitrên đều có hành vi giống nhau đó là hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản đang dongười khác quản lý Thủ đoạn gian dối có thể bằng cách dùng mọi thủ đoạn như:Giả mạo giấy tờ, giả danh cán bộ, tổ chức, Làm cho người có tài sản hoặc người

Trang 9

quản lý tài sản tin là thật mà giao tài sản đó cho người phạm tội Tuy nhiên vìnhững hành vi trên có cùng tính chất nhưng lại tác động đến hai loại tài sản khácnhau đó là tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản của công dân nên được quy định thànhhai pháp lệnh khác nhau Ở pháp lệnh thứ nhất, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hộichủ nghĩa được hiểu là một số hành vi gian dối cụ thể trong khi giao dịch, mua bánvới các cơ quan nhà nước hay hợp tác xã như dùng mánh khóe gian lận khi cân, đo,đong, đếm, tính sai hoặc bằng cách khác để chiếm đoạt tài sản của cơ quan nhànước hoặc hợp tác xã một cách bất hợp pháp Còn ở pháp lệnh thứ hai, tội lừa đảochiếm đoạt tài sản riêng của công dân chỉ quy định tôi phạm một cách khá chung

chung đó là: "kẻ nào dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản riêng của công

dân…" 7 trong khi những hành vi gian lận bằng cách: cân, đo, đong, đếm, đánh tráo

hàng…được tách ra để quy định thành một tội riêng tại Điều 10 Pháp lệnh này là

"Tội gian lận để chiếm đoạt tài sản riêng của khách hàng"8

Sau ngày 30/4/1975, ở miền Nam lúc này Hội đồng Chính phủ cách mạng lâmthời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp tục ban hành Sắc luật số 03-SL/76 ngày15/3/1976 quy định về tội phạm và hình phạt, trong đó có tội lừa đảo chiếm đoạt tàisản Lúc này xảy ra một bất cập là ở hai miền Nam, Bắc tồn tại nhiều văn bản khácnhau cùng điều chỉnh về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đó là hai Pháp lệnhngày 21/10/1970 và Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/2/1976 Tuy nhiên nếu xét về nộidung thì Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/2/1976 còn rất nhiều thiếu xót khi chỉ nêu tộidanh mà không nêu cụ thể dấu hiệu pháp lý của tội phạm Để thống nhất áp dụnghai văn bản trên Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị số 54/TATC ngày6/7/1977 hướng dẫn việc thi hành pháp luật thống nhất thì việc áp dụng pháp luật

đối với hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với nội dung như sau: Ở miền

Bắc pháp lệnh ngày 21/10/1970 vẫn được áp dụng bình thường, ở miền Nam ngoài việc áp dụng Sắc luật số 03 là chính thì có tham khảo thêm khoản tương ứng tại Pháp lệnh ngày 21/10/1970 nhằm mục đích nắm rõ hơn các dấu hiệu tội phạm củng như áp dụng các hình phạt hợp lý hơn 9

Như vậy, từ sau năm 1945 đến trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu

7 Khoản 1 Điều 9 pháp lệnh số 150-LCT ngày 21 tháng 10 năm 1970

8 Điều 10 pháp lệnh số 150-LCT ngày 21 tháng 10 năm 1970

9 Chỉ thị số 54/TATC ngày 6/7/1977 của Tòa án nhân dân tối cao

Trang 10

lực, pháp luật hình sự Việt Nam đã có những quy định về tội phạm lừa đảo đểchiếm đoạt tài sản Tuy nhiên do có nhiều văn bản được ban hành và áp dụng ở haimiền Nam, Bắc khác nhau nên không tránh khỏi những bất cập vướng mắc, nguyêntắc pháp chế khó được thực hiện Ngoài ra do đất nước mới thống nhất hệ thốngchính quyền còn non trẻ, khả năng lập pháp còn hạn chế nên các văn bản pháp lýcòn nhiều thiếu xót, gây nhiều khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật khi ápdụng vào thực tế Vì vậy nhu cầu đặt ra là cần hoàn thiện hơn hệ thống văn bảnpháp luật, pháp điển hóa các quy định trong các văn bản pháp luật này để đảm bảotính thống nhất, nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống tội phạm ở nước ta

1.2.2 Giai đoạn từ Bộ luật hình sự năm 1985 đến năm 1999

Ngày 27/6/1985 Bộ luật hình sự được quốc hội khóa VI thông qua và có hiệulực vào ngày 1/1/1986 đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử lập pháp Việt Nam,lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp nước ta có một Bộ luật hình sự hoàn chỉnh Xét

về mặt nội dung, có thể xem Bộ luật hình sự 1985 là sự pháp điển hóa các văn bảnpháp lý được ban hành trước đó Đồng thời mức độ hình phạt củng tăng nặng hơn

để phù hợp với tình hình diễn biến tội phạm củng như mức độ hành vi của tội phạmngày càng nghiêm trọng, các tình tiết định khung cũng được quy định hoàn thiệnhơn Do trong giai đoạn này nền kinh tế nước ta chủ yếu là nền kinh tế quốc doanh

và hợp tác xã, được quản lý theo hướng kế hoạch hóa tập trung từ trung ương đếnđịa phương, vì vậy Bộ luật hình sự 1985 vẫn đề cao sở hữu nhà Nước và tập thể,chưa thật sự coi trọng đến sở hữu tư nhân Hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước luônđược coi là nghiêm trọng hơn xâm hại sở hữu tư nhân nên được quy định ở mộtchương riêng Vì vậy Bộ luật này vẫn giữ nguyên sự phân chia giữa sở hữu xã hộichủ nghĩa và sở hữu riêng của công dân, cụ thể tại chương IV là chương các tội xâmphạm sở hữu Nhà nước và chương V là các tội xâm phạm sở hữu công dân Trên cơ

sở kế thừa và hoàn thiện các quy định của những văn bản trước đó Bộ luật hình sự

1985 vẫn chia lừa đảo chiếm đoạt tài sản thành hai tội là tội lừa đảo chiếm đoạt tàisản xã hội chủ nghĩa tại Điều 134 và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân tạiĐiều 157

So với những văn bản pháp luật trước đó đặc biệt là hai pháp lệnh ngày

Trang 11

21/10/1970, Bộ luật hình sự 1985 đã đạt được một bước tiến rõ rệt là đưa ra đượccác dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Quy định rõ ràng hơn dấuhiệu khách quan của hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa.Ngoài ra Bộ luật hình sự năm 1985 còn trãi qua bốn lần sửa đổi bổ sung vào cácnăm 1989, 1991, 1993 và 1997 nhằm hoàn thiện hơn các quy định pháp lý, đáp ứngnhu cầu của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội lừa đảo

chiếm đoạt tài sản nói riêng Cụ thể như sau: Lần sửa đổi thứ nhất năm 1989 Bộ luật hình sự bổ sung vào Điều 134 và Điều 157 tình tiết "có tính chất chuyên nghiệp".

Ngoài ra trong quá trình áp dụng thực tiễn cho thấy có nhiều đối tượng khi phạm tộilừa đảo chiếm đoạt tài sản đã có hành vi phạm tội thông qua việc lợi dụng danhnghĩa cơ quan, tổ chức để dễ dàng tạo được niềm tin đối với nạn nhân, cùng với đó

là hậu quả của hành vi phạm tội gây ra ngày càng nghiêm trọng vượt xa những dựliệu ban đầu của các nhà lập pháp Do đó ở lần sữa đổi bổ sung năm 1993 đã cónhững sửa đổi ở khoản 2 Điều 134 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ

nghĩa bằng việc thêm hai tình tiết định khung tăng nặng là Lợi dụng danh nghĩa cơ

quan, tổ chức và gây hậu quả nghiêm trọng Trong lần sửa đổi năm 1997, Bộ luật

hình sự đã bổ sung thêm Điều 134a quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừađảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa Đây là một sự bổ sung cho Bộ luật hình sự,nhằm cá thể hóa tội phạm khi mà trong giai đoạn này xuất hiện nhiều tội phạm làngười có chức vụ lợi dụng quyền hạn được giao chiếm đoạt tài sản của xã hội chủnghĩa

Ngoài ra, điểm đáng chú ý trong giai đoạn này chính là việc mức hình phạt đãđược tăng lên Ở lần sửa đổi năm 1991 Bộ luật hình sự Việt Nam đã nâng mức hìnhphạt tối đa đối với tội phạm này lên mức tử hình Cụ thể ở cả hai Điều 134 và Điều

157 đều tăng mức hình phạt tối đa ở khoản 3 từ tù có thời hạn lên mức chung thânhoặc tử hình Điều này xuất phát từ việc giai đoạn giữa những năm 80 của thế kỷtrước, nước ta có những bước phát triển lớn trong lĩnh vực kinh tế Quá trình chuyểnđổi từ kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường cũng kéo theo nhiều hệlụy, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì vậy mà có những diễn biến khá phức tạp

Trang 12

Việc tăng mức độ hình phạt để tội phạm phải trả giá tương ứng với những hành vimình gây ra và nhằm mục đích răn đe, hạn chế tội phạm.

1.2.3 Giai đoạn từ Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay

Do chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới là xây dựng nềnkinh tế nhiều thành phần dựa trên cơ sở nhiều hình thức sở hữu khác nhau, vận hànhtheo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa Dưới những tác động tích cựccủa công cuộc cải cách, nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc, xuất hiện nhiềuhình thức sở hữu khác nhau bên cạnh sở hữu nhà nước Vấn đề đặt ra lúc này là đòihỏi pháp luật phải có sự đối xử công bằng giữa các nền kinh tế, củng như các hìnhthức sở hữu, do đó việc chia tội xâm phạm sở hữu thành hai nhóm tỏ ra không cònphù hợp với tính chất của nền kinh tế thị trường Bộ luật hình sự năm 1985 tuy đãqua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn duy trì hai chương về tội xâm phạm sở

hữu với hai hình thức sỡ hữu khác nhau là chương về các tội xâm phạm sở hữu xã

hội chủ nghĩa và chương về các tội xâm phạm sở hữu công dân Việc phân chia

thành hai nhóm khác nhau dẫn đến một số bất cập nhất định vì khi phạm tội ngườiphạm tội thường chỉ quan tâm đến giá trị tài sản mà không quan tâm đến nguồn gốctài sản thuộc sở hữu nào, việc xác định tội danh trên cở sở ý thức chủ quan củangười phạm tội không mang tính khoa học, dễ gây oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm10

Do đó để phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước ta, củng như xu thế tộiphạm trong thời kì đổi mới nền kinh tế đất nước, Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời

đã gộp hai chương lại với nhau thành một chương là “chương các tội xâm phạm sở

hữu” được quy định ở chương XIV Bộ luật này Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài

sản củng được được quy định thống nhất ở một Điều luật duy nhất là Điều 139 vớibốn khung hình phạt chính và một khung hình phạt bổ sung

Ngoài ra ở Bộ luật hình sự năm 1999 Yếu tố định lượng đã được sử dụng đểphân biệt giữa hành vi phạm tội lừa đảo và hành vi lừa đảo khác nhưng không cấuthành tội phạm Theo đó, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được lấy mức khởi điểm là

từ 500.000 đồng trở lên để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo giá trịtài sản mà mức hình phạt có thể thay đổi theo các khung hình phạt khác nhau Như

10 Bùi Tiến Dũng(2014), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam – Trên cơ sở nghiên cứu

thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 13

vậy, trong lần sửa đổi toàn diện Bộ luật hình sự lần này, nếu giá trị tài sản chiếmđoạt từ 500.000 đồng trở lên thì được coi là tội phạm, dưới 500.000 đồng được xem

là vi phạm hành chính Tuy nhiên, mức định lượng này không phải là tuyệt đối khi

mà giá trị tài sản mặc dù dưới 500.000 đồng nhưng người phạm tội lại thuộc mộttrong những trường hợp đặc biệt được quy định trong Bộ luật hình sự củng bị coi làtội phạm Việc coi dấu hiệu định lượng là một căn cứ để phân biệt giữa tội phạm và

vi phạm hành chính nhằm chống sự lạm dụng của cơ quan tố tụng

Sau nhiều năm thi hành, Bộ luật hình sự năm 1999 đã góp phần quan trọngvào việc giữ vững an ninh, chính trị, đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của công dân Tuy nhiên, Bộ luật hình sự năm 1999 vẫn cónhững bất cập, trong đó điểm đáng lưu ý là Bộ luật hình sự năm 1999 chưa thể chếhóa được những quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước ta

về cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số49/NQ-TW của Bộ Chính trị Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường xãhội chủ nghĩa đã đặt ra cho hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nóiriêng phải là công cụ pháp lý nhằm thúc đẩy và bảo vệ cho sự phát triển vững chắccủa nền kinh tế

Trước những yêu cầu đó, Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 đã ra đờinhằm khắc phục những mặt thiếu xót của Bộ luật hình sự năm 1999 Bộ luật hình sự

sửa đổi, bổ sung lần này đã nâng mức định lượng tối thiểu từ mức 500.000 đồng lên

2.000.000 đồng, loại bỏ hình phạt tử hình thay vào đó là hình phạt cao nhất của tội

này là tù chung thân Điều này một lần nữa cho thấy pháp luật hình sự của nước ta

luôn có sự thay đổi và hoàn thiện để phù hợp hơn với tình hình phát kiển kinh tế,chính trị, văn hóa xã hội của đất nước, củng như tình hình diễn biến tội phạm trongnước, luôn muốn đấu tranh trừng trị tội phạm nhưng vẫn đặt giá trị nhân đạo lênhàng đầu, hạn chế những hình phạt mang tính hà khắc với tội phạm Tuy nhiên domột số tác động từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự yếu kém trong côngtác quản lý Nhà nước mà tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản không nhừng pháttriển gia tăng về số vụ củng như mức độ ngày càng nghiêm trọng Có rất nhiều ýkiến cho rằng hình phạt chung thân là không đủ để răn đe, ngăn chặn tội phạm lừa

Trang 14

đảo chiếm đoạt tài sản mà nên áp dụng trở lại hình phạt tử hình Vì thực tế cho thấy

có rất nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra mà thiệt hại về tài sản lên đến hàngnghìn tỷ đồng, không những gây thiệt hại về kinh tế mà còn gây mất trật tự an toàn

xã hội, làm hoang mang dư luận của quần chúng nhân dân, tác động xấu đến nềnkinh tế của đất nước Điều này lại một lần nữa đặt ra những vấn đền cho những nhàlập pháp là làm thế nào để hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự vừa thể hiện tínhnhân đạo của nhà nước vừa đạt hiệu quả ngăn chặn loại tội phạm này

Ngày 27/11/2015, Quốc hội thông qua Bộ luật hình sự năm 2015 thay thế Bộluật hình sự năm 1999 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sựnăm 1999, có thể xem đây là Bộ luật hình sự của thời kỳ đổi mới hiện nay Về cơbản Bộ luật hình sự năm 2015 vẫn được xây dựng trên cở sở kế thừa tinh thần củanhững quy định trước đó Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ có một số thayđổi, bổ sung các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thuộctrường hợp chiếm đoạt tài sản dưới 2.000.000 đồng cụ thể như sau:

Khoản 1 Điều 174 bổ sung quy định Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong

các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm (điểm b khoản 1 Điều 174) quy định

này đã cụ thể hóa được các tội nào là tội liên quan đến chiếm đoạt tài sản mà ở Bộluật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định nhưng chưa rõ Vì trong

Bộ luật hình sự có rất nhiều tội danh liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản, cócùng các yếu tố cấu thành tội phạm, các cơ quan tiến hành tố tụng rất dễ nhầm lẫn

và khó xác định được thế nào là “hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản” 11

trong khi tiến hành các hoạt động tố tụng

Thêm tình tiết Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội (điểm

c khoản 1 Điều 174), vì thực tế có nhiều hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với giátrị không lớn nhưng bằng những thủ đoạn tinh vi, manh động tội phạm đã gây mấttrật tự, an toàn xã hội gây hoang mang cho quần chúng nhân dân Nhưng các cơquan tiến hành tố tụng không thể xử lý vì giá trị tài sản bị chiếm đoạt thấp, không

đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội Tuy nhiên khi áp dụngtình tiết này cần phải hết sức thận trọng bởi vì cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn

11 Khoản 1 Điều 129 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

Trang 15

cụ thể về quy định này Thế nào là ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xãhội chủ yếu được xác định trên cơ sở quan điểm chủ quan của những người tiếnhành tố tụng Vì vậy nếu không thận trọng các cơ quan tiến hành tố tụng rất dễ đểxảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm

Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung tình tiết Tài sản là phương tiện kiếm

sống chính của người bị hại và gia đình họ ( điểm d khoản 1 Điều 174) quy định

này đã khắc phục được tình trạng khi định giá tài sản bị chiếm đoạt có giá trị thấpnên không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng hậu quả của hành viphạm tội lại tác động lớn đấn đời sống của nạn nhân và gia đình vì là phương tiệnkiếm sống chính của họ Ví dụ một người lừa đảo một chiếc xe của tài xế xe ôm khitiến hành giám định, định giá tài sản thì chiếc xe có giá trị dưới 2.000.000 đồngnhưng do chiếc xe là phương tiện kiếm sống duy nhất của tài xế xe ôm nên có tácđộng lớn đến gia đình củng như bản thân người bị hại Việc bổ sung tình tiết này sẽ

xử lý triệt để những hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm đồng thời bảo vệ đượcđời sống của nhân dân nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn trước những mối

đe dọa từ các hành vi vi phạm pháp luật của tội phạm

1.3 CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ VÀ HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

1.3.1 Các dấu hiệu pháp lý

1.3.1.1 Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm nói chung là quan hệ xã hội cụ thể được luật hình sựbảo vệ tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm, nhưng bị tội phạm xâm hại và gây rahoặc có thể gây ra những thiệt hại đáng kể12 Khách thể của tội phạm là một trongbốn yếu tố cấu thành tội phạm và được hiểu là đối tượng bị tội phạm xâm hại Bất

cứ tội phạm nào cũng đều xâm hại một hoặc một số quan hệ xã hội nhất định đượcluật hình sự bảo vệ Các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ được nêu kháiquát chung tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015

Trong mối tương quan với tội phạm nói chung, một tội phạm cụ thể có khách

12 Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 1, Nxb Công an nhân dân,

Hà Nội.

Trang 16

thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp Bất kỳ tội phạm cụ thể nào cũngxâm phạm tới khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp Trong đó,khách thể chung của tội phạm được hiểu là tổng hợp những quan hệ xã hội đượcluật hình sự bảo vệ và có thể bị tội phạm xâm hại Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sảnxâm hại tới khách thể chung là quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Khách thểloại của tội phạm là nhóm các quan hệ xã hội cùng hoặc gần tính chất được nhómcác quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị nhóm các tội phạm xâm hại, thườngđược quy định thành một chương trong phần các tội phạm cụ thể Tội lừa đảo chiếmđoạt tài sản được quy định tại chương XVI của Bộ luật hình sự quy định về các tộixâm phạm sở hữu Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể đượcquy phạm pháp luật hình sự cụ thể bảo vệ và bị tội phạm cụ thể xâm hại và sự xâmhại này thể hiện được đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cụthể đó Một tội phạm có thể xâm hại nhiều quan hệ xã hội khác nhau nhưng trong

đó chỉ có một hoặc một số quan hệ xã hội bị xâm hại có tính chất của khách thể trựctiếp Khách thể trực tiếp của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu về tàisản, đây cũng là quan hệ xã hội chủ yếu mà hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâmhại Đặc điểm khác nhau cơ bản nhất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với một sốtội xâm phạm sở hữa khác đó là tội này chỉ xâm hại đến một khách thể là quan hệ

sở hữu tài sản Khác với một số tội xâm phạm sở hữu khác xâm hại đồng thời nhiềukhách thể khác nhau như tội cướp tài sản, cướp giật tài sản, bắt cóc nhằm chiếmđoạt tài sản…vì các tội phạm này ngoài khách thể là quan hệ sở hữu, người phạmtội còn nhằm đến khách thể quan trọng khác đó là quyền được bảo vệ về tính mạng,sức khỏe, danh dự của người bị hại

Bộ luật dân sự quy định Quan hệ sở hữu là quan hệ trong đó người sở hữu tàisản có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản và phải được tôn trọng và bảo

vệ Cá nhân, tổ chức xâm phạm trái phép đến quan hệ này sẽ phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật13 Đối tượng tác động của hành vi xâm phạm sở hữu là tài sản, baogồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản Tuy nhiên không phải trong mọitrường hợp quyền tài sản đều là đối tượng tác động của hành vi xâm phạm sở hữu,

13 Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

Trang 17

mà tài sản phải được thể hiện dưới dạng vật chất

Cần phải lưu ý rằng một số tài sản đặc biệt như: rừng, tài nguyên khoáng sản,các chất ma túy, vũ khí quân dụng không phải là đối tượng của hành vi chiếm đoạttài sản quy định tại điều này Vì đây là những tài sản đặc biệt, có công dụng, tínhnăng đặc biệt được pháp luật bảo vệ một cách nghiêm ngặc hơn nên sẽ là đối tượngtác động của những hàng vi phạm tội khác được quy định trong Bộ luật hình sự

như: Tội chiếm đoạt chất ma túy Điều 252 Bộ luật hình sự, tội vi phạm các quy định

về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên Điều 227 Bộ luật hình sự

1.3.1.2 Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm, có ý nghĩaquan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành viphạm tội Theo pháp luật hình sự Việt Nam chủ thể của tội phạm phải là con ngườihoặc pháp nhân thương mại cụ thể, và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự Tức là,

có đủ có đủ tuổi theo quy định của pháp luật và đã thực hiện hành vi phạm tội cụthể Trước khi Bộ luật hình sự năm 2015 được ban hành thì chủ thể của tội phạmchỉ có thể là cá nhân, nhưng đến Bộ luật hình sự năm 2015 thì chủ thể của tội phạmngoài cá nhân ra còn có pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 8, tuy nhiênpháp nhân thương mại chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội được quyđịnh tại Chương XI (Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội) vàtrong một số điều luật của tội phạm cụ thể

Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trước hết cũng phải đáp ứng yêu cầu

về chủ thể của tội phạm của pháp luật hình sự Theo đó cũng phải đáp ứng điều kiện

về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và về năng lực trách nhiệm hình sự Đây là hai dấuhiệu bắt buộc phải có về chủ thể của mọi tội phạm

Theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự

về mọi loại tội phạm Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịutrách nhiệm hình sự về các tội được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự năm

2015, trong đó đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không được liệt kê tại Điềunày Vì vậy có thể hiểu chỉ người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm

Trang 18

hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Bộ luật hình sự không truy cứu tráchnhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với người dưới 16 tuổi

Người thực hiện hành vi phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự,nghĩa là người đó nhận thức và điều khiển được hành vi của mình Bộ luật hình sựhiện hành không quy định thế nào là người có năng lực trách nhiệm hình sự mà chỉquy định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, nếu như người thực hiệnhành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự mà họ khôngthuộc tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, thì họ đương nhiên làngười có năng lực trách nhiệm hình sự Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật hình sự

năm 2015 thì tình trạng không có nặng lực trách nhiệm hình sự là “người thực hiện

hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”.

Như vậy, chỉ khi nào người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác tới mức làm mấtkhả năng nhận thức hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra mới được coi

là không có năng lực trách nhiệm hình sự Nếu bệnh của họ chưa tới mức làm mấtkhả năng nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình thì tùy thuộcvào từng trường hợp cụ thể, họ phải chịu toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm hình

sự Liên quan đến việc nhận thức được và điều khiển được hành vi của mình, ngoàimắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác như đã đề cập trên, thì còn có trường hợp dotrong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích khác Theo quy định tại Điều

13 Bộ luật hình sự năm 2015 thì người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượuhoặc chất kích thích khác vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự

Ngoài ra, do chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chủ thể thường nênkhông có ngoại lệ đối với người nước ngoài, người không quốc tịch khi thực hiệnhành vi lừa đảo trên lãnh thổ Việt Nam Trừ một số người được hưởng quyền miễntrừ tư pháp, trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giaotheo quy định của điều ước quốc tế và Bộ luật hình sự

1.3.1.3 Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm nói chung được hiểu là những biểu hiện của tộiphạm ra bên ngoài thế giới khách quan bao gồm hành vi khách quan, hậu quả nguy

Trang 19

hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ phươngtiện, phương pháp, thủ đoạn, hoàn cảnh, thời gian, địa điểm phạm tội Mặt kháchquan của tội phạm là yếu tố quan trọng trong xác định cấu thành tội phạm để địnhtội, đồng thời giúp phân biệt cấu thành tội phạm này với cấu thành tội phạm khác.Trong các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm thì hành vi khách quan làbiểu hiện cơ bản và quan trọng nhất Nếu không có hành vi khách quan thì khôngthể nói đến các biểu hiện khách quan khác, hành vi khách quan là cầu nối giữakhách thể và chủ thể, không có hành vi khách quan thì không có tội phạm Hành vikhách qua được hiểu là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của conngười dưới những hình thức cụ thể, được ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển dướidạng hành động hoặc không hành động Theo quy định của Bộ luật hình sự hiệnnay, hành khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thể hiện dưới hai hành vithực tế là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt tài sản, cụ thể như sau:

Thứ nhất, hành vi lừa dối là hành vi có chủ đích của người phạm tội, nhằm

mục đích khiến cho người bị hại tin rằng những thông tin gian dối mà người phạmtội đưa ra là sự thật và tự nguyện trao tài sản thuộc sở hữu của mình cho ngườiphạm tội Hành vi này rất đa dạng có thể là bằng hành động, bằng lời nói hoặcnhững biểu hiện khác nhằm cung cấp những thông tin sai lệch biến không thành có,biến ít thành nhiều,…nhằm phục vụ một mục đích cuối cùng đó là khiến cho người

bị hại tin đó là sự thật và tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội

Thứ hai, người phạm tội đã chiếm đoạt tài sản của người sở hữu tài sản, thông

qua việc người sở hữu tài sản tin vào những thông tin gian dối mà người phạm tộiđưa ra và tự nguyện trao tài sản cho người phạm tội Cho dù ngay sau đó người sởhữu tài sản phát hiện ra hành vi lừa đảo, cung cấp thông tin sai lệch của người phạmtội nhưng bản chất của hành vi chiếm đoạt vẫn dựa trên thủ đoạn lừa dối thì vẫn xử

lý về tội này Cần lưu ý trường hợp mà khoa học luật hình sự Việt Nam gọi là cáctrường hợp chuyển hóa tội phạm Cụ thể nếu như người sở hữu tài sản phát hiện rahành vi dùng thủ đoạn gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản và người phạm tộitiếp tục dùng những thủ đoạn khác để chiếm đoạt tài sản như dùng vũ lực, đe dọadùng vũ lực thì người phạm tội sẽ bị xử lý về tội phạm tương ứng khác

Trang 20

Nếu chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không bị nhầm lẫn, không trao tàisản và người phạm tội cũng không có hành động chiếm đoạt nào khác thì có thểngười phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tàisản, nhưng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ởgiai đoạn phạm tội chưa đạt Trong trường hợp này, xét về mặt khách quan hành vigian dối là hành vi đưa ra những thông tin giả Về mặt chủ quan, người phạm tộibiết đó là thông tin giả nhưng mong muốn người khác tin đó là sự thật nhằm mụcđích chiếm đoạt tài sản của bị hại Nếu người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối,nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì không đủ yếu tố để cấu thànhtội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mà cấu thành một tội khác tương ứng với mục đíchphạm tội

1.3.1.4 Mặt chủ quan của tội phạm

Theo pháp luật hình sự Việt Nam mặt chủ quan của cấu thành tội phạm là mặtbên trong của tội phạm, mặt chủ quan phản ánh tâm lý, thái độ của chủ thể tội phạmđối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra Tội phạm là

sự thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan, nếu mặt khách quan là toàn bộnhững biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan, thì ngược lại mặt chủ quan làtoàn bộ những diễn biến tâm lý bên trong của chủ thể lúc phạm tội Chính mặt chủquan này thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi phạm tội, thể hiện thái độ với hậu quảcủa hành vi phạm tội, thúc đẩy chủ thể lựa chọn các công cụ, phương tiện, thủ đoạnphạm tội… Do đó, mặt chủ quan bao giờ cũng luôn luôn gắn với mặt khách quancủa tội phạm, chỉ khi mặt chủ quan đó được thể hiện ra bên ngoài qua hành vi thìmới cấu thành tội phạm Nếu chưa được thể hiện ra bên ngoài thì đơn giản mới chỉ

là suy nghĩ trong đầu Luật hình sự không truy cứu trách nhiệm một người đối vớisuy nghĩ Các dấu hiệu tâm lý bên trong của tội phạm bao gồm các yếu tố như: lỗi, động cơ, mục đích phạm tội

* Yếu tố lỗi

Yếu tố lỗi là yếu tố bắt buộc khi buộc tội người khác và là yếu tố cơ bản nhất

để cấu thành một tội phạm Lỗi được hiểu là mặt tâm lý bên trong của mỗi conngười, được tạo thành từ hai yếu tố là lý trí và ý chí Một người chỉ được xem là có

Trang 21

lỗi khi người đó nhận thức rõ tính chất của hành vi mình gây ra nhưng vẫn quyếtđịnh thực hiện hành vi đó Đó là sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khichủ thể có điều kiện để lựa chọn một xử sự khác đúng đắn hơn

Bộ luật hình sự Việt Nam chỉ quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưngkhông quy định dấu hiệu lỗi của tội phạm Tuy nhiên xét theo bản chất và tính chấtcủa hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì về mặt chủ quan của tội phạm được thểhiện do lỗi cố ý trực tiếp với mục đích chiếm đoạt tài sản Cụ thể như sau:

- Về lý trí: Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình gây ra là nguy

hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện Nhận thức được những thủ đoạn mìnhđưa ra là không đúng sự thật, nhưng vẫn cố tình thực hiện nhằm khiến người kháctin đó là sự thật và tự nguyện giao tài sản cho mình Người phạm tội lừa đảo chiếmđoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa dối đã có ý thức chiếm đoạt tài sản củangười khác

- Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hành vi lừa dối xảy ra và đưa đến kết

quả là chiếm đoạt được tài sản của người khác

*Động cơ, mục đích phạm tội

Bên cạnh lỗi, thì động cơ và mục đích phạm tội cũng là hai yếu tố quan trọngcủa mặt khách quan

Động cơ được hiểu là những động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực

hiện hành vi phạm tội Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người thực hiện hành

vi có thể có nhiều động cơ khác nhau có thể là do tham lam, nhu cầu tiêu dùng cánhân, tư lợi hay lười lao động,…tuy nhiên đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sảnđộng cơ không có ý nghĩa trong việc định tội danh, mà chỉ có ý nghĩa trong việcquyết định hình phạt

Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra

phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội Mục đích của người phạm tội lừa đảochiếm đoạt tài sản là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác14.Mục đích này luôn luôn phải có trước khi người phạm tội thực hiện hành vi, nếu

14 Bùi Tiến Dũng(2014), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam – Trên cơ sở nghiên

cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà

Nội

Trang 22

mục đích này xuất hiện sau thì có thể sẽ cấu thành một tội khác trong Bộ luật hình

sự Có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội lừađảo chiếm đoạt tài sản Tuy nhiên, người phạm tội có thể có những mục đích kháccùng với mục đích chiếm đoạt hay chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồngphạm khác thì người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảochiếm đoạt tài sản

1.3.2 Hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khái niệm hình phạt được nêu tại Điều 30 Bộ luật hình sự năm 2015, theo đó:

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội, do Tòa án quyết định áp dụng.

Theo Điều 32 và Điều 33 Bộ luật hình sự năm 2015 thì hình phạt bao gồm

hình phạt chính và hình phạt bổ sung, trong đó hình phạt chính đối với cá nhân

phạm tội gồm: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn,

tù chung thân, tử hình; riêng hình phạt chính đối với pháp nhân thương mại phạmtội gồm: Phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;hình phạt bổ sung đối với cá nhân phạm tội gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấmhành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyềncông dân, tịch thu tài sản, phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính, trục xuấtkhi không áp dụng là hình phạt chính; hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thươngmại phạm tội gồm: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhấtđịnh, cấm huy động vốn, phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính

Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình

sự năm 2015 với bốn khung hình phạt chính và một khung hình phạt bổ sung cụ thểnhư sau:

1.3.2.1 Khung hình phạt cơ bản (khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015)

Đây là khung hình phạt giành cho hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở mức ítnghiêm trọng, khi xét xử Tòa án có thể xem xét lựa chọn giữa hai loại hình phạt làcải tạo không giam giữ hoặc hình phạt tù Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài

Trang 23

sản có thể bị áp dụng hình phạt "cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ

từ sáu tháng đến ba năm" khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau:

Thứ nhất: Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng đến

dưới 50.000.000 đồng

Thứ hai: Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị dưới 2.000.000 đồng

nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếmđoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xóa án tích mà còn

vi phạm

Thứ ba: Gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tài sản là

phương tiện kiếm sống chính của bị hại và gia đình Đây là hai tình tiết mới được bổsung ở Bộ luật hình sự năm 2015

Khi quyết định hình phạt, Tòa án cần căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự,cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thânngười phạm tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng nhưcác căn cứ pháp lý khác để đưa ra hình phạt hợp lý Nếu người phạm tội có nhiềutình tiết giảm nhẹ, nhân thân tốt thì có thể áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữquy định tại Điều 31 Bộ luật hình sự, nếu người phạm tội có ít hoặc không có tìnhtiết giảm nhẹ thì tùy từng trường hợp cụ thể có thể áp dụng hình phạt tù từ sáu thángđến ba năm

1.3.2.2 Khung tăng nặng thứ nhất ( khoản 2 Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015)

Đây là khung hình phạt áp dụng cho tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản ởmức nghiêm trọng, được quy định tại khoản 2 Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015

“có khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm tù” khi tội phạm có một trong các tình

tiết định khung tăng nặng sau:

a Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức

Theo quy định khoản 2 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 phạm tội có tổ chức

là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm Như vậy có thể hiểu lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức là trường hợp có

nhiều người cùng thực hiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Giữa những người đồng

Trang 24

phạm vừa có sự liên kết chặc chẽ với nhau vừa có sự phân công vai trò, nhiệm vụ,với phương hướng hoạt động có tính lâu dài, bền vững Trong nhóm tồn tại quan hệchỉ huy - phục tùng, có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúpsức Tuy nhiên không bắt buộc có đầy đủ các người trên, trong một số trường hợpchỉ cần có người tổ chức, người thực hành thì củng đủ yếu tố cấu thành hành viphạm tội có tổ chức

b Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp

Là người phạm tội lấy việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản là phương tiện sinh sốngcủa mình, người phạm tội phải thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhiềulần, lấy việc phạm tội là nguồn thu nhập chính và là phượng tiện sinh sống của họ15.Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp, nhất thiết ngườithực hành phải thực hiện thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản nhiều lần, cụ thể là từnăm lần trở lên Tuy nhiên cần lưu ý không phải cứ thực hiện thủ đoạn gian dốichiếm đoạt tài sản nhiều lần đều là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, mà phảixem xét việc thực hiện tội phạm của họ có thật sự là phương tiện sống của ngườiphạm tội hay không Nếu phạm tội nhiều lần nhưng họ không lấy việc phạm tội làphương tiện sinh sống chủ yếu thì không coi là có tính chất chuyên nghiệp mà chỉ làphạm tội nhiều lần

c Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000

đồng

Việc xác định tội danh trong trường hợp này dựa trên giá trị tài sản bị chiếmđoạt Theo hướng dẫn tại mục 3 Phần II Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP, Giá trị tài sản bị chiếm đoạt là giá thị trường vàothời điểm xảy ra tội phạm, trong trường hợp không xác định được giá trị tài sản thìphải trưng cầu giám định theo trình tự, thủ tục luật định

Ví dụ: T là người nghiện cờ bạc, do thua hết tiền nên T nảy sinh ý định chiếmđoạt tài sản của B để bán lấy tiền đánh bạc Sáng ngày 12/2/2017 khi đang ngồiuống nước trong quán của bà D thì T thấy anh B chạy chiếc xe Sh 150i đến đậutrước quán T liền nãy sinh ý định chiếm đoạt chiếc xe của anh B nên nói với anh B

15 Đinh Văn Quế (2003), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các tội phạm, NXB Thành phố Hồ Chí

Minh, Tp.Hồ Chí Minh

Trang 25

rằng “anh cho em mượn xe đi mua thuốc hút một lát em quay lại trả anh liền” Do là

người cùng xóm nên anh B đã đưa cho T mượn xe và để nguyên giấy tờ xe trongcốp Nhận được xe T chạy ngay đến tiệm cầm đồ để cầm chiếc xe với số tiền20.000.000 đồng để đi đánh bạc Sau đó anh B đã đi báo công an và T bị bắt, tại cơquan điều tra T khai nhận toàn bộ hành vi Thông qua giám định Hội đồng định giátài sản kết luận chiếc xe Sh 150i của anh B trị giá 120.000.000 đồng Như vậy Tphạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tai điểm c khoản 2 Điều 174 Bộluật hình sự năm 2015

d Phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm

Đây là trường hợp “người phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội

đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích lại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo” theo quy định tại Khoản 3, 4 Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015

hoặc “đã tái phạm chưa được xóa án tích mà lại phạm tội này” theo Khoản 2 Điều

53 Bộ luật hình sự năm 2015 Tuy nhiên cần lưu ý theo quy định tại nghị quyết số01/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, nếu trường

hợp các tiền án của bị cáo đã được xem xét là dấu hiệu cấu thành tội phạm “đã bị

kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”16 thì các tiền án đó khôngđược tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm đối với bị cáo

e Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để phạm tội

Trong trường hợp này, người phạm tội đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đượcgiao hoặc núp bóng một cơ quan, tổ chức nào đó để tạo niềm tin đối với bị hạinhằm mục đích khiến cho người bị hại tin đó là sự thật và tự nguyện giao tài sảncho người phạm tội Người phạm tội trong trường hợp này phải là người có chức

vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa của một tổ chức nào đó mà mình là thànhviên để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác

f Dùng thủ đoạn xảo quyệt để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể thế nào là “ Dùng thủ

đoạn xảo quyệt để lừa đảo chiếm đoạt tài sản” Tuy nhiên qua thực tế áp dụng có

thể hiểu “Dùng thủ đoạn xảo quyệt để lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là trường hợp

16 Tiểu mục a mục 7.3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Ngày đăng: 06/08/2018, 19:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w