• Để tránh thất thu, hiện nay có nhiều biện pháp đã được áp dụng để phòng trừ các loài dịch hại.. Biện pháp hóa học: dùng hóa chất độc để phòng trừ dịch hại.. • Hiện nay, biện pháp hóa
Trang 1HÓA BẢO VỆ THỰC VẬT
PHẠM KIM SƠN
Phần dành cho đơn vị
BÀI MỞ ĐẦU
I Vị trí và vai trò của môn học
1 Dịch hại và mức độ tác hại
Dịch hại trong nông nghiệp (pests): là những loài sinh vật và VSV gây hại cây trồng và nông sản giảm năng suất, phẩm chất
Thất thu hàng năm do các loài dịch hại: 35%
(khoảng 75 tỷ USD).
+ Sâu hại: 13,8% (29,7 tỷ USD) + Bệnh cây: 11,6% (24,8 tỷ USD) + Cỏ dại: 9,5% (20,4 tỷ USD) + Chuột, nhện đỏ, tuyến trùng,
(theo Cramer H H., 1967)
• Nếu diện tích nông nghiệp của thế giới là
1,5 tỷ ha thiệt hại bình quân là
47- 60 USD/ha
• Để tránh thất thu, hiện nay có nhiều biện
pháp đã được áp dụng để phòng trừ các
loài dịch hại.
2 Các biện pháp bảo vệ thực vật
a Biện pháp canh tác:
Làm đất, bón phân, tưới tiêu, chăm sóc cây trồng đúng mức, áp dụng luân canh hợp lý, thời vụ, mật độ thích hợp,
Nhằm: + Tăng sức chống chịu cây trồng
+ Tạo đk bất lợi cho sự phát triển dịch hại
Hạn chế được sự phát triển của dịch hại
Trang 2b Biện pháp cơ học: bắt sâu bằng tay, nhổ cỏ,
c Biện pháp lý học: cày ải, phơi đất, đốt đồng,
các loại bẫy,
d Biện pháp hóa học: dùng hóa chất độc để
phòng trừ dịch hại
e Biện pháp KDTV: kiểm soát, hạn chế sự lây lan
của dịch hại
• Phòng trừ tổng hợp: bằng cách kết hợp hài hòa nhiều biện pháp, phát huy nhân tố có sẳn trong tự nhiên gây bất lợi cho phát triển DH
• Hiện nay, biện pháp hóa BVTV vẫn còn chiếm
ưu thế, mặc dù có nhiều nhược điểm dùng hóa chất độc phòng trừ dịch hại
3 Ưu, khuyết điểm ngành hóa BVTV hiện nay
* Ưu điểm:
- Diệt dịch hại nhanh, chặn đứng sự lây lan
- Hiệu quả nhanh, trực tiếp, rõ rệt, triệt để, nhất là dịch hại trong kho nông sản
- Nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản rõ rệt
- Ứng dụng rộng rãi ở nhiều nơi
- Dễ sử dụng, đơn giản,…
* Khuyết điểm:
- Dễ gây độc cho người sử dụng thuốc, gia súc,
sinh vật có ích
- Dư lượng trong nông sản, gây độc cho cây
- Ảnh hưởng cân bằng sinh thái
- Ô nhiễm môi trường sống, lưu tồn lâu,…
- Gây ra hiện tượng kháng thuốc của dịch hại,
nhất là sâu, nhện hại dễ phát triển tính kháng
• Hiện nay trên thế giới đang có xu hướng hạn chế sử dụng các hóa chất độc trong BVTV
• Tìm ra những loại thuốc mới có ưu điểm hơn
• Biện pháp hóa BVTV hiện nay vẫn còn được
sử dụng rộng rãi
Trang 3Nhu cầu về hóa chất BVTV trên thế giới
ngày càng tăng, lượng thuốc tiêu thụ tính
thành tiền trong những năm qua là:
+ 1986: 14.400 triệu USD
+ 1987: 20.000 triệu USD
+ 1990: 21.800 triệu USD
II Lịch sử phát triển ngành Hóa BVTV
- Từ thế kỷ XVIII trở về trước : biện pháp Hóa
BVTV còn tự phát, chưa có khoa học Chủ yếu
sử dụng chất độc có sẳn trong tự nhiên để phòng trừ dịch hại
+ Tro nham thạch có chứa lưu huỳnh
+ Hạt cây Neem có chứa thuốc trừ sâu là Azadirachtin
+ Rễ dây thuốc cá có chứa chất Rotenon
+ Cây thuốc lá có chứa chất Nicotin
- Từ thế kỷ XVIII đến trước năm 1939 :
Sx NN tập trung nhiều hơn, xãy ra nhiều dịch
hại hơn, cần phải phòng trừ hiệu quả hơn
Khoa học phát triển biện pháp phòng
trừ dịch hại tiến bộ được áp dụng vào SXNN
+ Benedict Prevot cho rằng nấu nước sôi
trong nồi đồng có tính độc đối với bào tử nấm
bệnh than đen
+ Millardet nghiên cứu hỗn hợp giữa Sulphate đồng và vôi tạo ra hỗn hợp Bordeaux để phòng trừ bệnh sương mai trên nho (1882 - 1887) + Năm 1889, Aceto asenate đồng - hợp chất
Asen đầu tiên để phòng trừ sâu Leptinotasa
decemlineata hại khoai tây ở châu Âu
+ Năm 1897, Rabate đã sử dụng H2SO4và Martin dùng Sunfate sắt để trừ cỏ cho ngũ cốc
• Từ giữa thế kỷ XIX, biện pháp Hóa BVTV đã
được chú trọng và phát huy tác dụng trong sx
• Còn nhiều hạn chế, do những hợp chất hóa
học chủ yếu là các chất vô cơ
• Dễ gây độc cho người và gia súc, kém an
toàn đối với cây trồng
- Từ năm 1939 đến nay : Công nghiệp hóa chất
đã phát triển nhanh, mạnh
Biện pháp hóa học phòng trừ sâu hại đã có một chuyển biến tích cực
+ Muller (Đức) phát minh ra thuốc trừ sâu DDT dùng trị chí, rận, có hiệu quả tốt
+ Các hợp chất hữu cơ (Lân hữu cơ, Cabamate, Pyrethroid tổng hợp, ) ra đời và được sử dụng ngày càng rộng rãi
Trang 4+ Thuốc trừ nấm chứa đồng, hợp chất hữu cơ
tổng hợp (thiocarbamate, hợp chất thủy ngân,
hợp chất benzimidazol, thuốc kháng sinh, )
dùng phòng trị nấm, vi khuẩn
+ Năm 1945, thuốc trừ cỏ Fenoxy (2,4-D,
MCPA, ) ra đời, có ý nghĩa trong sản xuất
nông nghiệp
• Biện pháp Hóa BVTV đã phát triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều họat chất hoàn toàn mới
• Có nhiều ưu điểm hơn so với trước đây
• An toàn hơn với người và ĐVMN, cây trồng, diệt nhiều loài dịch hại kháng thuốc
III Cơ sở mục đích và
đối tượng môn học
• Cơ sở khoa học của biện pháp Hóa BVTV là độc
chất học nông nghiệp
+ Độc chất học (Toxicology): các hóa chất độc và
tác động đến cơ thể sống; cách phòng và chống
tác dụng độc hại của chúng
+ Độc chất học nông nghiệp: chất độc dùng trừ
DH, biến đổi xãy ra trong cơ thể DH, sự phát
triển biến đổi trong cơ thể sv
Là thuốc trừ dịch hại và cơ chế tác động của nó
+ Tính độc của chất độc phụ thuộc vào 3 yếu tố:
* Đặc điểm của chất độc:(tính chất hóa học, vật
lý, tác động, liều lượng)
* Đặc điểm của sinh vật:bị thuốc tác động, như hình thái, sinh học, kích thước, độ tuổi, sức khỏe,…
* Điều kiện ngoại cảnh: nhiệt độ, ẩm độ, gió, mưa, ảnh hưởng đến tính mẫn cảm dịch hại
Ah tới tính chất lý, hóa học của thuốc làm tăng, giảm hiệu quả sd thuốc BVTV
Dịch hại
Thuốc BVTV Ngoại cảnh
* Mục đích ngành độc chất học NN:là NC tác động của thuốc lên cơ thể SV trong mối quan
hệ giữa 3 yếu tố trên (chất độc sinh vật -ngoại cảnh)
+ Đề ra yêu cầu đối với thuốc trừ dịch hại mà ngành hóa học cần giải quyết
+ Đề ra biện pháp sd thuốc hợp lý, phát huy tối
đa hiệu lực trừ DH, hạn chế tối thiểu tác hại của thuốc trên người, đv, cây trồng, MT, CBST