PHẦN MỞ ĐẦU Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng. Lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta đã chứng minh điều đó. Những vĩ nhân như Hùng Vương, Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi... đều là những vị anh hùng có công dựng nước hoặc đánh đuối giặc ngoại xâm để giành độc lập cho đất nước, ghi những chiến công chói lọi muôn đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân ấy, là người anh hùng vĩ đại nhất của dân tộc ta trong thời đại chúng ta. Công lao của Người đối với nhân ta thật sự như trời như biển. Từ lúc Người ra đời thì đất nước và nhân dân ta đang chìm trong vòng nô lệ, hai tiếng Việt Nam thân yêu không còn chỗ đứng trên bản đồ thế giới. Sự lầm than khổ cực bao trùm lấy cả dân tộc ta. Trước thảm cảnh đó có biết bao người yêu nước đã đứng lên tranh đấu để giải phóng đồng bào khỏi ách ngoại xâm: cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu... mỗi người chọn cho mình một hướng đi riêng, một cách làm riêng, nhưng rốt cuộc tất cả đều bị bọn thực dân đế quốc dìm trong bể máu. Giữa lúc ấy có một người thanh niên yêu nước rời tổ quốc ra đi tìm câu giải đáp cho đường lối cứu nước của dân tộc. Quãng thời gian gần 20 năm, từ lúc rời xa Tổ quốc 561911 đến năm 1930 đánh dấu bằng sự kiện ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khắng định công lao to lớn mà Người đã để lại cho dân tộc. Những năm tháng không quản ngại mọi khó khăn, thiếu thốn đi khắp đó đây, tìm ra con đường đúng đăn con đường giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản. Độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội. Chính Người Bác Hồ vĩ đại đã cứu nhân dân ta thoát khỏi cuộc đời nô lệ kéo dài gần 100 năm, Bác đã đem lại độc lập tự do cho đất nước ta, Người đã làm cho hai tiếng Việt Nam rạng rỡ khắp năm châu bốn biển. Bác còn là một tấm gương về đạo đức, một mẫu mực về một con người mới. Trên một tờ báo Đóm lửa nhỏ năm 1923 một nhà thơ Liên Xô sau khi gặp Bác đã ca ngợi Bác Hồ như sau: Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa không phải văn hóa Châu Âu, mà có lẽ là nền văn hóa của tương lai. Hiện nay, công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được rất nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm tìm hiểu, đặc biệt là nghiên cứu thân thế và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Gần đây nhất là công trình Hồ Chí Minh tiểu sử” mang mã sô KX.02.11 đã được Hội đông Trung ương Đảng thẩm định và nghiệm thu, đây là công trình khoa học phản ánh những tương đối đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, để đánh giá cống hiến của cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh một cách tương đối đầy đủ về một giai đoạn nhât định đặc biệt là giai đoạn đâu Người ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi Người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam thì chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu tiếp cận. Với vai trò và cống hiến hết sức quan trọng của Người không những đã để lại cho dân tộc mà còn cả đôi với thời đại, cho nên việc đi sâu nghiên cứu những cống hiến của Người và vận dụng trong thực tiễn cuộc sống là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Nhưng ở đây, với phạm vi nghiên cứu là một tiếu luận hết học phần chỉ gói gọn việc nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp mà Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc và thời đại 1911 1930. Thông qua việc nghiên cứu này để đánh giá nhìn nhận sâu sắc hơn những cống hiến của Chủ tịch Hô Chí Minh trong giai đoạn đâu bôn ba tìm đường cứu nước của Người. Vì mới tiếp cận môn khoa học Tư tưởng Hồ Chí Minh nên tầm hiểu biết về tư tưởng Hồ Chí Minh của tác giả chưạ sâu do đó trong quá trình nghiên cứu cũng không thể tránh thiếu sót và sai lầm. Rất mong thầy cô thông cảm giúp đỡ em hoàn thành tốt bài tiếu luận hơn.