Đây là tài liệu mà mình đã sưu tầm về chiến lược hội nhập bao gồm chiến lược hội nhập dọc, chiến lược hội nhập ngang. Và có ví dụ cụ thể các trường hợp là các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường.
Trang 1CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP
1. Chiến lược hội nhập về phía sau
a)Ví dụ về các doanh nghiệp gia công nhãn hàng riêng cho Big C
C mặt hàng mang nhãn hàng riêng của các hãng bán lẻ trên các kệ siêu thị là những sản phẩm do doanh nghiệp gia công làm ra nhưng mang nhãn hiệu của nhà bán lẻ là một chiến lược hội nhập về phía sau thể hiện tính tăng cường kiểm soát các nhà cung cấp Ví dụ như Lix, Công ty sản xuất sản phẩm tiêu dùng như bột giặt và nước rửa chén, đang làm gia công cho ba hệ thống gồm Metro, Big C và Co.op Mart
b)Ví dụ về công ty cổ phần dược phẩm Sao Thái Dương
Sao Thái Dương thông qua các công ty con và công ty liên kết trực tiếp đầu
tư xây dựng các trang trại kiểu mẫu ứng dụng công nghệ vi sinh Nhật Bản của Sunstar lacto Japan và Ecoparadise và GS.NGND Nguyễn Lân Dũng (cố vấn của công ty) Các trang trại này được gọi là “Sunstar Lacto Farm”
Ứng dụng công nghệ vi sinh của Nhật Bản kết hợp với phương pháp chăn nuôi của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng để xây dựng chuỗi sản xuất chăn nuôi hữu cơ theo mô hình khép kín Công ty hiện đang nghiên cứu cùng đối tác xây dựng Nhà máy thức ăn chăn nuôi ứng dụng công nghệ vi sinh Nhật Bản tại Tỉnh Hoà Bình để có thể chủ động được thức ăn chăn nuôi sạch
Trong lĩnh vực trồng trọt, Công ty bắt đầu triển khai đầu tư vào trồng trọt một số loại rau củ quả theo công nghệ hữu cơ LBF Nhật Bản bước đầu cho kết quả rất tốt Công ty hợp tác với đối tác phát triển trà Ôlong hữu cơ dưới chân núi Ba vì nơi có điều kiện tự nhiên hoàn toàn trong sạch và có địa thế cao thích hợp với trà ôlong Ngoài ra, công ty cũng đang đầu tư và triển khai các dự án trồng cam, rau, củ quả sạch cùng với các dự án chế biến và bảo quản
2. Chiến lược hội nhập về phía trước
a)Ví dụ về nhà hàng Wrap&Roll (chế biến các món ăn gói và cuốn của Việt Nam)
Trang 2Xuất hiện khá ấn tượng trong vô vàn những thương hiệu ngoại tại triển lãm
về nhượng quyền quốc tế tại TP.HCM Năm 2011, Wrap&Roll đã chính thức đưa thương hiệu sang thị trường Úc và sau đó là Singapore
Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, sáng lập kiêm Giám đốc chuỗi Wrap&Roll cho biết thêm nguồn nguyên liệu tương đồng chính là yếu tố quyết định cho việc kinh doanh của đơn vị nhượng quyền có thành công hay không và đó cũng chính là rào cản khiến các thương hiệu ẩm thực Việt khó vươn ra thế giới
b)Ví dụ về Phở 24
Một thương hiệu nhượng quyền rất đáng chú ý của doanh nghiệp Việt là Công ty Việt Thái Quốc tế với thương hiệu "Phở 24" Hiện, số cửa hàng mang tên "Phở 24" đã đạt con số 38 Nhưng đáng chú ý là có khoảng 50% số cửa hàng Phở 24 được đặt, nhượng quyền ở nhiều nước và vùng lãnh thổ:
Úc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Macao
Tuy nhiên mô hình nhượng quyền cửa hàng khiến chất lượng Phở 24 không đồng đều ở tất cả các quán
3. Chiến lược hội nhập ngang
a) Ví dụ về thương vụ Thế Giới Di Động thâu tóm Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh
Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động đã hoàn tất thương vụ mua lại chuỗi điện máy của Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh
Hệ thống điện máy Trần Anh hiện sở hữu 39 trung tâm tại nhiều tỉnh thành ở miền Bắc và miền Trung Hà Nội là thị trường lớn nhất được Trần Anh phủ tới 14 điểm bán Trong khi đó, Chuỗi Điện máy xanh (thuộc Thế Giới Di Động) hiện vẫn chưa chiếm lĩnh được thị trường miền Bắc, nhất là khu vực trung tâm thủ đô, còn đối tác lại có khoảng 40 cửa hàng phủ rộng khắp Dễ dàng để hiểu TGDĐ mua lại Trần Anh để nhanh chóng phủ sóng các cửa hàng trên toàn quốc và nhằm giảm thiểu chi phí
mở thêm cửa hàng
b)Ví dụ về Central Group mua lại Big C của Casino Group
Được biết Central Group đã tham gia đấu thầu nhằm mua lại Big C với giá
Trang 31,14 tỷ USD vượt qua nhiều đối thủ Lotte Group (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản), Dairy Farm (Singapore) và Saigon Co.op (Việt Nam), và điều này hoàn toàn nằm trong kế hoạch chiến lược của tập đoàn nhằm mở rộng mạng lưới phát triển trong khu vực ASEAN
Lý do chính khiến Central Group nhắm đến Big C chứ không phải một hệ thống siêu thị nào khác, đó là vì Big C Việt Nam đã xây dựng được một mối quan hệ tốt không chỉ giữa các nhà cung cấp và các khách hàng, mà còn bao gồm cả nhân viên, chính quyền địa phương và cả cộng đồng trong và ngoài nước Điều này giúp họ dễ dàng hơn trong việc phát triển và mở rộng thêm nữa mạng lưới
Từ đầu năm 2015, Central Group cũng đã đi vào hợp tác chiến lược với nhà bán lẻ điện máy Nguyễn Kim với những cam kết, định hướng rõ ràng trong việc góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam