A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nền kinh tế thị trường cũng như quá trình hội nhập kinh tế thế đang đặt chúng ta trước nhiều cơ hội, thách thức lớn và tri thức về quản lý Kinh tế xã hội đang là một trong những vấn đề được đông đảo các nhà xã hội quan tâm. Quản lý đã trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và có liên quan đến mọi người. Hoạt động quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội và quản lý như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Đây chúng là việc lựa chọn các phương pháp quản lý. Một trong những phương pháp quản lý được sử dụng rộng rãi trong công tác quản lý hiện nay là phương pháp kinh tế. Trong thực tiễn quản lý, con người đem lại các loại phương pháp quản lý phong phú đa dạng, cụ thể hoá thành kĩ thuật quản lý. Việc sử dụng phương pháp kinh tế trong thực tiễn đã đem lại những hiệu quả cao trong quản lí nói chung và quản lí xã hội về kinh tế nói riêng. Các phương pháp quản lý luôn có mối quan hệ với nhau. Vận dụng tốt phương pháp quản lý này sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng tốt các phương pháp kia. Trong điều kiện phát triển và hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay thì việc sử dụng phương pháp kinh tế xét cho cùng vẫn là phương pháp quan trọng nhất vì nó thường đem lại hiệu quả rõ rệt, là tiền đề vững chắc và lâu dài để vận dụng các phương pháp còn lại trong quản lí kinh tế. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm làm rõ nội dung và vai trò của phương pháp kinh tế, cũng như tìm hiểu tình hình việc vận dụng phương pháp này trong QLXH về kinh tế. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao việc vận dụng phương pháp kinh tế trong QLXH về kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển. 3. Tình hình nghiên cứu Vấn đề này mặc dù đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu và cũng đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được đi sâu nghiên cứu trên một lĩnh vực cụ thể, cũng như việc áp dụng nó còn rất hạn chế và chua thục sự khoa học, cho nên hiệu quả mang lại chưa cao. 4. Kết cấu tiểu luận Tiểu luận gồm 3 phần: mở đầu, nội dung gồm 3 chương và phần kết thúc.