1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

MÔ ĐUN 15 ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT

12 877 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 104,5 KB

Nội dung

Ở Mỹ khái niệm này bao gồm 4 đối tượng là trẻ khuyết tật, trẻ tài năng, trẻ có nguyu cơ bỏ học và trẻ gặp khó khăn do sự khát biệt về ngôn ngữ và VH Ở Việt Nam Trong Luật Bảo vệ, Chăm s

Trang 1

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

MÔ ĐUN 15: ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT

Họ tên giáo viên:

Trường:

Lớp:

Thời gian học : Từ ngày 01 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 2016;

I TÌM HIỂU VỀ KHÁI NIỆM TRẺ CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT (2 tiết)

Trước đây người ta hiểu “GD đặc biệt” là việc GD cho trẻ khuyết tật trong môi trường chuyên biệt hoặc các trung tâm khác biệt so với hệ thống GDPT bình thường Chính vì cách hiểu này nên nhiều khi nói đến “GD đặc biệt” nhiều người nhắm hiểu

đó là GD trẻ khuyết tật Tuy nhiên trẻ khuyết tật chỉ là 1 trong số các đối tượng của

GD đặc biệt

Ở nước Anh

Khái niệm trẻ có nhu cầu đặc biệt: Là đề cập đến những trẻ khiếm khuyết hoặc

gặp khó khăn trong học tập so với các trẻ khác trong độ tuổi Ở Mỹ khái niệm này bao gồm 4 đối tượng là trẻ khuyết tật, trẻ tài năng, trẻ có nguyu cơ bỏ học và trẻ gặp khó khăn do sự khát biệt về ngôn ngữ và VH

Ở Việt Nam

Trong Luật Bảo vệ, Chăm sóc và GD trẻ em VN thông qua ngày 15/6/20004 có quan niệm “ TE có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm TE mồ côi không nơi nương tựa, TE

bị bỏ rơi, TE khuyết tật, tàn tật, TE là nạn nhân của chất độc da cam, TE nhiễm HIV-AIDS, TE phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại, TE làm việc xa gia đình, TE lang thang, TE bị xâm hại tình dục, TE nghiện ma túy, TE vi phạm PL”

Trẻ em có nhu cầu đặc biệt là:

Trẻ có nhu cầu đặc biệt là những trẻ khác biệt hoặc những khiếm khuyết của chúng xuất hiện ở mức độ mà những hoạt động nhà trường phải được thay đổi để đáp ứng nhu cầu của trẻ

II PHÂN LOẠI TRẺ CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT (3 tiết)

Theo các tác giả Kirk, Gallagher và Anastasiow (1997) đã căn cứ vào 5 tiêu chí sau đây để XĐ trẻ có nhu cầu đặc biệt

- Đặc điểm trí tuệ

- Khả năng giác quan

- Khả năng giao tiếp

- Đặc điểm hành vi và cảm xúc

- Đặc điểm cơ thể

Ngoài ra còn yếu tố MT và hoàn cảnh sống củng được coi là 1 trong những tiêu chí để XĐ trẻ có nhu cầu đặc biệt

- Những đặc trưng cơ bản nhất của trẻ có nhu cầu đặc biệt

1 Trẻ phát triển sớm (trẻ năng khiếu và tài năng)

Nhóm trẻ này được gọi là thần đồng

Trang 2

- Trẻ năng khiếu là những trẻ thể hiện khả năng tìm tàng trong khả năng thực hiện

ở mức độ cao 1 cách đáng kể so với những trẻ cùng tuổi Những trẻ này thể hiện ở chức năng trí tuệ, sáng tạo, các LV nghệ thuật hoặc xuất sắc trong các LV học vấn cụ thể

- Trẻ tài năng hay còn gọi là những trẻ thông minh đặc biệt là những trẻ có chỉ số thông minh vượt trội, có khả năng thực hiện và tiềm năng thực hiện ở mức độ cao đặc biệt so với các trẻ khác cùng độ tuổi và cùng MT sống

2 Nhóm trẻ khuyết tật

- Nhóm trẻ này chiếm tỉ lệ cao nhất và cũng nhận được sự hỗ trợ quan tâm sớm nhất và nhiều nhất của GD đặc biệt trong số những trẻ có nhu cầu GD đặc biệt;

- Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của khiếm khuyết, khuyết, tật được XĐ ở 4 mức độ: khuyết tật rất nặng, khuyết tật nặng, khuyết tật mức TB, khuyết tật nhẹ

Khuyết tật gồm 11 dạng: tự kỉ, điếc mù, điếc, khiếm thính, khiếm thị, rối loạm cảm xúc, khuyết tật trí tuệ, có khó khăn về học, đa tật, khuyết tật thể chất, khuyết tật sức khỏe

Dưới dây là 1 số dạng khuyết tật thường gặp

a) Trẻ khuyết tật trí tuệ

- Là những hạn chế cố định trong những chức năng thực tại Nó được biểu hiện đặc trưng bởi chức năng trí tuệ dưới mức TB, thiếu hụt hay nhiều hành vi thích ứng XH, giao tiếp, tự phục vụ, KNXH, KN sống tại gia đình, sử dụng tiện ích công cộng, định hướng cá nhân, sức khỏe và an toàn, các KN học tập, giải trí và làm việc, Khuyết tật trí tuệ xảy ra trước 18 tuổi

b) Trẻ khuyết tật vận động

- Là những trẻ có cơ quan vận động bị tổn thương,biểu hiện đầu tiên của trẻ là khi trẻ ngồi, nằm, di chuyển, cầm nắm…trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cá nhân, VC, HT&LĐ

c) Trẻ khiếm thính

- Là những trẻ có sức nghe bị suy giảm đáng kể làm hạn chế khả năng giao tiếp và ảnh hưởng tới quá trình xử lí thông tin bằng âm thanh

* Các mức độ giảm thính lực

Bình thường 0 - 20 dB

Nhẹ 20 - 40 dB Điếc mức I

Vừa 40 -70 dB Điếc mức II

Nặng 70 - 90 dB Điếc mức III

Sâu > 90 dB Điếc mức IV

* Các loại điếc

- Điếc dây thần kinh thính giác

- Điếc hỗn hợp

- Điếc trung ương

d Trẻ khiếm thị

- Là những trẻ có khuyết tật thị giác, gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cần

sử dụng mắt ngay cả khi có các phương tiện trợ thị

e) Trẻ rối loạn phổ tự kỉ

Trang 3

- Thường là những trẻ có sự trì hoãn trong ngôn ngữ và kỉ năng XH xuất hiện trước 3 tuổi, trẻ có những hành vi rập khuôn, định hình bởi kỉ chơi giới hạn

g) Trẻ khó khăn về giao tiếp, ngôn ngữ và lời nói

- Là những trẻ có những biểu hiện sai lệch của các yếu tố ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp so với ngôn ngữ chẩn khi sử dụng trong giao tiếp hằng ngày

h) Trẻ có khó khăn về sức khỏe

- Đa số tập trung vào những trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, bao gồm trẻ nhiễm HIV và những trẻ có nguy cơ cao nhiễm HIV/AIDS bị xảy ra do virut suy giảm miễn dịch người HIV tham gia phá hủy hệ thống miễn dịch tự nhiên ở trẻ, l2m cho trẻ dễ mắc các loại bệnh viêm nhiễm

III ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT (4 tiết)

1/ Đặc điểm của trẻ phát triển sớm

- Là những trẻ phát triển vượt xa so với những trẻ cùng tuổi, trẻ có tài năng sáng tạo, trẻ có khả năng đặc biệt ở những LV cụ thể như ÂN, mĩ thuật, kịch, lãnh đạo.Những kỉ năng này có thể xuất hiện ngay trong MT lớp học của trẻ

- Khả năng học tập của trẻ MG tài năng thể hiện rất đa dạng, ở nhiều hình thức khác nhau, 1 số trẻ có thể đọc được chữ 1 cách trôi chảy trong khi chỉ mới 3 tuổi

- Có những trẻ khuyết tật nhưng lại có tài năng hoặc có 1 năng khiếu đặt biệt nào đó

2/ Đặc điểm của nhóm trẻ khuyết tật

a) Trẻ khuyết tật trí tuệ

- Thường là những trẻ có biểu hiện không bình thường về nghe, nhìn, chú ý, động kinh và những vấn đề tâm thần khác Trẻ có khó khăn đáng kể về học, trẻ học chậm hơn và bị thiếu hụt nhiều LV HT so với các bạn cùng lứa

- Nhu cầu học tập: trẻ học ở mức độ chậm hơn so với các bạn cùng tuổi, trẻ gặp khó

khăn khi tập trung, ghi nhớ, chuyển tải thông tin và các kỉ năng học tập từ MT này sang MT khác

- Những chu cầu về hành vi: trẻ thường gặp những vấn đề về hành vi hơn những trẻ bình thường cùng tuổi do mức độ học chậm hơn Sự kiên nhẫn và khả năng chú ý thấp

- Những nhu cầu XH: Trẻ có thể không được các bạn chấp nhận về mặc XH Trẻ

thiếu kỉ năng XH, trẻ có thể bị bỏ rơi hoặc bị loại trừ, trẻ gặp khó khăn trong việc thiết lập các mqh XH, những rối loạn về hành vi của trẻ khiến cho các bạn cùng lớp không thích chơi chung hoặc kết bạn

- Những nhu cầu về thể lực: đa số trẻ lại rất giỏi trong LVTC, tuy nhiên củng có

nhiều trẻ gặp khó khăn nào đó trong vận động Trẻ khuyết tật trí tuệ có kèm theo vấn

đề về giảm sức nghe và khả năng nhìn so với trẻ bình thường

b) Trẻ khuyết tật vận động

- Là những trẻ có cơ quan vận động bị tổn thương, biểu hiện đều tiên của chúng là khó khăn khi ngồi, nằm, di chuyển, cầm nắm…do đó trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cá nhân, VC, HT, LĐ…

Tuy nhiên trẻ có bộ não phát triển bình thường nên các trẻ vẫn tiếp thu được việc học tập, làm những công việc có ích cho bản thân, gia đình và XH

Trang 4

- Trẻ khuyết tật về vận động là 1 nhóm trẻ rất đa dạng, chúng có thể mắc nhiều chứng bệnh phức tập như:hen suyễn, bạch cầu, tiêu chảy hoặc những khiếm khuyết khác như đốt sống, bại não, loạn dưỡng cơ bắp và tổ thương cột sống……

* Những tác nhân gây hạn chế vận động

- Yếu cơ

- Co cứng cơ

- Cơ và khớp phản hồi kém

- Thăng bằng kém

* Những khó khăn đi liền với khuyết tật vận động

- Khó khăn trong lời nói và ngôn ngữ

- Khó khăn trong ăn uống và nuốt

- Khiếm thính

- Khiếm thị và các vấn đề về tri giác, thị giác

- Nhận thức không gian kém và các vấn đề về tri giác

- Các vấn đề tập trung và thiếu khả năng chú ý

- Bệnh động kinh

- Mệt mỏi và thường hay đau yếu

- Sự thay đổi gây khó khăn cho trẻ

- Các vấn đề về xương khớp thường ảnh hưởng đến hông, cột sống và bản thân

c) Trẻ khiếm thính

- Cơ quan phân tích thính giác bị phá hủy ở mức độ này hay mức độ khác

- Cơ quan phân tích thính giác bị phá hủy làm cho trẻ không còn khả năng tri giác thế giới âm thanh vô cùng phong phú của MTXQ, đặc biệt là âm thanh ngôn ngữ, trẻ không thể bắt chước và hình thành tiếng nói, đứa trẻ mất ngôn ngữ nói (trẻ bị câm)

- Như vậy, đối với trẻ khuyết tật thính giác nặng (điếc) thì hậu quả dẫn đến là trẻ bị câm, gây nhiều khó khăn trong quá trình GD Tuy nhiên nếu GD tốt và kịp thời trẻ có thể nghe được, nói được, có thể học văn hóa được và PT tình cảm, đạo đức….như những trẻ bình thường khác

d) Trẻ khiếm thị

- Là những khuyết tật về mắt như hỏng mắt, mù lòa, không đủ sức nhận biết thế giới hữu tình bằng mắt hoặc nhìn thấy không rỏ ràng

- Trẻ bị khiếm thị về trí tuệ của trẻ vẫn phát triển bình thường, cơ quan trung ương thần kinh vẫn phát triển như mọi trẻ em khác

- Cơ quan phân tích vẫn phát triển bình thường (trừ cơ quan thị giác bị khuyết tật)

- Các em có 2 cơ quan phân tích: thính giác và xúc giác rất phát triển, 2 cơ quan phân tích này hoàn toàn có thể làm chức năng thay thế cho chức năng thị giác bị phá hủy

- Ngôn ngữ, 4 duy, hành vi, cách ứng xử của nhựng TE này cũng giống như những

TE bình thường

- Trẻ ít di chuyển nên thể lực có thể bị giảm sút, sự phối hợp các hoạt động cơ bắp thiếu linh hoạt, chậm chạp và dễ đưa các em đến với sự tự ti, thiếu niềm tin ở bản thân

e) Trẻ có khó khăn về giao tiếp

- Trẻ có biểu hiện về giọng nói và độ trôi chảu như nói lắp bắp, nói bị ngắt trẻ có thể bỏ qua từ khó hoặc phát âm sai những từ thông thường

Trang 5

- Nhiều trẻ có biểu hiện phát triển ngôn ngữ chậm ở mọi mặt, nhiều trẻ thì chỉ có biểu hiện gặp khó khăn ở 1 hoặc vài khía cạnh cụ thể nào đó như khó khăn về cú pháp, từ vựng hay ngữ nghĩa

g) Trẻ có rối loạn tự kỉ

* Có 3 đặc điểm chính thường gặp

- Khiếm khuyết về KN XH

- Khiếm khuyết về KN GT

- Có hành vi hoặc sở thích bị hạn hẹp hoặc định hình

Rối loạn phổ tự kỉ có nhiều mức độ, tập hợp thành 1 dãy và được gọi là “phổ tự kỉ” TE bị tự kỉ mức độ nặng rất khát với TE bị tự kỉ mức TB

* Đặc điểm của trẻ có rối loạn tự kỉ

- Giao tiếp: không phát triển ngôn ngữ nói hoặc phát triển chậm, nhại lời, lặp lại những lời người khác nói, ngh người khác nói nhưng không có phản ứng hoặc phản ứng chậm, không giao tiếp bằng mắt- không cười, không cho người khác chạm vào người hoặc không có phản ứng với các cử chỉ yêu thương-trìu mến

- Tương tác XH: ít hoặc không hiểu cảm xúc của người khác thậm chí không có phản ứng trước sự có mặt của người khác, không quan tâm đến việc thể hiện cho người khác biết, không tương tác với ai chỉ tương tác với 1 hoặc 2 người (ba, mẹ), ít hoặc không thể hiện tình cảm trìu mến, không biết cách kết bạn

- Trí tuệ: khoản 75-80% trẻ bị thiểu năng trí tuệ, trẻ bị tự kỉ mức độ nặng thì củng

bị thiểu năng trí tuệ mức độ nặng

- Hành vi: Chỉ thích 1 vài đồ vật, thường thực hiện 1 số hành động và thói quen vô nghĩa, lặp lại nhiều lần 1 số hành vi như lắc tay-khoa tay hoặc các vật khác trước mắt…., có cử động hoặc đi chuyển vụng về, lặp lại các hành vi có hại cho bản thân như cắn tay- đập vào đầu, tức giận khi thói quan bị thay đổi hoặc vi6 trí đố vật bị đổi

y) Trẻ nhiễm HIV-AIDS

- HIV phá hủy hện thống miễn dịch tự nhiên ở trẻ, làm cho trẻ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, HIV lây qua đường tình dục, tiếp xúc máu hoặc dùng chung kim tiêm, bệnh thường do từ cha mẹ lây truyền qua cho trẻ khoản 30-50% Đây là nguyên nhân phổ biến gây chậm phát triển về tinh thần

- 1 số vấn đề khác củng liên quan đến bệnh AIDS ở trẻ nhỏ

+ KN VĐ tinh và thô kém phát triển

+ Nhiễm khuẩn và vi rút mãn tính

+ Không phát triển

+ Tiêu chảy cấp tính

+ To gan và lá lách

+ Giảm cân

+ Giảm chú ý

+ Liên tục gặp vấn đề về tiêu hóa

+ Tổn thương hện thần kinh trung ương

+ Khiếm khuyết về giác quan

- Trẻ bị AIDS rất cần các dịch vụ can thiệp sớm và GD đặc biệt

III PHÁT HIỆN TRẺ CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT (3 tiết)

- Được xếp thành 7 nhóm

1 Kiểm tra thính lực

Trang 6

2 Kiểm tra thị lực

3 Bảng kiểm nhận biết trẻ KT trí tuệ

4 Nhận biết trẻ KT NN và lời nói

5 Bảng nhận biết trẻ bị rối loạn tự kỉ

6 Nhận biết trẻ KT VĐ

7 Nhận biết trẻ phát triển sớm

- Ở mỗi nhóm sẽ có hoạt động trao đổi thẻ thông ttin và hướng dẫn về cách tìm hiểu đ.điểm tứng loại trẻ có nhu cầu đặc biệt

IV HỔ TRỢ TRẺ CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT (3 tiết)

1/ Hổ trợ trẻ phát triển sớm

Ngoài việc dạy những kiến thức trong chương trình GD củng cần cung cấp thêm những phần nâng cao mang tính thách thức để trẻ khám phá, tìm hiểu Đối với trẻ năng khiếu, những điều chỉnh của GD sẻ tạo đk cho năng khiếu của trẻ PT

1 Số gợi ý duy trì và tăng cường tính sáng tạo cho trẻ PT sớm

- Tạo 1 MT dạy học giàu tính kích thích

- Sử dụng các PP nhằm tăng cường tính sáng tạo; chấp nhận những suy nghĩ, cách giải quyết, hoạt động mới….của trẻ

- Nhận thức được sự nguy hiểm của GD 9 quy đối với tính sáng tạo của trẻ

- Sử dụng kinh nghiệm XHH 1cách thích hợp

- Hạn chế sự kiểm soát, trẻ được lựa chọn cho hoạt động của mình

- Khuyến khích thái độ làm việc phù hợp: trẻ thấy sự vui thích trong công việc của chúng và thoải mái khi tham gia các hoạt động khác

- Hạn chế sử dụng phần thưởng

2 Hổ trợ trẻ KT trí tuệ

- Để giúp trẻ học tập tốt GV cần điều chỉnh về môi trường ĐDDH và PP hướng dẫn, tạo ra MT phong phú giàu yếu tố kích thích cho trẻ KT trí tuệ là 1 đòi hỏi cực kì quan trọng đối với sự phát triển của trẻ GV và cha mẹ trẻ cần chú ý đến sở thích của trẻ xem trẻ thích hoạt động nào? đồ chơi nào? thức ăn nào? phát huy sở thích của trẻ là 1 trong những cách để ta khen ngợi trẻ khi chúng làm được 1 việc gì đó

- Việc duy trì nề nếp là 1 cách để tạo cảm giác an toàn và kích thích trẻ tự tin hơn Điều này vô cùng quan trọng đối với những trẻ bị KT về trí tuệ Ngoài ra GV nên đảm bảo dành đủ thời gian cho trẻ hoàn thành công việc được giao vì chúng cần thời gian nhiều hơn mức bình thường

- Với trẻ KT về trí tuệ càng sử dụng nhiều đồ dùng trực quan càng tốt, đặc biệt khi dạy những khái niệm trừu tượng như lên, xuống, trong, ngoài hoặc khi dạy trẻ nhận biết mặt chữ, số, màu sắc, hình dạng….dạy các khái niệm thông qua trò chơi cũng là

1 cách có hiệu quả đối với trẻ KT trí tuệ, tại các góc chơi và góc đọc, GV để sẳn các trò chơi ghép hình và sách-truyện ở nhiều mức độ khó dễ khác nhau

- Mỗi trẻ đều có mặc mạnh riêng của mình ngay cả trẻ KT trí tuệ cũng vậy Khi lập kế hoạch hoạt động nên tập trung vào cái mà trẻ có khả năng làm để nâng cao cơ hội thành công, kích thích lòng tự trọng, duy trì sở thích và hạn chế tình trạng căng thẳng

- Trẻ KT trí tệu vốn ngôn ngữ tương đối nghèo nàn, chúng ít khi nói và gặp khó khăn trong việc kết bạn Cho trẻ chơi với các bạn bình thường là 1 điều kiện tốt để phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Trang 7

- Vì trí nhớ của trẻ có vấn đề và khả năng khái quát cũng kém nên điều quan trọng

là bài học phải được nhắc đi nhắc lại nhiều lần với những người khác nhau, hoàn cảnh và hoạt động cũng khác nhau

3 Hổ trợ trẻ KT vận động

- Vì trẻ sử dụng các thiết bị được điều chỉnh như xe lăn, thiết bị trợ giúp việc đi lại, ghế ngồi đặc biệt…nên GV cần thêm diện tích để trẻ có thể đi lại độc lập trong lớp, cách bày trí trong phòng học phải thuận lợi cho việc đi lại của trẻ, những nơi như giá

để đồ chơi, giá sách, bàn, góc hoạt động…phải bố trí sao cho tất cả các trẻ trong lớp

dễ dàng sử dụng, nên để ĐDHT vừa tầm mắt và cất ở những nơi vừa với chiều cao của trẻ để giúp trẻ độc lập hơn

- GV chú ý đến chỗ ngồi và 4 thế phù hợp có thể khắc phục sự lưu thông kém, co quắp cơ, đau do bị chèn ép và giúp phát triển khả năng tiêu hóa, HH và TC

- Khi muốn tạo dựng 1 môi trường hỗ trợ sự phát triển cho trẻ, cần đảm bảo yêu cầu an toàn và ảnh hưởng phụ của biện pháp y tế hoặc DD Ngoài ra GV cần biết xem

ở nhà trẻ dùng thuốc gì hoặc có ăn kiêng đặc biệt gì không Do đó GV và gia đình cần phải trao đổi thường xuyên về các vần đề y tế và DD có liên quan đến trẻ

- Trẻ KTVĐ có thể tỏ ra mệt mỏi, khả năng chịu đựng kém và sức lực có hạn, điều này khiến cho GV và PHHS phải kiển tra lại thời khóa biểu ở nhà và ở trường để điều chỉnh lượng hoạt động hoặc tìm ra những phương án giúp trẻ có thể tham gia vào các hoạt động học tập cho phù hợp GV cần suy tính kỉ lưỡng về các hoạt động cần thiết cho trẻ củng như thiết bị và ĐD để có thể phát huy tác dụng tối đa việc học cho trẻ

- Đối với GV hay cha mẹ trẻ KTVĐ , chăm sóc và GD trẻ là 1 công việc hết sức khó khăn, do đó họ cần được tư vấn từ các nhà chuyên môn Các nhá nhuyên môn cần có hiểu biết sâu sắc về những nổi đau khổ mà cha mẹ và người thân của trẻ có thể

sẽ trải qua trong những trường hợp xấu nhất và nên có PP xử lí nếu quả thật điều đó

có xảy ra

4 Hổ trợ trẻ khiếm thính

Cần lưu ý những vấn đề sau:

- Điều kiện ánh sáng: phải đảm bào đủ ánh sáng và người nói không đứng nơi tối hoặc ánh sáng lóa Vì trẻ có thể đọc hình miệng để hổ trợ cho khả năng nghe

- Trẻ khiếm thính phải được ngồi đối diện với GV, bên phải hoặc bên trái GV tùy thuộc vào tai nào nghe tốt hơn, có thể cho trẻ đi lại trong lớp để nhìn thấy mặt người nói

- GV không nên đứng sau lưng trẻ để nói, không dùng tay, sách, báo để che miệng khi nói Trẻ có thể thuộc rất nhiều vào việc đọc hình miệng để lấy thông tin khi thầy

cô giáo đang nói

- GV phải kiểm tra tiếng động nền và tiếng động trong lớp vì khi tre dùng máy trợ thính, tất cả mọi âm thanh hay tiếng động có trong môi trường đều được khuếch đại

- Điếu chỉnh trang thiết bị, cần lưu ý đến các yếu tố như máy trợ thính, khoảng cách và sự yên tĩnh

- Đối với máy trợ thính, GV phải nắm được cách sử dụng và bảo quản máy trợ thính, nhất là GV phải biết làm gì khi máy có tiếng rít GV cần xem máy trợ thính có phù hợp với trẻ hay không, núm tai có bị hỏng hoặc bị những vấn đề nào khác không, nên tiến hành kiểm tra tai định kì xem có tấy đỏ hoặc đau khôn….những việc này không tốn nhiều thơi gian mà lại có thể đảm bảo trẻ dùng máy có phù hợp hay không

Trang 8

- Về các hoạt động, cần quan tâm đến việc sắp xếp vị trí của trẻ càng gần GV càng tốt vì sẻ giúp trẻ nghe tốt hơn

- MTXQ càng yên tĩnh trẻ nghe càng rỏ nhất là khi nghe tiếng nói, vì trẻ khiếm thính nghe rất khó khăn trong MT ồn ào và có nhiều tiếng vang

- Trong cách dạy học GV cần lưu ý những vấn đề như PTNN của trẻ, việc sử dụng các kênh thông tin khác khi dạy học…

- Trẻ khiếm thính có thể chậm PT so với bạn cùng lứa tuổi vì sự PTNN có liên quan đến sự PTNT hoặc XH, nên sử dụng giọng nói, cử chỉ điệu bộ vừa phải khi giao tiếp với trẻ khiếm thính, VD chạm nhẹ vào vai trẻ đề thu hút sự chú ý của trẻ, lấy tay chỉ ra cửa để trẻ biết trẻ sẻ đi đâu, giọng nói của GV cần to rỏ, tự nhiên không cường điệu hình miệng, tốc độ nói vừa phải, Tuy nhiên GV không nến quá lạm dụng vào cử chỉ điệu bộ vì nó có thể làm rối tín hiệu hình ảnh nhất là với những trẻ phải phụ thuộc vào việc đọc hình miệng

5 Hổ trợ trẻ khiếm thị

- Gồm trẻ mù và nhìn kém, 1 trong những nhu cầu lớn nhất của trẻ là định hướng

và di chuyển, khi dạy trẻ khiếm thị GV cần lưu ý điều chỉnh MT củng như ĐD, trang thiết bị dạy họ và PP dạy học

- Môi trường cần đảm bảo đủ ánh sáng, trẻ được xếp ngồi gần nơi không có ánh sáng lóa hay đèn nhấp nháy

- GV chú ý đến cách bày trí và sắp xếp lớp học.trẻ phải được tiếp cận với tất cả các khu vực trong lớp, khả năng định hướng và di chuyển tốt sẻ giúp trẻ đi lại thuận tiện trong môi trường hiện tại và giúp trẻ trở nên độc lập hoàn toàn trong môi trường sau này

- Việc điều chỉnh thiết bị cho trẻ tập trung vào 3vấn đề chính: Thiết bị hổ trợ thị giác, xúc giác hoặc thính giác

+ Thiết bị hổ trợ thị giác: có thể là giá đọc, màn hình chuyên dụng, đèn công suất lớn, bút dạ…

+ Thiết bị trợ giúp xúc giác: giúp trẻ thu được thông tin qua đôi bàn tay: như sách nổi, chữ nổi, bàn tính… nhiều loại đồ chơi bằng xúc giác hấp dẫn như: bóng, cờ đôminô……với những đồ chơi này trẻ tạo ra nhiều hình thù khác nhau

- Có thể gắn biển hiệu nổi giúp trẻ nhận ra ĐD cá nhân của trẻ hoặc phân biệt giữa những thứ gần giống nhau, sự thay đổi về độ cứng, mịn của mặt phẳng mà trẻ nhận biết qua bước chân sẻ giúp trẻ phân biệt được nơi đến, nơi đi GV có thể dùng thảm trang trí để giúp trẻ đi đúng nơi mà trẻ muốn

+ Thiết bị trợ giúp thính giác: cho phép trẻ thu được thông tin thính giác, đó là các thể loại đồ chơi phát ra tiếng kêu như bóng gắn chuông, sách nói, đồng hồ nói, băng catset… điều quan trọng đối với trẻ khiếm thị là ngay từ khi còn nhỏ nó biết với tay,

đi về phía có tiếng động, kỉ năng này rất quan trọng vì trẻ sẽ dùng đến nó khi muốn đi lại độ lập trong môi trường của mình

- Khi in tranh ảnh, áp phích… chú ý đến đường viền tránh dùng quá nhiều chi tiết Trẻ có thể sờ vào viền mép của đồ vật để quyết định nên đặt đồ vật ở chổ nào Vì trẻ nhìn kém nên nếu ta sử dụng quá nhiều chi tiết sẽ làm cho trẻ khó tập trung vào những nôi dung quan trọng trên trang sách hay tranh ảnh

- Chỉ thay đổi và điều chỉnh ĐDDH khi thấy cần thiết và dựa vào nhu cầu cá nhân trẻ, không nên nghĩ rằng mọi trẻ khiếm thị đều cần đến sự điều chỉnh giống nhau

Trang 9

- Khi làm việc với trẻ khiếm thị cần lưu ý:

+ GV và người chăm sóc phải thống nhất với nhau khi hướng dẫn trẻ 1 kỉ năng nào đó, sử dụng các từ khác nhau để mô tả 1 đồ vật có thể làm trẻ dễ bị nhằm lẫn + Khi làm việc với trẻ, GV và người chăm sóc nên đứng ở phía sau giúp trẻ làm những gì mà Gv muốn trẻ làm

+ GV, người chăm sóc trẻ nên lắng nghe, giải thích mọi tiếng động và thông tin thị giác của cuộc sống hằng ngày cho trẻ biết

+ Cần dạy trẻ kỉ năng tự chăm sóc ở mọi nơi vào những thời điểm tự nhiên

+ Khuyến khích trẻ thu nhận thông tin

- Bên cạnh đó GV cần chú ý đến các hoạt động sau:

+ Sắp xếp vị trí hợp lí, đủ rộng và thuận tiện cho trẻ sử dụng các phương tiện trợ thị của trẻ, GV luôn khuyến khích trẻ sử dụng các phương tiện này

+ Lựa chọn đồ chơi, dụng cụ trực quan kích thích các giác quan của trẻ

+ Vị trí của trẻ trong lớp học: dễ tiếp cận với GV, thuận lợi để quan sát các ĐD trực quan của GV mà không bị tách biệt với các bạn

- Đối với trẻ nhìn kém, trước, trong và sau khi dạy, GV phải chú ý xem kính hay các thiết bị quan học có 9 xác với thị lực của trẻ hay không, việc dùng kính không 9 xác sẻ làm tổn hại đến mắt của trẻ, làm trẻ đau đầu hoặc mỏi mắt Nếu thấy hành vi của trẻ thay đổi (đau đầu, dụi mắt khi đeo kính mới….) GV báo ngay cho cha mẹ trẻ

để đưa trẻ đi kiểm tra lại

- GV chú ý đến lượng thời gian trẻ đeo kính, lần đầu hoặc mới đeo kính GV yeu cầu trẻ đeo kính trong 1 khoảng thời gian nhất định, ngoài ra trẻ có thể tự điều chỉnh thời gian đeo kính theo cảm nhận của bản thân, hãy cho trẻ tham gia vào các hoạt động mà trẻ thích với điều kiện mang kính thì mới được chấp nhận Đây là 1 trong những cách thức tạo ra nhu cầu sử dụng thị giác đới với trẻ, cách này có 1 tác dụng tích cực đối với trẻ Với trẻ MN ta nên tạo cơ hội để trẻ bày tỏ cảm xúc và hiểu biết của mình khi đeo kính

6 Hổ trợ trẻ KT về NN và giao tiếp

- Tạo ra MT PTNN phong phú ở nhà củng như ở trường, giúp trẻ tiếp xúc sớm với

ÂN, giao tiếp và sách vở, kích thích trẻ PT trí tuệ, KNXH và TC, 1 môi trường PTNN phong phú sẽ tạo ra những khuôn mẫu chuẩn về lời nói, cấu trúc ngôn ngữ và KNXH

- Sử dụng các trò chơi luân phiên “hội thoại” với trẻ, trò chơi ú òa…là trong nhiều hình thức kích thích hành vi luân phiên cần thiết trong giao tiếp ở trẻ nhỏ

- Hãy gọi tên những đồ vật, hành động có ở XQ trẻ VD: hãy “đi tất, đi giầy”, theo cách này trẻ học học cách gọi tên các hoạt động và đồ vật ở XQ trẻ

- ĐDDH phải thu hút sự chú ý của trẻ và giúp trẻ phát triển, khi chọn ĐDDH cần chú ý những đk sau:

+ ĐDDH và hoạt động phải thật hấp dẫn trẻ

+ ĐDDH phải để nơi mà trẻ dễ nhìn thấy nhưng không thể chạm tay vào

+ Hạn chế SL ĐDDH hay thiết bị, trẻ sẻ chú ý tới cái mà nó không có và yêu cầu bạn lấy dùm nó, sự hạn chế có chủ đích này sẻ tạo cơ hội tự nhiên cho trẻ sử dụng ngôn ngữ

+ Cho phép trẻ được lựa chọn ĐDDH, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được lưa chọn khi

ở trường củng như ở nhà, như vậy trẻ có sự chủ động hơn trong giao tiếp

Trang 10

+ Mỗi hoạt động phải được xem là 1 cơ hội PTNN, hãy lựa chọn các thời điểm trong ngày kể cả ở nhà hay ở trường để trẻ được sử dụng NN

+ Bắt chước các hành động và “lời nói” của trẻ là 1 cách rất hay để kích thích trẻ hoạt động và nói

+ Hãy mở rộng “lời nói” của trẻ, VD: trẻ nói “rơi” khi quả bóng rơi xuống, GV

có thể nói “bóng rơi rồi” hoặc “ bóng đã rơi rồi”…

+ Kết hợp lời nói cử chỉ điệu bộ nếu cần

+ Tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp, cách này đòi hỏi người GV hoặc người chăm sóc trẻ phải biết dừng lại hoặc ngồi lại và chờ đợi để trẻ có cơ hội nói lên điều mà trẻ muốn

- Điều quan trọng là mọi người làm việc với trẻ chậm PTNN phải sử dụng các PP làm việc giống nhau và có cùng kì vọng về mục tiêu ngôn ngữ cho từng trẻ

7 Hổ trợ trẻ rối loạn tự kỉ

- Thiết lập môi trường lớp học có trẻ bị rối loạn tự kỉ là rất quan trọng, trẻ dễ bị sao lãng và lo lắng không tham gia vào các hoạt động học tập có hiệu quả

- GV cần chú ý đến các yếu tố như âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ… vì 1 số trẻ tự kỉ thường có bất thường về cảm giác, trẻ đau đớn hay khó chịu khi nghe 1 âm thanh chói tai hoặc bị ánh sáng rọi thẳng vào mắt, GV củng cần chú ý đến thời gian trẻ hoàn thành công việc, ĐDĐC, các kích thích từ mội trường đến với trẻ, với những trẻ có vấn đề về hành vi thì trẻ cần có 1 môi trường không quá phức tập và nhất quán, XD

và duy trì những qui định về lớp học và thực hiện nhất quán các qui định đã đề ra, sử dụng các tín hiệu như chuông, nhạc hay bài hát, tranh ảnh… để báo hiệu thời gian chuyển tiếp sắp đến hoặc chuyển từ goạt động này sang hoạt động khác, dây là những cách thức đơn giản nhưng cho phép trẻ thấy an toàn và biết điều gì sắp xảy ra trong ngày

- Cần lưu ý khi điều chỉnh ĐDDH:

+ Cần lựa chọn ĐDDH khuyến khích khả năng tự thể hiện của trẻ

+ ĐDDH an toàn, kích thích trẻ tương tác với bạn, cô giáo, quan trọng là GV phải

QS trẻ trong lúc trẻ chơi, loại bỏ những ĐV gây nguy hiểm

+ Cung cấp đủ đồ dùng cho các trẻ trong lớp nhằm tránh những hành vi không mong muốn ở trẻ, GV ước lượng số đồ dùng trong lớp học, khuyến khích trẻ biết chia

sẻ cùng nhau nhưng tránh tranh giành xung đột do thiếu đồ dùng, sử dụng các đồ chơi kích thích tinh thần hợp tác ở trẻ

+ Cung cấp nhiều loại ĐDDH hấp dẫn trẻ

- Trẻ tự kỉ thường khó khăn về NN, giao tiếp XH và hành vi Vì vậy, hki dạy học,

GV có thể giúp trẻ bằng các PP sau:

+ Sử dụng hướng dẫn trực tiếp để dạy các nhiệm vụ

+ Tạo nhóm bạn hổ trợ

+ Sử dụng đa dạng các củng cố

+ Sử dụng các gợi ý bằng tranh ảnh dấu hiệu để trẻ dễ hiểu lời hướng dẫn

+ Sử dụng cân ngắn, cụ thể

+ Phản ứng nhanh với nhu cầu và khả năng của trẻ để kiểm soát các kích thích từ môi trường

+ Ban đầu hướng dẫn 1-1, sau đó mở rộng hoạt động theo nhóm

Ngày đăng: 22/07/2018, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w